Bộ luận thứ 2, Bộ Phân Tích

Bộ luận thứ 2: Vibhaṅga (Bộ Phân Tích)

TẬP MỘT

Tác giả: Santakicca Mahā Thera

Dịch giả: Ðại Trưởng Lão TỊNH SỰ

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Kính Lễ Ðức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Đấng Chánh Đẳng Giác.

LỜI TỰA

VÔ TỶ PHÁP TẠNG (Abhidhamma Piṭaka) gồm có 7 bộ. Bộ Vibhaṅga này là bộ thứ hai trong bảy bộ ấy; là bộ có tầm quan trọng đáng kể về hệ phân tích, là đặc điểm Hệ phái Phật Giáo Nguyên Thủy, vốn có truyền thống chi li, phân tích từng vấn đề cho được sáng tỏ, rõ ràng, cụ thể, thiết thực và có mạch lạc, để người thừa kế Ðạo nghiệp không lầm lẫn Chánh pháp với tà giáo bởi những từ ngữ tối nghĩa, ẩn ngữ, mật ngôn, áo lý ... nên những Pháp căn bản cho sự tu tập, nhất là thiền quán (Vipassanā) như:

- Uẩn phân tích (Khandhavibhaṅga)

- Xứ phân tích (Āyatanavibhaṅga)

- Giới phân tích (Dhātuvibhaṅga)

- Ðế phân tích (Saccavibhaṅga)

- Quyền phân tích (Indriyavibhaṅga)

- Duyên phân tích (Paccayavibhaṅga)

- Niệm phân tích (Sativibhaṅga)

- Cần phân tích (Viriyavibhaṅga)

- Thần túc phân tích (Iddhipādavibhaṅga)

- Giác chi phân tích (Bodhipakkhiyavibhaṅga)

- Ðạo phân tích (Maggavibhaṅga) ...

Ðược Bộ phân tích này phân tích hết sức rõ rệt, rất có lợi cho người thật tâm hành đạo, và cũng hữu ích cho người thật lòng nghiên cứu Phật học.

Theo truyền thuyết, Bộ Vibhaṅga được Ðức Phật thuyết 12 ngày, trong thời gian an cư mùa mưa năm thứ 7 (kể từ lúc thành đạo) tại Tāvatimsa, gồm có 6.500 Pháp uẩn (Dhammakkhandha), 1.118 đoạn (Pabba), 18 chương (Kanda), và có 70 triệu chư Thiên chứng quả.

Bởi tập Vibhaṅga có những điểm lợi ích thiết thực như đã nói trên, nên chúng tôi cố gắng phiên dịch ra Việt ngữ, mong đóng góp vào ngôi nhà Chánh Pháp, nhứt là Ðại Tạng Kinh của Phật Giáo.

Nếu có những điểm sơ thất, mong các bậc cao tăng, thức giả từ bi bổ túc cho.

Tỷ Khưu TỊNH SỰ

LỜI GIỚI THIỆU

VIBHAṄGA là bộ thứ nhì của Tạng ABHIDHAMMA, đã được Ngài Tịnh Sự (Mahāthera Santakicco) phiên dịch từ Thái văn ra Việt văn, nay các đệ tử của Ngài tiếp nối huệ mạng của Thầy Tổ, tu chỉnh bản dịch Tạng Abhidhamma của Ngài chưa được in thành sách mà Ngài đã tịch!

Tôi vẫn lưu tâm vấn đề này từ lâu, nhưng chưa gặp cơ hội thuận tiện, mãi đến đại hội Phật Giáo kỳ II, Nhà nước cho thành lập thêm "Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam", tôi cho mời các vị Sư đệ tử của Ngài đến chùa Nam Tông, đề nghị các Sư tu chỉnh bản dịch của Ngài thật kỹ lưỡng, tôi sẽ xin giấy phép ấn hành.

Các vị Sư của Ngài hưởng ứng lời kêu gọi của tôi, nên tích cực tu chỉnh Bộ DHAMMASAṄGANI và đã được Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành.

Nay các vi Sư đệ tử của Ngài tiếp tục tu chỉnh Bộ Vibhaṅga. Chúng tôi rất hoan hỉ trước tinh thần đoàn kết và nhiệt tâm duy trì Phật Giáo của các vị ấy. Vậy nhân danh Tăng Trưởng Hệ Phái Phật Giáo Nam Tông (Nguyên thủy) Việt Nam, xin trân trọng giới thiệu dịch phẩm Vibhaṅga này đến toàn thể Chư Tăng, các Phật tử trong và ngoài nước nên nghiên cứu học, đọc ... cho trí tuệ tu hành càng được tăng tiến.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kỳ Viên Tự, ngày 11-12-1990 (PL.2534)

Tăng Trưởng Hệ Phái Nam Tông Việt Nam

Hoà Thượng THÍCH SIÊU VIỆT

Bộ luận thứ 2: Vibhaṅga (Bộ Phân Tích)

TẬP MỘT

Tác giả: Santakicca Mahā Thera

Dịch giả: Ðại Trưởng Lão TỊNH SỰ

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Kính Lễ Ðức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Đấng Chánh Đẳng Giác.

MỤC LỤC (TẬP 1)

Lời tựa

Lời giới thiệu

I. Uẩn phân tích (Khandhavibhaṅga)

1/ Uẩn Phân tích theo Kinh

2/ Uẩn Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Uẩn Vấn Ðáp

II. Xứ phân tích (Āyatanavibhaṅga)

1/ Xứ Phân tích theo Kinh

2/ Xứ Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Xứ Vấn Ðáp

III. Giới phân tích (Dhātuvibhaṅga)

1/ Giới Phân tích theo Kinh

2/ Giới Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Giới Vấn Ðáp

IV. Ðế phân tích (Saccavibhaṅga)

1/ Ðế Phân tích theo Kinh

2/ Ðế Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Ðế Vấn Ðáp

V. Quyền phân tích (Indriyavibhaṅga)

1/ Quyền Phân tích theo Vi Diệu Pháp

2/ Phần Quyền Vấn Ðáp

VI. Duyên phân tích (Paccayavibhaṅga)

1/ Duyên khởi Phân tích theo Kinh

2/ Mẫu Ðề Vi Diệu Pháp

3/ Duyên khởi Phân theo Vi Diệu Pháp

VII. Niệm phân tích (Sativibhaṅga)

1/ Niệm Xứ Phân tích theo Kinh

2/ Niệm Xứ Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Niệm Xứ Vấn Ðáp

VIII. Cần phân tích (Viriyavibhaṅga)

1/ Tứ Chánh Cần Phân tích theo Kinh

2/ Tứ Chánh Cần Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Tứ Chánh Cần Vấn Ðáp

IX. Thần túc phân tích (Iddhipādavibhaṅga)

1/ Tứ Thần Túc Phân tích theo Kinh

2/ Tứ Thần Túc Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Tứ Thần Túc Vấn Ðáp

X. Giác chi phân tích (Bodhipakkhiyavibhaṅga)

1/ Giác chi Phân tích theo Kinh

2/ Giác chi Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Giác chi Vấn Ðáp

XI. Ðạo phân tích (Maggavibhaṅga)

1/ Ðạo Phân tích theo Kinh

2/ Ðạo Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Ðạo Vấn Ðáp

Trang MỤC LỤC (TẬP 2)

XII. Thiền Phân tích

1/ Thiền Phân tích theo Kinh

2/ Thiền Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Thiền Vấn Ðáp

XIII. Tứ Vô Lượng Phân tích

1/ Tứ Vô Lượng Phân tích theo Kinh

2/ Tứ Vô Lượng Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Tứ Vô Lượng Vấn Ðáp

XIV. Ðiều Học Phân tích

1/ Ðiều Học Phân tích theo Vi Diệu Pháp

2/ Phần Ðiều Học Vấn Ðáp

XV. Tứ Ðạt Thông Phân tích

1/ Tứ Ðạt Thông Phân tích theo Kinh

2/ Tứ Ðạt Thông Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Tứ Ðạt Thông Vấn Ðáp

XVI. Trí Phân Tích

XVII. Tiểu Tông Phân Tích

XVIII. Pháp Tâm Phân Tích

XIX. Từ vựng Pali-Việt