I/- Tình Yêu Giữa Nhân Gian
1- Sự biểu hiện của tình yêu
Như chúng ta biết, nói đến tình yêu là nói đến một đặc tính chung nhất về con người, về trái tim của con người và về cách cư xử của con người với con người, cũng như với muôn loài. Vì lẽ đó, từ đặc tính chung nhất và phỗ quát này, nó được biểu hiện qua nhiều thể cách khác nhau tùy theo môỵi đối tượng khác nhau, như tình mẹ con, tình cha con, tình anh em, tình bạn bè, tình thầy trò, tình hàng xóm, tình quê hương, tình xứ sở, tình đồng loại, tình dị loại v.v... Ở đây, tính chất và đặc trưng của tình yêu sẽ biến đỗi, tùy theo mối quan hệ khác nhau mà nó có những sự biểu hiện khác nhau. Tỉ dụ, tình yêu giữa mẹ và con, sự biểu hiện của nó sẽ khác với sự biểu hiện của tình yêu giữa cha và con ; tương tự như thế, đối với tất cả sự biểu hiện của tình yêu. Và tất nhiên, sự biểu hiện khác nhau đó được xuất phá từ hai điểm cơ bản : thứ nhất là điểm nhìn, thứ hai là trái tim yêu thương. Do thông qua điểm nhìn mà trái tim yêu thương được biểu thị khác nhau qua hành động yêu thương khác nhau, như sự khác nhau giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu bạn bè. Tuy nhiên, ở đây có một giá trị chung nhất cho mọi sự khác biệt trong biểu hiện của tình yêu, đó là sự rung động của trái tim hay sự phát khởi tình người từ trong chiều sâu của tâm thức. Sự rung động đó được diễn ra trong sự nối kết của các giá trị thuộc về lý trí, như nhận thức, hiểu biết, cảm thông... và con tim, như tình cảm, cảm xúc, cảm thọ... Do đó, nếu tình yêu nghiêng về lý trí, thì lý trí sẽ dắt dẫn con tim, và ngược lại, nếu nặng về con tim (tức tình cảm...) thì con tim sẽ dắt dẫn lý trí. Đây là hai thể cách yêu thương cơ bản của con người.
2- Tình yêu theo tiếng gọi của lý trí
Đây là một loại tình yêu cao thượng hay còn gọi là tình yêu triết học. Từ triết học (philosophy) theo nghĩa gốc của Hy Lạp, có nghĩa là tình yêu đạo lý và tri thức - Philos là tình yêu ; sophia là đạo lý, tri thức - gọi chung là yêu đạo lý, tri thức. Trên bình diện lý trí, đây là tình yêu cơ bản của con người. Song, vấn đề đạo lý ở đây lại tùy thuộc vào quan điểm của môỵi nền văn hóa khác nhau của môỵi dân tộc khác nhau, cũng vậy đối với tri thức. Nhưng dù sao thì giá trị cơ bản vẫn là đạo lý của con người và tri thức của con người. Ở đây, con người đóng vai trò trung tâm, nghĩa là, con người đặt ra đạo lý, và phải tuân thủ theo đạo lý đó. Mọi đạo lý sai lầm do con người đặt ra, như đạo lý cực đoan của một số tôn giáo, sẽ bị tự đào thải theo thời gian.
Cũng vậy, tình yêu theo tiếng gọi của lý trí là tình yêu mà sự biểu hiện của nó không bao giờ vượt qua biên giới của luân lý, đạo đức do lý trí của con người đặt ra. Chẳng hạn, một người con trai và một người con gái cùng cha cùng mẹ thì không thể yêu thương nhau và đối xử với nhau theo cách biểu hiện của tình yêu đôi lứa. Hoặc trong trường hợp của tình yêu đôi lứa, nếu không có sự tôn trọng những điều thiện cơ bản như chung thủy với nhau, giữ tiết hạnh cho nhau v.v.. thì được gọi là vượt qua biên giới của luân lý, đạo đức - tức là đã rơi vào tội lôỵi. Vì thế, đây được gọi là tình yêu cao thượng, tình yêu cơ bản của con người. Tương tự như thế đối với các loại tình yêu trong các mối quan hệ với nhau.
3- Tình yêu theo tiếng gọi của con tim
Chúng ta tự ngầm hiểu với nhau, con tim ở đây là tình yêu nghiêng về tình cảm, cảm xúc, cảm thọ... ; nó nặng về bản năng dục vọng của con người. Đây là một loại tình yêu không hoặc ít được soi sáng hay dắt dẫn bởi lý trí. Một loại tình yêu như thế rất vị kỷ, rất dễ rơi vào lôỵi lầm. Tỉ dụ, một người mẹ vì quá yêu thương con nên chìu chuộng con, và để mặc nó làm bất cứ điều gì theo ý muốn, mà không cần quan tâm đến vấn đề luân lý, đạo đức. Như thế là một sự yêu thương mù quáng. Sự yêu thương đó sẽ đưa đẩy con người vào tội lôỵi tùy theo mức độ khác nhau. Và đối với con người, tất cả mọi người, tình yêu theo tiếng gọi của con tim dường như lúc nào và ở đâu, nó cũng có mặt. Nó là một yếu tố thường trực ; hay nói khác đi, nó luôn gắn liền với đời sống tình cảm cáá thể của môỵi con người. Thực tế cho thấy rằng, người ta sẽ không hoặc ít nghiêm khắc với nhau, hay dễ tha thứ cho nhau khi đứng trước một tình cảm cáá thể. Ngay cả khi dùng lý trí để vượt qua nó, thì chính cái tình cảm cáá thể đó cũng làm cho tâm hồn dao động. Đây là lý do của nguyên tắc "quân pháp bất vị thân" ra đời.
II/- Tình Yêu Trong Pháp Thể Của Phật
1- Tình yêu - mặt trời trên đỉnh non cao
Đức Phật là một hiện thân của tình yêu cao thượng, vượt lên trên khuôn khỗ của tình yêu trong lý trí và con tim nhân gian. Tình yêu đó chính là tình yêu - như mặt trời trên đỉnh non cao. Khi phủ chiếu ánh sáng suốt trần gian, cũng đồng thời nó soi sáng tất cả sự thật ở trần gian. Thế có nghĩa là, trong tình yêu đó không có bất kỳ một dấu vết nào của "bóng tối". Do đó, nó là hiện thân của "khả tính vô biên của tình yêu" mà lát nữa chúng ta sẽ nói đến. Ở đây, tình yêu - như mặt trời trên đỉnh non cao này, chính là biểu hiện của một sự toàn tri (giác ngộ) về những điên đảo của con người, như điên đảo tâm, điên đảo tình và điên đảo tưởng. Và từ sự toàn tri đó, mà Đức Phật sinh khởi nên một tình yêu mênh mông bao la như đại dương đối với muôn loài chúng sinh. Sự thể này đã được nói đến trong kinh Lankàvatàra (Lăng Già) như sau :
Kệ số một :
"Thế gian ly sinh diệt
Do như hư không hoa
Trí bất đắc hữu, vô
Nhi hưng đại bi tâm"
Nghĩa : "Thế gian vượt khỏi sinh và diệt, giống như bông hoa giữa hư không, trí tuệ không thể được xem là có hay không, vì biết rõ như vậy nên khả tính vô biên của tình yêu thức tỉnh".
Kệ số hai :
"Nhất thiết pháp như huyễn
Viễn ly ư tâm thức
Trí bất đắc hữu, vô
Nhi hưng đại bi tâm"
Nghĩa : "Mọi hiện hữu đều như là huyễn mộng, nó vượt khỏi vòng cương tỏa của tâm thức, trí tuệ không thể được xem là có hay không, vì biết rõ như vậy nên khả tính vô biên của tình yêu thức tỉnh".
Kệ số ba :
"Viễn ly ư đoạn thường
Thế gian hằng như mộng
Trí bất đắc hữu, vô
Nhi hưng đại bi tâm"
Nghĩa : "Xa rời các kiến chấp về đoạn diệt hay thường hằng, thế giới này như là giấc mộng, trí tuệ không thể được xem là có hay không, vì biết rõ như vậy nên khả tính vô biên của tình yêu thức tỉnh".
Kệ số bốn :
"Tri nhân, pháp vô ngã
Phiền não cập nhĩ diệm
Thường thanh tịnh vô tướng
Nhi hưng đại bi tâm"
Nghĩa : "Luôn biết rõ như vầy, nhân không và pháp cũng không ; rằng phiền não và các đối tượng của nó từ bản chất vốn thường thanh tịnh, vô tướng, vì biết rõ như vậy nên khả tính vô biên của tình yêu thức tỉnh".
Thông qua bốn bài kệ này, hẳn chúng ta thấy rõ cội nguồn tình yêu bao la của Phật là vượt lên trên tất cả sự sinh và diệt, sự có và không của thế gian. Rồi, cũng trên mặt đất gồ ghề của trần gian, một mặt đất chứa đầy những bông hoa sinh diệt liên hồi, những tuồng kịch như mộng, như huyễn hóa ; và rốt cuộc là những kịch trường mà người không và hiện hữu cũng không, ngay ở đó, khả tính vô biên của tình yêu thức tỉnh và phủ lấp xuống trần gian mênh mông bao la.
2- Khả tính vô biên của tình yêu
Vì hoàn toàn bất lực trong việc giải thích khả tính vô biên trong tình yêu của Phật, nên người ta tạm diễn đạt cái khả tính vô biên đó bằng tên gọi là đại từ - tức sự đem lại và ban cho nguồn an vui vô lượng, và đại bi - tức sự đem lại và ban cho cuộc sống xa rời khỗ não, mà có thể gọi chung là tâm từ bi. Và dầu có được diễn đạt bằng một khái niệm nào, hay danh từ nào, thì vẫn phải thừa nhận nguồn năng lượng không cùng tận là thể tính trong tình yêu của Phật.
Ở đây, trước hết cần phải thấy rằng, khái niệm tình yêu được dùng ở đây hẳn không phải là tình yêu theo con người quan niệm. Vì lẽ, tình yêu của con người luôn luôn được xây dựng trên "cái tôi", "cái của tôi" và "cái tự ngã của tôi". Đó là một tình yêu vị kỷ và vị ngã, một thứ tình yêu rất vô thường và sớm chóng vánh đỗi thay.
Ngược lại, tình yêu được nói đến ở đây hoàn toàn khác biệt với tình yêu trong tâm lý rất đảo điên của người đời. Tình yêu đó được đặt trên căn bản của một tâm thức không bản ngã. Nó sinh khởi từ một cái "thấy như thực" (yathabhùtam) rằng : "Thế giới này sinh và diệt liên hồi như bông hoa giữa hư không ; rằng, tất cả sự vật trên đời này biến đỗi không ngừng như giấc mộng lắm phù du huyễn hóa ; và rằng, bản chất của mộng mị, phù du và huyễn hóa đó vốn thường thanh tịnh, và thường tại vô hình". Đó là một cái nhìn đã "viễn ly ư tâm thức", một cái nhìn thoát ly ngoài "cái tôi", "cái tôi thích", "cái tôi yêu", "cái của tôi", hay nói khác đi, đó là một cái nhìn như thật, không còn mộng tưởng, điên đảo. Một tình yêu được xây dựng trên một cái nhìn như thế quả thực là vô thượng.
3- Sự biểu hiện của Pháp thể trong tình yêu vô biên
Hẳn chúng ta biết rằng, chỉ có con người của tình yêu vô biên mới có sự biểu hiện của tình yêu vô biên ; vì vậy, sự biểu hiện mà ở đây nói đến, chính là sự biểu hiện của Đức Phật. Trong kinh mô tả tình yêu đó bằng những hình ảnh sống động, thiết thực như Đức Phật xỏ kim cho một bà già, Đức Phật bế chú cừu non bị lạc đàn, Đức Phật tắm cho một thầy Tỳ kheo bị ghẻ lở... Tất cả hình ảnh đó quả thực khó mà tìm thấy ở một bậc Đạo sư với tư cách là giáo chủ của một tôn giáo trong các tôn giáo khác. Trên một bình diện cao hơn, thông qua ngôn ngữ tình yêu, chúng ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ một vị giáo chủ nào có thể tuyên bố rằng : "Tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật" như Đức Phật đã tuyên bố. Đó chính là một sự biểu hiện của tình yêu đặc biệt và kỳ vĩ. Vì lẽ, chính lời tuyên bố đó đã phá tan mọi ranh giới của sự phân biệt, kỳ thị ; tạo nên một nhân duyên thầm kín và phơi bày cho mọi sự trùng phùng từ trong chiều sâu tâm thức của môỵi cá thể, mà không phân biệt già, trẻ, đàn ông, đàn bà, con người, con vật. Hẳn chỉ có con người của khả tính vô biên của tình yêu mới nói lên được điều đó ; và cũng chỉ có chính cái khả tính vô biên của tình yêu mới làm được điều đó.
Kính lễ Đức Phật !
Ngài là hiện thân
Khả tính vô biên của tình yêu
Tình yêu đó
Đã xóa tan mọi khỗ não
Và, đem lại hạnh phúc, thanh bình thật sự
cho con người
và, cho muôn loài !
Giá trị của tình yêu đó là bất tử,
Nó vĩnh hằng trong Ngài và trong con
Như mặt trời trên đỉnh non cao
Tình yêu vô biên của Ngài
Phủ lấp cả ba nghìn thế giới.
Khả tính vô biên của tình yêu
Tình yêu là một chủ đề nhiệm mầu nhất của cuộc sống. Nó luôn luôn mới lạ. Con người không thể sống mà không có tình yêu. Đó là tình yêu mình, yêu người, yêu đồng loại và dị loại. Tình yêu là lẽ sống đặc thù của con người. Vì, trong tình yêu, có cả lý trí và con tim. Con người sẽ không phải là người nếu không có tình yêu. Giá trị của tình yêu có mặt ở mọi góc độ của cuộc sống, như trong triết học, trong đạo đức, luân lý, trong văn học và văn hóa xã hội, và, vượt lên trên tất cả, là trong sự hiện hữu thiêng liêng của con người.
Thích Tâm Thiện