CÔNG ƠN CHA MẸ VÀ Ý NGHĨA SỰ QUY Y PHẬT

Gọi Thắng Hội vì Vu Lan Bồn là ngày hội lớn, một nét vàng son sáng chói cuả nền văn hóa Phật Giáo. Nơi thắng hội này, hàng Phật tử chúng ta học được, qua gương hiếu hạnh cuả tôn giaœ Mục Kiền Liên, công ơn cuả những bậc sinh thành và cách báo đền công ơn ấy.

Đức Phật dạy rằng: "Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế", nghĩa là cha mẹ còn sống như Phật còn ơn đời. Vì sao? Cha mẹ có đuœ bốn đức: Từ, Bi, Hỉ, Xả

Ngay từ khi được biết mình sắp có con, người cha đã lo làm thêm việc, kiếm thêm tiền, gây dựng một tổ ấm để chờ đón đứa con ra đời dù chưa biết hình hài, tính nết, cuả người con ra sao. Đó là tâm Từ.

Từ khi mang thai, suốt mười tháng, đi đứng nằm ngồi chịu bao nỗi khổ não, miệng không thể nói. Món ăn, thức uống dù ngon lành cũng chẳng thiết; quần áo tốt đẹp cũng chẳng màng, chỉ mong nghĩ đến ngày đứa con ra đời. Rồi đến khi khai hoa nở nhụy, phải chịu sự đau đớn như cắt ruột, nhưng khi nghe tiếng khóc chào đời cuả con thì người mẹ quên hết những nỗi đau đớn ấy mà vui mừng như nghe tiếng thiên nhạc, bồng ẵm nâng niu con thì người nghèo được cuả báu. Đó là tâm Bi.

Thế rồi con nhờ dòng suối cam lồ từ ngực mẹ chaœy ra mà nuôi lớn, ngủ trong lòng mẹ, lấy hai chân cuả mẹ làm giầy chu du khắp nơi chốn.

Kịp đến khi lớn khôn, làm nên sự nghiệp, thì cha mẹ là người đầu tiên vui mừng, sung sướng. Đó là tâm Hỷ.

Lỡ con cái có làm điều gì lỗi quấy, biết thành tâm sám hối, ăn năn chừa bỏ, cha mẹ sẵn sàng bỏ qua, không bao giờ thù hận con. Đó là tâm Xả.

Khi chúng ta còn bé thì mỗi lúc gặp sự buồn bực, đau khổ chúng ta liền chạy lại xà vào lòng mẹ, bà tiên hiền dịu nhất trên đời của chúng ta; và mỗi khi chúng ta gặp sự khó khăn đe dọa, chúng ta liền nghĩ ngay tới cha, vị thiên thần duy nhất đầy đuœ oai đức có thể che chở chúng ta.

Có một bài thơ (người viết được đọc từ lâu nên quên mất tên tác giả) có những câu như thế này:

"... Là bóng mát dừa xanh,

Mẹ đến với con,

Phuœ dịu mấy nắng thiêu cát nóng.

Là bầu sữa ngọt thơm lành,

Mẹ đến với con,

Rót vào hầu khô lưỡi bỏng".

Thực ở đời này không có hạnh phúc nào êm đềm bằng hạnh phúc có cha, có mẹ.

Thường thường con cái được hươœng cái hạnh phúc ấy một cách rất là tự nhiên, không biết rằng mỗi một ngày qua, một tháng qua, một năm qua, mái tóc trên đầu cha mẹ ngả màu, nó báo hiệu rằng cái hạnh phúc ấy không còn bao lâu nữa.

Cổ thi có câu rằng:

"Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát,

Triêu như thanh ti, mộ như tuyết!"

(Anh có thấy chăng?

Cha già soi gương buồn đầu bạc,

Sớm như tơ xanh, chiều như tuyết!)

Con cái hươœng cái hạnh phúc êm đềm cuœa keœ có cha có mẹ một cách rất là hồn nhiên như cuộc đời tự nó là như vậy, ít có ai nghĩ đến sự đền đáp.

Bài thơ trên đã diễn tả như sau:

"... Mẹ đến với con,

Mà con thì chưa hề đến với mẹ!

Cho đến một chiều kia,

Thật trời long đất lơœ,

Mẹ hết còn đến nữa bên con!"

Cái ngày mà người con mất cha, mất mẹ là cái ngày đại hạn trong cuộc đời! Từ đây, không còn ai hằng theo dõi bước đi của chúng ta trong cuộc đời!

Từ đây không còn ai lo lắng hồi hộp cho vận mạng của chính chúng ta!

Từ đây không còn ai cố vấn cho chúng ta một cách sốt sắng vì quyền lợi cuœa chính chúng ta! Mất cha mẹ, là mất kho tàng tinh thần vô giá, không gì có thể thay thế được!

Từ đây,

"Cây muốn lặng gió chẳng dừng,

Con muốn nuôi cha mẹ không còn nữa!"

Từ đây:

"... Song lọt trăng khuya, nghe ai thức?

Đèn tàn trở mộng, ngỡ ai khâu?"

Kinh Tâm Địa Quán dạy rằng: "Trên đời này, ai là người giàu, ai là người nghèo? Còn mẹ hiền là người giàu, mẹ hiền mất rồi là người nghèo. Còn mẹ hiền là mặt trời trưa, mẹ hiền qua đời là mặt trời lặn. Còn mẹ hiền là đêm trăng sáng, mẹ hiền qua đời là đêm không trăng.

Thế nên các Phật tưœ cần phải hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ. Những người phụng dưỡng cha mẹ như thế so với việc cúng dường chư Phật không sai khác."

Kinh còn dạy: "Từ ân cuœa cha, bi ân cuœa mẹ, dù Phật có ơœ đời suốt một kiếp cũng nói không hết".

Báo hiếu cha mẹ không phải chỉ có ngày lễ Vu Lan, mà người con hiếu nhớ ơn cha mẹ suốt đời! Và phải báo hiếu như thế nào?

Luật Tỳ Na Da dạy rằng:

"Nếu cha mẹ chưa có lòng tin Tam Bảo phải làm thế nào khuyến hóa để cha mẹ phát khởi lòng tin ấy và quy y Tam Bảo.

Nếu cha mẹ chưa thọ giới, phải khuyến thỉnh cha mẹ thọ trì giới pháp.

Nếu cha mẹ chưa biết mở lòng bố thí và tu tập trí tuệ phải khuyến hóa cha mẹ phát tâm bố thí và tu tập trí tuệ."

Vì trang báo có hạn, ở đây người viết chỉ xin giaœi thích vắn tắt lý do tại sao phải quy y Phật, một trong Tam Bảo, mà thôi.

Khuyến thỉnh cha mẹ chúng ta quy y Phật không phải để cho chùa ta thêm đông nhiều!

Quy y Phật là quay về nương tựa vào cái sự thực thường còn trong chính chúng ta. Cái sự thực không bị huœy diệt bởi thời gian, không bị lưu chuyển bởi hoàn cảnh bên ngoài. Đó là sự tỉnh giác hoàn toàn. Quay về sống với sự Tỉnh Giác ấy ở trong chính chúng ta là ngay lúc ấy xa lìa được khổ não. Sự Tỉnh Giác ấy là Phật ở trong Tự Tính của chính chúng ta.

Kinh Bốn Chỗ Niệm dạy rằng:

"Vị tỳ khưu khi bước tới, bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới, ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi mặc áo, mang bát, khoác y, biết rõ việc mình đang làm. Khi ăn, uống, nhai, nếm, vị ấy biết rõ việc mình đang làm.

...

Cho đến trong tâm có tham, vị ấy biết "tâm có tham"; trong tâm không có tham, biết "tâm không có tham"; trong tâm có sân, biết "tâm có sân"; trong tâm không có sân, biết "tâm không có sân" v.v...

Thân đi đứng nằm ngồi, cảm giác vui buồn nóng lạnh, tâm suy nghĩ nhớ tưởng điều chi, v.v... tất cả đều nằm trong sự Tỉnh Giác Thấy Biết.

Một khi chúng ta thấy biết tất cả sự kiện diễn biến bên ngoài thân cũng như bên trong tâm của chúng ta, chính lúc ấy chúng ta quy y Phật, chính lúc ấy chúng ta xa lìa được phiền não. Vì sao thế?

Tâm cuœa chúng ta ví như cái nhà, chúng ta như chuœ nhà, phiền não như những tên trộm lén vào nhà, nếu ông chuœ mê ngủ thì kẻ trộm tha hồ lộng hành, không những chúng vơ vét của cải mà chúng còn mạo nhận là chủ nhà nữa. Nếu chủ nhà tỉnh thức, lập tức kẻ trộm phải ra đi, gian phải sợ ngay, lý thường là như vậy!

Chúng ta thường nghe nói rằng: "Biển khổ mênh mông, quay đầu lại là thấy Bờ", chính là để chỉ sự Tỉnh Giác này.

Gần đây người viết có đọc bài Sân Trước Cành Mai cuủ nhà văn Vĩnh Hảo, bài thơ rất hay, trong đó có hai câu như thế này:

"Một phút quay đầu sinh tử rụng,

Hốt nhiên rũ sạch bụi trần gian."

Chẳng biết đây có phaœi là ý cuœa nhà văn hay không, nhưng theo ngu ý của người viết: cái "phút quay đầu" mà làm cho "sinh tử rụng" chính là lúc chúng ta tỉnh thức nhìn thẳng vào những gì diễn biến trong tâm ta, trong cảm giác của ta, và những diễn biến bên trong cũng như bên ngoài thân của ta.

"Quay đầu" được một giây thì sinh tử rụng một giây, "quay đầu" được một giờ thì sinh tử rụng một giờ, và "hốt nhiên rũ sạch bụi trần gian". Chữ "hốt nhiên" tác giả dùng rất hay, nó diễn taœ cái lý mầu nhiệm của sự tỉnh thức: hễ tỉnh giác là lập tức phiền nao không phaœi rơi lả tả như lá mùa thu mà là đột nhiên tắt phụt như ngọn đèn hết điện (!), như ánh sáng rọi tới thì bóng tối lập tức tiêu tan!

Vấn đề cuœa chúng ta là làm sao cho thường quay đầu 60 giây trong một phút, 60 phút trong một giờ và 365 ngày trong một năm.

Khi chúng ta quy y, Giới Sư có dạy rằng: "Quy y Phật khỏi đọa địa ngục".

Có phaœi rằng hễ cứ tới giới đàn quy y xong là được bảo đảm khỏi đọa địa ngục chăng?

Thưa: Không phải vậy! Phật là đấng đã chứng được Vô Ngã, đâu có làm cái chuyện suy tôn quyền hành cuœa cái Ngã như thế! Nhưng, chính là bất cứ lúc nào chúng ta quay về nương tựa vào sự tỉnh giác bên trong chúng ta, tức là nương tựa vào Tự Tính Phật Bảo, ngay lúc ấy chúng ta xa lìa trạng thái địa ngục trong tâm hồn.

Người ta thường nói tới từ ngữ "Phật Pháp nhiệm mầu", một trong những ý của từ ngữ này chính là để chỉ cái kỳ diệu của sự tỉnh thức vậy.

Không nhiệm mầu sao được, khi một người đang bị ngọn lửa của tham dục hay giận tức chi phối có thể gây nên biết bao đại họa cho người khác mà chỉ cần tỉnh giác là tất cả tai họa đều tiêu tan!

Đó là lợi ích nhiệm mầu của sự quay về nương tựa nơi Phật của chính mình trong khi đang sống. Còn đối với người đã khuất thì như thế nào?

Kinh Địa Tạng dạy rằng: Tiền thân của đức Địa Tạng là một thánh nữ Bà La Môn. Để cứu mẹ là bà Duyệt Đế Lợi đang bị đọa trong địa ngục vô gián, thánh nữ đã niệm danh hiệu đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương liên tiếp trong một ngày đêm. Nhờ công đức cúng dường và niệm Phật thánh nữ, không những bà Duyệt Đế Lợi mà tất cả tội nhân trong địa ngục vô gián đều cùng được giải thoát ngay trong ngày ấy!

Niệm Phật tức là niệm Giác cũng tức là nương tựa vào Phật bảo.

Một khi quay về nương tựa vào Phật thì người sống được xa lìa khổ não rồi được tự tại an vui, người chết thoát khoœi cảnh địa ngục muôn ngàn khổ cức rồi được sinh cảnh giới Trời, Người!

Công đức như thế thực là không thể nghĩ bàn, và quả thực là quá sức mầu nhiệm!

http://www.gdtd.vn/dataimages/200908/original/images51863_2.jpg

 

Thích Chân Tịnh

http://buddhahome.net