Tán-đà-na (Sandhāna) là vị cư sỹ nổi danh sống tại thành Vương xá. Trên đường đi lên Kì-xà-quật để hầu Phật, Tán-đà-na ghé vườn Ô-tạm-bà-lị thăm. Phạm chí Ni-cầu-đà bày tỏ sự chống đối gay gắt của ông đối với Phật, và thách thức luận chiến với Phật. Vừa lúc ấy, Phật xuất hiện. Ni-câu-đà muốn biết Phật dạy các đệ tử những gì để dẫn đến an lạc. Phật từ chối giải thích, cho rằng với sở tri và sở hành của Ni-câu-đà và đệ tử của ông không thể hiểu được giáo lý của Phật, nhưng nếu họ muốn, Phật sẽ diễn giải cho họ rõ về pháp tu khổ hành mà họ chủ trương
Kinh này được nói bởi Ca-diếp Đồng tử sau khi Phật đã diệt độ. Bản Pāli tương đương không đề cập chi tiết bấy giờ Phật đã diệt độ, mà thêm chi tiết rằng Tệ-tú có gặp A-la-hán Gavampati (Kiều-phạm-ba-đề) trên trời Tứ thiên vương.
"Hãy tự thắp sáng cho mình." Nói cách khác: hãy tự mình là hòn đảo an toàn cho chính mình. Trên nền tảng giáo huấn này, Phật nói về các quá trình tiến hóa và thoái hóa của xã hội loài người, bao gồm cả vật chất và tinh thần.
Đề của Kinh này trong Pāli là Janavasabha, trong đó jana: con người, vasabha: ngưu vương, có thể dịch là "Nhân trung Ngưu vương" chỉ cho bậc thủ lãnh tôn quý trong loài người (Sớ giải Pāli: dasasahassādhikassa janassatasasassassa jeṭṭho hutvā sotāpanno jāto, tasmā javanasabhotissa nāmaṃ ahosi: vị ấy vốn từng là bậc nhân chủ, đứng đầu trên hàng triệu triệu người, rồi chứng Thánh quả Dự lưu, cho nên có tên là Janavasabha)
...Phật xác nhận Đại Điển Tôn cũng chính là tiền thân của Phật. Tuy rằng khi sống thế tục Đại Điển Tôn làm được lợi ích cho nhiều người, và sau khi xuất gia cũng làm lợi ích cho nhiều người; nhưng sự tu tập và giáo hóa ấy chưa phải là đạo cứu cánh, còn phải chịu tái sinh, chịu khổ của sinh tử mặc dù có thể dẫn tái sinh lên Phạm thiên. Chỉ đến nay đức Thích Tôn mới đạt đến đạo cứu cánh ấy và cũng khai thị cho thế gian đạo cứu cánh ấy, dẫn đến cứu cánh an ổn và Niết-bàn.
Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật,[1] thành La-duyệt[2] cùng với chúng đại Tỳ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi người.
Bấy giờ, A-xà-thế[3], vua nước Ma-kiệt,[4] muốn chinh phạt nước Bạt-kỳ[5], mới tự nghĩ: “Nước ấy tuy mạnh, dân chúng giàu mạnh, nhưng lấy sức ta để thắng họ không phải là khó”.
Rồi vua A-xà-thế sai Đại thần Bà-la-môn Vũ-xá[6]: “Khanh hãy đến núi Kỳ-xà-quật, chỗ đức Thế Tôn, nhân danh ta đảnh lễ dưới chân...
Các Hiền giả Tỳ-kheo! Duy chỉ đấng Vô Thượng Tôn, rất là kỳ diệu, hy hữu, có thần thông thấu đến chỗ xa, có oai lực lớn lao, mới biết rõ quá khứ vô số đức Phật; các Ngài đã nhập Niết-bàn, dứt sạch các kết sử, tiêu diệt các hý luận. Và cũng biết rõ kiếp số các đức Phật ấy dài hay ngắn; cho đến danh hiệu, dòng họ thác sinh, sự ăn uống, thọ mệnh dài ngắn, cảm thọ lạc và cảm thọ khổ như thế nào[3]; lại biết rõ các đức Phật ấy có giới như vậy, có pháp như vậy, có tuệ như vậy, có giải thoát như vậy, trụ như vậy.
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích.
Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai.