“Chiều thơm hoa cúc vàng thơ Trà pha hương nắng tình cờ nắng phai” Tôi “tình cờ” đọc được hai câu thơ rất thơ, rất thiền này của tác giả có bút hiệu rất ngắn: Lữ. Tên tác giả khá xa lạ đối với tôi, không biết vì tác giả mới “xuống núi” hay vì bây giờ tôi mới có duyên đọc tới?
Hôm qua em đến thăm tôi. Mừng quá nên tôi mời em một ly trà nóng. Lâu lắm rồi anh em mới uống trà bên nhau. Trà có thơm không hở em? Có mặt cho em với ly trà thơm là hạnh phúc nhất rồi. Em chia sẻ với tôi thật nhiều tâm sự. Em bảo rằng em lo nhất là nền đạo đức của ông cha đang bị soi mòn. Người lớn mãi chạy theo vật chất, tiền bạc.
“Thứ nhất tu chợ, thứ nhì tu nhà, thứ ba tu chùa.” Tục ngữ Việt Nam có câu như vậy. Vì là tục ngữ, không thể biết được tác giả là ai. Vị tác giả này có thể là người đã kinh qua ba giai đoạn, ba hoàn cảnh tu tập, nhờ vậy mới có nhận xét chung khá đúng đối với nhiều người để trở thành một tục ngữ phổ quát.
Ta về biển là ta có cơ hội tiếp xúc với biển, để thấy biển qua tâm và thấy tâm qua biển. Biển có những tính chất nào mà ta có thể tiếp xúc và học tập được từ nơi những tính chất ấy để chuyển hóa tâm ta. Ta có thể tiếp xúc và thấy rõ biển qua các tính chất như sau: - Tính Cạn Và Sâu :
Nhà nàng ở trên mái đồi, đằng trước có một cây tùng quanh năm xanh tốt. Nàng chỉ còn có một mẹ già. Nhà tranh vách đất. Hai mẹ con sống một cuộc đời không mấy sung túc. Mẹ nàng đã già yếu lắm.
Bài Hoa với Rượu viết vào tháng Chạp, năm Nhâm Ngọ tức 1942, khi Huế đang chuẩn bị đón tết. Bài Hoa Với Rượu cho ta thấy rõ hơn về thói thường của con người khi gặp khó khăn ở hiện tại đó là tìm về quá khứ để được an ủi. Quá khứ của Nguyễn Bính là mối tình con nít hồi còn sáu bảy tuổi. Ngày ấy, Nguyễn Bính sống với mẹ, và gọi mẹ bằng u. Hàng xóm của Nguyễn Bính là hai chị em cô hàng rượu.