Kinh Duy Ma đưa ra bốn vị Bồ tát tiêu biểu phạm phải những hành động sai lầm khi bước vào lộ trình Bồ tát và bị Duy Ma chỉnh lý. Vì vậy, khi Đức Phật bảo các vị này đến thăm bệnh Duy Ma, các Ngài đã từ chối. Bốn vị Bồ tát này là Di Lặc, Quang Nghiêm, Trì Thế và Thiện Đức.
Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Vajji,làng Bhanda.Tại đấy,Thế Tôn gọi các Tỳ kheo: Có bốn hạng người,này các Tỳ kheo,hiện hữu ở đời.Thế nào là bốn? Nghe ít,điều đã nghe không được khởi lên; Nghe ít,điều đã nghe được khởi lên;nghe nhiều,điều đã nghe không được khởi lên;nghe nhiều,điều đã nghe được khởi lên.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Hôm nay nhân ngày hiệp kị chư vị tổ sư tiền bối của tổ đình Phước Lâm. Kính thưa chư vị tôn túc đang ngồi phía sau quan sát, con xin phép chư vị cho con trao đổi với quí Phật tử một vài đạo lí đơn sơ, căn bản để các Phật tử có thêm hành trang để tu học. Bây giờ Thầy hỏi quí Phật tử: “Cái gì là cái quí trên đời này?!”
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Bài giảng của thầy ở Từ Tân lần này là lần cuối của năm này. Qua tới tháng giêng, mình lại tổ chức khóa thiền ngoài biển, đi ra biển mình vừa tu, vừa chơi, vừa tắm biển. Tới tháng 2, ta mới có bài giảng trở lại. Pháp Cú nhiều bài cũng hay, có những chuyện tích rất lý thú, qua những chuyện tích đó ta học được nhiều điều bổ ích.
Ðể tu hành được chứng đắc các tầng thiền, theo gương và lời Phật dạy trong các kinh truyền tụng cũng như các vị đạo học nhiều kinh nghiệm mà hành trì miên mật và tinh tấn không thối chuyển về cả giới luật, pháp học đúng lẫn thọ trì đúng thì thành quả tất phải đến mà thôi.
Một thời, Tôn giả Mahà Kaccàna trú ở Madhurà, tại rừng Gundhà, dạy các Tỷ kheo: Khi nào các người trộm cướp cường mạnh, này các Tỷ kheo, trong khi vua chúa yếu đuối, khi ấy, thật không an toàn cho những người ra đi làm các công việc ở bên ngoài. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, khi các ác Tỷ kheo cường mạnh, trong khi ấy, các Tỷ kheo thuần tịnh yếu đuối.
N ếu nhìn kỹ ta sẽ thấy rằng những điều ta học được ở các kinh điển, kể cả trong kinh Duy Ma, có liên hệ rất mật thiết trong việc thực tập tu học của chúng ta. Người tu học luôn luôn nghĩ đến mục đích của mình là giải thoát và an lạc.
Nội dung xuất hiện đầu tiên và vô cùng quan trọng trong kinh này là làm sanh khởi đức tin Đại thừa. Sở dĩ chúng tôi gọi điều sắp đề cập dưới đây là “đức tin Đại thừa” vì theo nhận thức của chúng tôi thì đức tin này có phần nào đó không hoàn toàn giống với niềm tin được đề cập đến trong kinh điển nguyên thủy, nhưng lại luôn là nội dung quan trọng trong hầu hết kinh điển Đại thừa.
Phụ Nữ dưới mọi thời đại ngoài những giá trị tích cực như tận tụy, hy sinh, hòa nhã, dịu dàng thì còn gắn liền với những tính cách tiêu cực như hẹp hòi, ích kỷ, ganh tỵ,… Nhưng, xét trên mặt thực hành tâm linh thì những đặc trưng của người phụ nữ lại rất thuận lợi cho việc chuyển hóa tâm thức.