Trong Tương Ưng Bộ, có một số kinh có chủ đề Rừng, trong đó có Kinh Nai Thoát Bẫy Sập, nói về sự thảnh thời của những người xuất gia. Ký hiệu của Kinh là S.I.199. Đây là bản dịch của thiền sư Nhất Hạnh:
“Một thủa nọ, có nhiều vị khất sĩ kết hạ tại một khu rừng thuộc miền quê vương quốc Kosala. Các vị khất sĩ, sau khi đã hoàn mãn khóa kết hạ an cư ba tháng, bắt đầu rời khu rừng để đi du hành. Một vị thiên giả cư trú tại khu rừng này thấy vắng bóng các vị khất sĩ thì than thở, buồn bã, và nói lên bài kệ sau đây:
Hôm nay trong lòng ta
Trống vắng, không niềm vui
Những chỗ ngồi hôm qua
Giờ đây không ai ngồi
Các vị đa văn ấy
Thuyết pháp thật là giỏi.
Đệ tử đức Thế Tôn
Hiện đi đâu hết rồi?
Một vị thiên giả khác cũng cư trú trong khu rừng ấy nghe bài kệ, đã dùng một bài kệ khác để đáp lại vị thiên giả kia:
Họ đi Ma Kiệt Đà (Magadha)
Họ đi Câu Tát La ( Kosala)
Còn những khất sĩ khác
Lại đi về Bạt Xà (Vajjā ).
Như nai thoát bẫy sập
Chạy nhảy khắp bốn phương
Đời sống người xuất gia
Là thảnh thơi như thế. "
Đây là một kinh rất ngắn nói về rừng và về cái tự do, thảnh thơi của người xuất gia. Đã xuất gia rồi thì sống ở đâu cũng được, không nhất thiết phải ở một chỗ, không dính mắc và lưu luyến vào một địa điểm dù đó là một khu rừng. Khu rừng kia, trong thời gian các vị an cư kết hạ, là một nơi đầy dẫy năng lượng hùng tráng và vui tươi của các vị khất sĩ. Các vị này ngồi thiền, thuyết pháp, pháp đàm, ăn cơm im lặng, đi thiền hành và ngủ nghỉ ngay tại địa điểm khu rừng ấy trong thời gian ba tháng. Nếu bạn là một vị thiên giả (ai trong chúng ta mà thỉnh thoảng không phải là một vị thiên giả ?) sống gần khu rừng ấy thì bạn đã có cơ hội thừa hưởng cái năng lượng trầm hùng và đạo vị ấy, có được một niềm vui lớn. Đây là một niềm vui tĩnh lặng, có khả năng nuôi dưỡng và trị liệu. Và khi bạn thấy khóa an cư kết thúc, mỗi vị xuất gia đi một ngả, thì bạn sẽ cảm thấy trống vắng ; y như vị thiên giả kia, và bạn cũng muốn đọc một bài kệ để nói lên cảm giác thiếu vắng của mình. Và có lẽ bạn hy vọng rằng mùa hè sang năm các vị khất sĩ kia sẽ trở lại an cư ba tháng trong khu rừng của bạn.
Tu viện Bát Nhã trong vòng bốn năm đã kết hợp được bao nhiêu người xuất gia và tại gia trẻ để tu học và đã tổ chức bao nhiêu khóa tu cho người trẻ. Năng lượng được chế tác ở Bát Nhã cũng rất hào hùng và tĩnh lặng. Bạn là một vị thiên giả sống ở miền Dambri hay Bảo Lộc. Bạn đã được hưởng năng lượng ấy. Bây giờ Bát Nhã đã trở nên huyền thoại. Bạn thấy trống vắng. Và bạn hỏi : Những người xuất gia trẻ bây giờ đi đâu hết rồi ?
Họ có thể đã đi nhiều nơi, tản mạn trong nước và ngoài nước. Nhưng truyền thống của họ là cứ mỗi mùa an cư là tìm tới với nhau để thực tập. Họ vẫn còn có mặt đâu đó. Họ là những người thảnh thơi. Họ cũng giống như những con nai đã thoát khỏi bẫy sập, đang chạy nhảy bốn phương. Bạn hãy tin vào họ. Nếu mai mốt họ không trở về Dambri an cư là tại vì ở đấy chưa hội đủ điều kiện. Họ đi tìm một khu rừng khác. Thiếu gì các khu rừng. Nếu bạn thực sự cảm thấy thiếu vắng thì hãy đi tìm các khu rừng. Thế nào bạn cũng gặp lại các vị ấy. Bát Nhã đã trở thành huyền thoại. Nhưng Bát Nhã không bao giờ mất. Bạn hãy nhận diện Bát Nhã và yểm trợ cho Bát Nhã trong những hình thái biểu hiện mới của Bát Nhã. Chúc bạn may mắn.
Mai Gia Hương
(langmai.org)
Trong Tương Ưng Bộ, có một số kinh có chủ đề Rừng, trong đó có Kinh Nai Thoát Bẫy Sập, nói về sự thảnh thời của những người xuất gia. Ký hiệu của Kinh là S.I.199. Đây là bản dịch của thiền sư Nhất Hạnh:
“Một thủa nọ, có nhiều vị khất sĩ kết hạ tại một khu rừng thuộc miền quê vương quốc Kosala. Các vị khất sĩ, sau khi đã hoàn mãn khóa kết hạ an cư ba tháng, bắt đầu rời khu rừng để đi du hành. Một vị thiên giả cư trú tại khu rừng này thấy vắng bóng các vị khất sĩ thì than thở, buồn bã, và nói lên bài kệ sau đây:
Hôm nay trong lòng ta
Trống vắng, không niềm vui
Những chỗ ngồi hôm qua
Giờ đây không ai ngồi
Các vị đa văn ấy
Thuyết pháp thật là giỏi.
Đệ tử đức Thế Tôn
Hiện đi đâu hết rồi?
Một vị thiên giả khác cũng cư trú trong khu rừng ấy nghe bài kệ, đã dùng một bài kệ khác để đáp lại vị thiên giả kia:
Họ đi Ma Kiệt Đà (Magadha)
Họ đi Câu Tát La ( Kosala)
Còn những khất sĩ khác
Lại đi về Bạt Xà (Vajjā ).
Như nai thoát bẫy sập
Chạy nhảy khắp bốn phương
Đời sống người xuất gia
Là thảnh thơi như thế. "
Đây là một kinh rất ngắn nói về rừng và về cái tự do, thảnh thơi của người xuất gia. Đã xuất gia rồi thì sống ở đâu cũng được, không nhất thiết phải ở một chỗ, không dính mắc và lưu luyến vào một địa điểm dù đó là một khu rừng. Khu rừng kia, trong thời gian các vị an cư kết hạ, là một nơi đầy dẫy năng lượng hùng tráng và vui tươi của các vị khất sĩ. Các vị này ngồi thiền, thuyết pháp, pháp đàm, ăn cơm im lặng, đi thiền hành và ngủ nghỉ ngay tại địa điểm khu rừng ấy trong thời gian ba tháng. Nếu bạn là một vị thiên giả (ai trong chúng ta mà thỉnh thoảng không phải là một vị thiên giả ?) sống gần khu rừng ấy thì bạn đã có cơ hội thừa hưởng cái năng lượng trầm hùng và đạo vị ấy, có được một niềm vui lớn. Đây là một niềm vui tĩnh lặng, có khả năng nuôi dưỡng và trị liệu. Và khi bạn thấy khóa an cư kết thúc, mỗi vị xuất gia đi một ngả, thì bạn sẽ cảm thấy trống vắng ; y như vị thiên giả kia, và bạn cũng muốn đọc một bài kệ để nói lên cảm giác thiếu vắng của mình. Và có lẽ bạn hy vọng rằng mùa hè sang năm các vị khất sĩ kia sẽ trở lại an cư ba tháng trong khu rừng của bạn.
Tu viện Bát Nhã trong vòng bốn năm đã kết hợp được bao nhiêu người xuất gia và tại gia trẻ để tu học và đã tổ chức bao nhiêu khóa tu cho người trẻ. Năng lượng được chế tác ở Bát Nhã cũng rất hào hùng và tĩnh lặng. Bạn là một vị thiên giả sống ở miền Dambri hay Bảo Lộc. Bạn đã được hưởng năng lượng ấy. Bây giờ Bát Nhã đã trở nên huyền thoại. Bạn thấy trống vắng. Và bạn hỏi : Những người xuất gia trẻ bây giờ đi đâu hết rồi ?
Họ có thể đã đi nhiều nơi, tản mạn trong nước và ngoài nước. Nhưng truyền thống của họ là cứ mỗi mùa an cư là tìm tới với nhau để thực tập. Họ vẫn còn có mặt đâu đó. Họ là những người thảnh thơi. Họ cũng giống như những con nai đã thoát khỏi bẫy sập, đang chạy nhảy bốn phương. Bạn hãy tin vào họ. Nếu mai mốt họ không trở về Dambri an cư là tại vì ở đấy chưa hội đủ điều kiện. Họ đi tìm một khu rừng khác. Thiếu gì các khu rừng. Nếu bạn thực sự cảm thấy thiếu vắng thì hãy đi tìm các khu rừng. Thế nào bạn cũng gặp lại các vị ấy. Bát Nhã đã trở thành huyền thoại. Nhưng Bát Nhã không bao giờ mất. Bạn hãy nhận diện Bát Nhã và yểm trợ cho Bát Nhã trong những hình thái biểu hiện mới của Bát Nhã. Chúc bạn may mắn.