Không cần nhạy cảm cũng nhận ra sự thay đổi của đất trời khi tháng Tư rón rén bước về. Nhưng phải tinh tế lắm mới nhận ra được sắc, vị của cái độ chuyển mùa, khi gió mát nô đùa ngoài giậu và dáng mẹ hao gầy phơi chăn áo ấm cất đi.
Có lẽ tôi được sanh ra ở cung di, nên từ bé đã phải thay đổi chỗ ở luôn. Mới mười tuổi cha mẹ tôi đã phải dắt díu đàn con dời nơi chôn nhau cắt rốn là đất Thăng Long, xa quê nội Hà Đông, quê ngoại Hà Nam thuộc miền Bắc để vào Nam lánh nạn.
Có nhiều lý do để ra đi. Có người ra đi để đến một nơi nào đó. Có người ra đi vì một người nào đó. Nhưng chỉ khi ra đi vì tiếng gọi của những con đường đó mới thật sự là tự do.
Kẻ lưu lạc tha hương thường tự phỉnh phờ: gọi nơi chốn mình đang sống là "Quê hương thứ hai" và người dân bản địa nếu có chút tình người cũng gọi là như thế.
Thi sĩ Bùi Giáng xuất khẩu thành thơ, ông sống trong cõi giới riêng ông, trong hư tưởng mông mênh lạ kỳ, nên khi lời thơ ông thốt ra, với chúng ta có khi rất bỡ ngỡ xa lạ, khó hiểu. Ta cố hiểu, rán hiểu về ông, tuy vậy cũng chưa chắc đúng ý ông. Thôi thì cứ mỗi người một cách mà cảm nhận, mà hiểu.
Vâng lời Thầy, tôi xuống xúc cát đổ vào một cái khay và đem lên trình Thầy, với tâm đầy háo hức. Bài kệ đầu tiên ấy, Thầy viết bằng chữ Hán trên giấy, từng nét chữ rõ ràng, trao cho tôi và nói: