Tạp A-hàm (Skt. Samyukta-āgama), truyền thống của phần lớn các học phái sơ kỳ Phật giáo, ngoại trừ Hữu bộ, liệt kê là bộ thứ ba trong bốn A-hàm, tương đương với Samyutta thuộc bộ thứ tư trong năm bộ Nikāya (Pāli), được biên tập trong đại hội kết tập lần thứ nhất.
Kinh này kể sự tích các đức Phật quá khứ mà đặt vào thể loại thí dụ hay ngụ ngôn cho thấy đầu tiên Kinh được kể cho quần chúng nghe về cuộc đời các đức Phật thay vì giảng giải giáo lý đôi khi khó hiểu đối với họ. Có lẽ vì được kể cho quần chúng nghe cùng với nhiều loại truyện kể khác, như chuyện tiền thân, nhân duyên các đệ tử, và các chuyện ngụ ngôn Phật giáo khác, nên Kinh đầu tiên được kể theo thể loại thí dụ. Nhưng vì đây là chuyện kể về cuộc đời các đức Phật, nên thêm từ "đại" vào gọi là "Đại bản"
Một người ngoại đạo xuất gia, tu theo hạnh lõa thể, gặp Phật và hỏi rằng, người ta nói Phật chỉ trích các pháp khổ hành, như vậy có xuyên tạc không? Phật trả lời, những điều Phật chỉ trích hay tán thán, thường được hiểu và giải thích một chiều, do đó thường là xuyên tạc. Đối với pháp khổ hành cũng vậy, không phải Phật hoàn toàn chỉ trích.
Do đó, để hiểu những điều Phật nói mà không xuyên tạc, cần biết phân biệt tỉ giảo những pháp gì đồng và bất đồng giữa Phật và các giáo phái khác. Trong đó, những pháp thiện và bất thiện nào mà Phật thuyết không đồng với ngoại đạo; với những pháp này cần biết phân biệt tỉ giảo giữa Tông sư với Tông sư, giữa đệ tử và đệ tử. Căn cứ để phân tích tỉ giảo đúng, là đạo tích, tức y cứ trên sự hành trì, dẫn đến kết quả thiết thực trong hiện tại. Căn cứ đó là bảy giác chi, từ trạch pháp cho đến xả. Trong bản Pāli tương đương, đạo tích được nói ở đây là Thánh đạo tám chi.