NHẬN CHÂN LỊCH SỬ, THẮP SÁNG TƯƠNG LAI

Trong chiều sâu tư duy và nhận thức, thời đại ngày nay được xem là thời kỳ đất nước lặp lại chu kỳ 1000 năm lịch sử dân tộc với nhiều cơ hội và thắng duyên để vương lên tầm cao mới. Đây chính nguồn cảm hứng để chúng ta cùng nhau ôn lại chặng đường lịch sử gian truân nhưng cũng rất đổi quang ving tự hào dân tộc, đồng thời đây cũng là dấu ấn thu hút sự chú ý của toàn xã hội hướng đến nội dung Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Đất nước thái bình thạnh trị

Nhìn lại lịch sử 1000 năm qua, có thể nói đất nước Đại Việt dưới thời Lý – Trần là giai đoạn đất nước phát triển rực rỡ huy hoàng hơn bao giờ hết. Trước tiên, Lý Thái Tổ - vị vua khởi nghiệp nhà Lý vốn xuất thân là một bậc xuất gia, được giáo dục trực tiếp từ các thiền sư đạo hạnh và trí tuệ xuất chúng như Lý Khánh Vân, Vạn Hạnh… Các vị vua kế tục nhà Lý cũng là những Phật tử thuần thành, thâm tín Phật pháp, có học thức và tri kiến Phật pháp, nhiệt thành hộ trì tam bảo, một lòng kính Phật thương dân, luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích cá nhân.

Dưới triều Lý, từ vua quan đến thần dân đều tôn sùng đạo Phật, các Tăng quan có phẩm hạnh đạo đức và tài năng uyên bác luôn được triều đình trọng dụng. Chính ý tưởng dời đô từ Hoa Lư về Đại La của Thiền sư Vạn Hạnh đã thể hiện một tầm nhìn sâu xa và đầy trách nhiệm của một bậc quân sư trí tuệ. Trong việc xây dựng kinh thành Thăng Long, Thiền sư Vạn Hạnh đã kết hợp phong thủy địa lý với tư tưởng Phật giáo đã kiến tạo hệ thống chùa chiền rải rác khắp kinh thành để các vua Lysnghieen cứu Phật pháp, tỉnh tâm tham thiền, điều này nói lên sự suy tư trăn trở của Thiền sư Vạn Hạnh đối với vận mệnh dân tộc. Vào thời kỳ này Phật giáo trở thành quốc giáo, đạo Phật phát triển mạnh mẽ sâu rộng trong đời sống nhân gian. Các vua Lý gần gũi nhân dân, chăm lo cuộc sống của dân, thân chinh làm lễ cài ruộng tịch điền, thường vi hành để xem dân chúng sản xuất, nắm bắt tình hình cuộc sống của dân. Cái tâm yêu dân như con của các vua Lý cũng chính là cái đạo trị nước của chính quyền nhà Lý.

Đến thời Trần, Trần Thái Tông ở ngôi vua mà không màng đến vinh hoa phú quý, vừa làm tròn chức trách của một đấng quân vương lại vừa liễu ngộ Phật pháp ngay khi còn ở ngai vàng. Các vua đầu thời nhà Trần, thân tuy làm vua mà dường như tâm đã xuất gia! Riêng vua Trần Nhân Tông, khi trở thành Tăng sĩ đầu đà khổ hạnh, dong ruỗi khắp mọi miền đất nước khuyên bảo mọi người làm lành lánh dữ, giữ gìn ngũ giới, phá bỏ dâm từ, tu hành thập thiện… Chính tinh thần nhập thế độ sanh của vua Trần Nhân Tôngđã tạo nên ảnh hưởng lớn trong đời sống đạo đức xã hội, đem thái bình an lạc đến cho muôn dân. Thời nhà Trần, nói đến Phật giáo là nói đến dân tộc, nói đến dân tộc là nói đến Phật giáo. Chúng ta có thể khẳng định, Phật giáo đời nhà Trần là nền Phật giáo độc lập, phục vụ cho dân tộc Việt, đây là điểm sáng lung linh làm nổi bậc lên vai trò đồng hành và gắn kết của Phật giáo với dân tộc dưới thời nhà Trần đối với việc phát triển đất nước Đại Việt.

Các thiền sư thời Lý – Trần đã gầy dựng nên cả một triều đại thuần thiện thuần từ, lấy ánh sáng tuệ giác của đạo Phật quán chiếu hiện tượng thế gian kết hợp với đạo đức và tâm từ bi làm nền tảng cho chính trị, từ đó hình thành nền “đức trị”, nhờ đó mà hai triều đại Lý – Trần đã đưa ra những chính sách hợp lòng dân, đem lại hạnh phúc ấm no cho dân chúng. Nền chính trị và luật pháp được xây dựng trên cơ sở giáo dục, lấy đạo đức cảm hóa lòng người, ươm mầm từ bi sâu rộng trong đời sống nhân gian, được xem là dấu ấn sinh động mà Phật giáo đã để lại trong lòng dân tộc trong vai trò nhập thế độ sanh.

Hễ nói đến sự phát triển rực rỡ của đất nước Đại Việt thời Lý – Trần, tức là chúng ta nói đến sự hình thành và phát triển của một nền văn hóa Việt Nam hoàn toàn độc lập và tự chủ, được các thiền sư xây dựng trên nền tảng trí tuệ tâm linh, sáng suốt nhân quả và tường tận muôn duyên, thể hiện ý tưởng dung hòa giữa văn hóa đạo đức truyền thống dân tộc và văn hóa tâm linh đặc thù Phật giáo một cách nhuần nhuyễn sâu sắc, tạo ảnh hưởng tích cực đến sự thái bình thạnh trị của đát nước.

Cũng cần nói thêm, chính vì thấm thuần tinh thần giải thoát vị tha vô ngã của đạo Phật nên các đấng minh quân thời Lý – Trần dễ dàng vượt ra ngoài vòng danh lợi, lợi ích dân tộc được đặt lên trên tư lợi nên đã đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân. Chính và vậy mà tệ nạn tham ô, nhũng nhiễu cũng như gây bè kết phái trong bộ máy chính quyền đã không sãy ra. Khái quát đều này để chúng ta một lần nữa tự tin khẳng định, dưới thời Lý – Trần, tư tưởng Phật giáo trở thành tư tưởng chủ đạo chính thống của quốc gia, nền chính trị dưới thời Lý – Trần chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn hóa, đạo đức tâm linh đặc thù của Phật giáo. Trí tuệ và tầm nhìn Phật giáo đóng vai trò chủ đạo, cực kỳ quan trọng việc không ngừng phát triển đất nước thăng hoa bay bổng trên bầu trời Đại Việt.

Đất nước nội chiến phân ly

Dẫu biết rằng thế sự thăng trầm là lẽ thường tình, nhưng mỗi sự thể thịnh suy đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Như chúng ta đã biết, từ cuối đời Trần trở đi, đất nước ngập chìm trong máu lửa, biên cương dồn đập gió ngựa giặc ngoại xâm. Qua thời Lê – Mạc, khoảng giữa thế kỷ 17 là thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, đất nước Đại việt chia làm hai miền Nam Bắc, dân tộc lâm cảnh huynh đệ tương tàn, nội chiến phân ly. Đến đời vua Tự Đức thì Việt Nam bị giặc Pháp đô hộ, chính quyền Pháp đã du nhập đạo Công giáo vào Việt Nam dùng đạo này như một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc cai trị nước ta. Kể từ đó, với nhiều biếng động của thời cuộc đã ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của Phật giáo.

Từ thế kỷ 19 trở đi, Phật giáo không những không giữ vai trò chủ đạo như thời Lý – Trần, mà thậm chí còn suy sụp trong vai trò lãnh đạo trí thức, văn hóa và chính trị, dẫn đến sự thể này là do chính quyền và thế lực chính trị hoàn toàn thiên về Nho giáo. Chính vì vậy mà nền văn hóa, đạo đức tâm linh đặc thù Phật giáo bị lu mờ, trí tuệ và tầm nhìn Phật giáo không có điều kiện và cơ hội phát huy. Đây cũng chính là nguyên do cực kỳ quan trọng dẫn đến nội chiến tương tàn kéo dài triền miên dai dẳng trong suốt gần 600 năm.

Một nguyên nhân khiến cho đat nước phân ly nội chiến khóc liệt hơn đó là do thực dân Pháp đã dùng mọi thủ đoạn để tàn phá văn hóa bản địa, làm tổn thương đến Phật giáo cũng như các nền tôn giáo dân gian đặc thù của dân tộc. Thêm vào đó, trong giai đoạn này, các bậc cao Tăng thạc đức mai danh ẩn tích, chất lượng học Phật và hành trì của Tăng sĩ không còn như thời nhà Lý nhà Trần. Chính vì vậy mà vai trò Phật giáo sau thời Lý – Trần trở nên mờ nhạt đối với sự nghiệp phát triển đất nước.

Nhìn lại lịch sử, dẫu người bàn quan cũng phải rùng mình trước âm mưu tàn phá văn hóa Việt một cách tàn bạo và hết sức thô thiển của Mỹ và chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1954 – 1975. Khởi sự từ sau hiệp định Giơ-ne-vơ, giai đoạn đất nước ta tạm thời chia cắt hai miền Nam Bắc, tại miền Nam, chế độ độc tài của Ngô Đình Diệm thẳng tay đàn áp Phật giáo một cách dã man vì cho rằng Phật giáo đã không tuân phục những chủ trương chiến lược sai lầm của ông ta.

Phật giáo đồng hành cùng dân tộc

Từ thuở ban sơ, trong tâm hồn mỗi người dân nước Việt vốn thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước và dạt dào truyền thống đạo đức dân tộc, đến khi du nhập vào nước ta, thì nền giáo dục đa văn hóa của Phật giáo thông qua con đường “Trung dung” và “Bát chánh đạo”, cùng với tứ vô lượng tâm “từ bi hỷ xả” và tinh thần dấn thân hy sinh “Vô ngã”, như đã chấp thêm đôi cánh để lòng nhân nơi mỗi con người bay bổng cao xa hơn trên bầu trời vị tha nhân ái. Lại nữa, đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, giáo lý của nhà Phật luôn mang lại một đời sống hòa bình hạnh phúc cho nhân loại, Phật pháp là ánh sánh soi đường để quần chúng Phật tử hướng đến ngôi nhà giác ngộ giải thoát. Niềm tin sâu sắc của quần chúng Phật tử có chánh kiến chính là nền tảng vững chắc để Phật giáo luôn đồng hành và cống hiến không mệt mỏi cho đất nước và dân tộc. Trên 2550 năm hình thành, tồn tại và phát triển, trong lịch sử đạo Phật, chưa từng có một trường hợp, một quan điển nào bào chữa cho chiến trnah, hoặc một ý niệm, hay một sự kiện bạo tàn nào được tìm thấy trong đạo Phật, cho đến một cuộc chiến tranh nào xảy ra, dù là bênh vực quyền lợi cho đạo Phậtcũng hoàn toàn không có. Nói như vậy để tất cả chúng ta cùng hiểu rằng, có đạo Phật thì có chiến tranh…

Một điều đáng lưu ý nữa, nếu như một số tôn giáo lớn có mặt trên đất nước Việt Nam dạy tín đồ của mình phải toàn tâm toàn ý hướng đến đấng giáo chủ, phó thác vận mệnh cho thượng đế, thậm chí quên cả cha mẹ anh em, đồng bào đồng loại, dân tộc, tổ tiên, nguồn cội… thì giáo lý nhà Phật lại dạy hàng đệ tử là không nên tin đạo Phật một cách mf quáng (bởi đức Phật đã từng dạy: “Tin Ta mà không hiểu Ta cũng không khác gì báng bổ Ta”), mà phải nổ lực cần cầu tu đạo giải thoát và phải luôn đặt “tứ trọng ân” lên trên bước đường hành đạo. Đáng lưu ý hơn, đức Phật còn dạy hàng đệ tử “Cứu khổ chúng sanh tức là cúng dường chư Phật”. Đây chính là phát huy nền tảng đạo đức truyền thống và nhận thức cội nguồn một cách sâu sắc mà đạo Phật đã khơi dậy ý thức dân tộc cũng như tình yêu quê hương cội nguồn trong tâm hồn mỗi người con Phật.

Người theo đạo Phật luôn quan niệm rằng, đất nước còn thì mái chùa còn. Do vậy mà trong thời bình, khi đất nước tự do, độc lập thì Phật giáo là một đoàn thể tự giác tự nguyện, đóng góp hiệu quả trong nhiều lĩnh vực đời sống nhân sinh. Lúc đất nước bị đô hộ hay ngoại bang xâm lấn thì Phật giáo không những không quay lưng với đất nước, không những không tiếp tay cho kẻ xâm lược, mà còn dâng hiến kế sách đối phó, thậm chí còn hy sinh cả máu xương để dành lại giang sơn xã tắc.

Nói cho cùng thì trong vô số ngôi nhà cùng hiện diện trên đất nước Việt Nam thân yêu này, ngôi nhà Phật giáo vẫn mãi là ngôi nhà chung, thiêng liêng, ấm cúng, lợi ích và an ổn nhất cho tất cả mọi người, mà ở đó, đối với bất kỳ người dân Việt Nam nào, dù gặp bất kỳ hoàn cảnh thuận nghịch, dù không cùng ý thức hệ, dù không đồng sắc tộc hay tôn giáo đi chăng nữa, thì cũng có thể tin tưởng tìm về nương trú trong tâm thái bình anh thanh thản…

Điểm qua như vậy để chúng ta thêm một lần nữa khẳng định sự đồng hành và tính tập thể cao của đạo Phật luôn đem lại lợi ích một cách cụ thể và thiết thực cho dân tộc. Suốt chiều dài lịch sử nước nhà, chúng ta cũng thấy rất rõ Phật giáo phụng sự dân tộc một cách tự nguyện, vô tư, trong sáng, không hề có một mãi mai vụ lợi hay bất kỳ một chủ đích nào khác. Bởi theo quan niệm của Phật giáo thì phụng sự dân tộc, cũng chính là một Phật sự vô cùng quan trọng để thể hiện tấm lòng đền đáp thâm ân của “quốc chủ” như lời đức Phật đã dạy. Đây là điều là không một tôn giáo thứ hai nào có mặt trên thế giới này có thể thể hiện được.

Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, luôn gắn liền vận mạng dân tộc, đồng cam cộng khổ chia ngọt sẻ bùi cùng dân tộc, thăng trầm cùng dân tộc trải qua nhiều thời đại và trong mọi hoàn cảnh. Sự an nguy của dân tộc cũng chính là nỗi lo canh cánh trong lòng của những người con Phật, bởi tất cả đều luôn mong muốn một đời sống thanh bình an lạc…

Sự gắn kết mật thiết này đã hòa quyện nhuần nhuyễn giữa truyền thống đạo đức của tổ tiên với tinh thần từ bi, trí tuệ, vị tha, vô ngã của đạo Phật, Sự hòa quyện này đã tạo nên dấu ấn sinh động trong công cuộc dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước, điều đó đã thể hiện qua những trang sử vàng từ thời Đinh – Lê cho đến thời Lý – Trần, mãi đến đời sau và nhất là thời đại hôm nay.

Nhận chân lịch sử, thắp sáng tương lai

Nhìn lại lịch sử dân tộc trong suốt ngàn năm qua, chúng ta dễ dàng nhận thấy, hễ thời kỳ nào Phật giáo thịnh hành thì thời đó đất nước thái bình an lạc; thời kỳ nào Phật giáo đóng vai trò chủ đạo trong đời sống văn hóa đạo đức tâm linh thì thời đó đất nước phát triển thăng hoa vượt bậc; thời kỳ nào mà quần chúng nhân dân hướng về đạo Phật, giữ gìn ngũ giới, tu hành thập thiện thì thời đó nội lực dân tộc trở nên sung mãn, muôn dân ấm no hạnh phúc…

Thời gian qua Nhà nước đã hỗ trợ nhiều mặt để Phật giáo nâng cao vai trò và sứ mạng hoằng pháp độ sanh.

Sẽ là lý tưởng, nếu thời gian tới Nhà nước tiếp tục đề ra phương án khả thi để dung thông văn hóa Phật giáo với văn hóa dân tộc, hòa quyện tâm từ bi cứu khổ của đạo Phật với đạo đức truyền thống của dân tộc, kết hợp trí tuệ giải thoát vô ngã của đạo Phật với tư tưởng Hồ Chí Minh.Thiết nghĩ hài hòa tất cả điều này sẽ là một định hướng chuẩn cho sự phát triển để đưa đất nước Việt Nam ngày càng vươn lên tầm cao mới.

Phật giáo thời nay đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng cho sự phát triển đất nước một cách bền vững trên nền tảng phát huy nền văn hóa độc lập, khơi nguồn đạo đức và tuệ giác trong đời sống. Do vậy muốn nâng cao hiệu quả tinh thần nhập thế của đạo Phật, nhất là trong bối cảnh xã hội đang đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức như hiện nay, trước hết bản thân mỗi Tăng sĩ dù không ở trong nghành hoằng pháp tối thiểu cũng phải có căn bản hành trì một cách nghiêm túc, Tăng sĩ đảm nhiệm công tác hoằng pháp thì đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn, để đạt đến trí tuệ giải thoát và đức hạnh vô ngã, có như vậy thì mới không dính mắc vào dòng lợi danh trong quá trình dấn thân cống hiến.

 

HT.TS. Thích Trí Quảng 

Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN

Viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM

(giaohoiphatgiaovietnam.vn)