Nói đến Giác ngộ là nói đến Trí tuệ. Nói đến Trí tuệ là nói đến Thiền định. Bởi Thiền định là cánh cửa đi vào Trí tuệ. Thiền khai phóng tâm linh, mở thông tất cả.
Chúng ta phải ý thức rằng tu Phật là cốt làm sao để mình trở thành con người giác ngộ, không còn bị nghiệp lôi dẫn trên đường sanh tử nữa. Đó là mục đích tối thượng của chúng ta.
Cái khổ của chúng sanh là do tạo nghiệp. Bởi tạo nghiệp nên phải trả nghiệp, giống như vay nợ vậy, có vay thì có trả. Trả rồi lại vay nữa, cứ thế mà từ đời này sang đời khác vay trả, trả vay không có ngày cùng. Tại sao cứ vay trả hoài như thế?
Nghiệp tập ta phải đối diện hằng ngày như núi. Muốn đánh bật nó đâu phải việc làm một ngày một bữa, cũng không thể yếu đuối khiếp nhược mà có thể đảm đương nổi. Ta bửa búa như thế nào cho nó nát, nó tiêu đây?
Gia đình Phật tử phải sống, phải sinh hoạt như thế nào để gọi là một gia đình Phật tử hoàn thiện, đúng theo tiêu chuẩn Phật dạy? Như quí vị đã biết sinh hoạt của người Phật tử, dĩ nhiên có phạm vi, có giới hạn của nó.
Đối với việc tu hành, công phu phải đi từ bên trong, chớ chỉ dựa trên hình thức bên ngoài thì sẽ không có nội lực, khó có thể thực hành chí nguyện bền bĩ được.
Người Phật tử sống trong cuộc đời, phải áp dụng sự tu tập trong các sinh hoạt hàng ngày để làm gia tăng hạnh phúc cho mình và cho người. Khi ta sống trong chánh niệm thì tâm ta trở về trạng thái trong sáng rộng lớn tự nhiên của nó, do đó n