Hành trình về miền đất phật - nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn mình bay bổng hoà quện với thiên nhiên ở một vùng núi rừng còn in dấu phật và văn hoá tín ngưỡng của ngươi Việt xưa. Hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
![](/sites/default/files/images/stories/automatic/0/8e3d4b93d2ba32ef096341823ecbcdae.jpg)
Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn là một nét đẹp văn hoá tín ngưỡng đạo phật của người Việt Nam. Không giống với bất cứ chùa nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa, hang động, gắn liền với núi rừng với một kiến trúc kết hợp hài hoà vừa thiên nhiên vừa nhân tạo.
Vào năm Canh Dần 1770 khi Chúa Trịnh Sâm tới Chùa Hương vãn cảnh đã đề khắc năm chữ lên cửa Động Hương Tích ( Nam Thiên Đệ Nhất Động ) - “Động đẹp nhất trời nam” và còn nhiều những bài thơ ca ngợi cảnh đẹp nơi đây của các thi nhân Chu Mạnh Trinh, Cao Ba Quát, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương...
Để khắc phục tình trạng ùn tắc, ngoài việc đưa 20 chiếc đò chất lượng cao vào phục vụ du khách, ban tổ chức lễ hội còn đầu tư 2 công trình (mở rộng cầu Hội (trên suối Yến) và cải tạo nâng cấp đường số 1 đi Tuyết Sơn), ban tổ chức cũng dùng hơn 20 tấn vôi để làm sạch suối Yến và bến Thiên Trù, bố trí hơn 100 thùng rác, 7 nhà vệ sinh công cộng và tổ chức xử lý rác thải.
Cũng theo ông Thanh, từ mùa lễ hội năm nay, ban tổ chức sẽ tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ du khách ngày càng tốt hơn. Trước khi chùa Hương chính thức khai hội (vào ngày 6/1 âm lịch), ban tổ chức đã tổ chức 6 lớp tập huấn cho các hộ kinh doanh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và ứng xử văn minh. Lễ hội chùa Hương năm nay phấn đấu thu hút hơn 1 triệu lượt khách.
Theo LH/VNtourism