Ðây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc đời qua con đường tâm linh. Con đường đạo của Ðức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
Nói đến thực nghiệm tâm linh là nói đến nền tảng căn bản của đạo Phật. Bởi vì đạo Phật cho rằng thiếu sự tiếp xúc của con người và những nguyên lý mầu nhiệm của thực tại thì mọi hình thái của sự sống phải mang tính cách khổ đau và tàn tạ (dukkha). Thế cho nên ở thời nào thiếu chứng ngộ thiếu sự khám phá thì ở thời ấy giáo pháp suy mạt, và sự sống nghèo khổ.
Những diễn tả về sở đắc nội tâm trong khi quan sát và sống với thực tại, những diễn tả ấy không phải là bản thân của chân lý. Đó là những phương tiện hướng dẫn thực nghiệm chân lý linh động. Nói chân lý linh động nghĩa là chân lý với muôn ngàn hình thái không nhất định.
Nhà Phật nói bên cạnh cái giả dối tạm bợ đó, còn một cái chân thật mà lâu nay chúng ta quên. Vì vậy hình ảnh anh chàng nhà nghèo được bạn đãi tiệc rượu, rồi nhét vô túi một hòn ngọc quý để anh dùng cho bớt khổ.
Nếu như cha mẹ cho em đôi mắt đẹp để nhìn đời thì Thầy cho em đôi mắt chánh kiến để đi vào đạo. Đây là một thứ tài sản quý báu mà em phải trân kính giữ gìn, đừng bao giờ để những tà thuyết dụ dẫn tạp nhạp làm lu mờ.
...Làm cha mẹ và đời sống gia đình là một môi trường tuyệt vời cho sự thực tập chánh niệm. Nhưng nó không phải dành cho những người yếu đuối, ích kỷ, lười biếng hoặc mơ mộng không thực tế.
...Đạo Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tuệ giác (knowledge-wisdom) được thử nghiệm thay vì một cái nhìn dựa trên giáo điều. Thật ra thì theo ý nghĩa thông thường, chúng ta nghĩ rằng đạo Phật là một tôn giáo.
...Tất cả sự hội nhập của 3 nền tảng văn hóa tạo nên vốn văn hóa Quỳnh Lâm mà ta vừa trình bày là bằng chứng của một hiện tượng "chung sống hòa bình" thú vị của các hệ tư tưởng trái ngược trong suốt một thời đại thịnh trị dài đến 5 thế kỷ của lịch sử nước ta.