Bộ luận thứ 2, Bộ Phân Tích

Bộ luận thứ 2: Vibhaṅga (Bộ Phân Tích)

TẬP MỘT

Tác giả: Santakicca Mahā Thera

Dịch giả: Ðại Trưởng Lão TỊNH SỰ

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Kính Lễ Ðức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Đấng Chánh Đẳng Giác.

LỜI TỰA

VÔ TỶ PHÁP TẠNG (Abhidhamma Piṭaka) gồm có 7 bộ. Bộ Vibhaṅga này là bộ thứ hai trong bảy bộ ấy; là bộ có tầm quan trọng đáng kể về hệ phân tích, là đặc điểm Hệ phái Phật Giáo Nguyên Thủy, vốn có truyền thống chi li, phân tích từng vấn đề cho được sáng tỏ, rõ ràng, cụ thể, thiết thực và có mạch lạc, để người thừa kế Ðạo nghiệp không lầm lẫn Chánh pháp với tà giáo bởi những từ ngữ tối nghĩa, ẩn ngữ, mật ngôn, áo lý ... nên những Pháp căn bản cho sự tu tập, nhất là thiền quán (Vipassanā) như:

- Uẩn phân tích (Khandhavibhaṅga)

- Xứ phân tích (Āyatanavibhaṅga)

- Giới phân tích (Dhātuvibhaṅga)

- Ðế phân tích (Saccavibhaṅga)

- Quyền phân tích (Indriyavibhaṅga)

- Duyên phân tích (Paccayavibhaṅga)

- Niệm phân tích (Sativibhaṅga)

- Cần phân tích (Viriyavibhaṅga)

- Thần túc phân tích (Iddhipādavibhaṅga)

- Giác chi phân tích (Bodhipakkhiyavibhaṅga)

- Ðạo phân tích (Maggavibhaṅga) ...

Ðược Bộ phân tích này phân tích hết sức rõ rệt, rất có lợi cho người thật tâm hành đạo, và cũng hữu ích cho người thật lòng nghiên cứu Phật học.

Theo truyền thuyết, Bộ Vibhaṅga được Ðức Phật thuyết 12 ngày, trong thời gian an cư mùa mưa năm thứ 7 (kể từ lúc thành đạo) tại Tāvatimsa, gồm có 6.500 Pháp uẩn (Dhammakkhandha), 1.118 đoạn (Pabba), 18 chương (Kanda), và có 70 triệu chư Thiên chứng quả.

Bởi tập Vibhaṅga có những điểm lợi ích thiết thực như đã nói trên, nên chúng tôi cố gắng phiên dịch ra Việt ngữ, mong đóng góp vào ngôi nhà Chánh Pháp, nhứt là Ðại Tạng Kinh của Phật Giáo.

Nếu có những điểm sơ thất, mong các bậc cao tăng, thức giả từ bi bổ túc cho.

Tỷ Khưu TỊNH SỰ

LỜI GIỚI THIỆU

VIBHAṄGA là bộ thứ nhì của Tạng ABHIDHAMMA, đã được Ngài Tịnh Sự (Mahāthera Santakicco) phiên dịch từ Thái văn ra Việt văn, nay các đệ tử của Ngài tiếp nối huệ mạng của Thầy Tổ, tu chỉnh bản dịch Tạng Abhidhamma của Ngài chưa được in thành sách mà Ngài đã tịch!

Tôi vẫn lưu tâm vấn đề này từ lâu, nhưng chưa gặp cơ hội thuận tiện, mãi đến đại hội Phật Giáo kỳ II, Nhà nước cho thành lập thêm "Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam", tôi cho mời các vị Sư đệ tử của Ngài đến chùa Nam Tông, đề nghị các Sư tu chỉnh bản dịch của Ngài thật kỹ lưỡng, tôi sẽ xin giấy phép ấn hành.

Các vị Sư của Ngài hưởng ứng lời kêu gọi của tôi, nên tích cực tu chỉnh Bộ DHAMMASAṄGANI và đã được Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành.

Nay các vi Sư đệ tử của Ngài tiếp tục tu chỉnh Bộ Vibhaṅga. Chúng tôi rất hoan hỉ trước tinh thần đoàn kết và nhiệt tâm duy trì Phật Giáo của các vị ấy. Vậy nhân danh Tăng Trưởng Hệ Phái Phật Giáo Nam Tông (Nguyên thủy) Việt Nam, xin trân trọng giới thiệu dịch phẩm Vibhaṅga này đến toàn thể Chư Tăng, các Phật tử trong và ngoài nước nên nghiên cứu học, đọc ... cho trí tuệ tu hành càng được tăng tiến.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kỳ Viên Tự, ngày 11-12-1990 (PL.2534)

Tăng Trưởng Hệ Phái Nam Tông Việt Nam

Hoà Thượng THÍCH SIÊU VIỆT

Bộ luận thứ 2: Vibhaṅga (Bộ Phân Tích)

TẬP MỘT

Tác giả: Santakicca Mahā Thera

Dịch giả: Ðại Trưởng Lão TỊNH SỰ

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Kính Lễ Ðức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Đấng Chánh Đẳng Giác.

MỤC LỤC (TẬP 1)

Lời tựa

Lời giới thiệu

I. Uẩn phân tích (Khandhavibhaṅga)

1/ Uẩn Phân tích theo Kinh

2/ Uẩn Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Uẩn Vấn Ðáp

II. Xứ phân tích (Āyatanavibhaṅga)

1/ Xứ Phân tích theo Kinh

2/ Xứ Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Xứ Vấn Ðáp

III. Giới phân tích (Dhātuvibhaṅga)

1/ Giới Phân tích theo Kinh

2/ Giới Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Giới Vấn Ðáp

IV. Ðế phân tích (Saccavibhaṅga)

1/ Ðế Phân tích theo Kinh

2/ Ðế Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Ðế Vấn Ðáp

V. Quyền phân tích (Indriyavibhaṅga)

1/ Quyền Phân tích theo Vi Diệu Pháp

2/ Phần Quyền Vấn Ðáp

VI. Duyên phân tích (Paccayavibhaṅga)

1/ Duyên khởi Phân tích theo Kinh

2/ Mẫu Ðề Vi Diệu Pháp

3/ Duyên khởi Phân theo Vi Diệu Pháp

VII. Niệm phân tích (Sativibhaṅga)

1/ Niệm Xứ Phân tích theo Kinh

2/ Niệm Xứ Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Niệm Xứ Vấn Ðáp

VIII. Cần phân tích (Viriyavibhaṅga)

1/ Tứ Chánh Cần Phân tích theo Kinh

2/ Tứ Chánh Cần Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Tứ Chánh Cần Vấn Ðáp

IX. Thần túc phân tích (Iddhipādavibhaṅga)

1/ Tứ Thần Túc Phân tích theo Kinh

2/ Tứ Thần Túc Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Tứ Thần Túc Vấn Ðáp

X. Giác chi phân tích (Bodhipakkhiyavibhaṅga)

1/ Giác chi Phân tích theo Kinh

2/ Giác chi Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Giác chi Vấn Ðáp

XI. Ðạo phân tích (Maggavibhaṅga)

1/ Ðạo Phân tích theo Kinh

2/ Ðạo Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Ðạo Vấn Ðáp

Trang MỤC LỤC (TẬP 2)

XII. Thiền Phân tích

1/ Thiền Phân tích theo Kinh

2/ Thiền Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Thiền Vấn Ðáp

XIII. Tứ Vô Lượng Phân tích

1/ Tứ Vô Lượng Phân tích theo Kinh

2/ Tứ Vô Lượng Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Tứ Vô Lượng Vấn Ðáp

XIV. Ðiều Học Phân tích

1/ Ðiều Học Phân tích theo Vi Diệu Pháp

2/ Phần Ðiều Học Vấn Ðáp

XV. Tứ Ðạt Thông Phân tích

1/ Tứ Ðạt Thông Phân tích theo Kinh

2/ Tứ Ðạt Thông Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Tứ Ðạt Thông Vấn Ðáp

XVI. Trí Phân Tích

XVII. Tiểu Tông Phân Tích

XVIII. Pháp Tâm Phân Tích

XIX. Từ vựng Pali-Việt

Tpt1, I Uẩn phân tích

Bộ luận thứ 2: Vibhaṅga (Bộ Phân Tích)

TẬP MỘT

Tác giả: Santakicca Mahā Thera

Dịch giả: Ðại Trưởng Lão TỊNH SỰ

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Kính Lễ Ðức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Đấng Chánh Đẳng Giác.

MỤC LỤC (TẬP 1)

Lời tựa

Lời giới thiệu

I. Uẩn phân tích (Khandhavibhaṅga)

1/ Uẩn Phân tích theo Kinh

2/ Uẩn Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Uẩn Vấn Ðáp

II. Xứ phân tích (Āyatanavibhaṅga)

1/ Xứ Phân tích theo Kinh

2/ Xứ Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Xứ Vấn Ðáp

III. Giới phân tích (Dhātuvibhaṅga)

1/ Giới Phân tích theo Kinh

2/ Giới Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Giới Vấn Ðáp

IV. Ðế phân tích (Saccavibhaṅga)

1/ Ðế Phân tích theo Kinh

2/ Ðế Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Ðế Vấn Ðáp

V. Quyền phân tích (Indriyavibhaṅga)

1/ Quyền Phân tích theo Vi Diệu Pháp

2/ Phần Quyền Vấn Ðáp

VI. Duyên phân tích (Paccayavibhaṅga)

1/ Duyên khởi Phân tích theo Kinh

2/ Mẫu Ðề Vi Diệu Pháp

3/ Duyên khởi Phân theo Vi Diệu Pháp

VII. Niệm phân tích (Sativibhaṅga)

1/ Niệm Xứ Phân tích theo Kinh

2/ Niệm Xứ Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Niệm Xứ Vấn Ðáp

VIII. Cần phân tích (Viriyavibhaṅga)

1/ Tứ Chánh Cần Phân tích theo Kinh

2/ Tứ Chánh Cần Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Tứ Chánh Cần Vấn Ðáp

IX. Thần túc phân tích (Iddhipādavibhaṅga)

1/ Tứ Thần Túc Phân tích theo Kinh

2/ Tứ Thần Túc Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Tứ Thần Túc Vấn Ðáp

X. Giác chi phân tích (Bodhipakkhiyavibhaṅga)

1/ Giác chi Phân tích theo Kinh

2/ Giác chi Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Giác chi Vấn Ðáp

XI. Ðạo phân tích (Maggavibhaṅga)

1/ Ðạo Phân tích theo Kinh

2/ Ðạo Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Ðạo Vấn Ðáp

I. UẨN PHÂN TÍCH (KHANDHAVIBHAṄGO)

1/ PHÂN TÍCH THEO KINH (SUTTANTABHĀJANĪYA).

1) Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.

SẮC UẨN (Rūpakhandho)

2) Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ SẮC UẨN (1)?

Bất cứ sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại; bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, xấu hoặc tốt, hay là sắc nào xa gần mà gồm chung, tổng kết lại. Ðây gọi là sắc uẩn.

3) Ở ÐÂY SẮC QUÁ KHỨ (2) LÀ THẾ NÀO?

Sắc nào đã qua, đã tiêu diệt, đã lìa mất, đã biến chuyển, đã biến diệt, đã biến hoạt, đã sanh rồi diệt, đã vượt khỏi, gom lại thành phần quá khứ; tức là bốn đại hiển và sắc nương bốn đại hiển. Ðây gọi là sắc quá khứ.

Ở ÐÂY SẮC VỊ LAI (3) LÀ THẾ NÀO?

Sắc nào chưa sanh, chưa có, chưa thành, chưa xuất hiện, chưa khởi phát, chưa hiện khởi, chưa sanh khởi, chưa tương sanh, chưa khởi dậy, chưa ứng khởi, chưa xảy đến, gom lại thành phần vị lai; tức là bốn đại hiển và sắc nương bốn đại hiển. Đây gọi là sắc vị lai.

Ở ÐÂY SẮC HIỆN TẠI (4) LÀ THẾ NÀO?

Sắc nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang phát khởi, đang sanh khởi, đang tương sanh, đang dậy khởi, đang ứng khởi, đang sanh tồn, gom lại thành phần hiện tại; tức là bốn đại hiển. Ðây gọi là sắc hiện tại.

4) Ở ÐÂY SẮC BÊN TRONG (5) THẾ NÀO?

Sắc nào thuộc bên trong của mỗi chúng sanh, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ; tức là bốn đại hiển và sắc nương bốn đại hiển, đây gọi là sắc bên trong.

Ở ÐÂY SẮC BÊN NGOÀI (6) LÀ THẾ NÀO?

Sắc nào thuộc bên trong của các chúng sanh khác, nhân vật khác, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ tức là bốn đại hiển, và sắc nương, bốn đại hiển. Ðây gọi là sắc bên ngoài.

5) Ở ÐÂY SẮC THÔ (7) LÀ THẾ NÀO?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... xúc xứ. Ðây gọi là sắc thô.

Ở ÐÂY SẮC TẾ (8) LÀ THẾ NÀO?

Tức nữ quyền ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây gọi là sắc tế.

6) Ở ÐÂY SẮC XẤU (9) LÀ THẾ NÀO?

Sắc nào đối với các chúng sanh, bị khinh thường, khinh khi, khinh bỉ, khinh miệt, không ái mộ, xấu xa, biết là xấu xa, cho là xấu xa, không đáng ưa chuộng, không đáng ham thích, không đáng vừa lòng, như sắc, thinh, khí, vị, xúc. Ðây gọi là sắc xấu.

Ở ÐÂY SẮC TỐT (10) LÀ THẾ NÀO?

Sắc nào đối với các chúng sanh, không bị khinh thường, không bị khinh khi, không bị khinh bỉ, không bị khinh miệt, được ái mộ, tốt đẹp, biết là tốt đẹp, cho là tốt đẹp, đáng ưa chuộng, đáng ham thích, đáng vừa lòng, như sắc, thinh, khí, vị, xúc. Ðây gọi là sắc tốt.

Hoặc do so sánh sắc này với sắc kia nên được nhận là sắc xấu sắc tốt.

7) Ở ÐÂY SẮC XA (11) LÀ THẾ NÀO?

Tức nữ quyền ... (trùng) ... đoàn thực; hoặc giả có thứ sắc nào khác không cận kề, không tiếp giáp, ở xa, không gần. Ðây gọi là sắc xa.

Ở ÐÂY SẮC GẦN (12) LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn xứ ... (trùng) ... xúc xứ; hoặc giả có sắc nào khác cận kề, tiếp giáp, ở gần, không xa. Ðây gọi là sắc gần.

Hoặc do so sánh sắc này sắc kia, nên được nhận là sắc xa sắc gần.

THỌ UẨN (Vedanākhandho)

8) Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ THỌ UẨN?

Bất cứ tưởng gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, xấu hoặc tốt, hay là thọ nào xa, gần, mà gồm chung, tổng kết lại. Ðây gọi là thọ uẩn.

9) Ở ÐÂY, THỌ QUÁ KHỨ (13) LÀ THẾ NÀO?

Thọ nào đã qua, đã tiêu diệt, đã lìa mất, đã biến chuyển, đã biến diệt, đã biến hoại, đã sanh rồi diệt, đã vượt khỏi, gom lại thành phần quá khứ, tức là thọ lạc, thọ khổ, thọ phi khổ phi lạc. Ðây gọi là thọ quá khứ.

Ở ÐÂY THỌ VỊ LAI (14) LÀ THẾ NÀO?

Thọ nào chưa sanh, chưa có, chưa thành, chưa xuất hiện, chưa khởi phát, chưa hiện khởi, chưa sanh khởi, chưa tương sanh, chưa dậy khởi, chưa ứng khởi, chưa xảy đến, gom lại thành phần vị lai, tức là thọ lạc, thọ khổ, thọ phi khổ phi lạc. Ðây gọi là thọ vị lai.

Ở ÐÂY, THỌ HIỆN TẠI LÀ THẾ NÀO (15)?

Thọ nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang phát khởi, đang sanh khởi, đang tương sanh, đang dậy khởi, đang ứng khởi, đang sanh tồn, gom lại thành phần hiện tại; tức là thọ lạc, thọ khổ, thọ phi khổ phi lạc. Ðây gọi là thọ hiện tại.

10) Ở ÐÂY THỌ BÊN TRONG (16) LÀ THẾ NÀO?

Thọ nào thuộc bên trong của mỗi chúng sanh, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ; tức là thọ lạc, thọ khổ, thọ phi khổ phi lạc. Đây gọi là thọ bên trong.

Ở ÐÂY THỌ BÊN NGOÀI (17) LÀ THẾ NÀO?

Thọ nào thuộc bên trong của các chúng sanh khác, nhân vật khác, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ tức là thọ lạc, thọ khổ, thọ phi khổ phi lạc. Ðây gọi là thọ bên ngoài.

11) Ở ÐÂY THỌ THÔ THỌ TẾ (18) LÀ THẾ NÀO?

Thọ bất thiện là thọ thô, thọ thiện và vô ký là tế; thọ thiện và bất thiện là thô, thọ vô ký là tế; thọ khổ là thô, thọ lạc và thọ phi khổ lạc là tế; thọ khổ và thọ lạc là thô, thọ phi khổ phi lạc là tế; thọ của người không nhập thiền là thô, thọ của người nhập thiền là tế; thọ cảnh lậu là thô, thọ phi cảnh lậu là tế; hoặc so sánh thọ này thọ kia nên được nhận là thọ thô thọ tế.

12) Ở ÐÂY, THỌ XẤU THỌ TỐT (19) LÀ THẾ NÀO?

Thọ bất thiện là xấu, thọ thiện và vô ký là tốt; thọ thiện và bất thiện là xấu, thọ vô ký là tốt; thọ khổ là xấu, thọ lạc và thọ phi khổ phi lạc là tốt; thọ lạc và thọ khổ là xấu, thọ phi khổ phi lạc là tốt; thọ của người không nhập thiền là xấu, thọ của người nhập thiền là tốt; thọ cảnh lậu là xấu, thọ phi cảnh lậu là tốt; hoặc so sánh thọ này thọ kia nên được nhận là thọ xấu thọ tốt.

13) Ở ÐÂY THỌ XA (20) LÀ THẾ NÀO?

Thọ bất thiện xa với thọ thiện và vô ký; thọ thiện và vô ký xa với thọ thiện; Thọ thiện xa với thọ bất thiện và vô ký; thọ bất thiện và vô ký xa với thọ thiện; thọ vô ký xa với thọ thiện và bất thiện; thọ thiện và bất thiện xa với thọ vô ký; thọ khổ xa với thọ lạc và phi khổ phi lạc; thọ lạc và phi khổ phi lạc xa với thọ khổ; thọ lạc xa với thọ khổ và phi khổ phi lạc; thọ khổ và phi khổ phi lạc xa với thọ lạc; thọ phi khổ phi lạc xa với thọ lạc và thọ khổ; thọ lạc và thọ khổ xa với thọ phi khổ phi lạc; thọ của người không nhập thiền xa với thọ của người nhập thiền, thọ của người nhập thiền xa với thọ của người không nhập thiền, thọ cảnh lậu xa với thọ phi cảnh lậu; thọ phi cảnh lậu xa với thọ cảnh lậu. Ðây được gọi là thọ xa.

Ở ÐÂY, THỌ GẦN (21) LÀ THẾ NÀO?

Thọ bất thiện gần với thọ bất thiện; Thọ thiện gần với thọ thiện; thọ vô ký gần với thọ vô ký; thọ khổ gần với thọ khổ; thọ lạc gần với thọ lạc; thọ phi khổ phi lạc gần với thọ phi khổ phi lạc, thọ của người không nhập thiền gần với thọ của người không nhập thiền, thọ của người nhập thiền gần với thọ của người nhập thiền, thọ cảnh lậu gần với thọ cảnh lậu; thọ phi cảnh lậu gần với thọ phi cảnh lậu. Ðây gọi là thọ gần.

Hoặc so sánh thọ này với thọ kia, nên được gọi là thọ xa thọ gần.

TƯỞNG UẨN (Saññakkhandho)

14) Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TƯỞNG UẨN?

Bất cứ tưởng gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, xấu hoặc tốt, hay là tưởng nào xa, gần, mà gom chung, tóm lại thành một nhóm. Ðây gọi là tưởng uẩn.

15) Ở ÐÂY, TƯỞNG QUÁ KHỨ (22) LÀ THẾ NÀO?

Tưởng nào đã qua, đã tiêu diệt, đã lìa mất, đã biến chuyển, đã biến diệt, đã biến hoại, đã sanh rồi diệt, đã vượt khỏi, gom lại thành phần quá khứ, tức là tưởng sanh từ nhãn xúc, tưởng sanh từ nhĩ xúc, tưởng sanh từ tỷ xúc, tưởng sanh từ thiệt xúc, tưởng sanh từ thân xúc, tưởng sanh từ ý xúc. Ðây gọi là tưởng quá khứ.

Ở ÐÂY TƯỞNG VỊ LAI (23) LÀ THẾ NÀO?

Tưởng nào chưa sanh, chưa có, chưa thành, chưa xuất hiện, chưa phát khởi, chưa hiện khởi, chưa sanh khởi, chưa tương sanh, chưa dậy khởi, chưa ứng khởi, chưa xảy đến, gom lại thành phần vị lai, tức là tưởng sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tưởng sanh từ ý xúc. Ðây gọi là tưởng vị lai.

Ở ÐÂY, TƯỞNG HIỆN TẠI (24) LÀ THẾ NÀO?

Tưởng nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang phát khởi, đang hiện khởi, đang sanh khởi, đang tương sanh, đang dậy khởi, đang ứng khởi, đang sanh tồn, gom lại thành phần hiện tại; tức là tưởng sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tưởng sanh từ ý xúc. Ðây gọi là tưởng hiện tại.

16) Ở ÐÂY, TƯỞNG BÊN TRONG (25) LÀ THẾ NÀO?

Tưởng nào thuộc bên trong của mỗi chúng sanh, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ; tức là tưởng sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tưởng sanh từ ý xúc. Ðây gọi là tưởng bên trong.

Ở ÐÂY, TƯỞNG BÊN NGOÀI (26) LÀ THẾ NÀO?

Tưởng nào thuộc bên trong của các chúng sanh khác, nhân vật khác, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ tức là tưởng sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tưởng sanh từ ý xúc. Ðây gọi là tưởng bên ngoài.

17) Ở ÐÂY, TƯỞNG THÔ TƯỞNG TẾ (27) LÀ THẾ NÀO?

Tưởng sanh từ xúc đối chiếu là thô, tưởng sanh từ xúc định danh là tế; Tưởng bất thiện là thô, tưởng thiện và vô ký là tế; tưởng thiện và bất thiện là thô, tưởng vô ký là tế; tưởng tương ưng thọ khổ là thô, tưởng tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc là tế; tưởng tương ưng lạc và khổ là thô, tưởng tương ưng phi khổ phi lạc là tế; tưởng của người không nhập thiền là thô, tưởng của người nhập thiền là tế; tưởng cảnh lậu là thô, tưởng phi cảnh lậu là tế; hoặc so sánh tưởng này tưởng kia nên được nhận là tưởng thô tưởng tế.

18) Ở ÐÂY, TƯỞNG XẤU TƯỞNG TỐT (28) LÀ THẾ NÀO?

Tưởng bất thiện là xấu, tưởng thiện và vô ký là tốt; tưởng thiện và bất thiện là xấu, tưởng vô ký là tốt; tưởng tương ưng thọ khổ là xấu, tưởng tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc là tốt; tưởng tương ưng thọ lạc và khổ là xấu, tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc là tốt; tưởng của người không nhập thiền là xấu, tưởng của người nhập thiền là tốt; tưởng cảnh lậu là xấu, tưởng phi cảnh lậu là tốt; hoặc do so sánh tưởng này tưởng kia nên được nhận là tưởng xấu tưởng tốt.

19) Ở ÐÂY TƯỞNG XA (29) LÀ THẾ NÀO?

Tưởng bất thiện xa với tưởng thiện và vô ký; tưởng thiện và vô ký xa với tưởng bất thiện; Tưởng thiện xa với tưởng bất thiện và vô ký; tưởng bất thiện và vô ký xa với tưởng thiện; tưởng vô ký xa với tưởng thiện và bất thiện; tưởng thiện và bất thiện xa với tưởng vô ký; tưởng tương ưng thọ khổ xa với tưởng tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc; tưởng tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc xa với tưởng tương ưng thọ khổ; tưởng tương ưng thọ lạc xa với tưởng tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc; tưởng tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc xa với tưởng tương ưng thọ lạc; tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc xa với tưởng tương ưng thọ lạc và khổ; tưởng tương ưng thọ lạc và khổ xa với tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc; tưởng của người không nhập thiền xa với tưởng của người nhập thiền, tưởng của người nhập thiền xa với tưởng của người không nhập thiền, tưởng cảnh lậu xa với tưởng phi cảnh lậu; tưởng phi cảnh lậu xa với tưởng cảnh lậu. Ðây được gọi là tưởng xa.

Ở ÐÂY, TƯỞNG GẦN (30) LÀ THẾ NÀO?

Tưởng bất thiện gần với tưởng bất thiện; Tưởng thiện gần với tưởng thiện; tưởng vô ký gần với tưởng vô ký; tưởng tương ưng thọ khổ gần với tưởng tương ưng thọ khổ; tưởng tương ưng thọ lạc gần với tưởng tương ưng thọ lạc; tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc gần với tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc, tưởng của người không nhập thiền gần với tưởng của người không nhập thiền, tưởng của người nhập thiền gần với tưởng của người nhập thiền, tưởng cảnh lậu gần với tưởng cảnh lậu; tưởng phi cảnh lậu gần với tưởng phi cảnh lậu. Ðây gọi là tưởng gần.

Hoặc do so sánh tưởng này với tưởng kia, nên được gọi là tưởng xa tưởng gần.

HÀNH UẨN (Sankhārakkhandho)

20) Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ HÀNH UẨN?

Bất cứ hành gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, xấu hoặc tốt, hay là hành nào xa, gần, mà gom chung, tóm lại thành một nhóm. Ðây gọi là hành uẩn.

21) Ở ÐÂY, HÀNH QUÁ KHỨ (31) LÀ THẾ NÀO?

Hành nào đã qua, đã tiêu diệt, đã lìa mất, đã biến chuyển, đã biến diệt, đã biến hoại, đã sanh rồi diệt, đã vượt khỏi, gom lại thành phần quá khứ, tức là tư sanh từ nhãn xúc, tư sanh từ nhĩ xúc, tư sanh từ tỷ xúc, tư sanh từ thiệt xúc, tư sanh từ thân xúc, tư sanh từ ý xúc. Ðây gọi là hành quá khứ.

Ở ÐÂY HÀNH VỊ LAI (32) LÀ THẾ NÀO?

Hành nào chưa sanh, chưa có, chưa thành, chưa xuất hiện, chưa phát khởi, chưa hiện khởi, chưa sanh khởi, chưa tương sanh, chưa dậy khởi, chưa ứng khởi, chưa xảy đến, gom lại thành phần vị lai, tức là tư sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tư sanh từ ý xúc. Ðây gọi là hành vị lai.

Ở ÐÂY, HÀNH HIỆN TẠI (33) LÀ THẾ NÀO?

Hành nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang phát khởi, đang sanh khởi, đang hiện khởi, đang tương sanh, đang dậy khởi, đang ứng khởi, đang sanh tồn, gom lại thành phần hiện tại; tức là tư sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tư sanh từ ý xúc. Ðây gọi là hành hiện tại.

22) Ở ÐÂY HÀNH BÊN TRONG (34) LÀ THẾ NÀO?

Hành nào thuộc bên trong của mỗi chúng sanh, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ; tức là tư sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tư sanh từ ý xúc. Ðây gọi là hành bên trong.

Ở ÐÂY HÀNH BÊN NGOÀI (35) LÀ THẾ NÀO?

Hành nào thuộc bên trong của các chúng sanh khác, nhân vật khác, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ tức là tư sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tư sanh từ ý xúc. Ðây gọi là hành bên ngoài.

23) Ở ÐÂY HÀNH THÔ HÀNH TẾ (36) LÀ THẾ NÀO?

Hành bất thiện là thô, hành thiện và vô ký là tế; hành thiện và bất thiện là thô, hành vô ký là tế; hành tương ưng thọ khổ là thô, hành tương ưng thọ lạc và phi khổ lạc là tế; hành tương ưng thọ lạc và khổ là thô, hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc là tế; hành của người không nhập thiền là thô, hành của người nhập thiền là tế; hành cảnh lậu là thô, hành phi cảnh lậu là tế; hoặc so sánh hành này hành kia nên được nhận là hành thô hành tế.

24) Ở ÐÂY, HÀNH XẤU HÀNH TỐT (37) LÀ THẾ NÀO?

Hành bất thiện là xấu, hành thiện và vô ký là tốt; hành thiện và bất thiện là xấu, hành vô ký là tốt; hành tương ưng thọ khổ là xấu, hành tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc là tốt; hành tương ưng thọ lạc và khổ là xấu, hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc là tốt; hành của người không nhập thiền là xấu, hành của người nhập thiền là tốt; hành cảnh lậu là xấu, hành phi cảnh lậu là tốt; hoặc do so sánh hành này hành kia mà được nhận là hành xấu hành tốt.

25) Ở ÐÂY HÀNH XA (38) LÀ THẾ NÀO?

Hành bất thiện xa với hành thiện và vô ký; hành thiện và vô ký xa với hành bất thiện; hành thiện xa với hành bất thiện và vô ký; hành bất thiện và vô ký xa với hành thiện; hành vô ký xa với hành thiện và bất thiện; hành thiện và bất thiện xa với hành vô ký; hành tương ưng thọ khổ xa với hành tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc; hành tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc xa với hành tương ưng thọ khổ; hành tương ưng thọ lạc xa với hành tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc; hành tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc xa với hành tương ưng thọ lạc; hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc xa với hành tương ưng thọ lạc và khổ; hành tương ưng thọ lạc và khổ xa với hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc; hành của người không nhập thiền xa với hành của người nhập thiền, hành của người nhập thiền xa với hành của người không nhập thiền, hành cảnh lậu xa với hành phi cảnh lậu; hành phi cảnh lậu xa với hành cảnh lậu. Ðây được gọi là hành xa.

Ở ÐÂY, HÀNH GẦN (39) LÀ THẾ NÀO?

Hành bất thiện gần với hành bất thiện; Hành thiện gần với hành thiện; hành vô ký gần với hành vô ký; hành tương ưng thọ khổ gần với hành tương ưng thọ khổ; hành tương ưng thọ lạc gần với hành tương ưng thọ lạc; hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc gần với hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc, hành của người không nhập thiền gần với hành của người không nhập thiền, hành của người nhập thiền gần với hành của người nhập thiền, hành cảnh lậu gần với hành cảnh lậu; hành phi cảnh lậu gần với hành phi cảnh lậu. Ðây gọi là hành gần.

Hoặc do so sánh hành này với hành kia, nên được gọi là hành xa hành gần.

THỨC UẨN (Viññānakkhandho)

26) Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ THỨC UẨN?

Bất cứ thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, xấu hoặc tốt, xa hoặc gần, mà gom chung, tổng kết lại. Ðây gọi là thức uẩn.

27) Ở ÐÂY, THỨC QUÁ KHỨ (40) LÀ THẾ NÀO?

Thức nào đã qua, đã tiêu diệt, đã lìa mất, đã biến chuyển, đã biến diệt, đã biến hoại, đã sanh rồi diệt, đã vượt khỏi, gom lại thành phần quá khứ, tức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Ðây gọi là thức quá khứ.

Ở ÐÂY THỨC VỊ LAI (41) LÀ THẾ NÀO?

Thức nào chưa sanh, chưa có, chưa thành, chưa xuất hiện, chưa phát khởi, chưa hiện khởi, chưa sanh khởi, chưa tương sanh, chưa dậy khởi, chưa ứng khởi, chưa xảy đến, gom lại thành phần vị lai, tức là nhãn thức ... (trùng) ... ý thức. Ðây gọi là thức vị lai.

Ở ÐÂY, THỨC HIỆN TẠI (42) LÀ THẾ NÀO?

Thức nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang hiện khởi, đang phát khởi, đang sanh khởi, đang tương sanh, đang dậy khởi, đang ứng khởi, đang sanh tồn, gom lại thành phần hiện tại; tức là nhãn thức ... (trùng) ... ý thức. Ðây gọi là thức hiện tại.

28) Ở ÐÂY THỨC BÊN TRONG (43) LÀ THẾ NÀO?

Thức nào thuộc bên trong của mỗi chúng sanh, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ; tức là nhãn thức ... (trùng) ... ý thức. Ðây gọi là thức bên trong.

Ở ÐÂY THỨC BÊN NGOÀI (44) LÀ THẾ NÀO?

Thức nào thuộc bên trong của các chúng sanh khác, nhân vật khác, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ tức là từ nhãn thức ... (trùng) ... ý thức. Ðây gọi là thức bên ngoài.

29) Ở ÐÂY THỨC THÔ THỨC TẾ (45) LÀ THẾ NÀO?

Thức bất thiện là thô, thức thiện và vô ký là tế; thức thiện và bất thiện là thô, thức vô ký là tế; thức tương ưng thọ khổ là thô, thức tương ưng thọ lạc và phi khổ lạc là tế; thức tương ưng thọ lạc và khổ là thô, thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc là tế; thức của người không nhập thiền là thô, thức của người nhập thiền là tế; thức cảnh lậu là thô, thức phi cảnh lậu là tế; hoặc do so sánh thức này thức kia mà được nhận là thức thô thức tế.

30) Ở ÐÂY, THỨC XẤU THỨC TỐT (46) LÀ THẾ NÀO?

Thức bất thiện là xấu, thức thiện và vô ký là tốt; thức thiện và bất thiện là xấu, thức vô ký là tốt; thức tương ưng thọ khổ là xấu, thức tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc là tốt; thức tương ưng thọ lạc là khổ là xấu, thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc là tốt; thức của người không nhập thiền là xấu, thức của người nhập thiền là tốt; thức cảnh lậu là xấu, thức phi cảnh lậu là tốt; hoặc so sánh thức này thức kia mà được nhận là thức xấu thức tốt.

31) Ở ÐÂY THỨC XA (47) LÀ THẾ NÀO?

Thức bất thiện xa với thức thiện và vô ký; thức thiện và vô ký xa với thức bất thiện; thức thiện xa với thức bất thiện và vô ký; thức bất thiện và vô ký xa với thức thiện; thức vô ký xa với thức thiện và bất thiện; thức thiện và bất thiện xa với thức vô ký; thức tương ưng thọ khổ xa với thức tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc; thức tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc xa với thức tương ưng thọ khổ; thức tương ưng thọ lạc xa với thức tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc; thức tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc xa với thức tương ưng thọ lạc; thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc xa với thức tương ưng thọ lạc và khổ; thức tương ưng thọ lạc và thọ khổ xa với thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc; thức của người không nhập thiền xa với thức của người nhập thiền, thức của người nhập thiền xa với thức của người không nhập thiền, thức cảnh lậu xa với thức phi cảnh lậu; thức phi cảnh lậu xa với thức cảnh lậu. Ðây được gọi là thức xa.

Ở ÐÂY, THỨC GẦN (48) LÀ THẾ NÀO?

Thức bất thiện gần với thức bất thiện; thức thiện gần với thức thiện; thức vô ký gần với thức vô ký; thức tương ưng thọ khổ gần với thức tương ưng thọ khổ; thức tương ưng thọ lạc gần với thức tương ưng thọ lạc; thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc gần với thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc, thức của người không nhập thiền gần với thức của người không nhập thiền, thức của người nhập thiền gần với thức của người nhập thiền, thức cảnh lậu gần với thức cảnh lậu; thức phi cảnh lậu gần với thức phi cảnh lậu. Ðây gọi là thức gần.

Hoặc do so sánh thức này với thức kia, nên được gọi là thức xa thức gần.

(DỨT PHẦN UẨN PHÂN TÍCH THEO KINH)

2/ UẨN PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP

(ABHIDHAMMABHĀJANĪYA)

32) Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.

SẮC UẨN (Rūpakkhandho)

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ SẮC UẨN?

33) Sắc uẩn phân theo một loại: Tất cả sắc là phi nhân, là vô nhân, là bất tương ưng nhân, là hữu duyên, là hữu vi, là thể hoại, là hiệp thế, là cảnh lậu, là cảnh triền, là cảnh phược, là cảnh bộc, là cảnh phối, là cảnh cái, là cảnh khinh thị, là cảnh thủ, là cảnh phiền não, là vô ký, là bất tri cảnh, là phi sở hữu tâm, là bất tương ưng tâm, là phi dị thục phi dị thục nhân, là phi phiền toái cảnh phiền não, là phi hữu tầm hữu tứ, là phi vô tầm hữu tứ, là phi vô tầm vô tứ, là phi câu hành hỷ, là phi câu hành lạc, là phi câu hành xả, là phi kiến đạo phi tiến đạo ưng trừ, là phi hữu nhân kiến đạo tiến đạo ưng trừ, là phi nhân đến tích tập, phi nhân đến tịch diệt, là phi hữu học phi vô học, là hy thiểu, là dục giới, là phi sắc giới, là phi vô sắc giới, là hệ thuộc, là bất định, là phi dẫn xuất, là hiện sanh, là được sáu thức ứng tri, là vô thường bị già chi phối. Sắc uẩn phân theo một loại là như vậy.

34) SẮC UẨN PHÂN THEO HAI LOẠI:

- Có sắc thủ, có sắc phi thủ.

- Có sắc do thủ, có sắc phi do thủ.

- Có sắc do thủ cảnh thủ, có sắc phi do thủ cảnh thủ.

- Có sắc hữu kiến, có sắc vô kiến.

- Có sắc hữu đối chiếu, có sắc vô đối chiếu.

- Có sắc quyền, Có sắc phi quyền.

- Có sắc đại hiển, Có sắc phi đại hiển.

- Có sắc biểu tri, Có sắc phi biểu tri.

- Có sắc do tâm sở sanh, Có sắc phi do tâm sở sanh.

- Có sắc đồng hiện hữu với tâm, Có sắc phi đồng hiện hữu với tâm.

- Có sắc tùy chuyển với tâm, Có sắc phi tùy chuyển với tâm.

- Có sắc nội phần, Có sắc ngoại phần.

- Có sắc thô, Có sắc tế.

- Có sắc viễn, Có sắc cận ... (trùng) ... Có sắc đoàn thực, Có sắc phi đoàn thực.

Sắc uẩn phân theo hai loại là như vậy.

35) SẮC UẨN PHÂN THEO BA LOẠI:

- Sắc nào là sắc nội phần ấy là sắc y sinh; Sắc nào là sắc ngoại phần ấy có sắc y sinh, có sắc phi y sinh.

- Sắc nào là sắc nội phần ấy là sắc do thủ, Sắc nào là sắc ngoại phần ấy có sắc do thủ, có sắc phi do thủ.

- Sắc nào là sắc nội phần ấy là sắc do thủ cảnh; Sắc nào là sắc ngoại phần ấy có sắc do thủ cảnh thủ, có sắc phi do thủ cảnh thủ ... (trùng) ...

- Sắc nào là sắc nội phần ấy là sắc đoàn thực; Sắc nào là sắc ngoại phần ấy có sắc đoàn thực, có sắc phi đoàn thực.

Sắc uẩn phân theo ba loại là như vậy.

36) SẮC UẨN PHÂN THEO BỐN LOẠI:

- Sắc nào là sắc y sinh, sắc ấy có sắc do thủ có sắc phi do thủ; Sắc nào là sắc phi y sinh, sắc ấy có sắc do thủ có sắc phi do thủ.

- Sắc nào là sắc y sinh, sắc ấy có sắc do thủ, cảnh thủ, có sắc phi do thủ cảnh thủ; Sắc nào là sắc phi y sinh, sắc ấy có sắc do thủ cảnh thủ, có sắc phi do thủ cảnh thủ.

- Sắc nào là sắc y sinh, sắc ấy có sắc hữu đối chiếu, có sắc vô đối chiếu, Sắc nào là sắc phi y sinh, sắc ấy có sắc hữu đối chiếu, có sắc vô đối chiếu.

- Sắc nào là sắc y sinh, sắc ấy có sắc thô, có sắc tế; Sắc nào là sắc phi y sinh, sắc ấy có sắc thô, có sắc tế.

- Sắc nào là sắc y sinh, sắc ấy có sắc viễn, có sắc cận; Sắc nào là sắc phi y sinh, sắc ấy có sắc viễn, có sắc cận ... (trùng) ...

- Sắc thấy được sắc nghe được, sắc cảm được, sắc biết được.

Sắc uẩn phân theo bốn loại là như vậy.

37) SẮC UẨN PHÂN THEO NĂM LOẠI:

- Ðiạ giới, hỏa giới, thủy giới, phong giới và sắc y sinh.

Sắc uẩn phân theo năm loại là như vậy.

38) SẮC UẨN PHÂN THEO SÁU LOẠI

- Sắc nhãn ứng tri, sắc nhĩ ứng tri, sắc tỷ ứng tri, sắc thiệt ứng tri, sắc thân ứng tri, sắc ý ứng tri (49).

Sắc uẩn phân theo sáu loại là như vậy.

39) SẮC UẨN PHÂN THEO BẢY LOẠI

- Sắc nhãn ứng tri ... (trùng) ... sắc ý giới ứng tri, sắc ý thức giới ứng tri.

Sắc uẩn phân theo bảy loại là như vậy.

40) SẮC UẨN PHÂN THEO TÁM LOẠI

- Sắc nhãn ứng tri ... (trùng) ... sắc thân ứng tri có xúc lạc, có xúc khổ, sắc ý giới ứng tri, sắc ý thức giới ứng tri.

Sắc uẩn phân theo tám loại là như vậy.

41) SẮC UẨN PHÂN THEO CHÍN LOẠI

- Nhãn quyền (50), nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền và sắc phi quyền.

Sắc uẩn phân theo chín loại là như vậy.

42) SẮC UẨN PHÂN THEO MƯỜI LOẠI

- Nhãn quyền ... (trùng) ... mạng quyền, sắc phi quyền có loại hữu đối chiếu (51), có loại vô đối chiếu.

Sắc uẩn phân theo mười loại là như vậy.

43) SẮC UẨN PHÂN THEO MƯỜI MỘT LOẠI:

- Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, và sắc vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ.

Sắc uẩn phân theo mười một loại là như vậy.

ÐÂY GỌI LÀ SẮC UẨN

THỌ UẨN (Vedanākkhandho)

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ THỌ UẨN?

44) Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hữu nhân, có thọ vô nhân.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ thiện, có thọ bất thiện, có thọ vô ký.

- Thọ uẩn phân theo bốn loại: Có thọ dục giới, có thọ sắc giới, có thọ vô sắc giới, có thọ phi hệ thuộc.

- Thọ uẩn phân theo năm loại: Có thọ lạc quyền, có thọ khổ quyền, có thọ hỷ quyền, có thọ ưu quyền, có thọ xả quyền.

- Thọ uẩn phân theo sáu loại: Thọ sanh từ nhãn xúc, thọ sanh từ nhĩ xúc, thọ sanh từ tỷ xúc, thọ sanh từ thiệt xúc, thọ sanh từ thân xúc, thọ sanh từ ý xúc.

Thọ uẩn phân theo sáu loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo bảy loại: Thọ sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... thọ sanh từ thân xúc, thọ sanh từ ý giới xúc, thọ sanh từ ý thức giới xúc.

Thọ uẩn phân theo bảy loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo tám loại: Thọ sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... thọ sanh từ thân xúc có lạc, có khổ, thọ sanh từ ý giới xúc, thọ sanh từ ý thức giới xúc.

Thọ uẩn phân theo tám loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo chín loại: Thọ sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... thọ sanh từ thân xúc, thọ sanh từ ý giới xúc, thọ sanh từ ý thức giới xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký.

Thọ uẩn phân theo chín loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo mười loại: Thọ sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... thọ sanh từ thân xúc có lạc, có khổ, thọ sanh từ ý giới xúc, thọ sanh từ ý thức giới xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký.

Thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

45) Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hữu nhân, có thọ vô nhân.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ dị thục, có thọ dị thục nhân, Có thọ phi dị thục, phi dị thục nhân.

Có thọ do thủ cảnh thủ, Có thọ phi do thủ cảnh thủ, Có thọ phi do thủ phi cảnh thủ.

Có thọ phiền toái cảnh phiền não, Có thọ phi phiền toái cảnh phiền não, Có thọ phi phiền toái phi cảnh phiền não.

Có thọ hữu tầm hữu tứ, Có thọ vô tầm hữu tứ, có thọ vô tầm vô tứ.

Có thọ đáng do kiến đạo đoạn trừ (52), Có thọ đáng do tiến đạo đoạn trừ (53), Có thọ không đáng do kiến đạo đoạn trừ.

Có thọ hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, Có thọ hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, Có thọ hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

Có thọ nhân đến tích tập (54), có thọ nhân đến tịch diệt (55), có thọ phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt.

Có thọ hữu học, có thọ vô học, Có thọ phi hữu học phi vô học.

Có thọ hy thiểu, có thọ đáo đại, có thọ vô lượng.

Có thọ biết cảnh hy thiểu, có thọ biết cảnh đáo đại, có thọ biết cảnh vô lượng.

Có thọ ty hạ, có thọ trung bình, có thọ tinh lương.

Có thọ cố định phần tà, có thọ cố định phần chánh, có thọ phi cố định.

Có thọ đạo thành cảnh, có thọ đạo thành nhân, có thọ đạo thành trưởng.

Có thọ sanh tồn, có thọ vị sanh tồn, có thọ chuẩn sanh.

Có thọ quá khứ, có thọ vị lai, có thọ hiện tại.

Có thọ biết cảnh quá khứ, có thọ biết cảnh vị lai, có thọ biết cảnh hiện tại.

Có thọ nội phần, có thọ ngoại phần, có thọ nội ngoại phần.

Có thọ biết cảnh nội phần, có thọ biết cảnh ngoại phần, có thọ biết cảnh nội ngoại ... (trùng) ... ..

Thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

PHẦN CĂN NHỊ ÐỀ (Dukamūlaka)

46) Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ tương ưng nhân, Có thọ bất tương ưng nhân.

Có thọ phi nhân hữu nhân, Có thọ phi nhân vô nhân.

Có thọ hiệp thế, có thọ siêu thế.

Có thọ đáng vài tâm biết (56), Có thọ không đáng vài tâm biết (57)

Có thọ cảnh lậu, có thọ phi cảnh lậu.

Có thọ tương ưng lậu, có thọ bất tương ưng lậu.

Có thọ bất tương ưng lậu, Có thọ tương ưng lậu phi cảnh lậu.

Có thọ cảnh triền, có thọ phi cảnh triền.

Có thọ tương ưng triền, có thọ bất tương ưng triền.

Có thọ bất tương ưng triền cảnh triền, có thọ bất tương ưng triền phi cảnh triền.

Có thọ cảnh phược, có thọ phi cảnh phược.

Có thọ tương ưng phược, có thọ bất tương ưng phược.

Có thọ bất tương ưng phược cảnh phược, có thọ bất tương ưng phược phi cảnh phược.

Có thọ cảnh bộc, có thọ phi cảnh bộc.

Có thọ tương ưng bộc, có thọ bất tương ưng bộc.

Có thọ bất tương ưng bộc cảnh bộc, có thọ bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.

Có thọ cảnh phối, có thọ phi cảnh phối.

Có thọ tương ưng phối, có thọ bất tương ưng phối.

Có thọ bất tương ưng phối cảnh phối, có thọ bất tương ưng phối phi cảnh phối.

Có thọ cảnh cái, có thọ phi cảnh cái, có thọ tương ưng cái, có thọ bất tương ưng cái.

Có thọ tương ưng cái cảnh cái, có thọ bất tương ưng cái phi cảnh cái.

Có thọ cảnh khinh thị (58), có thọ phi cảnh khinh thị.

Có thọ tương ưng khinh thị, có thọ bất tương ưng khinh thị.

Có thọ bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có thọ bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.

Có thọ do thủ, có thọ phi do thủ.

Có thọ cảnh thủ, có thọ phi cảnh thủ.

Có thọ tương ưng thủ, có thọ bất tương ưng thủ.

Có thọ bất tương ưng thủ cảnh thủ, có thọ bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.

Có thọ cảnh phiền não, có thọ phi cảnh phiền não.

Có thọ phiền toái, có thọ phi phiền toái.

Có thọ tương ưng phiền não, có thọ bất tương ưng phiền não.

Có thọ bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, có thọ bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.

Có thọ đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thọ không đáng do kiến đạo đoạn trừ.

Có thọ đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thọ không đáng do tiến đạo đoạn trừ.

Có thọ hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thọ phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ.

Có thọ hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thọ phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ.

Có thọ hữu tầm, có thọ vô tầm.

Có thọ hữu tứ, có thọ vô tứ.

Có thọ hữu hỷ, có thọ vô hỷ.

Có thọ câu hành hỷ, có thọ phi câu hành hỷ.

Có thọ dục giới, có thọ phi dục giới.

Có thọ sắc giới, có thọ phi sắc giới.

Có thọ vô sắc giới, có thọ phi vô sắc giới.

Có thọ hệ thuộc (59), có thọ phi hệ thuộc.

Có thọ dẫn xuất (60), có thọ phi dẫn xuất.

Có thọ cố định (61), có thọ phi cố định.

Có thọ hữu thượng (62), có thọ vô thượng.

Có thọ hữu tranh (63), có thọ vô tranh.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ thiện, có thọ bất thiện, có thọ vô ký ... (trùng) ... Thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

47) Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hữu tranh, có thọ vô tranh.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ dị thục, có thọ dị thục nhân, có thọ phi dị thục phi dị thục nhân ... (trùng) ... có thọ biết cảnh nội phần, có thọ biệt cảnh ngoại phần, có thọ biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ...

Thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

(DỨT CĂN NHỊ ÐỀ)

PHẦN CĂN TAM ÐỀ (Tikamūlaka)

48) Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hữu nhân có thọ vô nhân.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ thiện, có thọ bất thiện, có thọ vô ký ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hữu tranh có thọ vô tranh.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ thiện, có thọ bất thiện, có thọ vô ký ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hữu nhân có thọ vô nhân.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ dị thục, có thọ dị thục nhân, có thọ phi dị thục phi dị thục nhân ... (trùng) ... có thọ biết cảnh nội phần, có thọ biết cảnh ngoại phần, có thọ biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ... Thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hữu tranh có thọ vô tranh.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ dị thục (64), có thọ dị thục nhân (65), có thọ phi dị thục phi dị thục nhân ... (trùng) ... có thọ biết cảnh nội phần, có thọ biết cảnh ngoại phần, có thọ biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ... Thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

(DỨT CĂN TAM ÐỀ)

PHẦN LƯỠNG LỢI (Ubhatovaddhaka).

49) Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hữu nhân có thọ vô nhân.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ thiện, có thọ bất thiện, có thọ vô ký ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ tương ưng nhân, có thọ bất tươmg ưng nhân.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ dị thục, có thọ dị thục nhân, có thọ phi dị thục phi dị thục nhân ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ phi nhân hữu nhân, có thọ phi nhân vô nhân.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ do thủ cảnh thủ, có thọ phi do thủ cảnh thủ, có thọ phi do thủ phi cảnh thủ ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hiệp thế, có thọ siêu thế.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ phiền toái cảnh phiền não, có thọ phi phiền toái cảnh phiền não, có thọ phi phiền toái phi cảnh phiền não ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ đáng vài tâm biết, có thọ không đáng vài tâm biết.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ hữu tầm hữu tứ, có thọ vô tầm hữu tứ, có thọ vô tầm vô tứ ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ cảnh lậu, có thọ phi cảnh lậu.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thọ đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thọ không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ tương ưng lậu, có thọ bất tươmg ưng lậu.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thọ hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thọ phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: thọ bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thọ bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ nhân đến tích tập, có thọ nhân đến tịch diệt, có thọ phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ cảnh triền, có thọ phi cảnh triền.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ hữu học, có thọ vô học, có thọ phi hữu học phi vô học ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ tương ưng triền, có thọ bất tương ưng triền.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ hy thiểu, có thọ đáo đại, có thọ vô lượng ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ bất tương ưng triền cảnh triền, có thọ bất tương ưng triền phi cảnh triền.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ biết cảnh hy thiểu, có thọ biết cảnh đáo đại, có thọ biết cảnh vô lượng ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ cảnh phược, có thọ phi cảnh phược.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ ty hạ, có thọ trung bình, có thọ tinh lương ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ tương ưng phược, có thọ bất tương ưng phược.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ cố định phần tà, có thọ cố định phần chánh, có thọ phi cố định ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ bất tương ưng phược cảnh phược, có thọ bất tương ưng phược phi cảnh phược.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ đạo thành cảnh, có thọ đạo thành nhân, có thọ đạo thành trưởng ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ cảnh bộc, có thọ phi cảnh bộc.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ sanh tồn, có thọ vị sanh tồn, có thọ chuẩn sanh ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ tương ưng bộc, có thọ bất tương ưng bộc.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ quá khứ, có thọ vị lai, có thọ hiện tại ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ bất tương ưng bộc cảnh bộc, có thọ bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ biết cảnh quá khứ, có thọ biết cảnh vị lai, có thọ biết cảnh hiện tại ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ cảnh phối, có thọ phi cảnh phối.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ nội phần, có thọ ngoại phần, có thọ nội ngoại phần ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.

- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ tương ưng phối, có thọ bất tương ưng phối.

- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ biết cảnh nội phần, có thọ biết cảnh ngoại phần, có thọ biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.

(DỨT PHẦN LƯỠNG LỢI)

PHẦN PHÂN ÐA (Bahuvidhavāro)

50) THỌ UẨN PHÂN THEO BẢY LOẠI: Có thọ thiện, có thọ bất thiện, có thọ vô ký, có thọ dục giới, có thọ sắc giới, có thọ vô sắc giới, có thọ phi hệ thuộc. Thọ uẩn phân theo bảy loại là như vậy.

Mặt khác, thọ uẩn phân theo bảy loại: Có thọ dị thục, có thọ dị thục nhân, có thọ phi dị thục phi dị thục nhân ... (trùng) ... có thọ biết cảnh nội phần, có thọ biết cảnh ngoại phần, có thọ biết cảnh nội ngoại phần, có thọ dục giới, có thọ sắc giới, có thọ vô sắc giới, có thọ phi hệ thuộc. Thọ uẩn phân theo bảy loại là như vậy.

51) Thọ uẩn phân theo hai mươi bốn loại: Thọ uẩn do duyên nhãn xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, thọ uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên ý xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký; thọ sanh từ nhãn xúc, thọ sanh từ nhĩ xúc, thọ sanh từ tỷ xúc, thọ sanh từ thiệt xúc, thọ sanh từ thân xúc, thọ sanh từ ý xúc. Thọ uẩn phân theo hai mươi bốn loại là như vậy.

Mặt khác, thọ uẩn phân theo hai mươi bốn loại: thọ uẩn do duyên nhãn xúc có dị thục, có dị thục nhân, có phi dị thục phi dị thục nhân ... (trùng) ... có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần, thọ uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên ý xúc có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần; thọ sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... , thọ sanh từ ý xúc. Thọ uẩn phân theo hai mươi bốn loại là như vậy.

52) Thọ uẩn phân theo ba mươi loại: thọ uẩn do duyên nhãn xúc có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới, có phi hệ thuộc, thọ uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên ý xúc có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; thọ sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... , thọ sanh từ ý xúc ... (trùng) ... Thọ uẩn phân theo ba mươi loại là như vậy.

53) Thọ uẩn phân thọ nhiều loại: thọ uẩn do duyên nhãn xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; thọ uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên ý xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; thọ sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... , thọ sanh từ ý xúc ... (trùng) ... Thọ uẩn phân theo nhiều loại là như vậy.

Mặt khác, thọ uẩn phân theo nhiều loại: thọ uẩn do duyên nhãn xúc có dị thục, có dị thục nhân, có phi dị thục phi dị thục nhân ... (trùng) ... có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; thọ uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... thọ uẩn do duyên ý xúc có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần; có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; thọ sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... , thọ sanh từ ý xúc. Thọ uẩn phân theo nhiều loại là như vậy.

Ðây gọi là thọ uẩn.

(DỨT PHẦN PHÂN ÐA)

TƯỞNG UẨN (Sannākkhāndho)

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TƯỞNG UẨN?

54) TƯỞNG UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Tưởng tương ưng xúc.

Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hữu nhân, có tưởng vô nhân.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng thiện, có tưởng bất thiện, có tưởng vô ký.

- Tưởng uẩn phân theo bốn loại: Có tưởng dục giới, có tưởng sắc giới, có tưởng vô sắc giới; có tưởng phi hệ thuộc.

- Tưởng uẩn phân theo năm loại: Có tưởng tương ưng lạc quyền, có tưởng tương ưng khổ quyền, có tưởng tương ưng ưu quyền, có tưởng tương ưng hỷ quyền có tưởng tương ưng xả quyền.

- Tưởng phân theo sáu loại: Tưởng sanh từ nhãn xúc, tưởng sanh từ nhĩ xúc, tưởng sanh từ tỷ xúc, tưởng sanh từ thiệt xúc, tưởng sanh từ thân xúc, tưởng sanh từ ý xúc.

- Tưởng uẩn phân theo bảy loại: Tưởng sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tưởng sanh từ thân xúc, tưởng sanh từ ý giới xúc, tưởng sanh từ ý thức giới xúc. Tưởng uẩn phân theo bảy loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo tám loại: Tưởng sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tưởng sanh từ thân xúc có câu hành lạc (66), có câu hành khổ (67), tưởng sanh từ ý giới xúc, tưởng sanh từ ý thức giới xúc. Tưởng uẩn phân theo tám loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo chín loại: Tưởng sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tưởng sanh từ thân xúc, tưởng sanh từ ý giới xúc, tưởng sanh từ ý thức giới xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký. Tưởng uẩn phân theo chín loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo mười loại: Tưởng sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tưởng sanh từ thân xúc có câu hành lạc, có câu hành khổ, tưởng sanh từ ý giới xúc, tưởng sanh từ ý thức giới xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký. Tưởng uẩn phân theo mười loại là như thế.

55) Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hữu nhân, có tưởng vô nhân.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng tương ưng tưởng lạc, có tưởng tương ưng tưởng khổ, có tưởng tương ưng tưởng phi khổ phi lạc.

Có tưởng dị thục, có tưởng dị thục nhân, có tưởng phi dị thục, phi dị thục nhân.

Có tưởng do thủ cảnh thủ, có tưởng phi do thủ cảnh thủ, có tưởng phi do thủ phi cảnh thủ.

Có tưởng phiền toái cảnh phiền não, có tưởng phi phiền toái cảnh phiền não, có tưởng phi phiền toái phi cảnh phiền não.

Có tưởng hữu tầm hầm tứ, có tưởng vô tầm hữu tứ, có tưởng vô tầm vô tứ.

Có tưởng câu hành hỷ, có tưởng câu hành lạc, có tưởng câu hành xả.

Có tưởng đáng đo kiến đạo đoạn trừ, có tưởng đáng đo tiến đạo đoạn trừ, có tưởng không đáng đo kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

Có tưởng hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có tưởng hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có tưởng phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

Có tưởng là nhân đến tích tập, có tưởng là nhân đến tịch diệt, có tưởng là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt.

Có tưởng hữu học, có tưởng vô học, có tưởng phi hữu học phi vô học.

Có tưởng hy thiểu, có tưởng đáo đại, có tưởng vô lượng.

Có tưởng biết cảnh hy thiểu, có tưởng biết cảnh đáo đại, có tưởng biết cảnh vô lượng.

Có tưởng ty hạ, có tưởng trung bình, có tưởng tinh lương.

Có tưởng cố định phần tà, có tưởng cố định phần chánh, có tưởng phi cố định.

Có tưởng đạo thành cảnh, có tưởng đạo thành nhân, có tưởng đạo thành trưởng.

Có tưởng hiện sanh (68), có tưởng vị sanh tồn (69), có tưởng chuẩn sanh (70).

Có tưởng quá khứ, có tưởng vị lai, có tưởng hiện tại.

Có tưởng biết cảnh quá khứ, có tưởng biết cảnh vị lai, có tưởng biết cảnh hiện tại.

Có tưởng nội phần, có tưởng ngoại phần, có tưởng nội ngoại phần.

Có tưởng biết cảnh nội phần, có tưởng biết cảnh ngoại phần, có tưởng biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ...

Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

PHẦN CĂN NHỊ ÐỀ (Dukamūlaka)

56) TƯỞNG UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Tưởng tương ưng xúc.

Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng tương ưng nhân, có tưởng bất tương ưng nhân.

Có tưởng phi nhân hữu nhân, có tưởng phi nhân vô nhân.

Có tưởng hiệp thế, có tưởng siêu thế.

Có tưởng đáng vài tâm biết, có tưởng không đáng vài tâm biết.

Có tưởng cảnh lậu, có tưởng phi cảnh lậu.

Có tưởng bất tương ưng lậu cảnh lậu, có tưởng bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

Có tưởng cảnh triền, có tưởng phi cảnh triền.

Có tưởng tương ưng triền, có tưởng bất tương ưng triền.

Có tưởng bất tương ưng triền cảnh triền, có tưởng bất tương ưng triền phi cảnh triền.

Có tưởng cảnh phược, có tưởng phi cảnh phược.

Có tưởng tương ưng phược, có tưởng bất tương ưng phược.

Có tưởng bất tương ưng phược cảnh phược, có tưởng bất tương ưng phược phi cảnh phược.

Có tưởng cảnh bộc, có tưởng phi cảnh bộc.

Có tưởng tương ưng bộc, có tưởng bất tương ưng bộc.

Có tưởng bất tương ưng bộc cảnh bộc, có tưởng bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.

Có tưởng cảnh phối, có tưởng phi cảnh phối.

Có tưởng tương ưng phối, có tưởng bất tương ưng phối.

Có tưởng bất tương ưng phối cảnh phối, có tưởng bất tương ưng phối phi cảnh phối.

Có tưởng cảnh cái, có tưởng phi cảnh cái.

Có tưởng tương ưng cái, có tưởng bất tương ưng cái.

Có tưởng bất tương ưng cái cảnh cái, có tưởng bất tương ưng cái phi cảnh cái.

Có tưởng cảnh khinh thị, có tưởng phi cảnh khinh thị.

Có tưởng tương ưng khinh thị, có tưởng bất tương ưng khinh thị.

Có tưởng bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có tưởng bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.

Có tưởng do thủ, có tưởng phi do thủ.

Có tưởng cảnh thủ, có tưởng phi cảnh thủ.

Có tưởng tương ưng thủ, có tưởng bất tương ưng thủ.

Có tưởng bất tương ưng thủ cảnh thủ, có tưởng bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.

Có tưởng cảnh phiền não, có tưởng phi cảnh phiền não.

Có tưởng phiền toái, có tưởng phi phiền toái.

Có tưởng tương ưng phiền não, có tưởng bất tương ưng phiền não.

Có tưởng tương ưng phiền não cảnh phiền não, có tưởng bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.

Có tưởng đáng do kiến đạo đoạn trừ, có tưởng không đáng do kiến đạo đoạn trừ.

Có tưởng đáng do tiến đạo đoạn trừ, có tưởng không đáng do tiến đạo đoạn trừ.

Có tưởng hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có tưởng phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ.

Có tưởng hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có tưởng phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ.

Có tưởng hữu tầm, có tưởng vô tầm.

Có tưởng hữu tứ, có tưởng vô tứ.

Có tưởng hữu hỷ, có tưởng vô hỷ.

Có tưởng câu hành hỷ, có tưởng phi câu hành hỷ.

Có tưởng câu hành lạc, có tưởng phi câu hành lạc.

Có tưởng câu hành xả, có tưởng phi câu hành xả.

Có tưởng dục giới, có tưởng phi dục giới.

Có tưởng sắc giới, có tưởng phi sắc giới.

Có tưởng vô sắc giới, có tưởng phi vô sắc giới.

Có tưởng hệ thuộc, có tưởng phi hệ thuộc.

Có tưởng dẫn xuất, có tưởng phi dẫn xuất.

Có tưởng cố định, có tưởng phi cố định.

Có tưởng hữu thượng, có tưởng vô thượng.

Có tưởng hữu tranh, có tưởng vô tranh.

- TƯỞNG UẨN PHÂN THEO BA LOẠI: Có tưởng thiện, có tưởng bất thiện, có tưởng vô ký ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

57) TƯỞNG UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hữu tranh, có tưởng vô tranh.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng tương ưng thọ lạc, có tưởng tương ưng thọ khổ, có tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc ... (trùng) ... có tưởng biết cảnh nội phần, có tưởng biệt cảnh ngoại phần, có tưởng biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

(DỨT PHẦN CĂN NHỊ ÐỀ)

PHẦN CĂN TAM ÐỀ (Tikamūlaka)

58) TƯỞNG UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Tưởng tương ưng xúc.

Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hữu nhân, có tưởng vô nhân.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng thiện, có tưởng bất thiện, có tưởng vô ký ... (trùng) ... tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hữu tranh có tưởng vô tranh.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng thiện, có tưởng bất thiện, có tưởng vô ký ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hữu nhân có tưởng vô nhân.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng tương ưng thọ lạc, có tưởng tương ưng thọ khổ, có tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc ... (trùng) ... có tưởng biết cảnh nội phần, có tưởng biết cảnh ngoại phần, có tưởng biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hữu tranh có tưởng vô tranh.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng tương ưng thọ lạc, có tưởng tương ưng thọ khổ, có tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc ... (trùng) ... có tưởng biết cảnh nội phần, có tưởng biết cảnh ngoại phần, có tưởng biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

(DỨT PHẦN CĂN TAM ÐỀ)

PHẦN LƯỠNG LỢI (Ubhatovaddhaka).

59) TƯỞNG UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hữu nhân có tưởng vô nhân.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng thiện, có tưởng bất thiện, có tưởng vô ký ... (trùng) ... tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng tương ưng nhân, có tưởng bất tương ưng nhân.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng tương ưng thọ lạc, có tưởng tương ưng thọ khổ, có tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng phi nhân hữu nhân, có tưởng phi nhân vô nhân.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng dị thục, có tưởng dị thục nhân, có tưởng phi dị thục phi dị thục nhân ... (trùng) ... tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hiệp thế, có tưởng siêu thế.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng do thủ cảnh thủ, có tưởng phi do thủ cảnh thủ, có tưởng phi do thủ phi cảnh thủ ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng đáng vài tâm biết, có tưởng không đáng vài tâm biết.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng phiền toái cảnh phiền não, có tưởng phi phiền toái cảnh phiền não, có tưởng phi phiền toái phi cảnh phiền não ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng đáng vài tâm biết, có tưởng không đáng vài tâm biết.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng phiền toái cảnh phiền não, có tưởng phi phiền toái cảnh phiền não, có tưởng phi phiền toái phi cảnh phiền não ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng cảnh lậu, có tưởng phi cảnh lậu.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng hữu tầm hữu tứ, có tưởng vô tầm hữu tứ, có tưởng vô tầm vô tứ ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng tương ưng lậu, có tưởng bất tương ưng lậu.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng câu hành hỷ, có tưởng câu hành lạc, có tưởng câu hành xả ... (trùng) ... tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng bất tương ưng lậu cảnh lậu, có tưởng bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng đáng do kiến đạo đoạn trừ, có tưởng đáng do tiến đạo đoạn trừ, có tưởng đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng cảnh triền, có tưởng phi cảnh triền.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có tưởng hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có tưởng phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng tương ưng triền, có tưởng bất tương ưng triền.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng nhân đến tích tập, có tưởng nhân đến tịch diệt, có tưởng phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt ... (trùng) ...

Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng bất tương ưng triền cảnh triền, có tưởng bất tương ưng triền phi cảnh triền.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng hữu học, có tưởng vô học, có tưởng phi hữu học phi vô học ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng cảnh phược, có tưởng phi cảnh phược.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng hy thiểu, có tưởng đáo đại, có tưởng vô lượng ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng tương ưng phược, có tưởng bất tương ưng phược.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng biết cảnh hy thiểu, có tưởng biết cảnh đáo đại, có tưởng biết cảnh vô lượng ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng bất tương ưng phược cảnh phược, có tưởng bất tương ưng phược phi cảnh phược.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng ty hạ, có tưởng trung bình, có tưởng tinh lương ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng cảnh bộc, có tưởng phi cảnh bộc.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng cố định phần tà, có tưởng cố định phần chánh, có tưởng phi cố định ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng tương ưng bộc, có tưởng bất tương ưng bộc.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng đạo thành cảnh, có tưởng đạo thành nhân, có tưởng đạo thành trưởng ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng bất tương ưng bộc cảnh bộc, có tưởng bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng hiện sanh, có tưởng vị sanh, có tưởng chuẩn sanh ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng cảnh phối, có tưởng phi cảnh phối.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng quá khứ, có tưởng vị lai, có tưởng hiện tại ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng tương ưng phối, có tưởng bất tương ưng phối.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng biết cảnh quá khứ, có tưởng biết cảnh vị lai, có tưởng biết cảnh hiện tại ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng tương ưng phối, có tưởng bất tương ưng phối.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng biết cảnh quá khứ, có tưởng biết cảnh vị lai, có tưởng biết cảnh hiện tại ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng bất tương ưng phối cảnh phối, có tưởng bất tương ưng phối phi cảnh phối.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng nội phần, có tưởng ngoại phần, có tưởng nội ngoại phần ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.

- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng cảnh cái, có tưởng phi cảnh cái.

- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng biết cảnh nội phần, có tưởng biết cảnh ngoại phần, có tưởng biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.

(DỨT PHẦN LƯỠNG LỢI)

PHẦN PHÂN ÐA (Bahuvidhavāro)

60) TƯỞNG UẨN PHÂN THEO BẢY LOẠI: Có tưởng thiện, có tưởng bất thiện, có tưởng vô ký, có tưởng dục giới, có tưởng sắc giới, có tưởng vô sắc giới, có tưởng phi hệ thuộc (71). Tưởng uẩn phân theo bảy loại là như vậy.

Mặt khác, tưởng uẩn phân theo bảy loại: Có tưởng tương ưng thọ lạc, có tưởng tương ưng thọ khổ, có tưởng tương ưng phi khổ phi lạc ... (trùng) ... có tưởng biết cảnh nội phần, có tưởng biết cảnh ngoại phần, có tưởng biết cảnh nội ngoại phần, có tưởng dục giới, có tưởng sắc giới, có tưởng vô sắc giới, có tưởng phi hệ thuộc. Tưởng uẩn phân theo bảy loại là như vậy.

61) TƯỞNG UẨN PHÂN THEO HAI MƯƠI BỐN LOẠI: Tưởng uẩn do duyên nhãn xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, tưởng uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên ý xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký; tưởng sanh từ nhãn xúc, tưởng sanh từ nhĩ xúc, tưởng sanh từ tỷ xúc, tưởng sanh từ thiệt xúc, tưởng sanh từ thân xúc, tưởng sanh từ ý xúc. Tưởng uẩn phân theo hai mươi bốn loại là như vậy.

Mặt khác, tưởng uẩn phân theo hai mươi bốn loại: Tưởng uẩn do duyên nhãn xúc có tương ưng lạc thọ, có tương ưng khổ thọ, có tương ưng phi khổ phi lạc thọ ... (trùng) ... có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần, tưởng uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên ý xúc có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần; tưởng sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tưởng sanh từ ý xúc. Tưởng uẩn phân theo hai mươi bốn loại là như vậy.

62) TƯỞNG UẨN PHÂN THEO BA MƯƠI LOẠI: Tưởng uẩn do duyên nhãn xúc có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới, có phi hệ thuộc, tưởng uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên ý xúc có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; tưởng sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tưởng sanh từ ý xúc ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo ba mươi loại là như vậy.

63) TƯỞNG UẨN PHÂN THEO NHIỀU LOẠI: Tưởng uẩn do duyên nhãn xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; tưởng uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên ý xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; tưởng uẩn sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tưởng sanh từ ý xúc ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo nhiều loại là như vậy.

Mặt khác, tưởng uẩn phân theo nhiều loại: Tưởng uẩn do duyên nhãn xúc có tuơng ưng thọ lạc, có tương ưng thọ khổ, có tương ưng thọ phi khổ phi lạc ... (trùng) ... có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; tưởng uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... tưởng uẩn do duyên ý xúc có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần; có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; tưởng sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tưởng sanh từ ý xúc. Tưởng uẩn phân theo nhiều loại là như vậy.

Ðây gọi là tưởng uẩn.

(DỨT PHẦN ÐA)

HÀNH UẨN (Sannākkhāndho)

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ HÀNH UẨN?

64) HÀNH UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Hành tương ưng tâm.

Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành nhân, có hành phi nhân.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành thiện, có hành bất thiện, có hành vô ký.

- Hành uẩn phân theo bốn loại: Có hành dục giới, có hành sắc giới, có hành vô sắc giới; có hành phi hệ thuộc (72).

- Hành uẩn phân theo năm loại: Có hành tương ưng lạc quyền, có hành tương ưng khổ quyền, có hành tương ưng hỷ quyền, có hành tương ưng ưu quyền.

Có hành tương ưng xả quyền.

- Hành phân theo sáu loại: Tư (73) sanh từ nhãn xúc, tư sanh từ nhĩ xúc, tư sanh từ tỷ xúc, tư sanh từ thiệt xúc, tư sanh từ thân xúc, tư sanh từ ý xúc. Hành uẩn phân theo sáu loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo bảy loại: Tư sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tư sanh từ thân xúc, tư sanh từ ý giới xúc, tư sanh từ ý thức giới xúc. Hành uẩn phân theo bảy loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo tám loại: Tư sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tư sanh từ thân xúc có câu hành lạc, có câu hành khổ, từ sanh từ ý giới xúc, tư sanh từ ý thức giới xúc. Hành uẩn phân theo tám loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo chín loại: Tư sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tư sanh từ ý giới xúc, tư sanh từ ý thức giới xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký. Hành uẩn phân theo chín loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo mười loại: Tư sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tư sanh từ thân xúc có câu hành lạc, có câu hành khổ, tư sanh từ ý giới xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký. Hành uẩn phân theo mười loại là như thế.

65) HÀNH UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành nhân, có hành phi nhân.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành tương ưng thọ lạc, có hành tương ưng thọ khổ, có hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc.

Có hành dị thục, có hành dị thục nhân, có hành phi dị thục, phi dị thục nhân.

Có hành do thủ cảnh thủ, có hành phi do thủ cảnh thủ, có hành phi do thủ phi cảnh thủ.

Có hành phiền toái cảnh phiền não, có hành phi phiền toái cảnh phiền não, có hành phi phiền toái phi cảnh phiền não.

Có hành hữu tầm hữu tứ, có hành vô tầm hữu tứ, có hành vô tầm vô tứ.

Có hành câu hành hỷ, có hành câu hành lạc, có hành câu hành xả.

Có hành đáng do kiến đạo đoạn trừ, có hành đáng do tiến đạo đoạn trừ, có hành đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

Có hành hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có hành hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có hành phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

Có hành nhân đến tích tập, có hành nhân đến tịch diệt, có hành phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt.

Có hành hữu học, có hành vô học, có hành phi hữu học phi vô học.

Có hành hy thiểu, có hành đáo đại, có hành vô lượng.

Có hành biết cảnh hy thiểu, có hành biết cảnh đáo đại, có hành biết cảnh vô lượng.

Có hành ty hạ, có hành trung bình, có hành tinh lương.

Có hành cố định phần tà, có hành cố định phần chánh, có hành phi cố định.

Có hành đạo thành cảnh, có hành đạo thành nhân, có hành đạo thành trưởng.

Có hành hiện sanh, có hành vị sanh, có hành chuẩn sanh (74).

Có hành quá khứ, có hành vị lai, có hành hiện tại.

Có hành biết cảnh quá khứ, có hành biết cảnh vị lai, có hành biết cảnh hiện tại.

Có hành nội phần, có hành ngoại phần, có hành nội ngoại phần.

Có hành biết cảnh nội phần, có hành biết cảnh ngoại phần, có hành biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ...

Hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

PHẦN CĂN NHỊ ÐỀ (Dukamūlakam)

66)- HÀNH UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Hành tương ưng tâm.

Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành hữu nhân, có hành vô nhân.

Có hành tương ưng nhân, có hành bất tương ưng nhân.

Có hành nhân hữu nhân, có hành hữu nhân phi nhân.

Có hành nhân tương ưng nhân, có hành tương ưng nhân phi nhân.

Có hành phi nhân hữu nhân, có hành phi nhân vô nhân.

Có hành hiệp thế, có hành siêu thế.

Có hành đáng vài tâm biết, có hành không đáng vài tâm biết.

Có hành lậu, có hành phi lậu.

Có hành cảnh lậu, có hành phi cảnh lậu.

Có hành tương ưng lậu, có hành bất tương ưng lậu.

Có hành lậu cảnh lậu, có hành phi lậu cảnh lậu.

Có hành bất tương ưng lậu cảnh lậu, có hành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

Có hành triền, có hành phi triền.

Có hành cảnh triền, có hành phi cảnh triền.

Có hành tương ưng triền, có hành bất tương ưng triền.

Có hành triền cảnh triền, có hành cảnh triền phi triền.

Có hành triền tương ưng triền, có hành tương ưng triền phi triền.

Có hành bất tương ưng triền cảnh triền, có hành bất tương ưng triền phi cảnh triền.

Có hành phược, có hành phi phược.

Có hành cảnh phược, có hành phi cảnh phược.

Có hành tương ưng phược, có hành bất tương ưng phược.

Có hành phược cảnh phược, có hành cảnh phược phi phược.

Có hành phược tương ưng phược, có hành tương ưng phược phi phược.

Có hành bất tương ưng phược cảnh phược, có hành bất tương ưng phược phi cảnh phược.

Có hành bộc, có hành phi bộc.

Có hành cảnh bộc, có hành phi cảnh bộc.

Có hành tương ưng bộc, có hành bất tương ưng bộc.

Có hành bộc cảnh bộc, có hành cảnh bộc phi bộc.

Có hành bộc tương ưng bộc, có hành tương ưng bộc phi bộc.

Có hành bất tương ưng bộc cảnh bộc, có hành bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.

Có hành phối, có hành phi phối.

Có hành cảnh phối, có hành phi cảnh phối.

Có hành tương ưng phối, có hành bất tương ưng phối.

Có hành phối cảnh phối, có hành cảnh phối phi phối.

Có hành phối tương ưng phối, có hành tương ưng phối phi phối.

Có hành bất tương ưng phối cảnh phối, có hành bất tương ưng phối phi cảnh phối.

Có hành cái, có hành phi cái.

Có hành cảnh cái, có hành phi cảnh cái.

Có hành tương ưng cái, có hành bất tương ưng cái.

Có hành cái cảnh cái, có hành cảnh cái phi cái.

Có hành cái tương ưng cái, có hành bất tương ưng cái cảnh cái.

Có hành bất tương ưng cái cảnh cái, có hành bất tương ưng cái phi cảnh cái.

Có hành khinh thị, có hành phi khinh thị.

Có hành cảnh khinh thị, có hành phi cảnh khinh thị.

Có hành tương ưng khinh thị, có hành bất tương ưng khinh thị.

Có hành khinh thị cảnh khinh thị, có hành cảnh khinh thị phi khinh thị.

Có hành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có hành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.

Có hành do thủ, có hành phi do thủ.

Có hành thủ, có hành phi thủ.

Có hành cảnh thủ, có hành phi cảnh thủ.

Có hành tương ưng thủ, có hành bất tương ưng thủ.

Có hành thủ cảnh thủ, có hành cảnh thu phi thủ.

Có hành thủ tương ưng thủ, có hành tương ưng thủ phi thủ.

Có hành bất tương ưng thủ cảnh thủ, có hành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.

Có hành phiền não, có hành phi phiền não.

Có hành cảnh phiền não, có hành phi cảnh phiền não.

Có hành phiền toái, có hành phi phiền toái.

Có hành tương ưng phiền não, có hành bất tương ưng phiền não.

Có hành phiền não cảnh phiền não, có hành cảnh phiền não phi cảnh phiền não.

Có hành phiền não phiền toái, có hành phiền toái phi phiền não.

Có hành phiền não tương ưng phiền não, có hành tương ưng phiền não phi phiền não.

Có hành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, có hành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.

Có hành đáng do kiến đạo đoạn trừ, có hành không đáng do kiến đạo đoạn trừ.

Có hành đáng do tiến đạo đoạn trừ, có hành không đáng do tiến đạo đoạn trừ.

Có hành hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có hành phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ.

Có hành hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có hành phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ.

Có hành hữu tầm, có hành vô tầm.

Có hành hữu tứ, có hành vô tứ.

Có hành hữu hỷ, có hành vô hỷ.

Có hành câu hành hỷ, có hành phi câu hành hỷ.

Có hành câu hành lạc, có hành phi câu hành lạc.

Có hành câu hành xả, có hành phi câu hành xả.

Có hành dục giới, có hành phi dục giới.

Có hành sắc giới, có hành phi sắc giới.

Có hành vô sắc giới, có hành phi vô sắc giới.

Có hành hệ thuộc, có hành phi hệ thuộc.

Có hành dẫn xuất, có hành phi dẫn xuất.

Có hành cố định, có hành phi cố định.

Có hành hữu thượng, có hành vô thượng.

Có hành hữu tranh, có hành vô tranh.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành thiện, có hành bất thiện, có hành vô ký ... (trùng) ... Hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

67) HÀNH UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành hữu tranh, có hành vô tranh.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành tương ưng thọ lạc, có hành tương ưng thọ khổ, có hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc ... (trùng) ... có hành biết cảnh nội phần, có hành biết cảnh ngoại phần, có hành biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ...

Hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

(DỨT PHẦN CĂN NHỊ ÐỀ)

PHẦN CĂN TAM ÐỀ (Tīkamūlaka)

68) HÀNH UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Hành tương ưng tâm.

Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành nhân, có hành phi nhân.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành thiện, có hành bất thiện, có hành vô ký ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành hữu tranh có hành vô tranh.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành thiện, có hành bất thiện, có hành vô ký ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành là nhân có hành phi nhân.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành tương ưng thọ lạc, có hành tương ưng thọ khổ, có hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc ... (trùng) ... có hành biết cảnh nội phần, có hành biết cảnh ngoại phần, có hành biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành hữu tranh có hành vô tranh.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành tương ưng thọ lạc, có hành tương ưng thọ khổ, có hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc ... (trùng) ... có hành biết cảnh nội phần, có hành biết cảnh ngoại phần, có hành biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

DỨT PHẦN CĂN TAM ÐỀ

PHẦN LƯỠNG LỢI (Ubhatovaddhaka).

69) HÀNH UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Hành tương ưng tâm

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành nhân, có hành phi nhân.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành thiện, có hành bất thiện, có hành vô ký ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành hữu nhân, có hành vô nhân.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành tương ưng thọ lạc, có hành tương ưng thọ khổ, có hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc ... (trùng) ...

Hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành tương ưng nhân, có hành bất tương ưng nhân.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành dị thục, có hành dị thục nhân, có hành phi dị thục phi dị thục nhân ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành nhân hữu nhân, có hành hữu nhân phi nhân.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành do thủ cảnh thủ, có hành phi do thủ cảnh thủ, có hành phi do thủ phi cảnh thủ ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành nhân tương ưng nhân, có hành tương ưng nhân phi nhân.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành phiền toái cảnh phiền não, có hành phi phiền toái cảnh phiền não, có hành phi phiền toái phi cảnh phiền não ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành phi nhân hữu nhân, có hành phi nhân vô nhân.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành hữu tầm hữu tứ, có hành vô tầm hữu tứ, có hành vô tầm vô tứ ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành hiệp thế, có hành siêu thế.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành câu hành hỷ, có hành câu hành lạc, có hành câu hành xả ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành đáng vài tâm biết, có hành không đáng vài tâm biết.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành đáng do kiến đạo đoạn trừ, có hành đáng do tiến đạo đoạn trừ, có hành không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành lậu, có hành phi lậu.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có hành hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có hành phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành cảnh lậu, có hành phi cảnh lậu.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành nhân đến tích tập, có hành nhân đến tịch diệt, có hành phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt ... (trùng) ...

Hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành tương ưng lậu, có hành bất tương ưng lậu.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành hữu học, có hành vô học, có hành phi hữu học phi vô học ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành lậu cảnh lậu, có hành cảnh lậu phi lậu.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành hy thiểu, có hành đáo đại, có hành vô lượng ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành lậu tương ưng lậu, có hành tương ưng lậu phi lậu.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành cảnh hy thiểu, có hành cảnh đáo đại, có hành cảnh vô lượng ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành bất tương ưng lậu cảnh lậu, có hành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành biết cảnh hy thiểu, có hành biết cảnh đáo đại, có hành biết cảnh vô lượng ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành bất tương ưng lậu cảnh lậu, có hành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành ty hạ, có hành trung bình, có hành tinh lương ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành triền, có hành phi triền.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành cố định phần tà, có hành cố định phần chánh, có hành phi cố định ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành cảnh triền, có hành phi cảnh triền.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành đạo thành cảnh, có hành đạo thành nhân, có hành đạo thành trưởng ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành tương ưng triền, có hành bất tương ưng triền.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành hiện sanh, có hành vị sanh, có hành chuẩn sanh ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành triền cảnh triền, có hành cảnh triền phi triền.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành quá khứ, có hành vị lai, có hành hiện tại ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành triền tương ưng triền, có hành tương ưng triền phi triền.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành biết cảnh quá khứ, có hành biết cảnh vị lai, có hành biết cảnh hiện tại ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành bất tương ưng triền cảnh triền, có hành bất tương ưng triền phi cảnh triền.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành nội phần, có hành ngoại phần, có hành nội ngoại phần ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.

- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành phược, có hành phi phược.

- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành cảnh nội phần, có hành cảnh ngoại phần, có hành cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ... hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.

(DỨT PHẦN LƯỠNG LỢI)

PHẦN PHÂN ÐA (Bahuvidhavāro)

70) HÀNH UẨN PHÂN THEO BẢY LOẠI: Có hành thiện, có hành bất thiện, có hành vô ký, có hành dục giới, có hành sắc giới, có hành vô sắc giới, có hành phi hệ thuộc. Hành uẩn phân theo bảy loại là như vậy.

Mặt khác, hành uẩn phân theo bảy loại: Có hành tương ưng thọ lạc, có hành tương ưng thọ khổ, có hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc ... (trùng) ... có hành biết cảnh nội phần, có hành biết cảnh ngoại phần, có hành biết cảnh nội ngoại phần, có hành dục giới, có hành sắc giới, có hành vô sắc giới, có hành phi hệ thuộc ... (trùng) ... Hành uẩn phân theo bảy loại là như vậy.

71) HÀNH UẨN PHÂN THEO HAI MƯƠI BỐN LOẠI: Hành uẩn do duyên nhãn xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, hành uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên ý xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký; tư sanh từ nhãn xúc, tư sanh từ ý xúc. Hành uẩn phân theo hai mươi bốn loại là như vậy.

Mặt khác, hành uẩn phân theo hai mươi bốn loại: hành uẩn do duyên nhãn xúc có tương ưng lạc thọ, có tương ưng khổ thọ, có tương ưng phi khổ phi lạc thọ ... (trùng) ... có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần, hành uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên ý xúc có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần; tư sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tư sanh từ ý xúc. Hành uẩn phân theo hai mươi bốn loại là như vậy.

72) HÀNH UẨN PHÂN THEO BA MƯƠI LOẠI: hành uẩn do duyên nhãn xúc có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới, có phi hệ thuộc, hành uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên ý xúc có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; hành sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... hành sanh từ ý xúc ... (trùng) ... Hành uẩn phân theo ba mươi loại là như vậy.

73) HÀNH UẨN PHÂN THEO NHIỀU LOẠI: hành uẩn do duyên nhãn xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; hành uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên ý xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; tư sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tư sanh từ ý xúc ... (trùng) ... Hành uẩn phân theo nhiều loại là như vậy.

Mặt khác, hành uẩn phân theo nhiều loại: hành uẩn do duyên nhãn xúc có tuơng ưng thọ lạc, có tương ưng thọ khổ, có tương ưng thọ phi khổ phi lạc ... (trùng) ... có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; hành uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... hành uẩn do duyên ý xúc có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần; có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; tư sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tư sanh từ ý xúc. Hành uẩn phân theo nhiều loại là như vậy.

Ðây gọi là hành uẩn.

(DỨT PHẦN PHÂN ÐA)

THỨC UẨN (Vinnānakkhandho)

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ THỨC UẨN?

74) THỨC UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Thức tương ưng xúc.

Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hữu nhân, có thức vô nhân.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức thiện, có thức bất thiện, có thức vô ký.

- Thức uẩn phân theo bốn loại: có thức dục giới, có thức sắc giới, có thức vô sắc giới; có thức phi hệ thuộc.

- Thức uẩn phân theo năm loại: Có thức tương ưng lạc quyền, có thức tương ưng khổ quyền, có thức tương ưng hỷ quyền, có thức tương ưng ưu quyền có thức tương ưng xả quyền.

- Thức phân theo sáu loại: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Thức uẩn phân theo sáu loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo bảy loại: nhãn thức ... (trùng) ... , thân thức, ý giới thức, ý thức giới. Thức uẩn phân theo bảy loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo tám loại: Nhãn xúc ... (trùng) ... thân thức có câu hành lạc, có câu hành khổ, ý giới, ý thức giới. Thức uẩn phân theo tám loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo chín loại: Nhãn thức ... (trùng) ... thân thức, ý giới, ý thức giới, có thiện, có bất thiện, có vô ký. Thức uẩn phân theo chín loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo mười loại: Nhãn thức ... (trùng) ... thân thức có câu hành lạc, có câu hành khổ, ý giới, ý giới thức có thiện, có bất thiện, có vô ký. Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

75) THỨC UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hữu nhân, có thức vô nhân.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức tương ưng thọ lạc, có thức tương ưng thọ khổ, Có thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc.Có thức dị thục, có thức dị thục nhân, có thức phi dị thục, phi dị thục nhân.

Có thức do thủ cảnh thủ, có thức phi do thủ cảnh thủ, có thức phi do thủ phi cảnh thủ.

Có thức phiền toái cảnh phiền não, có thức phi phiền toái cảnh phiền não, có thức phi phiền toái phi cảnh phiền não.

Có thức hữu tầm hữu tứ, có thức vô tầm hữu tứ, có thức vô tầm vô tứ.

Có thức câu hành hỷ, có thức câu hành lạc, có thức câu hành xả.

Có thức đáng do kiến đạo đoạn trừ, Có thức đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thức không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

Có thức hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, Có thức hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, Có thức phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

Có thức nhân đến tích tập, có thức nhân đến tịch diệt, có thức là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt.

Có thức hữu học, có thức vô học, có thức phi hữu học phi vô học.

Có thức hy thiểu, có thức đáo đại, có thức vô lượng.

Có thức biết cảnh hy thiểu, có thức biết cảnh đáo đại, có thức biết cảnh vô lượng.

Có thức ty hạ, có thức trung bình, có thức tinh lương.

Có thức cố định phần tà, có thức cố định phần chánh, có thức phi cố định.

Có thức đạo thành cảnh, có thức đạo tành nhân, có thức đạo thành trưởng.

Có thức hiện sanh, có thức vị sanh, có thức chuẩn sanh (75).

Có thức biết cảnh quá khứ, có thức biết cảnh vị lai, có thức biết cảnh hiện tại.

Có thức nội phần, có thức ngoại phần, có thức nội ngoại phần.

Có thức biết cảnh nội phần, có thức biết cảnh ngoại phần, có thức biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ...

Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

PHẦN CĂN NHỊ ÐỀ (Dukamūlaka)

76) THỨC UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Thức tương ưng xúc.

Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức tương ưng nhân, có thức bất tương ưng nhân.

Có thức phi nhân hữu nhân, có thức phi nhân vô nhân.

Có thức hiệp thế, có thức siêu thế.

Có thức đáng vài tâm biết, có thức không đáng vài tâm biết.

Có thức cảnh lậu, có thức phi cảnh lậu.

Có thức tương ưng lậu, có thức bất tương ưng lậu.

Có thức bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thức bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

Có thức cảnh triền, có thức phi cảnh triền.

Có thức tương ưng triền, có thức bất tương ưng triền.

Có thức bất tương ưng triền cảnh triền, có thức bất tương ưng triền phi cảnh triền.

Có thức cảnh phược, có thức phi cảnh phược.

Có thức tương ưng phược, có thức bất tương ưng phược.

Có thức bất tương ưng phược cảnh phược, có thức bất tương ưng phược phi cảnh phược.

Có thức cảnh bộc, có thức phi cảnh bộc.

Có thức tương ưng bộc, có thức bất tương ưng bộc.

Có thức bất tương ưng bộc cảnh bộc, có thức bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.

Có thức cảnh phối, có thức phi cảnh phối.

Có thức tương ưng phối, có thức bất tương ưng phối.

Có thức bất tương ưng phối cảnh phối, có thức bất tương ưng phối phi cảnh phối.

Có thức cảnh cái, có thức phi cảnh cái.

Có thức tương ưng cái, có thức bất tương ưng cái.

Có thức bất tương ưng cái cảnh cái, có thức bất tương ưng cái phi cảnh cái.

Có thức cảnh khinh thị, có thức phi cảnh khinh thị.

Có thức tương ưng khinh thị, có thức bất tương ưng khinh thị.

Có thức bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có thức bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.

Có thức do thủ, có thức do phi thủ.

Có thức cảnh thủ, có thức phi cảnh thủ.

Có thức tương ưng thủ, có thức bất tương ưng thủ.

Có thức bất tương ưng thủ cảnh thủ, có thức bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.

Có thức cảnh phiền não, có thức phi cảnh phiền não.

Có thức phiền toái, có thức phi phiền toái.

Có thức tương ưng phiền não, có thức bất tương ưng phiền não.

Có thức bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, có thức bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.

Có thức đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thức không đáng do kiến đạo đoạn trừ.

Có thức đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thức không đáng do tiến đạo đoạn trừ.

Có thức hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thức phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ.

Có thức hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thức phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ.

Có thức hữu tầm, có thức vô tầm.

Có thức hữu tứ, có thức vô tứ.

Có thức hữu hỷ, có thức vô hỷ.

Có thức câu hành hỷ, có thức phi câu hành hỷ.

Có thức câu hành lạc, có thức phi câu hành lạc.

Có thức câu hành xả, có thức phi câu hành xả.

Có thức dục giới, có thức phi dục giới.

Có thức sắc giới, có thức phi sắc giới.

Có thức vô sắc giới, có thức phi vô sắc giới.

Có thức hệ thuộc, có thức phi hệ thuộc.

Có thức dẫn xuất, có thức phi dẫn xuất.

Có thức cố định, có thức phi cố định.

Có thức hữu thượng, có thức vô thượng.

Có thức hữu tranh, có thức vô tranh.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức thiện, có thức bất thiện, có thức vô ký ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

77) THỨC UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hữu tranh, có thức vô tranh.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức tương ưng thọ lạc, có thức tương ưng thọ khổ, có thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc ... (trùng) ... có thức biết cảnh nội phần, có thức biết cảnh ngoại phần, có thức biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ...

Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

(DỨT PHẦN CĂN NHỊ ÐỀ)

PHẦN CĂN TAM ÐỀ (Tikamūlaka)

78) THỨC UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Thức tương ưng xúc.

Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hữu nhân, có thức vô nhân.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức thiện, có thức bất thiện, có thức vô ký ... (trùng) ... thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hữu tranh có thức vô tranh.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức thiện, có thức bất thiện, có thức vô ký ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hữu nhân có thức vô nhân.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức tương ưng thọ lạc, có thức tương ưng thọ khổ, có thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc ... (trùng) ... có thức biết cảnh nội phần, có thức biết cảnh ngoại phần, có thức biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hữu tranh có thức vô tranh.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức tương ưng thọ lạc, có thức tương ưng thọ khổ, có thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc ... (trùng) ... có thức biết cảnh nội phần, có thức biết cảnh ngoại phần, có thức biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

(DỨT PHẦN CĂN TAM ÐỀ)

PHẦN LƯỠNG LỢI (Ubhatovaddhaka).

79) THỨC UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Thức tương ưng xúc

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hữu nhân, có thức vô nhân.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức thiện, có thức bất thiện, có thức vô ký ... (trùng) ... thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức tương ưng nhân, có thức bất tương ưng nhân.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức tương ưng thọ lạc, có thức tương ưng thọ khổ, có thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc ... (trùng) ...

Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức phi nhân hữu nhân, có thức phi nhân vô nhân.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức dị thục, có thức dị thục nhân, có thức phi dị thục phi dị thục nhân ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hiệp thế, có thức siêu thế.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức do thủ cảnh thủ, có thức phi do thủ cảnh thủ, có thức phi do thủ phi cảnh thủ ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức đáng vài tâm biết, có thức không đáng vài tâm biết.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức phiền toái cảnh phiền não, có thức phi phiền toái cảnh phiền não, có thức phi phiền toái phi cảnh phiền não ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức cảnh lậu, có thức phi cảnh lậu.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức hữu tầm hữu tứ, có thức vô tầm hữu tứ, có thức vô tầm vô tứ ... (trùng) ... thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức tương ưng lậu, có thức bất tương ưng lậu.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức câu thức hỷ, có thức câu thức lạc, có thức câu thức xả ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thức bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thức đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thức không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức cảnh triền, có thức phi cảnh triền.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thức hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thức phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại:. Có thức tương ưng triền, có thức bất tương ưng triền.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức nhân đến tích tập, có thức nhân đến tịch diệt, có thức phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt ... (trùng) ...

Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức bất tương ưng triền cảnh triền, có thức bất tương ưng triền phi cảnh triền.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức hữu học, có thức vô học, có thức phi hữu học phi vô học ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức cảnh phược, có thức phi cảnh phược.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức hy thiểu, có thức đáo đại, có thức vô lượng ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức tương ưng phược, có thức bất tương ưng phược.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức biết cảnh hy thiểu, có thức biết cảnh đáo đại, có thức biết cảnh vô lượng ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức bất tương ưng phược cảnh phược, có thức bất tương ưng phược phi cảnh phược.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức ty hạ, có thức trung bình, có thức tinh lương ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức cảnh bộc, có thức phi cảnh bộc.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức cố định phần tà, có thức cố định phần chánh, có thức phi cố định ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức tương ưng bộc, có thức bất tương ưng bộc.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức đạo thành cảnh, có thức đạo thành nhân, có thức đạo thành trưởng ... (trùng) ... thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức bất tương ưng bộc cảnh bộc, có thức bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức hiện sanh, có thức vị sanh, có thức chuẩn sanh ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức cảnh phối, có thức phi cảnh phối.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức quá khứ, có thức vị lai, có thức hiện tại ... (trùng) ... thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức tương ưng phối, có thức bất tương ưng phối.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức biết cảnh quá khứ, có thức biết cảnh vị lai, có thức biết cảnh hiện tại ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức bất tương ưng phối cảnh phối, có thức bất tương ưng phối phi cảnh phối.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức nội phần, có thức ngoại phần, có thức nội ngoại phần ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.

- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức cảnh cái, có thức phi cảnh cái.

- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức biết cảnh nội phần, có thức biết cảnh ngoại phần, có thức biết cảnh nội ngoại phần ... (trùng) ... Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.

(DỨT PHẦN LƯỠNG LỢI)

PHẦN PHÂN ÐA (Bahuvidhavāro)

80) THỨC UẨN PHÂN THEO BẢY LOẠI: Có thức thiện, có thức bất thiện, có thức vô ký, có thức dục giới, có thức sắc giới, có thức vô sắc giới, có thức phi hệ thuộc. Thức uẩn phân theo bảy loại là như vậy.

Mặt khác, thức uẩn phân theo bảy loại: Có thức tương ưng thọ lạc, có thức tương ưng thọ khổ, có thức tương ưng phi khổ phi lạc ... (trùng) ... có thức biết cảnh nội phần, có thức biết cảnh ngoại phần, có thức biết cảnh nội ngoại phần, có thức dục giới, có thức sắc giới, có thức vô sắc giới, có thức phi hệ thuộc. Thức uẩn phân theo bảy loại là như vậy.

81) THỨC UẨN PHÂN THEO HAI MƯƠI BỐN LOẠI: Thức uẩn do duyên nhãn xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, thức uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên ý xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký; nhãn thức ... (trùng) ... ý thức. Thức uẩn phân theo hai mươi bốn loại là như vậy.

Mặt khác, thức uẩn phân theo hai mươi bốn loại: thức uẩn do duyên nhãn xúc có tương ưng lạc thọ, có tương ưng khổ thọ, có tương ưng phi khổ phi lạc thọ ... (trùng) ... có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần, thức uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên ý xúc có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần; nhãn thức ... (trùng) ... ý thức. Thức uẩn phân theo hai mươi bốn loại là như vậy.

72) THỨC UẨN PHÂN THEO BA MƯƠI LOẠI: Thức uẩn do duyên nhãn xúc có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới, có phi hệ thuộc, thức uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên ý xúc có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; nhãn thức ... (trùng) ... ý thức. Thức uẩn phân theo ba mươi loại là như vậy.

83) THỨC UẨN PHÂN THỨC NHIỀU LOẠI: Thức uẩn do duyên nhãn xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; thức uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên ý xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; nhãn thức ... (trùng) ... ý thức. Thức uẩn phân theo nhiều loại là như vậy.

Mặt khác, thức uẩn phân theo nhiều loại: Thức uẩn do duyên nhãn xúc có tuơng ưng thọ lạc, có tương ưng thọ khổ, có tương ưng thọ phi khổ phi lạc ... (trùng) ... có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; thức uẩn do duyên nhĩ xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên tỷ xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên thiệt xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên thân xúc ... (trùng) ... thức uẩn do duyên ý xúc có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần; có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; nhãn thức ... (trùng) ... ý thức. Thức uẩn phân theo nhiều loại là như vậy.

(DỨT PHẦN PHÂN ÐA)

(DỨT PHÂN TÍCH UẨN THEO VI DIỆU PHÁP)

3/ PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakam)

84) NGŨ UẨN là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. đối với năm uẩn có bao nhiêu uẩn thiện? - Bao nhiêu uẩn bất thiện?- Bao nhiêu uẩn vô ký? ... (trùng) ... Bao nhiêu uẩn hữu tranh (76)? - Bao nhiêu uẩn vô tranh (77).

85) SẮC UẨN là vô ký; bốn uẩn (78) có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký. Hai uẩn (79) không nên nói là tương ưng thọ lạc, tương ưng thọ khổ, tương ưng thọ phi khổ phi lạc; ba uẩn có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng tho khổ, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc. Sắc uẩn là phi dị thục phi dị thục nhân; bốn uẩn có thể là dị thục, có thể là dị thục nhân, có thể là phi dị thục phi dị thục nhân. Sắc uẩn có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ, bốn uẩn có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ phi cảnh thủ. Sắc uẩn là phi phiền toái cảnh phiền não, bốn uẩn có thể là phiền toái cảnh phiền não, có thể là phi phiền toái cảnh phiền não, có thể là phi phiền toái phi cảnh phiền não. Sắc uẩn là vô tầm vô tứ; ba uẩn có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ; hành uẩn có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, có thể không nên nói là hữu tầm hữu tứ, vô tầm hữu tứ, vô tầm vô tứ. Sắc uẩn không nên nói là câu hành hỷ, câu hành lạc, câu hành xả; thọ uẩn có thể là câu hành hỷ, không là câu hành lạc, không là câu hành xả, có thể không nên nói là câu hành hỷ; ba uẩn có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả. Sắc uẩn là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ; bốn uẩn có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể không đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ. Sắc uẩn là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ; bốn uẩn có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ. Sắc uẩn là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt; bốn uẩn có thể là nhân đến tích tập, có thể là nhân đến tịch diệt có thể là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt. Sắc uẩn là phi hữu học phi vô học; bốn uẩn có thể là hữu học, có thể là vô học, có thể là phi hữu học, phi vô học. Sắc uẩn là hy thiểu; bốn uẩn có thể là hy thiểu, có thể là đáo đại, có thể là vô lượng. Sắc uẩn là bất tri cảnh; bốn uẩn có thể là biết cảnh hy thiểu; có thể là biết cảnh đáo đại; có thể là biết cảnh vô lượng; có thể không nên nói là biết cảnh hy thiểu, biết cảnh đáo đại, biết cảnh vô lượng. Sắc uẩn là trung bình; bốn uẩn có thể là ty hạ, có thể là trung bình, có thể là tinh lương. Sắc uẩn là phi cố định; bốn uẩn có thể là cố định phần tà, có thể là cố định phần chánh, có thể là phi cố định. Sắc uẩn là vô cảnh; bốn uẩn có thể là đạo thành cảnh, có thể là đạo thành nhân, có thể là đạo thành trưởng. Ngũ uẩn có thể là hiện sanh, có thể là vị sanh, có thể là chuẩn sanh, có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại. Sắc uẩn là bất tri cảnh; bốn uẩn có thể là biết cảnh quá khứ, có thể là biết cảnh vị lai, có thể là biết cảnh hiện tại; có thể không nên nói là biết cảnh quá khứ, biết cảnh vị lai, biết cảnh hiện tại. Ngũ uẩn có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần. Sắc uẩn là bất tri cảnh; bốn uẩn có thể là biết cảnh nội phần, có thể là biết cảnh ngoại phần, có thể là biết nội ngoại phần; có thể không nên nói là biết cảnh nội phần, biết cảnh ngoại phần, biết cảnh nội ngoại phần. Bốn uẩn là vô kiến vô đối chiếu; sắc uẩn có thể là hữu kiến hữu đối chiếu, có thể là vô kiến hữu đối chiếu, có thể là vô kiến vô đối chiếu (80).

86) Bốn uẩn là phi nhân (81), hành uẩn có thể là nhân, có thể là phi nhân. Sắc uẩn là vô nhân (82), bốn uẩn có thể là hữu nhân, có thể là vô nhân. Sắc uẩn là bất tương ưng nhân; bốn uẩn có thể là tương ưng nhân, có thể là bất tương ưng nhân. Sắc uẩn không nên nói là nhân hữu nhân, hay hữu nhân phi nhân; ba uẩn không nên nói là nhân hữu nhân, có thể là hữu nhân phi nhân, có thể không nên nói là hữu nhân phi nhân; hành uẩn có thể là nhân hữu nhân, có thể là hữu nhân phi nhân, có thể không nên nói là nhân hữu nhân, hay hữu nhân mà phi nhân. Sắc uẩn không nên nói là nhân tương ưng nhân, hay tương ưng nhân mà phi nhân; ba uẩn không nên nói là nhân và tương ưng nhân, có thể là tương ưng nhân phi nhân, có thể không nên nói là tương ưng nhân phi nhân; hành uẩn có thể là nhân tương ưng nhân, có thể là tương ưng nhân phi nhân, có thể không nói là nhân tương ưng nhân, tương ưng nhân phi nhân. Sắc uẩn là phi nhân vô nhân; ba uẩn có thể là phi nhân hữu nhân, có thể là phi nhân vô nhân; hành uẩn có thể là phi nhân hữu nhân; có thể là phi nhân vô nhân; có thể là không nên nói là phi nhân hữu nhân, phi nhân vô nhân (83).

87) Ngũ uẩn là hữu duyên, là hữu vi. Bốn uẩn là vô kiến, sắc uẩn có thể là hữu kiến, có thể là vô kiến. Bốn uẩn là vô đối chiếu; sắc uẩn có thể là hữu đối chiếu, có thể là vô đối chiếu. Sắc uẩn là sắc; bốn uẩn là phi sắc. Sắc uẩn là hiệp thế; bốn uẩn có thể là hiệp thế, có thể là siêu thế. Ngũ uẩn đáng vài tâm biết, cũng không đáng vài tâm biết (84).

88) Bốn uẩn là phi lậu; hành uẩn có thể là lậu (85), có thể là phi lậu. Sắc uẩn là cảnh lậu; bốn uẩn có thể là cảnh lậu, có thể là phi cảnh lậu. Sắc uẩn là bất tương ưng lậu; bốn uẩn có thể là tương ưng lậu, có thể bất tương ưng lậu. Sắc uẩn không nên nói là lậu cảnh lậu, nhưng là cảnh lậu phi lậu; ba uẩn không nên nói là lậu cảnh lậu; có thể là cảnh lậu phi lậu, có thể không nên nói là cảnh lậu phi lậu; hành uẩn có thể là lậu cảnh lậu, có thể là cảnh lậu phi lậu, có thể không nên nói là lậu cảnh lậu hay cảnh lậu phi lậu. Sắc uẩn không nên nói là lậu tương ưng lậu, hay tương ưng lậu phi lậu; ba uẩn không nên nói là lậu tương ưng lậu, nhưng có thể là tương ưng lậu phi lậu, cũng có thể không nên nói là tương ưng lậu phi lậu; hành uẩn có thể là lậu tương ưng lậu, có thể là tương ưng lậu phi lậu, có thể không nên nói là tương ưng lậu phi lậu hay lậu tương ưng lậu. Sắc uẩn là bất tương ưng lậu cảnh lậu; bốn uẩn có thể là bất tương ưng lậu cảnh lậu; bốn uẩn có thể là bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thể là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu, có thể không nên nói là bất tương ưng lậu cảnh lậu hay bất tương ưng lậu phi cảnh lậu (86).

89) Bốn uẩn là phi triền (87); hành uẩn có thể là triền, có thể là phi triền. Sắc uẩn là cảnh triền; bốn uẩn có thể là cảnh triền, có thể là phi cảnh triền. Sắc uẩn là bất tương ưng triền; bốn uẩn có thể là tương ưng triền, có thể là bất tương ưng triền. Sắc uẩn không nên nói là triền cảnh triền, nhưng là cảnh triền mà phi triền; ba uẩn không nên nói là triền cảnh triền, có thể là cảnh triền phi triền, cũng có thể là không nên nói là cảnh triền phi triền; hành uẩn có thể là triền cảnh triền, có thể là cảnh triền phi triền, cũng có thể không nên nói là triền cảnh triền hay cảnh triền phi triền. Sắc uẩn không nên nói là triền tương ưng triền hay tương ưng triền phi triền; ba uẩn không nên nói là triền tương ưng triền, cũng có thể là tương ưng triền phi triền, có thể không nên nói tương ưng triền phi triền; hàn uẩn có thể là triền tương ưng triền, có thể là tương ưng triền phi triền, cũng có thể không nên nói là triền tương ưng triền hay tương ưng triền phi triền. Sắc uẩn là bất tương ưng triền cảnh triền; bốn uẩn có thể là bất tương ưng triền cảnh triền, có thể là bất tương ưng triền phi cảnh triền, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng triền cảnh triền hay bất tương ưng triền phi cảnh triền (89).

90) Bốn uẩn là phi phược (90), hành uẩn có thể là phược, có thể là phi phược. sắc uẩn là cảnh phược; bốn uẩn có thể là cảnh phược, có thể là phi cảnh phược. Bốn uẩn có thể là tương ưng phược, có thể là bất tương ưng phược; sắc uẩn không nên nói là tương ưng phược hay bất tương ưng phược. Sắc uẩn không nên nói là phược cảnh phược, nhưng là cảnh phược phi phược; ba uẩn không nên nói là phược cảnh phược, có thể cảnh phược phi phược, cũng có thể không nên nói là cảnh phược phi phược; hành uẩn có thể là phược cảnh phược, có thể là cảnh phược phi phược, cũng có thể không nên nói phược cảnh phược hay cảnh phược mà phi phược. Sắc uẩn không nên nói phược tương ưng phược hay tương ưng phược mà phi phược; ba uẩn không nên nói phược tương ưng phược, có thể là tương ưng phược phi phược, cũng có thể không nên nói là tương ưng phược phi phược; hành uẩn có thể là phược tương ưng phược, có thể là tương ưng phược phi phược, cũng có thể không nên nói là phược tương ưng phược hay tương ưng phược phi phược. Sắc uẩn là bất tương ưng phược cảnh phược; bốn uẩn có thể là bất tương ưng phược cảnh phược, có thể bất tương ưng phược phi cảnh phược, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng phược cảnh phược hay bất tương ưng phược phi cảnh phược.

91) Bốn uẩn là phi bộc (90) ... (trùng) ... là phi phối (91) ... (trùng) ... là phi cái (92); hành uẩn có thể là cái, có thể là phi cái. Sắc uẩn là cảnh cái; bốn uẩn có thể là cảnh cái, có thể là phi cảnh cái. Sắc uẩn là bất tương ưng cái, bốn uẩn có thể là tương ưng cái, có thể là bất tương ưng cái. Sắc uẩn không nên nói là cái cảnh cái, nhưng là cảnh cái phi cái; ba uẩn không nên nói là cái cảnh cái, có thể là cảnh cái phi cái, cũng có thể không nên nói là cái cảnh cái hay cảnh cái phi cái. Sắc uẩn không nên nói là cái tương ưng cái hay tương ưng cái phi cái; ba uẩn không nên nói là cái tương ưng cái, có thể là tương ưng cái phi cái, cũng có thể không nên nói là tương ưng cái phi cái; hành uẩn có thể là cái tương ưng cái, có thể là tương ưng cái phi cái, cũng có thể không nên nói là cái tương ưng cái hay tương ưng cái phi cái. Sắc uẩn là bất tương ưng cái cảnh cái; Bốn uẩn có thể là bất tương ưng cái cảnh cái, có thể là bất tương ưng cái phi cảnh cái cũng không nên nói bất tương ưng cái cảnh cái, hay bất tương ưng cái phi cảnh cái.

92) Bốn uẩn là phi khinh thị (93); hành uẩn có thể là khinh thị, có thể là phi khinh thị. Sắc uẩn là cảnh khinh thị; bốn uẩn có thể là cảnh khinh thị, có thể là phi cảnh khinh thị. Sắc uẩn là bất tương ưng khinh thị; ba uẩn có thể là tương ưng khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị. hành uẩn có thể là tương ưng khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị, cũng có thể không nên nói tương ưng khinh thị hay bất tương ưng khinh thị. Sắc uẩn không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, nhưng là cảnh khinh thị mà phi khinh thị; ba uẩn không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, có thể là cảnh khinh thị phi khinh thị, cũng có thể không nên nói là khinh thị phi khinh thị. Hành uẩn có thể là khinh thị cảnh khinh thị, có thể là cảnh khinh thị phi khinh thị, cũng có thể không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị hay cảnh khinh thị phi khinh thị. Sắc uẩn bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị; bốn uẩn có thể là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị hay bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.

93) Sắc uẩn là bất tri cảnh (94); bốn uẩn là hữu tri cảnh. Bốn uẩn là phi tâm; thức uẩn là tâm. Ba uẩn là sở hữu tâm; hai uẩn là phi sở hữu tâm. Ba uẩn là tương ưng tâm; sắc uẩn là bất tương ưng tâm; thức uẩn không nên nói là tương ưng tâm hay bất tương ưng tâm. Ba uẩn là hòa với tâm, sắc uẩn phi hòa với tâm; thức uẩn không nên nói là hòa với tâm hay phi hòa với tâm. Ba uẩn có tâm sở sanh (95); thức uẩn là phi tâm sở sanh; sắc uẩn có thể là tâm sở sanh, có thể là phi tâm sở sanh. Ba uẩn là đồng hiện hữu với tâm; thức uẩn là phi đồng hiện hữu với tâm; sắc uẩn có thể đồng hiện hữu với tâm, có thể phi đồng hiện hữu với tâm. Ba uẩn là tùy chuyển với tâm; thức uẩn là phi tùy chuyển với tâm; sắc uẩn có thể tùy chuyển với tâm, có thể phi tùy chuyển với tâm. Ba uẩn hòa tâm tâm sở sanh; hai uẩn phi hòa tâm tâm sở sanh. Ba uẩn là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm; hai uẩn là phi hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Ba uẩn là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển tâm; hai uẩn là phi hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Ba uẩn là ngoại phần; thức uẩn là nội phần; sắc uẩn có thể là nội phần, có thể là ngoại phần. Bốn uẩn là phi y sinh; sắc uẩn có thể là y sinh, có thể là phi y sinh; có thể thành do thủ, có thể phi thành do thủ.

94) Bốn uẩn là phi thủ (96); hành uẩn có thể là thủ, có thể là phi thủ. Sắc uẩn là cảnh thủ; bốn uẩn có thể là cảnh thủ, có thể là phi cảnh thủ. Sắc uẩn là bất tương ưng thủ; bốn uẩn có thể là tương ưng thủ, có thể là bất tương ưng thủ. Sắc uẩn không nên nói là thủ cảnh thủ, nhưng là cảnh thủ mà phi thủ; ba uẩn không nên nói là thủ cảnh thủ, có thể là cảnh thủ phi thủ, cũng có thể không nên nói cảnh thủ phi thủ. Hành uẩn có thể là thủ cảnh thủ, có thể là cảnh thủ phi thủ, có thể không nên nói là thủ cảnh thủ hay cảnh thủ phi thủ. Sắc uẩn không nên nói thủ tương ưng thủ hay tương ưng thủ phi thủ; ba uẩn không nên nói thủ tương ưng thủ, có thể là tương ưng thủ phi thủ, cũng có thể không nên nói là tương ưng thủ phi thủ, hành uẩn có thể là thủ tương ưng thủ, có thể là tương ưng thu phi thủ, có thể không nên nói là thủ tương ưng thủ hay tương ưng thủ phi thủ. Sắc uẩn là bất tương ưng thủ cảnh thủ, bốn uẩn có thể là bất tương ưng thủ cảnh thủ, có thể là bất tương ưng thủ phi cảnh thủ, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng thủ cảnh thủ hay bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.

95) Bốn uẩn là phi phiền não (97); hành uẩn có thể là phiền não, có thể là phi phiền não. Sắc uẩn có thể là cảnh phiền não; bốn uẩn có thể là cảnh phiền não có thể là phi cảnh phiền não. Sắc uẩn là phi cảnh phiền toái (98); bốn uẩn có thể là phiền toái có thể là phi phiền toái. Sắc uẩn là bất tương ưng phiền não; bốn uẩn có thể là tương ưng phiền não, có thể là bất tương ưng phiền não. Sắc uẩn không nên nói là phiền não cảnh phiền não, nhưng là cảnh phiền não phi phiền não; ba uẩn không nên nói là phiền não cảnh phiền não, có thể là cảnh phiền não phi phiền não, có thể không nên nói cảnh phiền não phi phiền não. Hành uẩn có thể là phiền não cảnh phiền não, có thể là cảnh phiền não phi phiền não, có thể không nên nói phiền não cảnh phiền não hay cảnh phiền não mà phi phiền não. Sắc uẩn không nên nói phiền não phiền toái, hay phiền toái phi phiền não, ba uẩn không nên nói phiền não phiền toái, có thể là phiền toái phi phiền não, có thể không nên nói phiền toái phi phiền não, hành uẩn có thể là phiền não phiền toái, có thể là phiền toái phi phiền não; có thể không nên nói phiền não phiền toái hay phiền toái mà phi phiền não. Sắc uẩn không nên nói phiền não tương ưng phiền não hay tương ưng phiền não phi phiền não; ba uẩn không nên nói phiền não tương ưng phiền não, có thể là phiền tương ưng phiền não phi phiền não, cũng có thể không nên nói là tương ưng phiền não phi phiền não; hành uẩn có thể là phiền não tương ưng phiền não, có thể tương ưng phiền não phi phiền não, cũng có thể không nên nói phiền não tương ưng phiền não hay tương ưng phiền não mà phi phiền não. Sắc uẩn là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não;bốn uẩn có thể là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não có thể là bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.

96) Sắc uẩn là không đáng do kiến đạo đoạn trừ; bốn uẩn có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do kiến đạo đoạn trừ. Sắc uẩn không đáng do tiến đạo đoạn trừ; bốn uẩn có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Sắc uẩn là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, bốn uẩn có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ. Sắc uẩn là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, bốn uẩn có thể là hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ. Sắc uẩn là vô tầm; bốn uẩn có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm. Sắc uẩn là vô tứ, bốn uẩn có thể là hữu tứ, có thể là vô tứ. Sắc uẩn là vô hỷ, bốn uẩn có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ. Sắc uẩn là phi câu hành hỷ, bốn uẩn là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ. Hai uẩn là phi câu hành lạc, ba uẩn có thể là câu hành lạc. có thể là phi câu hành lạc. Hai uẩn là phi câu hành xả, ba uẩn có thể là câu hành xả. có thể là phi câu hành xả. Sắc uẩn là dục giới; bốn uẩn có thể là dục giới, có thể là phi dục giới. Sắc uẩn là phi sắc giới; bốn uẩn có thể là sắc giới, có thể là phi sắc giới. Sắc uẩn là phi vô sắc giới, bốn uẩn có thể là vô sắc giới, có thể là phi vô sắc giới. Sắc uẩn là hệ thuộc; bốn có thể là hệ thuộc, có thể là phi hệ thuộc. Sắc uẩn là phi dẫn xuất; bốn có thể là dẫn xuất, có thể là phi dẫn xuất. Sắc uẩn là phi cố định; bốn có thể là cố định, có thể là phi cố định. Sắc uẩn là hữu thượng; bốn uẩn có thể là hữu thượng, có thể là vô thượng. Sắc uẩn là vô tranh; bốn uẩn có thể là hữu tranh, có thể là vô tranh (99).

(DỨT PHẦN VẤN ÐÁP)

(HOÀN THÀNH UẨN PHÂN TÍCH)

CHÚ THÍCH 1:

1) Rūpakhandha.

2) Atītarūpa.

3) Anāgatarūpa.

4) Paccuppannarūpa.

5) Ajjhattarūpa.

6) Bahiddhārūpa.

7) Olārikarūpa.

8) Sukhumarūpa.

9) Hīnarūpa.

10) Paṇītarūpa.

11) Dūrerūpa.

12) Santike rūpa.

13) Atītavedanā.

14) Anāgatavedanā.

15) Paccupannavedanā.

16) Ajjhattavedanā.

17) Bahiddhāvedanā.

18) Vedanā olārikā sukhumā.

19) Vedanā hīnā panītā.

20) Vedanā dūre.

21) Vadanā santike.

22) Saññā atītā.

23) Sañña anāgatā.

24) Sañña paccupannā.

25) Sañña ajjhattā.

26) Sañña bahiddhā.

27) Sañña olātikā sukhumā.

28) Sañña hīnā panītā.

29) Sañña dūre.

30) Sañña santike.

31) Sankhārā atītā.

32) Sankhāra anāgatā.

33) Sankhāra paccuppannā.

34) Sankhāra ajjhattā.

35) Sankhāra bahiddhā

36) Sankhāra olārikā sukhumā.

37) Sankhāra hīnā panītā.

38) Sankhāra dūre.

39) Sankhāra santike.

40) Vīnnānam atitam.

41) Vīnnānam anāgatam.

42) Vīnnānam paccuppannām.

43) Vīnnānam ajjhattam.

44) Vīnnānam bahiddhā.

45) Vīnnānam clārikam sukhumam.

46) Vīnnānam hīnam panitam.

47) Vīnnānam durè.

48) Vīnnānam santike.

49) Ứng tri: Viññeyya, đáng bị biết bởi. Sắc nhãn ứng tri: cakkhuvinneyyam rūpam: Sắc đáng bị mắt thấy v.v ...

50) Quyền - Indriya; nhãn quyền (cakkhudriya): khả năng giới hạn của mắt v.v ...

51) Hữu đối chiếu - Sappatigha; sắc có đối tượng.

52) Do kiến đạo đoạn trừ - dassanena pahātabbā, là tưởng bất thiện mà đáng bị đoạn trừ bởi trí Sơ đạo hay Tu Ðà Hườn đạo.

53) Do tiến đạo đoạn trừ - bhāvanāya pahātabbā, là tưởng bất thiện mà đáng bị đoạn trừ bởi trí Nhị đạo, Tam đạo và Tứ đạo.

54) Tưởng trong bất thiện và thiện hiệp thế là nghiệp đưa đến quả luân hồi, nên gọi là tưởng đến tích tập (ācayagāmī vedana).

55) Tưởng trong thiện siêu thế (đạo) là nhân đưa đến quả Niết bàn, dứt luân hồi, nên gọi là tưởng nhân đến tịch diệt (apacayyagāmī vedanā)

56) Kenaci vinneyo, là loại tưởng chỉ có một số tâm biết thôi, thí dụ: Tưởng siêu thế chỉ có tâm đổng lực dục giới hợp trí biết.v.v ...

57) Kenaci na vinneyo, là loại tưởng không được một số tâm biết. Thí dụ: Tưởng siêu thể, tâm bất thiện không biết được.v.v ...

58) Parāmattha - Cảnh khinh thị, là ám chỉ đối tượng của tà kiến. Parāmāsa (khinh thị) là tà kiến.

59) Pariyāpanna, hệ thuộc, liên quan luân hồi, . Ở đây chỉ cho pháp hiệp thế.

60) Niyyanika, dẫn xuất, đem khỏi luân hồi. Ở đây chỉ cho phép siêu thế.

61) Niyata, pháp cố định, là tưởng trong tâm thiện hay bất thiện mà nhất định sanh quả.

62) Sa-uttara, hữu thượng, pháp còn tương đối, còn có pháp cao hơn, tức là chỉ cho pháp hiệp thế.

63) Sarana (sa + rana), pháp có sự rối loạn, đấu tranh, nên gọi là pháp hữu tranh, tức là chỉ có bất thiện.

64) Tưởng dị thục (vipākavedanā), tưởng uẩn thuộc tâm quả.

65) Tưởng dị thục nhân (Vipākadhamma), tưởng uẩn thuộc pháp nhan, tức là tưởng trong tâm thiện và tâm bất thiện.

66) Câu hành lạc - Sukhasahagata, tức là đồng sanh với lạc tưởng.

67) Câu hành khổ - dhukkhasahagata, tức là đồng sanh với khổ tưởng.

68) Uppanno - Hiện sanh, là tưởng uẩn hiệp trong 121 tâm đang sanh khởi.

69) Anuppanno - Vị sanh, là tưởng uẩn sẽ sanh và cũng chưa chắc gì sanh ra, như là tưởng uẩn trong tâm thiện và tâm tố.

70) Uppādi - Chuẩn sanh-, là tưởng uẩn sẵn sàng sanh ra, như là tưởng uẩn trong tâm quả, vì rằng đã có nhân tố.

71) Tưởng phi hệ thuộc (apariyāpannā) là chỉ do Tưởng uẩn Siêu thế (lokuttara).

72) Hành phi hệ thuộc - apariyāpanna, là chỉ cho hành uẩn siêu thế.

73) Năm mươi sở hữu tâm (cetasika) ngoài thọ và tưởng, được xem là hành uẩn, trong đó Tư tâm sở (cetanācetasika) được kể là căn của hành uẩn.

74) Xem chú thích ở phần tưởng uẩn: hiện sanh, vị sanh, chuẩn sanh.

75) Xem chú thích: Hiện sanh, vị sanh, chuẩn sanh trong phần tưởng uẩn.

76) Hữu tranh - Sarana (Sa + rana).

77) Vô tranh - arana (a + rana)

78) Bốn uẩn này là bốn danh uẩn: Thọ tưởng, hành, thức. Nhưng ở một vài chỗ khác trong đây, nói bốn uẩn nên hiểu chưa hẳn chỉ bốn danh uẩn.

79) Hai uẩn này là sắc uẩn và thọ uẩn. Trong mọi chỗ khác thì không nên hỏi luôn luôn là như vậy, tùy chi pháp.

80) Cả đoạn (85) là phần vấn đáp ngũ uẩn theo đầu đề tam (titamātikā). Xem trong bộ Dhammasagina (Pháp tụ)

81) Phi nhân (nahetu), không phải là nhân. sáu tâm sở hành uẩn là tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si là nhân (hetu), còn pháp ngoài ra là phi nhân.

82) Vô nhân (ahetuka), tức là pháp không có nhân phối hợp.

83) Ðoạn (86) là phần vấn đáp ngũ uẩn theo đầu đề nhị (dukamatikā). Xem trong bộ Dhammasangini Phần Tụ Nhân (hetugocchaka)

84) Phần nhị đề Tiểu Ðỉnh (Cūlantaraduka)

85) Lậu (āsava)

86) Phần Tụ Lậu (āsavagocchaka) trong đầu đề nhị (dukamātikā)

87) Triền (Saññojana)

88) Phần Tụ triền (Saññojanagocchaka) trong Ðầu đề nhị (Dukamātikā)

89) Phược (gantha). Phần tự phược (ganthagocchaka).

90) Bộc (ogha). Phần Tụ bộc (oghagocchaka)

91) Phối (yoga). Phần Tụ phối (yogagocchaka)

92) Cái (Nīvarana). Phần Tụ cái (Nivaranagocchaka)

93) Khinh thị (parāmāsa). Phần tụ khinh thị (pārāmāsagocchaka)

94) Phần Nhị đề đại đỉnh (mahantaraduka)

95) Có tâm sở sanh (cittasamutthāna), 12 pháp có tâm làm nhân sanh ra, tức là sở hữu tâm và sắc tâm (cittajarūpa)

96) Thủ (upādāna). Phần tự thủ (upādānagocchaka).

97) Phiền não (kilesa), chỉ cho mười phiền não là: Tham, sân, si, mạn, tà kiến, hoài nghi, hôn trầm, phóng dật, vô tàm, vô úy (Theo Vi Diệu Pháp), Phần Tụ phiền não (kilesagocchaka).

98) Phiền toái (sankilittha), chỉ cho pháp bất thiện là mười hai tâm bất thện và mười bốn sở hữu tâm bất thiện.

99) Phần Nhị Ðề Yêu Bối (pitthiduka) trong đầu đề nhị (Dukamātika). Xem bộ Dhammasaṅginī.

Tpt1, II. Xứ phân tích

II. XỨ PHÂN TÍCH (ĀYATANAVIBHAṄGO)

1/ XỨ PHÂN TÍCH THEO KINH (Suttantavibhājanīyaṃ)

97) THẬP NHỊ XỨ là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ, pháp xứ.

98) NHÃN là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; sắc là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; nhĩ là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; thinh là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; tỷ là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; khí là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; thiệt là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; vị là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; thân là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; xúc là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; ý là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch; pháp là vô thường, khổ não, vô ngã, có tính biến dịch.

(DỨT XỨ PHÂN TÍCH THEO KINH)

2/ XỨ PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhammabhājanīyaṃ)

99) THẬP NHỊ XỨ là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ.

100) Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ NHÃN XỨ (1)?

Nhãn là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... (2) đó là làng trống không. Ðây gọi là nhãn xứ.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ NHĨ XỨ (3), TỶ XỨ (4) ... THIỆT XỨ (5) ... THÂN XỨ (6)?

Thân nào là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó là làng trống không. Ðây gọi là thân xứ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ Ý XỨ (7)

Ý xứ phân theo một loại là tương ưng xúc. Ý xứ phân theo hai loại có: Có hữu nhân, có vô nhân.

Ý xứ phân theo ba loại: Có thiện, có bất thiện, có vô ký ... (trùng) ... (8). Ý xứ phân theo nhiều loại là như vậy.

Ðây gọi là ý xứ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SẮC XỨ (9)?

Sắc nào là hình sắc nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó là sắc giới. Ðây gọi là sắc xứ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THINH XỨ (10) ... KHÍ XỨ (11) ... VỊ XỨ (12) ... XÚC XỨ (13)?

Tức địa giới ... (trùng) ... đó là xúc giới. Ðây gọi là xúc xứ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ PHÁP XỨ (14)?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn; hoặc là có sắc vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ và vô vi giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THỌ UẨN (15)?

Thọ uẩn phân theo một loại là: Thọ uẩn tương ưng xúc ... (trùng) ... Thọ uẩn phân theo nhiều loại là như vậy. Ðây gọi là thọ uẩn.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TƯỞNG UẨN (16)?

Tưởng uẩn phân theo một loại là: Tưởng uẩn tương ưng xúc ... (trùng) ... Tưởng uẩn phân theo nhiều loại là như vậy. Ðây gọi là tưởng uẩn.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HÀNH UẨN (17)?

Hành uẩn phân theo mốt loại là: Hành uẩn tương ưng tâm ... (trùng) ... Hành uẩn phân theo nhiều loại là như vậy. Ðây gọi là hành uẩn.

Ở ÐÂY THẾ NÀO GỌI LÀ SẮC VÔ KIẾN VÔ ÐỐI CHIẾU LIÊN QUAN PHÁP XỨ (18)?

Tức nữ quyền ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây gọi là sắc vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ VÔ VI GIỚI (19)?

Tức là sự dứt ái, dứt sân, dứt si, . Ðây gọi là vô vi giới. Ðây gọi là pháp xứ.

(DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP)

3/ PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakaṃ)

101) THẬP NHỊ XỨ là: Nhãn xứ, sắc xứ ... (trùng) ... ý xứ, pháp xứ.

ÐỐI VỚI THẬP NHỊ XỨ CÓ BAO NHIÊU THIỆN? CÓ BAO NHIÊU BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU VÔ KÝ? ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU VÔ TRANH?

102) MƯỜI XỨ (20) là vô ký; hai xứ có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký. Mười xứ không nên nói là tương ưng thọ lạc, tương ưng thọ khổ hay tương ưng thọ phi khổ phi lạc. Ý xứ có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ khổ có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc; pháp xứ có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ khổ có thể là tương ưng thọ phi khổ, phi lạc; có thể không nên nói là tương ưng thọ lạc, tương ưng thọ khổ, tương ưng thọ phi khổ phi lạc. Mười xứ là pháp phi dị thục phi dị thục nhân; hai xứ có thể là pháp dị thục, có thể là pháp dị thục nhân, có thể là pháp phi dị thục phi dị thục nhân. Năm xứ (21) là do thủ cảnh thủ; thinh xứ là phi do thủ cảnh thủ, bốn xứ có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ phi cảnh thủ; hai xứ có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ phi cảnh thủ. Mười xứ là phi phiền toái cảnh phiền não; hai xứ có thể là phiền toái cảnh phiền não; có thể là phi phiền toái cảnh phiền não; có thể là phi phiền toái phi cảnh phiền não. Mười xứ là vô tầm vô tứ; ý xứ có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, pháp xứ có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, có thể không nên nói là hữu tầm hữu tứ hay vô tầm hữu tứ hay vô tầm vô tứ. Mười xứ không nên nói là câu hành hỷ hay câu hành lạc, hay câu hành xả. Hai xứ có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả; có thể không nên nói là câu hành hỷ câu hành lạc, hay câu hành xả. Mười xứ là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ, hai xứ có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ. Mười xứ là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ, hai xứ có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ. Mười xứ là phi nhân đến tích tập, phi nhân đến tịch diệt, hai xứ có thể là nhân đến tích tập, có thể là nhân đến tịch diệt, có thể là phi nhân đến tích tập, có thể là phi nhân đến tịch diệt. Mười xứ là phi hữu học phi vô học, hai xứ có thể là hữu học, có thể là vô học, có thể là phi hữu học phi vô học. Mười xứ là hy thiểu, hai xứ có thể là hy thiểu, có thể là đáo đại, có thể là vô lượng. Mười xứ là bất tri cảnh, hai xứ có thể là biết cảnh hy thiểu, có thể là biết cảnh đáo đại, có thể là biết cảnh vô lượng, có thể không nên nói là biết cảnh hy thiểu, biết cảnh đáo đại, biết cảnh vô lượng. Mười xứ là trung bình, hai xứ có thể là ty hạ, có thể là trung bình, có thể là tinh lương. Mười xứ là phi cố định, hai xứ có thể là cố định phần tà, có thể là cố định phần chánh, có thể là phi cố định. Mười xứ là vô cảnh, hai xứ có thể là đạo thành cảnh, có thể là đạo thành nhân, có thể là đạo thành trưởng, có thể không nên nói là đạo thành cảnh, hay đạo thành nhân, hay đạo thành trưởng. Năm xứ có thể là hiện sanh, có thể là chuẩn sanh, không nên nói là vị sanh, thinh xứ có thể là hiện sanh, có thể là vị sanh, không nên nói là chuẩn sanh, năm xứ có thể là hiện sanh, có thể là chuẩn sanh, có thể là vị sanh, pháp xứ có thể là hiện sanh, có thể là vị sanh, có thể là chuẩn sanh, có thể không nên nói là hiện sanh, hay vị sanh, hay chuẩn sanh. Mười một xứ có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại. Pháp xứ có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại, có thể không nên nói là quá khứ, hay vị lai, hay hiện tại. Mười xứ là bất tri cảnh, hai xứ có thể là biết cảnh quá khứ, có thể là biết cảnh vị lai, có thể là biết cảnh hiện tại, có thể không nên nói là biết cảnh quá khứ, hay biết cảnh vị lai, hay biết cảnh hiện tại. Mười hai xứ có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần. Mười xứ là bất tri cảnh, hai xứ có thể là biết cảnh nội phần, có thể là biết cảnh ngoại phần, có thể là biết cảnh nội ngoại phần, có thể không nên nói là biết cảnh nội phần, hay biết cảnh ngoại phần, hay biết cảnh nội ngoại phần. Sắc xứ là hữu kiến hữu đối chiếu; chín xứ là vô kiến hữu đối chiếu; hai xứ là vô kiến vô đối chiếu.

103) Mười một xứ là phi nhân; pháp xứ có thể là nhân, có thể là phi nhân. Mười xứ là vô nhân; hai xứ có thể là vô nhân, có thể là hữu nhân. Mười xứ là bất tương ưng nhân; hai xứ có thể là tương ưng nhân có thể là bất tương ưng nhân. Mười xứ không nên nói là nhân hữu nhân hay hữu nhân vô nhân; ý xứ không nên nói là nhân hữu nhân, có thể là hữu nhân phi nhân, có thể không nên nói là nhân hữu nhân phi nhân; pháp xứ có thể là nhân hữu nhân, có thể là hữu nhân phi nhân, có thể không nên nói là nhân hữu nhân, hữu nhân phi nhân. Mười xứ không nên nói là nhân tương ưng nhân, hay tương ưng nhân phi nhân; ý xứ không nên nói là nhân tương ưng nhân, có thể là tương ưng nhân phi nhân, có thể không nên nói là tương ưng nhân phi nhân; pháp xứ có thể nhân tương ưng nhân, có thể là tương ưng nhân phi nhân, có thể không nên nói là nhân tương ưng nhân, hay tương ưng nhân phi nhân. Mười xứ là phi nhân vô nhân; ý xứ có thể là phi nhân hữu nhân; phi nhân vô nhân; pháp xứ có thể là phi nhân hữu nhân, có thể là phi nhân vô nhân, có thể không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân.

104) Mười một xứ là hữu duyên; pháp xứ có thể là hữu duyên có thể là vô duyên. Mười một xứ là hữu vi; pháp xứ có thể là hữu vi, có thể là vô vi. Mười một xứ là vô kiến. Sắc xứ là hữu kiến. Mười xứ là hữu đối chiếu, hai xứ là vô đối chiếu. Mười xứ là sắc, ý xứ là phi sắc; pháp xứ có thể là sắc, có thể là phi sắc. Mười xứ là hiệp thế; hai xứ có thể là hiệp thế, có thể là siêu thế. Mười hai xứ đáng do vài tâm biết (22), không đáng do vài tâm biết (23).

105) Mười một xứ là phi lậu (24), pháp xứ có thể là lậu có thể là phi lậu. Mười xứ là cảnh lậu; hai xứ có thể là cảnh lậu, có thể là phi cảnh lậu. Mười xứ là bất tương ưng lậu; hai xứ có thể là tương ưng lậu, có thể là bất tương ưng lậu. Mười xứ không nên nói là lậu cảnh lậu, có thể là cảnh lậu phi lậu; ý xứ không nên nói là lậu cảnh lậu, có thể là cảnh lậu phi lậu, có thể không nên nói là cảnh lậu phi lậu; pháp xứ có thể là lậu cảnh lậu, có thể là cảnh lậu phi lậu, có thể không nên nói là lậu cảnh lậu, hay cảnh lậu phi lậu. Mười xứ không nên nói lậu tương ưng lậu, có thể tương ưng lậu phi lậu; ý xứ không nên nói là lậu tương ưng lậu, có thể là tương ưng lậu phi lậu; có thể không nên nói là tương ưng lậu phi lậu; pháp xứ có thể là lậu tương ưng lậu, có thể là tương ưng lậu phi lậu, có thể không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu. Mười xứ là bất tương ưng lậu cảnh lậu; hai xứ có thể là bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thể là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu, có thể không nên nói là bất tương ưng lậu cảnh lậu hay bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

106) Mười một xứ là phi triền; pháp xứ có thể là triền, có thể là phi triền. Mười xứ là cảnh triền; hai xứ có thể là cảnh triền, có thể là phi cảnh triền. Mười xứ là bất tương ưng triền; hai xứ có thể là tương ưng triền, có thể là bất tương ưng triền. Mười xứ không nên nói là triền cảnh triền, nhưng là cảnh triền phi triền; ý xứ không nên nói là triền cảnh triền, có thể là cảnh triền phi triền, có thể không nên nói là cảnh triền phi triền, pháp xứ có thể là triền cảnh triền, có thể là cảnh triền phi triền, có thể không nên nói là triền cảnh triền hay cảnh triền phi triền. Mười xứ không nên nói là triền tương ưng triền, hay tương ưng triền phi triền; ý xứ không nên nói là triền tương ưng triền, có thể là tương ưng triền phi triền, có thể không nên nói là tương ưng triền phi triền; pháp xứ có thể là triền tương ưng triền, có thể tương ưng triền phi triền, có thể không nên nói là triền tương ưng triền hay tương ưng triền phi triền. Mười xứ là bất tương ưng triền cảnh triền; hai xứ có thể là bất tương ưng triền cảnh triền, có thể là bất tương ưng triền phi cảnh triền, có thể không nên nói là bất tương ưng triền cảnh triền hay bất tương ưng triền phi cảnh triền.

107) Mười một xứ là phi phược (25); pháp xứ có thể là phược, có thể là phi phược. Mười xứ là cảnh phược; hai xứ có thể là cảnh phược, có thể là phi cảnh phược. Mười xứ là bất tương ưng phược; hai xứ có thể là tương ưng phược, có thể là bất tương ưng phược. Mười xứ không nên nói là phược cảnh phược, nhưng là cảnh phược phi phược; ý xứ không nên nói là phược cảnh phược, có thể là cảnh phược phi phược, có thể không nên nói là cảnh phược phi phược, pháp xứ có thể là phược cảnh phược, có thể là cảnh phược phi phược, có thể không nên nói là phược cảnh phược hay cảnh phược phi phược. Mười xứ không nên nói là phược tương ưng phược, hay tương ưng phược phi phược; ý xứ không nên nói là phược tương ưng phược, có thể là tương ưng phược phi phược, có thể không nên nói là tương ưng phược phi phược; pháp xứ có thể là phược tương ưng phược, có thể tương ưng phược phi phược, có thể không nên nói là phược tương ưng phược hay tương ưng phược phi phược. Mười xứ là bất tương ưng phược cảnh phược; hai xứ có thể là bất tương ưng phược cảnh phược, có thể là bất tương ưng phược phi cảnh phược, có thể không nên nói là bất tương ưng phược cảnh phược hay bất tương ưng phược phi cảnh phược.

108) Mười một xứ là phi bộc (26) ... (trùng) ... là phi phối (27) ... (trùng) ... là phi cái (28); pháp xứ có thể là cái, có thể là phi cái. Mười xứ là cảnh cái; hai xứ có thể là cảnh cái, có thể là phi cảnh cái. Mười xứ là bất tương ưng cái; hai xứ có thể là tương ưng cái, có thể là bất tương ưng cái. Mười xứ không nên nói là cái cảnh cái, nhưng là cảnh cái phi cái; ý xứ không nên nói là cái cảnh cái, có thể là cảnh cái phi cái, có thể không nên nói là cảnh cái phi cái, pháp xứ có thể là cái cảnh cái, có thể là cảnh cái phi cái, có thể không nên nói là cái cảnh cái hay cảnh cái phi cái. Mười xứ không nên nói là cái tương ưng cái, hay tương ưng cái mà phi cái; ý xứ không nên nói là cái tương ưng cái, có thể là tương ưng cái mà phi cái, có thể không nên nói là tương ưng cái mà phi cái; pháp xứ có thể là cái tương ưng cái, có thể tương ưng cái phi cái, có thể không nên nói là cái tương ưng cái hay tương ưng cái phi cái. Mười xứ là bất tương ưng cái cảnh cái; hai xứ có thể là bất tương ưng cái cảnh cái, có thể là bất tương ưng cái phi cảnh cái, có thể không nên nói là bất tương ưng cái cảnh cái hay bất tương ưng cái phi cảnh cái.

109) Mười một xứ là phi khinh thị (29); pháp xứ có thể là khinh thị, có thể là phi khinh thị. Mười xứ là cảnh khinh thị; hai xứ có thể là cảnh khinh thị, có thể là phi cảnh khinh thị. Mười xứ là bất tương ưng khinh thị; ý xứ có thể là tương ưng khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị. Pháp xứ có thể tương ưng khinh thị có thể là bất tương ưng khinh thị, có thể không nên nói là tương ưng khinh thị hay bất tương ưng khinh thị. Mười xứ không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, nhưng là cảnh khinh thị phi khinh thị, ý xứ không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, có thể là cảnh khinh thị phi khinh thị, có thể không nên nói là cảnh khinh thị phi khinh thị, pháp xứ có thể là khinh thị cảnh khinh thị, có thể là cảnh khinh thị phi khinh thị. Có thể không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, hay cảnh khinh thị phi khinh thị; Mười xứ là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, hai xứ có thể là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị; có thể không nên nói là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, hay bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.

110) Mười xứ là bất tri cảnh (30), ý xứ là hữu tri cảnh, pháp xứ có thể là hữu tri cảnh, có thể là bất tri cảnh. Ý xứ là tâm; mười một xứ là phi tâm. Mười một xứ là phi sở hữu tâm. Pháp xứ có thể là sở hữu tâm, có thể là phi sở hữu tâm. Mười xứ là bất tương ưng tâm; Pháp xứ có thể là tương ưng tâm, có thể là bất tương ưng tâm, ý xứ không nên nói là tương ưng tâm hay bất tương ưng tâm. Mười xứ là phi hòa với tâm, pháp xứ có thể là hòa với tâm, có thể là phi hòa với tâm, ý xứ không nên nói là hòa với tâm hay phi hòa với tâm. Sáu xứ là phi tâm sở sanh; Sáu xứ có thể là tâm sở sanh, có thể là phi tâm sở sanh. Mười một xứ là phi đồng hiện hữu với tâm; pháp xứ có thể là đồng hiện hữu với tâm, có thể là phi đồng hiện hữu với tâm. Mười một xứ là phi tùy chuyển với tâm; pháp xứ có thể là tùy chuyển với tâm, có thể là phi tùy chuyển với tâm. Mười một xứ là phi hòa với tâm tâm sở sanh; pháp xứ có thể là hòa với tâm tâm sở sanh, có thể là phi hòa với tâm tâm sở sanh. Mười một xứ là phi hòa với tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm; pháp xứ có thể là hòa với tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm, có thể là phi hòa với tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Mười một xứ là phi hòa với tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm, pháp xứ có thể là hòa với tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm, có thể là phi hòa với tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Sáu xứ là nội phần, Sáu xứ là ngoại phần. Chín xứ là y sinh; hai xứ là phi y sinh; pháp xứ có thể là y sinh; có thể là phi y sinh; Năm xứ là do thủ; thinh xứ là phi do thủ; sáu xứ có thể là do thủ, có thể là phi do thủ.

111) Mười một xứ là phi thủ (31); pháp xứ có thể là thủ, có thể là phi thủ. Mười xứ là cảnh thủ; hai xứ có thể là cảnh thủ, có thể là phi cảnh thủ. Mười xứ là bất tương ưng thủ; hai xứ có thể là tương ưng thủ, có thể là bất tương ưng thủ. Mười xứ không nên nói là thủ cảnh thủ, nhưng là cảnh thủ phi thủ, ý xứ không nên nói là thủ cảnh thủ phi thủ, có thể là cảnh thủ phi thủ, có thể không nên nói là cảnh thủ phi thủ, pháp xứ có thể là thủ cảnh thủ có thể là cảnh thủ phi thủ, có thể không nên nói là thủ cảnh thủ, hay cảnh thủ phi thủ; Mười xứ không nên nói là thủ tương ưng thủ, hay tương ưng thủ mà phi thủ, ý xứ không nên nói là thủ tương ưng thủ; có thể là tương ưng thủ phi thủ, có thể không nên nói là tương ưng thủ phi thủ; pháp xứ có thể là thủ tương ưng thủ, có thể là tương ưng thủ phi thủ, có thể không nên nói là thủ tương ưng thủ hay tương ưng thủ phi thủ. Mười xứ là bất tương ưng thủ cảnh thủ, hai xứ có thể là bất tương ưng thủ cảnh thủ, có thể là bất tương ưng thủ phi cảnh thủ, có thể không nên nói là bất tương ưng thủ cảnh thủ hay bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.

112) Mười một xứ là phi phiền não (32); pháp xứ có thể là phiền não, có thể là phi phiền não. Mười xứ là cảnh phiền não; hai xứ có thể là cảnh phiền não, có thể là phi cảnh phiền não. Mười xứ là phi phiền toái (33); hai xứ có thể là phiền toái, có thể là phi phiền toái. Mười xứ là bất tương ưng phiền não; hai xứ có thể là tương ưng phiền não, có thể là bất tương ưng phiền não. Mười xứ không nên nói là phiền não cảnh phiền não, nhưng là cảnh phiền não phi phiền não, ý xứ không nên nói là phiền não cảnh phiền não, có thể là cảnh phiền não phi phiền não, có thể không nên nói là cảnh phiền não phi phiền não, pháp xứ có thể là phiền não cảnh phiền não có thể là cảnh phiền não phi phiền não, có thể không nên nói là phiền não cảnh phiền não, hay cảnh phiền não phi phiền não. Mười xứ không nên nói là phiền toái phiền não hay phiền toái phi phiền não; ý xứ không nên nói là phiền não phiền toái, có thể là phiền toái phi phiền não, có thể không nên nói là phiền toái phi phiền não; pháp xứ có thể là phiền não phiền toái, có thể là phiền toái phi phiền não, có thể không nên nói là phiền não phiền toái, hay phiền toái phi phiền não. Mười xứ không nên nói là phiền não tương ưng phiền não, hay tương ưng phiền não mà phi phiền não, ý xứ không nên nói là phiền não tương ưng phiền não; có thể là tương ưng phiền não phi phiền não, có thể không nên nói là tương ưng phiền não phi phiền não; pháp xứ có thể là phiền não tương ưng phiền não, có thể là tương ưng phiền não phi phiền não, có thể không nên nói là phiền não tương ưng phiền não hay tương ưng phiền não phi phiền não. Mười xứ là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, hai xứ có thể là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, có thể là bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não, có thể không nên nói là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, hay bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.

113) Mười xứ là không đáng do kiến đạo đoạn trừ; hai xứ có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ; có thể là không đáng do kiến đạo đoạn trừ. Mười xứ là không đáng do tiến đạo đoạn trừ; hai xứ có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ; có thể là không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Mười xứ là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ; hai xứ có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ; có thể là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ. Mười xứ là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ; hai xứ có thể là hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ; có thể là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ. Mười xứ là vô tầm; hai xứ có thể là hữu tầm có thể là vô tầm. Mười xứ là vô tứ; hai xứ có thể là hữu tứ có thể là vô tứ. Mười xứ là vô hỷ; hai xứ có thể là hữu hỷ có thể là vô hỷ. Mười xứ là phi câu hành hỷ; hai xứ có thể là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ. Mười xứ là phi câu hành lạc; hai xứ có thể là câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc. Mười xứ là phi câu hành xả; hai xứ có thể là câu hành xả, có thể là phi câu hành xả. Mười xứ là dục giới, hai xứ có thể là dục giới, có thể là phi dục giới. Mười xứ là phi sắc giới; hai xứ có thể là sắc giới, có thể là phi sắc giới. Mười xứ là phi vô sắc giới; hai xứ có thể là vô sắc giới, có thể là phi vô sắc giới. Mười xứ là hệ thuộc; hai xứ có thể là hệ thuộc, có thể là phi hệ thuộc. Mười xứ là phi dẫn xuất; hai xứ có thể là dẫn xuất, có thể là phi dẫn xuất. Mười xứ là phi cố định; hai xứ có thể là cố định, có thể là phi cố định. Mười xứ là hữu thượng; hai xứ có thể là hữu thượng, có thể là vô thượng. Mười xứ là vô tranh; hai xứ có thể là hữu tranh, có thể là vô tranh.

(DỨT PHẦN VẤN ÐÁP)

(HOÀN THÀNH XỨ PHÂN TÍCH)

CHÚ THÍCH 2:

1) Cakkhāyatana.

2) Nên xem Bộ Pháp Tụ, bài 516.

3) Sotāyatana.

4) Ghānāyatana.

5) Jivhāyatana.

6) Kāyāyatana.

7) Manāyatana.

8) Xem phần UẨN PHÂN TÍCH, bài 74.

9) Rūpāyatana.

10) Saddāyatana.

11) Gandhāyatana.

12) Rasāyatana.

13) Photthabbāyatana.

14) Dhammāyatana.

15) Vedanakkhanodha.

16) Saññākkhandha.

17) Saṅkhārakkhandha.

18) Rūpam anidassanam appatigham dhammāyatanapariyāpannam.

19) Asaṅkhala dhātu.

20) Mười xứ chỗ này là mười xứ thô thuộc sắc pháp như nhãn xứ, sắc xứ ... nhưng cần hiểu là không phải trong mọi trường hợp nói mười xứ đều chỉ là mười xứ thô.

21) Năm xứ ở đây là năm xứ (sắc nghiệp) thô, tức là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ.

22) Như sắc xứ chỉ có tâm nhãn thức biết và bốn mươi bốn tâm dục giới khác cũng có thể biết v.v ...

23) Như sắc xứ, tâm nhĩ thức và các tâm thiền không biết được v.v ...

24) Lậu (āsava).

25) Phược (gantha).

26) Bộc (ogha).

27) Phối (yoga).

28) Cái (Nivarana).

29) Khinh thị (parāmāsa).

30) Sắc pháp vô tri không biết cảnh; mười xứ thô thuộc sắc pháp nên không biết cảnh. Con mắt (nhãn xứ) chỉ là đối chiếu (nhìn) cảnh sắc, còn phận sự biết cảnh sắc là do tâm nhãn thức (cakkhuviññāna) ...

31) Thủ (upādāna).

32) Phiền não (kilesa).

33) Phiền toái (sankilittha).

Tpt1, III. Giới phân tích

III. GIỚI PHÂN TÍCH (DHĀTUVIBHAṄGO)

1/ GIỚI PHÂN TÍCH THEO KINH (Suttantabhājanīyam)

114) SÁU GIỚI là địa giới, hỏa giới, thủy giới, phong giới, hư không giới và thức giới.

115) Ở ÐÂY, ÐỊA GIỚI (1) LÀ THẾ NÀO?

Ðịa giới có hai thứ là nội phần và ngoại phần.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ ÐỊA GIỚI NỘI PHẦN (2)?

Chất gì là sự cứng sượng, tình trạng thô rắn, tình trạng cứng sượng, trạng thái cứng sượng thuộc phần trong, phần riêng, thành sắc nội do thủ, như là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, mạng mỡ, dạ dày, phổi, ruột già, ruột non, vật thực mới, phẫn hay là có chất nào khác là sự thô rắn, tình trạng chai sượng, tình trạng cứng sượng, trạng thái cứng sượng thuộc phần trong, phần riêng, thành sắc nội do thủ. Ðây gọi là địa giới nội phần.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ ÐỊA GIỚI NGOẠI PHẦN (3)?

Chất gì là sự thô rắn, tình trạng chai sượng, tình trạng cứng sượng, trạng thái cứng sượng thuộc bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ, như là sắc, đồng, chì trắng, chì đen, bạch kim, ngọc trai, ngọc ước, ngọc lưu ly, xa cừ, cẩm thạch, san hô, bạc, vàng, ngọc ru-bi, ngọc thạch, cỏ, cây, sỏi, gạch, đất, đá, núi, hoặc có chất nào khác là sự khô rắn, tình trạng trai sượng, tình trạng cứng sượng, trạng thái cứng sượng thuộc bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ. Ðây gọi là địa giới ngoại phần.

Ðịa giới nội phần và địa giới ngoại phần gồm lại, gom chung thành một phần. Ðây gọi là địa giới.

116) Ở ÐÂY, THỦY GIỚI (4) LÀ THẾ NÀO?

Thủy giới có hai loại là nội phần và ngoại phần.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THỦY GIỚI NỘI PHẦN (5)?

Chất gì là sự tươm ướt, cách tươm ướt, sự quến dẻo, trạng thái khắn dính của sắc thuộc bên trong, phần riêng, thành sắc nội do thủ, như là mật, đàm, mũ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, đầu da, nước miếng, nước mũi, nước nhớt, nước tiểu, hoặc có thứ nào khác là sự tươm ướt, cách tươm ướt, sự quến dẻo, trạng thái khắn dính của sắc, thuộc bên trong, phần riêng, thành sắc nôïi do thủ. Ðây gọi là thủy giới nội phần.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THỦY GIỚI NGOẠI PHẦN (6)?

Chất gì là sự tươm ướt, cách tươm ướt, sự quến dẻo, cách quến dẻo, trạng thái khắn dính của sắc thuộc bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ, như là vị chất rễ cây, vị chất thân cây, vị chất da cây, vị chất lá cây, vị chất hoa, vị chất trái, sữa tươi, sữa đặc, bơ trong, bơ tươi, dầu, mật ong, đường mía, nước trong đất hay trên hư không, hoặc có chất nào khác là sự tươm ướt, cách tươm ướt, cách quến dẻo, sự quến dẻo, trạng thái khắn dính của sắc thuộc bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ. Ðây gọi là thủy giới ngoại phần.

Thủy giới nội phần và thủy giới ngoại phần gồm lại, gom chung thành một phần. Ðây gọi là thủy giới.

117) Ở ÐÂY, HỎA GIỚI (7) LÀ THẾ NÀO?

Hỏa giới có hai loại là nội phần và ngoại phần.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ HỎA GIỚI NỘI PHẦN (8)?

Chất gì là sự nóng bỏng, cách nóng bỏng, sự nực nội, cách nực nội, sự ấm áp, cách ấm áp, thuộc bên trong, phần riêng, thành sắc nội do thủ, như là chất mà làm nóng nảy, chất mà làm hao mòn, chất mà làm thiêu hủy và chất mà làm tiêu hóa chất ăn uống, nhai nếm, hoặc có chất nào khác là sự nóng bỏng, cách nóng bỏng, sự nực nội, cách nực nội, sự ấm áp, cách ấm áp thuộc bên trong, phần riêng, thành sắc nội do thủ. Ðây gọi là hỏa giới nội phần.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HỎA GIỚI NGOẠI PHẦN (9)?

Chất gì là sự nóng bỏng, cách nóng bỏng, sự nực nội, cách nực nội, sự ấm áp, cách ấm áp, thuộc bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ, như là lửa củi, lửa đá, lửa cỏ, lửa phân bò, lửa trấu, lửa rác, lửa sấm sét, chất nóng của lửa, chất nóng của mặt trời, chất nóng trong đống gỗ, chất nóng trong đống cỏ, chất nóng trong đống lúa, chất nóng trong đống tro, hoặc có chất nào khác là sự nóng bỏng, cách nóng bỏng, sự nực nội, cách nực nội, sự ấm áp, cách ấm áp thuộc bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ. Ðây gọi là hỏa giới ngoại phần.

Hỏa giới nội phần và hỏa giới ngoại phần gồm lại. gom chung thành một phần. Ðây gọi là hỏa giới.

118) Ở ÐÂY, PHONG GIỚI (10) LÀ THẾ NÀO?

Phong giới có hai loại là nội phần và ngoại phần.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ PHONG GIỚI NỘI PHẦN (11)?

Chất gì là sự thổi phồng, căng phồng, lay động của sắc thuộc bên trong, phần riêng, thành sắc nội do thủ, như là gió thổi lên, gió thổi xuống, gió trong bụng, gió trong ruột, gió khắp chi thể, gió như vũ khí, gió như dao cạo, gió qua tim, hơi thở ra, hơi thở vào, hoặc có chất nào khác là sự thổi phồng, căng phồng, lay động của sắc thuộc bên trong, phần riêng, thành sắc nội do thủ. Ðây gọi là phong giới nội phần.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ PHONG GIỚI NGOẠI PHẦN (12)?

Chất gì là sự thổi phồng, căng phồng, trạng thái lay động của sắc thuộc bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ, như là gió đông, gió nam, gió tây, gió bắc, gió cuốn bụi, gió không cuốn bụi, gió lạnh, gió nóng, gió nhỏ, gió lớn, gió độ thấp, gió độ cao, gió do cánh chim, gió do đại bàng, gió do quạt, gió do thổi, hoặc có chất nào khác là sự thổi phồng, căng phồng, trạng thái lay động của sắc bên ngoài, thành sắc ngoài phi do thủ. Ðây gọi là phong giới ngoại phần.

Phong giới nội phần và phong giới ngoại phần gồm lại, gom chung thành một phần. Ðây gọi là phong giới.

119) Ở ÐÂY, HƯ KHÔNG GIỚI (13) LÀ THẾ NÀO?

Hư không giới có hai thứ là nội phần và ngoại phần.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ HƯ KHÔNG GIỚI NỘI PHẦN (14)?

Cái gì là khoảng trống, hiện tượng khoảng trống, sự trống không, hiện tượng trống không, kẽ hở, hiện tượng kẽ hở, không đụng chạm với máu thịt, thuộc bên trong, phần riêng, thành sắc nội do thủ như là lỗ tai, lỗ mũi, cửa miệng, lỗ nuốt thức ăn uống nhai nếm, chỗ chứa thức ăn uống nhai nếm, đường cho ra thức ăn uống nhai nếm theo phía dưới, hoặc có chi khác là khoảng trống, hiện tượng khoảng trống, sự trống không, hiện tượng trống không, kẽ hở, hiện tượng kẽ hở, không đụng chạm với máu thịt, thuộc phần riêng, bên trong, thành sắc nội do thủ. Ðây gọi là hư không giới nội phần.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ HƯ KHÔNG GIỚI NGOẠI PHẦN (15)?

Cái gì là khoảng trống, hiện tượng khoảng trống, sự trống không, hiện tượng trống không, kẽ hở, hiện tượng kẽ hở, không đụng chạm với các sắc đại hiển, thuộc bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ. Ðây gọi là hư không giới ngoại phần.

Hư không giới nội phần và hư không giới ngoại phần gồm lại, gom chung thành một phần. Ðây gọi là hư không giới.

120) Ở ÐÂY, THỨC GIỚI (16) LÀ THẾ NÀO?

Nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý thức giới. Ðây gọi là thức giới. Ðây gọi là sáu giới.

121) Mặt khác, có sáu giới là lạc giới, khổ giới, hỷ giới, ưu giới, xả giới, vô minh giới.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ LẠC GIỚI (17)?

Cái chi là sự sảng khoái thuộc về thân, sự dễ chịu thuộc về thân, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc. Ðây gọi là lạc giới.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ HỶ GIỚI (18)?

Cái chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là hỷ giới.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ KHỔ GIỚI (19)?

Cái chi là sự bất an thuộc về thân, sự đau đớn thuộc về thân, trạng thái cảm thọ bất an đau đớn sanh từ thân xúc, sự cảm giác bất an đau đớn sanh từ thân xúc. Ðây gọi là khổ giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ƯU GIỚI (20)?

Cái chi là sự bất an thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ bất an khó chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác bất an, khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là ưu giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XẢ GIỚI (21)?

Cái chi là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm thọ phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là xả giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ VÔ MINH GIỚI (22)?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... (23) vô minh then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh giới. Ðây cũng là sáu giới.

122) Mặt khác, có sáu giới là dục giới, sân giới, hại giới, xuất ly giới, vô sân giới, bất hại giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ DỤC GIỚI (24)?

Sự nghĩ ngợi tương ưng với dục, sự tầm cầu, sự tư duy, sự chăm chú, sự hướng tâm, đem tâm khắn khít, tà tư duy. Ðây gọi là dục giới. Phía dưới tận cùng là địa ngục vô gián, phía trên tột đỉnh là cõi trời Tha Hóa Tự tại, trong khoảng giữa đó có uẩn xứ giới, sự hiện hành ở đấy, hệ thuộc ở đấy, tức sắc, thọ tưởng, hành, thức. Ðây gọi là dục giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SÂN GIỚI (25)?

Sự nghĩ ngợi tương ưng với sân độc, sự tầm cầu ... (trùng) ... tà tư duy. Ðây gọi là sân giới. Hoặc là sự khiềm khích của tâm trong mười việc hiềm khích, thái độ phẫn nộ, phản kháng, chống đối, giận dữ, giận hờn, tức giận, nóng nảy, ám hại, quyết ám hại sự sân độc của tâm, ý ám hại, sự hiềm hận, thái độ hiềm hận, cách hiềm hận, sự hãm hại, cách hãm hại, thái độ hãm hại, sự sân độc, cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, phản đối, hung dữ, lỗ mãng, sự bất bình của tâm. Ðây gọi là sân giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HẠI GIỚI (26)?

Sự suy nghĩ tương ưng với não hại, sự tầm cầu ... (trùng) ... tà tư duy. Ðây gọi là hại giới. Trong đời này có một số kẻ nhiễu hại chúng sanh bằng phương tiện nào đó như là bằng tay hoặc bằng cục đất, bằng gậy gộc, bằng khí giới, bằng sợi dây; việc như vậy là sự nhiễu nhương, nhiễu hại, hãm hiếp, hãm hại, kích nộ, cừu địch, uy hiếp người khác. Ðây gọi là hại giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XUẤT LY GIỚI (27)?

Sự nghĩ ngợi tương ưng với xuất ly, sự tầm cầu ... (trùng) ... chánh tư duy. Ðây gọi là xuất ly giới. Tất cả pháp thiện cũng là xuất ly giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ VÔ SÂN GIỚI (28)?

Sự nghĩ ngợi tương ưng với vô sân độc, sự tầm cầu ... (trùng) ... chánh tư duy. Ðây gọi là vô sân giới. Sự thân thiện đối với các chúng sanh, hài hòa, thái độ hài hòa, có từ tâm giải thoát. Ðây gọi là vô sân giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BẤT HẠI GIỚI (29)?

Sự suy nghĩ tương ưng với bất bại, sự tầm cầu, sự tư duy, sự chăm chú, sự hướng tâm, đem tâm khắn khít, chánh tư duy. Ðây gọi là bất hại giới. Sự thương xót đối với các chúng sanh, sự trắc ẩn, thái độ trắc ẩn, có bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bất hại giới. Ðây cũng là sáu giới.

123) Như thế, ba phần sáu giới này gom lại thành một là mười tám giới.

(DỨT PHẦN GIỚI PHÂN TÍCH THEO KINH)

2/ GIỚI PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhammabhājanīyaṃ)

124) MƯỜI TÁM GIỚI là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, khí giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới.

125) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHÃN GIỚI (30)?

Con mắt là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó làng trống không. Ðây là nhãn giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SẮC GIỚI (31)?

Sắc nào là ánh sáng nương bốn đại hiển ... (trùng) ... Ðó là sắc giới. Ðây gọi là sắc giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHÃN THỨC GIỚI (32)?

Tâm, ý, tâm địa (33), tâm trạng (34), bạch tịnh (35), ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh khởi y cứ vào mắt và cảnh sắc, nhãn thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhãn thức giới.

126) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHĨ GIỚI (36)?

Lỗ tai là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó là làng trống không. Ðây gọi là nhĩ giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THINH GIỚI (37)?

Tiếng nào nương theo bốn đại hiển, vô kiến hữu đối chiếu ... (trùng) ... đó là thinh giới. Ðây gọi là thinh giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHĨ THỨC GIỚI (38)?

Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh khởi y cứ vào tai và cảnh thinh, nhĩ thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhĩ thức giới.

127) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỶ GIỚI (39)?

Mũi là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó là làng trống không. Ðây gọi là tỷ giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHÍ GIỚI (40)?

Mùi hơi nào nương theo bốn đại hiển, vô kiến hữu đối chiếu ... (trùng) ... đó là khí giới. Ðây gọi là khí giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỶ THỨC GIỚI (41)?

Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh khởi y cứ vào mũi và cảnh khí, tỷ thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tỷ thức giới.

128) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THIỆT GIỚI (42)?

Lưỡi là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó là làng trống không. Ðây gọi là thiệt giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ VỊ GIỚI (43)?

Vị chất nào nương theo bốn đại hiển, vô kiến hữu đối chiếu ... (trùng) ... đó là vị giới. Ðây gọi là vị giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THIỆT THỨC GIỚI (44)?

Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh khởi y cứ vào lưỡi và cảnh vị, thiệt thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thiệt thức giới.

129) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THÂN GIỚI (45)?

Thân là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó là làng trống không. Ðây gọi là thân giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XÚC GIỚI (46)?

Ðịa giới ... (trùng) ... đó là xúc giới. Ðây gọi là xúc giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THÂN THỨC GIỚI (47)?

Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh khởi y cứ vào thân và cảnh xúc, thân thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thân thức giới.

130) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ Ý GIỚI (48)?

Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý giới sanh tiếp nối sát na diệt của nhãn thức giới đã sanh ra rồi ... (trùng) ... của nhĩ thức giới đã sanh ra rồi ... (trùng) ... của tỷ thức giới đã sanh ra rồi ... (trùng) ... của thiệt thức giới đã sanh ra rồi. Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý giới sanh tiếp nối sát na diệt của thân thức giới đã sanh ra rồi. Hay là sự sơ khởi49) thu cảnh đối với các pháp. Ðây gọi là ý giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ PHÁP GIỚI (50)?

Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn cùng sắc mà vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ và vô vi giới. Ở đây thọ uẩn là thế nào? Thọ uẩn phân theo một loại là thọ tương ưng xúc. Thọ uẩn phân theo hai loại là có thọ hữu nhân, có thọ vô nhân. Thọ uẩn phân theo ba loại là có thọ thiện, có thọ bất thiện, có thọ vô ký ... (trùng) ... thọ uẩn phân theo nhiều loại là như vậy. Ðây gọi là thọ uẩn.

Ở đây tưởng uẩn là thế nào? Tưởng uẩn phân theo một loại là tưởng tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân theo hai loại là có tưởng hữu nhân, có tưởng vô nhân. Tưởng uẩn phân theo ba loại là có tưởng thiện, có tưởng bất thiện, có tưởng vô ký ... (trùng) ... tưởng uẩn phân theo nhiều loại là như vậy. Ðây gọi là tưởng uẩn.

Ở đây hành uẩn là thế nào? Hành uẩn phân theo một loại là hành tương ưng tâm. Hành uẩn phân theo hai loại là có hành nhân, có hành phi nhân. Hành uẩn phân theo ba loại là có hành thiện, có hành bất thiện, có hành vô ký ... (trùng) ... hành uẩn phân theo nhiều loại là như vậy. Ðây gọi là hành uẩn.

Ở đây sắc vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ là thế nào? Tức là nữ quyền ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây gọi là sắc vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ.

Ở đây vô vi giới là thế nào? Tức là sự đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si. Ðây gọi là vô vi giới. Ðây gọi là pháp giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ Ý THỨC GIỚI (51)?

Ý giới sanh tiếp nối sát na diệt của nhãn thức giới đã sanh rồi; tâm, ý, tâm tạng ... (trùng) ... ý thức giới sanh tiếp nối sát na diệt của ý giới ... (trùng) ... của nhĩ thức giới ... (trùng) ... của tỷ thức giới ... (trùng) ... của thiệt thức giới ... (trùng) ... ý giới sanh tiếp nối sát na diệt của thân thức giới đã sanh rồi; tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh tiếp nối sát na diệt của ý giới, hay là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh ý cứ vào ý và cảnh pháp, ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là ý thứ giới.

(DỨT PHẦN GIỚI PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP)

3/ PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakaṃ)

131) MƯỜI TÁM GIỚI là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, khí giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới. TRONG MƯỜI TÁM GIỚI CÓ BAO NHIÊU LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ? ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?

132) MƯỜI SÁU (52) giới là vô ký; hai giới (53) có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

Mười giới không nên nói là tương ưng thọ lạc, hay tương ưng thọ khổ hay tương ưng thọ phi khổ phi lạc; năm giới là tương ưng thọ phi khổ phi lạc; thân thức giới có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ khổ; ý thức giới có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ khổ, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc; pháp giới có thể là tương ưng thọ khổ, có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc, có thể không nên nói là tương ưng thọ lạc hay tương ưng thọ khổ, hay tương ưng thọ phi khổ phi lạc.

Mười giới là pháp phi dị thục phi dị thục nhân; năm giới là dị thục; hai giới có thể là dị thục, có thể là dị thục nhân, có thể là pháp phi dị thục phi dị thục nhân.

Mười giới là do thủ cảnh thủ; thinh giới là phi do thủ cảnh thủ; năm giới có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ; hai giới có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ phi cảnh thủ.

Mười sáu giới là phi phiền toái cảnh phiền não; hai giới có thể là phiền toái cảnh phiền não, có thể là phi phiền toái cảnh phiền não, có thể là phi phiền toái phi cảnh phiền não.

Mười lăm giới là vô tầm vô tứ; ý giới là hữu tầm hữu tứ; ý thức giới có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, có thể là vô tầm vô tứ; pháp giới có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, có thể không nên nói là hữu tầm hữu tứ, hay vô tầm hữu tứ hay vô tầm vô tứ.

Mười giới không nên nói là câu hành hỷ, hay câu hành lạc, hay câu hành xả; năm giới là câu hành xả; thân thức giới câu hành hỷ, mà có thể là câu hành lạc, không phải câu hành xả, có thể không nên nói là câu hành lạc; hai giới có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả, có thể không nên nói là câu hành hỷ hay câu hành lạc hay câu hành xả.

Mười sáu giới là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ; hai giới có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thề là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

Mười sáu giới là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ; hai giới có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

Mười sáu giới là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt; hai giới có thể là nhân đến tích lập, có thể là nhân đến tịch diệt, có thể là phi nhân đến tịch tập phi nhân đến tịch diệt.

Mười sáu giới là phi hữu học phi vô học; hai giới có thể là hữu học, có thể là vô học, có thể là phi hữu học phi vô học.

Mười sáu giới là hy thiểu, hai giới có thể là hy thiểu, có thể là đáo đại, có thể là vô lượng.

Mười giới là bất tri cảnh; sáu giới là biết cảnh hy thiểu; hai giới có thể là biết cảnh hy thiểu, có thể là biết cảnh đáo đại, có thể là biết cảnh vô lượng, có thể không nên nói là biết cảnh hy thiểu hay biết cảnh đáo đại, hay biết cảnh vô lượng.

Mười sáu giới là trung bình; hai giới có thể là ty hạ, có thể là trung bình, có thể là tinh lương.

Mười sáu giới là phi cố định; hai giới có thể là cố định phần tà, có thể là cố định phần chánh, có thể là phi cố định.

Mười giới là vô cảnh; sáu giới không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng; hai giới có thể là có đạo thành cảnh, có thể có đạo thành nhân, có thể có đạo thành trưởng, có thể không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng.

Mười giới có thể là sinh tồn, có thể là chuẩn sanh, không nên nói là vị sanh; thinh giới có thể là sinh tồn, có thể là vị sanh tồn, không nên nói là chuẩn sanh; sáu giới có thể là sinh tồn, có thể là vị sanh tồn, có thể là chuẩn sanh; pháp giới có thể là sinh tồn, có thể là vị sanh tồn, có thể là chuẩn sanh, có thể không nên nói là sanh tồn hay vị sanh tồn hay chuẩn sanh.

Mười bảy giới có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại; pháp giới có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại, có thể không nên nói là quá khứ, hay vị lai, hay hiện tại.

Mười giới là bất tri cảnh; sáu giới là biết cảnh hiện tại; hai giới có thể biết cảnh quá khứ, có thể biết cảnh vị lai, có thể biết cảnh hiện tại, có thể không nên nói là biết cảnh quá khứ, hay biết cảnh vị lai, hay biết cảnh hiện tại.

(Mười tám giới) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

Mười giới là bất tri cảnh; sáu giới có thể biết cảnh nội phần, có thể biết cảnh ngoại phần, có thể biết cảnh nội ngoại phần, hai giới có thể biết cảnh nội phần, có thể biết cảnh ngoại phần, có thể biết cảnh nội ngoại phần, có thể không nên nói là biết cảnh nội phần, hay biết cảnh ngoại phần, hay biết cảnh nội ngoại phần.

Sắc giới là hữu kiến hữu đối chiếu; chín giới là vô kiến hữu đối chiếu; tám giới là vô kiến vô đối chiếu.

133) MƯỜI BẢY GIỚI là phi nhân; pháp giới có thể là nhân, có thể là phi nhân.

Mười sáu giới là vô nhân (54), hai giới có thể là hữu nhân, có thể là vô nhân.

Mười sáu giới không nên nói là nhân hữu nhân hay hữu nhân phi nhân; ý thứ giới không nên nói là nhân hữu nhân hay hữu nhân phi nhân, ý thức giới không nên nói là nhân hữu nhân, mà có thể nói là hữu nhân phi nhân; pháp giới có thể là nhân hữu nhân, có thể là hữu nhân phi nhân, cũng có thể không nên nói là nhân hữu nhân hay hữu nhân phi nhân.

Mười sáu giới không nên nói là nhân tương ưng nhân hay tương ưng nhân phi nhân; ý thức giới không nên nói là nhân tương ưng nhân, mà có thể là tương ưng nhân phi nhân, cũng có thể không nên nói là tương ưng nhân phi nhân; pháp giới có thể là nhân tương ưng nhân, có thể là tương ưng nhân phi nhân, cũng có thể không nên nói là nhân tương ưng nhân hay tương ưng nhân phi nhân.

Mười sáu giới là phi nhân vô nhân; ý thức giới có thể là phi nhân hữu nhân, có thể là phi nhân vô nhân; pháp giới có thể là phi nhân hữu nhân, có thể là phi nhân vô nhân, cũng có thể không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân.

134) MƯỜI BẢY GIỚI là hữu duyên; pháp giới có thể là hữu duyên, có thể là vô duyên.

Mười bảy giới là hữu vi; pháp giới có thể là hữu vi, có thể là vô vi.

Mười bảy giới là vô kiến, sắc giới là hữu kiến.

Mười giới là hữu đối chiếu; tám giới là vô đối chiếu.

Mười giới là sắc, bảy giới là phi sắc; pháp giới có thể là sắc, có thể là phi sắc.

Mười sáu giới là hiệp thế; hai giới có thể là hiệp thế, có thể là siêu thế.

(Mười tám giới) đáng vài tâm biết, không đáng vài tâm biết.

135) MƯỜI BẢY GIỚI là phi lậu (55); pháp giới có thể là lậu, có thể là phi lậu.

Mười sáu giới là cảnh lậu; hai giới có thể là cảnh lậu, có thể là phi cảnh lậu.

Mười sáu giới là bất tương ưng lậu; hai giới có thể là tương ưng lậu, có thể là bất tương ưng lậu.

Mười sáu giới không nên nói là lậu cảnh lậu mà là cảnh lậu phi lậu; ý thức giới không nên nói là lậu cảnh lậu, mà có thể là cảnh lậu phi lậu, cũng có thể không nên nói là cảnh lậu phi lậu; pháp giới có thể là lậu cảnh lậu, có thể là cảnh lậu phi lậu, cũng có thể không nên nói là lậu cảnh lậu hay cảnh lậu phi lậu.

Mười sáu giới không nên nói là lậu tương ưng lậu, hay tương ưng lậu phi lậu; ý thức giới không nên nói là lậu tương ưng lậu, mà có thể là tương ưng lậu phi lậu, cũng có thể không nên nói là tương ưng lậu phi lậu; pháp giới có thể là lậu tương ưng lậu, có thể là tương ưng lậu phi lậu, cũng có thể không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu.

Mười sáu giới là bất tương ưng lậu cảnh lậu; hai giới có thể là bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thể là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng lậu cảnh lậu hay bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

136) MƯỜI BẢY GIỚI là phi triền (56); pháp giới có thề là triền, có thể là phi triền.

Mười sáu giới là cảnh triền; hai giới có thể là cảnh triền, có thể là phi cảnh triền.

Mười sáu giới là bất tương ưng triền; hai giới có thể là tương ưng triền, có thể là bất tương ưng triền.

Mười sáu giới không nên nói là triền cảnh triền, mà là cảnh triền phi triền; ý thức giới không nên nói là triền cảnh triền, mà có thể nói là cảnh triền phi triền, cũng có thể không nên nói là cảnh triền phi triền; pháp giới có thể là triền cảnh triền, có thể là cảnh triền phi triền, cũng có thể không nên nói là triền cảnh triền hay cảnh triền phi triền.

Mười sáu giới không nên nói là triền tương ưng triền, hay tương ưng triền phi triền; ý thức giới không nên nói là triền tương ưng triền, mà có thể là tương ưng triền phi triền, cũng có thể không nên nói là tương ưng triền phi triền; pháp giới có thể là triền tương ưng triền, có thể là tương ưng triền phi triền, có thể không nên nói là triền tương ưng triền hay tương ưng triền phi triền.

Mười sáu giới là bất tương ưng triền cảnh triền; hai giới có thể là bất tương ưng triền cảnh triền, có thể là bất tương ưng triền phi cảnh triền, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng triền cảnh triền hay bất tương ưng triền phi cảnh triền.

137) MƯỜI BẢY GIỚI là phi phược (57); pháp giới có thể là phược, có thể là phi phược.

Mười sáu giới là cảnh phược; hai giới có thể là cảnh phược, có thể là phi cảnh phược.

Mười sáu giới là bất tương ưng phược; hai giới có thể là tương ưng phược, có thể là bất tương ưng phược.

Mười sáu giới không nên nói là phược cảnh phược, mà là cảnh phược phi phược; ý thức giới không nên nói là phược cảnh phược, mà có thể là cảnh phược phi phược, cũng có thể không nên nói là cảnh phược phi phược; pháp giới có thể là phược cảnh phược, có thể là cảnh phược phi phược, có thể không nên nói là phược cảnh phược hay cảnh phược phi phược.

Mười sáu giới không nên nói là phược tương ưng phược, hay tương ưng phược phi phược; ý thức giới không nên nói là phược tương ưng phược, mà có thể là tương ưng phược phi phược, cũng có thể không nên nói là tương ưng phược phi phược; pháp giới có thể là phược tương ưng phược, có thể là tương ưng phược phi phược, cũng có thể không nên nói là phược tương ưng phược hay tương ưng phược phi phược.

Mười sáu giới là bất tương ưng phược cảnh phược; hai giới có thể là bất tương ưng phược cảnh phược, có thể là bất tương ưng phược phi cảnh phược, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng phược cảnh phược hay bất tương ưng phược phi cảnh phược.

138) Mười bảy giới là phi bộc (58) ... (trùng) ... phi phối (59) ... (trùng) ... phi cái (60); pháp giới có thể là cái, có thể là phi cái.

Mười sáu giới là cảnh cái; hai giới có thể là cảnh cái, có thể là phi cảnh cái.

Mười sáu giới là bất tương ưng cái; hai giới có thể là tương ưng cái, có thể là bất tương ưng cái.

Mười sáu giới không nên nói là cái cảnh cái, mà là cảnh cái phi cái; ý thức giới không nên nói là cái cảnh cái, mà có thể là cảnh cái phi cái, cũng có thể không nên nói là cảnh cái phi cái; pháp giới có thể là cái cảnh cái, có thể là cảnh cái phi cái, có thể không nên nói là cái cảnh cái hay cảnh cái phi cái.

Mười sáu giới không nên nói là cái tương ưng cái, hay tương ưng cái phi cái; ý thức giới không nên nói là cái tương ưng cái, mà có thể là tương ưng cái phi cái, cũng có thể không nên nói là tương ưng cái phi cái; pháp giới có thể là cái tương ưng cái, có thể là tương ưng cái phi cái, cũng có thể không nên nói là cái tương ưng cái hay tương ưng cái phi cái.

Mười sáu giới là bất tương ưng cái cảnh cái; hai giới có thể là bất tương ưng cái cảnh cái, có thể là bất tương ưng cái phi cảnh cái, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng cái cảnh cái hay bất tương ưng cái phi cảnh cái.

139) MƯỜI BẢY GIỚI là phi khinh thị (61); pháp giới có thể là khinh thị, có thể là phi khinh thị.

Mười sáu giới là cảnh khinh thị; hai giới có thể là cảnh khinh thị, có thể là phi cảnh khinh thị.

Mười sáu giới là bất tương ưng khinh thị; ý thức giới có thể là tương ưng khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị, pháp giới có thể là tương ưng khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị, có thể không nên nói là tương ưng khinh thị, hay bất tương ưng khinh thị.

Mười sáu giới không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, mà là cảnh khinh thị phi khinh thị; ý thức giới không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, mà có thể là cảnh khinh thị phi khinh thị, cũng có thể không nên nói là cảnh khinh thị phi khinh thị; pháp giới có thể là khinh thị cảnh khinh thị, có thể là cảnh khinh thị phi khinh thị, có thể không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị hay cảnh khinh thị phi khinh thị.

Mười sáu giới là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị; hai giới có thể là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị hay bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.

140) MƯỜI GIỚI là bất tri cảnh; bảy giới là hữu tri cảnh; pháp giới có thể là bất tri cảnh, có thể là hữu tri cảnh.

Mười một giới là phi tâm; bảy giới là tâm.

Mười bảy giới là phi sở hữu tâm; pháp giới có thể là sở hữu tâm, có thể là phi sở hữu tâm.

Mười giới là bất tương ưng tâm; pháp giới có thể là tương ưng tâm, có thể là bất tương ưng tâm; bảy giới không nên nói là tương ưng tâm hay bất tương ưng tâm.

Mười giới phi hòa với tâm, pháp giới có thể là hòa với tâm, có thể là phi hòa với tâm; bảy giới không nên nói là hòa với tâm hay phi hòa với tâm.

Mười hai giới là phi tâm sở sanh; sáu giới có thể là tâm sở sanh, có thể là phi tâm sở sanh.

Mười bảy giới là phi đồng hiện hữu với tâm; pháp giới có thể là đồng hiện hữu với tâm, có thể là không phi đồng hiện hữu với tâm.

Mười bảy giới là phi tùy chuyển với tâm; pháp giới có thể là tùy chuyển với tâm, có thể là phi tùy chuyển với tâm.

Mười bảy giới là phi hòa tâm tâm sở sanh; pháp giới có thể là hòa tâm tâm sở sanh, có thể là phi hòa tâm tâm sở sanh.

Mười bảy giới phi hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm; pháp giới có thể là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm, có thể là phi hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm.

Mười bảy giới phi hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm; pháp giới có thể là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm, có thể là phi hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm.

Mười hai giới thuộc nội phần; sáu giới thuộc ngoại phần.

Chín giới là y sinh; tám giới là phi y sinh; pháp giới có thể là y sinh, có thể là phi y sinh.

Mười giới là do thủ; thinh giới là phi do thủ; bảy giới có thể là thủ, có thể là phi do thủ.

141) MƯỜI BẢY GIỚI là phi thủ (62); pháp giới có thể là thủ, có thể là phi thủ.

Mười sáu giới là cảnh thủ; hai giới có thể là cảnh thủ, có thể là phi cảnh thủ.

Mười sáu giới là bất tương ưng thủ; hai giới có thể là tương ưng thủ, có thể là bất tương ưng thủ.

Mười sáu giới không nên nói là thủ cảnh thủ, mà là cảnh thủ phi thủ; ý thức giới không nên nói là thủ cảnh thủ, mà có thể là cảnh thủ phi thủ, cũng có thể không nên nói là cảnh thủ phi thủ; pháp giới có thể là thủ cảnh thủ, có thể là cảnh thủ phi thủ, có thể không nên nói là thủ cảnh thủ hay cảnh thủ phi thủ.

Mười sáu giới không nên nói là thủ tương ưng thủ, hay tương ưng thủ phi thủ; ý thức giới không nên nói là thủ tương ưng thủ, mà có thể là tương ưng thủ phi thủ, cũng có thể không nên nói là tương ưng thủ phi thủ; pháp giới có thể là thủ tương ưng thủ, có thể là tương ưng thủ phi thủ, cũng có thể không nên nói là thủ tương ưng thủ hay tương ưng thủ phi thủ.

Mười sáu giới là bất tương ưng thủ cảnh thủ; hai giới có thể là bất tương ưng thủ cảnh thủ, có thể là bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.

142) MƯỜI BẢY GIỚI là phi phiền não (63); pháp giới là có thể là phiền não, có thể là phi phiền não.

Mười sáu giới là cảnh phiền não; hai giới có thể là cảnh phiền não, có thể là phi cảnh phiền não.

Mười sáu giới là phi phiền toái (64); hai giới có thể là phiền toái, có thể là phi phiền toái.

Mười sáu giới là bất tương ưng phiền não; hai giới có thể là tương ưng phiền não, có thể là bất tương ưng phiền não.

Mười sáu giới không nên nói là phiền não cảnh phiền não, mà là cảnh phiền não phi phiền não; ý thức giới không nên nói là phiền não cảnh phiền não, mà có thể là cảnh phiền não phi phiền não, cũng có thể không nên nói là cảnh phiền não phi phiền não; pháp giới có thể là phiền não cảnh phiền não, có thể là cảnh phiền não phi phiền não, có thể không nên nói là phiền não cảnh phiền não hay cảnh phiền não phi phiền não.

Mười sáu giới không nên nói là phiền não phiền toái hay phiền toái phi phiền não; ý thức giới không nên nói là phiền não phiền toái, có thể là phiền toái phi phiền não, cũng có thể không nên nói là phiền toái phi phiền não; pháp giới có thể là phiền não phiền toái, có thể phiền toái phi phiền não, có thể không nên nói là phiền não phiền toái, hay phiền toái phi phiền não.

Mười sáu giới không nên nói là phiền não tương ưng phiền não, hay tương ưng phiền não phi phiền não; ý thức giới không nên nói là phiền não tương ưng phiền não, mà có thể là tương ưng phiền não phi phiền não, cũng có thể không nên nói là tương ưng phiền não phi phiền não; pháp giới có thể là phiền não tương ưng phiền não, có thể là tương ưng phiền não phi phiền não, cũng có thể không nên nói là phiền não tương ưng phiền não hay tương ưng phiền não phi phiền não.

Mười sáu giới là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não; hai giới có thể là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, có thể là bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não hay bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.

143) MƯỜI SÁU GIỚI không đáng do kiến đạo đoạn trừ; hai giới có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do kiến đạo đoạn trừ.

Mười sáu giới là không đáng do tiến đạo đoạn trừ; hai giới có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do tiến đạo đoạn trừ.

Mười sáu giới là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ; hai giới có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ.

Mười sáu giới là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ; hai giới có thể là hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ.

Mười lăm giới là vô tầm; ý giới là hữu tầm; hai giới có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm.

Mười lăm giới là vô tứ; ý giới là hữu tứ; hai giới có thể là hữu tứ, có thể là vô tứ.

Mười sáu giới là vô hỷ (65); hai giới có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ.

Mười sáu giới là phi câu hành hỷ; hai giới có thể là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ.

Mười lăm giới là phi câu hành lạc; ba giới có thể là câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc.

Mười một giới là phi câu hành xả; năm giới là câu hành xả; hai giới có thể là câu hành xả, có thể là phi câu hành xả.

Mười sáu giới là dục giới; hai giới có thể là dục giới, có thể là phi dục giới.

Mười sáu giới là phi sắc giới; hai giới có thể là sắc giới, có thể là phi sắc giới.

Mười sáu giới là phi vô sắc giới; hai giới có thể là vô sắc giới, có thể là phi vô sắc giới.

Mười sáu giới là hệ thuộc (66); hai giới có thể là hệ thuộc, có thể là phi hệ thuộc (67).

Mười sáu giới là phi dẫn xuất; hai giới có thể là dẫn xuất, có thể là phi dẫn xuất.

Mười sáu giới là phi cố định; hai giới có thể là cố định, có thể là phi cố định.

Mười sáu giới là hữu thượng; hai giới có thể là hữu thượng, có thể là vô thượng.

Mười sáu giới là vô tranh; hai giới có thể là hữu tranh, có thể là vô tranh.

(DỨT PHẦN VẤN ÐÁP)

(TRỌN VẸN GIỚI PHÂN TÍCH)

CHÚ THÍCH 3:

1) Pathavīdhātu.

2) Ajjhattikā pathavīdhātu.

3) Bāhirā pathavīdhātu.

4) Āpodhātu.

5) Ajjhattikā āpodhātu.

6) Bāhirā āpodhātu.

7) Tejodhātu.

8) Ajjhattikā tejodhātu.

9) Bāhirā tejodhātu.

10) Vāyodhātu.

11) Ajjhattikā vāyodhātu.

12) Bāhirā vāyodhātu.

13) Ākāsadhātu.

14) Ajjhattikā ākāsadhātu.

15) Bāhirā ākāsadhātu.

16) Vinnanadhātu.

17) Sukhadhātu.

18) Somanassadhātu.

19) Dukkhadhātu.

20) Domanassadhātu.

21) Upekkhadhātu.

22) Avijjādhātu.

23) Xem Bộ Pháp Tụ (Dhammasanginī), bài 300.

24) Kāmadhātu.

25) Byāpādadhātu.

26) Vihimsādhātu.

27) Nekkhammadhātu.

28) Abyāpādadhātu.

29) Avihimsādhātu.

30) Cakkhudhātu.

31) Rūpadhātu.

32) Cakkhuviññānadhātu.

33) Mānasa: Một tên gọi cho tâm.

34) Hadaya: Một tên gọi cho tâm, không phải chỉ cho sắc trái tim.

35) Paṇdara: Một tên gọi cho tâm. Vì tâm không có màu sắc như xanh, vàng hay trắng ... nên gọi là bạch tịnh.

36) Sotadhātu.

37) Saddadhātu.

38) Sotāviññaṇadhātu.

39) Ghānadhātu.

40) Gandhadhātu.

41) Ghānaviññāṇadhātu

42) Jivhādhātu.

43) Rasadhātu.

44) Jivhāviññāṇadhātu

45) Kāyadhātu.

46) Phoṭṭhabbadhātu.

47) Kāyaviññāṇadhātu.

48) Manodhātu.

49) Pathamasamannāhāra, sự thu cảnh sơ khởi, là chỉ cho tâm khai ngũ môn (pañcadvārāvajjanacitta), tâm này sanh trước tiên của lộ tâm ngũ môn, thuộc tâm ý giới.

50) Dhammadhātu.

51) Manoviññāṇadhātu.

52) Những số lượng trình bày tóm tắt trong phần này, bậc trí nên hiểu theo chi pháp.

53) Những số lượng trình bày tóm tắt trong phần này, bậc trí nên hiểu theo chi pháp.

54) Nhân (hetu).

55) Lậu (āsava).

56) Triền (sañiojana).

57) Phược (gantha).

58) Bộc (ogha).

59) Phối (yoga).

60) Cái (nīvarana).

61) Khinh thị (parāmāsa).

62) Thủ (upādāna).

63) Phiền não (kilesa).

64) Phiền toái (sankilittha).

65) Hỷ (pīti). Ở đây là pīticetasika (sở hữu hỷ, hỷ tâm sở), chớ không phải là somanassavedanā (thọ hỷ).

66) Hệ thuộc (pariyāpanna) là pháp hiệp thế (lokiya).

67) Phi hệ thuộc (apariyāpannā) là pháp Siêu thế (lokuttara).

Tpt1, IV. Đế phân tích

IV. ÐẾ PHÂN TÍCH (SACCAVIBHAṄGO)

1/ ÐẾ PHÂN TÍCH THEO KINH (Suttantabhājanīyaṃ)

144) BỐN THÁNH ÐẾ là khổ Thánh đế, khổ tập Thánh đế, khổ diệt Thánh đế, khổ diệt hành lộ Thánh đế.

a. KHỔ THÁNH ÐẾ (Dukkha ariyasacca)

145) Ở ÐÂY, KHỔ THÁNH ÐẾ LÀ THẾ NÀO?

Khổ sanh, khổ già, khổ chết (1), khổ sầu, bi, ưu, ai, khổ hội hợp với vật không yêu thích, khổ xa lìa vật yêu thích, khổ không được điều mong muốn, tóm lại là khổ năm thủ uẩn.

146) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SANH (2)?

Ðối với mỗi mỗi chúng sanh, có sự kiện sanh ra, sanh khởi, hiện ra, phát sanh ra thân hữu tình ấy, hiện khởi các uẩn, thành tựu các xứ. Ðây gọi là sanh.

147) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ GIÀ (3)?

Ðối với mỗi mỗi chúng sanh, có sự kiện cũ kỹ, già nua, răng long, tóc bạc, da nhăn, giảm thọ, chín mùi các căn trong thân hữu tình ấy. Ðây gọi là già.

148) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CHẾT (4)?

Ðối với mỗi mỗi chúng sanh, từ thân hữu tình ấy có sự chuyển biến, đổi đời, hư hoại, tiêu mất, chết, tán vong, quá vãng, tan rã uẩn, bỏ xác, dứt mạng quyền. Ðây gọi là chết.

149) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SẦU (5)?

Tức là sự sầu muộn, sự buồn rầu, thái độ buồn rầu, buồn bực bên trong, não nề trong lòng, đốt lòng, ưu bi, bị tên sầu khi gặp nỗi khổ nào đó, khi xảy đến điều suy vong nào đó như gặp suy vong thân quyến hoặc gặp sự suy vong tài sản, hoặc gặp sự suy vong bệnh tật, hoặc gặp sự suy vong giới hạnh, hay gặp sự suy vong tri kiến. Ðây gọi là sầu.

150) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BI (6)?

Tức là sự khóc lóc, khóc kể, khóc than, la khóc, thái độ khóc than, thái độ la khóc, sự phát ngôn, kể lễ, kêu gào, thút thít, than van, thái độ than van khi gặp nỗi khổ nào đó, khi xảy đến điều suy vong tài sản, hoặc gặp suy vong tật bịnh, hoặc gặp suy vong giới hạnh, hay gặp suy vong tri kiến. Ðây gọi là bi.

151) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ (7)?

Tức là sự bất an thuộc về thân, sự đau đớn thuộc về thân, tình trạng cảm thọ bất an đau đớn sanh từ thân xúc, sự cảm giác bất an đau đớn sanh từ thân xúc. Ðây gọi là khổ.

152) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ƯU (8)?

Tức là sự bất an thuộc về tâm, sự đau đớn thuộc về tâm, tình trạng cảm thọ bất an đau đớn sanh từ tâm xúc, sự cảm giác bất an đau đớn sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là ưu.

153) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ AI (9)?

Tức là sự bi ai, sự ai oán, thái độ bi ai, thái độ ai oán khi gặp nỗi khổ nào đó, khi xảy đến điều suy vong nào đó, như gặp suy vong thân quyến, hoặc gặp suy vong tài sản hoặc gặp suy vong bệnh tật, hoặc gặp suy vong giới hạnh hay gặp sự suy vong tri kiến. Ðây gọi là ai.

154) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ KẾT HỢP VẬT KHÔNG YÊU THÍCH (10)?

Ở đời này có nhân vật như sắc, thinh, khí, vị xúc mà không thích, không ưa, không vừa lòng; hay người mà muốn gây bất lợi, muốn gây vô ích, muốn gây bất lạc, muốn gây bất ổn, sự đi chung, gặp gỡ, hiệp cùng, hòa lẫn với những nhân vật ấy. Ðây gọi là khổ hội hiệp vật không yêu thích.

155) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ XA LÌA VẬT YÊU THÍCH (11)?

Ở đời này, có nhân vật như sắc, thinh, khí, vị, xúc mà ưa thích, ham muốn vừa lòng, hay người như mong đem lợi ích, mong đem may mắn, mong đem an lạc, mong đem an ổn, tức là mẹ hay cha, hoặc anh em, chị em, bạn bè, thân hữu, bà con huyết thống, sự không được hội ngộ, không được trùng phùng, không được chung sống, không được hòa mình với các nhân vật ấy. Ðây gọi là khổ xa lìa vật yêu thích.

156) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ KHÔNG ÐƯỢC ÐIỀU MONG MUỐN (12)?

Khi loài hữu tình có sự sanh khởi lên ước muốn như sau: “Ôi mong rằng chúng ta không có sự sanh và sự sanh đừng xảy đến với chúng ta”, nhưng điều đó không thể toại nguyện. Ðây là khổ không được điều mong muốn. Khi loài hữu tình có sự già ... (trùng) ... Khi loài hữu tình có sự bịnh ... (trùng) ... Khi loài hữu tình có sự chết ... (trùng) ... Khi loài hữu tình có sầu bi khổ ưu ai, khởi lên ước muốn như sau: “Ôi mong rằng chúng ta không có sầu bi khổ ưu ai và sầu bi khổ ưu ai đừng xảy đến với chúng ta”, nhưng điều đó không thể toại nguyện. Ðây là khổ không được điều mong muốn.

157) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÓM LƯỢC KHỔ NĂM THỦ UẨN (13)?

Như là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Ðây gọi là tóm lược khổ năm thủ uẩn.

ÐÂY GỌI LÀ KHỔ THÁNH ÐẾ.

b. KHỔ TẬP THÁNH ÐẾ (Dukkhasamudayo ariyasacca)

158) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ TẬP THÁNH ÐẾ?

Tức là ái này thành điều kiện tái sanh, câu hành hỷ tham, quyến luyến cảnh này cảnh kia, tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

159) LẠI NỮA, ÁI ÐÓ KHI SANH, SANH CHỖ NÀO? KHI TRỤ, TRỤ CHỖ NÀO?

Tức là trong thế gian có sắc khả ái, sắc mãn ý14); ái đó khi sanh, sanh ở đây, khi trụ, trụ ở đấy.

SẮC KHẢ ÁI, SẮC MÃN Ý TRONG THẾ GIAN LÀ GÌ?

Mắt là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đây. Tai ... (trùng) ... mũi ... (trùng) ... lưỡi ... (trùng) ... thân ... (trùng) ... ý là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy.

Sắc là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy. Thinh ... (trùng) ... hương ... (trùng) ... vị ... (trùng) ... xúc ... (trùng) ... pháp là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy.

Nhãn thức là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy. Nhĩ thức ... (trùng) ... tỷ thức ... (trùng) ... thiệt thức ... (trùng) ... thân thức ... (trùng) ... ý thức là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy.

Nhãn xúc là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy. Nhĩ xúc ... (trùng) ... tỷ xúc ... (trùng) ... thiệt xúc ... (trùng) ... thân xúc ... (trùng) ... ý xúc là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy.

Thọ sanh từ nhãn xúc là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy. thọ sanh từ nhĩ xúc ... (trùng) ... thọ sanh từ tỷ xúc ... (trùng) ... thọ sanh từ thiệt xúc ... (trùng) ... thọ sanh từ thân xúc ... (trùng) ... thọ sanh từ ý xúc là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy.

Sắc tưởng (15) là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy. Thinh tưởng ... (trùng) ... hương tưởng ... (trùng) ... vị tưởng ... (trùng) ... xúc tưởng ... (trùng) ... pháp tưởng là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy.

Sắc tư (16) là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy. Thinh tư ... (trùng) ... hương tư ... (trùng) ... vị tư ... (trùng) ... xúc tư ... (trùng) ... pháp tư là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy.

Sắc ái (17) là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy. Thinh ái (trùng) ... hương ái ... (trùng) ... vị ái ... (trùng) ... xúc ái ... (trùng) ... pháp ái là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy.

Sắc tầm (18) là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy. Thinh tầm (trùng) ... hương tầm ... (trùng) ... vị tầm ... (trùng) ... xúc tầm ... (trùng) ... pháp tầm là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy.

Sắc tứ (19) là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy. Thinh tứ (trùng) ... hương tứ ... (trùng) ... vị tứ ... (trùng) ... xúc tứ ... (trùng) ... pháp tứ là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi sanh, sanh ở đấy, khi trụ, trụ ở đấy.

(ÐÂY GỌI LÀ KHỔ TẬP THÁNH ÐẾ)

c. KHỔ DIỆT THÁNH ÐẾ (Dukkhanirodha ariyasacca)

160) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT THÁNH ÐẾ?

Tức là sự hoàn toàn đoạn ly, xả bỏ, dứt bỏ, giải thoát, bất luyến đối với ái kia.

161) LẠI NỮA, ÁI ÐÓ KHI BỊ TRỪ, TRỪ CHỖ NÀO? KHI BỊ DIỆT, DIỆT CHỖ NÀO?

Tức là trong thế gian có sắc khả ái, sắc mãn ý, khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy.

SẮC KHẢ ÁI, SẮC MÃN Ý TRONG THẾ GIAN LÀ GÌ?

Mắt là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy. Tai ... (trùng) ... mũi ... (trùng) ... lưỡi ... (trùng) ... thân ... (trùng) ... ý là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy.

Sắc là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy. Thinh ... (trùng) ... hương ... (trùng) ... vị ... (trùng) ... xúc ... (trùng) ... pháp là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy.

Nhãn thức là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy. Nhĩ thức ... (trùng) ... tỷ thức ... (trùng) ... thiệt thức ... (trùng) ... thân thức ... (trùng) ... ý thức là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy.

Nhãn xúc là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy. Nhĩ xúc ... (trùng) ... tỷ xúc ... (trùng) ... thiệt xúc ... (trùng) ... thân xúc ... (trùng) ... ý xúc là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy.

Thọ sanh từ nhãn xúc là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy. Thọ sanh từ nhĩ xúc ... (trùng) ... thọ sanh từ tỷ xúc ... (trùng) ... thọ sanh từ thiệt xúc ... (trùng) ... thọ sanh từ thân xúc ... (trùng) ... thọ sanh từ ý xúc là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy.

Sắc tưởng là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy. Thinh tưởng ... (trùng) ... hương tưởng ... (trùng) ... vị tưởng ... (trùng) ... xúc tưởng ... (trùng) ... pháp tưởng là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy.

Sắc tư là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy. Thinh tư ... (trùng) ... hương tư ... (trùng) ... vị tư ... (trùng) ... xúc tư ... (trùng) ... pháp tư là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy.

Sắc ái là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy. Thinh ái ... (trùng) ... hương ái ... (trùng) ... vị ái ... (trùng) ... xúc ái ... (trùng) ... pháp ái là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy.

Sắc tầm là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy. Thinh tầm ... (trùng) ... hương tầm ... (trùng) ... vị tầm ... (trùng) ... xúc tầm ... (trùng) ... pháp tầm là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy.

Sắc tứ là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy. Thinh tứ ... (trùng) ... hương tứ ... (trùng) ... vị tứ ... (trùng) ... xúc tứ ... (trùng) ... pháp tứ là sắc khả ái, sắc mãn ý trong thế gian; ái đó khi bị trừ, trừ ở đấy, khi bị diệt, diệt ở đấy.

(ÐÂY GỌI LÀ KHỔ DIỆT THÁNH ÐẾ)

d. KHỔ DIỆT HÀNH LỘ THÁNH ÐẾ (Dukkhanirodhagāmīnipatipadā ariyasacca)

162) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT HÀNH LỘ THÁNH ÐẾ?

Chính là Thánh Ðạo tám chi này, như là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

163) Ở ÐÂY, CHÁNH KIẾN (20) LÀ THẾ NÀO?

Tức là trí hiểu về khổ, trí hiểu về khổ tập, trí hiểu về khổ diệt, trí hiểu về khổ diệt hành lộ. Ðây gọi là chánh kiến.

164) Ở ÐÂY, CHÁNH TƯ DUY (21) LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự suy nghĩ xuất ly, sự suy nghĩ vô sân độc, suy nghĩ bất hại nhiễu. Ðây gọi là chánh tư duy.

165) Ở ÐÂY, CHÁNH NGỮ (22) LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự ngăn trừ lời nói dối, ngăn trừ lời nói đâm thọc, ngăn trừ lời nói ác độc, ngăn trừ chuyện nhảm nhí. Ðây gọi là chánh ngữ.

166) Ở ÐÂY, CHÁNH NGHIỆP (23) LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự ngăn trừ sát sanh, ngăn trừ trộm cắp, ngăn trừ tà hạnh dục lạc. Ðây gọi là chánh nghiệp.

167) Ở ÐÂY, CHÁNH MẠNG (24) LÀ THẾ NÀO?

Tức là, vị Thánh Thinh Văn từ bỏ tà mạng, nuôi sống bằng chánh mạng. Ðây gọi là chánh mạng.

168) Ở ÐÂY, CHÁNH TINH TẤN (25) LÀ THẾ NÀO?

Tức là ở đây, vị Tỳ kheo đối với các ác bất thiện pháp chưa sanh bèn khởi lên ước muốn tinh tấn, chuyên cần, quyết tâm, kiên trì làm cho không sanh đối với các ác bất thiện pháp đã sanh ... (trùng) ... đoạn trừ. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, bèn khởi ước muốn tinh tấn, chuyên cần, quyết tâm, kiên trì làm cho sanh. Ðối với các thiện pháp đã sanh, bèn khởi ước muốn tinh tấn, chuyên cần, quyết tâm, kiên trì làm cho tăng thịnh, nới rộng, phát triển, hoàn bị. Ðây gọi là chánh tinh tấn.

169) Ở ÐÂY, CHÁNH NIỆM (26) LÀ THẾ NÀO?

Tức là ở đây, vị Tỳ kheo trú tùy quán thân trong thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, ức niệm, đào thải tham ưu ở đời. Tùy quán thọ trong các thọ ... (trùng) ... Tùy quán tâm trong tâm ... (trùng) ... Tùy quán pháp trong các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, ức niệm, đào thải tham ưu ở đời. Ðây gọi là chánh niệm.

170) Ở ÐÂY, CHÁNH ÐỊNH (27) LÀ THẾ NÀO?

Tức là ở đây, vị Tỳ kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền một pháp hỷ lạc sanh do ly dục, có tầm có tứ; tịnh chỉ tầm tứ chứng và trứ Nhị thiền một pháp hỷ lạc sanh từ định, nội tỉnh nhất tâm, không tầm không tứ; ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, với thân hưởng lạc, chứng và trú Tam thiền, một pháp mà chư Thánh gọi là xả niệm lạc trú; bỏ lạc, bỏ khổ, dập tắt hỷ ưu trước kia, chứng và trú tứ thiền, một pháp xả niệm thanh tịnh phi khổ phi lạc. Ðây là chánh định.

ÐÂY GỌI LÀ KHỔ DIỆT HÀNH LỘ THÁNH ÐẾ.

(DỨT PHẦN PHÂN THEO KINH)

2/ ĐẾ PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhammabhājanīyaṃ)

171) BỐN THÁNH ÐẾ là khổ, khổ tập, khổ diệt và khổ diệt hành lộ.

172) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ TẬP (28)?

Ái. Ðây là khổ tập.

173) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ (29)?

Các phiền não còn lại, các pháp bất thiện còn lại, ba căn thiện cảnh lậu, các pháp thiện cảnh lậu còn lại, các dị thục cảnh lậu (30) của pháp thiện, bất thiện, các pháp thành tố (31) phi thiện phi bất thiện phi quả nghiệp, tất cả sắc. Ðây gọi là khổ.

174) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT (32)?

Sự đoạn trừ ái. Ðây là khổ diệt.

175) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT HÀNH LỘ (33)?

Ở đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có đạo tám chi là chánh kiến ... (trùng) ... chánh định.

176) Ở ÐÂY, CHÁNH KIẾN LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự thông hiểu, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp chánh kiến, trạch pháp giác chi, đạo chi, liên quan đạo (34). Ðây gọi là chánh kiến.

177) Ở ÐÂY, CHÁNH TƯ DUY LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi ... (trùng) ... chánh tư duy chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh tư duy.

178) Ở ÐÂY, CHÁNH NGỮ LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự chừa bỏ bốn ngữ ác hạnh, ngăn trừ, kiêng tránh, lánh xa, không tạo tác, không hành vi, không vi phạm, không vượt mức, đã dẹp bỏ, thành chánh ngữ đạo chi, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh ngữ.

179) Ở ÐÂY, CHÁNH NGHIỆP LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự chừa bỏ ba thân ác hạnh, ngăn trừ, kiêng tránh, lánh xa, không tạo tác, không hành vi, không vi phạm, không vượt mức, đã dẹp bỏ, thành chánh nghiệp đạo chi, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh nghiệp.

180) Ở ÐÂY, CHÁNH MẠNG LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự chừa bỏ tà mạng, ngăn trừ, kiêng tránh, lánh xa, không tạo tác, không hành vi, không vi phạm, không vượt mức, đã dẹp bỏ, thành chánh mạng đạo chi, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh mạng.

181) Ở ÐÂY, CHÁNH TINH TẤN LÀ THẾ NÀO?

Tức là pháp cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... thành chánh tinh tấn, cần giác chi, đạo chi, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh tinh tấn.

182) Ở ÐÂY, CHÁNH NIỆM LÀ THẾ NÀO?

Tức là niệm, tùy niệm ... (trùng) ... thành chánh niệm, niệm giác chi, đạo chi, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh niệm.

183) Ở ÐÂY, CHÁNH ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự trụ lại của tâm ... (trùng) ... thành chánh định, định giác chi, đạo chi, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh định.

Ðây gọi là khổ diệt hành lộ; các pháp còn lại tương ưng với khổ diệt hành lộ.

184) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ TẬP (35)?

Ái và các phiền não ngoài ra36). Ðây gọi là khổ tập.

185) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ (37)?

Các pháp bất thiện còn lại, ba căn thiện cảnh lậu, các pháp thiện cảnh lậu còn lại, các dị thục cảnh lậu của pháp thiện và bất thiện, các pháp thành tố phi thiện phi bất thiện phi quả nghiệp, tất cả sắc. Ðây gọi là khổ.

186) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT (38)?

Sự đoạn trừ ái và các phiền não còn lại. Ðây gọi là khổ diệt.

187) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT HÀNH LỘ (39)?

Ở đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có đạo tám chi là chánh kiến ... (trùng) ... chánh định. Ðây gọi là khổ diệt hành lộ; các pháp còn lại tương ưng với khổ diệt hành lộ.

188) Ở ÐÂY, KHỔ TẬP LÀ THẾ NÀO?

Ái và các phiền não còn lại và các pháp bất thiện còn lại. Ðây gọi là khổ tập (40).

189) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ?

Ba căn thiện cảnh lậu, các pháp thiện cảnh lậu còn lại, các dị thục cảnh lậu của pháp thiện bất thiện, những pháp thành tố phi thiện phi bất thiện quả nghiệp, tất cả sắc. Ðây gọi là khổ.

190) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT?

Sự đoạn trừ ái, các pháp thiện còn lại, và các pháp bất thiện còn lại. Ðây gọi là khổ diệt.

191) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT HÀNH LỘ?

Ở đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có đạo tám chi là chánh kiến ... (trùng) ... chánh định. Ðây gọi là khổ diệt hành lộ; các pháp còn lại tương ưng với khổ diệt hành lộ.

192) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ TẬP?

Ái và các phiền não còn lại, các pháp bất thiện còn lại và ba căn thiện cảnh lậu. Ðây gọi là khổ tập (41).

193) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ?

Các pháp thiện cảnh lậu còn lại, các dị thục cảnh lậu của pháp thiện bất thiện, các pháp thành tố phi thiện phi bất thiện phi quả nghiệp và tất cả sắc. Ðây gọi là khổ.

194) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT?

Sự đoạn trừ ái, các phiền não còn lại, các pháp bất thiện còn lại, ba căn thiện cảnh lậu. Ðây gọi là khổ diệt.

195) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT HÀNH LỘ?

Ở đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có đạo tám chi là chánh kiến ... (trùng) ... chánh định. Ðây gọi là khổ diệt hành lộ; các pháp còn lại tương ưng với khổ diệt hành lộ.

196) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ TẬP?

Ái, các phiền não còn lại, các pháp bất thiện còn lại, ba căn thiện cảnh lậu, các pháp thiện cảnh lậu còn lại (42). Ðây gọi là khổ tập.

197) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ?

Các dị thục của các pháp thiện bất thiện cảnh lậu, các pháp thành tố phi thiện phi bất thiện phi quả nghiệp, và tất cả sắc. Ðây gọi là khổ.

198) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT?

Sự đoạn trừ ái, các phiền não còn lại, các pháp bất thiện còn lại, ba căn thiện cảnh lậu, các pháp thiện cảnh lậu còn lại. Ðây gọi là khổ diệt.

199) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT HÀNH LỘ?

Ở đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có đạo tám chi là chánh kiến ... (trùng) ... chánh định. Ðây gọi là khổ diệt hành lộ; các pháp còn lại tương ưng với khổ diệt hành lộ.

200) BỐN ÐẾ là khổ, khổ tập, khổ diệt, khổ diệt hành lộ.

201) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ TẬP?

Ái. Ðây gọi là khổ tập.

202) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ?

Các phiền não còn lại, các pháp bất thiện còn lại, ba nhân thiện cảnh lậu, các pháp thiện cảnh lậu còn lại, các dị thục cảnh lậu của các pháp thiện bất thiện, các pháp thành tố phi thiện phi bất thiện phi quả nghiệp và tất cả sắc. Ðây gọi là khổ.

203) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT?

Sự đoạn tận ái. Ðây gọi là khổ diệt.

204) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT HÀNH LỘ?

Ở đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có đạo tám chi là chánh kiến ... (trùng) ... chánh định. Ðây gọi là khổ diệt hành lộ; các pháp còn lại tương ưng với khổ diệt hành lộ.

205) Ở ÐÂY, CHÁNH KIẾN LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự thông hiểu, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, đạo chi, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh kiến.

206) Ở ÐÂY, CHÁNH TƯ DUY LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi sự tư duy ... (trùng) ... đạo chi, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh tư duy.

207) Ở ÐÂY, CHÁNH TINH TẤN LÀ THẾ NÀO?

Tức là pháp cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... thành chánh tinh tấn, cần giác chi, đạo chi, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh tinh tấn.

208) Ở ÐÂY, CHÁNH NIỆM LÀ THẾ NÀO?

Tức là niệm, tùy niệm ... (trùng) ... thành chánh niệm, niệm giác chi, đạo chi, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh niệm.

209) Ở ÐÂY, CHÁNH ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự đình trụ lại của tâm ... (trùng) ... thành chánh định, định giác chi, đạo chi, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh định. Ðây gọi là khổ diệt hành lộ; các pháp còn lại tương ưng với khổ diệt hành lộ ... (trùng) ...

210) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ TẬP?

Ái, các phiền não còn lại, các pháp bất thiện còn lại, ba căn thiện cảnh lậu, các pháp thiện cảnh lậu còn lại. Ðây gọi là khổ tập.

211) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ?

Các dị thục của các pháp thiện bất thiện cảnh lậu, các pháp thành tố phi thiện phi bất thiện phi quả nghiệp, và tất cả sắc. Ðây gọi là khổ.

212) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT?

Sự đoạn trừ ái, các phiền não còn lại, các pháp bất thiện còn lại, ba căn thiện cảnh lậu, các pháp thiện cảnh lậu còn lại. Ðây gọi là khổ diệt.

213) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT HÀNH LỘ?

Ở đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có đạo tám chi là chánh kiến ... (trùng) ... chánh định. Ðây gọi là khổ diệt hành lộ; các pháp còn lại tương ưng với khổ diệt hành lộ.

214) BỐN ÐẾ là khổ, khổ tập, khổ diệt, khổ diệt hành lộ.

215) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ TẬP?

Ái. Ðây gọi là khổ tập.

216) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ?

Các phiền não còn lại, các pháp bất thiện còn lại, ba căn thiện cảnh lậu còn lại, các dị thục cảnh lậu của các pháp thiện bất thiện, các pháp thành tố phi thiện phi bất thiện phi quả nghiệp và tất cả sắc. Ðây gọi là khổ.

217) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT?

Sự đoạn trừ ái. Ðây gọi là khổ diệt.

218) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT HÀNH LỘ?

Ở đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi đó có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây gọi là khổ diệt hành lộ ... (trùng) ...

219) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ TẬP?

Ái, các phiền não còn lại, các pháp bất thiện còn lại, ba căn thiện cảnh lậu, các pháp thiện cảnh lậu còn lại. Ðây gọi là khổ tập.

220) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ?

Các dị thục của các pháp thiện bất thiện cảnh lậu, các pháp thành tố phi thiện phi bất thiện phi quả nghiệp, và tất cả sắc. Ðây gọi là khổ.

221) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT?

Sự đoạn trừ ái, các phiền não còn lại, các pháp bất thiện còn lại, ba căn thiện cảnh lậu, các pháp thiện cảnh lậu còn lại. Ðây gọi là khổ diệt.

222) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ DIỆT HÀNH LỘ?

Ở đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây gọi là khổ diệt hành lộ.

(DỨT PHẦN ĐẾ PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP)

3/ PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakaṃ)

223) BỐN THÁNH ÐẾ là khổ Thánh đế, khổ tập Thánh đế, khổ diệt Thánh đế, khổ diệt hành lộ Thánh đế. Trong bốn Thánh đế CÓ BAO NHIÊU LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ? ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH? (43)

224) TẬP ÐẾ là bất thiện; đạo đế là thiện; diệt đế là pháp vô ký; khổ đế có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

Hai đế có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc; diệt đế không nên nói là tương ưng thọ lạc, hay tương ưng thọ khổ hay tương ưng thọ phi khổ phi lạc; khổ đế có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ khổ, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc, có thể không nên nói là tương ưng thọ lạc hay tương ưng thọ khổ, hay tương ưng thọ phi khổ phi lạc.

Hai đế là pháp dị thục nhân; diệt đế là pháp phi dị thục phi dị thục nhân; khổ đế có thể là dị thục, có thể là dị thục nhân, có thể là phi dị thục phi dị thục nhân.

Tập đế là phi do thủ cảnh thủ; hai đế là phi do thủ phi cảnh thủ; khổ đế có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ.

Tập đế là phi phiền toái cảnh phiền não; hai đế là phi phiền toái phi cảnh phiền não; khổ đế có thể là phiền toái cảnh phiền não, có thể là phi phiền toái cảnh phiền não.

Tập đế là hữu tầm hữu tứ; diệt đế là vô tầm vô tứ; đạo đế có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ; khổ đế có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, có thể không nên nói là hữu tầm hữu tứ, hay vô tầm hữu tứ hay vô tầm vô tứ.

Hai đế có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả; diệt đế không nên nói là câu hành hỷ, hay câu hành lạc, hay câu hành xả; khổ đế có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả, có thể không nên nói là câu hành hỷ hay câu hành lạc hay câu hành xả.

Hai đế là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ; tập đế có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ; khổ đế có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

Hai đế là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ; tập đế có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ; khổ đế có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

Tập đế là nhân đến tích tập; đạo đế là nhân đến tịch diệt; diệt đế là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt; khổ đế có thể là nhân đến tích lập, có thể là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt.

Ðạo đế là hữu học; ba đế là phi hữu học phi vô học.

Tập đế là hy thiểu; hai đế là vô lượng; khổ đế có thể là hy thiểu, có thể là đáo đại.

Diệt đế là bất tri cảnh; đạo đế là biết cảnh vô lượng; tập đế có thể là biết cảnh hy thiểu, có thể là biết cảnh đáo đại, không biết cảnh vô lượng, có thể không nên nói là biết cảnh hy thiểu hay biết cảnh đáo đại; khổ đế có thể là biết cảnh hy thiểu, có thể là biết cảnh đáo đại, có thể là biết cảnh vô lượng, có thể không nên nói là biết cảnh hy thiểu hay biết cảnh đáo đại, hay biết cảnh vô lượng.

Tập đế là ty hạ; hai đế là tinh lương; khổ đế có thể là ty hạ, có thể là trung bình.

Diệt đế là phi cố định; đạo đế là cố định phần chánh; hai đế có thể là cố định phần tà, có thể là phi cố định.

Diệt đế là bất tri cảnh; tập đế không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng; đạo đế không có đạo thành cảnh, mà có thể có đạo thành nhân, hay có thể có đạo thành trưởng, có thể không nên nói là có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng; khổ đế có đạo thành cảnh, không phải có đạo thành nhân, có thể có đạo thành trưởng, có thể không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành trưởng.

Hai đế có thể là sinh tồn, có thể là vị sanh tồn, không nên nói là chuẩn sanh; diệt đế không nên nói là sinh tồn hay vị sanh tồn hay chuẩn sanh; khổ đế có thể là sanh tồn, có thể là phi sanh tồn, có thể là chuẩn sanh.

Ba đế có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại; diệt đế không nên nói là quá khứ, hay vị lai, hay hiện tại.

Diệt đế là bất tri cảnh; đạo đế không nên nói là biết cảnh quá khứ, hay biết cảnh vị lai, hay biết cảnh hiện tại; hai đế có thể biết cảnh quá khứ, có thể biết cảnh vị lai, có thể biết cảnh hiện tại, có thể không nên nói là biết cảnh quá khứ, hay biết cảnh vị lai, hay biết cảnh hiện tại.

Diệt đế là ngoại phần; ba đế có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

Diệt đế là bất tri cảnh; đạo đế là biết cảnh ngoại phần; tập đế có thể biết cảnh nội phần, có thể biết cảnh ngoại phần, có thể biết cảnh nội ngoại phần; khổ đế có thể biết cảnh nội phần, có thể biết cảnh ngoại phần, có thể biết cảnh nội ngoại phần, có thể không nên nói là biết cảnh nội phần, hay biết cảnh ngoại phần, hay biết cảnh nội ngoại phần.

Ba đế là vô kiến vô đối chiếu; khổ đế có thể là hữu kiến hữu đối chiếu có thể là vô kiến hữu đối chiếu có thể là vô kiến vô đối chiếu.

225) TẬP ÐẾ là nhân (44); diệt đế là phi nhân; hai đế có thể là nhân, có thể là phi nhân.

Hai đế là hữu nhân; diệt đế là vô nhân, khổ đế có thể là hữu nhân, có thể là vô nhân.

Hai đế là tương ưng nhân; diệt đế là bất tương ưng nhân; khổ đế có thể là tương ưng nhân, có thể là bất tương ưng nhân.

Tập đế là nhân hữu nhân; diệt đế không nên nói là nhân hữu nhân hay hữu nhân phi nhân; đạo đế có thể là nhân hữu nhân, có thể là hữu nhân phi nhân; khổ đế có thể là nhân hữu nhân, có thể là hữu nhân phi nhân, có thể không nên nói là nhân hữu nhân hay hữu nhân phi nhân.

Tập đế là nhân tương ưng nhân; diệt đế không nên nói là nhân tương ưng nhân hay tương ưng nhân phi nhân; đạo đế có thể là nhân tương ưng nhân, có thể là tương ưng nhân phi nhân; khổ đế có thể là nhân tương ưng nhân, có thể là tương ưng nhân phi nhân, có thể không nên nói là nhân tương ưng nhân hay tương ưng nhân phi nhân.

Diệt đế là phi nhân vô nhân; tập đế không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân; đạo đế có thể là phi nhân hữu nhân, có thể không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân; khổ đế có thể là phi nhân vô nhân, có thể là phi nhân hữu nhân, có thể không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân.

226) BA ÐẾ là hữu duyên; diệt đế là vô duyên.

Ba đế là hữu vi; diệt đế là vô vi.

Ba đế là bất kiến, khổ đế là hữu kiến có thể là vô kiến.

Ba đế là vô đối chiếu; khổ đế có thể là hữu đối chiếu có thể là vô đối chiếu.

Ba đế là phi sắc; khổ đế có thể là sắc, có thể là phi sắc.

Hai đế là hiệp thế; hai đế là siêu thế.

(Bốn đế) là đáng cho vài tâm biết, cũng không đáng cho vài tâm biết.

227) TẬP ÐẾ là lậu (45); hai đế là phi lậu; khổ đế có thể là lậu, có thể là phi lậu.

Hai đế là cảnh lậu; hai đế là phi cảnh lậu.

Tập đế là tương ưng lậu; hai đế là bất tương ưng lậu; khổ đế có thể là tương ưng lậu, có thể là bất tương ưng lậu.

Tập đế là lậu cảnh lậu; hai đế không nên nói là lậu cảnh lậu hay cảnh lậu phi lậu; khổ đế có thể là lậu cảnh lậu, có thể là cảnh lậu phi lậu.

Tập đế là lậu tương ưng lậu; hai đế không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu; khổ đế có thể là tương ưng lậu phi lậu, có thể không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu.

Hai đế là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu; tập đế không nên nói là bất tương ưng lậu cảnh lậu hay bất tương ưng lậu phi cảnh lậu; khổ đế có thể là bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thể không nên nói là bất tương ưng lậu cảnh lậu hay bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

228) TẬP ÐẾ là triền (46); hai đế là phi triền; khổ đế có thể là triền, có thể là phi triền.

Tập đế là tương ưng triền; hai đế là bất tương ưng triền; khổ đế có thể là tương ưng triền, có thể là bất tương ưng triền.

Tập đế là triền cảnh triền; hai đế không nên nói là triền cảnh triền hay cảnh triền phi triền; khổ đế có thể là triền cảnh triền, hay là cảnh triền phi triền.

Tập đế là triền tương ưng triền; hai đế không nên nói là triền tương ưng triền hay tương ưng triền phi triền; khổ đế có thể là triền tương ưng triền, có thể không nên nói là triền tương ưng triền hay tương ưng triền phi triền.

Hai đế là bất tương ưng triền phi cảnh triền; tập đế không nên nói là bất tương ưng triền cảnh triền hay bất tương ưng triền phi cảnh triền; khổ đế có thể là bất tương ưng triền cảnh triền, có thể không nên nói là bất tương ưng triền cảnh triền hay bất tương ưng triền phi cảnh triền.

229) TẬP ÐẾ là phược (47); hai đế là phi phược; khổ đế có thể là phược, có thể là phi phược.

Hai đế là cảnh phược; hai đế là phi cảnh phược.

Hai đế là bất tương ưng phược; hai đế có thể là tương ưng phược, có thể là bất tương ưng phược.

Tập đế là phược cảnh phược; hai đế không nên nói là phược cảnh phược hay cảnh phược phi phược; khổ đế có thể là phược cảnh phược, có thể là cảnh phược phi phược.

Tập đế là phược tương ưng phược, có thể không nên nói là phược tương ưng phược hay tương ưng phược phi phược; hai đế không nên nói là phược tương ưng phược hay tương ưng phược phi phược; khổ đế có thể là phược tương ưng phược, có thể là tương ưng phược phi phược, có thể không nên nói là phược tương ưng phược hay tương ưng phược phi phược.

Hai đế là bất tương ưng phược phi cảnh phược; hai đế có thể là bất tương ưng phược cảnh phược, có thể không nên nói là bất tương ưng phược cảnh phược hay bất tương ưng phược phi cảnh phược.

230) TẬP ÐẾ là bộc (48) ... (trùng) ... là phối (49) ... (trùng) ... là cái (50); hai đế là phi cái; khổ đế có thể là cái, có thể là phi cái.

Hai đế là cảnh cái; hai đế là phi cảnh cái.

Tập đế là tương ưng cái; hai đế là bất tương ưng cái; khổ đế có thể là tương ưng cái, có thể là bất tương ưng cái.

Tập đế là cái cảnh cái; hai đế không nên nói là cái cảnh cái hay cảnh cái phi cái; khổ đế có thể là cái cảnh cái, có thể là cảnh cái phi cái.

Tập đế là cái tương ưng cái; hai đế không nên nói là cái tương ưng cái hay tương ưng cái phi cái; khổ đế có thể là cái tương ưng cái, có thể là tương ưng cái phi cái, có thể không nên nói là cái tương ưng cái hay tương ưng cái phi cái.

Hai đế là bất tương ưng cái phi cảnh cái; tập đế không nên nói là bất tương ưng cái cảnh cái hay bất tương ưng cái phi cảnh cái; khổ đế có thể là bất tương ưng cái cảnh cái, có thể không nên nói là bất tương ưng cái cảnh cái hay bất tương ưng cái phi cảnh cái.

231) BA ÐẾ là phi khinh thị (51); khổ đế có thể là khinh thị, có thể là phi khinh thị.

Hai đế là cảnh khinh thị; hai đế là phi cảnh khinh thị.

Hai đế là bất tương ưng khinh thị; tập đế có thể là tương ưng khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị; khổ đế có thể là tương ưng khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị, có thể không nên nói là tương ưng khinh thị hay bất tương ưng khinh thị.

Tập đế không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị mà là cảnh khinh thị phi khinh thị; hai đế không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị hay cảnh khinh thị phi khinh thị; khổ đế có thể là khinh thị cảnh khinh thị, có thể là cảnh khinh thị phi khinh thị.

Hai đế là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị; hai đế có thể là bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị, có thể không nên nói là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị hay bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.

232) HAI ÐẾ là hữu tri cảnh (52); diệt đế là bất tri cảnh; khổ đế có thể là hữu tri cảnh, có thể là bất tri cảnh.

Ba đế là phi tâm; khổ đế có thể là tâm, có thể là phi tâm.

Hai đế là sở hữu tâm, diệt đế là phi sở hữu tâm; khổ đế có thể là sở hữu tâm, có thể là phi sở hữu tâm.

Hai đế là tương ưng tâm, diệt đế là bất tương ưng tâm; khổ đế có thể là tương ưng tâm, có thể là bất tương ưng tâm, có thể không nên nói là tương ưng tâm hay bất tương ưng tâm.

Hai đế là hòa với tâm, diệt đế phi hòa với tâm, khổ đế có thể là hòa với tâm, có thể là phi hòa với tâm, có thể không nên nói là hòa với tâm hay phi hòa với tâm.

Hai đế có tâm sở sanh; diệt đế là phi tâm sở sanh; khổ đế có thể là có tâm sở sanh, có thể là phi tâm sở sanh.

Hai đế là đồng hiện hữu với tâm; diệt đế là phi đồng hiện hữu với tâm; khổ đế có thể là đồng hiện hữu với tâm, có thể là phi đồng hiện hữu với tâm.

Hai đế là tùy chuyển với tâm; diệt đế là phi tùy chuyển với tâm; khổ đế có thể là tùy chuyển với tâm, có thể là phi tùy chuyển với tâm.

Hai đế là hòa tâm tâm sở sanh; diệt đế là phi hòa tâm tâm sở sanh; khổ đế có thể là hòa tâm tâm sở sanh, có thể là phi hòa tâm tâm sở sanh.

Hai đế là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm; diệt đế phi hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm; khổ đế có thể là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm, có thể là phi hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm.

Hai đế là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm; diệt đế phi hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm; khổ đế có thể là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm, có thể là phi hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm.

Ba đế là ngoại phần; khổ đế có thể là nội phần, có thể là ngoại phần.

Ba đế là phi y sinh; khổ đế có thể là y sinh, có thể là phi y sinh.

Ba đế là phi do thủ; khổ đế có thể là thủ, có thể là phi do thủ.

233) TẬP ÐẾ là thủ (53); hai đế là phi thủ; khổ đế có thể là thủ, có thể là phi thủ.

Hai đế là cảnh thủ; hai đế là phi cảnh thủ.

Hai đế là bất tương ưng thủ; hai đế có thể là tương ưng thủ, có thể là bất tương ưng thủ.

Tập đế là thủ cảnh thủ; hai đế không nên nói là thủ cảnh thủ hay cảnh thủ phi thủ; khổ đế có thể là thủ cảnh thủ, có thể là cảnh thủ phi thủ.

Tập đế có thể là thủ tương ưng thủ, có thể không nên nói là thủ tương ưng thủ hay tương ưng thủ phi thủ; hai đế không nên nói là thủ tương ưng thủ hay tương ưng thủ phi thủ; khổ đế có thể là thủ tương ưng thủ, có thể là tương ưng thủ phi thủ, có thể không nên nói là thủ tương ưng thủ hay tương ưng thủ phi thủ.

Hai đế là bất tương ưng thủ phi cảnh thủ; hai đế có thể là bất tương ưng thủ cảnh thủ, có thể không nên nói là bất tương ưng thủ cảnh thủ hay bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.

234) TẬP ÐẾ là phiền não (54); hai đế là phi phiền não; khổ đế có thể là phiền não, có thể là phi phiền não.

Hai đế là cảnh phiền não; hai đế là phi cảnh phiền não.

Tập đế là phiền toái (55); hai đế là phiền toái; khổ đế có thể là phiền toái, có thể là phi phiền toái.

Tập đế là tương ưng phiền não; hai đế là bất tương ưng phiền não; khổ đế có thể là tương ưng phiền não, có thể là bất tương ưng phiền não.

Tập đế là phiền não cảnh phiền não; hai đế không nên nói là phiền não cảnh phiền não hay cảnh phiền não phi phiền não; khổ đế có thể là phiền não cảnh phiền não, có thể là cảnh phiền não phi phiền não.

Tập đế là phiền não phiền toái; hai đế không nên nói là phiền não phiền toái hay phiền toái phi phiền não; khổ đế có thể là phiền não phiền toái, có thể là phiền toái phi phiền não, có thể không nên nói là phiền não phiền toái hay phiền toái phi phiền não.

Tập đế là phiền não tương ưng phiền não; hai đế không nên nói là phiền não tương ưng phiền não hay tương ưng phiền não phi phiền não; khổ đế có thể là phiền não tương ưng phiền não, có thể là tương ưng phiền não phi phiền não, có thể không nên nói là phiền não tương ưng phiền não hay tương ưng phiền não phi phiền não.

Hai đế là bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não; tập đế không nên nói là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não hay tương ưng phiền não phi cảnh phiền não; khổ đế có thể là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, có thể bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não, có thể không nên nói là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não hay bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.

235) HAI ÐẾ không đáng do kiến đạo đoạn trừ56); hai đế có thể đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do kiến đạo đoạn trừ.

Hai đế không đáng do tiến đạo đoạn trừ; hai đế có thể đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể không đáng do tiến đạo đoạn trừ.

Hai đế là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ; có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ.

Hai đế là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ; hai đế có thể là hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ.

Tập đế là hữu tầm; diệt đế là vô tầm; hai đế có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm.

Tập đế là hữu tứ; diệt đế là vô tứ; hai đế có thể là hữu tứ, có thể là vô tứ.

Diệt đế là vô hỷ; ba đế có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ.

Diệt đế là phi câu hành hỷ; ba đế có thể là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ.

Diệt đế là phi câu hành lạc; ba đế có thể là câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc.

Diệt đế là phi câu hành xả; ba đế có thể là câu hành xả, có thể là phi câu hành xả.

Tập đế là dục giới; hai đế là phi dục giới; khổ đế có thể là dục giới, có thể là phi dục giới.

Ba đế là phi sắc giới; khổ đế có thể là sắc giới, có thể là phi sắc giới.

Ba đế là phi vô sắc giới; khổ đế có thể là vô sắc giới, có thể là phi vô sắc giới.

Hai đế là hệ thuộc; hai đế là phi hệ thuộc.

Ðạo đế là pháp dẫn xuất; ba đế là pháp phi dẫn xuất.

Ðạo đế là cố định; diệt đế là phi cố định; hai đế có thể là cố định, có thể là phi cố định.

Hai đế là hữu thượng; hai đế là vô thượng.

Tập đế là hữu tranh; hai đế là vô tranh; khổ đế có thể là hữu tranh, có thể là vô tranh.

(DỨT PHẦN VẤN ÐÁP)

(TRỌN VẸN ÐẾ PHÂN TÍCH)

CHÚ THÍCH 4:

1) Ở đây, nguyên bản không thấy nói đến KHỔ BỆNH.

2) Jāti.

3) Jarā.

4) Maraa.

5) Soka.

6) Parideva.

7) Dukkha.

8) Domanassa.

9) Ūpāyāsa.

10) Appiyehi sampayogo.

11) Piyehi vippayogo.

12) Yampiccham na labhati tampi.

13) Pañcupādānakkhandha.

14) Sắc khả ái (piyarūpam) là đối tượng yêu thích; sắc mãn ý (sātarūpam) là đối tượng đẹp ý vui lòng. Sắc khả ái, sắc mãn ý ở đây chỉ về đối tượng của ái bám víu, gồm mọi thứ trong đời chớ không phải nói riêng CẢNH SẮC.

15) Sắc tưởng (rūpasaññā) cảnh sắc nhớ lại. Thinh ... v.v ...

16) Sắc tư (rūpasancetanā) cảnh sắc do cố nhìn thấy ...

17) Sắc ái (rūpatanhā) cảnh sắc mà quyến luyến ...

18) Sắc tầm (rūpavitakka) cảnh sắc do tìm kiếm, mơ nghĩ đến ...

19) Sắc tứ (rūpavicāra) cảnh sắc do đặc biệt quan tâm ...

20) Sammāditthi.

21) Sammāsankappa.

22) Sammāvācā.

23) Sammākammanto.

24) Sammā ājīvo.

25) Sammāvāyāmo.

26) Sammāsati.

27) Sammāsamādhi.

28) Dukkhasamudayo. Ở đây nguyên bản lại trình bày KHỔ TẬP trước KHỔ, không biết có sự nhằm lẫn chăng? các đoạn sau cũng thế.

29) Dukkha.

30) Các dị thục cảnh lậu (sāsavā vipākā) là các tâm quả hiệp thế.

31) Pháp tố (kiriyā), tức là các tâm duy tác vô nhân và hữu nhân, ngoài nhân thiện, bất thiện, quả.

32) Dukkhanirodha.

33) Dukkhanirodhagāminīpatipāda.

34) Ðạo đế ở đây được trình bày theo hai phương diện là Bát chánh đạo trong tâm đại thiện (mahākusalacitta) và Bát chánh đạo trong thiện Siêu thế (lokuttarakusalacitta) tức tâm đạo (maggacitta).

35) Dukkasamudaya.

36) Ở đây, Tập đế được nói rộng hơn: Tanhā ca avasesā kilesā.

37) Dukkha.

38) Dukkhanirodha.

39) Dukkhanirodhagāminīpatipadā.

40) Tập đế nói rộng hơn nữa: Tanhā ca avasesā ca kilesā avassā ca akusalā dhammā.

41) Tập đế nói rộng hơn nữa là: Tanhā ca avasesā ca kilesā avasesā ca akusalā dhammā tīni ca kusalamulāni sāsavāni.

42) Ở đây, các pháp thiện cảnh lậu (sāsavā kusalā dhammā) cũng được xem là tập đế.

43) Vấn đáp theo Tikamātika (Mẫu đề tam).

44) Nhân (hetu). Vấn đáp theo Ðầu đề nhị (ukamātikā), phần Tụ nhân (hetugocchaka).

45) Lậu (āsava); Phần Tụ lậu (āsavagocchaka).

46) Triền (sañiojana). Phần Tụ triền (sañiojanagocchaka).

47) Phược (gantha).

48) Bộc (ogha).

49) Phối (yoga).

50) Cái (Nīvarana). Phần Tụ cái (Nivaranagocchaka).

51) Khinh thị (parāmāsa). Phần Tụ Khinh thị (parāmāsagocchaka).

52) Phần nhị đề Ðại đỉnh (mahantaraduka).

53) Thủ (upādāna). Phần Tụ thủ (upādānagocchaka).

54) Phiền não (kilesa). Phần Tụ phiền não (kilesagocchaka).

55) Phiền toái (Sankilittha).

56) Nhị đề Yêu bối (Piṭṭhiduka).

Tpt1, V. Quyền phân tích

V. QUYỀN PHÂN TÍCH (INDRIYAVIBHAṄGO)

1/ QUYỀN PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhammabhājanīyaṃ)

236) HAI MƯƠI HAI QUYỀN là: Nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, lạc quyền, khổ quyền, hỷ quyền, ưu quyền, xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri vị tri quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền.

237) Ở ÐÂY, NHÃN QUYỀN (1) LÀ THẾ NÀO?

Mắt nào là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... (2) đó là làng bỏ trống. Ðây gọi là nhãn quyền.

Ở ÐÂY, NHĨ QUYỀN (3) LÀ THẾ NÀO? ... (trùng) ... TỶ QUYỀN (4) LÀ THẾ NÀO? ... (trùng) ... THIỆT QUYỀN (5) LÀ THẾ NÀO? ... (trùng) ... THÂN QUYỀN (6) LÀ THẾ NÀO?

Thân nào là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó là làng bỏ trống. Ðây gọi là thân quyền.

Ở ÐÂY, Ý QUYỀN (7) LÀ THẾ NÀO?

Ý quyền phân theo một loại: ý quyền tương ưng xúc ... (trùng) ... (8) ý quyền phân theo nhiều loại là như vậy. Ðây gọi là ý quyền.

238) Ở ÐÂY, NỮ QUYỀN (9) LÀ THẾ NÀO?

Sắc nào của nữ, là nữ căn, tướng nữ, nết nữ, thái độ nữ, tánh hạnh nữ, trạng thái nữ. Ðây gọi là nữ quyền.

Ở ÐÂY, NAM QUYỀN (10) LÀ THẾ NÀO?

Sắc nào của nam, nam căn, tướng nam, nết nam, thái độ nam, tánh hạnh nam, trạng thái nam. Ðây gọi là nam quyền.

Ở ÐÂY, MẠNG QUYỀN (11) LÀ THẾ NÀO?

Mạng quyền phân theo hai loại: có mạng quyền sắc, có mạng quyền phi sắc.

Ở ÐÂY, MẠNG QUYỀN SẮC (12) LÀ THẾ NÀO?

Sắc nào là thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự giữ gìn, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp sắc kia. Ðây gọi là mạng quyền sắc (13).

Ở ÐÂY, MẠNG QUYỀN PHI SẮC (14) LÀ THẾ NÀO?

Sắc nào là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự giữ gìn, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc kia. Ðây gọi là mạng quyền phi sắc (15).

239) Ở ÐÂY, LẠC QUYỀN (16) LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự sảng khoái thuộc về thân, sự dễ chịu thuộc về thân, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc. Ðây gọi là lạc quyền.

Ở ÐÂY, KHỔ QUYỀN (17) LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự bất an thuộc về thân, sự khó chịu thuộc về thân, trạng thái cảm thọ bất an khó chịu sanh từ thân xúc, sự cảm giác bất an khó chịu sanh từ thân xúc. Ðây gọi là khổ quyền.

Ở ÐÂY, HỶ QUYỀN (18) LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là hỷ quyền.

Ở ÐÂY, ƯU QUYỀN (19) LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự bất an thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ bất an khó chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác bất an khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là ưu quyền.

Ở ÐÂY, XẢ QUYỀN (20) LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là xả quyền.

240) Ở ÐÂY, TÍN QUYỀN (21) LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín, tín là tín quyền, tín lực. Ðây gọi là tín quyền.

Ở ÐÂY, TẤN QUYỀN (22) LÀ THẾ NÀO?

Cái chi thuộc về tâm là sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm, tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây gọi là tấn quyền.

Ở ÐÂY, NIỆM QUYỀN23) LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận, sự không lơ đãng, sự không quên, niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây gọi là niệm quyền.

Ở ÐÂY, ÐỊNH QUYỀN (24) LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây gọi là định quyền.

Ở ÐÂY, TUỆ QUYỀN (25) LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây gọi là tuệ quyền.

241) Ở ÐÂY, TRI VỊ TRI QUYỀN (26) LÀ THẾ NÀO?

Trí tuệ mà biết pháp chưa từng biết, thấy pháp chưa từng thấy, chứng đạt pháp chưa từng chứng đạt, hiểu pháp chưa từng hiểu, tác chứng pháp chưa từng tác chứng; cái chi là trí hiểu, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là tri vị tri quyền.

Ở ÐÂY, TRI DĨ TRI QUYỀN (27) LÀ THẾ NÀO?

Trong sự tác chứng các pháp đã được hiểu, được thấy, được đạt, được thông, được chứng đắc, cái chi là trí hiểu, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là tri dĩ tri quyền.

Ở ÐÂY, TRI CỤ TRI QUYỀN (28) LÀ THẾ NÀO?

Ðối với các pháp đã thấu triệt, chi là sự toàn tri, là trí hiểu, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là tri cụ tri quyền.

(DỨT PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP)

2/ PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakaṃ)

242) HAI MƯƠI HAI QUYỀN là: Nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, lạc quyền, khổ quyền, hỷ quyền, ưu quyền, xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri vị tri quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền. ÐỐI VỚI HAI MƯƠI HAI QUYỀN CÓ BAO NHIÊU LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ? ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?

243) MƯỜI QUYỀN là vô ký; ưu quyền là bất thiện; tri vị tri quyền là thiện; bốn quyền có thể là thiện, có thể là vô ký; sáu quyền có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

Mười quyền không nên nói là tương ưng thọ lạc, tương ưng thọ khổ hay tương ưng thọ phi khổ phi lạc; sáu quyền có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc; ba quyền có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ khổ, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc; mạng quyền có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ khổ, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc, có thể không nên nói là tương ưng thọ lạc hay tương ưng thọ khổ hay tương ưng thọ phi khổ phi lạc.

Bảy quyền là phi dị thục phi dị thục nhân; ba quyền là dị thục; hai quyền là dị thục nhân; tri dĩ tri quyền có thể là dị thục, có thể là dị thục nhân; chín quyền có thể là dị thục, có thể là dị thục nhân, có thể là phi dị thục phi dị thục nhân.

Chín quyền là do thủ cảnh thủ; ưu quyền là phi do thủ cảnh thủ; ba quyền là phi do thủ phi cảnh thủ; chín quyền có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ phi cảnh thủ.

Chín quyền là phi phiền toái cảnh phiền não; ưu quyền là phiền toái cảnh phiền não; ba quyền là phi phiền toái phi cảnh phiền não; ba quyền có thể là phi phiền toái cảnh phiền não, có thể là phi phiền toái phi cảnh phiền não; sáu quyền có thể là phiền toái cảnh phiền não, có thể là phi phiền toái cảnh phiền não, có thể là phi phiền toái phi cảnh phiền não.

Chín quyền là vô tầm vô tứ, ưu quyền là hữu tầm hữu tứ; xả quyền có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ; mười một quyền có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

Mười một quyền không nên nói là câu hành hỷ hay câu hành lạc hay câu hành xả; hỷ quyền có thể là câu hành hỷ mà không câu hành lạc, không câu hành xả; có thể không nên nói là câu hành hỷ; sáu quyền có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả; bốn quyền có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả, có thể không nên nói là câu hành hỷ hay câu hành lạc hay câu hành xả.

Mười lăm quyền là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ; ưu quyền có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ; sáu quyền có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

Mười lăm quyền là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ; ưu quyền có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ; sáu quyền có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

Mười quyền là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt; ưu quyền là nhân đến tích tập; tri vị tri quyền là nhân đến tịch diệt, tri dĩ tri quyền có thể là nhân đến tịch diệt, có thể là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt; chín quyền có thể là nhân đến tích tập, có thể là nhân đến tịch diệt, có thể là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt.

Mười quyền là phi hữu học phi vô học; hai quyền là hữu học; tri cụ tri quyền la vô học; chín quyền có thể là hữu học, có thể là vô học, có thể là phi hữu học phi vô học.

Mười quyền là hy thiểu; ba quyền là vô lượng; chín quyền có thể là hy thiểu, có thể là đáo đại, có thể là vô lượng.

Bảy quyền là vô cảnh; hai quyền là biết cảnh hy thiểu; ba quyền là biết cảnh vô lượng; ưu quyền có thể là biết cảnh hy thiểu, có thể là biết cảnh đáo đại, không biết cảnh vô lượng, có thể không nên nói là biết cảnh hy thiểu hay biết cảnh đáo đại; chín quyền có thể là biết cảnh hy thiểu, có thể là biết cảnh đáo đại, có thể là biết cảnh vô lượng, có thể không nên nói là biết cảnh hy thiểu hay biết cảnh đáo đại hay biết cảnh vô lượng.

Chín quyền là trung bình; ưu quyền là ty hạ; ba quyền là tinh lương; ba quyền có thể trung bình, có thể tinh lương; sáu quyền có thể là ty hạ, có thể là trung bình, có thể là tinh lương.

Mười quyền là phi cố định; tri vị tri quyền là cố định phần chánh; bốn quyền có thể là cố định phần chánh, có thể là phi cố định; ưu quyền có thể là cố định phần tà, có thể là phi cố định; sáu quyền có thể là cố định phần tà, có thể là cố định phần chánh, có thể là phi cố định.

Bảy quyền là vô cảnh; bốn quyền không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng; tri vị tri quyền không phải có đạo thành cảnh, có thể có đạo thành nhân, có thể có đạo thành trưởng, có thể không nên nói là có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng; tri dĩ tri quyền không phải có đạo thành cảnh, có thể có đạo thành nhân, có thể có đạo thành trưởng, có thể không nên nói là có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng; chín quyền có thể là có đạo thành cảnh, có thể có đạo thành nhân, có thể có đạo thành trưởng, có thể không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng.

Mười quyền có thể là hiện sanh, có thể là chuẩn sanh, không nên nói là vị sanh; hai quyền có thể là hiện sanh, có thể là vị sanh không nên nói là chuẩn sanh; mười quyền có thể là hiện sanh, có thể là vị sanh, có thể là chuẩn sanh.

(Hai muơi hai quyền) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.

Bảy quyền là vô cảnh; hai quyền là biết cảnh hiện tại; ba quyền không nên nói là biết cảnh quá khứ, hay biết cảnh vị lai, hay biết cảnh hiện tại; mười quyền có thể là biết cảnh quá khứ, có thể là biết cảnh vị lai, có thể là biết cảnh hiện tại, có thể không nên nói là biết cảnh quá khứ hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại.

(Hai mươi hai quyền) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

Bảy quyền là vô cảnh; ba quyền là biết cảnh ngoại phần; bốn quyền có thể là biết cảnh nội phần, có thể là biết cảnh ngoại phần, có thể là biết cảnh nội ngoại phần; tám quyền có thể là biết cảnh nội phần, có thể là biết cảnh ngoại phần, có thể là biết cảnh nội ngoại phần, có thể không nên nói là biết cảnh nội phần hay biết cảnh ngoại phần, hay biết cảnh nội ngoại phần.

Năm quyền là vô kiến hữu đối chiếu; mười bảy quyền là vô kiến vô đối chiếu.

244) BỐN QUYỀN là nhân (29); mười tám quyền là phi nhân.

Bảy quyền là hữu nhân; chín quyền là vô nhân; sáu quyền có thể là hữu nhân, có thể là vô nhân.

Bảy quyền là tương ưng nhân; chín quyền là bất tương ưng nhân; sáu quyền có thể là tương ưng nhân, có thể là bất tương ưng nhân.

Bốn quyền là nhân hữu nhân; chín quyền không nên nói là nhân hữu nhân, hay hữu nhân phi nhân; ba quyền không nên nói là nhân hữu nhân nhưng là hữu nhân phi nhân; sáu quyền không nên nói là nhân hữu nhân, có thể là hữu nhân phi nhân, có thể không nên nói là hữu nhân phi nhân.

Bốn quyền là nhân tương ưng nhân; chín quyền không nên nói là nhân tương ưng nhân, hay tương ưng nhân phi nhân; ba quyền không nên nói là nhân tương ưng nhân, nhưng là tương ưng nhân phi nhân; sáu quyền không nên nói là nhân tương ưng nhân, có thể là tương ưng nhân phi nhân, có thể không nên nói là tương ưng nhân phi nhân.

Chín quyền là phi nhân vô nhân; ba quyền là phi nhân hữu nhân; bốn quyền không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân; sáu quyền có thể là phi nhân hữu nhân, có thể là phi nhân vô nhân.

245) (HAI MƯƠI HAI QUYỀN) là hữu duyên, là hữu vi, là vô kiến.

Năm quyền là hữu đối chiếu; mười bảy quyền là vô đối chiếu.

Bảy quyền là sắc; mười bốn quyền là phi sắc; mạng quyền có thể là sắc, có thể là phi sắc.

Mười quyền là hiệp thế; ba quyền là siêu thế; chín quyền có thể là hiệp thế, có thể là siêu thế.

(Hai mươi hai quyền) có phần đáng bị biết, có phần không đáng bị biết.

246) (HAI MƯƠI HAI QUYỀN) là phi lậu (30).

Mười quyền là cảnh lậu; ba quyền là phi cảnh lậu; chín quyền có thể là cảnh lậu, có thể là phi cảnh lậu.

Mười lăm quyền là bất tương ưng lậu; ưu quyền là tương ưng lậu; sáu quyền có thể là tương ưng lậu, có thể là bất tương ưng lậu.

Mười quyền không nên nói là lậu cảnh lậu, nhưng là cảnh lậu phi lậu; ba quyền không nên nói là lậu cảnh lậu hay cảnh lậu phi lậu; chín quyền không nên nói là lậu cảnh lậu, có thể là cảnh lậu phi lậu, có thể không nên nói là cảnh lậu phi lậu.

Mười lăm quyền không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu; ưu quyền không nên nói là lậu tương ưng lậu, nhưng là tương ưng lậu phi lậu; sáu quyền không nên nói là lậu tương ưng lậu, có thể là tương ưng lậu phi lậu, có thể không nên nói là tương ưng lậu phi lậu.

Chín quyền là bất tương ưng lậu cảnh lậu; ba quyền là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu; ưu quyền không nên nói là bất tương ưng lậu cảnh lậu hay bất tương ưng lậu phi cảnh lậu; ba quyền có thể là bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thể là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu, có thể không nên nói là bất tương ưng lậu cảnh lậu hay bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

247) (HAI MƯƠI HAI QUYỀN) là phi triền (31).

Mười quyền là cảnh triền; ba quyền là phi cảnh triền; chín quyền có thể là cảnh triền, có thể là phi cảnh triền.

Mười lăm quyền là bất tương ưng triền; ưu quyền là tương ưng triền; sáu quyền có thể là tương ưng triền, có thể là bất tương ưng triền.

Mười quyền không nên nói là triền cảnh triền, nhưng là cảnh triền phi triền; ba quyền không nên nói là triền cảnh triền hay cảnh triền phi triền; chín quyền không nên nói là triền cảnh triền, có thể là cảnh triền phi triền, có thể không nên nói là cảnh triền phi triền.

Mười lăm quyền không nên nói là triền tương ưng triền hay tương ưng triền phi triền; ưu quyền không nên nói là triền tương ưng triền, nhưng là tương ưng triền phi triền; sáu quyền không nên nói là triền tương ưng triền, có thể là tương ưng triền phi triền, có thể không nên nói là tương ưng triền phi triền.

Chín quyền là bất tương ưng triền cảnh triền; ba quyền là bất tương ưng triền phi cảnh triền; ưu quyền không nên nói là bất tương ưng triền cảnh triền hay bất tương ưng triền phi cảnh triền; ba quyền có thể là bất tương ưng triền cảnh triền, có thể là bất tương ưng triền phi cảnh triền, sáu quyền có thể là bất tương ưng triền, phi cảnh triền, có thể không nên nói là bất tương ưng triền cảnh triền hay bất tương ưng triền phi cảnh triền.

248) (HAI MƯƠI HAI QUYỀN) là phi phược (32).

Mười quyền là cảnh phược; ba quyền là phi cảnh phược; chín quyền có thể là cảnh phược, có thể là phi cảnh phược.

Mười lăm quyền là bất tương ưng phược; ưu quyền là tương ưng phược; sáu quyền có thể là tương ưng phược, có thể là bất tương ưng phược.

Mười quyền không nên nói là phược cảnh phược, nhưng là cảnh phược phi phược; ba quyền không nên nói là phược cảnh phược hay cảnh phược phi phược; chín quyền không nên nói là phược cảnh phược, có thể là cảnh phược phi phược, có thể không nên nói là cảnh phược phi phược.

Mười lăm quyền không nên nói là phược tương ưng phược hay tương ưng phược phi phược; ưu quyền không nên nói là phược tương ưng phược, nhưng là tương ưng phược phi phược; sáu quyền không nên nói là phược tương ưng phược, có thể là tương ưng phược phi phược, có thể không nên nói là tương ưng phược phi phược.

Chín quyền là bất tương ưng phược cảnh phược; ba quyền là bất tương ưng phược phi cảnh phược; ưu quyền không nên nói là bất tương ưng phược cảnh phược hay bất tương ưng phược phi cảnh phược; ba quyền có thể là bất tương ưng phược cảnh phược, có thể là bất tương ưng phược phi cảnh phược, sáu quyền có thể là bất tương ưng phược cảnh phược, có thể là bất tương ưng phược phi cảnh phược, có thể không nên nói là bất tương ưng phược cảnh phược hay bất tương ưng phược phi cảnh phược.

249) (HAI MƯỜI HAI QUYỀN) là phi bộc (33) ... (trùng) ... là phi phối (34) ... (trùng) ... là phi cái (35) ... (trùng) ...

Mười quyền là cảnh cái; ba quyền là phi cảnh cái; chín quyền có thể là cảnh cái, có thể là phi cảnh cái.

Mười lăm quyền là bất tương ưng cái; ưu quyền là tương ưng cái; sáu quyền có thể là tương ưng cái, có thể là bất tương ưng cái.

Mười quyền không nên nói là cái cảnh cái, nhưng là cảnh cái phi cái; ba quyền không nên nói là cái cảnh cái hay cảnh cái phi cái; chín quyền không nên nói là cái cảnh cái, có thể là cảnh cái phi cái, có thể nói là cảnh cái phi cái.

Mười bốn quyền không nên nói là cái tương ưng cái hay tương ưng cái phi cái; ưu quyền không nên nói là cái tương ưng cái, hay là tương ưng cái phi cái; sáu quyền không nên nói là cái tương ưng cái, có thể là tương ưng cái phi cái, có thể không nên nói là tương ưng cái phi cái.

Chín quyền là bất tương ưng cái cảnh cái; ba quyền là bất tương ưng cái phi cảnh cái; ưu quyền không nên nói là bất tương ưng cái cảnh cái hay bất tương ưng cái phi cảnh cái; ba quyền có thể là bất tương ưng cái cảnh cái, có thể là bất tương ưng cái phi cảnh cái, sáu quyền có thể là bất tương ưng cái cảnh cái, có thể là bất tương ưng cái phi cảnh cái, có thể không nên nói là bất tương ưng cái cảnh cái hay bất tương ưng cái phi cảnh cái.

250) (HAI MƯƠI HAI QUYỀN) là phi khinh thị (36).

Mười quyền là cảnh khinh thị; ba quyền là phi cảnh khinh thị; chín quyền có thể là cảnh khinh thị, có thể là phi cảnh khinh thị.

Mười sáu quyền là bất tương ưng khinh thị; sáu quyền có thể là tương ưng khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị.

Mười quyền không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, nhưng là cảnh khinh thị phi khinh thị; ba quyền không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị hay cảnh khinh thị phi khinh thị; chín quyền không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, có thể là cảnh khinh thị phi khinh thị, có thể không nên nói là cảnh khinh thị phi khinh thị.

Mười quyền là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị; ba quyền là bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị; ba quyền có thể là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị; sáu quyền có thể là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị, có thể không nên nói là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị hay bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.

251) BẢY QUYỀN là bất tri cảnh (37); mười bốn quyền là hữu tri cảnh; mạng quyền có thể là hữu tri cảnh, có thể là bất tri cảnh.

Hai mươi mốt quyền là phi tâm; ý quyền là tâm.

Mười ba quyền là sở hữu tâm; tám quyền là phi sở hữu tâm; mạng quyền có thể là sở hữu tâm, có thể là phi sở hữu tâm.

Mười ba quyền là tương ưng tâm; bảy quyền là bất tương ưng tâm; mạng quyền có thể là tương ưng tâm, có thể là bất tương ưng tâm; ý quyền không nên nói là tương ưng tâm hay bất tương ưng tâm.

Mười ba quyền là hòa với tâm; bảy quyền là phi hòa với tâm; mạng quyền có thể là hòa với tâm, có thể là phi hòa với tâm; ý quyền không nên nói là hòa với tâm hay phi hòa với tâm.

Mười ba quyền là tâm sở sanh; tám quyền là phi tâm sở sanh; mạng quyền có thể là tâm sở sanh, có thể là phi tâm sở sanh.

Mười ba quyền là đồng hiện hữu với tâm; tám quyền là phi đồng hiện hữu với tâm; mạng quyền có thể là đồng hiện hữu với tâm, có thể là phi đồng hiện hữu với tâm.

Mười ba quyền là tùy chuyển với tâm; tám quyền là phi tùy chuyển với tâm; mạng quyền có thể là tùy chuyển với tâm, có thể là phi tùy chuyển với tâm.

Mười ba quyền là hòa tâm tâm sở sanh; tám quyền là phi hòa tâm tâm sở sanh; mạng quyền có thể là hòa tâm tâm sở sanh, có thể là phi hòa tâm tâm sở sanh.

Mười ba quyền là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm; tám quyền là phi hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm; mạng quyền có thể là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm, có thể là phi hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm.

Mười ba quyền là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm; tám quyền là phi hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm; mạng quyền có thể là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm, có thể là phi hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm.

Mười sáu quyền là ngoại phần; sáu quyền là nội phần.

Bảy quyền là y sinh, mười bốn quyền là phi y sinh, mạng quyền có thể là y sinh, có thể là phi y sinh.

Chín quyền là do thủ; bốn quyền là phi do thủ; chín quyền có thể là do thủ, có thể là phi do thủ.

252) (HAI MƯƠI HAI QUYỀN) là phi thủ (38).

Mười quyền là cảnh thủ; ba quyền là phi cảnh thủ; chín quyền có thể là cảnh thủ, có thể là phi cảnh thủ.

Mười sáu quyền là bất tương ưng thủ; sáu quyền có thể là tương ưng thủ, có thể là bất tương ưng thủ.

Mười quyền không nên nói là thủ cảnh thủ, nhưng là cảnh thủ phi thủ; ba quyền không nên nói là thủ cảnh thủ hay cảnh thủ phi thủ; chín quyền không nên nói là thủ cảnh thủ, có thể là cảnh thủ phi thủ, có thể không nên nói là cảnh thủ phi thủ.

Mười sáu quyền không nên nói là thủ tương ưng thủ hay tương ưng thủ mà phi thủ; sáu quyền không nên nói là thủ tương ưng thủ, có thể là tương ưng thủ phi thủ, có thể không nên nói là tương ưng thủ phi thủ.

Mười quyền là bất tương ưng thủ cảnh thủ; ba quyền là bất tương ưng thủ phi cảnh thủ; ba quyền có thể là bất tương ưng thủ cảnh thủ, có thể là bất tương ưng thủ phi cảnh thủ; sáu quyền có thể là bất tương ưng thủ cảnh thủ, có thể là bất tương ưng thủ phi cảnh thủ, có thể không nên nói là bất tương ưng thủ cảnh thủ hay bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.

253) (HAI MƯƠI HAI QUYỀN) là phi phiền não (39).

Mười quyền là cảnh phiền não; ba quyền là phi cảnh phiền não; chín quyền có thể là cảnh phiền não, có thể là phi cảnh phiền não.

Mười lăm quyền là phi phiền toái; ưu quyền là phiền toái; sáu quyền có thể là phiền toái, có thể là phi phiền toái.

Mười lăm quyền là bất tương ưng phiền não; ưu quyền là tương ưng phiền não; sáu quyền có thể là tương ưng phiền não, có thể là bất tương ưng phiền não.

Mười quyền không nên nói là phiền não cảnh phiền não, nhưng là cảnh phiền não phi phiền não; ba quyền không nên nói là phiền não cảnh phiền não hay cảnh phiền não phi phiền não; chín quyền không nên nói là phiền não cảnh phiền não, có thể là cảnh phiền não phi phiền não, có thể không nên nói là cảnh phiền não phi phiền não.

Mười lăm quyền không nên nói là phiền não phiền toái hay phiền toái phi phiền não; ưu quyền không nên nói là phiền não phiền toái, nhưng là phiền toái phi phiền não; sáu quyền không nên nói là phiền não phiền toái, nhưng có thể là phiền toái phi phiền não, có thể không nên nói là phiền toái phi phiền não.

Mười lăm quyền không nên nói là phiền não tương ưng phiền não hay tương ưng phiền não phi phiền não; ưu quyền không nên nói là phiền não tương ưng phiền não, nhưng là tương ưng phiền não phi phiền não; sáu quyền không nên nói là phiền não tương ưng phiền não, có thể là tương ưng phiền não phi phiền não, có thể không nên nói là tương ưng phiền não phi phiền não.

Chín quyền là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não; ba quyền là bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não; ưu quyền không nên nói là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não hay bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não; ba quyền có thể là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, có thể là bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não, sáu quyền có thể là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, có thể là bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não, có thể không nên nói là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não hay bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.

254) MƯỜI LĂM QUYỀN là không đáng do kiến đạo đoạn trừ (40), bảy quyền có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do kiến đạo đoạn trừ.

Mười lăm quyền là không đáng do tiến đạo đoạn trừ, bảy quyền có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do tiến đạo đoạn trừ.

Mười lăm quyền là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, bảy quyền có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ.

Mười lăm quyền là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, bảy quyền có thể là hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ.

Chín quyền là vô tầm; ưu quyền là hữu tầm; mười hai quyền có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm.

Chín quyền là vô tứ; ưu quyền là hữu tứ; mười hai quyền có thể là hữu tứ, có thể là vô tứ.

Mười một quyền là vô hỷ; mười một quyền có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ.

Mười một quyền là phi câu hành hỷ; mười một quyền có thể là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ.

Mười hai quyền là phi câu hành lạc; mười quyền có thể là câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc.

Mười hai quyền là phi câu hành xả; mười quyền có thể là câu hành xả, có thể là phi câu hành xả.

Mười quyền là dục giới; ba quyền là phi dục giới; chín quyền có thể là dục giới, có thể là phi dục giới.

Mười ba quyền là phi sắc giới; chín quyền có thể là sắc giới, có thể là phi sắc giới.

Mười bốn quyền là phi vô sắc giới; tám quyền có thể là vô sắc giới, có thể là phi vô sắc giới.

Mười quyền là hệ thuộc (41); ba quyền là phi hệ thuộc (42); chín quyền có thể là hệ thuộc, có thể là phi hệ thuộc.

Mười một quyền là phi dẫn xuất; tri vị tri quyền là dẫn xuất; mười quyền có thể là dẫn xuất, có thể là phi dẫn xuất.

Mười quyền là phi cố định; tri vị tri quyền là cố định; mười một quyền có thể là cố định, có thể là phi cố định.

Mười quyền là hữu thượng; ba quyền là vô thượng; chín quyền có thể là hữu thượng, có thể là vô thượng.

Mười lăm quyền là vô tranh; ưu quyền là hữu tranh; sáu quyền có thể là hữu tranh, có thể là vô tranh.

(DỨT PHẦN VẤN ÐÁP)

(DỨT TRỌN VẸN QUYỀN PHÂN TÍCH)

CHÚ THÍCH 5:

1) Cakkhindriya.

2) Xem Pháp Tụ, bài 516.

3) Sotindriya.

4) Ghanindriya.

5) Jivhindriya.

6) Kāyindriya.

7) Manindriya.

8) Xem Pháp Tụ, hay xem bài 74.

9) Itthindriya.

10) Purisindriya.

11) Jīvitindriya.

12) Rūpajīvitindriya.

13) Mạng quyền sắc, tức là sắc pháp mạng quyền, duy trì sắc pháp.

14) Arūpajīvitindriya

15) Mạng quyền phi sắc, tức là tâm sở mạng quyền, duy trì danh pháp (cũng gọi là danh mạng quyền).

16) Sukhindriya.

17) Dukkhindriya.

18) Somanassindriya.

19) Domanassindriya.

20) Upekkhindriya.

21) Saddhindriya.

22) Viriyindriya.

23) Satindriya.

24) Samādhindriya.

25) Paññidriya.

26) Anaññataññassāmītindriya.

27) Aññindriya.

28) Aññātāvindriya ...

29) Nhân (hetu). Phần Tụ nhân (hetugocchaka).

30) Lậu (āsava). Phần tụ lậu (āsavagocchaka).

31) Triền (saññojana). Phần Tụ triền (saññojanagocchaka).

32) Phược (gantha). Phần tụ phược (ganthagocchaka).

33) Bộc (ogha). Tụ bộc (Oghagocchaka).

34) Phối (Yoga). Tụ phối (Yogagocchaka).

35) Cái (Nīvarana). Tụ cái (Nīvaranagocchaka).

36) Khinh thị (parāmāsa). Tụ khinh thị (parāmāsagocchaka).

37) Phần nhị đề Ðại đỉnh (Mahantaraduka).

38) Phần Tụ Thủ (upādānagocchaka).

39) Phần Tụ phiền não (kilesagocchaka).

40) Phần Nhị đề Yêu bối (Piṭṭhīduka).

41) Hệ thuộc (pariyāpanna) tức Pháp Hiệp thế (lokiyadhammā).

42) Phi hệ thuộc (a pariyāpanna) tức Pháp Siêu thế (lokuttaradhammā).


 

Tpt1, VI. Duyên khởi phân tích

VI. DUYÊN KHỞI PHÂN TÍCH (PACCAYĀKĀRAVIBHANGO)

1/ DUYÊN PHÂN TÍCH THEO KINH (Suttantabhājanīyaṃ)

255) HÀNH có do duyên vô minh, thức có do duyên hành, danh sắc có do duyên thức, lục nhập có do duyên danh sắc, xúc có do duyên lục nhập, thọ có do duyên xúc, ái có do duyên thọ, thủ có do duyên ái, hữu có do duyên thủ, sanh có do duyên hữu, lão tử sầu bi khổ ưu ai có do duyên sanh; như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

256) Ở ÐÂY, VÔ MINH (1) LÀ THẾ NÀO?

Sự không hiểu về khổ, sự không hiểu về khổ tập, sự không hiểu về khổ diệt, sự không hiểu về khổ diệt hành lộ. Ðây gọi là vô minh.

257) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HÀNH (2) DO DUYÊN VÔ MINH?

Tức là phúc hành, phi phúc hành, bất động hành, thân hành, khẩu hành, ý hành.

Ở ÐÂY, PHÚC HÀNH (3) LÀ THẾ NÀO?

Tư thiện dục giới, sắc giới tạo bố thí thành, trì giới thành, tu tiến thành. Ðây gọi là phúc hành.

Ở ÐÂY, PHI PHÚC HÀNH (4) LÀ THẾ NÀO?

Tư bất thiện dục giới, đây gọi là phi phúc hành.

Ở ÐÂY, BẤT ÐỘNG HÀNH (5) LÀ THẾ NÀO?

Tư thiện vô sắc giới. Ðây gọi là bất động hành.

Ở ÐÂY, THÂN HÀNH (6) LÀ THẾ NÀO?

Thân cố quyết là thân hành, khẩu cố quyết là khẩu hành (7), ý cố quyết là tâm hành (8).

Ðây gọi là hành do duyên vô minh.

258) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THỨC (9) DO DUYÊN HÀNH?

Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Ðây gọi là thức do duyên hành.

259) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ DANH SẮC (10) DO DUYÊN THỨC?

Có danh, có sắc.

Ở ÐÂY, DANH (11) LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý. Ðây gọi là danh.

Ở ÐÂY, SẮC (12) LÀ THẾ NÀO?

Tức bốn đại hiển và sắc nương bốn đại hiển. Ðây gọi là sắc.

Như vậy, đây là danh, đây là sắc. Ðây gọi là danh sắc do duyên thức.

260) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ LỤC NHẬP (13) DO DUYÊN DANH SẮC?

Tức nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Ðây gọi là lục nhập do duyên danh sắc.

261) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XÚC (14) DO DUYÊN LỤC NHẬP?

Tức nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Ðây gọi là xúc do duyên lục nhập.

262) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THỌ (15) DO DUYÊN XÚC?

Tức thọ sanh từ nhãn xúc, thọ sanh từ nhĩ xúc, thọ sanh từ tỷ xúc, thọ sanh từ thiệt xúc, thọ sanh từ thân xúc, thọ sanh từ ý xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc.

263) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÁI (16) DO DUYÊN THỌ?

Tức sắc ái, thinh ái, khí ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Ðây gọi là ái do duyên thọ.

264) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THỦ (17) DO DUYÊN ÁI?

Tức là dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã chấp thủ. Ðây gọi là thủ do duyên ái.

265) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HỮU (18) DO DUYÊN THỦ?

Hữu phân theo hai loại: có nghiệp hữu, có sanh hữu.

Ở ÐÂY, NGHIỆP HỮU (19) LÀ THẾ NÀO?

Tức phúc hành, phi phúc hành, bất động hành. Ðây gọi là nghiệp hữu. Tất cả nghiệp đưa đến hữu là nghiệp hữu.

Ở ÐÂY, SANH HỮU (20) LÀ THẾ NÀO?

Tức là dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu, tưởng hữu, vô tưởng hữu, phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu, nhất uẩn hữu, tứ uẩn hữu, ngũ uẩn hữu. Ðây gọi là sanh hữu. Nghiệp hữu này là như thế, sanh hữu này là như thế, đây gọi là hữu do duyên thủ.

266) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SANH (21) DO DUYÊN HỮU?

Ðối với mỗi chúng sanh, có sự kiện sanh ra, sanh khởi, hiện ra, phát ra từ thân hữu tình ấy, hiện khởi các uẩn, thành tựu các xứ. Ðây gọi là sanh do duyên hữu.

267) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ LÃO TỬ (22) DO DUYÊN SANH?

Có lão, có tử.

Ở ÐÂY, LÃO (23) LÀ THẾ NÀO?

Ðối với mỗi chúng sanh, có sự kiện cũ kỹ, già nua, răng long, tóc bạc, da nhăn, giảm thọ, chín mùi các căn trong thân hữu tình ấy. Ðây gọi là già.

Ở ÐÂY, TỬ (24) LÀ THẾ NÀO?

Ðối với mỗi chúng sanh, từ thân hữu tình ấy có sự chuyển biến, đổi đời hư hoại, tiêu mất, chết, tán vong, quá vãng, tan rã ngũ uẩn, bỏ xác, dứt mạng quyền. Ðây gọi là tử. Lão này là như thế, tử này là như thế. Ðây gọi là lão tử.

268) Ở ÐÂY, SẦU (25) LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự sầu muộn, sự buồn rầu, thái độ buồn rầu, buồn bực trong lòng, não ruột trong lòng, nội tâm nóng bỏng, ưu tư, bị tên sầu khi gặp nỗi khổ nào đó, khi xảy đến điều suy vong nào đó như gặp sự suy vong thân quyến, hoặc gặp sự suy vong tài sản, hoặc gặp sự suy vong bệnh tật, hoặc gặp sự suy vong giới hạnh, hay gặp sự suy vong tri kiến. Ðây gọi là sầu.

269) Ở ÐÂY, BI (26) LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự khóc lóc, khóc kể, khóc than, la khóc, thái độ khóc, thái độ than, thái độ la khóc, sự phát ngôn, kể lễ, kêu gào, thút thít, than oán, thái độ than oán, khi gặp nỗi khổ nào đó, khi xảy đến điều suy vong thân quyến, hoặc gặp suy vong tài sản, hoặc gặp suy vong tật bệnh, hoặc gặp suy vong giới hạnh, hay gặp suy vong tri kiến. Ðây gọi là bi.

270) Ở ÐÂY, KHỔ (27) LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự bất an thuộc về thân, sự đau đớn thuộc về thân, tình trạng cảm thọ bất an đau đớn sanh từ thân xúc, sự cảm giác bất an đau đớn sanh từ thân xúc. Ðây gọi là khổ.

271) Ở ÐÂY, ƯU (28) LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự bất an thuộc về tâm, sự đau đớn thuộc về tâm, tình trạng cảm thọ bất an đau đớn sanh từ tâm xúc, sự cảm giác bất an đau đớn sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là ưu.

272) Ở ÐÂY, AI (29) LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự ai bi, thái độ ai bi, sự ai oán, thái độ ai oán khi gặp nỗi khổ nào đó, khi xảy đến điều suy vong nào đó, như gặp suy vong thân quyến, hoặc gặp suy vong tài sản, hoặc gặp suy vong bệnh tật, hoặc suy vong giới hạnh, hay gặp suy vong tri kiến. Ðây gọi là ai.

273) NÓI RẰNG: "NHƯ VẬY LÀ SỰ TẬP KHỞI (30) CỦA TOÀN BỘ KHỔ UẨN NÀY", tức là sự tập trung, sự tựu trung, sự họp chung, sự hiện hành của toàn bộ khổ uẩn này có như vậy. Bởi lẽ ấy nên được nói: "NHƯ VẬY LÀ SỰ TẬP KHỞI CỦA TOÀN BỘ KHỔ UẨN NÀY".

(DỨT PHẦN PHÂN THEO KINH)

2/ MẪU ÐỀ VI DIỆU PHÁP (Abhidhammamātikā)

a. PHẦN TỨ ÐỀ DUYÊN KHỞI (Paccayacatukka)

VÔ MINH CĂN (Avijjāmūlaka)

274) HÀNH do duyên vô minh, thức (31) do duyên hành, danh (32) do duyên thức, lục nhập do duyên danh, xúc do duyên nhập đệ lục (33), thọ do duyên xúc, ái do duyên thọ, thủ do duyên ái, hữu do duyên thủ, sanh do duyên hữu, lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

275) HÀNH do duyên vô minh, thức do duyên hành, danh do duyên thức, xúc do duyên danh (34), thọ do duyên xúc, ái do duyên thọ, thủ do duyên ái, hữu do duyên thủ, sanh do duyên hữu, lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

276) HÀNH do duyên vô minh, thức do duyên hành, danh sắc do duyên thức, nhập đệ lục do duyên danh sắc, xúc do duyên nhập đệ lục, thọ do duyên xúc, ái do duyên thọ, thủ do duyên ái, hữu do duyên thủ, sanh do duyên hữu, lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

277) HÀNH do duyên vô minh, thức do duyên hành, danh sắc do duyên thức, lục nhập do duyên danh sắc, xúc do duyên lục nhập, thọ do duyên xúc, ái do duyên thọ, thủ do duyên ái, hữu do duyên thủ, sanh do duyên hữu, lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

(DỨT TỨ ÐỀ DUYÊN KHỞI)

b. PHẦN TỨ ÐỀ NHÂN (Hetucatukka)

VÔ MINH CĂN (Avijjāmūlaka)

278) HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH, có vô minh làm nhân; thức do duyên hành, có hành làm nhân; danh do duyên thức, có thức làm nhân; nhập đệ lục do duyên danh, có danh làm nhân; xúc do duyên nhập đệ lục, có nhập đệ lục làm nhân; thọ do duyên xúc, có xúc làm nhân; ái do duyên thọ, có thọ làm nhân; thủ do duyên ái, có ái làm nhân; hữu do duyên thủ; sanh do duyên hữu; lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

279) HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH, có vô minh làm nhân; thức do duyên hành, có hành làm nhân; danh do duyên thức, có thức làm nhân; xúc do duyên danh, có danh làm nhân; thọ do duyên xúc, có xúc làm nhân; ái do duyên thọ, có thọ làm nhân; thủ do duyên ái, có ái làm nhân; hữu do duyên thủ, có thủ làm nhân; sanh do duyên hữu, có hữu làm nhân; lão tử do duyên sanh, có sanh làm nhân. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

280) HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH, có vô minh làm nhân; thức do duyên hành, có hành làm nhân; danh sắc do duyên thức, có thức làm nhân; nhập đệ lục do duyên danh sắc, có danh sắc làm nhân; xúc do duyên nhập đệ lục, có nhập đệ lục làm nhân; thọ do duyên xúc, có xúc làm nhân; ái do duyên thọ, có thọ làm nhân; thủ do duyên ái, có ái làm nhân; hữu do duyên thủ; sanh do duyên hữu; lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

281) HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH, có vô minh làm nhân; thức do duyên hành, có hành làm nhân; danh sắc do duyên thức, có thức làm nhân; lục nhập do duyên danh sắc, có danh sắc làm nhân; xúc do duyên lục nhập, có lục nhập làm nhân; thọ do duyên xúc, có xúc làm nhân; ái do duyên thọ, có thọ làm nhân; thủ do duyên ái, có ái làm nhân; hữu do duyên thủ; sanh do duyên hữu; lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

(DỨT PHẦN TỨ ÐỀ NHÂN)

c. PHẦN TỨ ÐỀ TƯƠNG ƯNG (Sampayuttacatukka)

VÔ MINH CĂN (Avijjāmūlaka)

282) HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH, tương ưng vô minh (35); thức do duyên hành, tương ưng hành; danh do duyên thức, tương ưng thức; nhập đệ lục do duyên danh, tương ưng danh; xúc do duyên nhập đệ lục, tương ưng nhập đệ lục; thọ do duyên xúc, tương ưng xúc; ái do duyên thọ, tương ưng thọ; thủ do duyên ái, tương ưng ái; hữu do duyên thủ (36), tương ưng thủ; sanh do duyên hữu, tương ưng hữu; lão tử do duyên sanh, tương ưng sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

283) HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH, tương ưng vô minh; thức do duyên hành, tương ưng hành; danh do duyên thức, tương ưng thức; xúc do duyên danh, tương ưng danh; thọ do duyên xúc, tương ưng xúc; ái do duyên thọ, tương ưng thọ; thủ do duyên ái, tương ưng ái; hữu do duyên thủ; sanh do duyên hữu; lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

284) HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH, tương ưng vô minh; thức do duyên hành, tương ưng hành; danh sắc do duyên thức, danh tương ưng với thức; nhập đệ lục do duyên danh sắc, tương ưng danh; xúc do duyên nhập đệ lục, tương ưng nhập đệ lục; thọ do duyên xúc, tương ưng xúc; ái do duyên thọ, tương ưng thọ; thủ do duyên ái, tương ưng ái; hữu do duyên thủ; sanh do duyên hữu; lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

285) HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH, tương ưng vô minh; thức do duyên hành, tương ưng hành; danh sắc do duyên thức, danh tương ưng thức; lục nhập do duyên danh sắc, tương ưng danh; xúc do duyên lục nhập, tương ưng lục nhập; thọ do duyên xúc, tương ưng xúc; ái do duyên thọ, tương ưng thọ; thủ do duyên ái, tương ưng ái; hữu do duyên thủ; sanh do duyên hữu; lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

(DỨT PHẦN TỨ ÐỀ TƯƠNG ƯNG)

e. PHẦN TỨ ÐỀ HỖ TƯƠNG (Aññamaññacataka)

VÔ MINH CĂN (Avijjāmūlaka)

286) HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH (37), vô minh cũng do duyên hành; thức do duyên hành, hành cũng do duyên thức; danh do duyên thức, thức cũng do duyên danh; nhập đệ lục do duyên danh, danh cũng do duyên nhập đệ lục; xúc do duyên nhập đệ lục, nhập đệ lục cũng do duyên xúc; thọ do duyên xúc, xúc cũng do duyên thọ; ái do duyên thọ, thọ cũng do duyên ái; thủ do duyên ái, ái cũng do duyên thủ; hữu do duyên thủ; sanh do duyên hữu; lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

287) HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH, vô minh cũng do duyên hành; thức do duyên hành, hành cũng do duyên thức; danh do duyên thức, thức cũng do duyên danh; xúc do duyên danh, danh cũng do duyên xúc; thọ do duyên xúc, xúc cũng do duyên thọ; ái do duyên thọ, thọ cũng do duyên ái; thủ do duyên ái, ái cũng do duyên thủ; hữu do duyên thủ; sanh do duyên hữu; lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

288) HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH, vô minh cũng do duyên hành; thức do duyên hành, hành cũng do duyên thức; danh sắc do duyên thức, thức cũng do duyên danh sắc; nhập đệ lục do duyên danh sắc, danh sắc cũng do duyên nhập đệ lục; xúc do duyên nhập đệ lục, nhập đệ lục cũng do duyên xúc; thọ do duyên xúc, xúc cũng do duyên thọ; ái do duyên thọ, thọ cũng do duyên ái; thủ do duyên ái, ái cũng do duyên thủ; hữu do duyên thủ; sanh do duyên hữu; lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

289) HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH, vô minh cũng do duyên hành; thức do duyên hành, hành cũng do duyên thức; danh sắc do duyên thức, thức cũng do duyên danh sắc; lục nhập do duyên danh sắc, danh sắc cũng do duyên lục nhập; xúc do duyên lục nhập, lục nhập cũng do duyên xúc; thọ do duyên xúc, xúc cũng do duyên thọ; ái do duyên thọ, thọ cũng do duyên ái; thủ do duyên ái, ái cũng do duyên thủ; hữu do duyên thủ; sanh do duyên hữu; lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

(DỨT PHẦN TỨ ÐỀ HỖ TƯƠNG)

f. TÁM PHẦN TỨ ÐỀ (Aṭṭhakacatukka)

(HÀNH CĂN v.v ... )

290) VÔ MINH DO DUYÊN HÀNH ... (trùng) ... vô minh do duyên thức ... (trùng) ... vô minh do duyên danh ... (trùng) ... vô minh do duyên nhập đệ lục ... (trùng) ... vô minh do duyên xúc ... (trùng) ... vô minh do duyên thọ ... (trùng) ... vô minh do duyên ái ... (trùng) ... vô minh do duyên thủ ... (trùng) ... hành do duyên vô minh; thức do duyên hành, danh sắc do duyên thức, lục nhập do duyên danh sắc, xúc do duyên lục nhập, thọ do duyên xúc, ái do duyên thọ, thủ do duyên ái, hữu do duyên thủ, sanh do duyên hữu, lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

(DỨT PHẦN MẪU ÐỀ)

3/ DUYÊN KHỞI PHẦN THEO VI DIỆU PHÁP (ABHIDHAMMABHĀJANĪYAṂ)

XIỂN MINH BẤT THIỆN (Akusalaniddeso)

MƯỜI HAI TÂM BẤT THIỆN

TÂM BẤT THIỆN THỨ NHẤT

(PHẦN TỨ ÐỀ DUYÊN KHỞI - PACCAYACATUKKA)

291) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP BẤT THIỆN?

Khi nào tâm bất thiện sanh khởi câu hành hỷ, tương ưng tà kiến, bắt cảnh sắc hoặc cảnh thinh, hoặc cảnh khí, hoặc cảnh vị, hoặc cảnh xúc, hoặc cảnh pháp, hay cảnh chi chi; trong khi ấy có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có lục nhập do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có ái do duyên thọ, có thủ do duyên ái, có hữu do duyên thủ, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

292) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh.

293) Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh.

294) Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành.

295) Ở ÐÂY, DANH DO DUYÊN THỨC LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây gọi là danh do duyên thức.

296) Ở ÐÂY, NHẬP ÐỆ LỤC DO DUYÊN DANH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhập đệ lục do duyên danh.

297) Ở ÐÂY, XÚC DO DUYÊN NHẬP ÐỆ LỤC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên nhập đệ lục.

298) Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc.

299) Ở ÐÂY, ÁI DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tham luyến, tham đắm, vương vấn, thỏa thích, vui thích, hoan lạc, sự tham đắm của tâm. Ðây gọi là ái do duyên thọ.

300) Ở ÐÂY, THỦ DO DUYÊN ÁI LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là kiến, thiên kiến ... (trùng) ... ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây gọi là thủ do duyên ái.

301) Ở ÐÂY, HỮU DO DUYÊN THỦ LÀ THẾ NÀO?

Tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, trừ ra thủ. Ðây gọi là hữu do duyên thủ.

302) Ở ÐÂY, SANH DO DUYÊN HỮU LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự sanh, sự sanh ra, sự xuất hiện, sự phát khởi, sự hiện khởi của những pháp ấy. Ðây gọi là sanh do duyên hữu.

303) Ở ÐÂY, LÃO TỬ DO DUYÊN SANH LÀ THẾ NÀO?

Tức là có lão, có tử.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ LÃO?

Cái chi là sự già nua, sự cũ kỹ, sự giảm thọ của các pháp ấy. Ðây gọi là già.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỬ?

Cái chi là sự hoại tận, sự biến hoại, sự tiêu tán, sự phân tán, tình trạng vô thường, sự biến mất của các pháp ấy. Ðây gọi là tử. Lão này và tử này là như thế. Ðây gọi là lão tử do duyên sanh.

304) NÓI RẰNG "NHƯ VẬY LÀ TẬP KHỞI CỦA TOÀN BỘ KHỔ UẨN NÀY". Tức là sự tập trung, sự tựu trung, sự họp chung, sự hiện hành của toàn bộ khổ uẩn này có như vậy. Bởi lẽ ấy nên được nói rằng: "NHƯ VẬY LÀ TẬP KHỞI CỦA TOÀN BỘ KHỔ UẨN NÀY".

305) Trong khi ấy có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có xúc do duyên danh, có thọ do duyên xúc, có ái do duyên thọ, có thủ do duyên ái, có hữu do duyên thủ, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

306) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành.

Ở ÐÂY, DANH DO DUYÊN THỨC LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây gọi là danh do duyên thức.

NÓI RẰNG: "XÚC DO DUYÊN DANH". Ở ÐÂY DANH LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra xúc. Ðây gọi là danh.

Ở ÐÂY, XÚC DO DUYÊN DANH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên danh ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

307) TRONG KHI ẤY có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh sắc do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh sắc, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có ái do duyên thọ, có thủ do duyên ái, có hữu do duyên thủ, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

308) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành.

Ở ÐÂY, DANH SẮC DO DUYÊN THỨC LÀ THẾ NÀO?

Tức là có danh, có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn; đây gọi là danh. Ở đây, thế nào là sắc? Sự tích tập của nhãn xứ, sự tích tập của nhĩ xứ, sự tích tập của tỷ xứ, sự tích tập của thiệt xứ, sự tích tập của thân xứ hoặc có sắc nào khác sanh từ tâm, có tâm là nhân, có tâm làm sở sanh; đây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc do duyên thức.

NÓI RẰNG: "NHẬP ÐỆ LỤC DO DUYÊN DANH SẮC"

Tức là có danh có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ở đây, thế nào là sắc? Tức là sắc nào mà ý thức giới nương vào tồn tại. Ðây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc.

Ở ÐÂY, NHẬP ÐỆ LỤC DO DUYÊN DANH SẮC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhập đệ lục do duyên danh sắc.

Ở ÐÂY, XÚC DO DUYÊN NHẬP ÐỆ LỤC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên nhập đệ lục ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

309) TRONG KHI ẤY có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh sắc do duyên thức, có lục nhập do duyên danh sắc, có xúc do duyên lục nhập, có thọ do duyên xúc, có ái do duyên thọ, có thủ do duyên ái, có hữu do duyên thủ, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

310) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành.

Ở ÐÂY, DANH SẮC DO DUYÊN THỨC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là có danh, có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây gọi là danh. Ở đây, thế nào là sắc? Sự tích tập của nhãn xứ ... (trùng) ... sự tích tập của thân xứ, hoặc có sắc nào khác sanh từ tâm, có tâm làm nhân, có tâm làm sở sanh. Ðây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc do duyên thức.

NÓI RẰNG: "LỤC NHẬP DO DUYÊN DANH SẮC"

Tức là có danh có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn; đây gọi là danh. Ở đây, thế nào là sắc? Bốn đại hiển và sắc nào mà ý thức giới nương vào tồn tại; đây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc.

Ở ÐÂY, LỤC NHẬP DO DUYÊN DANH SẮC LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Ðây gọi là lục nhập do duyên danh sắc.

Ở ÐÂY, XÚC DO DUYÊN LỤC NHẬP LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên lục nhập ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT PHẦN TỨ ÐỀ DUYÊN KHỞI)

b. PHẦN TỨ ÐỀ NHÂN (Hetucatukka)

311) TRONG KHI ẤY, hành do duyên vô minh có vô minh làm nhân; thức do duyên hành có hành làm nhân, danh do duyên thức có thức làm nhân, nhập đệ lục do duyên danh có danh làm nhân, xúc do duyên nhập đệ lục có nhập đệ lục làm nhân, thọ do duyên xúc có xúc làm nhân, ái do duyên tho có thọ làm nhân, thủ do duyên ái có ái làm nhân, hữu do duyên thủ, sanh do duyên hữu, lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

312) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH CÓ VÔ MINH LÀM NHÂN NHƯ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh có vô minh làm nhân.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH CÓ HÀNH LÀM NHÂN NHƯ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành có hành làm nhân.

Ở ÐÂY, DANH DO DUYÊN THỨC CÓ THỨC LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây gọi là danh do duyên thức có thức làm nhân.

Ở ÐÂY, NHẬP ÐỆ LỤC DO DUYÊN DANH CÓ DANH LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhập đệ lục do duyên danh có danh làm nhân.

Ở ÐÂY, XÚC DO DUYÊN NHẬP ÐỆ LỤC CÓ NHẬP ÐỆ LỤC LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên nhập đệ lục có nhập đệ lục làm nhân.

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC CÓ XÚC LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc có xúc làm nhân.

Ở ÐÂY, ÁI DO DUYÊN THỌ CÓ THỌ LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tham luyến, tham đắm ... (trùng) ... sự tham đắm của tâm. Ðây gọi là ái do duyên thọ có thọ làm nhân.

Ở ÐÂY, THỦ DO DUYÊN ÁI CÓ ÁI LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là kiến, thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây gọi là thủ do duyên ái có ái làm nhân ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

313) TRONG KHI ẤY, hành do duyên vô minh có vô minh làm nhân, thức do duyên hành có hành làm nhân, danh do duyên thức có thức làm nhân, xúc do duyên danh có danh làm nhân, thọ do duyên xúc có xúc làm nhân, ái do duyên thọ có thọ làm nhân, thủ do duyên ái có ái làm nhân, hữu do duyên thủ, sanh do duyên hữu, lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

314) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái gì là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH CÓ VÔ MINH LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh có vô minh làm nhân.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH CÓ HÀNH LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành có hành làm nhân.

Ở ÐÂY, DANH DO DUYÊN THỨC CÓ THỨC LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây gọi là danh do duyên thức có thức làm nhân.

NÓI RẰNG: "XÚC DO DUYÊN DANH CÓ DANH LÀM NHÂN"

Ở đây thế nào là danh? Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra xúc; đây gọi là danh. Ở đây, xúc do duyên danh có danh làm nhân là thế nào?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên danh có danh làm nhân ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được gọi là "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

315) TRONG KHI ẤY, hành do duyên vô minh có vô minh làm nhân, thức do duyên hành có hành làm nhân, danh sắc do duyên thức có thức làm nhân, nhập đệ lục do duyên danh sắc có danh sắc làm nhân, xúc do duyên nhập đệ lục có nhập đệ lục làm nhân, thọ do duyên xúc có xúc làm nhân, ái do duyên thọ có thọ làm nhân, thủ do duyên ái có ái làm nhân, hữu do duyên thủ, sanh do duyên hữu, lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

316) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái gì là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH CÓ VÔ MINH LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh có vô minh làm nhân.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH CÓ HÀNH LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành có hành làm nhân.

Ở ÐÂY, DANH SẮC DO DUYÊN THỨC CÓ THỨC LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Tức là có danh, có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn; đây gọi là danh. Ở đây, thế nào là sắc? Sự tích tập của nhãn xứ ... (trùng) ... sự tích tập của thân xứ, hoặc có sắc nào khác sanh từ tâm, có tâm làm nhân, có tâm làm sở sanh. Ðây gọi là sắc; danh này và sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc do duyên thức có thức làm nhân.

NÓI RẰNG: "NHẬP ÐỆ LỤC DO DUYÊN DANH SẮC CÓ DANH SẮC LÀM NHÂN"

Tức là có danh, có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ở đây, thế nào là sắc? Sắc nào mà ý thức giới nương vào tồn tại; đây gọi là sắc. Danh này, sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc.

Ở ÐÂY, NHẬP ÐỆ LỤC DO DUYÊN DANH SẮC CÓ DANH SẮC LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhập đệ lục do duyên danh sắc có danh sắc làm nhân ...

Ở ÐÂY, XÚC DO DUYÊN NHẬP ÐỆ LỤC CÓ NHẬP ÐỆ LỤC LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên nhập đệ lục có nhập đệ lục làm nhân ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

317) TRONG KHI ẤY, hành do duyên vô minh có vô minh làm nhân, thức do duyên hành có hành làm nhân, danh sắc do duyên thức có thức làm nhân, lục nhập do duyên danh sắc có danh sắc làm nhân, xúc do duyên lục nhập có lục nhập làm nhân, thọ do duyên xúc có xúc làm nhân, ái do duyên thọ có thọ làm nhân, thủ do duyên ái có ái làm nhân, hữu do duyên thủ, sanh do duyên hữu, lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

318) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái gì là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH CÓ VÔ MINH LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh có vô minh làm nhân.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH CÓ HÀNH LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành có hành làm nhân.

Ở ÐÂY, DANH SẮC DO DUYÊN THỨC CÓ THỨC LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Tức là có danh, có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn; đây gọi là danh. Ở đây, thế nào là sắc? Sự tích tập của nhãn xứ ... (trùng) ... sự tích tập của thân xứ; hoặc có sắc nào khác sanh từ tâm, có tâm làm nhân, có tâm làm sở sanh, đây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc do duyên thức có thức làm nhân.

NÓI RẰNG: "LỤC NHẬP DO DUYÊN DANH SẮC CÓ DANH SẮC LÀM NHÂN"

Tức là có danh, có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn; đây gọi là danh. Ở đây, thế nào là sắc? Sắc bốn đại hiển và sắc nào mà ý thức giới nương vào tồn tại đây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc.

Ở ÐÂY, LỤC NHẬP DO DUYÊN DANH SẮC CÓ DANH SẮC LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn xứ ... (trùng) ... ý xứ. Ðây gọi là lục nhập do duyên danh sắc có danh sắc làm nhân ...

Ở ÐÂY, XÚC DO DUYÊN LỤC NHẬP CÓ LỤC NHẬP LÀM NHÂN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên lục nhập có lục nhập làm nhân ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT PHẦN TỨ ÐỀ NHÂN)

c. PHẦN TỨ ÐỀ TƯƠNG ƯNG (Sampayuttacatukka)

319) TRONG KHI ẤY, có hành do duyên vô minh tương ưng vô minh, có thức do duyên hành tương ưng hành, có danh do duyên thức tương ưng thức, có nhập đệ lục do duyên danh tương ưng danh, có xúc do duyên nhập đệ lục tương ưng nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc tương ưng xúc, có ái do duyên thọ tương ưng tho, có thủ do duyên ái tương ưng ái, có hữu do duyên thủ, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

320) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH TƯƠNG ƯNG VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh, tương ưng vô minh.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH TƯƠNG ƯNG HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành tương ưng hành.

Ở ÐÂY, DANH DO DUYÊN THỨC TƯƠNG ƯNG THỨC LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây gọi là danh do duyên thức tương ưng thức.

Ở ÐÂY, NHẬP ÐỆ LỤC DO DUYÊN DANH TƯƠNG ƯNG DANH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhập đệ lục do duyên danh tương ưng danh.

Ở ÐÂY, XÚC DO DUYÊN NHẬP ÐỆ LỤC TƯƠNG ƯNG NHẬP ÐỆ LỤC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên nhập đệ lục tương ưng nhập đệ lục.

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC TƯƠNG ƯNG XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc tương ưng xúc.

Ở ÐÂY, ÁI DO DUYÊN THỌ TƯƠNG ƯNG THỌ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tham luyến, tham đắm ... (trùng) ... sự tham đắm của tâm. Ðây gọi là ái do duyên thọ tương ưng thọ.

Ở ÐÂY, THỦ DO DUYÊN ÁI TƯƠNG ƯNG ÁI LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là kiến, thiên kiến ... (trùng) ... ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây gọi là thủ do duyên ái tương ưng ái ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

321) TRONG KHI ẤY, có hành do duyên vô minh tương ưng vô minh, có thức do duyên hành tương ưng hành, có danh do duyên thức tương ưng thức, có xúc do duyên danh tương ưng danh, có thọ do duyên xúc tương ưng xúc, có ái do duyên thọ tương ưng tho, có thủ do duyên ái tương ưng ái, có hữu do duyên thủ, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

322) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH TƯƠNG ƯNG VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh, tương ưng vô minh.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH TƯƠNG ƯNG HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành tương ưng hành.

Ở ÐÂY, DANH DO DUYÊN THỨC TƯƠNG ƯNG THỨC LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây gọi là danh do duyên thức tương ưng thức.

NÓI RẰNG: "XÚC DO DUYÊN DANH TƯƠNG ƯNG DANH"

Ở đây thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra xúc. đây gọi là danh. Ở đây, xúc do duyên danh tương ưng danh là thế nào?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên danh tương ưng danh ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được gọi là "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

323) TRONG KHI ẤY, có hành do duyên vô minh tương ưng vô minh, có thức do duyên hành tương ưng hành, có danh sắc do duyên thức danh tương ưng thức, có nhập đệ lục do duyên danh sắc tương ưng danh, có xúc do duyên nhập đệ lục tương ưng nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc tương ưng xúc, có ái do duyên thọ tương ưng tho, có thủ do duyên ái tương ưng ái, có hữu do duyên thủ, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

324) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH TƯƠNG ƯNG VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh, tương ưng vô minh.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH TƯƠNG ƯNG HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành tương ưng hành.

Ở ÐÂY, DANH SẮC DO DUYÊN THỨC TƯƠNG ƯNG THỨC LÀ THẾ NÀO?

Tức là có danh, có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn; đây gọi là danh. Ở đây, thế nào là sắc? Sự tích tập của nhãn xứ ... (trùng) ... sự tích tập của thân xứ, hoặc có sắc nào khác sanh từ tâm, có tâm làm nhân, có tâm làm sở sanh; đây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc do duyên thức tương ưng thức.

NÓI RẰNG: "NHẬP ÐỆ LỤC DO DUYÊN DANH SẮC TƯƠNG ƯNG DANH SẮC".

Tức là có danh, có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn; đây gọi là danh. Ở đây, thế nào là sắc? Sắc nào mà ý thức giới nương vào tồn tại; đây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc.

Ở ÐÂY, NHẬP ÐỆ LỤC DO DUYÊN DANH TƯƠNG ƯNG DANH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhập đệ lục do duyên danh sắc có danh sắc làm nhân ...

Ở ÐÂY, XÚC DO DUYÊN NHẬP ÐỆ LỤC TƯƠNG ƯNG NHẬP ÐỆ LỤC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên nhập đệ lục có nhập đệ lục làm nhân ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

325) TRONG KHI ẤY, có hành do duyên vô minh tương ưng vô minh, có thức do duyên hành tương ưng hành, có danh sắc do duyên thức danh tương ưng thức, có lục nhập do duyên danh sắc tương ưng danh, có xúc do duyên lục nhập tương ưng lục nhập, có thọ do duyên xúc tương ưng xúc, có ái do duyên thọ tương ưng tho, có thủ do duyên ái tương ưng ái, có hữu do duyên thủ, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

326) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH TƯƠNG ƯNG VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh, tương ưng vô minh.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH TƯƠNG ƯNG HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành tương ưng hành.

Ở ÐÂY, DANH SẮC DO DUYÊN THỨC DANH TƯƠNG ƯNG THỨC LÀ THẾ NÀO?

Tức là có danh, có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn; đây gọi là danh. Ở đây, thế nào là sắc? Sự tích tập của nhãn xứ ... (trùng) ... sự tích tập của thân xứ, hoặc có sắc nào khác sanh từ tâm, có tâm làm nhân, có tâm làm sở sanh; đây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc do duyên thức danh tương ưng thức.

NÓI RẰNG: "LỤC NHẬP DO DUYÊN DANH SẮC TƯƠNG ƯNG DANH."

Tức là có danh, có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn; đây gọi là danh. Ở đây, thế nào là sắc? Bốn đại hiển và sắc nào mà ý thức giới nương vào tồn tại; đây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc.

Ở ÐÂY, LỤC NHẬP DO DUYÊN DANH TƯƠNG ƯNG DANH LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn xứ ... (trùng) ... ý xứ. Ðây gọi là lục nhập38) do duyên danh sắc tương ưng danh.

Ở ÐÂY, XÚC DO DUYÊN LỤC NHẬP TƯƠNG ƯNG LỤC NHẬP LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên lục nhập có lục nhập làm nhân ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT PHẦN TỨ ÐỀ TƯƠNG ƯNG)

PHẦN TỨ ÐỀ HỖ TƯƠNG (Aññamaññacatukkam)

327) TRONG KHI ẤY, hành do duyên vô minh, vô minh cũng do duyên hành; thức do duyên hành, hành cũng do duyên thức; danh do duyên thức, thức cũng do duyên danh; nhập đệ lục do duyên danh, danh cũng do duyên nhập đệ lục; xúc do duyên nhập đệ lục, nhập đệ lục cũng do duyên xúc; thọ do duyên xúc, xúc cũng do duyên thọ; ái do duyên thọ, thọ cũng do duyên ái; thủ do duyên ái, ái cũng do duyên thủ; hữu do duyên thủ; sanh do duyên hữu; lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

328) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh.

329) Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh.

Ở ÐÂY, VÔ MINH CŨNG DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh cũng do duyên hành.

330) Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành.

Ở ÐÂY, HÀNH CŨNG DO DUYÊN THỨC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành cũng do duyên thức.

331) Ở ÐÂY, DANH DO DUYÊN THỨC LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây gọi là danh do duyên thức.

Ở ÐÂY, THỨC CŨNG DO DUYÊN DANH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức cũng do duyên danh.

332) Ở ÐÂY, NHẬP ÐỆ LỤC DO DUYÊN DANH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhập đệ lục do duyên danh.

Ở ÐÂY, DANH CŨNG DO DUYÊN NHẬP ÐỆ LỤC LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây gọi là danh cũng do duyên nhập đệ lục.

333) Ở ÐÂY, XÚC DO DUYÊN NHẬP ÐỆ LỤC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên nhập đệ lục.

Ở ÐÂY, NHẬP ÐỆ LỤC CŨNG DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhập đệ lục cũng do duyên xúc.

334) Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc.

Ở ÐÂY, XÚC CŨNG DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc cũng do duyên thọ.

335) Ở ÐÂY, ÁI DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tham luyến, tham đắm ... (trùng) ... sự tham đắm của tâm. Ðây gọi là ái do duyên thọ.

Ở ÐÂY, THỌ CŨNG DO DUYÊN ÁI LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ cũng do duyên ái.

336) Ở ÐÂY, THỦ DO DUYÊN ÁI LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là kiến, thiên kiến ... (trùng) ... ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây gọi là thủ do duyên ái.

Ở ÐÂY, ÁI CŨNG DO DUYÊN THỦ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tham luyến, tham đắm ... (trùng) ... sự tham đắm của tâm. Ðây gọi là ái cũng do duyên thủ.

337) Ở ÐÂY, HỮU DO DUYÊN THỦ LÀ THẾ NÀO?

Tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, trừ ra thủ. Ðây gọi là hữu do duyên thủ.

338) Ở ÐÂY, SANH DO DUYÊN HỮU LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự sanh, sự sanh ra, sự xuất hiện, sự phát khởi, sự hiện khởi của những pháp ấy. Ðây gọi là sanh do duyên hữu.

339) Ở ÐÂY, LÃO TỬ DO DUYÊN SANH LÀ THẾ NÀO?

Tức là có lão, có tử. Ở đây, thế nào là lão? Cái chi là sự già nua, sự cũ kỹ, sự giảm thọ của các pháp ấy; đây gọi là lão. Ở đây, thế nào là tử? Cái chi là sự hoại tận, sự biến hoại, sự tiêu tán, sự phân tán, sự vô thường, sự biến mất của các pháp ấy; đây gọi là tử. Lão này và tử này là như thế. Ðây gọi là lão tử do duyên sanh.

340) NÓI RẰNG "NHƯ VẬY LÀ TẬP KHỞI CỦA TOÀN BỘ KHỔ UẨN NÀY" tức là sự tập trung, sự tựu trung, sự họp chung, sự hiện hành của toàn bộ khổ uẩn này có như vậy. Bởi lẽ ấy nên được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

341) TRONG KHI ẤY, hành do duyên vô minh, vô minh cũng do duyên hành; thức do duyên hành, hành cũng do duyên thức; danh do duyên thức, thức cũng do duyên danh; xúc do duyên danh, danh cũng do duyên xúc; thọ do duyên xúc, xúc cũng do duyên thọ; ái do duyên thọ, thọ cũng do duyên ái; thủ do duyên ái, ái cũng do duyên thủ; hữu do duyên thủ; sanh do duyên hữu; lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

342) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh.

Ở ÐÂY, VÔ MINH CŨNG DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh cũng do duyên hành.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành.

Ở ÐÂY, HÀNH CŨNG DO DUYÊN THỨC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành cũng do duyên thức.

Ở ÐÂY, DANH DO DUYÊN THỨC LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây gọi là danh do duyên thức.

Ở ÐÂY, THỨC CŨNG DO DUYÊN DANH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức cũng do duyên danh.

NÓI RẰNG: "XÚC DO DUYÊN DANH."

Ở đây thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra xúc. Ðây gọi là danh. Ở đây xúc do duyên danh là thế nào? Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên danh.

Ở ÐÂY, DANH CŨNG DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây gọi là danh cũng do duyên xúc ... (trùng) ... bởi lẽ ấy, được nói rằng: "Như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

343) TRONG KHI ẤY, hành do duyên vô minh, vô minh cũng do duyên hành; thức do duyên hành, hành cũng do duyên thức; danh sắc do duyên thức, thức cũng do duyên danh sắc; nhập đệ lục do duyên danh sắc, danh sắc cũng do duyên nhập đệ lục; xúc do duyên nhập đệ lục, nhập đệ lục cũng do duyên xúc; thọ do duyên xúc, xúc cũng do duyên thọ; ái do duyên thọ, thọ cũng do duyên ái; thủ do duyên ái, ái cũng do duyên thủ; hữu do duyên thủ; sanh do duyên hữu; lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

344) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh.

Ở ÐÂY, VÔ MINH CŨNG DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh cũng do duyên hành.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành.

Ở ÐÂY, HÀNH CŨNG DO DUYÊN THỨC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành cũng do duyên thức.

Ở ÐÂY, DANH SẮC DO DUYÊN THỨC LÀ THẾ NÀO?

Tức là có danh, có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn; đây gọi là danh. Ở đây, thế nào là sắc? Sự tích tập của nhãn xứ ... (trùng) ... sự tích tập của thân xứ, hoặc có sắc nào khác sanh từ tâm, có tâm là nhân, có tâm làm sở sanh; đây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc do duyên thức.

NÓI RẰNG: "THỨC CŨNG DO DUYÊN DANH SẮC"

Tức là có danh, có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, đây gọi là danh. Ở đây, thế nào là sắc? Sắc nào mà ý thức giới nương vào tồn tại; đây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế, đây gọi là danh sắc. Ở đây thức cũng do duyên danh sắc là thế nào? Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức cũng do duyên danh sắc.

NÓI RẰNG: "NHẬP ÐỆ LỤC DO DUYÊN DANH SẮC"

Tức là có danh có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây gọi là danh. Ở đây thế nào là sắc? Sắc nào mà ý thức giới nương vào tồn tại; đây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế; đây gọi là danh sắc. Ở đây, nhập đệ lục do duyên danh sắc là thế nào? Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhập đệ lục do duyên danh sắc.

Ở ÐÂY, DANH SẮC CŨNG DO DUYÊN NHẬP ÐỆ LỤC LÀ THẾ NÀO?

Tức là có danh, có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn; đây gọi là danh. Ở đây, thế nào là sắc? Sự tích tập của nhãn xứ ... (trùng) ... sự tích tập của thân xứ, hoặc có sắc nào khác sanh từ tâm, có tâm là nhân, có tâm làm sở sanh; đây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc cũng do duyên nhập đệ lục.

Ở ÐÂY, XÚC DO DUYÊN NHẬP ÐỆ LỤC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên nhập đệ lục.

Ở ÐÂY, NHẬP ÐỆ LỤC CŨNG DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhập đệ lục cũng do duyên xúc ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

345) TRONG KHI ẤY, hành do duyên vô minh, vô minh cũng do duyên hành; thức do duyên hành, hành cũng do duyên thức; danh sắc do duyên thức, thức cũng do duyên danh sắc; lục nhập do duyên danh sắc, danh sắc cũng do duyên lục nhập; xúc do duyên lục nhập, lục nhập cũng do duyên xúc; thọ do duyên xúc, xúc cũng do duyên thọ; ái do duyên thọ, thọ cũng do duyên ái; thủ do duyên ái, ái cũng do duyên thủ; hữu do duyên thủ; sanh do duyên hữu; lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

346) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh.

Ở ÐÂY, VÔ MINH CŨNG DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh cũng do duyên hành.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành.

Ở ÐÂY, HÀNH CŨNG DO DUYÊN THỨC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành cũng do duyên thức.

Ở ÐÂY, DANH SẮC DO DUYÊN THỨC LÀ THẾ NÀO?

Tức có danh, có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn; đây gọi là danh. Ở đây, thế nào là sắc? Sự tích tập của nhãn xứ ... (trùng) ... sự tích tập của thân xứ, hoặc có sắc nào khác sanh từ tâm, có tâm là nhân, có tâm làm sở sanh; đây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc do duyên thức.

NÓI RẰNG: "THỨC CŨNG DO DUYÊN DANH SẮC"

Tức là có danh, có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, đây gọi là danh. Ở đây, thế nào là sắc? Sắc nào mà ý thức giới nương vào tồn tại; đây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc. Ở đây thức cũng do duyên danh sắc là thế nào? Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức cũng do duyên danh sắc.

NÓI RẰNG: "LỤC NHẬP DO DUYÊN DANH SẮC"

Tức là có danh, có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây gọi là danh. Ở đây thế nào là sắc? Bốn đại hiển và sắc nào mà ý thức giới nương vào tồn tại; đây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc. Ở đây lục nhập do duyên danh sắc là thế nào? Tức là nhãn xứ ... (trùng) ... ý xứ. Ðây gọi là lục nhập do duyên danh sắc.

Ở ÐÂY, DANH SẮC CŨNG DO DUYÊN LỤC NHẬP LÀ THẾ NÀO?

Tức là có danh, có sắc. Ở đây, thế nào là danh? Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn; đây gọi là danh. Ở đây, thế nào là sắc? Sự tích tập của nhãn xứ ... (trùng) ... sự tích tập của thân xứ, hoặc có sắc nào khác sanh từ tâm, có tâm là nhân, có tâm làm sở sanh. Ðây gọi là sắc. Danh này và sắc này là như thế. Ðây gọi là danh sắc cũng do duyên lục nhập.

Ở ÐÂY, XÚC DO DUYÊN LỤC NHẬP LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên lục nhập.

Ở ÐÂY, LỤC NHẬP CŨNG DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... ý xứ. Ðây gọi là lục nhập cũng do duyên xúc ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT PHẦN TỨ ÐỀ HỖ TƯƠNG)

(DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ NHẤT)

CHÚ THÍCH 6:

1) Avijjā.

2) Saṅkhāra.

3) Puññābhisaṅkhāra.

4) Āpuññābhisaṅkhāra.

5) Aneñjābhisaṅkhāra.

6) Kāyasaṅkhāra.

7) Vacīsaṅkhāra.

8) Manosaṅkhāra.

9) Viññāna.

10) Nāmarūpa.

11) Nāma.

12) Rūpa.

13) Salāyatana.

14) Phassa.

15) Vedanā.

16) Tanhā.

17) Upādāna.

18) Bhāva.

19) Kammabhava.

20) Upapattibhava.

21) Jāti.

22) Jarāmaraṇa.

23) Jarā.

24) Marana.

25) Soka.

26) Parideva.

27) Dukkha.

28) Domanassa.

29) Upāyāsa.

30) Samudaya.

31) Thức ở đây chỉ cho thức uẩn tái tục.

32) Danh ở đây chỉ cho thọ, tưởng, hành uẩn cùng ở trong tâm tái tục.

33) Nhập đệ lục (chatthāyatana), chỉ cho xứ thứ sáu trong sáu xứ, tức là ý xứ. Ở đây, không nói đến cả lục nhập (sáu xứ) vì vẫn có trường hợp danh chỉ làm duyên cho ý nhập mà không là duyên cho lục nhập. Như cõi Phạm Thiên Vô Sắc, không có năm nhập (ayatana) sắc thần kinh (pasādarūpa) ...

34) Một hệ thống y tương sinh (paticcasamuppāda) khác. Danh làm duyên cho xúc, tức là thọ, tưởng uẩn làm duyên cho hành uẩn xúc.

35) Toàn bộ khổ uẩn này do ái tham làm tập khởi; trong tâm ấy có bốn danh uẩn tương ưng (sampayutta) nhau, tức là thọ, tưởng, hành, thức, thọ là thọ uẩn, sở hữu tâm: tư, si, xúc, ái, thủ trong duyên sinh là hành uẩn, thức hay nhập đệ lục là thức uẩn v.v ... Vì thế hành do duyên vô minh, tương ưng vô minh ...

36) Hữu do duyên thủ, sanh do duyên hữu, lão tử do duyên sanh, không thể nói là hữu tương ưng thủ, sanh tương ưng hữu, lão tử tương ưng sanh, vì lẽ hữu và thủ ... là duyên trợ được nhưng không tương ưng được.

37) Vì sở hữu tư (hành) và sở hữu si (vô minh) đồng sanh và hỗ tương trong một sát na tâm bất thiện chẳng hạn thì tư duyên si, mà si cũng duyên được cho tư.

38) Sd và B chatthāyatana (nhập đệ lục)

TÂM BẤT THIỆN THỨ HAI - THỨ BA - THỨ TƯ

347) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP BẤT THIỆN

Khi nào tâm bất thiện sanh khởi câu hành hỷ, tương ưng tà kiến hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng tà kiến ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng tà kiến hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi đó có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có ái do duyên thọ, có thắng giải do duyên ái, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

348) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, THẮNG GIẢI DO DUYÊN ÁI LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự quyết đoán của tâm, cách quyết đoán, thái độ quyết đoán cảnh. Ðây gọi là thắng giải do duyên ái.

Ở ÐÂY, HỮU DO DUYÊN THẮNG GIẢI LÀ THẾ NÀO?

Tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra thắng giải. Ðây gọi là hữu do duyên thắng giải ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ TƯ)

TÂM BẤT THIỆN THỨ NĂM

349) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP BẤT THIỆN?

Khi nào tâm bất thiện sanh khởi câu hành xả tương ưng tà kiến, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi đó có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có ái do duyên thọ, có thủ do duyên ái, có hữu do duyên thủ, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

350) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc ... (trùng) ... bởi lẽ ấy, được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này" ... (trùng) ...

(DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ NĂM)

TÂM BẤT THIỆN THỨ SÁU - THỨ BẢY - THỨ TÁM

351) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP BẤT THIỆN?

Khi nào tâm bất thiện sanh khởi, câu hành xả, tương ưng tà kiến hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành xả, bất tương ưng tà kiến ... (trùng) ... câu hành xả, bất tương ưng tà kiến hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có ái do duyên thọ, có thắng giải do duyên ái, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này ... (trùng) ...

(DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ TÁM)

TÂM BẤT THIỆN THỨ CHÍN - THỨ MƯỜI

352) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP BẤT THIỆN?

Khi nào tâm bất thiện sanh khởi, câu hành ưu, tương ưng phẫn nộ ... (trùng) ... câu hành ưu tương ưng phẫn nộ hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi đó có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có phẫn nộ do duyên thọ, có thắng giải do duyên phẫn nộ, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

353) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự bất an thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ bất an khó chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác bất an khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc.

Ở ÐÂY, PHẪN NỘ DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hiềm khích của tâm, sự phẫn nộ ... (trùng) ... sự hung dữ, sự lỗ mảng, sự không hoan hỷ của tâm. Ðây gọi là sự phẫn nộ do duyên thọ.

Ở ÐÂY, THẮNG GIẢI DO DUYÊN PHẪN NỘ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự quyết đoán, cách quyết đoán, thái độ quyết đoán cảnh. Ðây gọi là thắng giải do duyên phẫn nộ.

Ở ÐÂY, HỮU DO DUYÊN THẮNG GIẢI LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra thắng giải. Ðây gọi là hữu do duyên thắng giải ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này" ... (trùng) ...

(DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ MƯỜI)

TÂM BẤT THIỆN THỨ MƯỜI MỘT

354) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP BẤT THIỆN?

Khi nào tâm bất thiện sanh khởi câu hành xả, tương ưng hoài nghi, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có hoài nghi do duyên thọ, có hữu do duyên hoài nghi, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

355) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc.

Ở ÐÂY, HOÀI NGHI DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự do dự, cách do dự, thái độ do dự, sự dị nghị, sự không xác định, sự lưỡng ước, sự phân vân, sự ngờ vực, sự không nhất quyết, tính vớ vẩn, sự lẩn quẩn, sự không quyết đoán, tình trạng lay động của tâm, rối ý. Ðây gọi là hoài nghi do duyên thọ.

Ở ÐÂY, HỮU DO DUYÊN HOÀI NGHI LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra hoài nghi. Ðây gọi là hữu do duyên hoài nghi ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này" ... (trùng) ...

(DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ MƯỜI MỘT)

TÂM BẤT THIỆN THỨ MƯỜI HAI

356) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP BẤT THIỆN?

Khi nào tâm bất thiện sanh khởi câu hành xả, tương ưng điệu cử, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có điệu cử do duyên thọ, có thắng giải do duyên điệu cử, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

357) Ở ÐÂY, VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh như then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc.

Ở ÐÂY, ÐIỆU CỬ DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự phóng dật của tâm, sự không vắng lặng, tâm lao chao, tình trạng tán loạn của tâm. Ðây gọi là điệu cử do duyên thọ.

Ở ÐÂY, THẮNG GIẢI DO DUYÊN ÐIỆU CỬ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự quyết đoán, cách quyết đoán, thái độ quyết đoán cảnh. Ðây gọi là thắng giải do duyên điệu cử.

Ở ÐÂY, HỮU DO DUYÊN THẮNG GIẢI LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra thắng giải. Ðây gọi là hữu do duyên thắng giải ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ HAI)

(DỨT PHẦN XIỂN MINH BẤT THIỆN)

XIỂN MINH THIỆN (Kusalaniddeso)

TÁM TÂM THIỆN DỤC GIỚI (Kāmavacarakusalacitta)

TÂM ÐẠI THIỆN THỨ NHẤT

358) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào tâm thiện sanh khởi câu hành hỷ, tương ưng trí, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hay cảnh chi chi; trong khi đó có hành do duyên căn thiện (1), có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín (2) do duyên thọ, có thắng giải (3) do duyên tịnh tín, có hữu (4) do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

359) Ở ÐÂY, CĂN THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Tức là vô tham, vô sân, vô si. Ở đây thế nào là vô tham? Cái chi là sự không tham muốn, không nhiễm đắm, không tham đắm, không tham luyến, không quyến luyến, thái độ không quyến luyến, không tham ác, vô tham là căn thiện. Ðây gọi là vô tham.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ VÔ SÂN?

Cái chi là không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận, không sân độc, không sân ác, vô sân là căn thiện. Ðây gọi là vô sân.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ VÔ SI?

Cái chi là sự hiểu biết, sự hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây gọi là vô si. Ðây gọi là căn thiện.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN CĂN THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên căn thiện ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc.

Ở ÐÂY, TỊNH TÍN DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tín mộ. Ðây gọi là tịnh tín do duyên thọ.

Ở ÐÂY, THẮNG GIẢI DO DUYÊN TỊNH TÍN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự quyết đoán của tâm, cách quyết đoán, thái độ quyết đoán cảnh. Ðây gọi là thắng giải do duyên tịnh tín.

Ở ÐÂY, HỮU DO DUYÊN THẮNG GIẢI LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, trừ ra thắng giải. Ðây gọi là hữu do duyên thắng giải ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT TÂM ÐẠI THIỆN THỨ NHẤT)

TÂM ÐẠI THIỆN THỨ HAI - THỨ BA - THỨ TƯ

360) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào tâm thiện sanh khởi câu hành hỷ, tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành hỷ, bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ, bất tương ưng trí hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hay cảnh chi chi; trong khi đó có hành do duyên căn thiện, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

361) Ở ÐÂY, CĂN THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Tức là vô tham, vô sân. Ở đây thế nào là vô tham? Cái chi là sự không tham muốn, không nhiễm đắm, không tham đắm, không tham luyến, không quyến luyến, thái độ không quyến luyến, không tham ác, vô tham là căn thiện. Ðây gọi là vô tham.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ VÔ SÂN?

Cái chi là sự không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận, không sân độc, không sân ác, vô sân là căn thiện. Ðây gọi là vô sân. Ðây gọi là căn thiện.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN CĂN THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên căn thiện ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT TÂM ÐẠI THIỆN THỨ TƯ)

TÂM ÐẠI THIỆN THỨ NĂM - THỨ SÁU

362) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào tâm thiện sanh khởi, câu hành xả, tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả, bất tương ưng trí hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hay cảnh chi chi; trong khi đó có hành do duyên căn thiện, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

363) Ở ÐÂY, CĂN THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Tức là vô tham, vô sân, vô si ... (trùng) ... Ðây gọi là căn thiện.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN CĂN THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên căn thiện ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT TÂM ÐẠI THIỆN THỨ SÁU)

TÂM ÐẠI THIỆN THỨ BẢY - THỨ TÁM

364) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào tâm thiện sanh khởi, câu hành xả, bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả, bất tương ưng trí hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hay cảnh chi chi; trong khi đó có hành do duyên căn thiện, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

365) Ở ÐÂY, CĂN THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Tức là vô tham, vô sân ... (trùng) ... Ðây gọi là căn thiện.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN CĂN THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên căn thiện ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT TÂM ÐẠI THIỆN THỨ TÁM)

(DỨT TÁM TÂM THIỆN DỤC GIỚI)

TÂM THIỆN SẮC GIỚI (Rūpāvacarakusalacitta)

366) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền đề mục đất; trong khi ấy có hành do duyên căn thiện, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

367) Ở ÐÂY, CĂN THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Tức là vô tham, vô sân, vô si ... (trùng) ... Ðây gọi là căn thiện.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN CĂN THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên căn thiện ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT TÂM THIỆN SẮC GIỚI)

TÂM THIỆN VÔ SẮC GIỚI (Arūpāvacarakusalacitta)

368) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng phi tưởng phi, phi tưởng xứ; trong khi ấy có hành do duyên căn thiện, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

369) Ở ÐÂY, CĂN THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Tức là vô tham, vô sân, vô si ... (trùng) ... Ðây gọi là căn thiện.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN CĂN THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên căn thiện ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc. Sự cảm giác phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT TÂM THIỆN SẮC GIỚI)

TÂM THIỆN SIÊU THẾ (Lokuttarakusalacitta)

370) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào vị tu tiến thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có hành do duyên căn thiện, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

371) Ở ÐÂY, CĂN THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Tức vô tham, vô sân, vô si ... (trùng) ... Ở đây thế nào là vô si? Cái chi là sự hiểu biết, sự hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là vô si. Ðây gọi là căn thiện.

Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN CĂN THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên căn thiện ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc.

Ở ÐÂY, TỊNH TÍN DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tín mộ. Ðây gọi là tịnh tín do duyên thọ.

Ở ÐÂY, THẮNG GIẢI DO DUYÊN TỊNH TÍN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự quyết đoán của tâm, tính cách quyết đoán, thái độ quyết đoán cảnh. Ðây gọi là thắng giải do duyên tịnh tín.

Ở ÐÂY, HỮU DO DUYÊN THẮNG GIẢI LÀ THẾ NÀO?

Tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra thắng giải. Ðây gọi là hữu do duyên thắng giải ... (trùng) ... Nói rằng: "Như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này" tức là sự tập trung, sự tựu trung, sự họp chung, sự hiện hành của toàn bộ khổ uẩn này có như vậy. Bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT TÂM THIỆN SIÊU THẾ)

(DỨT XIỂN MINH THIỆN)

XIỂN MINH VÔ KÝ (Abyākataniddeso)

TÁM TÂM DỊ THỤC THIỆN VÔ NHÂN (Ahetukakusalavipākacitta)

TÂM DỊ THỤC THIỆN VÔ NHÂN THỨ NHẤT

372) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào nhãn thức dị thục do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện dục giới, sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh sắc; trong khi ấy có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có hữu do duyên thọ, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

373) Ở ÐÂY, HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành.

Ở ÐÂY, DANH DO DUYÊN THỨC LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây gọi là danh do duyên thức.

Ở ÐÂY, NHẬP ÐỆ LỤC DO DUYÊN DANH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhập đệ lục do duyên danh.

Ở ÐÂY, XÚC DO DUYÊN NHẬP ÐỆ LỤC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên nhập đệ lục.

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc.

 Ở ÐÂY, HỮU DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Tức là tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra thọ. Ðây gọi là hữu do duyên thọ ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

374) TRONG KHI ẤY, thức do duyên hành có hành làm nhân, danh do duyên thức có thức làm nhân, nhập đệ lục do duyên danh có danh làm nhân, xúc do duyên nhập đệ lục có nhập đệ lục làm nhân, thọ do duyên xúc có xúc làm nhân, hữu do duyên thọ, sanh do duyên hữu, lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

375) TRONG KHI ẤY, có thức do duyên hành tương ưng hành, có danh do duyên thức tương ưng thức, có nhập đệ lục do duyên danh tương ưng danh, có xúc do duyên nhập đệ lục tương ưng nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc tương ưng xúc, có hữu do duyên thọ, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

376) TRONG KHI ẤY, thức do duyên hành, hành cũng do duyên thức; danh do duyên thức, thức cũng do duyên danh; nhập đệ lục do duyên danh, danh cũng do duyên nhập đệ lục; xúc do duyên nhập đệ lục, nhập đệ lục cũng do duyên xúc; thọ do duyên xúc, xúc cũng do duyên thọ; hữu do duyên thọ, sanh do duyên hữu, lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

(DỨT TÂM DỊ THỤC THIỆN VÔ NHÂN THỨ NHẤT)

TÂM DỊ THỤC THIỆN VÔ NHÂN THỨ HAI - THỨ BA - THỨ TƯ - THỨ NĂM

377) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào nhĩ thức dị thục do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện dục giới, sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh thinh ... (trùng) ... tỷ thức ... (trùng) ... sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh khí ... (trùng) ... thiệt thức ... sanh khởi, câu hành xả, bắt cảnh vị ... (trùng) ... thân thức ... sanh khởi, câu hành lạc, bắt cảnh xúc; trong khi ấy có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có hữu do duyên thọ, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

378) Ở ÐÂY, HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự sảng khoái thuộc về thân, sự dễ chịu thuộc về thân, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc.

Ở ÐÂY, HỮU DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Tức là tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra thọ. Ðây gọi là hữu do duyên thọ ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT TÂM DỊ THỤC THIỆN VÔ NHÂN THỨ NĂM)

TÂM DỊ THỤC THIỆN VÔ NHÂN THỨ SÁU

379) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý giới dị thục do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện dục giới, sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh xúc, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có thắng giải do duyên thọ, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

380) Ở ÐÂY, HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc.

Ở ÐÂY, THẮNG GIẢI DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự quyết đoán của tâm, cách quyết đoán, thái độ quyết đoán cảnh. Ðây gọi là thắng giải do duyên thọ.

Ở ÐÂY, HỮU DO DUYÊN THẮNG GIẢI LÀ THẾ NÀO?

Tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra thắng giải. Ðây gọi là hữu do duyên thắng giải ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT TÂM DỊ THỤC THIỆN VÔ NHÂN THỨ SÁU)

TÂM DỊ THỤC THIỆN VÔ NHÂN THỨ BẢY

381) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới dị thục do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện dục giới, sanh khởi câu hành hỷ, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có thắng giải do duyên thọ, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

382) Ở ÐÂY, HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc.

Ở ÐÂY, THẮNG GIẢI DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự quyết đoán của tâm, cách quyết đoán, thái độ quyết đoán cảnh. Ðây gọi là thắng giải do duyên thọ.

Ở ÐÂY, HỮU DO DUYÊN THẮNG GIẢI LÀ THẾ NÀO?

Tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra thắng giải. Ðây gọi là hữu do duyên thắng giải ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT TÂM DỊ THỤC THIỆN VÔ NHÂN THỨ BẢY)

TÂM DỊ THỤC THIỆN VÔ NHÂN THỨ TÁM

383) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới dị thục do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện dục giới, sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có thắng giải do duyên thọ, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

384) Ở ÐÂY, HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc.

Ở ÐÂY, THẮNG GIẢI DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự quyết đoán của tâm, cách quyết đoán, thái độ quyết đoán cảnh. Ðây gọi là thắng giải do duyên thọ.

Ở ÐÂY, HỮU DO DUYÊN THẮNG GIẢI LÀ THẾ NÀO?

Tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra thắng giải. Ðây gọi là hữu do duyên thắng giải ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT TÂM DỊ THỤC THIỆN VÔ NHÂN THỨ TÁM)

(DỨT TÂM DỊ THỤC THIỆN VÔ NHÂN)

TÁM TÂM DỊ THỤC DỤC GIỚI HỮU NHÂN (Sahetukakāmāvacarakusalavipākacitta)

385) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới dị thục do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện dục giới, sanh khởi câu hành hỷ tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

386) Ở ÐÂY, HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, TỊNH TÍN DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tín mộ. Ðây gọi là tịnh tín do duyên thọ.

Ở ÐÂY, THẮNG GIẢI DO DUYÊN TỊNH TÍN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự quyết đoán của tâm, cách quyết đoán, thái độ quyết đoán cảnh. Ðây gọi là thắng giải do duyên tịnh tín.

Ở ÐÂY, HỮU DO DUYÊN THẮNG GIẢI LÀ THẾ NÀO?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra thắng giải. Ðây gọi là hữu do duyên thắng giải ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT TÂM DỊ THỤC DỤC GIỚI HỮU NHÂN)

TÂM DỊ THỤC SẮC GIỚI (Rūpāvacaravipākacitta)

387) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, đề mục đất; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện sắc giới đó, bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, đề mục đất, thành tựu dị thục; trong khi ấy có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

(DỨT TÂM DỊ THỤC SẮC GIỚI)

TÂM DỊ THỤC VÔ SẮC GIỚI (Arūpāvacaravipākacitta)

388) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng phi tưởng phi, phi tưởng xứ; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện vô sắc giới đó, bậc vượt qua mọi vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng phi tưởng phi, phi tưởng xứ, thành tựu dị thục; trong khi ấy có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

(DỨT TÂM DỊ THỤC VÔ SẮC GIỚI)

TÂM DỊ THỤC SIÊU THẾ (Lokuttaravipākacitta)

389) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào vị tu tiến thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền Siêu thế đó, bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

BẢY TÂM DỊ THỤC BẤT THIỆN (Akusalavipākacitta)

TÂM DỊ THỤC BẤT THIỆN THỨ NHẤT - THỨ HAI - THỨ BA - THỨ TƯ - THỨ NĂM

390) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào tâm nhãn thức dị thục do sự tạo tác tích lũy nghiệp bất thiện, sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... nhĩ thức ... sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh thinh ... (trùng) ... tỷ thức ... sanh khởi, câu hành xả, bắt cảnh khí ... (trùng) ... thiệt thức ... sanh khởi, câu hành xả, bắt cảnh vị ... (trùng) ... thân thức ... sanh khởi, câu hành khổ, bắt cảnh xúc; trong khi ấy có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có hữu do duyên thọ, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

391) Ở ÐÂY, HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự bất an thuộc về thân, sự khó chịu thuộc về thân, trạng thái cảm thọ bất an khó chịu sanh từ thân xúc, sự cảm giác bất an khó chịu sanh từ thân xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc.

Ở ÐÂY, HỮU DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Tức là tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra thọ. Ðây gọi là hữu do duyên thọ ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

TÂM DỊ THỤC BẤT THIỆN THỨ SÁU

392) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý giới, dị thục do sự tạo tác tích lũy nghiệp bất thiện, sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh xúc hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có thắng giải do duyên thọ, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

393) Ở ÐÂY, HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc.

Ở ÐÂY, THẮNG GIẢI DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự quyết đoán của tâm, cách quyết đoán, thái độ quyết đoán cảnh. Ðây gọi là thắng giải do duyên thọ.

Ở ÐÂY, HỮU DO DUYÊN THẮNG GIẢI LÀ THẾ NÀO?

Tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra thắng giải. Ðây gọi là hữu do duyên thắng giải ... (trùng) ... bởi lẽ ấy, được nói rằng: "Như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

TÂM DỊ THỤC BẤT THIỆN THỨ BẢY

394) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới dị thục do sự tạo tác tích lũy nghiệp bất thiện, sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có thắng giải do duyên thọ, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

395) Ở ÐÂY, HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành.

Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành ... (trùng) ... bởi lẽ ấy, được nói rằng: "Như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT TÂM DỊ THỤC BẤT THIỆN)

BA TÂM TỐ VÔ NHÂN (Ahetukakiriyācitta)

396) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý giới sanh khởi thuộc tố, phi thiện phi bất thiện, phi quả nghiệp, câu hành xả bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh xúc, hoặc cảnh chi chi ... (trùng) ... ý thức giới sanh khởi thuộc tố, phi thiện phi bất thiện, phi quả nghiệp, câu hành hỷ, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi ... (trùng) ... ý thức giới sanh khởi thuộc tố, phi thiện phi bất thiện, phi quả nghiệp, câu hành xả, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi ... (trùng) ... trong khi ấy có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có thắng giải do duyên thọ, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

TÁM TÂM TỐ DỤC GIỚI HỮU NHÂN (Sahetukakāmāvacarakiriyācitta)

397) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý giới sanh khởi, thuộc tố, phi thiện phi bất thiện, phi quả nghiệp, câu hành hỷ tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

TÂM TỐ SẮC GIỚI (Rūpāvacarakiriyācitta)

398) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào vị tu tiến thiền sắc giới, thuộc tố, phi thiện phi bất thiện, phi quả của nghiệp, hiện tại lạc trú, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền đề mục đất; trong khi ấy có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

TÂM TỐ VÔ SẮC GIỚI (Arūpāvacarakiriyācitta)

399) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào vị tu thiền vô sắc giới, thuộc tố, phi thiện phi bất thiện, phi quả của nghiệp, hiện tại lạc trú, vượt qua mọi vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong khi ấy có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

(DỨT XIỂN MINH VÔ KÝ)

XIỂN MINH THIỆN VÔ MINH CĂN (Avijjāmūlakakusalaniddeso)

TÂM ÐẠI THIỆN THỨ NHẤT

400) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

401) Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN VÔ MINH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên vô minh ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc.

Ở ÐÂY, TỊNH TÍN DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tín mộ. Ðây gọi là tịnh tín do duyên thọ.

Ở ÐÂY, THẮNG GIẢI DO DUYÊN TỊNH TÍN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự quyết đoán của tâm, cách quyết đoán, thái độ quyết đoán cảnh. Ðây gọi là thắng giải do duyên tịnh tín.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HỮU DO DUYÊN THẮNG GIẢI?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra thắng giải. Ðây gọi là hữu do duyên thắng giải ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

402) TRONG KHI ẤY, có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có xúc do duyên danh, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

403) TRONG KHI ẤY, có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh sắc do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh sắc, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

404) TRONG KHI ẤY, có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh sắc do duyên thức, có lục nhập do duyên danh sắc, có xúc do duyên lục nhập, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

TÂM ÐẠI THIỆN THỨ HAI - THỨ BA - THỨ TƯ - THỨ NĂM - THỨ SÁU - THỨ BẢY - THỨ TÁM

405) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

TÂM THIỆN SẮC GIỚI (Rūpāvacarakusalacitta)

406) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, đề mục đất; trong khi ấy có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

TÂM THIỆN VÔ SẮC GIỚI (Arūpāvacarakusalacitta)

407) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào các vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, vượt qua mọi vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng, phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong khi ấy có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

TÂM THIỆN SIÊU THẾ (Lokuttarakusalacitta)

408) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào vị tu tiến thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

(DỨT XIỂN MINH THIỆN VÔ MINH CĂN)

XIỂN MINH DỊ THỤC THIỆN CĂN (Kusalamūlakavipākaniddesa)

TÁM TÂM DỊ THỤC THIỆN VÔ NHÂN (Ahetukakusalavipākacitta)

TÂM DỊ THỤC THIỆN VÔ NHÂN THỨ NHẤT

409) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào nhãn thức dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện dục giới, câu hành xả, bắt cảnh sắc; trong khi ấy có hành do duyên căn thiện, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có hữu do duyên thọ, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

410) Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN CĂN THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên căn thiện ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

TÂM DỊ THỤC THIỆN VÔ NHÂN THỨ HAI- THỨ BA -THỨ TƯ - THỨ NĂM - THỨ SÁU - THỨ BẢY - THỨ TÁM

411) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào nhĩ thức dị thục sanh khởi, do sự tạo tác tích lũy của nghiệp thiện dục giới, câu hành xả, bắt cảnh thinh ... (trùng) ... tỷ thức sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh khí ... (trùng) ... thiệt thức sanh khởi, câu hành xả, bắt cảnh vị ... (trùng) ... thân thức sanh khởi, câu hành lạc, bắt cảnh xúc; ý thức sanh khởi, câu hành xả, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi ... (trùng) ... ý thức giới sanh khởi, câu hành hỷ, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi ... (trùng) ... ý thức giới sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có hành do duyên căn thiện, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có thắng giải do duyên thọ, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

TÁM TÂM DỊ THỤC DỤC GIỚI HỮU NHÂN (Sahetukāmāvacaravipākacitta)

412) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác, tích lũy nghiệp thiện dục giới, câu hành hỷ tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có hành do duyên căn thiện, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

TÂM DỊ THỤC SẮC GIỚI (Rūpāvacaravipākacitta)

413) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến Sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, đề mục đất; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện sắc giới đó, bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, đề mục đất thành tựu dị thục; trong khi ấy có hành do duyên vô minh, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

TÂM DỊ THỤC VÔ SẮC GIỚI (Arūpāvacaravipākacitta)

414) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện vô sắc giới đó, bậc vượt qua mọi vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ thành tựu dị thục; trong khi ấy có hành do duyên căn thiện, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh. Như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

TÂM DỊ THỤC SIÊU THẾ (Lokuttaravipākacitta)

415) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào vị tu tiến thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền Siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì; trong khi ấy có hành do duyên căn thiện, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có tịnh tín do duyên thọ, có thắng giải do duyên tịnh tín, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh, như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

(DỨT XIỂN MINH DỊ THỤC THIỆN CĂN)

XIỂN MINH DỊ THỤC BẤT THIỆN CĂN (Akusalamūlakavipākacitta)

BẢY TÂM DỊ THỤC QUẢ BẤT THIỆN (Akusalavipākacitta)

TÂM DỊ THỤC QUẢ BẤT THIỆN THỨ NHẤT

416) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào do sự tạo các tích lũy nghiệp bất thiện, quả nhãn thức sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh sắc; trong khi ấy có hành do duyên căn bất thiện, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có hữu do duyên thọ, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh, như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

417) Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN CĂN BẤT THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên căn bất thiện ... (trùng) ... bởi lẽ ấy được nói rằng: "Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

TÂM DỊ THỤC QUẢ BẤT THIỆN THỨ NHÌ - THỨ BA - THỨ TƯ - THỨ NĂM - THỨ SÁU

418) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào có sự tạo các tích lũy nghiệp bất thiện, quả nhĩ thức sanh khởi, câu hành xả, bắt cảnh thinh ... (trùng) ... tỷ thức sanh khởi, câu hành xả, bắt cảnh khí ... (trùng) ... thiệt thức sanh khởi, câu hành xả, bắt cảnh vị ... (trùng) ... thân thức sanh khởi, câu hành khổ, bắt cảnh xúc ... (trùng) ... ý giới sanh khởi, câu hành xả, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh xúc, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có hành do duyên căn bất thiện, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có thắng giải do duyên thọ, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh, như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

TÂM DỊ THỤC QUẢ BẤT THIỆN THỨ BẢY

419) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới dị thục do sự tạo tác tích lũy nghiệp bất thiện sanh khởi, câu hành xả bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có hành do duyên căn bất thiện, có thức do duyên hành, có danh do duyên thức, có nhập đệ lục do duyên danh, có xúc do duyên nhập đệ lục, có thọ do duyên xúc, có thắng giải do duyên thọ, có hữu do duyên thắng giải, có sanh do duyên hữu, có lão tử do duyên sanh, như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

420) Ở ÐÂY, HÀNH DO DUYÊN CĂN BẤT THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là hành do duyên căn bất thiện.

421) Ở ÐÂY, THỨC DO DUYÊN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thức do duyên hành.

422) Ở ÐÂY, DANH DO DUYÊN THỨC LÀ THẾ NÀO?

Tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây gọi là danh do duyên thức.

423) Ở ÐÂY, NHẬP ÐỆ LỤC DO DUYÊN DANH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhập đệ lục do duyên danh.

424) Ở ÐÂY, XÚC DO DUYÊN NHẬP ÐỆ LỤC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đụng chạm, sự va chạm, sự đối xúc, tình trạng đối xúc. Ðây gọi là xúc do duyên nhập đệ lục.

425) Ở ÐÂY, THỌ DO DUYÊN XÚC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là thọ do duyên xúc.

426) Ở ÐÂY, THẮNG GIẢI DO DUYÊN THỌ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự quyết đoán, cách quyết đoán, thái độ quyết đoán cảnh. Ðây gọi là thắng giải do duyên thọ.

427) Ở ÐÂY, HỮU DO DUYÊN THẮNG GIẢI LÀ THẾ NÀO?

Tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn trừ ra thắng giải. Ðây gọi là hữu do duyên thắng giải.

428) Ở ÐÂY, SANH DO DUYÊN HỮU LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự sanh, sự sanh ra, sự xuất hiện, sự phát khởi, sự hiện khởi của những pháp ấy. Ðây gọi là sanh do duyên hữu.

429) Ở ÐÂY, LÃO TỬ DO DUYÊN SANH LÀ THẾ NÀO?

Tức là có lão, có tử.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ LÃO?

Cái chi là sự già nua, cũ kỹ, sự giảm thọ của các pháp ấy. Ðây gọi là già.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỬ?

Cái chi là sự hoại tận, sự biến hoại, sự tiêu tán, sự phân tán, sự vô thường, sự biến mất của các pháp ấy. Ðây gọi là tử. Lão này và tử này là như thế. Ðây gọi là lão tử do duyên sanh.

430) NÓI RẰNG "NHƯ VẦY LÀ TẬP KHỞI CỦA TOÀN BỘ KHỔ UẨN NÀY", tức là sự tập trung, sự tựu trung, sự họp chung, sự hiện hành của toàn bộ khổ uẩn này có như vậy. Bởi lẽ ấy nên được nói rằng: "Như vầy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

(DỨT XIỂN MINH DỊ THỤC BẤT THIỆN CĂN)

(DỨT PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP)

(DỨT TOÀN BỘ DUYÊN KHỞI PHÂN TÍCH)

CHÚ THÍCH 6:

1) Căn thiện (kusalamūla) tức là vô tham (alobha), vô sân (adosa) và vô si (amoha). Căn thiện này vẫn có thể do vô minh trong kiếp sống làm duyên được, nhưng không trực tiếp duyên câu sanh (sahajāta) hay hỗ tương (aññamañña) hoặc tương ưng (sampayutta).

2) Pasāda = Saddhācetasika (sở hữu tâm tín).

3) Adhimokkha tức là adhimokkhacetasika (sở hữu tâm thắng giải).

4) Hava = Cetanācetasika (sở hữu tâm tư) đề đốc thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.

Tpt1, VII. Niệm xứ phân tích

VII. NIỆM XỨ PHÂN TÍCH (SATIPATTHĀNAVIBHAṄGO)

1/ NIỆM XỨ PHÂN TÍCH THEO KINH (Suttantabhājanīyaṃ)

431) BỐN NIỆM XỨ (1):

Nơi đây vị Tỳ kheo sống năng quán thân đối với thân nội phần, sống năng quán thân đối với thân ngoại phần, sống năng quán thân đối với thân nội ngoại phần, nhiệt tâm, tỉnh giác, ức niệm, diệt trừ tham ưu ở đời.

Sống năng quán thọ đối với các thọ nội phần, sống năng quán thọ đối với các thọ ngoại phần, sống năng quán thọ đối với các thọ nội ngoại phần, nhiệt tâm, tỉnh giác, ức niệm, diệt trừ tham ưu ở đời.

Sống năng quán tâm đối với các tâm nội phần, sống năng quán tâm đối với các tâm ngoại phần, sống năng quán tâm đối với các tâm nội ngoại phần, nhiệt tâm, tỉnh giác, ức niệm, diệt trừ tham ưu ở đời.

Sống năng quán pháp đối với các pháp nội phần, sống năng quán pháp đối với các pháp ngoại phần, sống năng quán pháp đối với các pháp nội ngoại phần, nhiệt tâm, tỉnh giác, ức niệm, diệt trừ tham ưu ở đời.

XIỂN MINH QUÁN THÂN (Kāyānupassanāniddeso)

432) VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN THÂN ÐỐI VỚI THÂN NỘI PHẦN LÀ SAO (2)?

Nơi đây, vị Tỳ kheo quán tưởng thân bên trong từ bàn chân trở lên, từ ngọn tóc trở xuống, có da bao bọc, chứa đầy những thể bất tịnh diệt: Trong thân này có tóc, lông, móng, răng, da thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, mạng mỡ, dạ dày, phổi, ruột già, ruột non, vật thực mới, phẩn, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, dầu da, nước miếng, nước mũi, nước nhớt, nước tiểu. Vị ấy áp dụng, tu tập làm cho sung mãn, nhận định chuẩn xác theo ấn tướng đó; vị ấy sau khi đã áp dụng, tu tập, làm sung mãn, nhận định chuẩn xác theo ấn tướng đó, mới chú tâm vào thân ngoại phần.

433) VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN THÂN ÐỐI VỚI THÂN NGOẠI PHẦN LÀ SAO (3)?

Nơi đây, vị Tỳ kheo quán tưởng thân bên ngoài từ bàn chân trở lên, từ ngọn tóc trở xuống, có da bao bọc, chứa đầy những thể bất tịnh dị biệt; trong thân của họ có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, mạng mỡ, dạ dày, phổi, ruột già, ruột non, vật thực mới, phẩn, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, dầu da, nước miếng, nước mũi, nước nhớt, nước tiểu. Vị ấy áp dụng, tu tập, làm cho sung mãn, nhận định chuẩn xác theo ấn tướng đó; vị ấy sau khi đã áp dụng tu tập, làm sung mãn, nhận định chuẩn xác theo ấn tướng đó, mới chú tâm vào thân nội ngoại phần.

434) VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN THÂN VỚI THÂN NỘI NGOẠI PHẦN LÀ SAO (4)?

Nơi đây, vị Tỳ kheo quán tưởng thân bên trong và bên ngoài; từ gót chân trở lên, từ ngọn tóc trở xuống, có da bao bọc chứa đầy những thể bất tịnh dị biệt: trong thân có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, mạng mỡ, dạ dày, phổi, ruột già, ruột non, vật thực mới, phẩn, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, dầu da, nước miếng, nước mũi, nước nhớt, nước tiểu. Như vậy là vị Tỳ kheo sống năng quán thân đối với thân nội ngoại phần, nhiệt tâm, tỉnh giác, ức niệm diệt trừ tham ưu ở đời.

435) NÓI RẰNG BẬC: "NĂNG QUÁN (5)", Ở ÐÂY SỰ NĂNG QUÁN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hiểu biết, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây gọi là sự năng quán. Vị dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt với sự năng quán này, bởi lẽ ấy mới gọi là BẬC NĂNG QUÁN.

436) NÓI RẰNG "SỐNG (6)" TỨC LÀ cử động, xử sự, trông nom, duy trì, sinh sống, hành động, trú ngụ, bởi lẽ ấy gọi là SỐNG.

437) NÓI RẰNG BẬC "NHIỆT TÂM (7)", Ở ÐÂY SỰ NHIỆT TÂM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự nhiệt tâm. Vị dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt với sự nhiệt tâm này, bởi lẽ ấy mới gọi là BẬC NHIỆT TÂM.

438) NÓI RẰNG: "BẬC TỈNH GIÁC (8), Ở ÐÂY, SỰ TỈNH GIÁC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hiểu biết, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây gọi là sự tỉnh giác. Vị dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt với sự tỉnh giác này, bởi lẽ ấy mới gọi là BẬC TỈNH GIÁC.

439) NÓI RẰNG BẬC: "ỨC NIỆM (9)" Ở ÐÂY, SỰ ỨC NIỆM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự nhớ đến, sự tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm. Ðây gọi là sự ức niệm. Vị dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt với sự ức niệm này. Bởi lẽ ấy mới gọi là BẬC ỨC NIỆM.

440) NÓI RẰNG: "DIỆT TRỪ THAM ƯU Ở ÐỜI (10)", Ở ÐÂY "ÐỜI (11)" LÀ THẾ NÀO?

Ðời chính là thân này, hay đời là năm thủ uẩn. Ðây gọi là đời.

Ở ÐÂY, THAM (12) LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tham luyến, tham đắm ... (trùng) ... tham đắm của tâm. Ðây gọi là tham.

Ở ÐÂY ƯU (13) LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự bất an, thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm, trạng thái của cảm thọ bất an, khó chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác bất an, khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là ưu.

Tham này và ưu này là như thế, bị hạn chế trong đời này, bị tẩy trừ, yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt, bởi lẽ ấy được nói rằng "diệt trừ tham ưu ở đời".

(DỨT XIỂN MINH QUÁN THÂN)

XIỂN MINH QUÁN THỌ (Vedanānupassanāniddeso)

441) VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN THỌ ÐỐI VỚI CÁC THỌ NỘI PHẦN LÀ SAO (14)?

Nơi đây, vị Tỳ kheo khi đang cảm giác lạc thọ, biết rõ là ta đang cảm giác lạc thọ; khi đang cảm giác khổ thọ, biết rõ là ta đang cảm giác khổ thọ, khi đang cảm giác phi khổ phi lạc thọ, biết rõ là ta đang cảm giác phi khổ phi lac thọ, khi đang cảm giác lạc thọ thuộc về vật chất, biết rõ là ta đang cảm giác lạc thọ thuộc về vật chất; hoặc khi đang cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, biết rõ là ta đang cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất; khi đang cảm giác khổ thọ thuộc về vật chất, biết rõ là ta đang cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, hoặc khi đang cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất thì biết rõ là ta đang cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất; khi đang cảm giác phi khổ phi lạc thọ thuộc vật chất, biết rõ là ta đang cảm giác phi khổ phi lạc thọ thuộc vật chất; hoặc khi đang cảm giác phi khổ phi lạc thọ không thuộc vật chất thì biết rõ là ta đang cảm giác phi khổ phi lạc thọ không thuộc vật chất. Vị ấy áp dụng, tu tập, làm sung mãn, nhận định chuẩn xác theo ấn tướng đó, vị ấy sau khi đã áp dụng, tu tập, làm sung mãn, nhận định chuẩn xác ấn tướng đó, mới chú tâm vào các thọ ngoại phần.

442) VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN THỌ ÐỐI VỚI CÁC THỌ NGOẠI PHẦN LÀ SAO (15)?

Ở đây, vị Tỳ kheo khi người khác cảm giác lạc thọ, vị ấy biết rõ là họ đang cảm giác lạc thọ; khi người khác cảm giác khổ thọ, vị ấy biết rõ là họ đang cảm giác khổ thọ; khi người khác đang cảm giác phi khổ phi lạc thọ, vị ấy biết rõ là họ đang cảm giác phi khổ phi lạc thọ; khi người khác cảm giác lạc thọ thuộc vật chất, vị ấy biết rõ là họ đang cảm giác lạc thọ thuộc vật chất; hoặc khi người khác đang cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, vị ấy biết rõ là họ đang cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất; khi người khác đang cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, vị ấy biết rõ là họ đang cảm giác khổ thọ thuộc vật chất; hoặc khi người khác đang cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, vị ấy biết rõ là họ đang cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất; khi người khác cảm giác phi khổ phi lạc thọ thuộc vật chất, vị ấy biết rõ là họ đang cảm giác phi khổ phi lạc thọ thuộc vật chất; hoặc khi người khác cảm giác phi khổ phi lạc thọ không thuộc vật chất, vị ấy biết rõ là họ đang cảm giác phi khổ phi lạc thọ không thuộc vật chất. Vị ấy áp dụng, tu tập, làm sung mãn, nhận định chuẩn xác (16) theo ấn tướng đó, vị ấy sau khi đã áp dụng, tu tập, làm sung mãn, nhận định chuẩn xác ấn tướng đó, mới chú tâm vào các thọ ngoại phần.

443) VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN THỌ ÐỐI VỚI CÁC THỌ NỘI NGOẠI PHẦN LÀ SAO (17)?

Ở đây, vị Tỳ kheo biết rõ lạc thọ là lạc thọ, biết rõ khổ thọ là khổ thọ, biết rõ phi khổ phi lạc thọ là phi khổ phi lạc thọ; biết rõ lạc thọ thuộc vật chất là lạc thọ thuộc vật chất, biết rõ lạc thọ không thuộc vật chất là lạc thọ không thuộc vật chất; biết rõ khổ thọ thuộc vật chất là khổ thọ thuộc vật chất, biết rõ khổ thọ không thuộc vật chất là khổ thọ không thuộc vật chất; biết rõ phi khổ phi lạc thọ thuộc vật chất là phi khổ phi lạc thọ thuộc vật chất; biết rõ phi khổ phi lạc thọ không thuộc vật chất là phi khổ phi lạc thọ không thuộc vật chất. Như vậy là vị Tỳ kheo sống năng quán thọ đối với các thọ nội ngoại phần, nhiệt tâm, tỉnh giác, ức niệm, diệt trừ tham ưu ở đời.

444) NÓI RẰNG: "BẬC NĂNG QUÁN" ... (trùng) ... NÓI RẰNG: "SỐNG" ... (trùng) ... NÓI RẰNG BẬC "NHIỆT TÂM" ... (trùng) ... NÓI RẰNG BẬC "TỈNH GIÁC" ... (trùng) ... NÓI RẰNG BẬC "ỨC NIỆM" ... (trùng) ... "NÓI RẰNG "DIỆT TRỪ THAM ƯU Ở ÐỜI"

Ở ÐÂY, ÐỜI LÀ THẾ NÀO?

Ðời chính là cảm thọ này, hay đời là năm thủ uẩn. Ðây gọi là đời.

Ở ÐÂY, THAM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tham luyến, tham đắm ... (trùng) ... tham đắm của tâm. Ðây gọi là tham.

Ở ÐÂY, ƯU LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự bất an thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm, trạng thái của cảm thọ bất an khó chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác bất an khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là ưu.

Tham này và ưu này là như thế, bị hạn chế trong đời này, bị tẩy trừ, yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; bởi lẽ ấy được nói rằng: "diệt trừ tham ưu ở đời".

(DỨT XIỂN MINH QUÁN THỌ)

XIỂN MINH QUÁN TÂM (Cittānupassanāniddeso)

445) VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN TÂM ÐỐI VỚI TÂM NỘI PHẦN LÀ SAO (18)?

Ở đây, vị Tỳ kheo tâm có tham, biết rõ là tâm ta có tham; hay tâm ly tham biết rõ là tâm ta ly tham; tâm có sân biết rõ là tâm ta có sân; tâm có ly sân hay biết rõ là tâm ta ly sân, tâm có si biết rõ là tâm ta có si; hay tâm ly si biết rõ là tâm ta ly si; tâm hôn trầm biết rõ là tâm ta hôn trầm; hay tâm phóng dật biết rõ là tâm ta phóng dật; tâm đáo đại biết rõ là tâm ta đáo đại; tâm không đáo đại biết rõ là tâm ta không đáo đại, tâm hữu thượng biết rõ là tâm ta hữu thượng; hay tâm vô thượng biết rõ là tâm ta vô thượng; tâm định tĩnh biết rõ là tâm ta định tĩnh; hay tâm không định tĩnh biết rõ là tâm ta không định tĩnh; tâm giải thoát biết rõ là tâm ta giải thoát; hay tâm chưa giải thoát biết rõ là tâm ta chưa giải thoát. Vị ấy áp dụng, tu tập, làm sung mãn, nhận định chuẩn xác theo ấn tướng đó, vị ấy sau khi đã áp dụng, tu tập, làm sung mãn, nhận định chuẩn xác theo ấn tướng đó, mới chú tâm vào tâm ngoại phần.

446) VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN TÂM VỚI TÂM NGOẠI PHẦN LÀ SAO (19)?

Ở đây, tâm của người khác có tham vị Tỳ kheo biết rõ là tâm của người này có tham, hay tâm của người khác có ly tham vị ấy biết rõ là tâm của người này ly tham; tâm của người khác có sân vị ấy biết rõ là tâm của người này có sân, hay tâm của người khác có ly sân vị ấy biết rõ là tâm của người này ly sân; tâm của người khác có si vị ấy biết rõ là tâm của người này có si, hay tâm của người khác có ly si vị ấy biết rõ là tâm của người này ly si; tâm của người khác hôn trầm vị ấy biết rõ là tâm của người này hôn trầm; tâm của người khác phóng dật vị ấy biết rõ là tâm của người này phóng dật; tâm của người khác đáo đại vị ấy biết rõ là tâm của người này đáo đại, hay tâm của người khác không đáo đại vị ấy biết rõ là tâm của người này không đáo đại; tâm của người khác hữu thuợng vị ấy biết rõ là tâm của người này hữu thuợng; tâm của người khác vô thượng vị ấy biết rõ là tâm của người này vô thượng, tâm của người khác định tĩnh vị ấy biết rõ là tâm của người này định tĩnh; hay tâm của người khác không định tĩnh vị ấy biết rõ là tâm của người này không định tĩnh; tâm của người khác giải thoát vị ấy biết rõ là tâm của người này giải thoát; hay tâm của người khác chưa giải thoát. Vị ấy biết rõ là tâm của người này chưa giải thoát. Vị ấy áp dụng, tu tập, làm sung mãn, nhận định chuẩn xác theo ấn tướng đó; vị ấy sau khi đã áp dụng, tu tập, làm sung mãn, nhận định chuẩn xác theo ấn tướng đó, mới chú tâm vào tâm nội ngoại phần.

447) VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN TÂM ÐỐI VỚI TÂM NỘI NGOẠI PHẦN LÀ SAO (20)?

Ở đây, vị Tỳ kheo biết rõ tâm có tham là tâm có tham, biết rõ tâm ly tham là tâm ly tham, biết rõ tâm có sân là tâm có sân, biết rõ tâm ly sân là tâm ly sân, biết rõ tâm có si là tâm có si, biết rõ tâm ly si là tâm ly si, biết rõ tâm hôn trầm là tâm hôn trầm, biết rõ tâm phóng dật là tâm phóng dật, biết rõ tâm đáo đại là tâm đáo đại, biết rõ tâm không đáo đại là tâm không đáo đại, biết rõ tâm hữu thượng là tâm hữu thượng, biết rõ tâm vô thượng là tâm vô thượng, biết rõ tâm định tĩnh là tâm định tĩnh, biết rõ tâm không định tĩnh là tâm không định tĩnh, biết rõ tâm giải thoát là tâm giải thoát, biết rõ tâm chưa giải thoát là tâm chưa giải thoát. Như vậy là vị Tỳ kheo sống năng quán tâm với tâm nội ngoại phần, nhiệt tâm, tỉnh giác, ức niệm, diệt trừ tham ưu ở đời.

448) NÓI RẰNG: BẬC "NĂNG QUÁN" ... (trùng) ... NÓI RẰNG: "SỐNG" ... (trùng) ... NÓI RẰNG BẬC "NHIỆT TÂM" ... (trùng) ... NÓI RẰNG: BẬC "TỈNH GIÁC" ... (trùng) ... NÓI RẰNG: BẬC "ỨC NIỆM" ... (trùng) ... NÓI RẰNG: "DIỆT TRỪ THAM ƯU Ở ÐỜI".

Ở ÐÂY, ÐỜI LÀ THẾ NÀO?

Ðời chính là tâm này, hay đời là năm thủ uẩn. Ðây gọi là đời.

Ở ÐÂY, THAM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tham luyến, tham đắm ... (trùng) ... tham đắm của tâm. Ðây gọi là tham.

Ở ÐÂY, ƯU LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự bất an thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm, trạng thái của cảm thọ bất an khó chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác bất an, khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là ưu.

Tham này và ưu này là như thế, bị hạn chế trong đời này, bị tẩy trừ, yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt, bởi lẽ ấy được nói rằng: "Diệt trừ tham ưu ở đời".

(DỨT XIỂN MINH QUÁN TÂM)

XIỂN MINH QUÁN PHÁP (Dhammānupassanāniddeso)

449) VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN PHÁP ÐỐI VỚI CÁC PHÁP NỘI PHẦN LÀ SAO (21)?

Ở đây, vị Tỳ kheo nội tâm có dục vọng vị ấy biết rõ là nội tâm ta có dục vọng, nội tâm không có dục vọng vị ấy biết rõ là nội tâm ta không có dục vọng; sự sanh khởi dục vọng chưa sanh khởi như thế nào vị ấy biết rõ thế ấy, sự đoạn trừ dục vọng đã sanh khởi như thế nào vị ấy biết rõ thế ấy, khi dục vọng đã trừ sẽ không sanh trong tương lai như thế nào vị ấy biết rõ thế ấy.

Nội tâm có sân độc ... (trùng) ... nội tâm có hôn thụy ... (trùng) ... nội tâm có trạo hối ... (trùng) ... nội tâm có hoài nghi vị ấy biết rõ là nội tâm ta có hoài nghi, nội tâm không có hoài nghi vị ấy biết rõ là nội tâm ta không có hoài nghi; sự sanh khởi hoài nghi chưa sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ thế ấy; sự đoạn trừ hoài nghi đã sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ thế ấy; khi hoài nghi đã trừ sẽ không sanh trong tương lai như thế nào, vị ấy biết rõ thế ấy.

Nội tâm có niệm giác chi, vị ấy biết rõ là nội tâm ta có niệm giác chi; Nội tâm không có niệm giác chi, vị ấy biết rõ là nội tâm ta không có niệm giác chi; sự sanh khởi niệm giác chi chưa sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ như thế ấy; sự bổ túc phát triển niệm giác chi đã sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ như thế ấy.

Nội tâm có trạch pháp giác chi ... (trùng) ... nội tâm có cần giác chi ... (trùng) ... nội tâm có hỷ giác chi ... (trùng) ... nội tâm có tịnh giác chi ... (trùng) ... nội tâm có định giác chi ... (trùng) ... nội tâm có xả giác chi, vị ấy biết rõ là nội tâm ta có xả giác chi; nội tâm không có xả giác chi, vị ấy biết rõ là nội tâm ta không có xả giác chi; sự sanh khởi xả giác chi chưa sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ như thế ấy; sự bổ túc phát triển xả giác chi đã sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ như thế ấy.

Vị ấy áp dụng, tu tập, làm sung mãn, nhận định chuẩn xác theo ấn tướng đó; vị ấy sau khi đã áp dụng, tu tập, làm sung mãn, nhận định chuẩn xác theo ấn tướng đó, mới chú tâm vào các pháp ngoại phần.

450) VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN PHÁP ÐỐI VỚI CÁC PHÁP NGOẠI PHẦN LÀ SAO (22)?

Ở đây, vị Tỳ kheo đối với người khác có dục vọng, vị ấy biết rõ là người này có dục vọng; đối với người khác không có dục vọng, vị ấy biết rõ là người này không có dục vọng; sự sanh khởi dục vọng chưa sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ như thế ấy; sự đoạn trừ dục vọng đã sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ như thế ấy; khi dục vọng đã trừ sẽ không sanh trong tương lai như thế nào, vị ấy biết rõ như thế ấy.

Ðối với người khác có sân độc ... (trùng) ... đối với người khác có hôn thụy ... (trùng) ... đối với người khác có trạo hối ... (trùng) ... đối với người khác có hoài nghi, vị ấy biết rõ là người này có hoài nghi; đối với người khác không có hoài nghi, vị ấy biết rõ là người này không có hoài nghi; sự sanh khởi hoài nghi chưa sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ thế ấy; sự đoạn trừ hoài nghi đã sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ thế ấy; khi hoài nghi đã trừ sẽ không sanh trong tương lai như thế nào, vị ấy biết rõ thế ấy.

Ðối với người khác có niệm giác chi, vị ấy biết rõ là người này có niệm giác chi; đối với người khác không có niệm giác chi, vị ấy biết rõ là người này không có niệm giác chi; sự sanh khởi niệm giác chi chưa sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ như thế ấy; sự bổ túc phát triển niệm giác chi đã sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ như thế ấy.

Ðối với người khác có trạch pháp giác chi ... (trùng) ... đối với người khác có cần giác chi ... (trùng) ... đối với người khác có hỷ giác chi ... (trùng) ... đối với người khác có tịnh giác chi ... (trùng) ... đối với người khác có định giác chi ... (trùng) ... đối với người khác có xả giác chi, vị ấy biết rõ là người này có xả giác chi; đối với người khác không có xả giác chi, vị ấy biết rõ là người này không có xả giác chi; sự sanh khởi xả giác chi chưa sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ như thế ấy; sự bổ túc phát triển xả giác chi đã sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ như thế ấy. Vị ấy áp dụng, tu tập, làm sung mãn, nhận định chuẩn xác theo ấn tướng đó, vị ấy sau khi đã áp dụng, tu tập, làm sung mãn nhận định chuẩn xác theo ấn tướng đó, mới chú tâm vào các pháp nội ngoại phần.

451) VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN PHÁP ÐỐI VỚI CÁC PHÁP NỘI NGOẠI PHẦN LÀ SAO (23)?

Ở đây, vị Tỳ kheo đang có dục vọng biết rõ là có dục vọng, không có dục vọng vị ấy biết rõ là không có dục vọng, sự sanh khởi dục vọng chưa sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ thế ấy; sự đoạn trừ dục vọng đã sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ thế ấy; khi dục vọng đã trừ sẽ không sanh trong tương lai như thế nào, vị ấy biết rõ thế ấy. Ðang có sân độc ... (trùng) ... đang có hôn thụy ... (trùng) ... đang có trạo hối ... (trùng) ... đang có hoài nghi, vị ấy biết rõ là có hoài nghi; không có hoài nghi, vị ấy biết rõ là không có hoài nghi; sự sanh khởi hoài nghi chưa sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ thế ấy; sự đoạn trừ hoài nghi đã sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ thế ấy; khi hoài nghi đã trừ sẽ không sanh trong tương lai như thế nào, vị ấy biết rõ thế ấy.

Ðang có niệm giác chi, vị ấy biết rõ là có niệm giác chi; không có niệm giác chi, vị ấy biết rõ là không có niệm giác chi; sự sanh khởi niệm giác chi chưa sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ thế ấy; sự bổ túc phát triển niệm giác chi đã sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ thế ấy.

Ðang có trạch pháp giác chi ... (trùng) ... Ðang có cần giác chi ... (trùng) ... Ðang có hỷ giác chi ... (trùng) ... Ðang có tịnh giác chi ... (trùng) ... Ðang có định giác chi ... (trùng) ... Ðang có xả giác chi, vị ấy biết rõ là có xả giác chi; không có xả giác chi, vị ấy biết rõ là không có xả giác chi; sự sanh khởi xả giác chi chưa sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ thế ấy; sự bổ túc phát triển xả giác chi đã sanh khởi như thế nào, vị ấy biết rõ thế ấy.

Như vầy là vị Tỳ kheo sống năng quán pháp đối với các pháp nội ngoại phần, nhiệt tâm, tỉnh giác, ức niệm, diệt trừ tham ưu ở đời.

452) NÓI RẰNG: "BẬC NĂNG QUÁN" Ở ÐÂY SỰ NĂNG QUÁN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hiểu biết, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây gọi là sự năng quán, vị dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt với sự năng quán này, bởi lẽ ấy mới gọi là bậc năng quán.

453) NÓI RẰNG "SỐNG", tức là cử động, xử sự, trông nom, duy trì, sinh sống, hành động, trú ngụ, bởi lẽ ấy gọi là sống.

454) NÓI RẰNG: "BẬC NHIỆT TÂM". Ở ÐÂY SỰ NHIỆT TÂM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự nhiệt tâm. Vị dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt với sự nhiệt tâm này, bởi lẽ ấy mới gọi là bậc nhiệt tâm.

455) NÓI RẰNG: "BẬC TỈNH GIÁC". Ở ÐÂY SỰ TỈNH GIÁC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hiểu biết, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây gọi là sự tỉnh giác. Vị dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt với sự tỉnh giác này, bởi lẽ ấy mới gọi là bậc tỉnh giác.

456) NÓI RẰNG: "BẬC ỨC NIỆM". Ở ÐÂY, SỰ ỨC NIỆM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự nhớ đến, sự tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm. Ðây gọi là sự ức niệm. Vị dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt với sự ức niệm này, bởi lẽ ấy mới gọi là bậc ức niệm.

457) NÓI RẰNG: "DIỆT TRỪ THAM ƯU Ở ÐỜI".

Ở ÐÂY, ÐỜI LÀ THẾ NÀO?

Ðời chính là các pháp đó, hay đời là năm thủ uẩn. Ðây gọi là đời.

Ở ÐÂY, THAM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tham luyến, tham đắm ... (trùng) ... tham đắm của tâm. Ðây gọi là tham.

Ở ÐÂY, ƯU LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự bất an thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm, trạng thái của cảm thọ bất an khó chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác bất an khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là ưu.

Tham này và ưu này là như thế, bị hạn chế trong đời này, bị tẩy trừ, yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; bởi lẽ ấy được nói rằng: "Diệt trừ tham ưu ở đời".

(DỨT XIỂN MINH QUÁN PHÁP)

(DỨT PHẦN PHÂN TÍCH THEO KINH)

2/ NIỆM XỨ PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP (ABHIDHAMMABHĀJANĪYAM)

458) BỐN NIỆM XỨ là nơi đây, vị Tỳ kheo sống năng quán thân đối với thân; sống năng quán thọ đối với các thọ; sống năng quán tâm đối với tâm; sống năng quán pháp đối với các pháp.

459) VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN THÂN ÐỐI VỚI THÂN LÀ SAO?

Ở đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì, năng quán thân đối với thân; trong khi ấy có chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm xứ; các pháp còn lại là tương ưng niệm xứ.

VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN THỌ ÐỐI VỚI CÁC THỌ LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì, năng quán thọ đối với các thọ; trong khi ấy có chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm xứ; các pháp còn lại là tương ưng niệm xứ.

VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN TÂM ÐỐI VỚI TÂM LÀ SAO?

Ở đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì, năng quán tâm đối với tâm; trong khi ấy có chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm xứ; các pháp còn lại là tương ưng niệm xứ.

VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN PHÁP ÐỐI VỚI CÁC PHÁP LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì, năng quán pháp đối với pháp; trong khi ấy có chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm xứ; các pháp còn lại là tương ưng niệm xứ.

Ở ÐÂY, NIỆM XỨ LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì, năng quán pháp trong các pháp; trong khi ấy có chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm xứ; các pháp còn lại là tương ưng niệm xứ.

460) BỐN NIỆM XỨ: Nơi đây, vị Tỳ kheo sống năng quán thân đối với thân; vị Tỳ kheo sống năng quán thọ đối với các thọ; sống năng quán tâm đối với tâm; vị Tỳ kheo sống năng quán pháp đối với các pháp.

461) VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN THÂN ÐỐI VỚI THÂN LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện Siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền Không tánh, hành nan đắc trì, năng quán thân đối với thân thành tựu quả; trong khi ấy có chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm xứ; các pháp còn lại là tương ưng niệm xứ.

VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN THỌ ÐỐI VỚI CÁC THỌ LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập Thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện Siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền Không tánh, hành nan đắc trì năng quán thọ đối với các thọ, thành tựu quả trong khi ấy có chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm xứ; các pháp còn lại là tương ưng niệm xứ.

VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN TÂM ÐỐI VỚI TÂM LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập Thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện Siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền Không tánh, hành nan đắc trì; năng quán tâm đối với tâm, thành tựu quả, trong khi ấy có chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm xứ; các pháp còn lại là tương ưng niệm xứ.

VỊ TỲ KHEO SỐNG NĂNG QUÁN PHÁP ÐỐI VỚI CÁC PHÁP LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập Thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện Siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền Không tánh, hành nan đắc trì, năng quán pháp đối với các pháp, thành tựu quả; trong khi ấy có chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm xứ; các pháp còn lại là tương ưng niệm xứ.

Ở ÐÂY, NIỆM XỨ LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập Thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện Siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền Không tánh, hành nan đắc trì, năng quán pháp đối với các pháp, thành tựu quả; trong khi ấy có chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm xứ; các pháp còn lại là tương ưng niệm xứ.

(DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP)

3/ PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakam)

462) BỐN NIỆM XỨ: Nơi đây, vị Tỳ kheo sống năng quán thân đối với thân, nhiệt tâm tỉnh giác, ức niệm, diệt trừ tham ưu ở đời; sống năng quán thọ đối với các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, ức niệm diệt trừ tham ưu ở đời; sống năng quán tâm đối với tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, ức niệm, để diệt trừ tham ưu ở đời; sống năng quán pháp đối với các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, ức niệm, diệt trừ tham ưu ở đời. Ðối với bốn niệm xứ có BAO NHIÊU LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ? ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?

463) (BỐN NIỆM XỨ) có thể là thiện, có thể là vô ký.

(Bốn niệm xứ) có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

(Bốn niệm xứ) có thể là dị thục, có thể là di thục nhân.

(Bốn niệm xứ) là phi thành do thủ phi cảnh thủ.

(Bốn niệm xứ) là phi phiền toái phi cảnh phiền não.

(Bốn niệm xứ) có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

(Bốn niệm xứ) có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả.

(Bốn niệm xứ) là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bốn niệm xứ) là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bốn niệm xứ) có thể là nhân tịch diệt, có thể là phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt.

(Bốn niệm xứ) có thể là hữu học, có thể là vô học.

(Bốn niệm xứ) là vô lượng

(Bốn niệm xứ) là biết cảnh vô lượng.

(Bốn niệm xứ) là tinh lương.

(Bốn niệm xứ) có thể là cố định phần chánh, có thể là phi cố định.

(Bốn niệm xứ) là có đạo thành cảnh, có thể có đạo thành nhân, có thể có đạo thành trưởng; có thể không nên nói là có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng.

(Bốn niệm xứ) có thể là sinh tồn, có thể là vị sinh tồn, có thể là chuẩn sanh.

(Bốn niệm xứ) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.

(Bốn niệm xứ) không nên nói là biết cảnh quá khứ hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại.

(Bốn niệm xứ) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

(Bốn niệm xứ) là biết cảnh nội ngoại phần.

(Bốn niệm xứ) là vô kiến vô đối chiếu.

464) (BỐN NIỆM XỨ) là phi nhân, là hữu nhân, là tương ưng nhân, không nên nói là nhân hữu nhân mà là hữu nhân phi nhân, không nên nói là nhân tương ưng nhân mà là tương ưng nhân phi nhân. Là phi nhân hữu nhân.

(Bốn niệm xứ) là hữu duyên, là hữu vi là vô kiến. Là vô đối chiếu. Là phi sắc. Là Siêu thế. Là đáng vài tâm biết, không đáng vài tâm biết.

(Bốn niệm xứ) là phi lậu. Là phi cảnh lậu. Là bất tương ưng lậu, không nên nói là lậu cảnh lậu, hay cảnh lậu phi lậu, không nên nói là lậu tương ưng lậu, hay tương ưng lậu phi lậu. Là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

(Bốn niệm xứ) là phi triền ... (trùng) ...

(Bốn niệm xứ) là phi phược ... (trùng) ...

(Bốn niệm xứ) là phi bộc ... (trùng) ...

(Bốn niệm xứ) là phi phối ... (trùng) ...

(Bốn niệm xứ) là phi cái ... (trùng) ...

(Bốn niệm xứ) là phi khinh thị ... (trùng) ...

(Bốn niệm xứ) là hữu tri cảnh. Là phi tâm. Là sở hữu tâm. Là tương ưng tâm. Là hòa với tâm. Là có tâm sở sanh. Là đồng hiện hữu với tâm. Là tùy chuyển với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh. Là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Là ngoại phần. Là phi y sinh. Là phi do thủ.

(Bốn niệm xứ) là phi thủ ... (trùng) ...

(Bốn niệm xứ) là phi phiền não ... (trùng) ...

(Bốn niệm xứ) là không đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ. Có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm. Có thể là hữu tứ, có thể là vô tứ. Có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ. Có thể là câu hành hỷ, có thể phi câu hành hỷ. Có thể là câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc. Có thể là câu hành xả, có thể là phi câu hành xả. Là phi dục giới, là phi sắc giới, là phi vô sắc giới. Là phi hệ thuộc. Có thể là pháp dẫn xuất, có thể là phi dẫn xuất. Có thể là cố định, có thể là phi cố định. Là vô thượng. Là vô tranh.

(DỨT PHẦN VẤN ÐÁP)

(TRỌN VẸN NIỆM XỨ PHÂN TÍCH)

CHÚ THÍCH 7

1) Cattāre satipatthānā.

2) Ajjhattam kāye kāyānupassī.

3) Bahiddhā kāye kāyānupassī.

4) Ajjhattabahiddhā kāye kāyānupassī.

5) Anupassī.

6) Ātāpi.

7) Viharati.

8) Sampajāno.

9) Satimā.

10) Vineyya loke abhijjhādomanassam.

11) Loka.

12) Abhijjhā.

13) Domanassa.

14) Ajjhattam vedanāsu vedanānupassī.

15) Bahiddhā vedanāsu vedanānupassī.

16) Svavatthita.

17) Ajjhattabahiddhā Vedanāsu Vedanānupassi.

18) Ajjhattam citte cittānupassī.

19) Bahiddhā citte cittānupassī.

20) Ajjhattabahiddhā citte cittānupassī.

21) Ajjhattam dhammesu dhammānupassī.

22) Bahiddhā dhammesu dhammānupassī.

23) Ajjhattabahiddhā dhammesu dhammānupassī.

Tpt1, VIII. Chánh cần phân tích

VIII. CHÁNH CẦN PHÂN TÍCH (SAMMAPPADHĀNAVIBHANGO)

1/ CẦN PHÂN TÍCH THEO KINH (Suttantabhājanīyam)

465) BỐN CHÁNH CẦN (1)

Nơi đây, vị Tỳ kheo ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh.

Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh.

Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để phát sanh các thiện pháp chưa sanh.

Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì không cho sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh.

466) VỊ TỲ KHEO ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu không để cho sanh các ÁC BẤT THIỆN PHÁP CHƯA SANH LÀ SAO?

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CÁC ÁC BẤT THIỆN PHÁP CHƯA SANH?

Tức là ba căn bất thiện tham, sân, si những phiền não đồng nương căn ấy, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn tương ưng căn ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây gọi là các ác bất thiện pháp chưa sanh. Như thế, vị ấy ước vọng, tinh tấn, chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh này.

467) NÓI RẰNG: "ƯỚC VỌNG (2)". Ở ÐÂY, SỰ ƯỚC VỌNG LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hoài bão, lập nguyện, muốn làm, là thiện tánh pháp dục. Ðây gọi là sự ước vọng. Vị ấy sản sanh, sinh thành, khởi dậy, ứng khởi, sanh ra, sanh khởi sự ước vọng này, bởi lẽ ấy được nói rằng: "ước vọng".

468) NÓI RẰNG: "TINH TẤN (3)". Ở ÐÂY, SỰ TINH TẤN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự tinh tấn.

Vị ấy dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt với sự tinh tấn này; bởi lẽ ấy được nói rằng "tinh tấn".

469) NÓI RẰNG: "CHUYÊN CẦN (4)". Ở ÐÂY, CẦN LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn. Ðây gọi là cần.

Vị ấy khởi sự, khởi xướng, áp dụng, tu tập, làm sung mãn pháp cần này, bởi lẽ ấy được nói rằng: "chuyên cần".

470) NÓI RẰNG: "KIÊN TÂM (5)". Ở ÐÂY, TÂM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Vị ấy kiên trì, bảo trì, ủng hộ, hỗ trợ tâm này, bởi lẽ ấy được nói rằng "kiên tâm".

471) NÓI RẰNG: "PHẤN ÐẤU (6)". Ở ÐÂY, SỰ PHẤN ÐẤU LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự phấn đấu.

Vị ấy dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với sự phấn đấu này; bởi lẽ ấy được nói rằng: phấn đấu.

472) VỊ TỲ KHEO ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để đoạn trừ các ÁC BẤT THIỆN PHÁP ÐÃ SANH KHỞI LÀ SAO?

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CÁC ÁC BẤT THIỆN PHÁP ÐÃ SANH?

Tức là ba căn bất thiện tham, sân, si, những phiền não đồng nương căn ấy, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn tương ưng căn ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây gọi là các ác bất thiện pháp đã sanh. Như thế, vị ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh này.

473) NÓI RẰNG: "ƯỚC VỌNG". Ở ÐÂY, SỰ ƯỚC VỌNG LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hoài bão, lập nguyện, muốn làm, là thiện tánh pháp dục. Ðây gọi là sự ước vọng.

Vị ấy sản sanh, sinh thành, khởi dậy, ứng khởi, sanh ra, sanh khởi sự ước vọng này. Bởi lẽ ấy được nói rằng: "ước vọng".

474) NÓI RẰNG: "TINH TẤN". Ở ÐÂY, SỰ TINH TẤN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự tinh tấn.

Vị ấy dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với sự tinh tấn này. Bởi lẽ ấy được nói rằng: "tinh tấn".

475) NÓI RẰNG: "CHUYÊN CẦN". Ở ÐÂY, CẦN LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn. Ðây gọi là cần.

Vị ấy khởi xướng, khởi sự, áp dụng, tu tập, làm sung mãn pháp cần này. Bởi lẽ ấy được nói rằng: "chuyên cần".

476) NÓI RẰNG: "KIÊN TÂM". Ở ÐÂY, TÂM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Vị ấy kiên trì, bảo trì, ủng hộ, hỗ trợ tâm này. Bởi lẽ ấy được nói rằng "kiên tâm".

477) NÓI RẰNG: "PHẤN ÐẤU". Ở ÐÂY, SỰ PHẤN ÐẤU LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự phấn đấu.

Vị ấy dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với sự phấn đấu này. Bởi lẽ ấy được nói rằng: "phấn đấu".

478) VỊ TỲ KHEO ước vọng tinh tấn chuyên cần quyết tâm phấn đấu để phát sanh các thiện pháp chưa sanh là sao?

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CÁC THIỆN PHÁP CHƯA SANH?

Tức là ba căn thiện vô tham, vô sân, vô si, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn tương ưng căn ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây gọi là các thiện pháp chưa sanh. Như thế, vị ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để phát sanh các thiện pháp chưa sanh này.

479) NÓI RẰNG: "ƯỚC VỌNG" ... (trùng) ... NÓI RẰNG "TINH TẤN" ... (trùng) ... NÓI RẰNG: "CHUYÊN CẦN" ... (trùng) ... NÓI RẰNG: "KIÊN TÂM" ... (trùng) ... NÓI RẰNG: "PHẤN ÐẤU". Ở ÐÂY SỰ PHẤN ÐẤU LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự phấn đấu.

Vị ấy dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với sự phấn đấu này. Bởi lẽ ấy được nói rằng: "phấn đấu".

480) VỊ TỲ KHEO ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để DUY TRÌ, KHÔNG CHO SÚT GIẢM, GIA TĂNG TIẾN TRIỂN, PHÁT TRIỂN, BỔ TÚC CÁC THIỆN PHÁP ÐÃ SANH, LÀ SAO?

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CÁC THIỆN PHÁP ÐÃ SANH?

Tức là ba căn thiện vô tham, vô sân, vô si, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn tương ưng căn ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây gọi là các thiện pháp đã sanh. Như thế, vị ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì, không cho sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh này.

481) NÓI RẰNG "ÐỂ DUY TRÌ"

Chi là sự duy trì, ấy là sự không sút giảm; chi là sự không sút giảm, ấy là sự gia tăng; chi là sự gia tăng, ấy là sự tiến triển; chi là sự tiến triển, ấy là sự phát triển; chi là sự phát triển, ấy là sự bổ túc.

482) NÓI RẰNG: "ƯỚC VỌNG" " ... (trùng) ... NÓI RẰNG "TINH TẤN" ... (trùng) ... NÓI RẰNG "CHUYÊN CẦN" ... (trùng) ... NÓI RẰNG "KIÊN TÂM" ... (trùng) ... NÓI RẰNG "PHẤN ÐẤU". Ở ÐÂY SỰ PHẤN ÐẤU LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự phấn đấu.

Vị ấy dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với sự phấn đấu này; bởi lẽ ấy được nói rằng "phấn đấu".

(DỨT PHẦN PHÂN THEO KINH)

2/ CẦN PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhammabhājanīyaṃ)

483) BỐN CHÁNH CẦN:

Nơi đây, vị Tỳ kheo ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để KHÔNG CHO SANH CÁC ÁC BẤT THIỆN pháp chưa sanh.

Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để ÐOẠN TRỪ CÁC ÁC BẤT THIỆN PHÁP ÐÃ SANH.

Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu ÐỂ PHÁT SANH CÁC THIỆN PHÁP CHƯA SANH.

Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu ÐỂ DUY TRÌ KHÔNG CHO SÚT GIẢM, GIA TĂNG, TIẾN TRIỂN, PHÁT TRIỂN, BỔ TÚC CÁC THIỆN PHÁP ÐÃ SANH.

484) VỊ TỲ KHEO ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh là sao?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy vị đó ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh.

485) NÓI RẰNG "ƯỚC VỌNG". Ở ÐÂY, SỰ ƯỚC VỌNG LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hoài bão, lập nguyện, muốn làm, là thiện tánh pháp dục. Ðây gọi là sự ước vọng.

Vị ấy sản sanh, sinh thành, khởi dậy, ứng khởi, sanh ra, sanh khởi sự ước vọng này. Bởi lẽ ấy được nói rằng "ước vọng".

486) NÓI RẰNG: "TINH TẤN". Ở ÐÂY, SỰ TINH TẤN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm, cố gắng, ráng sức, tinh cần, chuyên cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm, cần là cần quyền, chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là sự tinh tấn.

Vị ấy dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt với sự tinh tấn này; bởi lẽ ấy được nói rằng "tinh tấn".

487) NÓI RẰNG: "CHUYÊN CẦN". Ở ÐÂY, CẦN LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là cần.

Vị ấy khởi sự, khởi xướng, áp dụng, tu tập, làm sung mãn pháp cần này; bởi lẽ ấy được nói rằng "chuyên cần".

488) NÓI RẰNG: "KIÊN TÂM". Ở ÐÂY, TÂM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Vị ấy kiên trì, bảo trì, ủng hộ, hỗ trợ tâm này. Bởi lẽ ấy được nói rằng "kiên tâm".

489) NÓI RẰNG: "PHẤN ÐẤU". Ở ÐÂY, CHÁNH CẦN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh cần; các pháp còn lại là tương ưng chánh cần.

490) VỊ TỲ KHEO ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để ÐOẠN TRỪ CÁC ÁC BẤT THIỆN PHÁP ÐÃ SANH LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy vị ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để đoạn trừ các bất thiện pháp đã sanh.

491) NÓI RẰNG "ƯỚC VỌNG" " ... (trùng) ... NÓI RẰNG "TINH TẤN" ... (trùng) ... NÓI RẰNG "CHUYÊN CẦN" ... (trùng) ... NÓI RẰNG "KIÊN TÂM" ... (trùng) ... NÓI RẰNG "PHẤN ÐẤU".

Ở ÐÂY, CHÁNH CẦN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh cần, các pháp còn lại là tương ưng chánh cần.

492) VỊ TỲ KHEO ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để PHÁT SANH CÁC THIỆN PHÁP CHƯA SANH LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy vị đó ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để phát sanh các thiện pháp chưa sanh.

493) NÓI RẰNG "ƯỚC VỌNG" " ... (trùng) ... NÓI RẰNG "TINH TẤN" ... (trùng) ... NÓI RẰNG "CHUYÊN CẦN" ... (trùng) ... NÓI RẰNG "KIÊN TÂM" ... (trùng) ... NÓI RẰNG "PHẤN ÐẤU".

Ở ÐÂY, CHÁNH CẦN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh cần; những pháp còn lại là tương ưng chánh cần.

494) VỊ TỲ KHEO ƯỚC VỌNG TINH TẤN CHUYÊN CẦN KIÊN TÂM PHẤN ÐẤU ÐỂ DUY TRÌ (7) KHÔNG CHO SÚT GIẢM (8), GIA TĂNG (9), TIẾN TRIỂN (10), PHÁT TRIỂN (11), BỔ TÚC (12) CÁC THIỆN PHÁP ÐÃ SANH LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy vị đó ước vọng tinh tấn, chuyên cần, kiên tâm phấn đấu để duy trì không cho sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh.

495) NÓI RẰNG "ÐỂ DUY TRÌ"

Chi là sự duy trì, ấy là sự không sút giảm; chi là sự không sút giảm, ấy là sự gia tăng; chi là sự gia tăng, ấy là sự tiến triển; chi là sự tiến triển, ấy là sự phát triển; chi là sự phát triển, ấy là sự bổ túc.

496) NÓI RẰNG "ƯỚC VỌNG". Ở ÐÂY, SỰ ƯỚC VỌNG LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hoài bão, lập nguyện, muốn làm, là thiện tánh pháp dục. Ðây gọi là sự ước vọng.

Vị ấy sản sanh, sinh thành, khởi dậy, ứng khởi, sanh ra, sanh khởi sự ước vọng này, Bởi lẽ ấy được nói rằng "ước vọng".

497) NÓI RẰNG "TINH TẤN". Ở ÐÂY, SỰ TINH TẤN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là sự tinh tấn.

Vị ấy dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với sự tinh tấn này; bởi lẽ ấy được nói rằng "tinh tấn".

498) NÓI RẰNG "CHUYÊN CẦN". Ở ÐÂY, CẦN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là cần.

Vị ấy khởi sự, khởi xướng, áp dụng, tu tập, làm sung mãn pháp cần này. Bởi lẽ ấy được nói rằng "chuyên cần".

499) NÓI RẰNG "KIÊN TÂM". Ở ÐÂY, TÂM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Vị ấy kiên trì, bảo trì, ủng hộ, hỗ trợ tâm này; bởi lẽ ấy được nói rằng "kiên tâm".

500) NÓI RẰNG "PHẤN ÐẤU". Ở ÐÂY, CHÁNH CẦN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh cần; các pháp còn lại là tương ưng chánh cần.

501) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CHÁNH CẦN?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy, có chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh cần, các pháp còn lại là tương ưng chánh cần.

(DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP)

3/ PHẦN VẤN ÐÁP (Panhāpucchakaṃ)

502) BỐN CHÁNH CẦN:

Nơi đây, vị Tỳ kheo ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu, để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh.

Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh.

Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để phát sanh các thiện pháp chưa sanh.

Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì, không sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh.

Trong bốn chánh cần có BAO NHIÊU LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ? ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?

503) (BỐN CHÁNH CẦN) chỉ là thiện.

(Bốn chánh cần) có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng xả thọ.

(Bốn chánh cần) là pháp dị thục nhân.

(Bốn chánh cần) là phi thành do thủ phi cảnh thủ.

(Bốn chánh cần) là phi phiền toái phi cảnh phiền não.

(Bốn chánh cần) có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

(Bốn chánh cần) có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả.

(Bốn chánh cần) là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bốn chánh cần) là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bốn chánh cần) là nhân tịch diệt.

(Bốn chánh cần) là hữu học.

(Bốn chánh cần) là vô lượng

(Bốn chánh cần) là biết cảnh vô lượng.

(Bốn chánh cần) là tinh lương.

(Bốn chánh cần) là cố định phần chánh.

(Bốn chánh cần) không có đạo thành cảnh, mà có đạo thành nhân; có thể có đạo thành trưởng, có thể không nên nói là có đạo thành trưởng.

(Bốn chánh cần) có thể là sinh tồn; có thể là vị sanh tồn; không nên nói là chuẩn sanh.

(Bốn chánh cần) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.

(Bốn chánh cần) không nên nói là biết cảnh quá khứ hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại.

(Bốn chánh cần) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

(Bốn chánh cần) là biết cảnh ngoại phần.

(Bốn chánh cần) là vô kiến vô đối chiếu.

504) (BỐN CHÁNH CẦN) là phi nhân. Là hữu nhân. Là tương ưng nhân. Không nên nói là nhân hữu nhân, mà là hữu nhân phi nhân. Không nên nói là nhân tương ưng nhân, mà là tương ưng nhân phi nhân. Là phi nhân hữu nhân.

(Bốn chánh cần) là hữu duyên. Là hữu vi. Là vô kiến. Là vô đối chiếu. Là phi sắc. Là Siêu thế. Là đáng vài tâm biết; cũng không đáng vài tâm biết.

(Bốn chánh cần) là phi lậu. Là phi cảnh lậu. Là bất tương ưng lậu. Không nên nói là lậu cảnh lậu hay cảnh lậu phi lậu. Không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu. Là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

(Bốn chánh cần) là phi triền ... (trùng) ...

(Bốn chánh cần) là phi phược ... (trùng) ...

(Bốn chánh cần) là phi bộc ... (trùng) ...

(Bốn chánh cần) là phi phối ... (trùng) ...

(Bốn chánh cần) là phi cái ... (trùng) ...

(Bốn chánh cần) là phi khinh thị ... (trùng) ...

(Bốn chánh cần) là hữu tri cảnh. Là phi tâm. Là sở hữu tâm. Là tương ưng tâm. Là hòa với tâm. Là có tâm làm sở sanh. Là đồng hiện hữu với tâm. Là tùy chuyển với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh. Là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Là ngoại phần. Là phi y sinh. Là phi do thủ.

(Bốn chánh cần) là phi thủ ... (trùng) ...

(Bốn chánh cần) là phi phiền não ... (trùng) ...

(Bốn chánh cần) là không đáng do kiến đạo đoạn trừ, ø không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ. Có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm. Có thể là hữu tứ, có thể là vô tứ. Có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ. Có thể là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ, có thể câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc. Có thể là câu hành xả, có thể là phi câu hành xả. Là phi dục giới. Là phi sắc giới. Là phi vô sắc giới. Là vô hệ thuộc. Là pháp dẫn xuất. Là cố định. Là vô thượng. Là vô tranh.

(DỨT PHẦN VẤN ÐÁP)

(TRỌN VẸN CHÁNH CẦN PHÂN TÍCH)

CHÚ THÍCH 8

1) Cattāro sammappadhānā.

2) Chanda.

3) Vāyāma.

4) Ārabhati.

5) Cittam pagganhāti.

6) Padahati.

7) Thiti.

8) Asammosa.

9) Bhiyyobhāva.

10) Vepulla.

11) Bhāvanā.

12) Pāripūri.

Tpt1, IX. Thần túc phân tích

IX. THẦN TÚC PHÂN TÍCH (IDDHIPĀDAVIBHAṄGO)

1/ THẦN TÚC PHÂN TÍCH TÍCH THEO KINH (Suttantabhājanīyaṃ)

505) BỐN THẦN TÚC:

Nơi đây, vị Tỳ kheo tu tập thần túc hợp theo dục định cần hành.

Tu tập thần túc hợp theo tấn định cần hành.

Tu tập thần túc hợp theo tâm định cần hành.

Tu tập thần túc hợp theo thẩm định cần hành.

506) VỊ TỲ KHEO TU TẬP THẦN TÚC HỢP THEO DỤC ÐỊNH CẦN HÀNH (1) LÀ SAO?

Nếu vị Tỳ kheo lấy dục làm trưởng rồi mới đặc định, đắc nhất hành tâm; đây gọi là dục định. Vị ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh; ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh; ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để phát sanh các thiện pháp chưa sanh; ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì không cho sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh; đây gọi là cần hành. Dục định này và cần hành này như thế, gồm lại gom chung thành một mà định danh là dục định cần hành.

507) Ở ÐÂY, DỤC (2) LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hoài bão, lập nguyện, muốn làm, là thiện tâm pháp dục. Ðây gọi là dục.

Ở ÐÂY, ÐỊNH (3) LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm, sự vững vàng, vững trú, không tán loạn, không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây gọi là định.

Ở ÐÂY, CẦN HÀNH (4) LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm, sự cố gắng, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm, tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây gọi là cần hành.

Vị ấy dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt với dục định này và cần hành này như thế. Bởi lẽ ấy được nói rằng: "Hiệp theo dục định cần hành".

508) NÓI RẰNG: "THẦN" tức cái chi là sự chú ý đối với các pháp ấy, sự hoàn thành, thành công, thành mãn, đắc thành, viên đắc, đạt đến, thành đạt, chứng đắc, tác chứng, thành tựu.

Nói rằng, "THẦN TÚC", tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn của bậc thực chứng.

Nói rằng "TU TẬP THẦN TÚC" tức là áp dụng tu tiến, làm sung mãn các pháp ấy, bởi lẽ đó được nói rằng "tu tập thần túc".

509) VỊ TỲ KHEO TU TẬP THẦN TÚC HIỆP THEO TẤN ÐỊNH CẦN HÀNH LÀ SAO?

Nếu vị Tỳ kheo lấy tấn là trưởng rồi mới đắc định, đắc nhất hành tâm. Ðây gọi là tấn định.

Vị Tỳ kheo ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh ... (trùng) ... để đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh ... (trùng) ... để phát sanh các thiện pháp chưa sanh; ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì không cho sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh. Ðây gọi là cần hành. Tấn định này và cần hành này như thế, gồm lại gom chung thành một mà định danh là tấn định cần hành.

510) Ở ÐÂY, TẤN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn. Ðây gọi là tấn.

Ở ÐÂY, ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm, sự vững vàng, vững trú, không tán loạn, không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây gọi là định.

Ở ÐÂY, CẦN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn. Ðây gọi là cần hành.

Vị ấy dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với tấn này định này và cần hành này như thế; bởi lẽ ấy được nói rằng: "Hiệp theo tấn định cần hành".

511) NÓI RẰNG: "THẦN" tức cái chi là sự như ý đối với các pháp ấy, sự hoàn thành, thành công, thành mãn, đắc thành, viên đắc, đạt đến, thành đạt, chứng đắc, tác chứng, thành tựu.

Nói rằng, "THẦN TÚC", tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn của bậc thực chứng.

Nói rằng "TU TẬP THẦN TÚC" tức là áp dụng tu tiến, làm sung mãn các pháp ấy; bởi lẽ đó được nói rằng "tu tập thần túc".

512) VỊ TỲ KHEO TU TẬP THẦN TÚC HIỆP VỚI TÂM ÐỊNH CẦN HÀNH LÀ SAO (5)?

Nếu vị Tỳ kheo lấy tâm là trưởng rồi mới đắc định, đắc nhất hành tâm, đây gọi là tâm định. Vị Tỳ kheo ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh ... (trùng) ... để đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh ... (trùng) ... để phát sanh các thiện pháp chưa sanh; ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì không cho sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh. Ðây gọi là cần hành. Tâm định này và cần hành này như thế, gồm lại gom chung thành một mà định danh là tâm định cần hành.

513) Ở ÐÂY, TÂM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Ở ÐÂY, ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm ... (trùng) ... chánh định. Ðây gọi là định.

Ở ÐÂY, CẦN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn. Ðây gọi là cần hành.

Vị ấy dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với tâm này, định này và cần hành như thế. Bởi lẽ ấy được nói rằng "Hiệp theo tâm định cần hành".

514) NÓI RẰNG: "THẦN" tức là cái chi là sự như ý đối với các pháp ấy, sự hoàn thành, thành công, thành mãn, đắc thành, viên đắc, đạt đến, thành đạt, chứng đắc, tác chứng, thành tựu.

Nói rằng, "THẦN TÚC" tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn của bậc thực chứng.

Nói rằng "tu tập thần túc", tức là áp dụng tu tiến, làm sung mãn các pháp ấy. Bởi lẽ ấy được nói rằng "tu tập thần túc".

515) VỊ TỲ KHEO TU TẬP THẦN TÚC HIỆP THEO THẨM ÐỊNH CẦN HÀNH (6) LÀ SAO?

Nếu vị Tỳ kheo lấy thẩm là trưởng rồi mới đắc định, đắc nhất hành thẩm, đây gọi là thẩm định. Vị Tỳ kheo ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh ... (trùng) ... để đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh ... (trùng) ... để phát sanh các thiện pháp chưa sanh; ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì không cho sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh. Ðây gọi là cần hành. Thẩm định này và cần hành này như thế, gồm chung gom lại thành một mà định danh là thẩm định cần hành.

516) Ở ÐÂY, THẨM (7) LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hiểu biết, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây gọi là thẩm.

Ở ÐÂY, ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm ... (trùng) ... chánh định. Ðây gọi là định.

Ở ÐÂY, CẦN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn. Ðây gọi là cần hành.

Vị ấy dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với thẩm này, định này và cần hành này như thế. Bởi lẽ ấy được nói rằng "Hiệp theo thẩm định cần hành".

517) NÓI RẰNG: "THẦN" tức cái chi là sự như ý đối với các pháp ấy, sự hoàn thành, thành công, thành mãn, đắc thành, viên đắc, đạt đến, thành đạt, chứng đắc, tác chứng, thành tựu.

Nói rằng, "THẦN TÚC", tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn của bậc thực chứng.

Nói rằng "TU TẬP THẦN TÚC", tức là áp dụng tu tiến, làm sung mãn các pháp ấy. Bởi lẽ ấy được nói rằng "tu tập thần túc".

(DỨT PHẦN PHÂN THEO KINH)

2/ THẦN TÚC PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP (ABHIDHAMMABHĀJANĪYAṂ)

518) BỐN THẦN TÚC:

Nơi đây, vị Tỳ kheo tu tập thần túc hiệp theo dục định cần hành.

Tu tập thần túc hiệp theo tấn định cần hành.

Tu tập thần túc hiệp theo tâm định cần hành.

Tu tập thần túc hiệp theo thẩm định cần hành.

519) VỊ TỲ KHEO TU TẬP THẦN TÚC HIỆP THEO DỤC ÐỊNH CẦN HÀNH LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy, vị đó tu tập thần túc hiệp theo dục định cần hành.

520) Ở ÐÂY, DỤC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hoài bão, lập nguyện, muốn làm, là thiện tánh pháp dục. Ðây gọi là dục.

Ở ÐÂY, ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm ... (trùng) ... chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là định.

Ở ÐÂY, CẦN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là cần hành.

Vị ấy dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với dục này, định này và cần hành này như thế. Bởi lẽ ấy được nói rằng "Hiệp theo dục định cần hành".

521) NÓI RẰNG: "THẦN" tức là cái chi là sự như ý đối với các pháp ấy, sự hoàn thành, thành công, thành mãn, đắc thành, viên đắc, đạt đến, thành đạt, chứng đắc, tác chứng, thành tựu.

Nói rằng, "THẦN TÚC", tức là xúc ... (trùng) ... cần cố, bất phóng dật của bậc thực chứng.

Nói rằng "TU TẬP THẦN TÚC", tức là áp dụng tu tiến, làm sung mãn các pháp ấy. Bởi lẽ đó được nói rằng "tu tập thần túc".

522) VỊ TỲ KHEO TU TẬP THẦN TÚC HIỆP THEO TẤN ÐỊNH CẦN HÀNH LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy, vị đó tu tập thần túc hiệp theo tấn định cần hành.

523) Ở ÐÂY, TẤN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là tấn.

Ở ÐÂY, ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm ... (trùng) ... chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là định.

Ở ÐÂY, CẦN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là cần hành.

Vị ấy dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với tấn này, định này và cần hành này như thế. Bởi lẽ ấy được nói rằng "Hiệp theo tấn định cần hành".

524) NÓI RẰNG: "THẦN" tức cái chi là sự như ý đối với các pháp ấy, sự hoàn thành, thành công, thành mãn, đắc thành, viên đắc, đạt đến, thành đạt, chứng đắc, tác chứng, thành tựu.

Nói rằng, "THẦN TÚC", tức là xúc ... (trùng) ... cần cố, bất phóng dật của bậc thực chứng.

Nói rằng "TU TẬP THẦN TÚC", tức là áp dụng tu tiến, làm sung mãn các pháp ấy. Bởi lẽ đó được nói rằng "tu tập thần túc".

525) VỊ TỲ KHEO TU TẬP THẦN TÚC HIỆP THEO TÂM ÐỊNH CẦN HÀNH LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy, vị đó tu tập thần túc hiệp theo tâm định cần hành.

526) Ở ÐÂY, TÂM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Ở ÐÂY, ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm ... (trùng) ... chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là định.

Ở ÐÂY, CẦN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là cần hành.

Vị ấy dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với tâm này, định này và cần hành này. Bởi lẽ ấy được nói rằng "Hiệp theo tâm định cần hành".

527) NÓI RẰNG: "THẦN" tức cái chi là sự như ý đối với các pháp ấy, sự hoàn thành, thành công, thành mãn, đắc thành, viên đắc, đạt đến, thành đạt, chứng đắc, tác chứng, thành tựu.

Nói rằng, "THẦN TÚC", tức là xúc ... (trùng) ... cần cố, bất phóng dật của bậc thực chứng.

Nói rằng "TU TẬP THẦN TÚC", tức là áp dụng tu tiến, làm sung mãn các pháp ấy. Bởi lẽ đó được nói rằng "tu tập thần túc".

528) VỊ TỲ KHEO TU TẬP THẦN TÚC HIỆP THEO THẨM ÐỊNH CẦN HÀNH LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy, vị đó tu tập thần túc hiệp theo thẩm định cần hành.

529) Ở ÐÂY, THẨM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hiểu biết, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là thẩm.

Ở ÐÂY, ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm ... (trùng) ... chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là định.

Ở ÐÂY, CẦN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là cần hành.

Vị ấy dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt với thẩm này, định này và cần hành này như thế. Bởi lẽ ấy được nói rằng: "Hiệp theo thẩm định cần hành".

530) NÓI RẰNG: "THẦN" tức cái chi là sự như ý đối với các pháp ấy, sự hoàn thành, thành công, thành mãn, đắc thành, viên đắc, đạt đến, thành đạt, chứng đắc, tác chứng, thành tựu.

Nói rằng, "THẦN TÚC", tức là xúc ... (trùng) ... cần cố, bất phóng dật của bậc thực chứng.

Nói rằng "TU TẬP THẦN TÚC", tức là áp dụng tu tiến, làm sung mãn các pháp ấy. Bởi lẽ đó được nói rằng "tu tập thần túc".

531) BỐN THẦN TÚC LÀ DỤC THẦN TÚC, TẤN THẦN TÚC, TÂM THẦN TÚC, THẨM THẦN TÚC.

532) Ở ÐÂY, DỤC THẦN TÚC LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có chi là sự hoài bão, lập nguyện, muốn làm, là thiện tánh pháp dục. Ðây gọi là dục thần túc, các pháp còn lại là tương ưng dục thần túc.

533) Ở ÐÂY, TẤN THẦN TÚC LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là tấn thần túc, các pháp còn lại là tương ưng tấn thần túc.

534) Ở ÐÂY, TÂM THẦN TÚC LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm thần túc, các pháp còn lại là tương ưng tâm thần túc.

535) Ở ÐÂY, THẨM THẦN TÚC LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có chi là sự hiểu biết, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là thẩm thần túc, các pháp còn lại là tương ưng thẩm thần túc.

(DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP)

3/ PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakaṃ)

536) BỐN THẦN TÚC:

Nơi đây, vị Tỳ kheo tu tập thần túc hiệp theo dục định cần hành ... (trùng) ... tấn định cần hành ... (trùng) ... tâm định cần hành tu tập thần túc hiệp theo thẩm định cần hành. Trong bốn thần túc CÓ BAO NHIÊU LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ? ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?

537) (BỐN THẦN TÚC) chỉ là thiện.

(Bốn thần túc) có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc.

(Bốn thần túc) là pháp dị thục nhân.

(Bốn thần túc) là phi do thủ phi cảnh thủ.

(Bốn thần túc) là phi phiền toái phi cảnh phiền não.

(Bốn thần túc) có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

(Bốn thần túc) có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả.

(Bốn thần túc) là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bốn thần túc) là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bốn thần túc) là nhân đến tịch diệt.

(Bốn thần túc) là hữu học.

(Bốn thần túc) là vô lượng

(Bốn thần túc) là biết cảnh vô lượng.

(Bốn thần túc) là tinh lương.

(Bốn thần túc) là cố định phần chánh.

(Bốn thần túc) là không có đạo thành cảnh, có đạo thành nhân, không có đạo thành trưởng.

(Bốn thần túc) có thể là sinh tồn, có thể là phi sinh tồn, không nên nói là chuẩn sanh.

(Bốn thần túc) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.

(Bốn thần túc) không nên nói là biết cảnh quá khứ hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại.

(Bốn thần túc) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

(Bốn thần túc) là biết cảnh ngoại phần.

(Bốn thần túc) là vô kiến vô đối chiếu.

538) THẨM THẦN TÚC là nhân; ba thần túc là phi nhân.

(Bốn thần túc) là hữu nhân

(Bốn thần túc) là tương ưng nhân

Thẩm thần túc là nhân hữu nhân; ba thần túc không nên nói là nhân hữu nhân, mà là hữu nhân phi nhân.

Thẩm thần túc là nhân tương ưng nhân; ba thần túc không nên nói là nhân tương ưng nhân, mà là tương ưng nhân phi nhân.

Ba thần túc là phi nhân hữu nhân; thẩm thần túc không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân.

539) (BỐN THẦN TÚC) là hữu duyên. Là hữu vi. Là vô kiến. Là vô đối chiếu. Là phi sắc. Là Siêu thế. Là đáng vài tâm biết, cũng không đáng vài tâm biết.

(Bốn thần túc) là phi lậu. Là phi cảnh lậu. Là bất tương ưng lậu. Không nên nói là lậu cảnh lậu hay cảnh lậu phi lậu. Không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu. Là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

(Bốn thần túc) là phi triền ... (trùng) ...

(Bốn thần túc) là phi phược ... (trùng) ...

(Bốn thần túc) là phi bộc ... (trùng) ...

(Bốn thần túc) là phi phối ... (trùng) ...

(Bốn thần túc) là phi cái ... (trùng) ...

(Bốn thần túc) là phi khinh thị ... (trùng) ...

540) (BỐN THẦN TÚC) là hữu tri cảnh. Ba thần túc là phi tâm, tâm thần túc là tâm. Ba thần túc là sở hữu tâm; tâm thần túc là phi sở hữu tâm. Ba thần túc là tương ưng tâm; tâm thần túc không nên nói là tương ưng với tâm hay bất tương ưng với tâm. Ba thần túc là hòa tâm; tâm thần túc không nên nói là hòa với tâm hay bất hòa với tâm. Ba thần túc có tâm làm sở sanh; tâm thần túc là phi tâm làm sở sanh. Ba thần túc là đồng hiện hữu với tâm; tâm thần túc là không đồng hiện hữu với tâm. Ba thần túc là tùy chuyển theo tâm; tâm thần túc là không tùy chuyển theo tâm. Ba thần túc là hòa tâm tâm sở sanh; tâm thần túc là phi hòa tâm tâm sở sanh. Ba thần túc là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm; tâm thần túc là phi hòa tâm, tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Ba thần túc là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển theo tâm; tâm thần túc là phi hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển theo tâm. Ba thần túc là ngoại phần; tâm thần túc là nội phần. (Bốn thần túc) là phi y sinh. (Bốn thần túc) là phi do thủ.

561) (Bốn thần túc) là phi thủ ... (trùng) ...

(Bốn thần túc) là phi phiền não ... (trùng) ...

(Bốn thần túc) là không đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ. Có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm. Có thể là hữu tứ, có thể là vô tứ. Có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ. Có thể là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ. Có thể là câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc. Có thể là câu hành xả, có thể là phi câu hành xả. Là phi dục giới. Là phi sắc giới. Là phi vô sắc giới. Là phi hệ thuộc. Là pháp dẫn xuất. Là pháp cố định. Là vô thượng. Là vô tranh.

(DỨT PHẦN VẤN ÐÁP)

(TRỌN VẸN THẦN TÚC PHÂN TÍCH)

CHÚ THÍCH 9:

(1) Chandasamādhipadhānassankhārasamannāgataṃ.

(2) Chanda.

(3) Samādhi.

(4) Pādhānasankhāra.

(5) Cittasamādhipadhānasankhārasamannāgatam.

(6) Vīmaṃsāsamādhipadhānasankhārasamannāgataṃ.

(7) Vīmaṃsā: Sự thẩm sát.

Tpt1, X. Giác chi phân tích

X. GIÁC CHI PHÂN TÍCH (BOJJHANGAVIBHAṄGO)

1/ GIÁC CHI PHÂN TÍCH THEO KINH (SUTTANTABHĀJANĪYAṂ)

542) BẢY GIÁC CHI là niệm giác chi, trạch pháp giác chi, cần giác chi, hỷ giác chi, tịnh giác chi, định giác chi, xả giác chi.

543) Ở ÐÂY, NIỆM GIÁC CHI (1) LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, vị Tỳ kheo có chánh niệm, thành tựu tuệ niệm cao siêu, nhớ được, nhớ lại hành vi đã lâu cùng với lời nói đã lâu. Ðây gọi là niệm giác chi.

Vị ấy, khi an trú niệm như thế, dùng trí tuệ chọn lựa, cân phân, thẩm sát pháp ấy. Ðây gọi là trạch pháp giác chi.

Khi dùng trí tuệ chon lựa, cân phân, thẩm sát pháp ấy; đối với vị đó có sự chuyên cần tinh tấn không lui sụt. Ðây gọi là cần giác chi.

Ðối với vị chuyên cần tinh tấn, có hỷ không thuộc vật chất phát sanh. Ðây gọi là hỷ giác chi.

Ðối với vị có ý hỷ thì thân an tịnh, cùng tâm an tịnh. Ðây gọi là tịnh giác chi.

Ðối với vị thân an tịnh thường lạc, thì tâm định vững. Ðây gọi là định giác chi.

Vị ấy khéo dững dưng với tâm định như thế. Ðây gọi là xả giác chi.

544) BẢY GIÁC CHI là niệm giác chi, trạch pháp giác chi, cần giác chi, hỷ giác chi, tịnh giác chi, định giác chi, xả giác chi.

545) Ở ÐÂY, NIỆM GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?

Có ức niệm đối với các pháp nội phần, có ức niệm đối với các pháp ngoại phần.

Sự ức niệm đối với các pháp nội phần dù là chi, ấy cũng là niệm giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh. Sự ức niệm đối với các pháp ngoại phần dù là chi, ấy cũng gọi là niệm giác chi tiến hành để thắng tri giác ngộ tịch tịnh.

546) Ở ÐÂY, TRẠCH PHÁP GIÁC CHI (2) LÀ THẾ NÀO?

Có sự cân phân đối với các pháp nội phần, có sự cân phân đối với các pháp ngoại phần.

Sự cân phân đối với các pháp nội phần dù là chi, ấy cũng gọi là trạch pháp giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh. Sự cân phân đối với các pháp ngoại phần dù là chi, ấy cũng gọi là trạch pháp giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.

547) Ở ÐÂY, CẦN GIÁC CHI (3) LÀ THẾ NÀO?

Có sự tinh tấn thuộc về thân, có sự tinh tấn thuộc về tâm.

Sự tinh tấn thuộc về thân dù là chi, ấy cũng là cần giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.

Sự tinh tấn thuộc về tâm dù là chi, ấy cũng là cần giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.

548) Ở ÐÂY, HỶ GIÁC CHI (4) LÀ THẾ NÀO?

Có hỷ hữu tầm hữu tứ, có hỷ vô tầm vô tứ.

Hỷ hữu tầm hữu tứ dù là chi, ấy cũng là hỷ giác chi, dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.

Hỷ vô tầm vô tứ dù là chi, ấy cũng là hỷ giác chi, dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.

549) Ở ÐÂY, TỊNH GIÁC CHI (5) LÀ THẾ NÀO?

Có tịnh thân, có tịnh tâm.

Tịnh thân dù là chi, ấy cũng là tịnh giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.

Tịnh tâm dù là chi, ấy cũng là tịnh giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.

550) Ở ÐÂY, ÐỊNH GIÁC CHI (6) LÀ THẾ NÀO?

Có định hữu tầm hữu tứ, có định vô tầm vô tứ.

Ðịnh hữu tầm hữu tứ dù là chi, ấy cũng là định giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.

Ðịnh vô tầm vô tứ dù là chi, ấy cũng là định giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.

551) Ở ÐÂY, XẢ GIÁC CHI (7) LÀ THẾ NÀO?

Có xả đối với các pháp nội phần, có xả đối với các pháp ngoại phần.

Xả đối với các pháp nội phần dù là chi, ấy cũng là xả giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.

Xả đối với các pháp ngoại phần dù là chi, ấy cũng là xả giác chi dẫn đến thắng tri giác ngộ tịch tịnh.

552) BẢY GIÁC CHI là niệm giác chi ... (trùng) ... xả giác chi.

Ở ÐÂY, NIỆM GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, vị Tỳ kheo tu tập niệm giác chi, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ đoạn diệt, hướng đến xả ly, tu tập trạch pháp giác chi ... tu tập cần giác chi ... tu tập hỷ giác chi ... tu tập tịnh giác chi ... tu tập định giác chi ... tu tập xả giác chi, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ đoạn diệt, hướng đến xả ly.

(DỨT PHẦN PHÂN THEO KINH)

2/ GIÁC CHI PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP (ABHIDHAMMA BHĀJANĪYAṂ)

553) BẢY GIÁC CHI là niệm giác chi ... (trùng) ... xả giác chi.

Ở ÐÂY, BẢY GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có bảy giác chi là niệm giác chi ... (trùng) ... xả giác chi.

554) Ở ÐÂY, NIỆM GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm giác chi.

555) Ở ÐÂY, TRẠCH PHÁP GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hiểu biết, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là trạch pháp giác chi.

556) Ở ÐÂY, CẦN GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là cần giác chi.

557) Ở ÐÂY, HỶ GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự no vui, mừng vui, hân hoan, hỷ duyệt, hài lòng, vui vẻ, phấn khởi, thích thú, hoan hỷ của tâm, hỷ giác chi. Ðây gọi là hỷ giác chi.

558) Ở ÐÂY, TỊNH GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự yên lặng, tỉnh lặng, lắng dịu, an tịnh, trạng thái an tịnh của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, tịnh giác chi. Ðây gọi là tịnh giác chi.

559) Ở ÐÂY, ÐỊNH GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm ... (trùng) ... chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là định giác chi.

560) Ở ÐÂY, XẢ GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự lơ là, sự dững dưng, sự thờ ơ, sự quân bình của tâm, xả giác chi. Ðây gọi là xả giác chi.

Những pháp này được gọi là bảy giác chi, các pháp còn lại là tương ưng với bảy giác chi.

561) BẢY GIÁC CHI là niệm giác chi ... (trùng) ... xả giác chi.

Ở ÐÂY NIỆM GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm giác chi; các pháp còn lại là tương ưng niệm giác chi.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng trạch pháp giác chi.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng cần giác chi.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng hỷ giác chi.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng tịnh giác chi.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng định giác chi.

Ở ÐÂY XẢ GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có chi là sự lơ là, sự dững dưng, sự thờ ơ, sự quân bình của tâm, xả giác chi. Ðây gọi là xả giác chi; các pháp ngoài ra là tương ưng xả giác chi.

562) BẢY GIÁC CHI là niệm giác chi ... (trùng) ... xả giác chi.

Ở ÐÂY, BẢY GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó, nên ly dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền không tánh hành nan đắc trì thành tựu quả trong khi ấy có bảy giác chi, tức là niệm giác chi ... (trùng) ... xả giác chi.

Ở ÐÂY, NIỆM GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm giác chi ... (trùng) ...

Ở ÐÂY, XẢ GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự lơ là, sự dững dưng, sự thờ ơ, sự quân bình của tâm, xả giác chi. Ðây gọi là xả giác chi.

Những pháp này gọi là bảy giác chi, các pháp còn lại là tương ưng bảy giác chi.

563) BẢY GIÁC CHI là niệm giác chi ... (trùng) ... xả giác chi.

Ở ÐÂY NIỆM GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền Không tánh hành nan đắc trì; thành tựu quả; trong khi ấy có chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là niệm giác chi; các pháp còn lại là tương ưng niệm giác chi.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng trạch pháp giác chi.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng cần giác chi.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng hỷ giác chi.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng tịnh giác chi.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng định giác chi.

Ở ÐÂY, XẢ GIÁC CHI LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền Không tánh hành nan đắc trì; thành tựu quả; trong khi ấy có chi là sự lơ là, sự dững dưng, sự thờ ơ, sự quân bình của tâm, xả giác chi. Ðây gọi là xả giác chi; các pháp còn lại là tương ưng xả giác chi.

(DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP)

3/ PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakaṃ)

564) BẢY GIÁC CHI là niệm giác chi, trạch pháp giác chi, cần giác chi, hỷ giác chi, tịnh giác chi, định giác chi, xả giác chi. Trong bảy giác chi bao nhiêu là THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ? ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?

565) (BẢY GIÁC CHI) có thể là thiện, có thể là vô ký.

Hỷ giác chi là tương ưng thọ lạc, sáu giác chi có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc.

(Bảy giác chi) có thể là dị thục, có thể là pháp dị thục nhân.

(Bảy giác chi) là phi do thủ phi cảnh thủ.

(Bảy giác chi) là phi phiền toái phi cảnh phiền não.

(Bảy giác chi) có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

Hỷ giác chi là phi câu hành hỷ, mà câu hành lạc, cũng phi câu hành xả; sáu giác chi có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành xả.

(Bảy giác chi) là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bảy giác chi) là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bảy giác chi) có thề là nhân đến tịch diệt; có thể là phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt.

(Bảy giác chi) có thể là hữu học, có thể là vô học.

(Bảy giác chi) là pháp vô lượng

(Bảy giác chi) là biết cảnh vô lượng.

(Bảy giác chi) là pháp tinh lương.

(Bảy giác chi) có thể là pháp cố định phần chánh, có thể là phi cố định.

(Bảy giác chi) không phải có đạo thành cảnh, mà có thể là có đạo thành nhân, có thể là có đạo thành trưởng; có thể không nên nói là có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng.

(Bảy giác chi) có thể sinh tồn, có thể vị sanh tồn, có thể là chuẩn sanh.

(Bảy giác chi) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.

(Bảy giác chi) không nên nói là biết cảnh quá khứ hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại.

(Bảy giác chi) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

(Bảy giác chi) là biết cảnh ngoại phần.

(Bảy giác chi) là vô kiến vô đối chiếu.

566) TRẠCH PHÁP GIÁC CHI là nhân, sáu giác chi là phi nhân.

(Bảy giác chi) là hữu nhân. Là tương ưng nhân.

Trạch pháp giác chi là nhân hữu nhân; sáu giác chi không nên nói là nhân hữu nhân, mà là hữu nhân phi nhân.

Trạch pháp giác chi là nhân tương ưng nhân; sáu giác chi không nên nói là nhân tương ưng nhân, mà là tương ưng nhân phi nhân.

Sáu giác chi là phi nhân hữu nhân, trach pháp giác chi không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân.

567) (BẢY GIÁC CHI) là hữu duyên. Là hữu vi. Là vô kiến. Là vô đối chiếu. Là phi sắc. Là Siêu thế. Là đáng vài tâm biết, cũng không đáng vài tâm biết.

(Bảy giác chi) là phi lậu. Là phi cảnh lậu. Là bất tương ưng lậu. Không nên nói là lậu cảnh lậu hay cảnh lậu phi lậu. Không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu. Là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

(Bảy giác chi) là phi triền ... (trùng) ...

(Bảy giác chi) là phi phược ... (trùng) ...

(Bảy giác chi) là phi bộc ... (trùng) ...

(Bảy giác chi) là phi phối ... (trùng) ...

(Bảy giác chi) là phi cái ... (trùng) ...

(Bảy giác chi) là phi khinh thị ... (trùng) ...

(Bảy giác chi) là hữu tri cảnh. Là phi tâm. Là sở hữu tâm. Là tương ưng tâm. Là hòa với tâm. Là có tâm làm sở sanh. Là đồng hiện hữu với tâm. Là tùy chuyển với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh. Là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Là ngoại phần. Là phi y sinh. Là phi do thủ.

(Bảy giác chi) là phi thủ ... (trùng) ...

(Bảy giác chi) là phi phiền não ... (trùng) ...

568) (BẢY GIÁC CHI) là không đáng do kiến đạo đoạn trừ, không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ. Có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm. Có thể là hữu tứ, có thể là vô tứ. Hỷ giác chi là vô hỷ, sáu giác chi có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ. Hỷ giác chi là phi câu hành hỷ, sáu giác chi có thể là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ. Hỷ giác chi là câu hành lạc, sáu giác chi có thể là câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc. Hỷ giác chi là phi câu hành xả, sáu giác chi có thể là câu hành xả, có thể là phi câu hành xả.

(Bảy giác chi) là phi dục giới. Là phi sắc giới. Là phi vô sắc giới. Là vô hệ thuộc. Có thề là pháp dẫn xuất, có thể là phi dẫn xuất. Có thể là pháp cố định; có thể là phi cố định. Là vô thượng. Là vô tranh.

(DỨT PHẦN VẤN ÐÁP)

(TRỌN VẸN GIÁC CHI PHÂN TÍCH)

CHÚ THÍCH 10

1) Satisambojjhanga.

2) Dhammavicayasambojjhanga.

3) Viriyasambojjhanga: Cần giác chi.

4) Pītisambojjhaṅga (Hỷ giác chi).

5) Passaddhisambojjhaṅga (Tịnh giác chi).

6) Samādhisambojjhaṅga (Ðịnh giác chi).

7) Upekkhāsambojjhaṅga (Xả giác chi).

Tpt1, XI. Đạo phân tích

XI. ÐẠO PHÂN TÍCH (MAGGAVIBHAṄGO)

1/ ÐẠO PHÂN TÍCH THEO KINH (Suttantabhājanīyaṃ)

569) THÁNH ÐẠO (1) có tám chi như là: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

570) Ở ÐÂY, CHÁNH KIẾN (2) LÀ THẾ NÀO?

Tức là trí hiểu về khổ, trí hiểu về khổ tập, trí hiểu về khổ diệt, trí hiểu về khổ diệt hành lộ. Ðây gọi là chánh kiến.

571) Ở ÐÂY, CHÁNH TƯ DUY LÀ THẾ NÀO (3)?

Tức là tư duy xuất ly, tư duy vô sân, tư duy bất hại. Ðây gọi là chánh tư duy.

572) Ở ÐÂY, CHÁNH NGỮ (4) LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự kiên tránh lời nói dối, sự kiên tránh lời nói đâm thọc, sự kiên tránh lời nói độc ác, sự kiên tránh chuyện vãn vô ích. Ðây gọi là chánh ngữ.

573) Ở ÐÂY, CHÁNH NGHIỆP (5) LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự kiên tránh sát sanh, sự kiên tránh lấy vật chưa cho, sự kiên tránh tà hạnh dục lạc. Ðây gọi là chánh nghiệp.

574) Ở ÐÂY, CHÁNH MẠNG (6) LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, nuôi sống bằng sự chánh mạng. Ðây gọi là chánh mạng.

575) Ở ÐÂY, CHÁNH TINH TẤN (7) LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, vị Tỳ kheo ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh; ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh; ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để phát sanh các thiện pháp chưa sanh; ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì không cho sút giảm, khiến gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh. Ðây gọi là chánh tinh tấn.

576) Ở ÐÂY, CHÁNH NIỆM (8) LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, vị Tỳ kheo sống năng quán thân đối với thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, ức niệm, diệt trừ tham ưu trong đời; sống năng quán thọ đối với các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, ức niệm, diệt trừ tham ưu trong đời; sống năng quán tâm đối với tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, ức niệm, diệt trừ tham ưu trong đời; sống năng quán pháp đối với các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, ức niệm, diệt trừ tham ưu trong đời. Ðây gọi là chánh niệm.

577) Ở ÐÂY, CHÁNH ÐỊNH (9) LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, vị Tỳ kheo ly các dục, ly các bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền có tầm có tứ, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh; do vắng lặng tầm tứ, vị ấy chứng và trú Nhị thiền, nội tỉnh nhất tâm không tầm không tứ, một trạng thái hỷ lạc do định sanh; ly hỷ trú xả, ức niệm tỉnh giác, thân cảm thọ lạc, vị ấy chứng và trú Tam thiền, một trạng thái mà các Bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú; đoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, vị ấy chứng và trú tứ thiền phi khổ phi lạc, xả niệm thanh tịnh. Ðây là chánh định.

578) THÁNH ÐẠO có tám chi như là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

579) Ở ÐÂY, CHÁNH KIẾN LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, vị Tỳ kheo tu tập chánh kiến, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ đoạn diệt, hướng đến xả ly.

 ... Tu tập chánh tư duy ... (trùng) ...

 ... Tu tập chánh ngữ ... (trùng) ...

 ... Tu tập chánh nghiệp ... (trùng) ...

 ... Tu tập chánh mạng ... (trùng) ...

 ... Tu tập chánh tinh tấn ... (trùng) ...

 ... Tu tập chánh niệm ... (trùng) ...

 ... Tu tập chánh định, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ đoạn diệt, hướng đến xả ly.

(DỨT PHẦN PHÂN THEO KINH)

2/ PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP (ABHIDHAMMABHĀJANĪYAṂ)

580) ÐẠO TÁM CHI là chánh kiến ... (trùng) ... chánh định.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐẠO TÁM CHI?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có đạo tám chi, tức là chánh kiến ... (trùng) ... chánh định.

581) Ở ÐÂY, CHÁNH KIẾN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hiểu biết, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh kiến.

582) Ở ÐÂY, CHÁNH TƯ DUY LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tình cảm, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít cảnh, chánh tư duy, chi đạo, liên quan đạo. Đây gọi là chánh tư duy.

583) Ở ÐÂY, CHÁNH NGỮ LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự chừa bỏ bốn điều khẩu ác hạnh, kiêng tránh ngăn ngừa, chừa cãi, không làm, không hợp tác, không vi phạm, không vượt quá giới hạn, trừ khữ, là chánh ngữ, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh ngữ.

584) Ở ÐÂY, CHÁNH NGHIỆP LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự chừa bỏ ba điều thân ác hạnh, kiêng tránh, ngăn ngừa, chừa cãi, không làm, không hợp tác, không vi phạm, không vượt quá giới hạn, trừ khữ, là chánh nghiệp, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh nghiệp.

585) Ở ÐÂY, CHÁNH MẠNG LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự chừa bỏ tà mạng, kiêng tránh, ngăn ngừa, chừa cãi, không làm, không hợp tác, không vi phạm, không vượt quá giới hạn, trừ khữ, là chánh mạng, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh mạng.

586) Ở ÐÂY, CHÁNH TINH TẤN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh tinh tấn.

587) Ở ÐÂY, CHÁNH NIỆM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh niệm.

588) Ở ÐÂY, CHÁNH ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm ... (trùng) ... chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh định.

Pháp này được gọi là đạo tám chi, các pháp còn lại là tương ưng với đạo tám chi.

589) ÐẠO NĂM CHI là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Ở ÐÂY, ÐẠO NĂM CHI LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có đạo năm chi là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Ở ÐÂY, CHÁNH KIẾN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hiểu biết, sự hiểu rộng ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp chi, giác chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh kiến.

Ở ÐÂY, CHÁNH TƯ DUY LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét ... (trùng) ... chi đạo, liên quan đạo. đây gọi là chánh tư duy.

Ở ÐÂY, CHÁNH TINH TẤN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh tinh tấn.

Ở ÐÂY, CHÁNH NIỆM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh niệm.

Ở ÐÂY, CHÁNH ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm ... (trùng) ... chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh định.

Pháp này được gọi là đạo năm chi, các pháp còn lại là tương ưng với đạo năm chi.

590) ÐẠO NĂM CHI là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ở đây chánh kiến là thế nào?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có chi là sự hiểu biết, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh kiến, các pháp còn lại là tương ưng với chánh kiến.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng với chánh tư duy.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng với chánh tinh tấn.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng với chánh niệm.

Ở ÐÂY, CHÁNH ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có chi là sự đình trụ của tâm ... (trùng) ... chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh định, các pháp còn lại là tương ưng với chánh định.

591) ÐẠO TÁM CHI là chánh kiến ... (trùng) ... chánh định.

Ở ÐÂY, ÐẠO TÁM CHI LÀ THẾ NÀO?

Khi nào, vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó nên vị ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền Không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có đạo tám chi là chánh kiến ... (trùng) ... chánh định. Ðây gọi là đạo tám chi, các pháp còn lại là tương ưng với đạo tám chi.

592) ÐẠO NĂM CHI là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Ở ÐÂY, ÐẠO NĂM CHI LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó nên vị ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền Không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có đạo năm chi là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðây gọi là đạo năm chi, các pháp còn lại là tương ưng với đạo năm chi.

593) ÐẠO NĂM CHI là chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Ở ÐÂY, CHÁNH KIẾN LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó nên vị ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền Không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có chi là sự hiểu biết, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh kiến, các pháp còn lại là tương ưng với chánh kiến.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng với chánh tư duy.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng với chánh tinh tấn.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng với chánh niệm.

Ở ÐÂY, CHÁNH ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó nên vị ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền Không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có chi là sự đình trụ của tâm, sự vững trú, vững vàng, không tán loạn, không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh định quyền, định lực, chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh định, các pháp còn lại là tương ưng với chánh định.

(DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP)

3/ PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakaṃ)

594) THÁNH ÐẠO TÁM CHI, như là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Trong tám chi đạo có bao nhiêu LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ? ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?

595) (TÁM CHI ÐẠO) có thể là thiện, có thể là vô ký.

Chánh tư duy là tương ưng thọ lạc; bảy chi đạo có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc.

(Tám chi đạo) có thể là dị thục, có thể là pháp dị thục nhân.

(Tám chi đạo) là phi do thủ phi cảnh thủ.

(Tám chi đạo) là phi phiền toái phi cảnh phiền não.

Chánh tư duy là vô tầm hữu tứ; bảy chi đạo có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

Chánh tư duy là câu hành hỷ, là câu hành lạc, không phải là câu hành xả; bảy chi đạo có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả.

(Tám chi đạo) là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Tám chi đạo) là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Tám chi đạo) có thề là nhân đến tịch diệt, có thể là phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt.

(Tám chi đạo) có thể là hữu học, có thể là vô học.

(Tám chi đạo) là pháp vô lượng

(Tám chi đạo) là biết cảnh vô lượng.

(Tám chi đạo) là pháp tinh lương.

(Tám chi đạo) có thể là cố định phần chánh, có thể là phi cố định.

(Tám chi đạo) là không có đạo thành cảnh, mà có thể có đạo thành nhân, có thể là có đạo thành trưởng, có thể không nên nói là có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng.

(Tám chi đạo) có thể là pháp sinh tồn, có thể là pháp vị sinh tồn, có thể là pháp chuẩn sanh.

(Tám chi đạo) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.

(Tám chi đạo) không nên nói là biết cảnh quá khứ hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại.

(Tám chi đạo) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

(Tám chi đạo) là biết cảnh ngoại phần.

(Tám chi đạo) là vô kiến vô đối chiếu.

596) CHÁNH KIẾN là nhân; bảy chi đạo là phi nhân.

(Tám chi đạo) là hữu nhân là tương ưng nhân

Chánh kiến là nhân hữu nhân; bảy chi đạo không nên nói là nhân hữu nhân, mà là hữu nhân phi nhân.

Chánh kiến là nhân tương ưng nhân; bảy chi đạo không nên nói là nhân tương ưng nhân, mà là tương ưng nhân phi nhân.

Bảy chi đạo là phi nhân hữu nhân, chánh kiến không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân.

597) (TÁM CHI ÐẠO) là hữu duyên. Là hữu vi. Là vô kiến. Là vô đối chiếu. Là phi sắc. Là Siêu thế. Là đáng vài tâm biết, cũng không đáng vài tâm biết.

(Tám chi đạo) là phi lậu. Là phi cảnh lậu. Là bất tương ưng lậu. Không nên nói là lậu cảnh lậu hay cảnh lậu phi lậu. Không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu. Là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

(Tám chi đạo) là phi triền ... (trùng) ...

(Tám chi đạo) là phi phược ... (trùng) ...

(Tám chi đạo) là phi bộc ... (trùng) ...

(Tám chi đạo) là phi phối ... (trùng) ...

(Tám chi đạo) là phi cái ... (trùng) ...

(Tám chi đạo) là phi khinh thị ... (trùng) ...

(Tám chi đạo) là hữu tri cảnh. Là phi tâm. Là sở hữu tâm. Là tương ưng tâm. Là hòa tâm. Là có tâm làm sở sanh. Là đồng hiện hữu với tâm. Là tùy chuyển với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh. Là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Là ngoại phần. Là phi y sinh. Là phi do thủ.

(Tám chi đạo) là phi thủ ... (trùng) ...

(Tám chi đạo) là phi phiền não ... (trùng) ...

598) (Tám chi đạo) là không đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ.

Chánh tư duy là vô tầm, bảy chi đạo có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm.

Chánh tư duy là hữu tứ, bảy chi đạo có thể là hữu tứ, có thể là vô tứ.

Chánh tư duy là hữu hỷ, bảy chi đạo có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ.

Chánh tư duy là câu hành hỷ, bảy chi đạo có thể là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ.

Chánh tư duy là câu hành lạc, bảy chi đạo có thể là câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc.

Chánh tư duy là phi câu hành xả, bảy chi đạo có thể là câu hành xả, có thể là phi câu hành xả.

(Tám chi đạo) là phi dục giới. Là phi sắc giới. Là phi vô sắc giới. Là phi hệ thuộc. Có thể là pháp dẫn xuất, có thể là phi dẫn xuất. Có thể là pháp cố định, có thể là pháp phi cố định. Là pháp vô thượng. Là pháp vô tranh.

(DỨT PHẦN VẤN ÐÁP)

(TRỌN VẸN ÐẠO PHÂN TÍCH)

CHÚ THÍCH 11

1) Ariyamagga.

2) Sammāditthi.

3) Sammāsaṅkappo.

4) Sammāvāca.

5) Sammākammanta.

6) Sammā-ājīva.

7) Sammāvāyāma.

8) Sammāsati.

9) Sammāsamādhi.

Tpt2, XII. Thiền phân tích

Bộ luận thứ 2: Vibhaṅga (Bộ Phân Tích)

TẬP HAI

Tác giả: Santakicca Mahā Thera

Dịch giả: Ðại Trưởng Lão TỊNH SỰ

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Kính Lễ Ðức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Đấng Chánh Đẳng Giác.

Trang MỤC LỤC (TẬP 2)

XII. Thiền Phân tích

1/ Thiền Phân tích theo Kinh

2/ Thiền Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Thiền Vấn Ðáp

XIII. Tứ Vô Lượng Phân tích

1/ Tứ Vô Lượng Phân tích theo Kinh

2/ Tứ Vô Lượng Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Tứ Vô Lượng Vấn Ðáp

XIV. Ðiều Học Phân tích

1/ Ðiều Học Phân tích theo Vi Diệu Pháp

2/ Phần Ðiều Học Vấn Ðáp

XV. Tứ Ðạt Thông Phân tích

1/ Tứ Ðạt Thông Phân tích theo Kinh

2/ Tứ Ðạt Thông Phân tích theo Vi Diệu Pháp

3/ Phần Tứ Ðạt Thông Vấn Ðáp

XVI. Trí Phân Tích

XVII. Tiểu Tông Phân Tích

XVIII. Pháp Tâm Phân Tích

XIX. Từ vựng Pali-Việt

XII. THIỀN PHÂN TÍCH (JHĀNAVIBHAṄGO)

1/ THIỀN PHÂN TÍCH THEO KINH (Suttantabhājanīyaṃ)

599) PHẦN MẪU ÐỀ - MĀTIKĀ

Nơi đây, vị Tỳ kheo sống thu thúc trong biệt biệt giải thoát thu thúc giới, thành tựu phẩm hạnh và hành xứ, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì học tập các điều học, phòng hộ môn quyền, tiết độ trong vật thực, chuyên tâm tĩnh thức vào đầu hôm đến cuối hôm, chuyên chú tu tập các pháp đẳng giác một cách kiên trì thận trọng.

Vị ấy là bậc tỉnh giác khi bước tới bước lui, tỉnh giác khi nhìn tới nhìn lui, tỉnh giác khi co duỗi, tỉnh giác khi mang y bát và Tăng già lê, tỉnh giác khi ăn uống nhai nếm, tỉnh giác khi đại tiện tiểu tiện, tỉnh giác khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng.

Vị ấy xử dụng trú xứ vắng vẻ, là khu rừng, gốc cây, triền núi, thạch động, sơn cốc, nghĩa địa, chỗ ở nơi rừng, chỗ ở trống trải, chỗ đống rơm, chỗ ít tiếng ồn, chỗ ít náo động, chỗ hiu quạnh, chỗ vắng người, chỗ thích hợp thiền tịnh.

Vị ấy đi đến khu rừng hoặc đến gốc cây hay đến ngôi nhà trống, ngồi xếp bằng kiết già, giữ thân ngay thẳng, an lập niệm trước mặt.

Vị ấy đoạn trừ tham ác ở đời, sống với tâm ly tham ác, gội rửa tâm khỏi tham ác; đoạn trừ sân độc hại, sống với tâm vô sân độc, có lòng tiếp độ lợi ích đến tất cả loài sinh vật hữu tình gội rửa tâm khỏi sân độc hại; đoạn trừ hôn trầm thụy miên, sống ly hôn trầm thụy miên, có tưởng quang minh, có chánh niệm tỉnh giác, gội rửa tâm khỏi hôn trầm thụy miên; đoạn trừ trạo hối, sống vô phóng dật, nội tâm tỉnh lặng, gội rửa tâm khỏi trạo hối; đoạn trừ hoài nghi, an trú vượt khỏi hoài nghi, không còn nghi nan đối với các thiện pháp, gội rửa tâm khỏi hoài nghi.

Vị ấy sau khi đoạn trừ năm triền cái này là điều nhơ bẩn tâm, muội lược trí tuệ, ly các dục, ly các bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền có tầm có tứ, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh; do vắng lặng tầm tứ, chứng và trú nhị thiền, nội tỉnh nhất tâm, không tầm không tứ, một trạng thái hỷ lạc do định sanh; ly hỷ trú xả, ức niệm tỉnh giác, thân cảm thọ lạc, chứng và trú tam thiền một trạng thái mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú; đoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ, diệt hỷ ưu đã có từ trước, chứng và trú tứ thiền phi khổ phi lạc, xả niệm thanh tịnh. Do vượt qua mọi sắc tưởng, dập tắt các đối ngại tưởng, không tác ý các dị biệt tưởng, nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú không vô biên xứ; vượt qua mọi không vô biên xứ, nghĩ rằng "thức là vô biên" chứng và trú thức vô biên xứ; vượt qua mọi thức vô biên xứ, nghĩ rằng "không có chi cả", chứng và trú vô sở hữu xứ; vượt qua mọi vô sở hữu xứ, chứng và trú phi tưởng phi phi tưởng xứ.

(DỨT MẪU ÐỀ)

600) RẰNG "NƠI ÐÂY", tức là trong tri kiến này, trong tín ngưỡng này, trong khuynh hướng này, trong lập tường này, trong pháp này, trong luật này, trong Pháp luật này, trong Kinh điển này, trong phạm hạnh này, trong giáo lý Bậc Ðạo Sư này; bởi lẽ đó được nói rằng "nơi đây".

601) RẰNG "TỲ KHEO", tức là Tỳ kheo do ấn định, Tỳ kheo do tự nhận, hạnh khất thực gọi là Tỳ kheo, người khất thực gọi là Tỳ kheo, người chấp nhận hạnh khất thực gọi là Tỳ kheo, người mang vải cắt manh gọi là Tỳ kheo, người đang cắt trừ các ác bất thiện pháp gọi là Tỳ kheo, do từ bỏ phiền não từng phần gọi là Tỳ kheo, do từ bỏ phiền não không riêng phần gọi là Tỳ kheo, có Tỳ kheo bậc hữu học, bậc vô học, có Tỳ kheo phi hữu học phi vô học, có Tỳ kheo hạng thượng thủ, có Tỳ kheo hạng hiền thiện, có Tỳ kheo hạng tinh khiết, có Tỳ kheo hạng pháp lõi, có hạng đắc giới do đúng điều kiện nhất định bằng hành sự tứ tác tuyên ngôn có chúng tăng hòa hợp, gọi là Tỳ kheo.

602) RẰNG: "BIỆT BIỆT GIẢI THOÁT GIỚI", tức là giới điều thành chỗ y cứ, điều sơ cấp, sở hành, điều chế ngự, điều thu thúc điều đại diện, điều chủ chốt để thành tựu các thiện pháp.

RẰNG "SỰ THU THÚC" tức là sự không thái quá về thân, không thái quá về khẩu, không thái quá về thân khẩu.

RẰNG "THU THÚC", tức là dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt theo biệt biệt giải thoát thu thúc giới này.

Bởi lẽ ấy, nói rằng: "thu thúc trong biệt biệt giải thoát thu thúc giới".

603) RẰNG "SỐNG", tức là cử động, xử sự, trông nom, duy trì, sinh sống, hành động, trú ngụ. Bởi lẽ ấy gọi là "sống".

604) RẰNG "THÀNH TỰU PHẨM HẠNH VÀ HÀNH XỨ"

Có phẩm hạnh, có phi phẩm hạnh. Ở ÐÂY PHI PHẨM HẠNH LÀ THẾ NÀO?

Sự thái quá về thân, sự thái quá về khẩu, sự thái quá về thân khẩu, đây gọi là phi phẩm hạnh. Tất cả tư cách ác giới cũng là phi phẩm hạnh. Nơi đây có một số vị nuôi sống bằng cách tà mạng nào đó mà Ðức Phật đã quở trách, như bằng cách cho tre, hoặc cho lá, hoặc cho hoa, hoặc cho quả, hoặc cho phấn tắm, hoặc cho cây chải răng, hoặc nói gợi cảm, hoặc nói úp mở (1), hoặc lãnh nuôi trẻ, hoặc làm tay sai, đây gọi là phi phẩm hạnh (2).

Ở ÐÂY PHẨM HẠNH LÀ THẾ NÀO?

Sống không thái quá về thân, không thái quá về khẩu, không thái quá về thân khẩu, đây gọi là phẩm hạnh.

Tất cả sự thu thúc trong giới cũng là phẩm hạnh. Nơi đây, có một số vị không nuôi sống bằng cách tà mạng nào đó mà Ðức Phật đã quở trách, như không bằng cách cho tre hoặc không bằng cách cho lá, không bằng cách cho hoa, không bằng cách cho quả, không bằng cách cho phấn tắm, không bằng cách cho cây chà răng, không bằng cách nói gợi cảm, không bằng cách nới úp mở, không bằng cách lãnh nuôi trẻ, không bằng cách làm tay sai, đây gọi là phẩm hạnh (3).

RẰNG "HÀNH XỨ". Có hành xứ, có phi hành xứ.

Ở ÐÂY, PHI HÀNH XỨ LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, một số vị có hành xứ chỗ gái điếm, hoặc hành xứ chỗ gái góa, hoặc hành xứ chỗ gái già, hoặc hành xứ người lại cái, hoặc hành xứ Tỳ kheo ni, hoặc hành xứ chỗ quán nước; vị ấy sống lẫn lộn với vua, với các đại thần của vua, với các ngoại đạo sư, với các đệ tử ngoại đạo, với sự chung đụng cư sĩ không thích hợp, hoặc có những gia đình nào không có đức tin, không tín ngưỡng, không là giếng nước, thường mắng nhiếc chưỡi rủa, muốn gây bất lợi, muốn gây bất hạnh, muốn gây bất an, muốn cho không thoát khổ ách đối với các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cận sự nam, cận sự nữ; giao du thân cận quan hệ những gia đình như thế. Ðây gọi là phi hành xứ (4).

Ở ÐÂY, HÀNH XỨ LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, một số vị không có hành xứ chỗ gái điếm, không có hành xứ chỗ gái góa, không có hành xứ chỗ gái già, không có hành xứ chỗ người lại cái, không có hành xứ chỗ Tỳ kheo ni, không có hành xứ chỗ quán nước; không sống lẫn lộn với vua, với các đại thần của vua, với các ngoại đạo sư, với các đệ tử ngoại đạo, với sự chung đụng cư sĩ không thích hợp, hoặc là những gia đình nào có đức tin, có tín ngưỡng, thành giếng nước, thường nghinh tiếp vị mặc Ca-sa, năng lai vãng với bậc ẩn sĩ, muốn đem lợi ích, muốn đem may mắn, muốn đem an vui, muốn cho thoát khổ ách, đến với các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cận sự nam, cận sự nữ, giao du thân cận quan hệ những gia đình như thế. Ðây gọi là hành xứ (5).

Như thế, vị dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với những phẩm hạnh này và hành xứ này; bởi lẽ ấy mới nói rằng "thành tựu phẩm hạnh và hành xứ".

605) RẰNG "THẤY SỢ HÃI TRONG NHỮNG LỖI NHỎ NHẶT"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHỮNG LỖI NHỎ NHẶT?

Những lỗi lầm nào ít oi, thấp thói, nhẹ nhàng, được xem là nhẹ nhàng mà nên chế ngự, nên thu thúc, nên sanh tâm liên hệ tác ý. Những điều này được gọi là lỗi nhỏ nhặt.

Người thấy tội, thấy sợ, thấy nạn, thấy thoát ly đối với các lỗi nhỏ nhặt này. Bởi lẽ ấy được nói rằng "thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt".

606) RẰNG "THỌ TRÌ HỌC TẬP CÁC ÐIỀU HỌC"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HỌC GIỚI (6)?

Có bốn học giới: Học giới Tỳ kheo của hàng Tỳ kheo; học giới Tỳ kheo ni của hàng Tỳ kheo ni; học giới cận sự nam của hàng cận sự nam; học giới cận sự nữ của hàng cận sự nữ. Những điều này được gọi là học giới.

Ðối với những học giới này, người thọ trì tất cả bằng mọi điều, thọ trì tất cả theo mọi cách, rồi thực hành trọn vẹn không bỏ sót. Bởi lẽ ấy, được nói rằng "thọ trì học tập các điều học".

607) RẰNG "PHÒNG HỘ MÔN QUYỀN" (7), có tư cách phòng hộ môn quyền, có tư cách không phòng hộ môn quyền.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TƯ CÁCH KHÔNG PHÒNG HỘ MÔN QUYỀN?

Nơi đây, có người khi thấy cảnh sắc do mắt, lại nắm tướng chung, nắm tướng riêng; do nguyên nhân chi mà các ác bất thiện pháp tham ưu xâm lấn người ấy khi sống không thu thúc nhãn quyền, thì người ấy không hành động thu thúc với nhân ấy, không hộ trì nhãn quyền, không thúc liễm trong nhãn quyền. Khi nghe tiếng do tai ... (trùng) ... Khi ngữi mùi do mũi ... (trùng) ... Khi nếm vị do lưỡi ... (trùng) ... Khi đụng vật xúc do thân ... (trùng) ... Khi biết cảnh pháp do ý, lại nắm lấy tướng chung, tướng riêng; do nguyên nhân ấy mà các ác bất thiện pháp tham ưu xâm lấn người ấy khi sống không thu thúc ý quyền, thì người ấy không hành động thu thúc với nhân ấy, không hộ trì ý quyền, không thúc liễm trong ý quyền, chi là sự không phòng hộ, không bảo hộ, không hộ trì, không thu thúc đối với sáu quyền này. Ðây gọi là tư cách không phòng hộ môn quyền.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TƯ CÁCH PHÒNG HỘ MÔN QUYỀN?

Nơi đây, có người khi thấy cảnh sắc do mắt, không nắm tướng chung, không nắm tướng riêng; do nguyên nhân chi mà các ác bất thiện pháp tham ưu xâm lấn người ấy khi sống không thu thúc nhãn quyền, thì người ấy hành động thu thúc với nhân ấy, hộ trì nhãn quyền, thúc liễm trong nhãn quyền. Khi nghe tiếng do tai ... (trùng) ... Khi ngửi mùi do mũi ... (trùng) ... Khi nếm vị do lưỡi ... (trùng) ... Khi đụng vật xúc do thân ... (trùng) ... Khi biết cảnh pháp do ý, không nắm lấy tướng chung, không nắm lấy tướng riêng; do nguyên nhân chi mà các ác bất thiện pháp tham ưu xâm lấn người ấy khi sống không thu thúc ý quyền, thì người ấy hành động thu thúc với nhân ấy, hộ trì ý quyền, thúc liễm trong ý quyền, chi là sự phòng hộ, sự bảo hộ, sự hộ trì, sự thu thúc đối với sáu quyền này. Ðây gọi là tư cách phòng hộ môn quyền.

Vị dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với tư cách phòng hộ môn quyền này. Bởi lẽ ấy được nói rằng "phòng hộ môn quyền".

608) RẰNG "TIẾT ÐỘ TRONG VẬT THỰC", có tư cách tiết độ vật thực, có tư cách không tiết độ vật thực.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TƯ CÁCH KHÔNG TIẾT ÐỘ VẬT THỰC?

Nơi đây, có người không quán tưởng, thọ dùng vật thực không chánh quán: ăn để chơi đùa, để đam mê, để trang sức, để làm đẹp, ở đây chi là tư cách không tri túc, không tri độ, không quán tưởng trong thực phẩm. Ðây gọi là tư cách không tiết độ vật thực.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TƯ CÁCH TIẾT ÐỘ VẬT THỰC?

Nơi đây, có người quán tưởng, thọ dùng vật thực một cách chánh quán: ăn chẳng phải để chơi đùa, chẳng phải để đam mê, chẳng phải để trang sức, chẳng phải để làm đẹp, chỉ để duy trì, nuôi dưỡng xác thân này, để khỏi bị thương tổn, để hỗ trợ phạm hạnh, nghĩ là như thế ta sẽ trừ diệt cảm thọ cũ và không cho khởi lên cảm thọ mới, ở nơi ta không có lỗi lầm và sẽ lạc trú; ở đây chi là tư cách tri túc, tư cách tiết độ, quán tưởng trong vật thực. Ðây gọi là tư cách tiết độ vật thực".

Vị dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với tư cách tiết độ trong vật thực. Bởi lẽ ấy được gọi là 'tri túc trong vật thực".

609) LÀM SAO VỊ TỲ KHEO CHUYÊN TÂM TỈNH THỨC VÀO ÐẦU HÔM ÐẾN CUỐI HÔM?

Nơi đây, vị Tỳ kheo ban ngày thanh lọc tâm khỏi các chướng ngại pháp bằng cách kinh hành, bằng cách an tọa; vào canh đầu hôm, thanh lọc tâm bởi các chướng ngại pháp bằng cách kinh hành, bằng cách an tọa; vào canh giữa đêm nằm nghỉ dáng sư tử ngọa, nghiêng tay bên mặt, gát chân lên chân, có chánh niệm tỉnh giác, tác ý đến khởi sàng tưởng; vào canh cuối đêm thức dậy, thanh lọc tâm khỏi các chướng ngại pháp bằng cách kinh hành, bằng cách an tọa. Như vậy là vị Tỳ kheo chuyên tâm tỉnh thức vào đầu hôm đến cuối hôm.

610) RẰNG "KIÊN TRÌ", tức cái chi là sự cần cố thuộc về tâm ... (trùng) ... chánh tinh tấn. Rằng "THẬN TRỌNG", tức cái chi là sự hiểu rõ, biết rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến.

611) RẰNG "CHUYÊN CHÚ TU TẬP CÁC PHÁP ÐẲNG GIÁC"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP ÐẲNG GIÁC?

Tức bảy giác chi: niệm giác chi, trạch pháp giác chi, cần giác chi, hỷ giác chi, tịnh giác chi, định giác chi, xả giác chi. Ðây gọi là các pháp đẳng giác.

Thực hành tu tập, làm sung mãn các pháp đẳng giác này. Bởi lẽ ấy được nói rằng "chuyên chú tu tập các pháp đẳng giác".

612) LÀM SAO VỊ TỲ KHEO là bậc tỉnh giác khi bước tới bước lui, tỉnh giác khi nhìn tới nhìn lui, tỉnh giác khi co duỗi, tỉnh giác khi mang y bát và Tăng già lê, tỉnh giác khi ăn uống nhai nếm, tỉnh giác khi đại tiện tiểu tiện, tỉnh giác khi đi đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng?

Nơi đây, vị Tỳ kheo bước tới có chánh niệm tỉnh giác, bước lui có chánh niệm tỉnh giác, nhìn tới có chánh niệm tỉnh giác, nhìn lui có chánh niệm tỉnh giác, co vào có chánh niệm tỉnh giác, duỗi ra có chánh niệm tỉnh giác; vị ấy giữ chánh niệm tỉnh giác khi mang y bát, tăng già lê, giữ chánh niệm tỉnh giác, khi ăn, uống, nhai, nếm, giữ chánh niệm tỉnh giác khi đại tiện tiểu tiện, giữ chánh niệm tỉnh giác khi đi đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng.

RẰNG "NIỆM". Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NIỆM?

Cái chi là ức niệm, tùy niệm, tưởng niệm, nhớ lại, thái độ nhớ lại, thái độ ghi nhận, thái độ không lơ đãng, thái độ không lãng quên, niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây gọi là niệm.

RẰNG "TỈNH GIÁC". Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỈNH GIÁC?

Cái chi là sự hiểu rõ, sự biết rõ, sự lựa chọn, sự cân nhắc, trạch pháp, sự tham khảo, sự phân định, sự khảo sát, sự thông thái, sự rành rẽ, sự khôn ngoan, sự sáng suốt, sự suy xét, sự nghiên cứu, sự minh mẫn, sự mẫn tiệp, sự hồi quang, sự chiếu kiến, sự lương tri, sự sắc xảo, tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như đèn, tuệ như báu vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây gọi là tỉnh giác.

Vị dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với sự niệm này và sự tỉnh giác này như thế. Như vậy là vị Tỳ kheo bước tới có chánh niệm tỉnh giác, bước lui có chánh niệm tỉnh giác, nhìn tới có chánh niệm tỉnh giác, nhìn lui có chánh niệm tỉnh giác, co vào có chánh niệm tỉnh giác, duỗi ra có chánh niệm tỉnh giác; giữ chánh niệm tỉnh giác khi ăn uống nhai nếm, giữ chánh niệm tỉnh giác khi mang y bát và Tăng già lê, giữ chánh niệm tỉnh giác khi ăn uống nhai nếm, giữ chánh niệm tỉnh giác khi đại tiện tiểu tiện, giữ chánh niệm tỉnh giác khi đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng.

613) RẰNG "VẮNG VẺ", như là trú xứ ở gần, mà chỗ ấy không lẫn lộn với người tại gia, bậc xuất gia, do đó chỗ ấy là chỗ vắng vẽ. Dù là trú xứ ở xa, mà chỗ ấy không lẫn lộn với các người tại gia, xuất gia, do đó chỗ ấy cũng là chỗ vắng vẻ.

614) RẰNG "TRÚ XỨ". Giường cũng là trú xứ, ghế cũng là trú xứ, nệm cũng là trú xứ, gối cũng là trú xứ, tịnh thất cũng là trú xứ, mái hiên cũng là trú xứ, lâu đài cũng là trú xứ, nhà chòi cũng là trú xứ, phòng ốc cũng là trú xứ, thạch động cũng là trú xứ, cốc hang cũng là trú xứ, gốc cây cũng là trú xứ, bụi tre cũng là trú xứ; hoặc là bất cứ chỗ nào mà các vị Tỳ kheo lui tới thì tất cà chỗ đó là trú xứ.

615) RẰNG "XỬ DỤNG", tức là xử dụng, thọ dụng, hưởng thọ, dụng nạp, tiếp nhận trú xứ vắng vẻ này. Bởi lẽ ấy được nói rằng "XỬ DỤNG".

616) RẰNG "RỪNG" tức là ra ngoài thềm nhà, tất cả chỗ đó là rừng.

617) RẰNG "GỐC CÂY", chính tại cội cây là gốc cây. Chính tại đồi đá là triền núi. Chính tại kẹt núi là thạch động. Chính hang núi là sơn cốc, chỗ đất táng là nghĩa địa. Chỗ hoang sơ là chỗ ở trống trãi, chỗ chất rơm là đống rơm.

618) RẰNG: "CHỖ Ở NƠI RỪNG", đó là chỉ cho các trú xứ xa vắng. Rằng "CHỖ Ở NƠI RỪNG", đó là chỉ cho các trú xứ rừng rậm. Rằng "CHỖ Ở NƠI RỪNG", đó là chỉ cho các trú xứ kinh hoàng. Rằng "CHỖ Ở NƠI RỪNG", đó là chỉ cho các trú xứ rởn lông ốc (8). Rằng "CHỖ Ở NƠI RỪNG", đó là chỉ cho các trú xứ tận cùng. Rằng "CHỖ Ở NƠI RỪNG", đó là chỉ cho các trú xứ lân cận loài người. Rằng "CHỖ Ở NƠI RỪNG", đó là chỉ cho các trú xứ khó tìm đến.

619) RẰNG "CHỖ ÍT TIẾNG ỒN", như là trú xứ ở gần mà chỗ ấy không lẫn lộn với người tại gia, xuất gia, do đó chỗ ấy là chỗ ít tiếng ồn, dù là trú xứ ở xa mà chỗ ấy không lẫn lộn với người tại gia, xuất gia, do đó chỗ ấy cũng là chỗ ít tiếng ồn.

620) RẰNG "CHỖ ÍT NÁO ÐỘNG", chỗ nào là chỗ ít tiếng ồn, chỗ ấy là chỗ ít náo động; chỗ nào là chỗ ít náo động, chỗ ấy là chỗ hiu quạnh; chỗ nào là chỗ hiu quạnh, chỗ ấy là chỗ vắng người; chỗ nào là chỗ vắng người, chỗ ấy là chỗ thích hợp thiền định.

621) RẰNG "ÐI ÐẾN KHU RỪNG HOẶC ÐẾN GỐC CÂY HOẶC ÐẾN NGÔI NHÀ TRỐNG", tức là vị ấy đi đến rừng, đi đến gốc cây hay đi đến ngôi nhà trống.

622) RẰNG "NGỒI XẾP BẰNG KIẾT GIÀ", tức là vị ngồi xếp bằng tréo chân.

623) RẰNG "GIỮ THÂN NGAY THẲNG", tức là thân trụ giữ thẳng lưng.

624) RẰNG "AN LẬP NIỆM TRƯỚC MẶT"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NIỆM?

Cái chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm. Ðây gọi là niệm.

Niệm này được giữ, được đặt ngay nơi chót mũi hoặc môi. Bởi lẽ ấy được nói rằng "AN LẬP NIỆM TRƯỚC MẶT".

625) RẰNG "ÐOẠN TRỪ THAM ÁC Ở ÐỜI"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THAM ÁC?

Cái chi là sự tham luyến, tham đắm ... (trùng) ... sự tham đắm của tâm. Ðây gọi là tham ác.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐỜI?

Tức là đời ngũ thủ uẩn. Ðây gọi là đời.

Tham ác đây được yên lặng trong đời này, được vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; bởi lẽ ấy đuợc nói rằng "đoạn trừ tham ác ở đời".

626) RẰNG "VỚI TÂM LY THAM ÁC"

Ở đây thế nào là tâm? Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này đã lìa tham ác; bởi lẽ ấy được nói là "với tâm ly tham ác".

627) RẰNG "SỐNG", tức là cử động xử sự, trông nom, duy trì, sinh sống, hành động, trú ngụ, bởi lẽ ấy gọi là sống.

628) RẰNG "GỘI RỬA TÂM KHỎI THAM ÁC"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THAM ÁC?

Cái chi là sự tham luyến, tham đắm ... (trùng) ... sự tham đắm của tâm. Ðây gọi là tham ác.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này rửa sạch, lọc sạch, gội sạch, giải tỏa, giải phóng, giải thoát khỏi tham này; bởi lẽ ấy được nói là "gội rửa tâm khỏi tham ác."

629) RẰNG "ÐOẠN TRỪ SÂN ÐỘC HẠI". Có sân độc và có sân hại.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SÂN ÐỘC (9)?

Cái chi là sự hiềm khích của tâm, sự phẫn nộ, phản kháng, chống đối, giận dữ, giận hờn, tức giận, nóng nảy, ám hại, quyết ám hại, sự sân độc của tâm, sự ám hại của tâm, sự hiềm hận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự hãm hại, cách hãm hại, thái độ hãm hại, sự sân độc, cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, phản đối, hung dữ, lỗ mãn, sự bất bình của tâm. Ðây gọi là sân độc.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SÂN HẠI (10)?

Chi là sân độc, ấy là sân hại; chi là sân hại, ấy là sân độc.

Như thế sân độc này và sân hại này được yên lặng, được bắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; bởi lẽ ấy được nói rằng "đoạn trừ sân độc hại".

630) RẰNG "TÂM VÔ SÂN ÐỘC (11)"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này không còn sân độc. Bởi lẽ ấy được nói là "tâm vô sân độc".

631) RẰNG "SỐNG", tức là cử động ... (trùng) ... trú ngụ; bởi lẽ ấy được gọi là sống.

632) RẰNG "GỘI RỬA TÂM KHỎI SÂN ÐỘC HẠI"

Có sân độc, có sân hại.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SÂN ÐỘC?

Cái chi là sự hiềm khích của tâm, sự phẫn nộ, phản kháng, chống đối, giận dữ, giận hờn, tức giận, nóng nảy, ám hại, quyết ám hại, sự sân độc của tâm, sự ám hại của tâm, sự hiềm hận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự hãm hại, cách hãm hại, thái độ hãm hại, sự sân độc, cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, phản đối, hung dữ, lỗ mãn, sự bất bình của tâm. Ðây gọi là sân độc.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SÂN HẠI?

Chi là sân độc, ấy là sân hại; chi là sân hại, ấy là sân độc.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này rửa sạch, lọc sạch, gội sạch, giải tỏa, giải phóng, giải thoát khỏi sân độc hại; bởi lẽ ấy được gọi là "gội rửa tâm thoát khỏi sân độc hại."

633) RẰNG "ÐOẠN TRỪ HÔN TRẦM THỤY MIÊN" CÓ HÔN TRẦM, CÓ THỤY MIÊN ...

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HÔN TRẦM?

Chi là sự không bén nhạy của tâm, không thích nghi, sự chần chờ, trầm lặng, lười biếng, cách lười biếng, thái độ lười biếng, dã dượi, cách dã dượi, thái độ dã dượi của tâm. Ðây gọi là hôn trầm.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THỤY MIÊN?

Chi là sự không bén nhạy của thân, không thích nghi, sự che lấp, đậy khuất, bít ngăn bên trong, hôn mê, bần thần thiu thỉu, sự buồn ngủ, cách buồn ngủ, thái độ buồn ngủ. Ðây gọi là thụy miên.

Như thế hôn trầm này và thụy miên này được yên lặng, được vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; bởi lẽ ấy được nói rằng "đoạn trừ hôn trầm thụy miên".

634) RẰNG "LY HÔN TRẦM THỤY MIÊN", tức là tình trạng dứt bỏ, tình trạng đào thải, tình trạng giải thoát, tình trạng đoạn trừ, tình trạng phóng xả, tình trạng xả trừ sự hôn trầm thụy miên ấy; nên được gọi là "ly hôn trầm thụy miên".

Rằng "SỐNG ... (trùng) ... nên được gọi là "sống".

635) RẰNG "TƯỞNG QUANG MINH"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TƯỞNG?

Chi là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ nhận biết. Ðây gọi là tưởng.

Tưởng này tỏ rạng, mở mang, trong sạch, thuẩn tịnh; nên được gọi là "tưởng quang minh".

636) RẰNG "CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NIỆM?

Chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm. Ðây gọi là niệm.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỈNH GIÁC?

Chi là sự hiểu rõ, biết rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây gọi là tỉnh giác.

Như thế, vị dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với niệm này và tỉnh giác này; nên gọi là "chánh niệm tỉnh giác".

637) RẰNG "GỘI RỬA TÂM KHỎI HÔN TRẦM THỤY MIÊN"

Có hôn trầm, có thụy miên.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HÔN TRẦM?

Chi là sự không mạnh dạn của tâm ... (trùng) ... thái độ dã dượi của tâm. Ðây gọi là sự hôn trầm.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THỤY MIÊN?

Chi là sự không bén nhạy của thân ... (trùng) ... thái độ buồn ngủ. Ðây gọi là thụy miên.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này rửa sạch, lọc sạch, gội sạch, giải tỏa, giải phóng, giải thoát khỏi hôn trầm thụy miên; nên được gọi là "gội rửa tâm khỏi hôn trầm thụy miên".

638) RẰNG "ÐOẠN TRỪ TRẠO HỐI"

Có trạo cử, có hối hận.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TRẠO CỬ?

Chi là sự phóng dật của tâm, sự không vắng lặng, tâm lao chao, tình trạng tán loạn của tâm. Ðây gọi là trạo cử.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HỐI HẬN?

Việc không đáng nghĩ là đáng; việc đáng nghĩ là không đáng; việc không tội nghĩ là tội, việc tội nghĩ là không tội; sự kiện nào là sự hối hận như vậy, cách hối hận, thái độ hối hận, tâm ăn năn, ý bối rối. Ðây gọi là hối hận.

Như thế trạo cử này và hối hận này được yên lặng, được vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; nên được nói rằng "đoạn trừ trạo hối".

639) RẰNG "VÔ PHÓNG DẬT", tức là tình trạng đã dứt bỏ, đã đào thải, đã giải thoát, đã đoạn trừ, đã phóng xả, đã trừ trạo hối ấy; nên được gọi là "vô phóng dật".

640) RẰNG "SỐNG", tức là cử động ... (trùng) ... trú ngụ; nên gọi là sống.

641) RẰNG "NỘI", tức là chi thuộc bên trong, thuộc phần riêng.

Rằng "TÂM TỈNH LẶNG". Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm thuộc nội phần này được yên lặng, được vắng lặng, được tịnh chỉ; nên được gọi là "nội tâm tỉnh lặng".

642) RẰNG "GỘI RỬA TÂM KHỎI TRẠO HỐI"

Có trạo cử, có hối hận.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TRẠO CỬ?

Chi là sự phóng dật của tâm, sự không vắng lặng, tâm lao chao, tình trạng tán loạn của tâm. Ðây gọi là trạo cử.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HỐI HẬN?

Việc không đáng nghĩ là đáng ... (trùng) ... ý bối rối. Ðây gọi là hối hận.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thứ giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này rửa sạch, lọc sạch, gội sạch, giải tỏa, giải phóng, giải thoát khỏi trạo hối; nên được gọi là "gội rửa tâm khỏi trạo hối".

643) RẰNG "ÐOẠN TRỪ HOÀI NGHI"

Chi là sự do dự, cách do dự, thái độ do dự, sự dị nghị, sự không xác định, sự lưỡng ước, sự phân vân, sự ngờ vực, sự không nhất quyết, sự tính vớ vẫn, sự lẫn quẩn, sự không quyết đoán, tình trạng lay động của tâm, sự rối ý. Ðây gọi là hoài nghi.

Hoài nghi này được yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; nên được gọi là "đoạn trừ hoài nghi".

644) RẰNG "VƯỢT KHỎI HOÀI NGHI", tức là hoài nghi này được đi qua, vượt qua, vượt khỏi, đi đến bờ kia, đạt đến bờ kia; nên được gọi là "vượt khỏi hoài nghi".

645) RẰNG "SỐNG", tức là cử động ... (trùng) ... trú ngụ; nên gọi là sống.

646) RẰNG "KHÔNG CÒN NGHI NAN ÐỐI VỚI CÁC THIỆN PHÁP" tức là đối với các thiện pháp không ngờ vực, không do dự theo sự hoài nghi này, thành người chẳng nghi hoặc, chẳng nghi ngờ, không còn hoài nghi; nên được gọi là "không nghi nan đối với các thiện pháp".

647) RẰNG "GỘI RỬA TÂM KHỎI HOÀI NGHI"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HOÀI NGHI?

Chi là sự do dự, cách do dự, thái độ do dự ... (trùng) ... tình trạng lay động của tâm, sự rối ý. Ðây gọi là hoài nghi.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này rửa sạch, lọc sạch, gội sạch, giải tỏa, giải phóng, giải thoát khỏi hoài nghi đây, nên được gọi là "gội rửa tâm khỏi hoài nghi".

648) RẰNG "ÐOẠN TRỪ NĂM TRIỀN CÁI NÀY", tức là năm triền cái này được yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; nên được gọi là "đoạn trừ năm triền cái này".

649) RẰNG "ÐIỀU NHƠ BẨN TÂM" tức là năm triền cái này đều là phiền não của tâm.

650) RẰNG "MUỘI LƯỢC TRÍ TUỆ" tức là do năm triền cái này mà trí tuệ chưa sanh không sanh và trí tuệ đã sanh bị tiêu diệt; cho nên được gọi là làm muội lược trí tuệ.

651) RẰNG "LY CÁC DỤC LY CÁC BẤT THIỆN PHÁP"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CÁC DỤC?

Sự mong muốn là dục, sự tham luyến là dục, dục tham là dục, sự tư duy là dục, quyến luyến là dục, tham tư duy là dục. Ðây gọi là các dục.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CÁC BẤT THIỆN PHÁP?

Tham dục, sân độc, hôn thụy, trạo hối, hoài nghi. Ðây gọi là các bất thiện pháp.

Như thế, vị xa lìa các dục này và các bất thiện pháp này; nên được gọi là "ly các dục ly các bất thiện pháp".

652) RẰNG "HỮU TẦM HỮU TỨ"

Có tầm, có tứ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TẦM?

Chi là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tân khắn khít cảnh, chánh tư duy. Ðây gọi là tầm.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỨ?

Chi là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, thái độ xem xét của tâm. Ðây gọi là tứ.

Như thế, vị dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với tầm này và tứ này; nên được gọi là "hữu tầm hữu tứ".

653) RẰNG "DO LY DỤC SANH", tức là tầm tứ hỷ lạc và nhất hành tâm; những pháp ấy được sanh ra, được sanh thành, được xuất hiện, được phát khởi, được hiện khởi trong sự viễn ly này. Do đó được gọi là "do ly dục sanh".

654) RẰNG "TRẠNG THÁI HỶ LẠC"

Có hỷ, có lạc.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HỶ?

Chi là sự mừng vui, sự no vui, sự hân hoan, sự hỷ duyệt, sự hài lòng, sự vui vẻ, sự phấn khởi, sự thích thú, sự hoan hỷ của tâm. Ðây gọi là hỷ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ LẠC?

Chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là lạc.

Lạc này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với hỷ này; nên được gọi là hỷ lạc.

655) RẰNG "SƠ", tức là hạng thứ nhất do đếm tuẩn tự; chứng bậc thứ nhất này nên gọi là sơ (thiền).

656) RẰNG "THIỀN", tức là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất hành tâm.

657) RẰNG "CHỨNG", là sự mà đắc thành, viên đắc, chứng đắc, thành đạt, đắc chứng, tác chứng, thành tựu sơ thiền.

658) RẰNG "TRÚ", tức là cử động ... (trùng) ... trú ngụ, bởi lẽ ấy gọi là trú.

659) RẰNG "VẮNG LẶNG TẦM, TỨ"

Có tầm, có tứ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TẦM?

Chi có sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi ... (trùng) ... chánh tư duy. Ðây gọi là tầm.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỨ?

Chi là sự gìn giữ, sự giám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, trạng thái xem xét của tâm. Ðây gọi là tứ.

Như thế tầm này và tứ này được yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; do đó được gọi là "vắng lặng tầm tứ".

660) RẰNG "NỘI", là chi thuộc bên trong, thuộc phần riêng.

RẰNG "TỊNH", tức chi là sự trong sạch, sự tin tưởng, sự tín nhiệm, sự cả tin.

661) RẰNG "NHẤT TÂM", tức chi là sự đình trụ của tâm ... (trùng) ... chánh định.

662) RẰNG "KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ"

Có tầm, có tứ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TẦM?

Chi là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi ... (trùng) ... chánh tư duy. Ðây gọi là tầm.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỨ?

Chi là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, trạng thái xem xét của tâm. Ðây gọi là tứ.

Như thế, tầm này và tứ này được yên lặng, được vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt. Do đó được gọi là "không tầm không tứ".

663) RẰNG "DO ÐỊNH SANH", tức là sự thanh tịnh, hỷ lạc, nhất hành tâm; những pháp ấy được sanh ra, được sanh thành, được xuất hiện, được phát khởi, được hiện khởi trong định này. Do đó được gọi là "do định sanh".

664) RẰNG "TRẠNG THÁI HỶ LẠC"

Có hỷ, có lạc.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HỶ (12)?

Chi là sự mừng vui, sự no vui ... (trùng) ... sự hoan hỷ của tâm. Ðây gọi là hỷ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ LẠC (13)?

Chi là sự sảng khoái thuộc về tâm ... (trùng) ... sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là lạc.

Lạc này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với hỷ này; do đó được gọi là hỷ lạc.

665) RẰNG "NHỊ (14)" tức là hạng thứ hai do đếm tuẩn tự, chứng bậc thứ hai này nên gọi là nhị (thiền).

666) RẰNG "THIỀN (15)" tức là sự thanh tịnh, hỷ lạc, nhất hành tâm.

667) RẰNG "CHỨNG (16)" Là sự đắc thành, viên đắc, chứng đạt, thành đạt, đắc chứng, tác chứng, thành tựu nhị thiền.

668) RẰNG "TRÚ", tức là cử động ... (trùng) ... trú ngụ; do đó gọi là trú.

669) RẰNG "LY HỶ (17)"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HỶ?

Chi là sự mừng vui, sự no vui, sự hân hoan, sự hỷ duyệt, sự hài lòng, sự vui vẻ, sự phấn khởi, sự thích thú, sự hoan hỷ của tâm. Ðây gọi là hỷ.

Hỷ này được yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt. Do đó được gọi là "ly hỷ".

670) RẰNG "XẢ18) (trú)"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XẢ?

Chi là sự lơ là, sự dững dưng, sự thờ ơ, sự quân bình của tâm. Ðây gọi là xả.

Bậc dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với xả này. Do đó được gọi là "xả (trú)".

671) RẰNG "TRÚ", tức là cử động ... (trùng) ... trú ngụ, do đó được gọi là trú.

672) RẰNG "VỊ ỨC NIỆM TỈNH GIÁC"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ỨC NIỆM?

Chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm. Ðây gọi là niệm.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỈNH GIÁC?

Chi là sự hiểu rõ, biết rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây gọi là tỉnh giác.

Như thế, bậc dự nhập ... (trùng) ... thành đạt với ức niệm này và tỉnh giác này. Do đó được gọi là "vị ức niệm tỉnh giác".

673) RẰNG "THÂN CẢM THỌ LẠC"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ LẠC?

Chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là lạc.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THÂN?

Tức tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây gọi là thân.

Cảm thọ lạc này bằng thân. Do đó được gọi là "thân cảm thọ lạc".

674) RẰNG "MỘT TRẠNG THÁI MÀ CÁC BẬC THÁNH GỌI"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CÁC BẬC THÁNH?

Chư Phật và chư đệ tử Phật được gọi là các bậc Thánh; chư vị ấy trình bày, thuyết giảng, giải thích, xác minh, khai thị, phân tích, bày tỏ, tuyên thuyết điều này. Do đó được nói rằng "một trạng thái mà các bậc Thánh gọi".

675) RẰNG "XẢ NIỆM LẠC TRÚ"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XẢ?

Chi là sự lơ là, sự dững dưng, sự thờ ơ, sự quân bình của tâm. Ðây gọi là xả.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NIỆM?

Chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm. Ðây gọi là niệm.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ LẠC?

Chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là lạc.

Như thế, vị thành tựu với xả này, niệm này và lạc này rồi cử động, xử sự, trông nom, duy trì, sinh sống, hành động, trú ngụ, do đó được nói rằng "xả niệm lạc trú".

676) RẰNG "TAM" tức là hạng thứ ba do đếm tuẩn tự; chứng bậc thứ ba này nên gọi là tam (thiền).

677) RẰNG "THIỀN", tức là xả, niệm, tỉnh giác, lạc, nhất hành tâm.

678) RẰNG "CHỨNG". Là sự mà đắc thành, viên đắc, chứng đạt, thành đạt, đắc chứng, tác chứng, thành tựu tam thiền.

679) RẰNG "TRÚ", tức là cử động ... (trùng) ... trú ngụ. Do đó được gọi là trú.

680) RẰNG "ÐOẠN TRỪ LẠC ÐOẠN TRỪ KHỔ"

Có lạc, có khổ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ LẠC?

Chi là sự sảng khoái thuộc về thân, sự dễ chịu thuộc về thân, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc. Ðây gọi là lạc.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO GỌI LÀ KHỔ?

Chi là sự bất an thuộc về thân, sự đau đớn thuộc về thân, trạng thái cảm thọ bất an đau đớn sanh từ thân xúc, sự cảm giác bất an đau đớn sanh từ thân xúc. Ðây gọi là khổ.

Như thế lạc này và khổ này được yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt. Do đó, được nói rằng: "đoạn trừ lạc đoạn trừ khổ".

681) RẰNG "DIỆT HỶ ƯU ÐÃ CÓ TỪ TRƯỚC"

Có hỷ, có ưu.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HỶ?

Chi là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu thuộc về tâm, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu thuộc về tâm. Ðây gọi là hỷ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ƯU?

Chi là sự bất an thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ bất an khó chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác bất an khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là ưu.

Như thế hỷ này và ưu này có từ trước đã được yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, diệt tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt, do đó được nói rằng "diệt hỷ ưu đã có từ trước".

682) RẰNG "PHI KHỔ PHI LẠC", tức là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trang thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Do đó được nói là "phi khổ phi lạc".

683) RẰNG "XẢ NIỆM THANH TỊNH"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XẢ?

Chi là sự lơ là, sự dững dưng, sự thờ ơ, sư quân bình của tâm. Ðây gọi là xả.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NIỆM?

Chi là sự ức niệm, tùy niệm ... (trùng) ... chánh niệm. Ðây gọi là niệm.

Niệm này được mở mang thanh tịnh tinh khiết do xả này. Do đó được nói rằng: "xả niệm thanh tịnh".

684) RẰNG "TỨ", tức là hạng thứ tư do đếm tuẩn tự; chứng bậc thứ tư này nên gọi là tứ (thiền).

685) RẰNG "THIỀN", tức là xả, niệm, nhất hành tâm.

686) RẰNG "CHỨNG", là sự mà đắc thành, viên đắc, chứng đạt, thành đạt, đắc chứng, tác chứng, thành tựu tứ thiền.

687) RẰNG "TRÚ" tức là cử động ... (trùng) ... trú ngụ. Do đó được gọi là TRÚ.

688) RẰNG "VƯỢT QUA MỌI SẮC TƯỞNG"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SẮC TƯỞNG?

Chi là sự tưởng nhận, tưởng tri, trạng thái tưởng tri của bậc nhập thiền sắc giới hoặc của bậc sanh (cõi sắc) hoặc của bậc hiện tại lạc trú. Ðây gọi là sắc tưởng.

Ðã vượt qua, vượt khỏi, thoát khỏi các sắc tưởng này, do đó được nói rằng "vượt qua mọi sắc tưởng".

689) RẰNG "DẬP TẮT CÁC ÐỐI NGẠI TƯỞNG"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐỐI NGẠI TƯỞNG?

Tức là sắc tưởng, thinh tưởng, khí tưởng, vị tưởng, xúc tưởng. Ðây gọi là các đối ngại tưởng.

Các đối ngại tưởng này đã đuợc yên lặng, vắng lặng, tịnh chỉ, dập tắt, đình chỉ, cấm chỉ, kiệt quệ, tàn rụi, tận diệt; do đó được nói rằng "dập tắt các đối ngại tưởng".

690) RẰNG "KHÔNG TÁC Ý CÁC DỊ BIỆT TƯỞNG"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CÁC DỊ BIỆT TƯỞNG?

Chi là sự tưởng nhận, tưởng tri, trạng thái tưởng tri của người không nhập thiền, có ý giới hoặc có ý thức giới. Ðây gọi là các dị biệt tưởng.

Vị chẳng tác ý đến các dị biệt tưởng này. Do đó được nói rằng "không tác ý dị biệt tưởng".

691) RẰNG "HƯ KHÔNG LÀ VÔ BIÊN"

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HƯ KHÔNG?

Chi là khoảng trống, hiện tượng khoảng trống, trống rỗng, hiện tượng trống rỗng, kẽ hở, hiện tượng kẽ hở, không xúc chạm với bốn đại hiển. Ðây gọi là hư không.

Vị để tâm, an lập, biến mãn không cùng trong hư không ấy, do đó được gọi là "hư không vô biên".

692) RẰNG "KHÔNG VÔ BIÊN XỨ"

Tức là các pháp tâm và sở hữu tâm của bậc nhập thiền, hay bậc sanh khởi hoặc bậc hiện tại lạc trú thiền không vô biên xứ.

693) RẰNG "CHỨNG" tức là sự mà đắc thành, viên đắc, chứng đạt, thành đạt, đắc chứng, tác chứng, thành tựu thiền không vô biên xứ.

694) RẰNG "TRÚ" tức là cử động ... (trùng) ... trú ngụ do đó được gọi là trú.

695) RẰNG "VƯỢT QUA MỌI KHÔNG VÔ BIÊN XỨ" tức là vượt qua, vượt khỏi, thoát khỏi không vô biên xứ này; do đó được nói rằng: "vượt qua mọi không vô biên xứ".

696) RẰNG "THỨC VÔ BIÊN" là tác ý đến hư không ấy vẫn còn bị thức ngộ nhận, mới biến mãn không cùng; do đó được nói rằng "thức là vô biên".

697) RẰNG "THỨC LÀ VÔ BIÊN XỨ" là các pháp tâm và sở hữu tâm của các bậc nhập thiền thức vô biên xứ, hoặc của bậc sanh (cõi thức vô biên xứ), hay của bậc hiện tại lạc trú.

698) RẰNG "CHỨNG" là sự mà đắc thành, viên đắc, chứng đạt, thành đạt, đắc chứng, tác chứng, thành tựu thiền thức vô biên xứ.

699) RẰNG "TRÚ", tức là cử động ... (trùng) ... trú ngụ, do đó được gọi là trú.

700) RẰNG "VƯỢT KHỎI MỌI THỨC VÔ BIÊN XỨ", tức là vượt qua, vượt khỏi, thoát khỏi thức vô biên xứ này, do đó được nói rằng "vượt qua mọi thức vô biên xứ".

701) RẰNG "KHÔNG CÓ CHI CẢ" là quán thấy rằng chính cái thức ấy không còn, không hiện hữu, tiêu mất, chẳng có gì cả; do đó được nói rằng "không có chi cả".

702) RẰNG "VÔ SỞ HỮU XỨ" tức là các pháp tâm vô sở hữu tâm tức là các pháp và sở hữu tâm của bậc nhập thiền vô sở hữu xứ, hoặc của bậc sanh (cõi vô sở hữu xứ); hoặc của bậc hiện tại lạc trú.

703) RẰNG "CHỨNG" tức là sự mà đắc thành, viên đắc, chứng đạt, thành đạt, đắc chứng, tác chứng, thành tựu thiền vô sở hữu xứ.

704) RẰNG "TRÚ", tức là cử động ... (trùng) ... trú ngụ, do đó được gọi là trú.

705) RẰNG "VƯỢT QUA MỌI VÔ SỞ HỮU XỨ", tức là vượt qua, vượt khỏi, thoát khỏi vô sở hữu xứ này, do đó được nói rằng "vượt qua mọi vô sở hữu xứ".

706) RẰNG "PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG", tức là tác ý đến vô sở hửu xứ ấy vẫn còn tỉnh lặng, mới tu tập thiền nhập hữu dư hành, do đó được nói rằng "phi tưởng phi phi tưởng".

707) RẰNG "PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ" tức là pháp tâm và sở hữu tâm của bậc nhập thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ, hoặc của bậc sanh (cõi phi tưởng phi phi tưởng xứ), hoặc của bậc hiện tại lạc trú.

708) RẰNG "CHỨNG", là sự mà đắc thành, viên đắc, chứng đạt, thành đạt, đắc chứng, tác chứng, thành tựu thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ.

709) RẰNG "TRÚ", tức là cử động, xử sự, trông nom, duy trì, sinh sống, hành động, trú ngụ. Do đó được gọi là trú.

(DỨT PHẦN PHÂN THEO KINH)

2/ PHẦN THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhammabhājanīyaṃ)

710) BỐN THIỀN LÀ: SƠ THIỀN, NHỊ THIỀN, TAM THIỀN, TỨ THIỀN.

711) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SƠ THIỀN?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường đạt đến Sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền để mục đất; trong khi ấy có thiền năm chi là: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất hành tâm. Ðây được gọi là sơ thiền; các pháp còn lại là tương ưng với thiền.

712) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHỊ THIỀN?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường đạt đến Sắc giới, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền đề mục đất; trong khi ấy có thiền ba chi là: Hỷ, lạc, nhất hành tâm. Ðây được gọi là nhị thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.

713) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TAM THIỀN?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường đạt đến Sắc giới, ly hỷ ... (trùng) ... chứng và trú tam thiền đề mục đất; trong khi ấy có thiền hai chi là: Lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là tam thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.

714) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỨ TNIỀN?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường đạt đến Sắc giới, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú Tứ thiền, đề mục đất, trong khi ấy có thiền hai chi là: xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là tứ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.

715) NƠI ÐÂY, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường đạt đến Sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền đề mục đất; trong khi ấy có thiền năm chi là tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất hành tâm. Ðây gọi là Sơ thiền; các pháp khác còn lại là tương ưng thiền.

716) NƠI ÐÂY, KHI NÀO vị Tỳ kheo tu tập con đường đạt đến Sắc giới, chứng và trú Nhị thiền đề mục đất; một trạng thái hỷ lạc do viễn ly sanh, không tầm còn tứ, trong khi ấy có thiền bốn chi là: tứ, hỷ, lạc, nhất hành tâm. Ðây gọi là Nhị thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.

717) NƠI ÐÂY, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường đạt đến Sắc giới vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú Tam thiền đề mục đất; trong khi ấy có thiền ba chi là hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là tam thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.

718) NƠI ÐÂY, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường đạt đến Sắc giới, do ly hỷ ... (trùng) ... chứng và trú Tứ thiền đề mục đất; trong khi ấy có thiền hai chi là Lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là Tứ thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.

719) NƠI ÐÂY, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường đạt đến Sắc giới, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú Ngũ thiền đề mục đất; trong khi ấy có thiền hai chi là xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là ngũ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.

720) NƠI ÐÂY, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường dẫn đến Vô Sắc giới, vượt qua mọi Vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú Tứ thiền câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng; trong khi ấy có thiền hai chi là xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là Tứ thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.

721) BỐN THIỀN LÀ: SƠ THIỀN, NHỊ THIỀN, TAM THIỀN, TỨ THIỀN.

722) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SƠ THIỀN?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền năm chi là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là Sơ thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.

723) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHỊ THIỀN?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền ba chi là: hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là nhị thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.

724) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TAM THIỀN?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu thế, Pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly hỷ ... (trùng) ... chứng và trú Tam thiền hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền hai chi là: lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là tam thiền các pháp còn lại là tương ưng thiền.

725) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỨ THIỀN?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú Tứ thiền hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền hai chi là xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là Tứ thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.

726) NƠI ÐÂY, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền năm chi là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là Sơ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.

727) NƠI ÐÂY, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, chứng và trú Nhị thiền, không tầm không tứ, một trạng thái hỷ lạc do viễn ly sanh, hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền bốn chi là: tứ, hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là Nhị thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.

728) NƠI ÐÂY, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu thế, Pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú tam thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền ba chi là hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là Tam thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.

729) NƠI ÐÂY, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly hỷ ... (trùng) ... chứng và trú Tứ thiền hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền hai chi là lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là tứ thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.

730) NƠI ÐÂY, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú Ngũ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có thiền hai chi là xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là ngũ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.

731) BỐN THIỀN LÀ: SƠ THIỀN, NHỊ THIỀN, TAM THIỀN, TỨ THIỀN.

732) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SƠ THIỀN?

NƠI ÐÂY, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền đề mục đất; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy thiện nghiệp Sắc giới đó nên vị ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền đề mục đất, thành tựu quả; trong khi ấy có thiền năm chi là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là Sơ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHỊ THIỀN?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú Nhị thiền đề mục đất; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện Sắc giới đó, nên vị do vắng lặng tầm, tứ ... (trùng) ... chứng và trú Nhị thiền đề mục đất, thành tựu quả ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... Sơ thiền ... (trùng) ... chứng và trú ngũ thiền đề mục đất, thành tựu quả; trong khi ấy có thiền hai chi là xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là ngũ thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền ... (trùng) ...

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Vô Sắc giới, vượt qua mọi Vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú Tứ thiền câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ; Trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện vô sắc giới đó nên vị vượt qua mọi vô sở hữu xứ đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng, phi tưởng phi phi tưởng xứ, thành tựu quả trong khi ấy có thiền hai chi là xã và nhất hành tâm. Ðây gọi là Tứ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.

733) BỐN THIỀN LÀ: SƠ THIỀN, NHỊ THIỀN, TAM THIỀN, TỨ THIỀN

734) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SƠ THIỀN?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền Không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có thiền năm chi là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là Sơ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHỊ THIỀN?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú Nhị thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó, nên vị vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú Nhị thiền ... Tam thiền ... (trùng) ... Tứ thiền ... (trùng) ... Sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền Không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có thiền hai chi là xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là ngũ thiền; các pháp còn lại là tương ưng thiền.

735) BỐN THIỀN LÀ: SƠ THIỀN, NHỊ THIỀN, TAM THIỀN, TỨ THIỀN.

736) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SƠ THIỀN?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập Thiền Sắc giới thuộc tố phi thiện phi bất thiện, phi quả nghiệp, hiện tại lạc trú, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền, đề mục đất; trong khi ấy có thiền năm chi là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất hành tâm. Ðây gọi là Sơ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHỊ THIỀN?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Sắc giới thuộc tố phi thiện phi bất thiện, phi quả nghiệp, hiện tại lạc trú, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... Sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền, đề mục đất; trong khi ấy có thiền hai chi là xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là ngũ thiền, các pháp còn lại là tương ưng thiền ... (trùng) ...

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập thiền Vô Sắc giới, thuộc tố phi thiện phi bất thiện, phi quả nghiệp, hiện tại lạc trú, vượt qua mọi vô sở hữu xứ; đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong khi ấy có thiền hai chi là xả và nhất hành tâm. Ðây gọi là Tứ thiền, các pháp còn lai là tương ưng thiền.

(DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP)

3/ PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakam)

737) BỐN THIỀN:

Nơi đây, vị Tỳ kheo ly các dục, ly các bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền có tầm có tứ, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh.

Do vắng lặng tầm tứ, chứng và trú Nhị thiền, nội tỉnh nhất tâm không tầm không tứ, một trạng thái hỷ lạc do định sanh.

Ly hỷ trú xả, ức niệm tỉnh giác, thân cảm thọ lạc, chứng và trú tam thiền, một trạng thái mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú.

Ðoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, vị ấy chứng và trú Tứ thiền phi khổ phi lạc, xả niệm thanh tịnh.

TRONG BỐN THIỀN, CÓ BAO NHIÊU LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ? ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?

738) (BỐN THIỀN) CÓ THỂ LÀ THIỆN, CÓ THỂ LÀ VÔ KÝ.

Ba thiền là tương ưng thọ lạc, ngoại trừ lạc thọ sanh trong thiền ấy; tứ thiền là tương ưng thọ phi khổ phi lạc, ngoại trừ phi khổ phi lạc thọ sanh trong thiền ấy.

(Bốn thiền) có thể là dị thục; có thể là dị thục nhân; có thể là phi dị thục phi dị thục nhân.

(Bốn thiền) có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ phi cảnh thủ.

(Bốn thiền) có thể là phi thiền toái cảnh phiền não; có thể là phi thiền toái phi cảnh phiền não.

Sơ thiền là hữu tầm hữu tứ, ngoại trừ tầm tứ đang sanh trong thiền ấy; ba thiền là vô tầm vô tứ.

Hai thiền là câu hành hỷ, ngoài trừ hỷ đang sanh trong thiền ấy; ba thiền là câu hành lạc, ngoại trừ lạc đang sanh trong thiền ấy, tứ thiền là câu hành xả, ngoại trừ xả đang sanh trong thiền ấy.

(Bốn thiền) là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bốn thiền) là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bốn thiền) có thể là nhân tích tập; có thể là nhân tịch diệt; có thể là phi nhân tích tập, phi nhân tịch diệt.

(Bốn thiền) có thể là hữu học; có thể là vô học; có thể là phi hữu học phi vô học.

(Bốn thiền) có thể là đáo đại; có thể là vô lượng.

Ba thiền không nên nói là biết cảnh hy thiểu hay biết cảnh đáo đại, chỉ có thể biết cảnh vô lượng, mà có thể không nên nói là biết cảnh vô lượng; tứ thiền có thể là biết cảnh hy thiểu có thể là biết cảnh đáo đại, có thể là biết cảnh vô lượng, có thể không nên nói là biết cảnh hy thiểu hay biết cảnh đáo đại hay biết cảnh vô lượng.

(Bốn thiền) có thể là trung bình; có thể là tinh lương.

(Bốn thiền) có thể là cố định phần chánh, có thể là phi cố định.

Ba thiền chẳng phải là có đạo thành cảnh; mà có thể là có đạo thành nhân, có thể là có đạo thành trưởng; cũng có thể không nên nói là có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng.

Tứ thiền có thể là có đạo thành cảnh; có thể là có đạo thành nhân, có thể là có đạo thành trưởng; có thể không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng.

(Bốn thiền) có thể là sinh tồn; có thể là vị sinh tồn; có thể là chuẩn sanh.

(Bốn thiền) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.

(Ba thiền) không nên nói là biết cảnh quá khứ, hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại; tứ thiền có thể là biết cảnh quá khứ, có thể biết cảnh vị lai, có thể là biết cảnh hiện tại; có thể không nên nói là biết cảnh quá khứ hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại.

(Bốn thiền) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

Ba thiền là biết cảnh ngoại phần; tứ thiền có thể là biết cảnh nội phần, có thể biết cảnh ngoại phần, có thể là biết cảnh nội ngoại phần, có thể không nên nói là biết cảnh nội phần, hay biết cảnh ngoại phần hay biết cảnh nội ngoại phần.

(Bốn thiền) là vô kiến vô đối chiếu.

739) (BỐN THIỀN) là phi nhân. Là hữu nhân. Là tương ưng nhân.

(Bốn thiền) không nên nói là nhân hữu nhân, mà là hữu nhân phi nhân.

(Bốn thiền) không nên nói là nhân tương ưng nhân, mà là tương ưng nhân phi nhân.

(Bốn thiền) là phi nhân hữu nhân (Bốn thiền) là hữu duyên. Là hữu vi. Là vô kiến. Là vô đối chiếu. Là phi sắc.

(Bốn thiền) có thể là hiệp thế, có thể là Siêu thế.

(Bốn thiền) là đáng vài tâm biết, là không đáng vài tâm biết.

(Bốn thiền) là phi lậu. (Bốn thiền) có thể là cảnh lậu, có thể là phi cảnh lậu. (Bốn thiền) không nên nói là lậu cảnh lậu mà có thể là cảnh lậu phi lậu, có thể không nên nói là cảnh lậu phi lậu. (Bốn thiền) không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu. (Bốn thiền) có thể là bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thể là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

(Bốn thiền) là phi triền ... (trùng) ...

(Bốn thiền) là phi phược ... (trùng) ...

(Bốn thiền) là phi bộc ... (trùng) ...

(Bốn thiền) là phi phối ... (trùng) ...

(Bốn thiền) là phi cái ... (trùng) ...

(Bốn thiền) là phi khinh thị ... (trùng) ...

(Bốn thiền) là hữu tri cảnh. Là phi tâm. Là sở hữu tâm. Là tương ưng tâm. Là hòa với tâm. Là có tâm làm sở sanh. Là đồng hiện hữu với tâm. Là tùy chuyển với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh. Là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Là ngoại phần. Là phi y sinh. (Bốn thiền) có thể là do thủ, có thể là phi do thủ.

(Bốn thiền) là phi thủ ... (trùng) ...

(Bốn thiền) là phi phiền não ... (trùng) ...

740) (Bốn thiền) là không đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ. Sơ thiền là hữu tầm, ngoại trừ tầm đang sanh trong thiền ấy; ba thiền là vô tầm. Sơ thiền là hữu tứ ngoại trừ tứ đang sanh trong thiền ấy; ba thiền là vô tứ. Hai thiền là hữu hỷ, ngoại trừ hỷ đang sanh trong thiền ấy; hai thiền là vô hỷ, hai thiền là câu hành hỷ, ngoại trừ hỷ đang sanh trong thiền ấy; hai thiền là phi câu hành hỷ. Ba thiền là câu hành lạc, ngoại trừ lạc đang sanh trong thiền ấy; tứ thiền là phi câu hành lạc. Tứ thiền là câu hành xả, ngoại trừ xả đang sanh trong thiền ấy; ba thiền là phi câu hành xả.

(Bốn thiền) là phi dục giới. (Bốn thiền) có thể là sắc giới, có thể là phi sắc giới. Ba thiền là phi vô sắc giới; tứ thiền có thể là vô sắc giới, có thể là phi vô sắc giới; (Bốn thiền) có thể là hệ thuộc, có thể là phi hệ thuộc (Bốn thiền) có thể là pháp dẫn xuất, có thể là pháp phi dẫn xuất. (Bốn thiền) có thể là cố định, có thể là phi cố định. (Bốn thiền) có thể là hữu thượng, có thể là vô thượng. Bốn thiền là vô tranh.

(DỨT PHẦN VẤN ÐÁP)

(TRỌN VẸN THIỀN PHÂN TÍCH)

CHÚ THÍCH 12

1) Maggasāpata, lời nói như 'chè đậu', tức là nói ngọt bùi (ND)

2) Phi hạnh kiểm, phi phẩm hạnh.

3) Ācāra: Phẩm hạnh.

4) Agocara.

5) Gocara.

6) Sikkhāpada.

7) Indriyesugutadvārata.

8) Salomahaṃsa, rỡn lông ốc, mộc lông ốc, nổi lông ốc.

9) Byāpāda.

10) Padosa.

11) Abyāpannacitta.

12) Pīti: Sự mừng vui, sự hoan hỷ của tâm.

13) Sukha: Sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc.

14) Dutiya: Thứ hai, đệ nhị.

15) Jhāna: Thiền na, Thiền định.

16) Upasampajja: Chứng, thành tựu.

17) Pītiya virāgā: Ly hỷ.

18) Upekkhā: là sự lơ là, sự dửng dưng, sự thờ ơ sự quân bình của tâm.

Tpt2, XIII. Vô lượng phân tích

XIII. VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH (APPANANNĀ VIBHAṄGO)

1/ VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH THEO KINH (Suttantabhājanīyam)

741) BỐN VÔ LƯỢNG LÀ:

Nơi đây, vị Tỳ kheo biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành từ, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành từ rộng lớn quãng đại, vô lượng, không hận, không sân.

Biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành bi, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành bi rộng lớn, đáo đại, vô lượng, không hận, không sân.

Biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành tùy hỷ, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành tùy hỷ rộng lớn, đáo đại, vô lượng, không hận, không sân.

Biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành xả, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành xả rộng lớn, đáo đại, vô lượng, không sân, không hận.

742) VỊ TỲ KHEO BIẾN MÃN VÀ AN TRÚ MỘT PHƯƠNG VỚI TÂM CÂU HÀNH TỪ LÀ SAO?

Cũng như là kẻ thấy một người thân thương vừa lòng thì khởi từ ái, cùng thế ấy là vị biến mãn từ tâm đối với mọi chúng sanh.

743) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Chi là sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là từ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa tâm tạng, bạch tịnh, ý là ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm. Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với từ này; do đó được nói rằng với tâm câu hành từ.

Rằng "MỘT PHƯƠNG" là hướng đông, hướng tây, hoặc hướng bắc, hoặc hướng nam, hoặc phía trên, hoặc phía dưới, hoặc phía ngang, hoặc hướng phụ.

Rằng "BIẾN MÃN" là tỏa khắp, hướng đến.

Rằng "AN TRÚ" tức là cử động, xử sự, trông nom, duy trì, sinh sống, hành động, trú ngụ; do đó gọi là "an trú".

Rằng "PHƯƠNG THỨ HAI CŨNG THẾ", tức là đối với một phương như thế nào thì đối với phương thứ hai như vậy, đối với phương thứ ba như vậy, đối với phương thứ tư như vậy, đối với phương trên như vậy, đối với phương dưới như vậy, đối với phương ngang như vậy, đối với phương phụ như vậy.

Rằng "Ðối với mọi phương xứ ... cùng khắp hết thảy thế giới", tức là kể tất cả đối với mọi loài, kể tất cả đối với mọi nơi, gồm cả không thừa ra, không dư sót. Ðó là lời nói rằng "Ðối với mọi phương xứ ... cùng khắp hết thảy thế giới".

Rằng "với tâm câu hành từ".

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Chi là sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là từ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm. Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với từ này, do đó được gọi là "tâm câu hành từ".

Rằng "rộng lớn". Chi là rộng lớn ấy là quãng đại, chi là quãng đại ấy là vô lượng, chi là vô lượng ấy là vô hận, chi là vô hận ấy là vô sân.

Rằng "biến mãn", tức là tỏa khắp, hướng đến.

Rằng "an trú", tức là cử động ... (trùng) ... trú ngụ. Do đó gọi là an trú.

744) VỊ TỲ KHEO BIẾN MÃN VÀ AN TRÚ MỘT PHƯƠNG VỚI TÂM CÂU HÀNH BI LÀ SAO?

Cũng như kẻ thấy một người cùng cực khốn khổ thì thương xót, cùng thế ấy, là vị biến mãn bi tâm đối với mọi chúng sanh.

745) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BI?

Chi là sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ thương xót, bi tâm giải thoát, đối với các chúng sanh. Ðây gọi là bi.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với bi này. Do đó được nói rằng với tâm câu hành bi.

Rằng "một phương" là hướng đông, hoặc hướng tây, hoặc hướng bắc, hoặc hướng nam, hoặc phía trên, hoặc phía dưới, hoặc phía ngang, hoặc hướng phụ.

Rằng "biến mãn" là trãi rộng, là hướng đến.

Rằng "an trú" tức là cử động, xử sự, trông nom, duy trì, sinh sống, hành động, trú ngụ, do đó mới được gọi là an trú.

Rằng "phương thứ hai cũng thế", tức là đối với một phương như thế nào, thì đối với phương thứ hai như vậy, đối với phương thứ ba như vậy, đối với phương thứ tư như vậy, đối với phương trên như vậy, đối với phương dưới như vậy, đối với phương ngang như vậy, đối với hướng phụ như vậy.

Rằng "đối với mọi phương xứ ... cùng khắp hết thảy thế giới", tức là kể tất cả đối với mọi loài, kể tất cả đối với mọi nơi, gồm cả không thừa ra, không dư sót. Ðó là lời nói rằng "đối với mọi phương xứ ... cùng khắp hết thảy thế giới".

Rằng "với tâm câu hành bi".

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ BI?

Chi là sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ thương xót, bi tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðấy gọi là bi.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với bi này, do đó được gọi là "tâm câu hành bi".

Rằng "rộng lớn", chi là rộng lớn ấy là quãng đại, chi là quãng đại ấy là vô lượng, chi là vô lượng ấy là vô hận, chi là vô hận ấy là vô sân.

Rằng "biến mãn", tức là tỏa khắp, hướng đến.

Rằng "an trú", tức là cử động ... (trùng) ... trú ngụ. Do đó gọi là an trú.

746) VỊ TỲ KHEO BIẾN MÃN VÀ AN TRÚ MỘT PHƯƠNG VỚI TÂM CÂU HÀNH HỶ LÀ SAO?

Cũng như kẻ thấy một người khả ái vừa lòng thì hoan hỷ, cùng thế ấy là vị biến mãn hỷ tâm đối với mọi chúng sanh.

747) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HỶ?

Chi là sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là hỷ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với hỷ này. Do đó được nói rằng với tâm câu hành hỷ.

Rằng "một phương" là hướng đông, hoặc hướng tây, hoặc hướng bắc, hoặc hướng nam, hoặc phía trên, hoặc phía dưới, hoặc phía ngang, hoặc hướng trụ.

Rằng "biến mãn" là trãi rộng, hướng đến.

Rằng "an trú", tức là cử động ... (trùng) ... trú ngụ. Do đó mới gọi là an trú.

Rằng "phương thứ hai cũng thế", tức là đối với một phương như thế nào, thì đối với phương thứ hai như vậy, đối với phương thứ ba như vậy, đối với phương thứ tư như vậy, đối với phương trên như vậy, đối với phương dưới như vậy, đối với phương ngang như vậy, đối với hướng phụ như vậy.

Rằng "đối với mọi phương xứ ... cùng khắp hết thảy thế giới", tức là kể tất cả đối với mọi loài, kể tất cả đối với mọi nơi, gồm cả, không thừa ra, không dư sót. Ðó là lời nói rằng "đối với mọi phương xứ ... cùng khắp hết thảy thế giới".

Rằng "với tâm câu hành hỷ".

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ HỶ?

Chi là sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là hỷ.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với hỷ này. Do đó được nói rằng "với tâm câu hành hỷ".

Rằng "rộng lớn", chi là rộng lớn ấy là đáo đại, chi là đáo đại ấy là vô lượng, chi là vô lượng ấy là vô hận, chi là vô hận ấy là vô sân.

Rằng "biến mãn", tức là tỏa rộng, hướng đến.

Rằng "an trú", tức là cử động ... (trùng) ... trú ngụ. Do đó gọi là an trú.

748) VỊ TỲ KHEO BIẾN MÃN VÀ AN TRÚ MỘT PHƯƠNG VỚI TÂM CÂU HÀNH XẢ LÀ SAO?

Cũng như là kẻ thấy một người không thương không ghét thì thản nhiên, cùng thế ấy là vị biến mãn xả tâm đối với mọi chúng sanh.

749) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XẢ?

Chi là sự thản nhiên, sự bình thản, thái độ bình thản, xả tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là xả.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với xả này. Do đó được nói rằng với tâm câu hành xả.

Rằng "một phương" là hướng đông, hoặc hướng tây, hoặc hướng bắc, hoặc hướng nam, hoặc phía trên, hoặc phía dưới, hoặc phía ngang, hoặc hướng phụ.

Rằng "biến mãn" là trãi rộng, hướng đến.

Rằng "an trú" tức là cử động ... (trùng) ... trú ngụ, do đó mới gọi là an trú.

Rằng "phương thứ hai cũng thế", tức là đối với một phương như thế nào, thì đối với phương thứ hai như vậy, đối với phương thứ ba như vậy, đối với phương thứ tư như vậy, đối với phương trên như vậy, đối với phương dưới như vậy, đối với phương ngang như vậy, đối với hướng phụ như vậy.

Rằng "đối với mọi phương xứ ... cùng khắp hết thảy thế giới", tức là kể tất cả đối với mọi loài, kể tất cả đối với mọi nơi, gồm cả, không thừa ra, không dư sót. Ðó là lời nói rằng "đối với mọi phương xứ ... cùng khắp hết thảy thế giới".

Rằng "với tâm câu hành xả".

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XẢ?

Chi là sự thản nhiên, sự bình thản, thái độ bình thản, xả tâm giải thoát đối với các chúng sanh. Ðây gọi là xả.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÂM?

Chi là tâm, ý, tâm địa ... (trùng) ... ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Tâm này câu hành, câu sanh, hòa hợp, tương ưng với xả này, do đó được gọi là "với tâm câu hành xả".

Rằng "rộng lớn", chi là rộng lớn ấy là đáo đại, chi là đáo đại ấy là vô lượng, chi là vô lượng ấy là vô hận, chi là vô hận ấy là vô sân.

Rằng "biến mãn", tức là tỏa khắp, hướng đến.

Rằng "an trú", tức là cử động ... (trùng) ... trú ngụ. Do đó gọi là an trú.

(DỨT PHẦN PHÂN TÍCH THEO KINH)

2/ VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhammabhājanīyam)

750) BỐN VÔ LƯỢNG LÀ TỪ, BI, HỶ, XẢ. THIỀN THIỆN TỪ THEO BỐN BẬC.

751) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới ... (trùng) ... chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly dục câu hành từ tâm. Trong khi ấy có sự từ hòa, sự mát mẻ từ tâm giải thoát; đây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới ... (trùng) ... chứng và trú Nhị thiền ... (trùng) ... do vắng lặng tầm tứ câu hành từ tâm. Trong khi ấy có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát; đây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới ... (trùng) ... chứng và trú Tam thiền ... (trùng) ... do ly hỷ, câu hành từ. Trong khi ấy có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

THIỀN THIỆN TỪ THEO NĂM BẬC.

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly dục, câu hành từ. Trong khi ấy có sự từ hòa, mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ; các pháp còn lại là tương ưng từ.

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Nhị thiền, vô tầm vô tứ, trạng thái hỷ lạc do viễn ly sanh, câu hành từ. Trong khi ấy có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú tam thiền ... (trùng) ... vắng lặng tầm tứ, câu hành từ. Trong khi ấy có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Tứ thiền ... (trùng) ... do ly hỷ, câu hành từ. Trong khi ấy có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

THIỀN THIỆN BI THEO BỐN BẬC.

752) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BI?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do các dục ... câu hành bi. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi; các pháp còn lại là tương ưng bi.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BI?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Nhị thiền ... (trùng) ... do vắng lặng tầm tứ, câu hành bi. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi, các pháp còn lại là tương ưng bi.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BI?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Tam thiền ... (trùng) ... do ly hỷ, câu hành bi. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi, các pháp còn lại là tương ưng bi.

THIỀN THIỆN BI THEO NĂM BẬC

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly các dục, câu hành bi. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi, các pháp còn lại là tương ưng bi.

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú nhị thiền vô tầm hữu tứ, trạng thái hỷ lạc do viễn ly sanh, câu hành bi. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi, các pháp còn lại là tương ưng bi.

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú tam thiền ... (trùng) ... do vắng lặng tầm tứ, câu hành bi. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi, các pháp còn lại là tương ưng bi.

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Tứ thiền ... (trùng) ... do ly hỷ câu hành bi. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi, các pháp còn lại là tương ưng bi.

THIỀN THIỆN TÙY HỶ THEO BỐN BẬC

753) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HỶ?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly các dục ... câu hành tùy hỷ. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÙY HỶ?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Nhị thiền ... (trùng) ... do vắng lặng tầm tứ, câu hành tùy hỷ. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÙY HỶ?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Tam thiền ... (trùng) ... do ly hỷ (pīti), câu hành tùy hỷ (muditā). Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

THIỀN THIỆN TÙY HỶ THEO NĂM BẬC

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly các dục ... câu hành tùy hỷ. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly các dục ... câu hành tùy hỷ. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Nhị thiền, vô tầm hữu tứ trạng thái hỷ lạc do viễn ly sanh, câu hành tùy hỷ. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Tam thiền ... (trùng) ... do vắng lặng tầm tứ, câu hành tùy hỷ. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Tứ thiền ... (trùng) ... do ly hỷ, câu hành tùy hỷ. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

THIỀN THIỆN XẢ

754) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XẢ?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Tứ thiền ... (trùng) ... do đoạn trừ lạc, câu hành xả. Trong khi ấy có sự thản nhiên, sự bình thản, xả tâm giải thoát. Ðây gọi là xả, các pháp còn lại là tương ưng xả.

755) BỐN VÔ LƯỢNG TÂM LÀ TỪ, BI, HỶ, XẢ

Thiền dị thục từ theo bốn và năm bậc.

756) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly các dục ... câu hành từ. Trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện sắc giới đó, bậc chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly các dục câu hành từ, thành tựu quả. Trong khi ấy, có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... do vắng lặng tầm tứ, câu hành từ. Trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây gọi là pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện đó, bậc chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... do vắng lặng tầm tứ ... tam thiền ... (trùng) ... Sơ thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... câu hành từ, thành tựu quả. Trong khi ấy, có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

THIỀN DỊ THỤC BI THEO BỐN VÀ NĂM BẬC

757) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BI?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly các dục ... câu hành bi. Trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy thiện nghiệp Sắc giới đó, bậc chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly các dục, câu hành bi, thành tựu quả. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi, các pháp còn lại là tương ưng bi.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BI?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Nhị thiền ... (trùng) ... do vắng lặng tầm tứ, câu hành bi. Trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy thiện nghiệp Sắc giới đó, bậc chứng và trú Nhị thiền ... (trùng) ... do vắng lặng tầm tứ ... Tam thiền ... (trùng) ... Sơ thiền ... (trùng) ... Tứ thiền ... (trùng) ... câu hành bi, thành tựu quả. Trong khi ấy có sự bi mẫn, sự lân mẫn, thái độ xót thương, bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bi, các pháp còn lại là tương ưng bi.

THIỀN DỊ THỤC HỶ THEO BỐN VÀ NĂM BẬC

758) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÙY HỶ?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly các dục, câu hành tùy hỷ, trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện Sắc giới đó, bậc chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly các dục, câu hành tùy hỷ, thành tựu quả. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TÙY HỶ?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... do vắng lặng tầm tứ, câu hành tùy hỷ. Trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện Sắc giới đó, bậc chứng và trú Nhị thiền ... (trùng) ... do vắng lặng tầm tứ ... tam thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... câu hành tùy hỷ, thành tựu quả. Trong khi ấy có sự vui vẻ, sự tùy hỷ, thái độ tùy hỷ, hỷ tâm giải thoát. Ðây gọi là tùy hỷ, các pháp còn lại là tương ưng tùy hỷ.

THIỀN DỊ THỤC XẢ

759) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XẢ?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Tứ thiền ... (trùng) ... do đoạn trừ lạc, câu hành xả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện Sắc giới đó, bậc chứng và trú Tứ thiền ... (trùng) ... do đoạn trừ lạc, câu hành xả, thành tựu quả. Trong khi ấy có sự thản nhiên, sự bình thản, thái độ bình thản, xả tâm giải thoát. Ðây gọi là xả, các pháp còn lại là tương ưng xả.

760) BỐN VÔ LƯỢNG TÂM LÀ: TỪ, BI, HỶ, XẢ.

Thiền Tố từ theo bốn bậc và năm bậc.

761) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập Thiền Tố Sắc giới phi thiện phi bất thiện, phi nghiệp quả, hiện tại lạc trú, chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly các dục, câu hành từ. Trong khi ấy có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỪ?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập Thiền Tố Sắc giới, phi thiện phi bất thiện, phi nghiệp quả, hiện tại lạc trú, chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... do vắng lặng tầm tứ ... Tam thiền ... (trùng) ... Sơ thiền ... (trùng) ... Tứ thiền ... (trùng) ... câu hành từ, trong khi ấy có sự từ hòa, sự mát mẻ, thái độ mát mẻ, từ tâm giải thoát. Ðây gọi là từ, các pháp còn lại là tương ưng từ.

THIỀN TỐ BI.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BI?

 ... (trùng) ...

THIỀN TỐ TÙY HỶ?

 ... (trùng) ...

THIỀN TỐ XẢ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XẢ?

Nơi đây, khi nào vị Tỳ kheo tu tập Thiền Tố Sắc giới, phi thiện phi bất thiện, phi nghiệp quả, hiện tại lạc trú, chứng và trú Tứ thiền ... (trùng) ... do sự đoạn trừ lạc, câu hành xả. Trong khi ấy có sự thản nhiên, sự bình thản, thái độ bình thản, xả tâm giải thoát. Ðây gọi là xả, các pháp còn lại là tương ưng xả.

(DỨT PHẦN PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP)

3/ PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakam)

762) BỐN VÔ LƯỢNG TÂM LÀ:

Nơi đây, vị Tỳ kheo biến mãn và an trú một phương với tâm câu hữu từ, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới, bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành từ rộng lớn, đáo đại, vô lượng, không hận, không sân.

Biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành bi, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành bi rộng lớn, đáo đại, vô lượng, không hận, không sân.

Biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành tùy hỷ, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành tùy hỷ rộng lớn, đáo đại, vô lượng, không hận, không sân.

Biến mãn và an trú một phương với tâm câu hành xả, phương thứ hai cũng thế, phương thứ ba cũng thế, phương thứ tư cũng thế. Như vậy đối với mọi phương xứ trên dưới bề ngang, cùng khắp, hết thảy thế giới, vị ấy biến mãn và an trú với tâm câu hành xả rộng lớn, đáo đại, vô lượng, không sân, không hận.

Trong bốn vô lượng tâm có bao nhiêu LÀ THIỆN? BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ ... (trùng) ... BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?

763) (BỐN VÔ LƯỢNG TÂM) có thể là thiện, có thể là vô ký.

Ba vô lượng tâm là tương ưng thọ lạc, xả là tương ưng thọ phi khổ phi lạc.

(Bốn vô lượng tâm) có thể là dị thục quả, có thể là dị thục nhân, có thể là phi dị thục quả phi dị thục nhân.

(Bốn vô lượng) có thể là thành do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ.

(Bốn vô lượng tâm) là phi phiền toái cảnh phiền não.

Ba vô lượng tâm có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ; xả là vô tầm vô tứ.

Ba vô lượng tâm có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, phi câu hành xả, có thể không nên nói là câu hành hỷ; xả là câu hành xả.

(Bốn vô lượng tâm) là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bốn vô lượng tâm) là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bốn vô lượng tâm) có thể là phân tích tập; có thể là phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt.

(Bốn vô lượng tâm) là phi hữu học phi vô học.

(Bốn vô lượng tâm) là đáo đại.

(Bốn vô lượng tâm) không nên nói là cảnh hy thiểu hay cảnh đáo đại hay cảnh vô lượng.

(Bốn vô lượng tâm) là trung bình.

(Bốn vô lượng tâm) là phi cố định.

(Bốn vô lượng tâm) không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng.

(Bốn vô lượng tâm) có thể là sinh tồn, có thể là vị sinh tồn, có thể là chuẩn sanh.

(Bốn vô lượng tâm) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.

(Ba vô lượng tâm) không nên nói là biết cảnh quá khứ hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại.

(Bốn vô lượng tâm) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

(Bốn vô lượng tâm) là biết cảnh ngoại phần.

(Bốn vô lượng tâm) là vô kiến vô đối chiếu.

764) Từ là nhân; ba vô lượng tâm là phi nhân.

(Bốn vô lượng tâm) là hữu nhân.

(Bốn vô lượng tâm) là tương ưng nhân.

Từ là nhân hữu nhân; ba vô lượng tâm không nên nói là nhân hữu nhân, mà là hữu nhân phi nhân.

Từ là nhân tương ưng nhân; ba vô lượng tâm không nên nói là nhân tương ưng nhân, mà là tương ưng nhân phi nhân.

Ba vô lượng tâm là phi nhân hữu nhân; Từ không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân.

765) (BỐN VÔ LƯỢNG TÂM) là hữu duyên. Là hữu vi. Là vô kiến. Là vô đối chiếu. Là phi sắc. Là hiệp thế. Là đáng vài tâm biết, và không đáng vài tâm biết.

(Bốn vô lượng tâm) là phi lậu.

(Bốn vô lượng tâm) là cảnh lậu.

(Bốn vô lượng tâm) là bất tương ưng lậu.

(Bốn vô lượng tâm) không nên nói là lậu cảnh lậu, mà là cảnh lậu phi lậu.

(Bốn vô lượng tâm) không nên nói là tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu.

(Bốn vô lượng tâm) là bất tương ưng lậu cảnh lậu.

(Bốn vô lượng tâm) là phi triền ... (trùng) ...

(Bốn vô lượng tâm) là phi phược ... (trùng) ...

(Bốn vô lượng tâm) là phi bộc ... (trùng) ...

(Bốn vô lượng tâm) là phi phối ... (trùng) ...

(Bốn vô lượng tâm) là phi cái ... (trùng) ...

(Bốn vô lượng tâm) là phi khinh thị ... (trùng) ...

(Bốn vô lượng tâm) là hữu tri cảnh. Là phi tâm. Là sở hữu tâm. Là tương ưng tâm. Là hòa với tâm. Là có tâm làm sở sanh. Là đồng hiện hữu với tâm. Là tùy chuyển với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh. Là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Là ngoại phần. Là phi y sinh.

(Bốn vô lượng tâm) có thể là do thủ, có thể là phi do thủ.

(Bốn vô lượng tâm) là phi thủ ... (trùng) ...

(Bốn vô lượng tâm) là phi phiền não ... (trùng) ...

766) (Bốn vô lượng tâm) là không đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ.

Ba vô lượng tâm có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm; xả là vô tầm.

Ba vô lượng tâm có thể là hữu tứ, có thể là vô tứ; xả là vô tứ.

Ba vô lượng tâm có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ; xả là vô hỷ.

Ba vô lượng tâm có thể là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ; xả là phi câu hành hỷ.

Ba vô lượng tâm là câu hành lạc, xả là phi câu hành lạc.

Xả là câu hành xả; ba vô lượng tâm là phi câu hành xả.

(Bốn vô lượng tâm) là phi dục giới. Là sắc giới. Là phi vô sắc giới. Là hệ thuộc. Là pháp phi dẫn xuất. Là phi cố định. Là hữu thượng. Là vô tranh.

(DỨT PHẦN VẤN ÐÁP)

(TRỌN VẸN VÔ LƯỢNG PHÂN TÍCH)

Tpt2, XIV. Điều học phân tích

XIV. ÐIỀU HỌC PHÂN TÍCH (SIKKHĀPADAVIBHAṄGO)

1/ ÐIỀU HỌC PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhammabhājanīyam)

PHẦN THỨ NHẤT

767) NĂM ÐIỀU HỌC LÀ: Ðiều học kiên tránh sát sanh, điều học kiên tránh lấy vật không cho, điều học kiên tránh tà hạnh trong dục lạc, điều học kiên tránh nói dối, điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và các chất say.

768) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí, kiêng tránh sát sanh; trong khi ấy có sự chừa bỏ, kiêng cữ, ngăn ngừa, kiêng tránh, không tạo, không hành, không phạm, không quá hạn, trừ khử sự sát sanh. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh, các pháp còn lại là tương ưng sự kiêng tránh.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí, kiêng tránh sát sanh; trong khi ấy có sự cố ý, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh, các pháp còn lại là tương ưng sự cố ý.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí, kiêng tránh sát sanh, có xúc ... (trùng) ... có chiếu cố có bất phóng dật. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... .. câu hành xả bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, kiêng tránh sự sát sanh; trong khi ấy có sự chừa bỏ, kiêng cữ, ngăn ngừa, kiêng tránh, không tạo, không hành, không phạm, khống quá hạn, trừ khử sự sát sanh. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh, các pháp còn lại là tương ưng sự kiêng tránh.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, kiêng tránh sát sanh; trong khi ấy có sự cố ý, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh, các pháp còn lại là tương ưng sự cố ý.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, kiêng tránh sát sanh, có xúc ... (trùng) ... có chiếu cố, có bất phóng dật. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh.

769) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊNG TRÁNH LẤY VẬT KHÔNG CHO?

 ... (trùng) ... ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH TÀ HẠNH DỤC LẠC? ... (trùng) ... ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH NÓI DỐI? ... (trùng) ... ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CHẤT SAY?

Khi nào, tâm thiện Dục giới sanh khởi câu hành hỷ, tương ưng trí, kiêng tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say; trong khi ấy có sự chừa bỏ, kiêng cử, ngăn ngừa, kiêng tránh, không tạo, không hành, không phạm, không quá hạn, trừ khử sự dễ duôi uống rượu và các chất say. Ðây gọi là điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say, các pháp còn lại là tương ưng sự kiêng tránh.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CHẤT SAY?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí, kiêng tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say; trong khi ấy có sự cố ý, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say, các pháp còn lại là tương ưng sự cố ý.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CHẤT SAY?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ, tương ưng trí, kiêng tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say, có xúc ... (trùng) ... có chiếu cố, có bất phóng dật. Ðây gọi là điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CHẤT SAY?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí, hữu trợ ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, kiêng tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say; trong khi ấy có sự chừa bỏ, cữ kiêng, ngăn trừ, kiêng tránh, không tạo, không hành, không phạm, không quá hạn, trừ khử sự dễ duôi uống rượu và chất say, các pháp còn lại là tương ưng sự kiêng tránh.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CHẤT SAY?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, kiêng tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say. Trong khi ấy có sự cố ý, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say, các pháp còn lại là tương ưng sự cố ý.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CHẤT SAY?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, kiêng tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say, có xúc ... (trùng) ... có chiếu cố, có bất phóng dật. Ðây gọi là điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say.

PHẦN THỨ HAI

770) NĂM ÐIỀU HỌC LÀ:

Ðiều học kiên tránh sát sanh, điều học kiên tránh lấy vật không cho, điều học kiên tránh tà hạnh trong dục lạc, điều học kiên tránh nói dối, điều học kiên tránh dễ duôi uống rượu và chất say.

771) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi câu hành hỷ tương ưng trí, thành bậc hạ, bậc trung, bậc thượng, thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng, thành dục trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành cần trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành tâm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành thẩm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; kiêng tránh sự sát sanh; trong khi ấy có sự chừa bỏ, kiêng cữ, ngăn ngừa, kiêng tránh, không tạo, không hành, không phạm, không quá hạn, trừ khử sát sanh. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh, các pháp còn lại là tương ưng sự kiêng tránh.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí thành bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng; thành dục trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành cần trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành tâm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành thẩm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; kiêng tránh sự sát sanh; trong khi ấy có sự cố ý, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh, các pháp còn lại là tương ưng sự cố ý.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí, thành bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng; thành dục trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành cần trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành tâm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành thẩm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng, kiêng tránh sự sát sanh, có xúc ... (trùng) ... có chiếu cố bất phóng dật. Ðây gọi là điều học không sát sanh.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ SÁT SANH?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, thành bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành cần trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành tâm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành thẩm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng, kiêng tránh sự sát sanh; trong khi ấy có sự chừa bỏ, kiêng cữ, ngăn trừ, kiêng tránh, không tạo, không hành, không phạm, không quá hạn, trừ khử sự sát sanh. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh, các pháp còn lại là tương ưng sự kiêng tránh.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng sự cố ý.

 ... (trùng) ... có xúc ... (trùng) ... có chiếu cố, có bất phóng dật. Ðây gọi là điều học kiên tránh sát sanh.

772) Ở ÐÂY, ÐIỀU HỌC KIÊNG TRÁNH LẤY VẬT KHÔNG CHO LÀ THẾ NÀO? ... (trùng) ... ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH TÀ HẠNH DỤC LẠC? ... (trùng) ... ÐIỀU HỌC NÓI DỐI? ... (trùng) ... ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CHẤT SAY?

Khi nào, tâm thiện Dục giới sanh khởi câu hành hỷ, tương ưng trí, thành bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng; thành dục trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành cần trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành tâm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành thẩm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng, kiêng tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say; trong khi ấy có sự chừa bỏ, kiêng cử, ngăn trừ, kiêng tránh, không tạo, không hành, không phạm, không quá hạn, trừ khử, sự dễ duôi uống rượu và chất say, các pháp còn lại là tương ưng sự kiêng tránh.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng sự cố ý.

 ... (trùng) ... có xúc ... (trùng) ... có chiếu cố, có bất phóng dật. Ðây gọi là điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ÐIỀU HỌC KIÊN TRÁNH SỰ DỄ DUÔI UỐNG RƯỢU VÀ CHẤT SAY?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, thành bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng, thẩm trưởng; thành dục trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành cần trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành tâm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng; thành thẩm trưởng bậc hạ, bậc trung, bậc thượng, kiêng tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say; trong khi ấy có sự chừa bỏ, sự kiêng cữ, ngăn trừ, kiêng tránh, không tạo, không hành, không phạm, không quá hạn, trừ khử sự dễ duôi uống rượu và chất say. Ðây gọi là điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say, các pháp còn lại là tương ưng sự kiêng tránh.

 ... (trùng) ... các pháp còn lại là tương ưng sự cố ý.

 ... (trùng) ... có xúc ... (trùng) ... có chiếu cố, có bất phóng dật. Ðây gọi là điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và chất say.

PHÁP THÀNH ÐIỀU HỌC

773) CÁC PHÁP NÀO THÀNH ÐIỀU HỌC?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ứng trí, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thành điều học.

CÁC PHÁP NÀO THÀNH ÐIỀU HỌC?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi, câu hành hỷ tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thành điều học.

CÁC PHÁP NÀO THÀNH ÐIỀU HỌC

Khi nào bậc tu tập con đuờng để đạt đến Sắc giới ... (trùng) ... tu tập con đường để đạt đến Vô sắc giới ... (trùng) ... tu tập Thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất nhân tịch diệt, đoạn trừ thiên kiến chứng đạt đệ nhất địa vứt, ly các dục, chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thành điều học.

(DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP)

2/ PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakam)

774) NĂM ÐIỀU HỌC LÀ: Ðiều học kiên tránh sự sát sanh, điều học kiên tránh lấy vật không cho, điều học kiên tránh tà hạnh dục lạc, điều học kiên tránh nói dối, điều học kiên tránh sự dễ duôi uống rượu và các chất say.

TRONG NĂM ÐIỀU HỌC CÓ BAO NHIÊU LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ? ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?

775) (NĂM ÐIỀU HỌC) chỉ là thiện.

(Năm điều học) có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc.

(Năm điều học) là dị thục nhân.

(Năm điều học) là phi thành do thủ cảnh thủ.

(Năm điều học) là phi phiền toái cảnh phiền não.

(Năm điều học) hữu tầm hữu tứ.

(Năm điều học) có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả.

(Năm điều học) là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Năm điều học) là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Năm điều học) là phân tích tập.

(Năm điều học) là phi hữu học phi vô học.

(Năm điều học) là hy thiểu.

(Năm điều học) là biết cảnh hy thiểu.

(Năm điều học) là trung bình.

(Năm điều học) là phi cố định.

(Năm điều học) không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng.

(Năm điều học) có thể là sinh tồn, có thể là vị sinh tồn, không nên nói là chuẩn sanh.

(Năm điều học) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.

(Năm điều học) là biết cảnh hiện tại.

(Năm điều học) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

(Năm điều học) là biết cảnh ngoại phần.

(Năm điều học) là bất kiến bất đối chiếu.

776) (NĂM ÐIỀU HỌC) là phi nhân.

(Năm điều học) là hữu nhân.

(Năm điều học) là tương ưng nhân.

(Năm điều học) không nên nói là nhân hữu nhân, mà là hữu nhân phi nhân.

(Năm điều học) không nên nói là nhân tương ưng nhân, mà là tương ưng nhân phi nhân.

(Năm điều học) là phi nhân hữu nhân.

(Năm điều học) là hữu duyên. Là hữu vi. Là vô kiến. Là vô đối chiếu. Là phi sắc. Là hiệp thế. Là đáng vài tâm biết và không đáng vài tâm biết.

(Năm điều học) là phi lậu. Là cảnh lậu. Là bất tương ưng lậu. Không nên nói là lậu cảnh lậu, mà là cảnh lậu phi lậu. Không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu. Là bất tương ưng lậu cảnh lậu.

(Năm điều học) là phi triền ... (trùng) ...

(Năm điều học) là phi phược ... (trùng) ...

(Năm điều học) là phi bộc ... (trùng) ...

(Năm điều học) là phi phối ... (trùng) ...

(Năm điều học) là phi cái ... (trùng) ...

(Năm điều học) là phi khinh thị ... (trùng) ...

(Năm điều học) là hữu tri cảnh. Là phi tâm. Là sở hữu tâm. Là tương ưng tâm. Là hòa với tâm. Là có tâm làm sở sanh. Là đồng hiện hữu với tâm. Là tùy chuyển với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh. Là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Là ngoại phần. Là phi y sinh. Là phi do thủ.

(Năm điều học) là phi thủ ... (trùng) ...

(Năm điều học) là phi phiền não ... (trùng) ...

(Năm điều học) là không đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là hữu tầm. Là hữu tứ. Có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ. Là có thể câu hành hỷ, có thể phi câu hành hỷ. Có thể là câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc. Có thể là câu hành xả, có thể phi câu hành xả. Là dục giới. Là phi sắc giới. Là phi vô sắc giới. Là hệ thuộc. Là phi dẫn xuất. Là phi cố định. Là hữu thượng. Là vô tranh.

(DỨT PHẦN VẤN ÐÁP)

(TRỌN VẸN ÐIỀU HỌC PHÂN TÍCH)

Tpt2, XV. Tức đạt thông phân tích

XV. TỨ ÐẠT THÔNG PHÂN TÍCH (Paṭisambhidāvibhaṅgo)

1/ TỨ ÐẠT THÔNG PHÂN TÍCH THEO KINH

777) BỐN ÐẠT THÔNG LÀ: Nghĩa đạt thông, Pháp đạt thông, Ngữ đạt thông, Biện đạt thông. Sự hiểu rõ nghĩa lý là nghĩa đạt thông, sự hiểu rõ Pháp là pháp đạt thông, sự hiểu rõ trong pháp ngữ là ngữ đạt thông, sự hiểu rõ trong các loại trí là biện đạt thông.

PHẦN MỘT THUỘC VỀ ÐẾ.

778) BỐN ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, PHÁP ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

Sự hiểu rõ trong khổ là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu trong khổ tập là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong khổ diệt là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu trong khổ diệt đạo hành là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại là ngữ đạt thông.

Sự hiểu trong các loại trí là biện đạt thông.

PHẦN HAI THUỘC VỀ NHÂN.

779) BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

Sự hiểu trong nhân là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong quả của nhân là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại là ngữ đạt thông.

Sự hiểu trong các loại trí là biện đạt thông.

PHẦN BA THUỘC VỀ PHÁP

780) BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

Những pháp nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang phát khởi, đang hiện khởi. Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Nhờ những pháp nào mà các pháp kia được sanh, được có, được thành, được xuất hiện, được phát khởi, được hiện khởi, thì sự hiểu trong những pháp ấy là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại là ngữ đạt thông.

Sự hiểu trong các loại trí là biện đạt thông.

PHẦN BỐN THUỘC VỀ DUYÊN KHỞI

781) BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

Sự hiểu rõ trong Lão tử là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu trong tập khởi của Lão tử là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong đoạn diệt Lão tử là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu trong lộ hành đoạn diệt Lão tử là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại là ngữ đạt thông.

Sự hiểu trong các loại trí là biện đạt thông.

782) BỐN ÐẠT THÔNG LÀ: nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

Sự hiểu trong sanh ... (trùng) ... sự hiểu trong hữu ... (trùng) ... sự hiểu trong Thủ ... (trùng) ... sự hiểu trong Ái ... (trùng) ... sự hiểu trong Thọ ... (trùng) ... sự hiểu trong Xúc ... (trùng) ... sự hiểu trong Lục nhập ... (trùng) ... sự hiểu trong Danh sắc ... (trùng) ... sự hiểu trong Thức ... (trùng) ... sự hiểu trong hành là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu trong tập khởi của Hành là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong đoạn diệt các hành là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu trong lộ hành đoạn diệt các Hành là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại là ngữ đạt thông.

Sự hiểu trong các loại trí là biện đạt thông.

PHẦN NĂM THUỘC VỀ PHÁP HỌC

783) BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ PHÁP ÐẠT THÔNG?

Nơi đây, vị Tỳ kheo biết rành pháp như Khế kinh, ứng tụng, ký thuyết, kệ ngôn, cảm hứng ngữ, như thị thuyết, bổn sanh kinh, vị tằng hữu, phương quảng kinh. Ðây gọi là Pháp đạt thông.

Vị ấy hiểu rõ ý nghĩa của ngạn ngữ ấy: "đây là ý nghĩa của ngạn ngữ này; đây là ý nghĩa của ngạn ngữ này". Ðấy gọi là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu rõ trong pháp ngữ đối thoại là ngữ đạt thông.

Sự hiểu rõ trong các loại trí là biện đạt thông.

(DỨT PHẦN PHÂN THEO KINH)

2/ PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhammabhājanīyam)

PHẦN THUỘC TÂM THIỆN DỤC GIỚI

784) BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào tâm thiện Dục giới sanh khởi câu hành hỷ tương ưng trí, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện.

Sự hiểu trong các pháp này là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong quả của các pháp ấy là nghĩa đạt thông.

Sự hiểu chế định các pháp bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào, thì sự hiểu trong các loại trí như rằng "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành hỷ tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, bất cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện.

Sự hiểu trong các pháp này là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong quả của các pháp ấy là nghĩa đạt thông.

Chế định trong các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào, thì sự hiểu trong các loại trí kia như rằng "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC TÂM THIỆN SẮC GIỚI

BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào vị tu tập con đường để đạt đến Sắc giới chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly các dục đề mục đất; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện.

Sự hiểu trong các pháp này là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong quả của các pháp ấy là nghĩa đạt thông.

Sự chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào, thì sự hiểu trong các loại trí như rằng "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC TÂM THIỆN VÔ SẮC GIỚI

BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào vị tu tập con đường để đạt đến Vô sắc giới, vượt qua mọi vô sở hữu xứ, chứng và trú Tứ thiền ... (trùng) ... do đoạn trừ lạc, câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện.

Sự hiểu trong các pháp này là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong quả của các pháp ấy là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC TÂM THIỆN SIÊU THẾ

BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP THIỆN?

Khi nào tu tập thiền Siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly các dục, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện.

Sự hiểu trong các pháp này là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong quả của các pháp ấy là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào thì sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu biết trong các loại trí kia như rằng "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

PHẦN TÂM BẤT THIỆN

785) BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP BẤT THIỆN?

Khi nào tâm bất thiện sanh khởi câu hành hỷ tương ưng kiến, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp bất thiện.

Sự hiểu trong các pháp này là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong quả của các pháp ấy là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào thì sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

BỐN ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP BẤT THIỆN?

Khi nào tâm bất thiện sanh khởi câu hành hỷ tương ưng kiến hữu trợ ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng kiến ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng kiến hữu trợ ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng kiến ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng kiến hữu trợ ... (trùng) ... .. câu hành xả bất tương ưng kiến ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng kiến hữu trợ ... (trùng) ... câu hành ưu tương ưng phẫn nhuế ... (trùng) ... câu hành ưu tương ưng phẫn nhuế hữu trợ ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng hoài nghi ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng điệu cử, bất cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp bất thiện.

Sự hiểu trong các pháp này là pháp đạt thông.

Sự hiểu trong quả của pháp ấy là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào thì sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào, thì sự hiểu trong loại trí như rằng "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC TÂM VÔ KÝ QUẢ THIỆN VÔ NHÂN

786) BA ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào nhãn thức dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác, tích lũy thiện nghiệp Dục giới, câu hành xả bắt cảnh sắc; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng: "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

Ba đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào nhĩ thức dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác tích lũy thiện nghiệp dục giới, câu hành xả bắt cảnh thinh ... (trùng) ... tỷ thức sanh khởi câu hành xả bắt cảnh khí ... (trùng) ... thiệt thức câu hành xả bắt cảnh vị ... (trùng) ... thân thức sanh khởi câu hành lạc bắt cảnh xúc; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có lạc, có nhất hành tâm, có ý quyền, có lạc quyền, có mạng quyền hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng: "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

Ba đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý giới dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác tích lũy thiện nghiệp dục giới, câu hành xả bắt cảnh sắc ... (trùng) ... hoặc cảnh xúc, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí kia như rằng "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

Ba đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới dị thục quả sanh khởi, do sự tạo tác tích lũy thiện nghiệp dục giới, câu hành hỷ, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng: "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

BA ÐẠT THÔNG là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới dị thục quả sanh khởi, do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện dục giới, câu hành xả, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào, thì sự hiểu trong các loại trí như rằng: "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC VÔ KÝ TÂM ÐẠI QUẢ

BA ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới dị thục sanh khởi, do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện Dục giới, câu hành hỷ tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ, bất cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí kia như rằng: "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC VÔ KÝ TÂM QUẢ SẮC GIỚI

BA ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào tu tập con đường để đạt đến Sắc giới, chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly các dục, ly các bất thiện pháp, đề mục đất; trong khi ấy có xúc, có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện sắc giới đó, bậc chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... ly các dục, ly các bất thiện pháp, đề mục đất, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu biết trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào, thì sự hiểu trong các loại trí như rằng: "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC VÔ KÝ TÂM QUẢ VÔ SẮC GIỚI

BA ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào tu tập con đường để đạt đến Vô sắc giới, vượt qua mọi vô sở hữu xứ, chứng và trú Tứ thiền ... (trùng) ... do đoạn trừ lạc, câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy thiện vô sắc giới đó, bậc vượt qua mọi vô sở hữu xứ, chứng và trú Tứ thiền ... (trùng) ... do đoạn trừ lạc, câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong pháp ngữ đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng: "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC VÔ KÝ TÂM QUẢ SIÊU THẾ

BA ÐẠT THÔNG LÀ nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào tu tập Thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly các dục, ly bất thiện pháp, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tập thiền thiện Siêu thế đó, vị chứng và trú Sơ thiền ... (trùng) ... do ly các dục, ly bất thiện pháp, không tánh hành nan đắc trì; thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng: "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC VÔ KÝ TÂM QUẢ BẤT THIỆN

BA ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào nhãn thức dị thục quả sanh khởi, do sự tạo tác tích lũy nghiệp bất thiện, câu hành xả bắt cảnh sắc ... (trùng) ... nhĩ thức sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh thinh ... (trùng) ... tỷ thức sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh khí ... (trùng) ... thiệt thức sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh vị ... (trùng) ... thân thức sanh khởi câu hành khổ, bắt cảnh xúc; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có khổ, có nhất hành tâm, có ý quyền, có khổ quyền, có mạng quyền, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí kia như rằng "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

BA ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý giới dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác tích lũy nghiệp bất thiện, câu hành xả, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh xúc ... (trùng) ... cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí như rằng "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC VÔ KÝ TỐ VÔ NHÂN.

787) BA ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới sanh khởi, thuộc tố, phi thiện phi bất thiện, phi nghiệp quả, câu hành xả bắt cảnh sắc ... (trùng) ... hoặc cảnh xúc, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, hoặc là có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

Ba đạt thông là nghĩa đạt thông, ngữ đạt thông, biện đạt thông.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới sanh khởi thuộc tố, phi thiện phi bất thiện, phi nghiệp quả, câu hành hỷ, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... hoặc cảnh pháp ... (trùng) ... ý thức giới sanh khởi thuộc tố, phi thiện phi bất thiện, phi nghiệp quả, câu hành xả, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp, hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có cần quyền, có định quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

PHẦN THUỘC VÔ KÝ TỐ HỮU NHÂN.

BA ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ KÝ?

Khi nào ý thức giới sanh khởi thuộc tố, phi thiện phi bất thiện, phi nghiệp quả, câu hành hỷ tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... .. câu hành xả bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí hữu trợ ... (trùng) ... tu tập thiền Sắc giới ... (trùng) ... tu tập thiền Vô sắc giới thuộc tố, phi thiện phi bất thiện, phi nghiệp quả, hiện tại lạc trú, vượt qua mọi vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật. Ðây là các pháp vô ký.

Sự hiểu trong các pháp này là nghĩa đạt thông.

Chế định các pháp ấy bằng ngôn từ nào, thì sự hiểu trong ngữ pháp đối thoại đó, là ngữ đạt thông.

Rõ biết các loại trí kia bằng trí nào thì sự hiểu trong các loại trí như rằng "đây là các loại trí soi sáng ý nghĩa này", thành biện đạt thông.

788) BỐN ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, PHÁP ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

Ba đạt thông sanh trong bốn thứ tâm hiện khởi tương ưng trí phía thiện dục giới, trong bốn thứ tâm hiện khởi tương ưng trí phía tố, nghĩa đạt thông cũng sanh trong các tâm đó, và bốn đạo, bốn quả.

(DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP)

3/ PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakam).

789) BỐN ÐẠT THÔNG LÀ NGHĨA ÐẠT THÔNG, PHÁP ÐẠT THÔNG, NGỮ ÐẠT THÔNG, BIỆN ÐẠT THÔNG.

Trong bốn đạt thông, CÓ BAO NHIÊU LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ? ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?

790) (BỐN ÐẠT THÔNG) có thể là thiện, có thể là vô ký.

(Bốn đạt thông) có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Ba đạt thông có thể là pháp dị thục nhân, có thể là pháp phi di thục quả phi dị thục nhân; nghĩa đạt thông có thể là dị thục quả, có thể là dị thục nhân, có thể là phi dị thục quả phi dị thục nhân.

Ba đạt thông là phi thành do thủ cảnh thủ; nghĩa đạt thông có thể là phi thành do thủ cảnh thủ, có thể là phi thành do thủ phi cảnh thủ.

Ba đạt thông là phi phiền toái cảnh phiền não; nghĩa đạt thông có thể là phi phiền toái cảnh phiền não, có thể là phi phiền toái phi cảnh phiền não.

Ba đạt thông là hữu tầm hữu tứ; nghĩa đạt thông có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

(Bốn đạt thông) có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả.

(Bốn đạt thông) là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

Ba đạt thông có thể là nhân tích tập, có thể là phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt; nghĩa đạt thông có thể là nhân tích tập, có thể là nhân tịch diệt, có thể là phi nhân tích tập, phi nhân tịch diệt.

Ba đạt thông là phi hữu học phi vô học; nghĩa đạt thông có thể là hữu học, có thể là vô học, có thể là phi hữu học phi vô học.

Ba đạt thông là hy thiểu; nghĩa đạt thông có thể là hy thiểu, có thể là vô lượng

Ngữ đạt thông là biết cảnh hy thiểu; ba đạt thông có thể biết cảnh hy thiểu, có thể là biết cảnh đáo đại, có thể là biết cảnh vô lượng.

Ba đạt thông là trung bình; nghĩa đạt thông có thể là trung bình, có thể là tinh lương.

Ba đạt thông là phi cố định; nghĩa đạt thông có thể là cố định phần chánh, có thể là phi cố định.

Ngữ đạt thông không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng; nghĩa đạt thông không phải có đạo thành cảnh, mà có thể là có đạo thành nhân, có thể có đạo thành trưởng, cũng có thể không nên nói là có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng; hai đạt thông có thể có đạo thành cảnh, nhưng không phải có đạo thành nhân cũng có thể có đạo thành trưởng; lại có thể không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành trưởng.

Ba đạt thông có thể là sinh tồn, có thể là vị sinh tồn, mà không nên nói là chuẩn sanh; nghĩa đạt thông có thể là sinh tồn, có thể là vị sinh tồn, có thể là chuẩn sanh.

(Bốn đạt thông) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.

Ngữ đạt thông là biết cảnh hiện tại; hai đạt thông có thể là biết cảnh quá khứ, có thể là biết cảnh vị lai, có thể là biết cảnh hiện tại; nghĩa đạt thông có thể là biết cảnh quá khứ, có thể là biết cảnh vị lai, có thể là biết cảnh hiện tại, có thể không nên nói là biết cảnh quá khứ hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại.

(Bốn đạt thông) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

Ngữ đạt thông là biết cảnh ngoại phần; ba đạt thông có thể là biết cảnh nội phần, có thể là biết cảnh ngoại phần, có thể là biết cảnh nội ngoại phần.

Bốn đạt thông là vô kiến vô đối chiếu.

791) (BỐN ÐẠT THÔNG) là nhân. Là hữu nhân. Là tương ưng nhân. Là nhân hữu nhân. Là nhân tương ưng nhân. (Bốn đạt thông) không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân.

(Bốn đạt thông) là hữu duyên. Là hữu vi. Là vô kiến. Là vô đối chiếu. Là phi sắc. Ba đạt thông là hiệp thế; nghĩa đạt thông là hiệp thế, có thể là Siêu thế.

(Bốn đạt thông) là đáng vài tâm biết, cũng không đáng vài tâm biết.

792) (BỐN ÐẠT THÔNG) là phi lậu. Ba đạt thông là cảnh lậu; nghĩa đạt thông có thể là cảnh lậu, có thể là phi cảnh lậu.

(Bốn đạt thông) là bất tương ưng lậu. Ba đạt thông không nên nói là lậu cảnh lậu, mà là cảnh lậu phi lậu; nghĩa đạt thông không nên nói là lậu cảnh lậu, mà có thể cảnh lậu phi lậu, cũng có thể không nên nói là cảnh lậu phi lậu.

(Bốn đạt thông) không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu. Ba đạt thông là bất tương ưng lậu cảnh lậu; nghĩa đạt thông có thể là bất tương lậu cảnh lậu, có thể là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

793) (Bốn ÐẠT THÔNG) là phi triền ... (trùng) ...

(Bốn đạt thông) là phi phược ... (trùng) ...

(Bốn đạt thông) là phi bộc ... (trùng) ...

(Bốn đạt thông) là phi phối ... (trùng) ...

(Bốn đạt thông) là phi cái ... (trùng) ...

(Bốn đạt thông) là phi khinh thị ... (trùng) ...

(Bốn đạt thông) là hữu tri cảnh. Là phi tâm. Là sở hữu tâm. Là tương ưng tâm. Là hòa với tâm. Là có tâm sở sanh. Là đồng hiện hữu với tâm. Là tùy chuyển với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh. Là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Là ngoại phần. Là phi y sinh. Là bất do thủ.

(Bốn đạt thông) là phi thủ ... (trùng) ...

(Bốn đạt thông) là phi phiền não ... (trùng) ...

794) (BỐN ÐẠT THÔNG) là không đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ. Ba đạt thông là hữu tầm; nghĩa đạt thông có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm. Ba đạt thông là hữu tứ; nghĩa đạt thông có thể là vô tứ. (Bốn đạt thông) có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ.

(Bốn đạt thông) có thể là câu hành hỷ, có thể phi câu hành hỷ. (Bốn đạt thông) có thể là câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc. (Bốn đạt thông) có thể là câu hành xả, có thể là phi câu hành xả. Ba đạt thông là dục giới; nghĩa đạt thông có thể là dục giới, có thể là phi dục giới. (Bốn đạt thông) là phi sắc giới. (Bốn đạt thông) là phi vô sắc giới. Ba đạt thông là hệ thuộc; nghĩa đạt thông có thể là hệ thuộc, có thể là phi hệ thuộc. Ba đạt thông là phi dẫn xuất; nghĩa đạt thông có thể là dẫn xuất, có thể là phi dẫn xuất. Ba đạt thông là phi cố định; nghĩa đạt thông có thể là cố định, có thể là phi cố định. Ba đạt thông là hữu thượng; nghĩa đạt thông có thể là hữu thượng, có thể là vô thượng. (Bốn đạt thông) là vô tranh.

(DỨT PHẦN VẤN ÐÁP)

(TRỌN VẸN ÐẠT THÔNG PHÂN TÍCH)

Tpt2, XVI. Trí phân tích

XVI. TRÍ PHÂN TÍCH (ÑĀṆAVIBHAṄGO)

1/ PHẦN ÐẦU ÐỀ (Mātikā)

MỘT LOẠI (Ekavidha)

795) TRÍ TÔNG THEO MỘT LOÀI LÀ:

Ngũ thức là phi nhân, thành vô nhân, thành bất tương ưng nhân, thành hữu duyên, thành hữu vi, thành phi sắc, thành hiệp thế, thành cảnh lậu, thành cảnh triền, thành cảnh phược, thành cảnh bộc, thành cảnh phối, thành cảnh cái, thành cảnh khinh thị, thành cảnh thủ, thành cảnh phiền não, thành vô ký, thành hữu cảnh, thành phi sở hữu tâm, thành dị thục quả, thành do thủ cảnh thủ, thành phi phiền toái cảnh phiền não, thành phi hữu tầm hữu tứ, thành phi vô tầm hữu tứ, thành phi vô tầm vô tứ, thành phi câu hành hỷ, thành phi kiến đạo phi tiến đạo ưng trừ, thành phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt, thành phi hữu học phi vô học, thành hy thiểu, thành dục giới, thành phi sắc giới, thành phi vô sắc giới, thành hệ thuộc, thành phi vô hệ thuộc, thành phi cố định, thành phi dẫn xuất, thành sanh tồn, thành ý thức ứng tri, là vô thường, bị lão chi phối.

Ngũ thức nương vật sinh tồn, biết cảnh sinh tồn, nương vật tiền sanh, biết cảnh tiền sanh, nương vật nội phần, biết cảnh ngoại phần, nương vật bất hoại, biết cảnh bất hoại, nương vật dị biệt, biết cảnh dị biệt, không hưởng cảnh lẫn nhau, sanh ra không phải nhiếp thâu, sanh ra không phải tác ý, sanh ra không phải không xen lẫn, sanh ra không phải không trước sau, sanh ra không phải liên tục với nhau.

Ngũ thức không phải sự suy nghĩ, không phải do ngũ thức mà hiểu biết được mọi pháp; (thức) chỉ vịn vào một cảnh nào; từ sự liên quan năm thức cũng không hiểu biết được mọi pháp; không phải do ngũ thức mà điều mọi oai nghi được; từ sự liên tục năm thức cũng không điều mọi oai nghi được; không phải do ngũ thức mà thực hiện thân nghiệp, khẩu nghiệp được; từ sự liên tục năm thức cũng không thực hiện được thân nghiệp khẩu nghiệp; không phải do ngũ thức mà chấp trì pháp thiện pháp bất thiện được; từ sự liên tục năm thức cũng không chấp trì pháp thiện pháp bất thiện được; không nhập thiền không xuất thiền được do ngũ thức, cũng không nhập thiền không xuất thiền được từ sự liên tục năm thức; không tử không sanh bằng ngũ thức; cũng không tử không sanh được từ sự liên tục năm thức, không ngủ, không thức, không chiêm bao được do ngũ thức; cũng không ngủ, không thức, không chiêm bao được từ sự liên tục năm thức. Tuệ giải tùy theo căn vật.

Trí tông theo một loại là như vậy.

ÐẦU ÐỀ HAI LOẠI (Duvidha)

796) TRÍ TÔNG THEO HAI LOẠI LÀ:

Tuệ hiệp thế và tuệ Siêu thế; tuệ có thức tri và tuệ không có thức tri; tuệ cảnh lậu và tuệ phi cảnh lậu; tuệ bất tương ưng lậu cảnh lậu và tuệ bất tương ưng lậu phi cảnh cảnh lậu; tuệ cảnh triền và tuệ phi cảnh triền; tuệ bất tương ưng triền cảnh triền và tuệ bất tương ưng triền phi cảnh triền; tuệ cảnh phược và tuệ phi cảnh phược; tuệ bất tương ưng phược cảnh phược và tuệ bất tương ưng phược phi cảnh phược; tuệ cảnh bộc và tuệ phi cảnh bộc; tuệ bất tương ưng bộc cảnh bộc và tuệ bất tương ưng bộc phi cảnh bộc; tuệ cảnh phối và tuệ phi cảnh phối; tuệ bất tương ưng phối cảnh phối và tuệ bất tương ưng phối phi cảnh phối; tuệ cảnh cái và tuệ phi cảnh cái; tuệ bất tương ưng cái cảnh cái và tuệ bất tương ưng cái phi cảnh cái; tuệ cảnh khinh thị và tuệ phi cảnh khinh thị; tuệ bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị và tuệ bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị; tuệ cảnh thủ và tuệ phi cảnh thủ; tuệ bất tương ưng thủ cảnh thủ và tuệ bất tương ưng thủ phi cảnh thủ; tuệ phiền não và tuệ phi cảnh phiền não; tuệ bất tương ưng phiền não; cảnh phiền não và tuệ bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não tuệ hữu tầm và tuệ vô tầm; tuệ hữu tứ và tuệ vô tứ; tuệ hữu hỷ và tuệ vô hỷ; tuệ câu hành hỷ và tuệ phi câu hành hỷ; tuệ câu hành lạc và tuệ phi câu hành lạc; tuệ câu hành xả và tuệ phi câu hành xả; tuệ dục giới và tuệ phi dục giới; tuệ sắc giới và tuệ phi sắc giới; tuệ vô sắc giới và tuệ phi vô sắc giới; tuệ hệ thuộc và tuệ phi hệ thuộc; tuệ dẫn xuất và tuệ phi dẫn xuất; tuệ phần cố định và tuệ phần phi cố định; tuệ hữu thượng và tuệ vô thượng; tuệ sanh lợi và tuệ lợi sanh.

Trí tông theo hai loại là như vậy.

ÐẦU ÐỀ BA LOẠI (Tividha)

797) TRÍ TÔNG THEO BA LOẠI LÀ:

Tuệ tư, tuệ văn và tuệ tu. Tuệ trí thành, tuệ giới thành và tuệ tu thành. Tuệ tăng thượng giới, tuệ tăng thượng tâm và tuệ tăng thượng trí. Thông thạo tiến hóa, thông thạo thối hóa, thông thạo phương chước.

Tuệ dị thục, tuệ dị thục nhân và tuệ phi dị thục phi dị thục nhân. Tuệ thành do thủ cảnh thủ, tuệ phi thành do thủ cảnh thủ và tuệ phi thành do thủ phi cảnh thủ. Tuệ hữu tầm hữu tứ, tuệ vô tầm hữu tứ, tuệ vô tầm vô tứ. Tuệ câu hành hỷ, tuệ câu hành lạc và tuệ câu hành xả. Tuệ nhân tích tập, tuệ nhân tịch diệt và tuệ phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt. Tuệ hữu học, tuệ vô học và tuệ phi hữu học phi vô học. Tuệ hy thiểu, tuệ đáo đại và tuệ vô lượng. Tuệ biết cảnh hy thiểu, tuệ biết cảnh đáo đại và tuệ biết cảnh vô lượng. Tuệ có đạo thành cảnh, tuệ có đạo thành nhân và tuệ có đạo thành trưởng. Tuệ sanh tồn, tuệ vị sinh tồn và tuệ chuẩn sanh. Tuệ quá khứ, tuệ vị lai và tuệ hiện tại. Tuệ biết cảnh quá khứ, tuệ biết cảnh vị lai và tuệ biết cảnh hiện tại. Tuệ nội phần, tuệ ngoại phần và tuệ nội ngoại phần. Tuệ biết cảnh nội phần, tuệ biết cảnh ngoại phần và tuệ biết cảnh nội ngoại phần.

Tuệ hữu tầm hữu tứ thuộc dị thục, thuộc dị thục nhân và thuộc phi dị thục phi dị thục nhân. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc pháp thành do thủ cảnh thủ, thuộc phi thành do thủ cảnh thủ và thuộc phi thành do thủ phi cảnh thủ. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc câu hành hỷ, thuộc câu hành lạc và thuộc câu hành xả. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc nhân tích tập, thuộc nhân tịch diệt và thuộc phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc hữu học, thuộc vô học và thuộc phi hữu học phi vô học. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc hy thiểu, thuộc đáo đại và thuộc vô lượng. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc biết cảnh hy thiểu, thuộc biết cảnh đáo đại và biết cảnh vô lượng. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc sinh tồn, thuộc vị sanh tồn và thuộc chuẩn sanh. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc quá khứ, thuộc vị lai và thuộc hiện tại. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc biết cảnh quá khứ, thuộc biết cảnh vị lai và thuộc biết cảnh hiện tại. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc nội phần, thuộc ngoại phần và thuộc nội ngoại phần. (Tuệ hữu tầm hữu tứ) thuộc biết cảnh nội phần, thuộc biết cảnh ngoại phần và thuộc biết cảnh nội ngoại phần.

Tuệ vô tầm hữu tứ thuộc dị thục, thuộc dị thục nhân và thuộc phi dị thục phi dị thục nhân. (Tuệ vô tầm hữu tứ) thuộc thành do thủ cảnh thủ, thuộc phi thành do thủ cảnh thủ và thuộc phi thành do thủ phi cảnh thủ. (Tuệ vô tầm hữu tứ) thuộc nhân tích tập, thuộc nhân tịch diệt và thuộc phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt. (Tuệ vô tầm hữu tứ) thuộc hữu học, thuộc vô học và thuộc phi hữu học phi vô học. (Tuệ vô tầm hữu tứ) thuộc sinh tồn, thuộc vị sanh tồn và thuộc chuẩn sanh. (Tuệ vô tầm hữu tứ) thuộc quá khứ, thuộc vị lai và thuộc hiện tại. (Tuệ vô tầm hữu tứ) thuộc nội phần, thuộc ngoại phần và thuộc nội ngoại phần.

Tuệ vô tầm vô tứ thuộc dị thục, thuộc dị thục nhân và thuộc phi dị thục phi dị thục nhân. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc thành do thủ cảnh thủ, thuộc phi thành do thủ cảnh thủ và thuộc phi thành do thủ phi cảnh thủ. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc câu hành hỷ, thuộc câu hành lạc và thuộc câu hành xả. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc nhân tích tập, thuộc nhân tịch diệt và thuộc phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc hữu học, thuộc vô học và thuộc phi hữu học phi vô học. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc biết cảnh hy thiểu, thuộc biết cảnh đáo đại và thuộc biết cảnh vô lượng. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc có đạo thành cảnh, thuộc có đạo thành nhân và thuộc có đạo thành truởng. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc sanh tồn, thuộc vị sanh tồn và thuộc chuẩn sanh. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc quá khứ, thuộc vị lai và thuộc hiện tại. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc biết cảnh quá khứ, thuộc biết cảnh vị lai và thuộc biết cảnh hiện tại. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc nội phần, thuộc ngoại phần và thuộc nội ngoại phần. (Tuệ vô tầm vô tứ) thuộc biết cảnh nội phần, thuộc biết cảnh ngoại phần và thuộc biết cảnh nội ngoại phần.

Tuệ câu hành hỷ tuệ câu hành lạc thuộc dị thục, thuộc dị thục nhân, thuộc phi dị thục phi dị thục nhân. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc thành do thủ cảnh thủ, thuộc phi thành do thủ cảnh thủ và thuộc phi thành do thủ phi cảnh thủ. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc hữu tầm hữu tứ, thuộc vô tầm hữu tứ, thuộc vô tầm vô tứ. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc nhân tích tập, thuộc nhân tịch diệt và thuộc phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc hữu học, thuộc vô học và thuộc phi hữu học phi vô học. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc hy thiểu, thuộc đáo đại và thuộc vô lượng. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc biết cảnh hy thiểu, thuộc biết cảnh đáo đại và thuộc biết cảnh vô lượng. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc có đạo thành cảnh, thuộc có đạo thành nhân và thuộc có đạo thành truởng. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc sinh tồn, thuộc vị sinh tồn và thuộc chuẩn sanh. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc quá khứ, thuộc vị lai và thuộc hiện tại. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc biết cảnh quá khứ, thuộc biết cảnh vị lai và thuộc biết cảnh hiện tại. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc nội phần, thuộc ngoại phần và thuộc nội ngoại phần. (Tuệ câu hành hỷ câu hành lạc) thuộc biết cảnh nội phần, thuộc biết cảnh ngoại phần và thuộc biết cảnh nội ngoại phần.

(Tuệ câu hành xả) thuộc dị thục, thuộc dị thục nhân, thuộc phi dị thục phi dị thục nhân. (Tuệ câu hành xả) thuộc thành do thủ cảnh thủ, thuộc phi thành do thủ cảnh thủ và thuộc phi thành do thủ phi cảnh thủ. (Tuệ câu hành xả) thuộc nhân tích tập, thuộc nhân tịch diệt và thuộc phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt. (Tuệ câu hành xả) thuộc hữu học, thuộc vô học và thuộc phi hữu học phi vô học. (Tuệ câu hành xả) thuộc hy thiểu, thuộc đáo đại và thuộc vô lượng. (Tuệ câu hành xả) thuộc có đạo thành cảnh, thuộc có đạo thành nhân và thuộc có đạo thành truởng. (Tuệ câu hành xả) thuộc sinh tồn, thuộc vị sinh tồn và thuộc chuẩn sanh. (Tuệ câu hành xả) thuộc quá khứ, thuộc vị lai và thuộc hiện tại. (Tuệ câu hành xả) thuộc biết cảnh quá khứ, thuộc biết cảnh vị lai và thuộc biết cảnh hiện tại. (Tuệ câu hành xả) thuộc nội phần, thuộc ngoại phần và thuộc nội ngoại phần. (Tuệ câu hành xả) thuộc biết cảnh nội phần, thuộc biết cảnh ngoại phần và thuộc biết cảnh nội ngoại phần.

Trí tông theo ba loại là như vậy.

ÐẦU ÐỀ BỐN LOẠI (Catubbidha).

798) TRÍ TÔNG THEO BỐN LOẠI LÀ:

Trí nghiệp sở, trí đế tùy thuận, trí thành đạo và trí thành quả.

Trí biết khổ, trí biết khổ tập, trí biết khổ diệt và trí biết khổ diệt đạo hành.

Tuệ dục giới, tuệ sắc giới, tuệ vô sắc giới và tuệ vô sở thuộc.

Trí pháp, trí loại, trí biến hành và trí giả định.

Có tuệ đưa đến tích tập không đưa đến tịch diệt, có tuệ đưa đến tịch diệt không đưa đến tích tập, có tuệ vừa đưa đến tích tập vừa đưa đến tịch diệt, có tuệ không đưa đến tích tập không đưa đến tịch diệt.

Có tuệ đưa đến yểm ly không đưa đến triệt ngộ, có tuệ đưa đến triệt ngộ không đưa đến yểm ly, có tuệ vừa đưa đến yểm ly vừa đưa đến triệt ngộ, có tuệ không đưa đến yểm ly không đưa đến triệt ngộ.

Tuệ thối phần, tuệ trụ phần, tuệ thù thắng phần và tuệ quyết trạch phần.

Bốn đạt thông. Bốn tiến hành. Bốn cảnh.

Trí biết lão tử, trí biết lão tử tập khởi, trí biết lão tử đoạn diệt và trí biết lão tử đoạn diệt đạo hành.

Trí biết sanh ... (trùng) ... trí biết hữu ... (trùng) ... trí biết thủ ... (trùng) ... trí biết ái ... (trùng) ... trí biết thọ ... (trùng) ... trí biết xúc ... (trùng) ... trí biết lục nhập ... (trùng) ... trí biết danh sắc ... (trùng) ... trí biết thức ... (trùng) ... trí biết các hành, trí biết các hành tập khởi, trí biết diệt hành, trí biết diệt hành hành lộ.

Trí tông theo bốn loại là như vậy.

ÐẦU ÐỀ NHIỀU LOẠI (Anekavidha).

799) TRÍ TÔNG THEO NĂM LOẠI LÀ: Năm chi phần chánh định, tức chánh định ngũ trí, Trí tông theo năm loại là như vậy.

TRÍ TÔNG THEO SÁU LOẠI LÀ: Trí trong lục thông. Trí tông theo sáu loại là như vậy.

TRÍ TÔNG THEO BẢY LOẠI LÀ: Trí tông bảy mươi bảy thứ (mười một nhóm bảy trí). Trí tông theo bảy loại là như vậy.

TRÍ TÔNG THEO TÁM LOẠI LÀ: Tuệ trong bốn đạo và tuệ trong bốn quả. Trí tông theo tám loại là như vậy.

TRÍ TÔNG THEO CHÍN LOẠI LÀ: Tuệ trong chín thứ đệ nhập thiền trú. Trí tông theo chín loại là như vậy.

ÐẦU ÐỀ MƯỜI LOẠI (Dasavidha).

800) TRÍ TÔNG THEO MƯỜI LOẠI LÀ: Thập Như Lai lực của Ðức Như Lai.

Ðức Như Lai hội đủ sức mạnh Ngài mới tự nhận địa vị Ngưu vương, mới rống tiếng rống sư tử giữa các hội chúng, mới vận chuyển Pháp Luân. Mười sức mạnh là thế nào?

Ở đây Ðức Như Lai như thật liểu tri nguyên lý là nguyên lý, phi nguyên lý là phi nguyên lý; sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri nguyên lý là nguyên lý, phi nguyên lý là phi nguyên lý chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa hội chúng, vận chuyển Pháp Luân.

Một điều nữa, Ðức Như Lai như thật liểu tri quả dị thục của các nghiệp thọ trì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại theo nguyên nhân. Sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri quả dị thục của các nghiệp thọ trì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại theo nguyên nhân; chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này, Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa hội chúng, vận chuyển Pháp Luân.

Một điều nữa, Ðức Như Lai thật liểu tri hành lộ dẫn đến mọi sanh thú. Sự hiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri hành lộ dẫn đến mọi sanh thú, chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh ấy, Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống Sư tử giữa hội chúng, vận chuyển Pháp Luân.

Một lẽ nữa, Ðức Như Lai như thật liểu tri thế gian đa dạng bản chất, dị biệt bản chất, sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri thế gian đa dạng bản chất, dị biệt bản chất; chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa hội chúng, vận chuyển Pháp Luân.

Một lẽ nữa, Ðức Như Lai như thật liểu tri khuynh hướng dị biệt của chúng sanh. Sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri khuynh hướng dị biệt của chúng sanh, chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa hội chúng, vận chuyển Pháp Luân.

Một lẽ nữa, Ðức Như Lai như thật liểu tri thượng hạ căn của chúng sanh khác, của người khác. Sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri thượng hạ căn của người khác, của chúng sanh khác, chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa các hội chúng, vận chuyển Pháp Luân.

Một lẽ nữa, Ðức Như Lai như thật liểu tri sự ô nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất ly của thiền, giải thoát định và nhập định; sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri sự ô nhiễm sự thanh tịnh, sự xuất ly của thiền giải thoát, định và nhập định chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa các hội chúng, vận chuyển Pháp Luân.

Một lẽ nữa, Ðức Như Lai như thật liểu tri túc mạng ký ức. Sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri túc mạng ký ức; chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa các hội chúng, vận chuyển Pháp Luân.

Một lẽ nữa, Ðức Như Lai như thật liểu tri việc sanh tử của các chúng sanh. Sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri việc sanh tử của các chúng sanh, chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa các hội chúng, vận chuyển Pháp Luân.

Một lẽ nữa, Ðức Như Lai như thật liểu tri sự đoạn tận các lậu hoặc. Sự kiện mà Ðức Như Lai như thật liểu tri sự đoạn tận các lậu hoặc; chính điều này là Như Lai lực của Ðức Như Lai. Khi đạt đến sức mạnh này Ðức Như Lai mới tự nhận địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử giữa các hội chúng, vận chuyển Pháp Luân.

Trí tông phân theo mười loại là như vậy.

(DỨT PHẦN ÐẦU ÐỀ)

2/ PHẦN XIỂN MINH

ÐỀ MỘT LOẠI (Ekaniddesa)

801) NGŨ THỨC đều là phi nhân, đều là vô nhân, đều là bất tương ưng nhân, đều là hữu duyên, đều là hữu vi, đều là phi sắc, đều là hiệp thế, đều là cảnh lậu, đều là cảnh triền, đều là cảnh phược, đều là cảnh bộc, đều là cảnh phối, đều là cảnh cái, đều là cảnh khinh thị, đều là cảnh thủ, đều là cảnh phiền não, đều là vô ký, đều là hữu cảnh, đều là phi sở hữu tâm, đều là dị thục quả, đều là thành do thủ cảnh thủ, đều là phi phiền toái cảnh phiền não, đều là phi hữu tầm hữu tứ, đều là phi vô tầm hữu tứ, đều là vô tầm vô tứ, đều là phi câu hành hỷ, đều là phi kiến đạo ưng trừ, đều là phi hữu nhân kiến đạo tiến đạo ưng trừ, đều là phi nhân tích tập, đều là phi nhân tịch diệt, đều là phi hữu học phi vô học, đều là hy thiểu, đều là dục giới, đều là phi sắc giới, đều là phi vô sắc giới, đều là hệ thuộc, đều là phi vô hệ thuộc, đều là phi cố định, đều là phi dẫn xuất, đều là sinh tồn, đều là ý thức ứng tri, đều là vô thường, đều là lão chi phối.

802) NÓI RẰNG: "NGŨ THỨC NƯƠNG VẬT SINH TỒN (1) biết cảnh sinh tồn (2)" tức là sanh lên khi vật đang sanh khi cảnh đang sanh.

NÓI RẰNG "THỨC NƯƠNG VẬT TIỀN SANH, BIẾT CẢNH TIỀN SANH" tức là thức sanh ra trong khi vật sanh trước trong cảnh sanh trước.

NÓI RẰNG "THỨC NƯƠNG VẬT NỘI PHẦN, BIẾT CẢNH NGOẠI PHẦN" nghĩa là vật nương của ngũ thức thuộc nội phần, cảnh của thức thuộc ngoại phần.

NÓI RẰNG "THỨC NƯƠNG VẬT BẤT HOẠI BIẾT CẢNH BẤT HOẠI" tức là thức sanh ra trong khi vật chưa diệt mất, trong khi cảnh chưa diệt mất.

NÓI RẰNG "THỨC NƯƠNG VẬT DỊ BIỆT, BIẾT CẢNH DỊ BIỆT" tức là vật và cảnh của nhãn thức là khác, vật và cảnh của nhĩ thức là khác, vật và cảnh của tỷ thức là khác, vật và cảnh của thiệt thức là khác, vật và cảnh của thân thức là khác.

NÓI RẰNG "THỨC KHÔNG HƯỞNG CẢNH LẪN NHAU", cảnh vức của nhãn thức, nhĩ thức không hưởng được; ngược lại cảnh vức của nhĩ thức, nhãn thức không hưởng được; cảnh vức của nhãn thức, tỷ thức không hưởng được; ngược lại cảnh vức của tỷ thức, nhãn thức không hưởng được; cảnh vức của nhãn thức, thiệt thức không hưởng được; ngược lại cảnh vức của thiệt thức, nhãn thức không hưởng được; cảnh vức của nhãn thức, thân thức không hưởng được; ngược lại cảnh vức của thân thức, nhãn thức không biết được. Cảnh vức của nhĩ thức ... (trùng) ... cảnh vức của tỷ thức ... (trùng) ... cảnh vức của thiệt thức ... (trùng) ... cảnh vức của thân thức; nhãn thức không hưởng được; ngược lại cảnh vức của nhãn thức, thân thức không hưởng được; cảnh vức của thân thức, nhĩ thức không hưởng được; ngược lại cảnh vức của nhĩ thức, thân thức không hưởng được; cảnh vức của thân thức, tỷ thức không hưởng được; ngược lại cảnh vức của tỷ thức, thân thức không hưởng được; cảnh vức của thân thức, thiệt thức không hưởng được; ngược lại cảnh vức của thiệt thức, thân thức không hưởng được.

NÓI RẰNG "THỨC SANH RA KHÔNG PHẢI KHÔNG NHIẾP THÂU" tức là thức sanh ra để thu nhiếp.

NÓI RẰNG "THỨC SANH RA KHÔNG PHẢI KHÔNG TÁC Ý" tức là thức sanh lên để tác ý cảnh.

NÓI RẰNG "THỨC SANH RA KHÔNG PHẢI KHÔNG XEN LẪN" tức là thức không sanh lên trật tự.

NÓI RẰNG "THỨC SANH RA KHÔNG PHẢI KHÔNG TRƯỚC KHÔNG SAU" tức là thức không sanh ra trong cùng một sát na.

NÓI RẰNG "THỨC SANH RA KHÔNG PHẢI LIÊN TỤC VỚI NHAU" tức là tiếp theo nhãn thức sanh nhĩ thức không sanh lên, ngược lại tiếp theo nhĩ thức sanh nhãn thức không sanh lên, tiếp theo nhãn thức sanh tỷ thức không sanh lên; ngược lại tiếp theo tỷ thức sanh nhãn thức không sanh lên; tiếp theo nhãn thức sanh thiệt thức không sanh lên, ngược lại tiếp theo thiệt thức sanh nhãn thức không sanh lên; tiếp theo nhãn thức sanh thân thức không sanh lên, ngược lại tiếp theo thân thức sanh nhãn thức không sanh lên. Tiếp theo nhĩ thức sanh ... (trùng) ... tiếp theo tỷ thức sanh ... (trùng) ... tiếp theo thiệt thức sanh ... (trùng) ... tiếp theo thân thức sanh nhãn thức không sanh lên; ngược lại tiếp theo nhãn thức sanh thân thức không sanh lên; tiếp theo thân thức sanh nhĩ thức không sanh lên, ngược lại tiếp theo nhĩ thức sanh thân thức không sanh lên; tiếp theo thân thức sanh tỷ thức không sanh lên, ngược lại tiếp theo tỷ thức sanh thân thức không sanh lên; tiếp theo thân thức sanh thiệt thức không sanh lên, ngược lại tiếp theo thiệt thức sanh thân thức không sanh lên;

NÓI RẰNG "NĂM THỨC KHÔNG PHẢI SỰ SUY NGHĨ" tức là năm thức chẳng có khai môn hay tư niệm hay chuyên niệm hay tác ý.

NÓI RẰNG "KHÔNG PHẢI DO NGŨ THỨC MÀ HIỂU BIẾT ÐƯỢC MỌI PHÁP" tức là không phải hiểu được mọi pháp bằng ngũ thức.

NÓI RẰNG "(THỨC) CHỈ VỊN VÀO MỘT CẢNH NÀO" tức là chỉ có giới hạn trong một cảnh nào đó.

NÓI RẰNG "TỪ SỰ LIÊN TỤC NĂM THỨC CŨNG KHÔNG HIỂU BIẾT ÐƯỢC MỌI PHÁP" tức là không thể hiểu biết được mọi pháp bằng ý giới tiếp nối ngũ thức.

NÓI RẰNG "KHÔNG PHẢI DO NGŨ THỨC MÀ ÐIỀU MỌI OAI NGHI ÐƯỢC" tức là với năm thức không thể hành oai nghi như đi hoặc đứng, hoặc nằm hoặc ngồi.

NÓI RẰNG "TỪ SỰ LIÊN TỤC CỦA NĂM THỨC CŨNG KHÔNG ÐIỀU MỌI OAI NGHI ÐƯỢC" tức là không thể hành oai nghi đi đứng nằm ngồi bằng ý giới nối tiếp ngũ thức.

NÓI RẰNG "KHÔNG PHẢI DO NGŨ THỨC MÀ THỰC HIỆN THÂN NGHIỆP KHẨU NGHIỆP ÐƯỢC" tức là không thể tạo thành thân nghiệp khẩu nghiệp bằng ngũ thức được.

NÓI RẰNG "KHÔNG PHẢI DO NGŨ THỨC MÀ CHẤP TRÌ PHÁP THIỆN, BẤT THIỆN ÐƯỢC", tức là không thể chấp hành pháp thiện hay bất thiện bằng ngũ thức được.

NÓI RẰNG "TỪ SỰ LIÊN TỤC NGŨ THỨC CŨNG KHÔNG CHẤP TRÌ ÐƯỢC PHÁP THIỆN HAY BẤT THIỆN" tức là không thể chấp hành được pháp thiện hay bất thiện bằng ý giới tiếp nối ngũ thức.

NÓI RẰNG "KHÔNG NHẬP THIỀN KHÔNG XUẤT THIỀN ÐƯỢC DO NGŨ THỨC" tức là với ngũ thức không thể nhập thiền không thể xuất thiền.

NÓI RẰNG "CŨNG KHÔNG NHẬP THIỀN KHÔNG XUẤT THIỀN ÐƯỢC TỪ SỰ LIÊN TỤC NGŨ THỨC" tức là với ý giới nối tiếp ngũ thức không thể nhập thiền không thể xuất thiền.

NÓI RẰNG "KHÔNG TỬ KHÔNG SANH BẰNG NGŨ THỨC" tức là với ngũ thức không chết được, không tái sanh được.

NÓI RẰNG "CŨNG KHÔNG TỬ KHÔNG SANH ÐƯỢC TỪ SỰ LIÊN TỤC NĂM THỨC" tức là không thể chết không thể tái sanh bằng ý giới nối tiếp năm thức.

NÓI RẰNG "KHÔNG NGỦ KHÔNG THỨC KHÔNG CHIÊM BAO ÐƯỢC DO NGŨ THỨC" tức là với năm thức không thể ngủ, không thể thức, không thể chiêm bao.

NÓI RẰNG "CŨNG KHÔNG NGỦ KHÔNG THỨC, KHÔNG CHIÊM BAO TỪ SỰ LIÊN TỤC NĂM THỨC" tức là với ý giới tiếp nối ngũ thức không thể ngủ; không thể thức, không thể chiêm bao được tuệ giải theo căn nguyên đích xác là như vậy. Như vầy là phần trí Tông phân theo một loại.

XIỂN MINH ÐỀ HAI LOẠI (Dukaniddesa)

803) TUỆ THIỆN và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ hiệp thế; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ siêu thế.

Tất cả tuệ đều gọi là tuệ có thức tri và không có thức tri. Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh lậu; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh lậu.

Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng lậu cảnh lậu; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh triền; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh triền.

Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng triền cảnh triền; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng triền phi cảnh triền.

Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh phược; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh phược.

Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng phược cảnh phược; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng phược phi cảnh phược.

Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh bộc; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh bộc.

Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng bộc cảnh bộc; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.

Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh phối; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh phối.

Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng phối cảnh phối; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng phối phi cảnh phối.

Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh cái; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh cái.

Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng cái cảnh cái; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng cái phi cảnh cái.

Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh khinh; thị tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh khinh thị.

Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.

Tuệ trong quả ba cõi gọi là thành do thủ; tuệ thuộc thiện ba cõi, thuộc vô ký tố trong ba cõi, trong bốn đạo và trong bốn quả gọi là tuệ phi thành do thủ.

Tuệ thuộc thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh thủ; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh thủ.

Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng thủ cảnh thủ; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.

Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ cảnh phiền não; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi cảnh phiền não.

Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ bất tương ưng phiền não cảnh phiền não; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.

Tuệ tương ưng tầm gọi là tuệ hữu tầm; tuệ bất tương ưng tầm gọi là tuệ vô tầm.

Tuệ tương ưng tứ gọi là tuệ hữu tứ; tuệ bất tương ưng tứ gọi là tuệ vô tứ.

Tuệ tương ưng hỷ gọi là tuệ hữu hỷ; tuệ bất tương ưng hỷ gọi là tuệ vô hỷ.

Tuệ tương ưng hỷ gọi là tuệ câu hành hỷ; tuệ bất tương ưng hỷ gọi là tuệ phi câu hành hỷ.

Tuệ tương ưng lạc gọi là tuệ câu hành lạc; tuệ bất tương ưng lạc gọi là tuệ phi câu hành lạc.

Tuệ tương ưng xả gọi là tuệ câu hành xả; tuệ bất tương ưng xả gọi là tuệ phi câu hành xả.

Tuệ trong thiện và vô ký dục giới gọi là tuệ dục giới; tuệ sắc giới, tuệ vô sắc giới và tuệ bất hệ thuộc gọi là tuệ phi dục giới.

Tuệ trong thiện và vô ký sắc giới gọi là tuệ sắc giới; tuệ dục giới, tuệ vô sắc giới và tuệ bất hệ thuộc gọi là tuệ phi sắc giới.

Tuệ trong thiện và vô ký phi sắc giới gọi là tuệ vô sắc giới; tuệ dục giới, tuệ sắc giới và tuệ bất hệ thuộc gọi là tuệ phi vô sắc giới.

Tuệ thiện và vô ký trong ba cõi là tuệ hệ thuộc; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất hệ thuộc.

Tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ dẫn xuất; tuệ thiện trong ba cõi, dị thục quả trong ba cõi, thuộc vô ký tố trong ba cõi gọi là tuệ phi dẫn xuất.

Tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ cố định (cho quả); tuệ thuộc thiện ba cõi, thuộc vô ký tố ba cõi là tuệ phi cố định.

Tuệ thuộc thiện và vô ký trong ba cõi gọi là tuệ hữu thượng; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ vô thượng.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TUỆ SANH LỢI?

Về mặt thiện trong bốn vức (bhūmi), tuệ vô ký tố của bậc A-la-hán trợ sanh ra thông, trợ sanh ra thiền nhập, gọi là tuệ sanh lợi (atthajāpika). Về mặt dị thục quả trong bốn vức tuệ vô ký tố của bậc A-la-hán nhờ vào thông sanh khởi, nhờ vào thiền nhập sanh khởi, gọi là tuệ lợi sanh (jāpitatthā).

Trí tông theo hai loại là như vậy.

XIỂN MINH ÐỀ BA LOẠI (TIKANIDDESA)

804) Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TUỆ TƯ?

Trí đạt được mà không nhờ nghe người khác, tức là trong sự sắp xếp mọi công việc, hay sắp xếp mọi nghề nghiệp, hay sắp xếp mọi tài nghề, hay đế thuận, hay hiểu sắc là vô thường, hay hiểu thọ là vô thường, hay hiểu tưởng là vô thường; hay hiểu hành là vô thường, hay hiểu thức là vô thường, hằng có sự nhẫn nại chính đáng thuận lý, có tri kiến. Xác quyết, cảm nhận quan sát kiên nhẫn nghiệm pháp. Ðây được gọi là tuệ tư.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TUỆ VĂN?

Trí đạt được nhờ nghe người khác, tức là trong sự sắp xếp mọi công việc, hay sắp xếp mọi nghề nghiệp, hay sắp xếp mọi tài nghề, hay đế thuận, hay hiểu sắc là vô thường, hay hiểu thọ là vô thường, hay hiểu tưởng là vô thường; hay hiểu hành là vô thường, hay hiểu thức là vô thường; hằng có sự nhẫn nại chính đáng thuận lý, có tri kiến xác quyết cảm nhận, quan sát, kiên nhẫn nghiệm pháp. Ðây được gọi là tuệ văn.

Tất cả tuệ của bậc nhập thiền gọi là tuệ tu.

805) Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TUỆ THÍ THÀNH?

Người bố thí nhờ vào sự thí mà trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến phát sanh. Ðây gọi là tuệ thí thành.

Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TUỆ GIỚI THÀNH?

Người trì giới nhờ vào giới mà trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si trạch pháp, chánh kiến phát sanh. Ðây gọi là tuệ giới thành.

Còn tất cả tuệ của bậc nhập thiền gọi là tuệ tu thành.

806) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ TĂNG THƯỢNG GIỚI?

Trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến mà phát sanh cho bậc thúc liễm trong biệt biệt giải thoát thu thúc giới. Ðây gọi là tuệ tăng thượng giới.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ TĂNG THƯỢNG TÂM?

Trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến mà phát sanh cho bậc nhập thiền Sắc giới và Vô sắc giới. Ðây gọi là tuệ tăng thượng tâm.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ TĂNG THƯỢNG TRÍ?

Tuệ trong bốn đạo bốn quả. Ðây gọi là tuệ tăng thượng trí

807) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SỰ THÔNG THẠO TIẾN HÓA?

Chi là trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến, hiểu rằng do tác ý những pháp này nên các bất thiện pháp chưa sanh không sanh khởi và các bất thiện pháp đã sanh được đoạn tận; lại do tác ý những pháp này nên các thiện pháp chưa sanh được sanh khởi và các thiện pháp đã sanh được sung mãn, tăng trưởng, lớn mạnh, phát triển. Ðây gọi là sự thông thạo tiến hóa.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SỰ THÔNG THẠO THỐI HÓA?

Ðiều đó, cái chi là trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến, hiểu rằng do tác ý những pháp này nên các thiện pháp chưa sanh không sanh khởi, và các thiện pháp đã sanh bị diệt mất. Lại do tác ý những pháp này mà các bất thiện pháp chưa sanh được sanh khởi và các bất thiện pháp đã sanh được tăng trưởng lớn mạnh. Ðây gọi là sự thông thạo thối hóa.

Còn tất cả tuệ rành cách thức trong mọi việc, gọi là sự thông thạo phương chước.

808) Tuệ trong quả bốn vức gọi là tuệ dị thục; tuệ trong thiện bốn vức gọi là tuệ dị thục nhân; tuệ trong vô ký tố ba cõi gọi là tuệ phi dị thục phi dị thục nhân.

809) Tuệ trong quả ba cõi gọi là tuệ thành do thủ cảnh thủ; tuệ thuộc thiện trong ba cõi và thuộc vô ký tố trong ba cõi gọi là tuệ phi thành do thủ cảnh thủ; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ phi thành do thủ phi cảnh thủ.

810) Tuệ tương ưng tầm tứ gọi là tuệ hữu tầm hữu tứ; tuệ bất tương ưng tầm mà tương ưng tứ gọi là tuệ vô tầm hữu tứ; tuệ bất tương ưng tầm tứ gọi là tuệ vô tầm vô tứ.

811) Tuệ tương ưng hỷ gọi là tuệ câu hành hỷ; tuệ tương ưng lạc gọi là tuệ câu hành lạc; tuệ tương ưng xả gọi là tuệ câu hành xả.

812) Tuệ thuộc thiện trong ba cõi gọi là tuệ thành nhân tích tập; tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ thành nhân tịch diệt; tuệ thuộc quả bốn vức và tuệ thuộc vô ký tố trong ba cõi gọi là tuệ phi nhân tích tập phi nhân tịch diệt.

813) Tuệ trong bốn đạo và ba quả gọi là tuệ hữu học; tuệ trong A-la-hán quả cao tột là tuệ vô học; tuệ thuộc thiện trong ba cõi, thuộc quả trong ba cõi và thuộc vô ký tố trong ba cõi là tuệ phi hữu học phi vô học.

814) Tuệ thiện và vô ký dục giới gọi là tuệ hy thiểu; tuệ thiện và vô ký sắc giới cùng vô sắc giới gọi là tuệ đáo đại; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ vô lượng.

815) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH HY THIỂU?

Tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp hy thiểu. Ðây được gọi là tuệ biết cảnh hy thiểu.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH ÐÁO ÐẠI?

Tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp đáo đại. Ðây được gọi là tuệ đáo đại.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH VÔ LƯỢNG?

Tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp vô lượng. Ðây được gọi là tuệ biết cảnh vô lượng.

816) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ CÓ ÐẠO THÀNH CẢNH?

Tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy Thánh Ðạo (làm cảnh). Ðây được gọi là tuệ có đạo thành cảnh.

Tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ có đạo thành nhân.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ CÓ ÐẠO THÀNH TRƯỞNG?

Tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy Thánh đạo làm cảnh trưởng. Ðây được gọi là tuệ có đạo thành trưởng.

817) Tuệ thuộc quả trong bốn vức có thể là tuệ sinh tồn, có thể là tuệ chuẩn sanh, nhưng không nên nói là tuệ vị sanh tồn.

Tuệ thuộc thiện trong bốn vức và thuộc vô ký tố trong ba cõi có thể là tuệ sanh tồn, có thể là vị sanh tồn, nhưng không nên nói là tuệ chuẩn sanh.

818) Tất cả tuệ có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.

819) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH QUÁ KHỨ?

Trí tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp quá khứ. Ðây được gọi là tuệ biết cảnh quá khứ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH VỊ LAI?

Trí tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp vị lai. Ðây được gọi là tuệ biết cảnh vị lai.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH HIỆN TẠI?

Trí tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp hiện tại. Ðây được gọi là tuệ biết cảnh hiện tại.

820) Tất cả tuệ đều có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

821) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH NỘI PHẦN?

Trí tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp nội phần. Ðây được gọi là tuệ biết cảnh nội phần.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH NGOẠI PHẦN?

Trí tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp ngoại phần. Ðây được gọi là tuệ biết cảnh ngoại phần.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ BIẾT CẢNH NỘI NGOẠI PHẦN?

Trí tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh lên bắt lấy các pháp nội ngoại phần. Ðây được gọi là tuệ biết cảnh nội ngoại phần.

Trí tông theo ba loại là như vậy.

XIỂN MINH ÐỀ BỐN LOẠI (Catukkaniddesa)

822) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TRÍ NGHIỆP SỞ?

Tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô tri, trạch pháp, chánh kiến hiểu như sau: có quả bố thí, có quả cúng dường, có quả tế tự, có dị thục quả của các nghiệp tốt xấu, có đời này có đời sau, có ân mẹ, có ân cha, có loài hữu tình hóa sanh, có các sa môn bà la môn trong đời đi đúng, thực hành đúng đã tự mình chứng ngộ thắng trí rồi tuyên bố về đời này và đời khác. Ðây được gọi là trí nghiệp sở. Ngoại trừ trí đế tùy thuận, còn lại tất cả tuệ thiện cảnh lậu đều là trí nghiệp sở.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TRÍ ÐẾ TÙY THUẬN?

Trí mà thuận lý thành sự kham nhẫn, tri kiến, xác quyết, cảm nhận, quan sát, kiên trì nghiệm pháp như vầy: Sắc uẩn là vô thường hay thọ uẩn là vô thường hay tưởng uẩn là vô thường hay hành uẩn là vô thường hay thức uẩn là vô thường. Ðây được gọi là trí tuệ tùy thuận.

Tuệ trong bốn đạo gọi là trí thành đạo. Tuệ trong bốn quả gọi là trí thành quả.

823) Trí thành đạo là trí hiểu đối với khổ, trí hiểu đối với khổ tập, trí hiểu đối với khổ diệt, trí hiểu đối với khổ diệt đạo hành.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TRÍ ÐỐI VỚI KHỔ?

Tuệ mà sanh ra là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến, bắt lấy khổ (làm cảnh). Ðây được gọi là trí đối với khổ ... (trùng) ... bắt lấy khổ tập (làm cảnh) ... (trùng) ... bắt lấy khổ diệt (làm cảnh).

Tuệ mà sanh ra là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến bắt lấy khổ diệt đạo hành (làm cảnh). Ðây được gọi là trí đối với khổ diệt đạo hành.

824) Tuệ trong thiện và vô ký dục giới gọi là tuệ dục giới; tuệ trong thiện và vô ký sắc giới gọi là tuệ sắc giới; tuệ trong thiện và vô ký vô sắc giới gọi là tuệ vô sắc giới; tuệ trong bốn đạo bốn quả gọi là tuệ bất hệ thuộc.

825) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TRÍ PHÁP (Dhammañānaṃ)?

Tuệ trong bốn đạo quả gọi là trí pháp.

Một vị suy nghiệm về quá khứ và vị lai nhờ trí pháp này, nhờ thấy, nhờ đắc, nhờ hiểu, nhờ thâm nhập; có tuệ là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến như vầy "bất cứ những Sa môn hay Bà la môn nào trong thời quá khứ đã thắng tri khổ, thắng tri khổ tập, thắng tri khổ diệt, thắng tri khổ diệt đạo hành thì những vị ấy thật sự đã thắng tri khổ tập này, những vị ấy đã thật sự thắng tri khổ diệt này, những vị ấy đã thật sự thắng tri khổ diệt đạo hành này; bất cứ những Sa môn hay Bà la môn nào trong thời vị lai sẽ thắng tri khổ, thắng tri khổ tập, thắng tri khổ diệt, thắng tri khổ diệt đạo hành thì những vị ấy chắc chắn sẽ thắng tri khổ này, những vị ấy chắc chắn sẽ thắng tri khổ tập này, những vị ấy chắc chắn sẽ thắng tri khổ diệt này, những vị ấy chắc chắn sẽ tháng tri khổ diệt đạo hành này". Ðây được gọi là trí loại (anvayenāna).

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TRÍ BIẾN HÀNH (Paricceñānaṃ)?

Ở đây, vị Tỳ kheo với nội tâm chú ý hiểu biết tâm của chúng sanh khác, của người khác; tâm hữu tham biết rõ là tâm hữu tham, tâm ly tham biết rõ là tâm ly tham, tâm hữu sân biết rõ là tâm hữu sân, tâm ly sân biết rõ là tâm ly sân, tâm hữu si biết rõ là tâm hữu si, tâm ly si biết rõ là tâm ly si, hay tâm hôn trầm biết rõ tâm hôn trầm, tâm phóng dật biết rõ là tâm phóng dật, tâm đáo đại biết rõ là tâm đáo đại, tâm phi đáo đại biết rõ là tâm phi đáo đại, tâm hữu thượng biết rõ là tâm hữu thượng, tâm vô thượng biết rõ là tâm vô thượng, tâm định tĩnh biết rõ là tâm định tĩnh, tâm bất định tĩnh biết rõ là tâm bất định tĩnh, hay tâm giải thoát biết rõ là tâm giải thoát, tâm phi giải thoát biết rõ là tâm phi giải thoát. Ở đây, có tuệ tri, hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến như vậy. Ðây gọi là trí biến hành.

Ngoài trừ trí pháp, trí loại, trí biến hành, tuệ còn lại là trí giả định.

826) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ ÐƯA ÐẾN TÍCH TẬP KHÔNG ÐƯA ÐẾN TỊCH DIỆT?

Tuệ trong thiện dục giới là tuệ đưa đến tích tập không đưa đến tịch diệt.

Tuệ trong bốn đạo là tuệ đưa đến tịch diệt không đưa đến tích tập.

Tuệ trong thiện sắc giới và vô sắc giới là tuệ đưa đến tích tập cũng đưa đến tịch diệt.

Tuệ còn lại là tuệ không đưa đến tích tập không đưa đến tịch diệt.

827) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ ÐƯA ÐẾN YỂM LY KHÔNG ÐƯA ÐẾN TRIỆT NGỘ?

Sự ly tham trong các dục bằng tuệ mà không thắng tri không thấu triệt Tứ Ðế. Ðây gọi là tuệ đưa đến yểm ly không đưa đến triệt ngộ.

Vị ấy có ly tham- thắng tri trong các dục bằng tuệ nhưng không thấu triệt Tứ Ðế. Ðây được gọi là tuệ triệt ngộ nhưng không yểm ly.

Tuệ trong bốn đạo gọi là tuệ đưa đến yểm ly đưa đến triệt ngộ.

Tuệ còn lại là tuệ không đưa đến yểm ly cũng không đưa đến triệt ngộ.

828) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ THỐI PHẦN?

Những tác ý tưởng câu hành dục chi phối bậc đắc sơ thiền, gọi là tuệ thối phần. Chánh niệm thuộc khuynh hướng ấy được an lập, gọi là tuệ trú phần. Các tác ý tưởng phi câu hành tầm diễn ra, gọi là tuệ thắng phần. Các tác ý tưởng câu hành yểm ly trí hiệp trợ với ly tham diễn ra, gọi là tuệ quyết trạch phần.

Các tác ý tưởng câu hành tầm chi phối bậc đắc Nhị thiền, gọi là tuệ thối phần. Chánh niệm thuộc khuynh hướng ấy được an lập, gọi là tuệ trú phần. Các tác ý tưởng câu hành xả diễn ra gọi là tuệ thắng phần. Các tác ý tưởng câu hành yểm ly trí hiệp trợ với ly tham diễn ra, gọi là tuệ quyết trạch phần.

Các tác ý tưởng câu hành hỷ chi phối bậc đắc Tam thiền, gọi là tuệ thối phần. Chánh niệm theo khuynh hướng ấy được an lập gọi là tuệ trú phần. Các tác ý tưởng câu hành phi khổ phi lạc thọ được diễn ra gọi là tuệ thắng phần. Các tác ý tưởng câu hành yểm ly trí hiệp trợ với ly tham được diễn ra, gọi là tuệ quyết trạch phần.

Các tác ý tưởng câu hành lạc chi phối bậc đắc Tứ thiền, gọi là tuệ thối phần. Chánh niệm thuộc khuynh hướng ấy được an lập, gọi là tuệ trú phần. Các tác ý tưởng câu hành không vô biên xứ được diễn ra, gọi là tuệ thắng phần. Các tác ý tưởng câu hành yểm ly trí hợp trợ với ly tham được diễn ra, gọi là tuệ quyết trạch phần.

Các tác ý tưởng câu hành sắc pháp chi phối bậc đắc thiền Không vô biên xứ, gọi là tuệ thối phần. Chánh niệm thuộc khuynh hướng ấy được an lập, gọi là tuệ trú phần. Các tác ý tưởng câu hành thức vô biên xứ được diễn ra, gọi là tuệ thắng phần. Các tác ý tưởng câu hành yểm ly trí hợp trợ với ly tham được diễn ra, gọi là tuệ quyết trạch phần.

Các tác ý tưởng câu hành không vô biên xứ chi phối bậc đắc thiền Thức vô biên xứ, gọi là tuệ thối phần. Chánh niệm thuộc khuynh hướng ấy được an lập, gọi là tuệ trú phần. Các tác ý tưởng câu hành vô sở hữu xứ được diễn ra, gọi là tuệ thắng phần. Các tác ý tưởng câu hành yểm ly trí hợp trợ với ly tham được diễn ra, gọi là tuệ quyết trạch phần.

Các tác ý tưởng câu hành thức vô biên xứ chi phối bậc đắc thiền Vô sở hữu xứ, gọi là tuệ thối phần. Chánh niệm theo khuynh hướng ấy được an lập, gọi là tuệ trú phần. Các tác ý tưởng câu hành phi tưởng phi phi tưởng xứ được diễn ra, gọi là tuệ thắng phần. Các tác ý tưởng câu hành yểm ly trí hiệp trợ với ly tham được diễn ra, gọi là tuệ quyết trạch phần.

829) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BỐN TUỆ ÐẠT THÔNG?

Tức là nghĩa đạt thông, pháp đạt thông, ngữ đạt thông và biện đạt thông.

Nghĩa đạt thông là sự hiểu thông trong nghĩa lý; Pháp đạt thông là sự hiểu thông trong pháp; Ngữ đạt thông là sự hiểu thông trong lối nói ngữ pháp ở mọi trường hợp; Biện đạt thông là sự hiểu thông về trí tuệ. Ðây gọi là bốn đạt thông.

830) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BỐN TIẾN HÀNH?

Tức là tuệ hành nan đắc trì, tuệ hành nan đắc cấp, tuệ hành dị đắc trì, tuệ hành dị đắc cấp.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ HÀNH NAN ÐẮC TRÌ?

Tức là trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi đối với vị đắc định một cách khó khăn khổ sở và thắng tri sự kiện ấy một cách chậm trễ. Ðây được gọi là tuệ hành nan đắc trì.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ HÀNH NAN ÐẮC CẤP?

Tức là trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi đối với vị đắc định một cách khó khăn, khốn khổ nhưng thắng tri sự kiện ấy một cách nhanh chóng. Ðây được gọi là tuệ hành nan đắc cấp.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ HÀNH DỊ ÐẮC TRÌ?

Tức là trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi đối với vị đắc định một cách dễ dàng không khó khăn, nhưng thắng tri sự kiện ấy một cách chậm chạp. Ðây được gọi là tuệ hành dị đắc trì.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ HÀNH DỊ ÐẮC CẤP?

Tức là trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi đối với vị đắc định một cách dễ dàng không khó khăn và thắng tri sự kiện ấy một cách nhanh chóng. Ðây được gọi là tuệ hành dị đắc cấp.

Ðây tức là bốn đạt thông.

831) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BỐN CẢNH?

Tức là tuệ hy thiểu cảnh hy thiểu, tuệ hy thiểu cảnh vô lượng, tuệ vô lượng cảnh hy thiểu, tuệ vô lượng cảnh vô lượng.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ HY THIỂU CẢNH HY THIỂU?

Tức là trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi cho bậc không phải dễ dàng đắc định và ít biến mãn đối tượng. Ðây được gọi là tuệ hy thiểu cảnh hy thiểu.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ HY THIỂU CẢNH VÔ LƯỢNG?

Tức là trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi cho bậc không phải dễ dàng đắc định nhưng biến mãn đối tượng một cách rộng rãi. Ðây được gọi là tuệ hy thiểu cảnh vô lượng.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ VÔ LƯỢNG CẢNH HY THIỂU?

Tức là trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi cho bậc dễ dàng đắc định nhưng ít biến mãn đối tượng. Ðây được gọi là tuệ vô lượng cảnh hy thiểu.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ VÔ LƯỢNG CẢNH VÔ LƯỢNG?

Tức là trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi cho bậc dễ dàng đắc định và biến mãn đối tượng một cách rộng rãi. Ðây được gọi là tuệ vô lượng cảnh vô lượng.

Ðây là bốn cảnh.

832) TRÍ THÀNH ÐẠO tức là trí biết lão tử, trí biết lão tử tập khởi, trí biết lão tử đoạn diệt, trí biết lão tử đoạn diệt đạo hành.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TRÍ BIẾT LÃO TỬ?

Tức trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi bắt lấy cảnh già chết. Ðây được gọi là trí biết lão tử ... (trùng) ... bắt lấy sự tập khởi của già chết (làm cảnh) ... (trùng) ... bắt lấy sự đoạn diệt của già chết (làm cảnh).

Trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi bắt lấy cảnh là đường lối dẫn đến đoạn diệt già chết. Ðây được gọi là trí hiểu lão tử đoạn diệt đạo hành.

Trí thành đạo như là trí sanh ... (trùng) ... trí hữu ... (trùng) ... trí thủ ... (trùng) ... trí ái ... (trùng) ... trí thọ ... (trùng) ... trí xúc ... (trùng) ... trí lục nhập ... (trùng) ... trí danh sắc ... (trùng) ... trí thức ... (trùng) ... trí biết các hành, trí biết hành tập khởi, trí biết hành đoạn diệt, trí biết hành diệt đạo lộ.

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TRÍ BIẾT CÁC HÀNH?

Tức trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi bắt lấy các hành (làm cảnh).

 ... (trùng) ... bắt lấy sự tập khởi của các hành (làm cảnh).

 ... (trùng) ... bắt lấy sự đoạn diệt của các hành (làm cảnh).

Trí tuệ, sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến sanh khởi bắt lấy cảnh là đường lối dẫn đến đoạn diệt các hành. Ðây được gọi là trí hành diệt đạo lộ.

Trí tông phân theo bốn loại là như vậy.

XIỂN MINH ÐỀ NĂM LOẠI (Pañcakaniddesa)

833) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CHÁNH ÐỊNH NĂM CHI PHẦN?

Tức là hỷ biến mãn, lạc biến mãn, tâm biến mãn, quang biến mãn, phản kháng tướng.

Tuệ trong hai thiền gọi là tuệ hỷ biến mãn; tuệ trong ba thiền gọi là tuệ lạc biến mãn; tuệ hiểu tâm người khác gọi là tuệ tâm biến mãn; thiên nhãn gọi là quang biến mãn; trí phản kháng của vị vừa xuất định ấy gọi là phản kháng tướng.

Ðây được gọi là chánh định năm chi phần.

834) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CHÁNH ÐỊNH NĂM TRÍ?

Tự mình trí phát sanh rằng: Ðịnh này đạt hiện tại, tưởng lai có quả lạc. Tự mình trí phát sanh rằng: Ðịnh này là thánh thiện ly vật chất. Tự mình trí phát sanh rằng: Ðịnh này hạng tiện nhân không hành được. Tự mình trí phát sanh rằng: Ðịnh này thanh tịnh, tinh lương, thành vắng lặng, đạt đến nhất hướng tâm và không do tâm hữu trợ chế ngăn phiền não. Tự mình trí phát sanh rằng: Ta đây cũng có nhập định này và cũng có xuất định này.

Ðây gọi là chánh định năm trí.

Trí tông theo năm loại là như vậy.

XIỂN MINH ÐỀ SÁU LOẠI (Chakkaniddesa)

835) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ TRONG LỤC THÔNG?

Tức là thần thông trí, nhĩ giới tịnh trí, tha tâm trí, túc mạng trí, chúng sanh tử trí và lậu tận trí. Ðây là tuệ lục thông.

Trí tông theo sáu loại là như vậy.

XIỂN MINH ÐỀ BẢY LOẠI (Sattakaniddesa)

836) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BẢY MƯƠI BẢY TRÍ TÔNG?

Trí hiểu rằng: Lão tử do duyên sanh. Trí hiểu rằng: không có sanh thời không có lão tử. Trí hiểu rằng: trong thời quá khứ cũng có lão tử do duyên sanh. Trí hiểu rằng: (quá khứ) không có sanh thời không có lão tử. Trí hiểu rằng: trong thời vị lai cũng có lão tử do duyên sanh. Trí hiểu rằng: (Vị lai) không có sanh thời không có lão tử. Trí hiểu rằng: có trí pháp trụ thời trí ấy hiển nhiên hoại, hiển nhiên biến, hiển nhiên lìa, hiển nhiên diệt.

Trí hiểu rằng: Sanh do duyên hữu ... (trùng) ...

Trí hiểu rằng: Hữu do duyên thủ ... (trùng) ...

Trí hiểu rằng: Thủ do duyên ái ... (trùng) ...

Trí hiểu rằng: Ái do duyên thọ ... (trùng) ...

Trí hiểu rằng: Thọ do duyên xúc ... (trùng) ...

Trí hiểu rằng: Xúc do duyên lục nhập ... (trùng) ...

Trí hiểu rằng: Lục nhập do duyên danh sắc ... (trùng) ...

Trí hiểu rằng: Danh sắc do duyên thức ... (trùng) ...

Trí hiểu rằng: Thức do duyên hành ... (trùng) ...

Trí hiểu rằng: Hành do duyên vô minh; trí hiểu rằng: không có vô minh thời không có hành; trí hiểu rằng: trong thời quá khứ cũng có hành do duyên vô minh; trí hiểu rằng: (quá khứ) không có vô minh thí không có hành; trí hiểu rằng: trong thời vị lai cũng không có hành do duyên vô minh; trí hiểu rằng: (vị lai) không có vô minh thì không có hành; trí hiểu rằng: có trí pháp trụ thời trí ấy hiển nhiên hoại, hiển nhiên biến, hiển nhiên lìa, hiển nhiên diệt.

Ðây là bảy mươi bảy trí tông.

Trí tông theo bảy loại là như vậy.

XIỂN MINH ÐỀ TÁM LOẠI (Aṭṭhakaniddesa)

837) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ TRONG BỐN ÐẠO BỐN QUẢ?

Tức là tuệ Dự lưu đạo, tuệ Dự lưu quả, tuệ Nhất lai đạo, tuệ Nhất lai quả, tuệ Bất lai đạo, tuệ Bất lai quả, tuệ Ưng cúng đạo, tuệ Ưng cúng quả. Ðây là tuệ trong bốn đạo bốn quả.

Trí tông theo tám loại là như vậy.

XIỂN MINH ÐỀ CHÍN LOẠI (Navakaniddesa)

838) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TUỆ TRONG CHÍN THỨ ÐỆ NHẬP THIỀN TRÚ?

Tức là tuệ nhập định Sơ thiền, tuệ nhập định Nhị thiền, tuệ nhập định Tam thiền, tuệ nhập định Tứ thiền, tuệ nhập định Không vô biên xứ, tuệ nhập định Thức vô biên xứ, tuệ nhập định Vô sở hữu xứ, tuệ nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ, phản kháng trí của bậc xuất diệt thọ tưởng định. Ðây là tuệ trong chín thứ đệ thập thiền trú.

Trí tông theo chín loại là như vậy.

XIỂN MINH ÐỀ THEO MƯỜI LOẠI (Dasakaniddesa)

839) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI BIẾT NGUYÊN LÝ LÀ NGUYÊN LÝ, PHI NGUYÊN LÝ LÀ PHI NGUYÊN LÝ?

Ở đây một điều phi lý vô duyên cớ như điều nói hạng kiến cụ túc có chấp hữu vi pháp là trường tồn; Ðức Như Lai biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà hạng phàm phu cố chấp hữu vi pháp là trường tồn, thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra.

Một điều phi lý vô duyên cớ như điều nói hạng kiến cụ túc cố chấp hữu vi pháp là an lạc; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà hạng phàm phu cố chấp hữu vi pháp là an lạc; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra.

Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói hạng kiến cụ túc cố chấp mọi pháp là hữu ngã; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà hạng phàm phu cố chấp mọi pháp hữu vi là hữu ngã; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó xảy ra.

Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói hạng kiến cụ túc có thể giết mẹ; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà hạng phàm phu có thể giết mẹ, thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra.

Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói hạng kiến cụ túc có thể giết cha ... (trùng) ... có thể giết vị A-la-hán ... (trùng) ... có thể trích máu Ðức Như Lai bằng tâm sân ... (trùng) ... có thể chia rẽ Tăng ... (trùng) ... có thể y chỉ đạo sư khác ... (trùng) ... có thể sanh kiếp thứ tám; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà hạng phàm phu có thể sanh kiếp thứ tám; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra.

Một điều vô lý vô duyên cứ như điều nói trong một thế giới có hai vị A-la-hán Chánh Ðẳng Giác xuất hiện cùng một lúc; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà trong một thế giới chỉ có thể có một vị A-la-hán Chánh Ðẳng Giác xuất hiện; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó xảy ra.

Một điều vô lý vô duyên cứ như điều nói trong một thế giới có thể có hai vị Chuyển Luân vương xuất hiện cùng một lúc; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà trong một thế giới chỉ có thể có một vị Chuyển Luân vương xuất hiện; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra.

Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói nữ nhân có thể là bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Giác; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà nam nhân có thể thành bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Giác; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra.

Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói nữ nhân có thể thành bậc Chuyển Luân vương; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà nam nhân có thể thành vị Chuyển Luân vương; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra.

Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói nữ nhân có thể làm Ðế Thích, có thể làm Thiên ma, có thể làm Phạm Thiên; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà nam nhân có thể làm Ðế Thích, có thể làm Thiên ma, có thể làm Phạm Thiên; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra.

Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói rằng quả dị thục của thân ác hạnh có thể sanh lên tốt đẹp, khả hỷ, khả ý; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà quả dị thục của thân ác hạnh có thể sanh lên không tốt đẹp, không khả hỷ, không khả ý; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra.

Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói rằng quả dị thục của khẩu ác hạnh, của ý ác hạnh có thể sanh lên tốt đẹp, khả hỷ, khả ý; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà quả dị thục của khẩu ác hạnh, của ý ác hạnh có thể sanh lên là không tốt đẹp, không khả hỷ, không khả ý; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra.

Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói rằng quả dị thục của thân thiện hạnh có thể sanh lên là không tốt đẹp, không khả hỷ, không khả ý; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà quả dị thục của khẩu thiện hạnh, của ý thiện hạnh có thể sanh lên là tốt đẹp, khả hỷ, khả ý; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra.

Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói người có thân ác hạnh, do nhân đó, do duyên ấy, khi thân hoại mệnh chung có thể sanh vào thiện thú, thiện giới; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà người có thân ác hạnh, do nhân ấy, do duyên ấy, khi thân hoại mệnh chung có thể sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó có xảy ra.

Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói người có khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, do nhân ấy, do duyên ấy, khi thân hoại mệnh chung được sanh về thiện thú, thiện giới; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà người có khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, do nhân ấy, do duyên ấy, khi thân hoại mệnh chung có thể sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý ấy có xảy ra.

Một điều vô lý vô duyên cớ như điều nói người có khẩu thiện hạnh, ý thiện hạnh, do nhân ấy, do duyên ấy, khi thân hoại mệnh chung bị sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục; Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó không xảy ra. Còn một sự kiện này xảy ra như điều mà người có khẩu thiện hạnh, có ý thiện hạnh, do nhân đó, do duyên đó, khi thân hoại mệnh chung được sanh về thiện thú, thiện giới; thì Ngài biết rõ rằng nguyên lý đó xảy ra.

Ở đây trí tuệ là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến biết rằng: Những pháp nào sanh ra có nhân có duyên của chúng thì những pháp ấy gọi là nguyên lý, những pháp nào sanh ra không có nhân, không có duyên của chúng thì những pháp ấy gọi là phi nguyên lý. Ðây là như thật trí của Ðức Như Lai biết nguyên lý là nguyên lý, phi nguyên lý là phi nguyên lý.

840) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI HIỂU QUẢ DỊ THỤC CỦA CÁC NGHIỆP THỌ TRÌ THUỘC QUÁ KHỨ, VỊ LAI, HIỆN TẠI THEO NGUYÊN NHÂN?

Ở đây, Ðức Như Lai biết rõ rằng: Có một số ác nghiệp thọ trì bị trở ngại bởi sanh thú thuận lợi mà không trổ quả3), có một số ác nghiệp thọ trì bị trở ngại bởi sanh y thuận lợi mà không trổ quả; có một số ác nghiệp thọ trì bị trở ngại bởi thời kỳ thuận lợi mà không trổ quả, có một số ác nghiệp thọ trì bị trở ngại bởi hành vi thuận lợi mà không trổ quả; có một số ác nghiệp thọ trì khi gặp phải4) Sanh thú bất lợi thì trổ quả, có một số ác nghiệp thọ trì khi gặp phải sanh y bất lợi thì trổ quả, có một số ác nghiệp thọ trì khi gặp phải thời kỳ bất lợi thì trổ quả; có một số ác nghiệp thọ trì khi gặp phải hành vi bất lợi thì trổ quả. Có một số thiện nghiệp thọ trì bị trở ngại bởi sanh thú bất lợi mà không trổ quả, có một số thiện nghiệp thọ trì bị trở ngại bởi sanh y bất lợi mà không trổ quả, có một số thiện nghiệp thọ trì bị trở ngại bởi thời kỳ bất lợi mà không trổ quả, có một số thiện nghiệp thọ trì bị trở ngại bởi hành vi bất lợi mà không trổ quả; có một số thiện nghiệp thọ trì khi gặp phải sanh thú thuận lợi thì trổ quả, có một số thiện nghiệp thọ trì khi gặp phải sanh y thuận lợi thì trổ quả, có một số thiện nghiệp thọ trì khi gặp phải thời kỳ thuận lợi thì trổ quả, có một số thiện nghiệp thọ trì khi gặp phải hành vi thuận lợi thì trổ quả.

Trí tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong các nghiệp đó, đây là như thật trí của Ðức Như Lai hiểu quả dị thục của các nghiệp thọ trì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại theo nguyên nhân.

841) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI HIỂU HÀNH LỘ DẪN ÐẾN MỌI SANH THÚ?

Ở đây, Ðức Như Lai biết rõ con đường này, hành lộ này dẫn đến địa ngục; biết rõ con đường này, hành lộ này dẫn đến bàng sanh; biết rõ con đường này, hành lộ này dẫn đến ngạ quỷ; biết rõ con đường này, hành lộ này dẫn đến cõi người; biết rõ con đường này, hành lộ này dẫn đến cõi trời; biết rõ con đường này, hành lộ này dẫn đến Niết bàn.

Trí tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong các hành lộ đó. Ðây là như thật trí của Ðức Như Lai biết hành lộ dẫn đến mọi sanh thú.

842) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI HIỂU THẾ GIAN ÐA DẠNG BẢN CHẤT, DỊ BIỆT BẢN CHẤT?

Ở đây, Ðức Như Lai biết rõ uẩn dị biệt, biết rõ xứ dị biệt, biết rõ giới dị biệt, biết rõ thế gian đa dạng bản chất, dị biệt bản chất.

Trí tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong sự dị biệt đó. Ðây gọi là như thật trí của Ðức Như Lai hiểu thế gian đa dạng bản chất, dị biệt bản chất.

843) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI HIỂU KHUYNH HƯỚNG DỊ BIỆT CỦA CHÚNG SANH?

Ở đây, Ðức Như Lai biết rõ có những chúng sanh khuynh hướng hạ liệt, có những chúng sanh khuynh hướng cao thượng; các chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt thường giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt, còn những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng hay giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng.

Trong thời quá khứ cũng thế, các chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt thường giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt, còn những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng hay giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng.

Trong thời vị lai cũng vậy, các chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt thường giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt, còn những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng hay giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng.

Trí tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong các khuynh hướng đó. Ðây gọi là như thật trí của Ðức Như Lai hiểu khuynh hướng dị biệt của chúng sanh.

844) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI HIỂU THƯỢNG HẠ CĂN (5) CỦA CHÚNG SANH KHÁC CỦA NGƯỜI KHÁC?

Ở đây, Ðức Như Lai biết rõ sở chấp của chúng sanh; biết rõ tiềm miên; biết rõ sở hành; biết rõ khuynh hướng; biết rõ chúng sanh ít trần lao, nhiều trần lao, lợi căn, độn căn, thiện hành tướng, ác hành tướng, dị giáo hóa, nan giáo hóa, hữu phần, vô phần.

SỞ CHẤP6) CỦA CHÚNG SANH LÀ THẾ NÀO?

Là các chúng sanh chấp theo hữu kiến (bhavadiṭṭhi) hoặc phi hữu kiến (vibhavaditthi) như vầy, cho rằng: "thế gian tồn tại" hay thế gian không tồn tại "thế gian hữu biên" hay "thế gian vô biên" hay "linh hồn là đó thể xác là đó" hay "linh hồn là khác thể xác là khác" hay "Như Lai (7) còn sau khi chết" hay "Như Lai không còn sau khi chết" hay "Như Lai còn cũng không còn sau khi chết" hoặc giả mà có được tín ngưỡng hợp lý hoặc có sự hiểu như thật về các pháp duyên khởi y tương sinh. Ðây gọi là sở chấp của chúng sanh.

TIỀM MIÊN (ANUSAYA) CỦA CHÚNG SANH LÀ THẾ NÀO?

Là bảy pháp tiềm miên như dục ái tiềm miên, phẩn uất tiềm miên, ngã mạn tiềm miên, tà kiến tiềm miên, hoài nghi tiềm miên, hữu ái tiềm miên, vô minh tiềm miên.

Ở đời, chỗ mà sắc khả ái, sắc khả hỷ thì ở đây ái tiềm miên ngủ ngầm theo chúng sanh tại đấy. Ở đời, chỗ mà sắc bất khả ái, sắc bất khả hỷ thì ở đấy phẫn uất tiềm miên ngủ ngầm theo chúng sanh. Như thế thì vô minh xảy ra nơi hai pháp này; về ngã mạn, tà kiến và hoài nghi thì nên hiểu cũng là sanh chung với vô minh ấy. Ðây gọi là tiềm miên của chúng sanh.

SỞ HÀNH (carita) CỦA CHÚNG SANH LÀ THẾ NÀO?

Là phúc hành, phi phúc hành, bất động hành thuộc địa vức hy thiểu hay địa vức đáo đại. Ðây là sở hành của chúng sanh.

KHUYNH HƯỚNG (adhimutta) CỦA CHÚNG SANH LÀ THẾ NÀO?

Là có những chúng sanh khuynh hướng hạ liệt, có những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng; các chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt thường giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt, còn những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng hay giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng.

Trong thời quá khứ cũng thế, các chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt thường giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt, còn những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng hay giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng.

Trong thời vị lai cũng vậy, các chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt thường giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt, còn những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng hay giao thiệp, cộng tác, hầu cận với những chúng sanh có khuynh hướng cao thượng.

CÁC CHÚNG SANH NHIỀU TRẦN (mahārajakkha) LAO ẤY LÀ THẾ NÀO?

Mười món phiền não như tham, sân, si, ngã mạn, tà kiến, hoài nghi, hôn trầm, phóng dật, vô tàm và vô quý; đối với những chúng sanh nào có mười thứ phiền não này được cấu kết, được phát triển, được phát tấn, được phát huy. Ðây gọi là các chúng sanh ấy có nhiều trần lao.

CÁC CHÚNG SANH ÍT TRẦN LAO (apparajakkha) ẤY LÀ THẾ NÀO?

Ðối với những chúng sanh nào mà mười món phiền não này không được cấu kết, không được phát triển, không được phát tấn, không được phát huy. Ðây gọi là chúng sanh ấy ít trần lao.

NHỮNG CHÚNG SANH ÐỘI CĂN (mudindriya) ẤY LÀ THẾ NÀO?

Có năm quyền (indriya) là tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền và tuệ quyền; đối với những chúng sanh nào mà năm quyền này không được cấu kết, không được phát triển, không được phát tấn, không được phát huy. Ðây gọi là những chúng sanh ấy độn căn.

NHỮNG CHÚNG SANH LỢI CĂN (Tikkhindriya) ẤY LÀ THẾ NÀO?

Ðối với những chúng sanh nào mà năm quyền này được cấu kết, được phát triển, được phát tấn, được phát huy. Ðây gọi là những chúng sanh ấy lợi căn.

CÁC CHÚNG SANH CÓ ÁC HÀNH TƯỚNG (dvākāra) ẤY LÀ THẾ NÀO?

Phàm những chúng sanh nào có sở chấp xấu, tiềm miên xấu, sở hành xấu, khuynh hướng xấu, nhiều trần lao, độn căn. Ðây gọi là những chúng sanh có ác hành tướng.

CÁC CHÚNG SANH CÓ THIỆN HÀNH TƯỚNG (dvākāra) ẤY LÀ THẾ NÀO?

Phàm những chúng sanh nào có sở chấp tốt, sở hành tốt, khuynh hướng tốt, ít trần lao, lợi căn. Ðây gọi là những chúng sanh ấy có thiện hành tướng.

CÁC CHÚNG SANH NAN GIÁO HÓA (dūvinnāpaya) ẤY LÀ THẾ NÀO?

Phàm những chúng sanh nào có ác hành tướng thì những chúng sanh ấy nan giáo hóa.

Còn những chúng sanh nào có thiện hành tướng, chính những chúng sanh ấy dị giáo hóa.

CÁC CHÚNG SANH VÔ PHẦN (abhabba) ẤY LÀ THẾ NÀO?

Phàm những chúng sanh nào bị nghiệp chướng, bị phiền não chướng, bị quả báo chướng, không có niềm tin, không có ước vọng, thiểu trí, không khả năng dự vào phần chánh cố định trong các thiện pháp. Ðây gọi là những chúng sanh ấy vô phần.

CÁC CHÚNG SANH HỮU PHẦN (bhabba) ẤY LÀ THẾ NÀO?

Phàm những chúng sanh nào không bị nghiệp chướng, không bị quả chướng, có đức tin, có ước vọng, có trí tuệ, có khả năng dự vào phần chánh cố định trong các thiện pháp. Ðây gọi là những chúng sanh ấy hữu phần.

Trí tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong các sự đó. Ðây là như thật trí của Ðức Như Lai biết thượng hạ căn của chúng sanh của người khác.

845) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI HIỂU SỰ Ô NHIỄM, SỰ THANH TỊNH, SỰ XUẤT LY8) CỦA THIỀN, GIẢI THOÁT, ÐỊNH VÀ NHẬP ÐỊNH?

Nói rằng "thiền giả", có bốn hạng thiền giả như có số thiền giả nhận định khi có đắc cho rằng không đắc, có số thiền giả nhận định khi không đắc cho là có đắc, có số thiền giả nhận định khi có đắc cho là có đắc, có số thiền giả nhận định khi không đắc cho là không đắc. Ðây là bốn hạng thiền giả.

Lại có bốn hạng thiền giả khác, như có số thiền giả thiện xảo tâm định (9) trong pháp định mà không thiện xảo nhập thiền (10) trong pháp định, có số thiền giả thiện xảo nhập thiền trong pháp định mà không thiện xảo tâm định trong pháp định, có số thiền giả thiện xảo định trong pháp định cũng thiện xảo nhập thiền trong pháp định, có số thiền giả thiện xảo tâm định trong pháp định cũng không thiện xảo nhập định trong pháp định. Ðây là bốn hạng thiền giả.

Nói rằng "thiền", có bốn loại thiền là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền.

Nói rằng "giải thoát", có tám sự giải thoát như là hành giả hữu sắc thấy rõ các sắc, đây là sự giải thoát thứ nhất; hành giả vô sắc tưởng nội phần thấy rõ các sắc ngoại phần, đây là sự giải thoát thứ hai; vị có khuynh hướng rằng tịnh hảo, đây là sự giải thoát thứ ba; do vượt qua hoàn toàn các sắc tưởng, dập tắt chướng ngại tưởng, không tác ý dị biệt tưởng, nhận rằng "hư không không cùng tột", vị ấy chứng và trú không vô biên xứ, đây là giải thoát thứ tư; sau khi vượt qua hoàn toàn không vô biên xứ, nhận rằng: "thức tâm không cùng tột", vị ấy chứng và trú thức vô biên xứ, đây là sự giải thoát thứ năm; sau khi hoàn toàn vượt qua thức vô biên xứ, nhận rằng "không có chi cả" vị ấy chứng và trú Vô sở hữu xứ, đây là sự giải thoát thứ sáu; sau khi vượt qua hoàn toàn Vô sở hữu xứ, vị ấy chứng và trú phi tưởng phi phi tưởng xứ, đây là sự giải thoát thứ bảy; sau khi vượt qua hoàn toàn phi tưởng phi phi tưởng xứ, vị ấy chứng và trú thiền diệt thọ tưởng; đây là sự giải thoát thứ tám.

Nói rằng "định", có ba loại định tức là định hữu tầm hữu tứ, định vô tầm hữu tứ, định vô tầm vô tứ (11).

Nói rằng "nhập định", có chín thứ đệ trú nhập định tức là nhập định Sơ thiền, nhập định Nhị thiền, nhập định Tam thiền, nhập định Tứ thiền, nhập định Không vô biên xứ, nhập định Thức vô biên xứ, nhập định Vô sở hữu xứ, nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập định Diệt thọ tưởng.

Nói rằng "sự ô nhiễm", tức là pháp thuộc phần thối thất.

Nói rằng "sự thanh tịnh", tức là pháp thuộc phần thù thắng.

Nói rằng "sự xuất ly", tức là sự trong sạch cũng gọi là xuất ly, mà sự xuất khỏi định nào đó cũng gọi là xuất ly.

Trí tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong mọi pháp đó. Ðây gọi là như thật trí của Ðức Như Lai biết sự ô nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất ly trong thiền, giải thoát, định và nhập định.

846) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI VỀ TÚC MẠNG KÝ ỨC (12)?

Ở đây, Ðức Như Lai nhớ lại đa dạng tiền kiếp như sau: một kiếp, hai kiếp, ba kiếp, bốn kiếp, năm kiếp, mười kiếp, hai mươi kiếp, ba mươi kiếp, bốn mươi kiếp, một trăm kiếp, một ngàn kiếp, trăm ngàn kiếp, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều thành hoại kiếp, nhớ trong kiếp đó ta có tên như vậy, có họ như vậy, có dòng dõi như vậy, có vật thực như vậy, có cảm thọ lạc khổ như vậy, có giới hạn tuổi thọ như vậy; rồi từ kiếp ấy chết đã sanh lại chỗ kia, tại đấy ta có tên như vậy, có họ như vậy, có dòng dõi như vậy, có vật thực như vậy, có cảm thọ lạc khổ như vậy, có giới hạn tuổi thọ như vậy; và từ đó chết sanh lại ở đây ... Ngài nhớ lại đa dạng tiền kiếp với nét đại cương và chi tiết như thế. Trí tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong việc đó. Ðây là như thật trí của Ðức Như Lai về túc mạng ký ức.

847) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI VỀ SỰ SANH TỬ (13) CỦA CÁC CHÚNG SANH?

Ở đây, Ðức Như Lai với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ngài thấy rõ các chúng sanh đang tử đang sanh, hiểu rõ các chúng sanh đạt đến hèn hạ, cao sang, đẹp sắc, xâu sắc, thiện thú, ác thú là tùy theo hạnh nghiệp, rằng: Những chúng sanh trưởng thành này hiệp thân ác hạnh, hiệp khẩu ác hạnh, hiệp ý ác hạnh, phỉ báng các Thánh Nhơn, có tà kiến, chấp hành nghiệp tà kiến, những chúng sanh ấy khi thân hoại mệnh chung hằng sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục; hoặc giả những chúng sanh trưởng thành này hiệp thân thiện hạnh, hiệp khẩu thiện hạnh, hiệp ý thiện hạnh, không phỉ báng các Thánh Nhơn, có chánh kiến, chấp hành nghiệp chánh kiến, thì những chúng sanh ấy khi thân hoại mệnh chung hằg sanh về thiện thú, thiên giới; Ðức Như Lai với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ngài thấy rõ chúng sanh đang tử đang sanh, Ngài hiểu rõ chúng sanh đạt đến hèn hạ, cao sang, đẹp sắc, xâu sắc, thiện thú, ác thú tùy theo hạnh nghiệp như thế.

Trí tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong sự kiện đó. Ðây là như thật trí của Ðức Như Lai về sự sanh tử của chúng sanh.

848) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHƯ THẬT TRÍ CỦA ÐỨC NHƯ LAI VỀ SỰ ÐOẠN TẬN CÁC LẬU HOẶC (14)?

Ở đây, Ðức Như Lai do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình thắng tri Vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, sau khi chứng đạt Ngài an trú.

Trí tuệ nào là sự hiểu biết ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến trong sự kiện đó. Ðây là như thật trí của Ðức Như Lai về sự đoạn tận các lậu hoặc.

Trí tông theo mười loại là như vậy.

(TRỌN VẸN TRÍ PHÂN TÍCH)

CHÚ THÍCH

1) Thức nương vật sinh tồn (uppannavatthukā) tức là thức có sắc vật làm chỗ để nương sanh; hay là thức nương sắc vật là pháp sanh tồn.

2) Thức biết cảnh sinh tồn (Uppannārammanā) tức là thức có cảnh là chỗ nương sanh; hay là thức biết đặng cảnh là pháp sinh tồn.

3) Vipacati: Chín muồi trổ quả.

4) Āgamma: đạt đến, gặp phải.

5) Indriyaparopariyatta.

6) Āsaya

7) Như Lai (Tathāgata) "đi đến giống như trước, người trước như thế nào thì người đến sau cũng thế ấy". Danh từ này chỉ cho hai nghĩa:

a) Ðức Phật (Bậc Toàn Giác như bao nhiêu vị Toàn Giác quá khứ).

b) Chúng sanh (loài có ngủ uẩn vận hành như từ xưa và mãi mãi). Ở đoạn này, danh từ NHƯ LAI chỉ cho "chúng sanh" chớ không chỉ riêng về Ðức Phật.

8) Ô nhiễm - Sankilesa, thanh tịnh - Vodana, xuất ly - Vutthāna.

9) Samādhikusalo: Thiện xảo tâm định. Hành giả rành mạch về chi thiền.

10) Samāpattikusalo: Thiện xảo nhập thiền. Hành giả thông thạo về cách thức nhập định.

11) Thiền tầng theo Vi diệu Pháp có năm là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền và Ngũ thiền Sắc giới, vô sắc giới. Ở đây, định hữu tầm hữu tứ (savitakka-savicāro samādhi) là chỉ cho định Sơ thiền; Ðịnh vô tầm hữu tứ (avitakkavicāramatto samādhi) là chỉ cho định Nhị thiền; Ðịnh vô tầm vô tứ (avitakka-avicāro samādhi) là loại định từ Tam thiền trở lên.

12) Cutūpapāta.

13) Pubbenivāsānussati.

14) Asavakkaya.

Tpt2, XVIII. Pháp tâm phân tích

XVIII. PHÁP TÂM PHÂN TÍCH (DHAMMAHADAYAVIBHANGA)

1/ PHẦN HÀM TẬN YẾU HIỆP (Sabbasangāhikavāra)

1073) CÓ BAO NHIÊU UẨN? Có bao nhiêu xứ? Có bao nhiêu giới? Có bao nhiêu Ðế? Có bao nhiêu quyền? Có bao nhiêu nhân? Có bao nhiêu thực? Có bao nhiêu xúc? Có bao nhiêu thọ? Có bao nhiêu tưởng? Có bao nhiêu tư? Có bao nhiêu tâm?

1074) CÓ NĂM UẨN. Có mười hai xứ. Có mười tám giới. Có bốn đế. Có hai mươi hai quyền. Có chín nhân. Có bốn thực. Có bảy xúc. Có bảy thọ. Có bảy tưởng. Có bảy tư. Có bảy tâm.

1075) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NĂM UẨN (khandha)?

Tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây gọi là năm uẩn.

1076) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ MƯỜI HAI XỨ (Āyatana)?

Tức là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ, pháp xứ. Ðây gọi là mười hai xứ.

1077) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ MƯỜI TÁM GIỚI (Dhātu)?

Tức là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, khí giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới. Ðây gọi là mười tám giới.

1078) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BỐN ÐẾ (Sacca)?

Tức là khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế. Ðây gọi là bốn đế.

1079) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HAI MƯƠI HAI CHI QUYỀN (Indriya)?

Tức là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, lạc quyền, khổ quyền, hỷ quyền, ưu quyền, xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri vị tri quyền, tri dỉ tri quyền, tri cụ tri quyền. Ðây gọi là hai mươi hai quyền.

1080) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CHÍN NHÂN (Hetu)?

Có ba nhân thiện, có ba nhân bất thiện, có ba nhân vô ký.

TRONG ẤY, BA NHÂN THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Tức là vô tham thiện nhân, vô sân thiện nhân, vô si thiện nhân. Ðây là ba nhân thiện.

TRONG ẤY, BA NHÂN BẤT THIỆN LÀ THẾ NÀO?

Tức là tham bất thiện nhân, sân bất thiện nhân, si bất thiện nhân. Ðây là ba bất thiện nhân.

TRONG ẤY, BA NHÂN VÔ KÝ LÀ THẾ NÀO?

Tức là vô tham, vô sân, vô si thuộc dị thục quả của các thiện pháp hoặc trong pháp vô ký tố. Ðây là ba nhân vô ký. Những nhân này gọi là chín nhân.

1081) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BỐN THỰC (Āhāra)?

Tức là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực, thức thực. Ðây gọi là bốn thực.

1082) Ở ÐÂY, THẾ NÀO GỌI LÀ BẢY XÚC (Phassa)?

Tức là nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý giới xúc, ý thức giới xúc. Ðây gọi là bảy xúc.

1083) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BẢY THỌ (Vedanā)?

Tức là thọ sanh từ nhãn xúc, thọ sanh từ nhĩ xúc, thọ sanh từ tỷ xúc, thọ sanh từ thiệt xúc, thọ sanh từ thân xúc, thọ sanh từ ý giới xúc, thọ sanh từ ý thức giới xúc. Ðây gọi là bảy thọ.

 1084) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BẢY TƯỞNG (Saññā)?

Tức là tưởng sanh từ nhãn xúc, tưởng sanh từ nhĩ xúc, tưởng sanh từ tỷ xúc, tưởng sanh từ thiệt xúc, tưởng sanh từ thân xúc, tưởng sanh từ ý giới xúc, tưởng sanh từ ý thức giới xúc. Ðây gọi là bảy tưởng.

1085) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BẢY TƯ (Cetanā)?

Tức là tư sanh từ nhãn xúc, tư sanh từ nhĩ xúc, tư sanh từ tỷ xúc, tư sanh từ thiệt xúc, tư sanh từ thân xúc, tư sanh từ ý giới xúc, tư sanh từ ý thức giới xúc. Ðây gọi là bảy tư.

1086) Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BẢY TÂM (Citta)?

Tức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý giới và ý thức giới. Ðây gọi là bảy tâm.

2/ PHẦN SANH BẤT SANH (Uppattānuppattivāra)

1087) TRONG DỤC GIỚI (KĀMADHĀTU) CÓ BAO NHIÊU UẨN? ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU TÂM?

Trong Dục giới có năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, ba đế, hai mươi hai quyền, chín nhân, bốn thực, bảy xúc, bảy thọ, bảy tưởng, bảy tư, bảy tâm.

Ở ÐÂY, NĂM UẨN TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây gọi là năm uẩn trong Dục giới.

Ở ÐÂY, MƯỜI HAI XỨ TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn xứ, sắc xứ ... (trùng) ... ý xứ, pháp xứ. Ðây gọi là mười hai xứ trong dục giới.

Ở ÐÂY, MƯỜI TÁM GIỚI TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới ... (trùng) ... ý giới, pháp giới, ý thức giới. Ðây gọi là mười tám giới trong dục giới.

Ở ÐÂY, BA ÐẾ TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là khổ đế, tập đế, đạo đế. Ðây gọi là ba đế trong dục giới.

Ở ÐÂY, HAI MƯƠI HAI QUYỀN TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn quyền ... (trùng) ... cụ tri quyền. Ðây gọi là hai mươi hai quyền trong Dục giới.

Ở ÐÂY, CHÍN NHÂN TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là ba thiện nhân, ba bất thiện nhân, ba vô ký nhân. Ðây gọi là chín nhân trong Dục giới.

Ở ÐÂY, BỐN THỰC TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực. Ðây là bốn thực trong dục giới.

Ở ÐÂY, BẢY XÚC TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn xúc ... (trùng) ... ý thức giới xúc. Ðây gọi là bảy xúc trong dục giới.

Ở ÐÂY, BẢY THỌ ... BẢY TƯỞNG ... BẢY TƯ ... BẢY TÂM TRONG DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn thức ... (trùng) ... ý giới, ý thức giới. Ðây gọi là bảy tâm trong dục giới.

1088) TRONG SẮC GIỚI CÓ BAO NHIÊU UẨN ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU TÂM?

Trong sắc giới có năm uẩn, sáu xứ, chín giới, ba đế, mười bốn quyền, tám nhân, ba thực, bốn xúc, bốn thọ, bốn tưởng, bốn tư, bốn tâm.

Ở ÐÂY, NĂM UẨN TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây gọi là năm uẩn trong sắc giới.

Ở ÐÂY, SÁU XỨ TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, ý xứ, pháp xứ. Ðây gọi là sáu xứ trong sắc giới.

Ở ÐÂY, CHÍN GIỚI TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới. Ðây gọi là chín giới trong sắc giới.

Ở ÐÂY, BA ÐẾ TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là khổ đế, tập đế, đạo đế. Ðây gọi là ba đế trong sắc giới.

Ở ÐÂY, MƯỜI BỐN QUYỀN TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn quyền, nhĩ quyền, ý quyền, mạng quyền, hỷ quyền, xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri vị tri quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền. Ðây gọi là mười bốn quyền trong sắc giới.

Ở ÐÂY, TÁM NHÂN TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là ba nhân thiện, hai nhân bất thiện, ba nhân vô ký?

BA NHÂN THIỆN ẤY LÀ GÌ? Tức là vô tham thiện nhân, vô sân thiện nhân, vô si thiện nhân. Ðây là ba thiện nhân.

HAI BẤT THIỆN NHÂN ẤY LÀ GÌ? Tức là tham bất thiện nhân, si bất thiện nhân. Ðây là hai nhân bất thiện.

BA NHÂN VÔ KÝ ẤY LÀ GÌ? Là vô tham, vô sân, vô si thuộc quả của thiện pháp hay trong pháp vô ký tố đây là ba nhân vô ký. Những nhân này gọi là tám nhân trong sắc giới.

Ở ÐÂY, BA THỰC TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là xúc thực, tư niệm thực, thức thực. Ðây gọi là ba thực trong sắc giới.

Ở ÐÂY, BỐN XÚC TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn xúc, nhĩ xúc, ý giới xúc, ý thức giới xúc. Ðây gọi là bốn xúc trong sắc giới.

Ở ÐÂY, BỐN THỌ ... BỐN TƯỞNG ... BỐN TƯ ... BỐN TÂM TRONG SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nhãn thứ, nhĩ thức, ý giới, ý thức giới. Ðây là bốn tâm trong sắc giới.

1089) TRONG VÔ SẮC GIỚI CÓ BAO NHIÊU UẨN ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU TÂM?

Trong vô sắc giới có bốn uẩn, hai xứ, hai giới, ba đế, mười một quyền, tám nhân, ba thực, một xúc, một thọ, một tưởng, một tư, một tâm.

Ở ÐÂY, BỐN UẨN TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây gọi là bốn uẩn trong Vô sắc giới.

Ở ÐÂY, HAI XỨ TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý xứ và pháp xứ. Ðây gọi là hai xứ trong Vô sắc giới.

Ở ÐÂY, HAI GIỚI TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý thức giới và pháp giới. Ðây gọi là hai giới trong Vô sắc giới.

Ở ÐÂY, BA ÐẾ TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là khổ đế, tập đế, đạo đế. Ðây gọi là ba đế trong Vô sắc giới.

Ở ÐÂY, MƯỜI MỘT QUYỀN TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý quyền, mạng quyền, xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri vị tri quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền. Ðây là mười một quyền trong vô sắc giới.

Ở ÐÂY, TÁM NHÂN TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là ba nhân thiện, hai nhân bất thiện, ba nhân vô ký. Ðây gọi là tám nhân trong vô sắc giới.

Ở ÐÂY, BA THỰC TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là xúc thực, tư niệm thực, và thức thực. Ðây gọi là ba thực trong Vô sắc giới.

Ở ÐÂY, MỘT XÚC TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý thức giới xúc. Ðây gọi là một xúc trong Vô sắc giới.

Ở ÐÂY, MỘT THỌ ... MỘT TƯỞNG ... MỘT TƯ ... MỘT TÂM TRONG VÔ SẮC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý thức giới. Ðây gọi là một tâm trong Vô sắc giới.

1090) TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC (1) CÓ BAO NHIÊU UẨN ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU TÂM?

Trong pháp phi hệ thuộc có bốn uẩn, hai xứ, hai giới, hai đế, mười hai quyền, sáu nhân, ba thực, một xúc, một thọ, một tưởng, một tư, một tâm.

Ở ÐÂY, BỐN UẨN TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây gọi là bốn uẩn trong pháp phi hệ thuộc.

Ở ÐÂY, HAI XỨ TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý xứ và pháp xứ. Ðây gọi là hai xứ trong pháp phi hệ thuộc.

Ở ÐÂY, HAI GIỚI TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý thức giới và pháp giới. Ðây gọi là hai giới trong pháp phi hệ thuộc.

Ở ÐÂY, HAI ÐẾ TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là đạo đế và Diệt đế. Ðây gọi là hai đế trong pháp phi hệ thuộc.

Ở ÐÂY, MƯỜI HAI QUYỀN TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý quyền, mạng quyền, hỷ quyền, xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri vị tri quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền. Ðây gọi là mười hai quyền trong pháp phi hệ thuộc.

Ở ÐÂY, SÁU NHÂN TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là ba thiện nhân và ba vô ký nhân.

BA THIỆN NHÂN ẤY RA SAO?

Tức là vô tham thiện nhân, vô sân thiện nhân, vô si thiện nhân. Ðây là ba thiện nhân.

BA VÔ KÝ NHÂN ẤY RA SAO?

Tức là vô tham, vô sân, vô si thuộc quả của thiện. Ðây là ba nhân vô ký. Những nhân này gọi là sáu nhân trong pháp phi hệ thuộc.

Ở ÐÂY, BA THỰC TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là xúc thực, tư niệm thực và thức thực. Ðây gọi là ba thực trong pháp phi hệ thuộc.

Ở ÐÂY, MỘT XÚC TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý thức giới xúc. Ðây gọi là một xúc trong pháp phi hệ thuộc.

Ở ÐÂY, MỘT THỌ ... MỘT TƯỞNG ... MỘT TƯ ... MỘT TÂM TRONG PHÁP PHI HỆ THUỘC LÀ THẾ NÀO?

Tức là ý thức giới. Ðây gọi là một tâm trong pháp phi hệ thuộc.

3/ PHẦN QUAN HỆ BẤT QUAN HỆ (Pariyāpannāpariyāpannavāra)

1091) TRONG NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN QUAN HỆ DỤC GIỚI? Có bao nhiêu uẩn không quan hệ dục giới? ... (trùng) ... trong bảy tâm có bao nhiêu tâm quan hệ dục giới? Có bao nhiêu tâm không quan hệ dục giới?

Sắc uẩn quan hệ dục giới; bốn uẩn (danh) có thể quan hệ dục giới, có thể không quan hệ dục giới.

Mười xứ quan hệ dục giới; hai xứ có thể là quan hệ dục giới, có thể là không quan hệ dục giới.

Mười sáu giới quan hệ dục giới; hai giới có thể là quan hệ dục giới, có thể là không quan hệ dục giới.

Tập đế quan hệ dục giới; hai đế không quan hệ dục giới; khổ đế có thể là quan hệ dục giới, có thể là không quan hệ dục giới.

Mười quyền quan hệ dục giới; ba quyền không quan hệ dục giới; chín quyền có thể là quan hệ dục giới, có thể là không quan hệ dục giới.

Ba nhân bất thiện quan hệ dục giới; sáu nhân có thể là quan hệ dục giới, có thể là không quan hệ dục giới.

Ðoàn thực quan hệ dục giới; ba thực có thể là quan hệ dục giới, có thể là không quan hệ dục giới.

Sáu xúc quan hệ dục giới; ý thức giới xúc có thể là quan hệ dục giới, có thể là không quan hệ dục giới.

Sáu thọ ... sáu tưởng ... sáu tư ... sáu tâm quan hệ dục giới; ý thức giới có thể là quan hệ dục giới, có thể là không quan hệ dục giới.

1092) TRONG NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN QUAN HỆ SẮC GIỚI? Có bao nhiêu uẩn không quan hệ sắc giới? ... (trùng) ... trong bảy tâm có bao nhiêu tâm quan hệ sắc giới? Có bao nhiêu tâm không quan hệ sắc giới.

Sắc uẩn không quan hệ sắc giới; bốn uẩn có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

Mười xứ không quan hệ sắc giới; hai xứ có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

Mười sáu giới không quan hệ sắc giới; hai giới có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

Ba đế không quan hệ sắc giới; khổ đế có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

Mười ba quyền không quan hệ sắc giới; chín quyền có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

Ba nhân bất thiện không quan hệ sắc giới; sáu nhân có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

Ðoàn thực không quan hệ sắc giới; ba thực có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

Sáu xúc không quan hệ sắc giới; ý thức giới xúc có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

Sáu thọ ... sáu tưởng ... sáu tư ... sáu tâm không quan hệ sắc giới, ý thức giới có thể là quan hệ sắc giới, có thể là không quan hệ sắc giới.

1093) TRONG NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN QUAN HỆ VÔ SẮC GIỚI? Có bao nhiêu uẩn không quan hệ vô sắc giới? ... (trùng) ... trong bảy tâm có bao nhiêu tâm quan hệ vô sắc giới? Có bao nhiêu tâm không quan hệ vô sắc giới?

Sắc uẩn không quan hệ vô sắc giới; bốn uẩn có thể quan hệ vô sắc giới, có thể không quan hệ vô sắc giới.

Mười xứ không quan hệ vô sắc giới; hai xứ có thể quan hệ vô sắc giới, có thể không quan hệ vô sắc giới.

Mười sáu giới không quan hệ vô sắc giới; hai giới có thể quan hệ vô sắc giới, có thể không quan hệ vô sắc giới.

Ba đế không quan hệ vô sắc giới; khổ đế có thể là quan hệ vô sắc giới, có thể là không quan hệ vô sắc giới.

Mười bốn quyền không quan hệ vô sắc giới; tám quyền có thể quan hệ vô sắc giới, có thể không quan hệ vô sắc giới.

Ba nhân bất thiện không quan hệ vô sắc giới; sáu nhân có thể quan hệ vô sắc giới, có thể không quan hệ vô sắc giới.

Ðoàn thực không quan hệ vô sắc giới; ba thực có thể quan hệ vô sắc giới, có thể không quan hệ vô sắc giới.

Sáu xúc không quan hệ vô sắc giới; ý thức giới có thể quan hệ vô sắc giới, có thể là không quan hệ vô sắc giới.

Sáu thọ ... sáu tưởng ... sáu tư ... sáu tâm không quan hệ vô sắc giới, ý thức giới có thể là quan hệ vô sắc giới, có thể là không quan hệ vô sắc giới.

1094) TRONG NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN THÀNH PHÁP HỆ THUỘC?

Có bao nhiêu uẩn thành pháp phi hệ thuộc? ... (trùng) ... Trong bảy tâm có bao nhiêu tâm thành pháp hệ thuộc? Có bao nhiêu tâm thành pháp phi hệ thuộc?

Sắc uẩn thành pháp hệ thuộc; bốn uẩn có thể là pháp hệ thuộc, có thể là pháp phi hệ thuộc.

Mười xứ thành pháp hệ thuộc; hai xứ có thể là pháp hệ thuộc, có thể là pháp phi hệ thuộc.

Mười sáu giới thành pháp hệ thuộc; hai giới có thể là pháp hệ thuộc, có thể là pháp phi hệ thuộc.

Hai đế thành pháp hệ thuộc; hai đế thành pháp phi hệ thuộc.

Mười quyền thành pháp hệ thuộc; ba quyền thành pháp phi hệ thuộc; chín quyền có thể là pháp hệ thuộc, có thể là pháp phi hệ thuộc.

Ba nhân bất thiện thành pháp hệ thuộc; sáu nhân có thể là pháp hệ thuộc, có thể là pháp phi hệ thuộc.

Ðoàn thực thành pháp hệ thuộc; ba thực có thể là pháp hệ thuộc, có thể là pháp phi hệ thuộc.

Sáu xúc thành pháp hệ thuộc; ý thức giới xúc có thể thành pháp hệ thuộc, có thể thành pháp phi hệ thuộc.

Sáu thọ ... sáu tưởng ... sáu tư ... sáu tâm thành pháp hệ thuộc; ý thức giới có thể thành pháp hệ thuộc, có thể thành pháp phi hệ thuộc.

4/ PHẦN HIỂN LỘ BẤT HIỂN LỘ (Vijjamānāvijjamānavāra)

1095) TRONG DỤC GIỚI, THỜI TỤC SINH CÓ BAO NHIÊU UẨN HIỆN KHỞI? ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU TÂM HIỆN KHỞI?

Trong dục giới thời tục sinh, năm uẩn khởi đủ cho mọi loài.

Một số loài hiện khởi mười một xứ, một số loài hiện khởi mười xứ, một số loài hiện khởi mười xứ khác, một số loài hiện khởi chín xứ, một số loài hiện khởi bảy xứ.

Một số loài hiện khởi mười một giới, một số loài hiện khởi mười giới, một số loài hiện khởi mười giới khác, một số loài hiện khởi chín giới, một số loài hiện khởi bảy giới.

Mọi loài đều hiện khởi một đế.

Một số loài hiện khởi mười bốn quyền, một số loài hiện khởi mười ba quyền, một số loài hiện khởi mười ba quyền khác, một số loài hiện khởi mười hai quyền, một số loài hiện khởi mười quyền, một số loài hiện khởi chín quyền, một số loài hiện khởi chín quyền khác, một số loài hiện khởi tám quyền, một số loài hiện khởi tám quyền khác, một số loài hiện khởi bảy quyền, một số loài hiện khởi năm quyền, một số loài hiện khởi bốn quyền.

Một số loài hiện khởi ba nhân, một số loài hiện khởi hai nhân, một số loài hiện khởi vô nhân.

Mọi loài đều hiện khởi bốn thực.

Mọi loài đều hiện khởi một xúc.

Mọi loài đều hiện khởi một thọ, một tưởng, một tư, một tâm.

1096) TRONG DỤC GIỚI, THỜI TỤC SINH NĂM UẨN NÀO HIỆN KHỞI CHO MỌI LOÀI?

Tức là sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là năm uẩn hiện khởi cho mọi loài trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, MƯỜI MỘT XỨ HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với chư thiên Dục giới, nhơn loại Sơ kiếp, ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh và loài địa ngục những hạng đầy đủ xứ trong thời tục sinh, có mười một xứ hiện khởi là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ. Ðây là mười một xứ hiện khởi cho các loài đó trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, MƯỜI XỨ HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, những hạng sinh ra mù, thì trong thời tục sinh có mười xứ hiện khởi là sắc xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ. Ðây là mười xứ hiện khởi cho những loài đó trong Dục giới tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MƯỜI XỨ KHÁC HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, những hạng sinh ra điếc thì trong thời tục sinh có mười xứ hiện khởi là nhãn xứ, sắc xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ. Ðây là mười xứ hiện khởi cho những loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH CHÍN XỨ HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, những hạng sinh ra đã mù điếc thì trong thời tục sinh có chín xứ hiện khởi là sắc xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ. Ðây là chín xứ hiện khởi cho loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, BẢY XỨ HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với loài hữu tình thai sanh trong thời tục sinh có bảy xứ hiện khởi là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ. Ðây là bảy xứ hiện khởi cho loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, MƯỜI MỘT GIỚI HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với chư Thiên Dục giới, nhân loại Sơ kiếp, ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, những hạng đầy đủ xứ, thì trong thời tục sinh có mười một giới hiện khởi là nhãn giới, sắc giới, nhĩ giới, tỷ giới, khí giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới, ý giới và pháp giới. Ðây là mười một giới hiện khởi cho các loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, MƯỜI GIỚI HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, những hạng sinh ra mù, thì trong thời tục sinh có mười giới hiện khởi là sắc giới, nhĩ giới, tỷ giới, khí giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới, ý thức giới và pháp giới. Ðây là mười giới hiện khởi cho các loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, MƯỜI GIỚI KHÁC HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, những hạng sinh ra điếc, thì trong thời tục sinh có mười giới hiện khởi là nhãn giới, sắc giới, tỷ giới, khí giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới, ý thức giới và pháp giới. Ðây là mười giới hiện khởi cho các loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, CHÍN GIỚI HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, những hạng sanh ra đã mù điếc thì trong thời tục sinh có chín giới hiện khởi là sắc giới, tỷ giới, khí giới, thiệt giới, vị giới, thân giới, xúc giới, ý thức giới và pháp giới. Ðây là chín giới hiện khởi cho các loài đó trong Dục giới thời tái tục.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH BẢY GIỚI HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với loài hữu tình thai sanh trong thời tục sinh có bảy giới hiện khởi là sắc giới, khí giới, vị giới, thân giới, xúc giới, ý thức giới và pháp giới. Ðây là bảy giới hiện khởi cho các loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MỘT ÐẾ NÀO HIỆN KHỞI CHO MỌI LOÀI?

Tức là khổ đế. Ðây là một đế hiện khởi cho mọi loài trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MƯỜI BỐN QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với chư Thiên Dục giới hạn hữu nhân tưởng ưng trí, trong thời tục sinh có mười bốn quyền hiện khởi là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, mạng quyền, hỷ quyền hoặc xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền. Ðây là mười bốn quyền hiện khởi cho loài đó trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MƯỜI BA QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với Chư Thiên dục giới hạng hữu nhân bất tương ưng trí trong thời tục sinh có mười ba quyền hiện khởi là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, mạng quyền, hỷ quyền hoặc xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền. Ðây là mười ba quyền hiện khởi cho loài đó trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MƯỜI BA QUYỀN KHÁC NỮA HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với nhân loại Sơ kiếp hạng hữu nhân tương ưng trí, trong thời tục sinh có mười ba quyền hiện khởi là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, mạng quyền, hỷ quyền, hoặc xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền. Ðây là mười ba quyền khác nữa hiện khởi cho loài đó trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MƯỜI HAI QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với nhân loại Sơ kiếp hạng hữu nhân bất tương ưng trí, trong thời tục sinh có mười hai quyền hiện khởi là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, mạng quyền, hỷ quyền hoặc xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền. Ðây là mười hai quyền hiện khởi cho loài đó trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MƯỜI QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với loài hữu tình thai sanh hạng hữu nhân tương ưng trí, trong thời tục sinh có mười quyền hiện khởi là thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, mạng quyền, hỷ quyền hoặc xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền. Ðây là mười quyền hiện khởi cho loài đó trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, CHÍN QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với loài hữu tình thai sanh hữu nhân bất tương ưng trí trong thời tục sinh, có chín quyền hiện khởi là thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, hỷ quyền hoặc xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền. Ðây là chín quyền hiện khởi cho loài đó trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH CHÍN QUYỀN KHÁC NỮA HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, hạng đầy đủ xứ trong thời tục sinh có chín quyền hiện khởi là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, mạng quyền, xả quyền. Ðây là chín quyền hiện khởi cho loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, TÁM QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, hạng sanh ra mù, thì trong thời tục sinh có tám quyền hiện khởi là nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, mạng quyền, xả quyền. Ðây là tám quyền hiện khởi cho loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, TÁM QUYỀN KHÁC NỮA HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, hạng sanh ra điếc trong thời tục sinh có tám quyền hiện khởi là nhãn quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, mạng quyền, xả quyền. Ðây là tám quyền hiện khởi cho loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, BẢY QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với ngạ quỷ hóa sanh, A-tu-la hóa sanh, loài thú hóa sanh, loài địa ngục, hạng sanh ra đã mù điếc, thì trong thời tục sinh có bảy quyền hiện khởi là tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, xả quyền, mạng quyền. Ðây là bảy quyền hiện khởi cho loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, NĂM QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với loài hữu tình thai sanh vô nhân, ngoài hạng trung tính, trong thời tục sinh có năm quyền hiện khởi là thân quyền, ý quyền, nữ quyền hoặc nam quyền, mạng quyền, xả quyền. Ðây là năm quyền hiện khởi cho loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, BỐN QUYỀN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với loài hữu tình thai sanh vô nhân thuộc trung tính, trong thời tục sinh có bốn quyền hiện khởi là thân quyền, ý quyền, mạng quyền, xả quyền. Ðây là bốn quyền hiện khởi cho loài đó trong Dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, BA NHÂN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với chư Thiên giới, nhân loại sơ kiếp, loài hữu tình thai sanh, hạng hữu nhân tương ưng trí, trong thời tục sinh có ba nhân hiện khởi là vô tham dị thục nhân, vô sân dị thục nhân, vô si dị thục nhân. Ðây là ba nhân hiện khởi cho loài đó trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH HAI NHÂN HIỆN KHỞI CHO LOÀI NÀO?

Ðối với chư Thiên dục giới, nhân loại sơ kiếp, loài hữu tình thai sanh, hạng hữu nhân bất tương ưng trí, trong thời tục sinh có hai nhân hiện khởi là vô tham dị thục nhân, vô sân dị thục nhân. Ðây là hai nhân hiện khởi cho loài đó trong dục giới thời tục sinh.

Ðối với loài hữu tình ngoài ra thì vô nhân hiện khởi.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH, BỐN THỰC NÀO HIỆN KHỞI CHO MỌI LOÀI?

Tức là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực, thức thực. Ðây là bốn thực hiện khởi cho mọi loài trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MỘT XÚC NÀO HIỆN KHỞI CHO MỌI LOÀI?

Tức là ý thức giới xúc. Ðây là một xúc hiện khởi cho mọi loài trong dục giới thời tục sinh.

TRONG DỤC GIỚI THỜI TỤC SINH MỘT THỌ ... MỘT TƯỞNG ... MỘT TƯ ... MỘT TÂM NÀO HIỆN KHỞI CHO MỌI LOÀI?

Tức là ý thức giới. Ðây là một tâm hiện khởi cho mọi loài trong dục giới thời tục sinh.

1097) TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH CÓ BAO NHIÊU UẨN HIỆN KHỞI? ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU TÂM HIỆN KHỞI?

Trong Sắc giới thời tục sinh, ngoại trừ chư thiên chúng sanh vô tưởng, còn thì có năm uẩn hiện khởi, có năm xứ hiện khởi, có năm giới hiện khởi, có một đế hiện khởi, có mười quyền hiện khởi, có ba nhân hiện khởi, có ba thực hiện khởi, có một xúc hiện khởi, có một thọ ... một tưởng ... một tư ... một tâm hiện khởi.

1098) TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH NĂM UẨN THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây là năm uẩn hiện khởi trong cõi dục giới thời tục sinh.

TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH NĂM XỨ THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, ý xứ và pháp xứ. Ðây là năm xứ hiện khởi trong sắc giới thời tục sinh.

TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH NĂM GIỚI THẾ NÀO LÀ HIỆN KHỞI?

Tức là nhãn giới, sắc giới, nhĩ giới, ý thức giới, pháp giới. Ðây là năm giới hiện khởi trong sắc giới thời tục sinh.

TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH, MỘT ÐẾ THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là khổ đế. Ðây là một đế thể hiện khởi trong Sắc giới thời tục sinh.

TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH, MƯỜI QUYỀN THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là nhãn quyền, nhĩ quyền, ý quyền, mạng quyền, hỷ quyền, hoặc xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền. Ðây là mười quyền hiện khởi trong Sắc giới thời tục sinh.

TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH, BA NHÂN THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là vô tham dị thục nhân, vô sân dị thục nhân, vô si dị thục nhân. Ðây là ba nhân hiện khởi trong sắc giới thời tục sinh.

TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH, BA THỰC THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là xúc thực, tư niệm thực, thức thực. Ðây là ba thực hiện khởi trong Sắc giới thời tục sinh.

TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH, MỘT XÚC THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là ý thức giới xúc. Ðây là một xúc hiện khởi trong sắc giới thời tục sinh.

TRONG SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH MỘT THỌ ... MỘT TƯỞNG ... MỘT TƯ ... MỘT TÂM THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là ý thức giới. Ðây là một tâm hiện khởi trong sắc giới thời tục sinh.

1099) TRONG THỜI TỤC SINH CỦA CHƯ THIÊN CHÚNG SANH VÔ TƯỞNG CÓ BAO NHIÊU UẨN HIỆN KHỞI? ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU TÂM HIỆN KHỞI?

Ðối với Chư Thiên chúng sanh Vô tưởng trong thời tục sinh chỉ có một uẩn hiện khởi là sắc uẩn. Chỉ có hai xứ hiện khởi là sắc xứ và pháp xứ. Chỉ có hai giới hiện khởi là sắc giới và pháp giới. Chỉ có một đế hiện khởi là khổ đế. Chỉ có một quyền hiện khởi là sắc mạng quyền. Chư Thiên chúng sanh Vô tưởng không nhân, không thực, không xúc, không tưởng, không tư, không tâm hiện khởi.

1100) TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH CÓ BAO NHIÊU UẨN HIỆN KHỞI? ... (trùng) ... CÓ BAO NHIÊU TÂM HIỆN KHỞI?

Trong Vô sắc giới thời tục sinh có bốn uẩn hiện khởi, có hai xứ hiện khởi, có hai giới hiện khởi, có một đế hiện khởi, có tám quyền hiện khởi, có ba nhân hiện khởi, có ba thực hiện khởi, có một xúc hiện khởi, có một thọ ... có một tưởng ... có một tư ... một tâm hiện khởi.

1101) TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH BỐN UẨN THẾ NÀO LÀ HIỆN KHỞI?

Tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây là bốn uẩn hiện khởi trong Vô sắc giới thời tục sinh.

TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH HAI XỨ THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là ý xứ và pháp xứ. Ðây là hai xứ hiện khởi trong Vô sắc giới thời tục sinh.

TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH, HAI GIỚI THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là ý thức giới và Pháp giới. Ðây là hai giới hiện khởi trong Vô sắc giới thời tục sinh.

TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH MỘT ÐẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là khổ đế. Ðây là một đế hiện khởi trong Vô sắc giới thời tục sinh.

TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH, TÁM QUYỀN THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là ý quyền, mạng quyền, xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền và tuệ quyền. Ðây là tám quyền hiện khởi trong Vô sắc giới thời tục sinh.

TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH BA NHÂN THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là vô tham dị thục nhân, vô sân dị thục nhân, vô si dị thục nhân. Ðây là ba nhân hiện khởi trong Vô sắc giới thời tục sinh.

TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH BA THỰC THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là xúc thực, tư niệm thực và thức thực. Ðây là ba thực hiện khởi trong Vô sắc giới thời tục sinh.

TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH MỘT XÚC THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là ý thức giới xúc. Ðây là một xúc trong Vô sắc giới thời tục sinh.

TRONG VÔ SẮC GIỚI THỜI TỤC SINH MỘT THỌ ... MỘT TƯỞNG ... MỘT TƯ ... MỘT TÂM THẾ NÀO HIỆN KHỞI?

Tức là ý thức giới. Ðây là một tâm hiện khởi trong Vô sắc giới thời tục sinh.

5/ PHẦN ÐỊA VỰC (Bhummantaravāra)

1102) CÁC PHÁP DỤC GIỚI, các pháp phi dục giới, các pháp sắc giới, các pháp phi sắc giới, các pháp vô sắc giới, các pháp phi vô sắc giới, các pháp hệ thuộc, các pháp phi hệ thuộc.

1103) THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP DỤC GIỚI?

Chỗ về phía dưới lấy tận cùng là địa ngục A-Tỳ, còn phía trên lấy cao tột là Tha Hóa Tự Tại thiên. Trong khoảng không gian đó, cái chi là uẩn, xứ, giới liên quan lãnh vực ấy, chỗ ấy, như sắc, thọ, tưởng, hành, thức thì đây gọi là pháp dục giới.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP PHI DỤC GIỚI?

Tức là sắc giới, vô sắc giới và pháp phi hệ thuộc. Ðây gọi là pháp phi dục giới.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP SẮC GIỚI?

Chỗ về phía dưới lấy tận cùng là cõi Phạm Chúng thiên, còn phía trên lấy cao tột là cõi Sắc Cứu Cánh thiên. Trong khoảng không gian đó chi là pháp tâm và sở hữu tâm của bậc nhập thiền hay bậc đã sanh lên hay bậc hiện tại lạc trú, có liên quan lãnh vực ấy, chỗ ấy. Ðây gọi là Pháp Sắc giới.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP PHI SẮC GIỚI?

Tức là dục giới, Vô sắc giới và pháp phi hệ thuộc. Ðây gọi là pháp phi sắc giới.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP VÔ SẮC GIỚI?

Chỗ về phía dưới lấy tận cùng là cõi Không vô biên xứ, còn về phía trên lấy cao tột là cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên; trong khoảng không gian đó, chi là pháp tâm và sở hữu tâm của bậc nhập thiền hay bậc đã sanh lên hay bậc hiện tại lạc trú, có liên quan lãnh vực ấy, chỗ ấy. Ðây gọi là pháp vô sắc giới.

THẾ NÀO LÀ PHÁP PHI VÔ SẮC GIỚI?

Tức là dục giới, sắc giới và pháp phi hệ thuộc. Ðây gọi là pháp phi vô sắc giới.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP HỆ THUỘC?

Tức là các pháp thiện, bất thiện, vô ký hữu lậu, thành dục giới - sắc giới - vô sắc giới như sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây gọi là pháp hệ thuộc.

THẾ NÀO LÀ CÁC PHÁP PHI HỆ THUỘC?

Tức là Ðạo, quả đạo và Vô vi giới. Ðây là pháp phi hệ thuộc.

6/ PHẦN NGHIỆP SANH VÀ LƯỢNG TUỔI THỌ (Uppādakamma - Āyuppamānavāra)

1104) NÓI RẰNG CHƯ THIÊN: Có ba hạng chư thiên là Giả định thiên (sammatideva), Hóa sanh thiên (upattideva) và Thanh tịnh thiên (visuddhideva).

Hoàng đế, Hoàng Hậu, Hoàng tử gọi là giả định thiên; chư thiên thuộc cõi trên như kể từ chư thiên Tứ Ðại Vương, gọi là Hóa sanh thiên; chư vị A-la-hán được gọi là Thanh tịnh thiên.

1105) NHỮNG NGƯỜI BỐ THÍ, TRÌ GIỚI, HẠNH TRAI SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Những người bố thí, trì giới, hạnh trai rồi thì có một số sanh kết hợp với vua chúa hào phú; một số sanh kết hợp với hạng Bà la môn hào phú; một số sanh kết hợp với hạng gia chủ hào phú; có một số sanh kết hợp với chư thiên Tứ Ðại Vương; có một số sanh kết hợp với chư thiên Ðạo Lợi; có một số sanh kết hợp với chư thiên Dạ Ma; có một số sanh kết hợp với chư thiên Ðâu Suất; có một số sanh kết hợp với chư thiên Hóa Lạc; có một số sanh kết hợp với chư thiên Tha Hóa Tự Tại.

1106) SỐ LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA NHÂN LOẠI CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng một trăm năm, hoặc ít hơn, hoặc nhiều hơn.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA CHƯ THIÊN TỨ ÐẠI VƯƠNG CHỪNG BAO NHIÊU?

Cứ năm mươi năm cõi người đó là một ngày đêm của chư thiên Tứ Ðại Vương; ba mươi ngày đêm của chư thiên ấy là một tháng, mười hai tháng là một năm. Năm trăm năm cõi trời ấy là số lượng tuổi thọ của chư thiên Tứ Ðại Vương. Tính theo nhân loại chừng bao nhiêu? Ðược chín triệu năm (9.000.000).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA CHƯ THIÊN ÐẠO LỢI CHỪNG BAO NHIÊU?

Cứ một trăm năm cõi nhân loại, đó là một ngày đêm của chư thiên cõi Ðạo Lợi; ba mươi ngày đêm ấy là một tháng, mười hai tháng ấy là một năm, một ngàn năm cõi Trời ấy là số lượng tuổi thọ của chư thiên Ðạo Lợi. Tính theo nhân loại chừng bao nhiêu? Ðược ba mươi sáu triệu năm (36.000.000).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA CHƯ THIÊN DẠ MA CHỪNG BAO NHIÊU?

Cứ hai trăm năm cõi nhân loại, đó là một ngày đêm của chư thiên cõi Dạ Ma; ba mươi ngày đêm ấy là một tháng, mười hai tháng ấy là một năm, hai ngàn năm cõi Trời ấy là số lượng tuổi thọ của chư thiên cõi Dạ Ma. Tính theo nhân loại chừng bao nhiêu? Ðược một trăm bốn mươi bốn triệu năm (144.000.000).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA CHƯ THIÊN ÐẨU SUẤT CHỪNG BAO NHIÊU?

Cứ bốn trăm năm cõi nhân loại, đó là một ngày đêm của chư thiên cõi Ðẩu Suất; ba mươi ngày đêm ấy là một tháng, mười hai tháng ấy là một năm, bốn ngàn năm cõi Trời ấy là số lượng tuổi thọ của chư thiên Ðẩu Suất. Tính theo nhân loại chừng bao nhiêu? Ðược năm trăm bảy mươi sáu triệu năm (576.000.000).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA CHƯ THIÊN HÓA LẠC CHỪNG BAO NHIÊU?

Cứ tám trăm năm cõi nhân loại, đó là một ngày đêm của chư thiên cõi Hóa Lạc; ba mươi ngày đêm ấy là một tháng, mười hai tháng ấy là một năm, tám ngàn năm cõi Trời ấy là số lượng tuổi thọ của chư thiên Hóa Lạc. Tính theo nhân loại chừng bao nhiêu? Ðược hai tỷ ba trăm lẻ bốn triệu năm (2.304.000.000).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA CHƯ THIÊN THA HÓA TỰ TẠI CHỪNG BAO NHIÊU?

Cứ một ngàn sáu trăm năm cõi nhân loại, đó là một ngày đêm của chư thiên cõi Tha Hóa Tự Tại; ba mươi ngày đêm ấy là một tháng, mười hai tháng ấy là một năm, mười sáu ngàn năm cõi Trời ấy là số lượng tuổi thọ của chư thiên Tha Hóa Tự Tại. Tính theo nhân loại được bao nhiêu? Ðược chín tỷ hai trăm mười sáu triệu năm (9.216.000.000).

Sáu dục giới thiên ấy

Sung mãn mọi dục lạc

Tuổi thọ của tất cả

Kể chung được bao nhiêu?

Ðược chừng mười hai tỷ

Hai trăm tám lăm triệu

Trình bày về niên kỷ.

1107) HẠNG TU TIẾN SƠ THIỀN CẤP HY THIỂU SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Sơ thiền cấp hy thiểu sẽ sanh kết hợp với Phạm Chúng thiên (Brahmaparisajjā)

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA CÁC HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng phần ba, phần tư đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN SƠ THIỀN CẤP TRUNG BÌNH SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Sơ thiền cấp trung bình sẽ sanh kết hợp với Phạm Phụ thiên (Brahmapurohita)

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng phân nữa đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN SƠ THIỀN CẤP TINH LƯƠNG SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Sơ thiền cấp tinh lương sẽ sanh kết hợp với Ðại Phạm Thiên (Mahābrahma).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng một đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN NHỊ THIỀN CẤP HY THIỂU SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Nhị thiền cấp hy thiểu sẽ sanh kết hợp với cõi Thiểu Quang Thiên (Parittābhā).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng hai đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN NHỊ THIỀN CẤP TRUNG BÌNH SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Nhị thiền cấp trung bình sẽ sanh kết hợp với cõi Vô lượng Quang thiên (Appamānābhā).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng bốn đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN NHỊ THIỀN CẤP TINH LƯƠNG SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Nhị thiền cấp tinh lương sẽ sanh kết hợp với cõi Quang Âm thiên (Abhassara).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng tám đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN TAM THIỀN CẤP HY THIỂU SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Tam thiền cấp hy thiểu sẽ sanh kết hợp với cõi Thiểu Tịnh Thiên (Parittasubha).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng mười sáu đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN TAM THIỀN CẤP TRUNG BÌNH SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Tam thiền cấp trung bình sẽ sanh kết hợp với cõi Vô lượng tịnh thiên (Appamānasubha).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng ba mươi hai đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN TAM THIỀN CẤP TINH LƯƠNG SẼ SANH VỀ ÐÂU?

Hạng tu tiến Tam thiền cấp tinh lương sẽ sanh kết hợp với cõi Biến Tịnh thiên (Subhakiṇhā).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG ẤY CHỪNG BAO NHIÊU?

Chừng sáu mươi bốn đại kiếp.

HẠNG TU TIẾN TỨ THIỀN do tình trạng cảnh khác nhau, do tác ý khác nhau, do ước vọng khác nhau, do bổn nguyện khác nhau, do chủ đích khác nhau, do hoài bão khác nhau, do tuệ khác nhau nên có một số sanh kết hợp cõi Vô Tưởng thiên ( Asaññasatta), có một số sanh kết hợp với cõi Quảng Quả thiên (Vehapphala), có một số sanh kết hợp với cõi Vô Phiền thiên (Avihā), có một số sanh kết hợp với cõi Vô Nhiệt thiên (Atappa), có một số sanh kết hợp với cõi Thiện Kiến thiên (Sudassa), có một số sanh kết hợp với cõi Thiện Hiện thiên (Sudassī), có một số sanh kết hợp với cõi Sắc Cứu Cánh thiên (Akanittha), có một số sanh kết hợp với cõi Không Vô biên xứ thiên (Ākāsānañcāyatanūpaga), có một số sanh kết hợp với cõi thức Vô biên xứ thiên (Viññanañcāyatanūpaga), có một số sanh kết hợp với Vô Sở Hữu xứ thiên (Ākiñcaññāyatanūpaga), có một số sanh kết hợp với cõi Phi tưởng phi phi tưởng thiên (Nevasaññānāsaññāyata-nūpaga).

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG VÔ TƯỞNG THIÊN VÀ HẠNG QUẢNG QUẢ THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là năm trăm đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG VÔ PHIỀN THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là một ngàn đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG VÔ NHIỆT THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là hai ngàn đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG THIỆN KIẾN THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là bốn ngàn đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG THIỆN HIỆN THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là tám ngàn đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG SẮC CỨU CÁNH THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là mười sáu ngàn đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG KHÔNG VÔ BIÊN XỨ THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là hai mươi ngàn ngàn đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG THỨC VÔ BIÊN XỨ THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là bốn mươi ngàn đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG VÔ SỞ HỮU XỨ THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là sáu mươi ngàn đại kiếp.

LƯỢNG TUỔI THỌ CỦA HẠNG PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG THIÊN LÀ BAO NHIÊU? Là tám mươi bốn ngàn đại kiếp.

Dù được phước nâng đỡ

Sanh cõi Dục, cõi Sắc.

Hay đạt sanh hữu tột (2)

Cũng trở lại khổ thú.

Chúng sanh dù trường thọ

Hết tuổi thọ cũng chết.

Không có gì trường cửu

Bậc Ðại Sĩ nói vậy.

Bởi thế người trí tuệ

Khôn khéo suy nghĩ lý

Tu tập đạo tối thượng

Hầu thoát khỏi già chết.

Khi tu tập tịnh đạo

Lối dẫn chứng Niết bàn

Liểu tri mọi lậu hoặc

Bậc vô lậu viên tịch.

6/ PHẦN PHÁP CẦN THẮNG TRI v.v ... (Abhiññeyyādivāro)

1108) ÐỐI VỚI NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN THẮNG TRI? CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN BIẾN TRI? CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN ÐOẠN TRỪ? CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN TU TẬP? CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN TÁC CHỨNG? CÓ BAO NHIÊU PHÁP KHÔNG CẦN ÐOẠN TRỪ? KHÔNG CẦN TU TẬP? KHÔNG CẦN TÁC CHỨNG? ... (trùng) ... ÐỐI VỚI BẢY TÂM CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN THẮNG TRI? CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN BIẾN TRI? CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN TU TẬP? CÓ BAO NHIÊU PHÁP CẦN TÁC CHỨNG? CÓ BAO NHIÊU PHÁP KHÔNG CẦN ÐOẠN TRỪ? KHÔNG CẦN TU TẬP? KHÔNG CẦN TÁC CHỨNG?

Sắc uẩn cần được thắng tri, cần được biến tri, không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Bốn danh uẩn cần thắng tri, cần biến tri, có thể cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần đoạn trừ, có thể không cần tu tập, không cần tác chứng.

Mười xứ cần phải thắng tri, cần phải biến tri, không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Hai xứ cần phải thắng tri, cần phải biến tri, có thể cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng.

Mười sáu giới cần phải thắng tri, cần phải biến tri, không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Hai giới cần phải thắng tri, cần phải biến tri, có thể cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần đoạn trừ, có thể không cần tu tập, không cần tác chứng.

Tập đế cần phải thắng tri, cần phải biến tri, cần phải đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Ðạo đế cần phải thắng tri, cần phải biến tri, không cần đoạn trừ, cần phải tu tập, không cần tác chứng. Diệt đế cần phải thắng tri, cần phải biến tri, không cần đoạn trừ, cần tu tập, cần tác chứng. Khổ đế cần thắng tri, cần biến tri, có thể cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng, có thể không cần đoạn trừ.

Chín quyền cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ ... không cần tu tập không cần tác chứng. Ưu quyền cần thắng tri, cần biến tri, cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Tri vị tri quyền cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, cần tu tập, không cần tác chứng. Tri dĩ tri quyền cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng. Tri cụ tri quyền cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, không cần tu tập, cần tác chứng. Ba quyền cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần tu tập, không cần tác chứng. Sáu quyền cần thắng tri, cần biến tri, có thể cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng.

Ba nhân bất thiện cần thắng tri, cần biến tri, cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Ba nhân thiện cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, không cần tác chứng, có thể không cần tu tập. Ba nhân vô ký cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, không cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần tác chứng.

Ðoàn thực cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Ba thực (danh) cần thắng tri, cần biến tri, có thể cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng.

Sáu xúc cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Ý thức giới xúc cần thắng tri, cần biến tri, có thể cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng.

Sáu thọ ... sáu tưởng ... sáu tư ... sáu tâm cần thắng tri, cần biến tri, không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng. Ý thức giới cần thắng tri, cần biến tri, có thể cần đoạn trừ, có thể cần tu tập, có thể cần tác chứng, có thể không cần đoạn trừ, không cần tu tập, không cần tác chứng.

7/ PHẦN CẢNH (Ārammanavāra)

1109) ÐỐI VỚI NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN HỮU TRI CẢNH? CÓ BAO NHIÊU UẨN BẤT TRI CẢNH? ... (trùng) ... ÐỐI VỚI BẢY TÂM CÓ BAO NHIÊU TÂM HỮU TRI CẢNH? CÓ BAO NHIÊU TÂM BẤT TRI CẢNH?

Sắc uẩn bất tri cảnh (3); bốn uẩn (danh) hữu tri cảnh (4).

Mười xứ bất tri cảnh; ý xứ hữu tri cảnh; pháp xứ có thể là hữu tri cảnh, có thể là bất tri cảnh.

Mười giới bất tri cảnh; bảy giới là hữu tri cảnh; pháp giới có thể là hữu tri cảnh, có thể là bất tri cảnh.

Hai đế hữu tri cảnh, diệt đế, bất tri cảnh; khổ đế có thể là hữu tri cảnh, có thể là bất tri cảnh.

Bảy quyền là bất tri cảnh; mười bốn quyền là hữu tri cảnh; mạng quyền có thể là hữu tri cảnh, có thể là bất tri cảnh.

Chín nhân là hữu tri cảnh.

Ðoàn thực là bất tri cảnh; ba thực (danh) là hữu tri cảnh.

Bảy xúc, bảy thọ, bảy tưởng, bảy tư, bảy tâm là hữu tri cảnh.

1110) ÐỐI VỚI NĂM UẨN BAO NHIÊU UẨN CÓ ÐỐI TƯỢNG HỮU TRI CẢNH? BAO NHIÊU UẨN CÓ ÐỐI TƯỢNG BẤT TRI CẢNH? BAO NHIÊU UẨN KHÔNG CÓ ÐÔI TƯỢNG? ... (trùng) ... ÐỐI VỚI BẢY TÂM BAO NHIÊU TÂM CÓ ÐỐI TƯỢNG HỮU TRI CẢNH? BAO NHIÊU TÂM CÓ ÐỐI TƯỢNG BẤT TRI CẢNH? BAO NHIÊU TÂM KHÔNG CÓ ÐÔI TƯỢNG?

Sắc uẩn không có đối tượng (5). Bốn uẩn (danh) có thể có đối tượng hữu tri cảnh (6), có thể có đối tượng bất tri cảnh (7).

Mười xứ không có đối tượng; ý xứ có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh; pháp xứ có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh, có thể không có đối tượng.

Mười giới không có đối tượng; sáu giới có đối tượng bất tri cảnh; ý thức giới có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh; pháp giới có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh, có thể không có đối tượng.

Diệt đế không có đối tượng; Ðạo đế có đối tượng bất tri cảnh; Tập đế có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh; Khổ đế có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh, có thể không có đối tượng.

Bảy quyền không có đối tượng; Năm quyền có đối tượng bất tri cảnh; chín quyền có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh; Mạng quyền có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh, có thể không có đối tượng.

Chín nhân có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh.

Ðoàn thực không có đối tượng; ba thực (danh) có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh.

Sáu xúc có đối tượng bất tri cảnh; ý thức giới xúc có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh.

Sáu thọ ... sáu tưởng ... sáu tư ... sáu tâm có đối tượng bất tri cảnh; ý thức giới có thể có đối tượng hữu tri cảnh, có thể có đối tượng bất tri cảnh.

8/ PHẦN BỊ THẤY v.v ... (Diṭṭhādivāro)

1111) ÐỐI VỚI NĂM UẨN BAO NHIÊU UẨN BỊ THẤY? BAO NHIÊU UẨN BỊ NGHE? BAO NHIÊU UẨN BỊ NHẬN? BAO NHIÊU UẨN BỊ BIẾT? BAO NHIÊU UẨN KHÔNG BỊ THẤY? KHÔNG BỊ NGHE? KHÔNG BỊ NHẬN? KHÔNG BỊ BIẾT? ... (trùng) ... ÐỐI VỚI BẢY TÂM BAO NHIÊU TÂM BỊ THẤY? BAO NHIÊU TÂM BỊ NGHE? BAO NHIÊU TÂM BỊ NHẬN? BAO NHIÊU TÂM BỊ BIẾT? BAO NHIÊU TÂM KHÔNG BỊ THẤY? KHÔNG BỊ NGHE? KHÔNG BỊ NHẬN? KHÔNG BỊ BIẾT?

Sắc uẩn có thể bị thấy, có thể bị nghe, có thể bị nhận, có thể bị biết, có thể không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết. Bốn uẩn (danh) không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết.

Sắc xứ chỉ bị thấy, bị biết, không bị nghe, không bị nhận; thinh xứ chỉ bị nghe, bị biết, không bị thấy, không bị nhận; khí xứ, vị xứ, xúc xứ không bị thấy, không bị nghe, chỉ bị nhận, bị biết; bảy xứ không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết.

Sắc giới chỉ bị thấy, bị biết, không bị nghe, không bị nhận; thinh giới chỉ bị nghe, bị biết, không bị thấy, không bị nhận; khí giới, vị giới, xúc giới không bị thấy, không bị nghe, chỉ bị nhận, bị biết; mười ba giới không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết.

Ba đế không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết; khổ đế có thể bị thấy, có thể bị nghe, có thể bị nhận, có thể không bị thấy, có thể không bị nghe, có thể không bị nhận, chỉ bị biết.

Hai mươi hai quyền không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết.

Chín nhân không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết.

Bốn thực không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết

Bảy xúc không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết.

Bảy thọ ... bảy tưởng ... bảy tư ... bảy tâm không bị thấy, không bị nghe, không bị nhận, chỉ bị biết.

9/ PHẦN THEO MẪU ÐỀ TAM

1112) ÐỐI VỚI NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN THIỆN? CÓ BAO NHIÊU UẨN BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU UẨN VÔ KÝ? ... (trùng) ... ÐỐI VỚI BẢY TÂM CÓ BAO NHIÊU TÂM THIỆN? CÓ BAO NHIÊU TÂM BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU TÂM VÔ KÝ?

Sắc uẩn là vô ký; bốn uẩn (danh) có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

Mười xứ là vô ký; hai xứ có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

Mười sáu giới là vô ký, hai giới có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

Tập đế là bất thiện; đạo đế là thiện; diệt đế là vô ký; khổ đế có thể là bất thiện, có thể là thiện, có thể là vô ký.

Mười quyền là vô ký; ưu quyền là bất thiện; tri vị tri quyền là thiện; bốn quyền có thể là thiện, có thể là vô ký; sáu quyền có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

Ba nhân bất thiện là bất thiện; ba nhân thiện là thiện; ba nhân vô ký là vô ký.

Ðoàn thực là vô ký; ba thực (danh) có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

Sáu xúc là vô ký; ý thức giới xúc có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

Sáu thọ ... sáu tưởng ... sáu tư ... sáu tâm là vô ký; ý thức giới có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.

1113) ÐỐI VỚI NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN TƯƠNG ƯNG LẠC THỌ? CÓ BAO NHIÊU UẨN TƯỞNG ƯNG KHỔ THỌ? CÓ BAO NHIÊU UẨN TƯƠNG ƯNG PHI KHỔ PHI LẠC THỌ? ... (trùng) ... ÐỐI VỚI BẢY TÂM CÓ BAO NHIÊU TÂM TƯƠNG ƯNG LẠC THỌ? BAO NHIÊU TÂM TƯỞNG ƯNG KHỔ THỌ? BAO NHIÊU TÂM TƯƠNG ƯNG PHI KHỔ PHI LẠC THỌ?

Hai uẩn không nên nói là tương ưng lạc thọ hay tương ưng khổ thọ hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ; ba uẩn có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Mười xứ không nên nói là tương ưng lạc thọ hay tương ưng khổ thọ hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ; ý xứ có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ; Pháp xứ có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ, có thể không nên nói là tương ưng lạc thọ, hay tương ưng khổ thọ, hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Mười giới không nên nói là tương ưng lạc thọ hay tương ưng khổ thọ hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ; năm giới tương ưng phi khổ phi lạc thọ; thân thức giới có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ; ý thức giới có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Hai đế có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ; Diệt đế không nên nói là tương ưng lạc thọ hay tương ưng khổ thọ hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ; Khổ đế có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ, có thể không nên nói là tương ưng lạc thọ, hay tương ưng khổ thọ, hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Mười hai quyền không nên nói là tương ưng lạc thọ hay tương ưng khổ thọ hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ; sáu quyền có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ; ba quyền có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ; mạng quyền có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ, có thể không nên nói là tương ưng lạc thọ, hay tương ưng khổ thọ, hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Sân bất thiện nhân chỉ tương ưng khổ thọ; bảy nhân có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ; si bất thiện nhân có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Ðoàn thực không nên nói là tương ưng lạc thọ, hay tương ưng khổ thọ, hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ; ba thực (danh) có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Năm xúc chỉ tương ưng phi khổ phi lạc thọ; thân xúc có thể tương ưng lạc thọ hay tương ưng khổ thọ; ý thức giới xúc có thể tương ưng lạc thọ, có thể tương ưng khổ thọ, có thể tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Bảy thọ không nên nói là tương ưng lạc thọ, hay tương ưng khổ thọ hay tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

Năm tưởng ... năm tư ... năm tâm chỉ tương ưng phi khổ phi lạc thọ; thân thức có thể tương ưng lạc thọ hay tương ưng khổ thọ; ý thức giới có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng khổ thọ, có thể là tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

1114) ÐỐI VỚI NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN LÀ QUẢ? CÓ BAO NHIÊU UẨN LÀ NHÂN QUẢ? CÓ BAO NHIÊU UẨN LÀ PHI QUẢ PHI NHÂN QUẢ? ... (trùng) ... ÐỐI VỚI BẢY TÂM CÓ BAO NHIÊU TÂM LÀ QUẢ? CÓ BAO NHIÊU TÂM LÀ NHÂN QUẢ? CÓ BAO NHIÊU TÂM LÀ PHI QUẢ PHI NHÂN QUẢ?

Sắc uẩn là phi quả phi nhân quả; bốn uẩn (danh) có thể là quả, có thể là nhân quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

Mười xứ là phi quả phi nhân quả; hai xứ có thể là quả, có thể là nhân quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

Mười giới là phi quả phi nhân quả; năm giới là quả; ý giới có thể là quả, có thể là phi quả phi nhân quả; hai giới có thể là quả, có thể là nhân quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

Hai đế là nhân quả; Diệt đế là phi quả phi nhân quả; Khổ đế có thể là quả, có thể là nhân quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

Bảy quyền là phi quả phi nhân quả; ba quyền là quả; hai quyền là nhân quả; tri dĩ tri quyền có thể là quả, có thể là nhân quả; chín quyền có thể là quả, có thể là nhân quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

Sáu nhân là nhân quả; ba nhân vô lý có thể là quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

Ðoàn thực là phi quả phi nhân quả; ba thực (danh) có thể là quả, có thể là nhân quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

Năm xúc là quả; ý giới xúc có thể là quả, có thể là phi quả phi nhân quả; ý thức giới xúc có thể là quả, có thể là nhân quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

Năm thọ ... năm tưởng ... năm tư ... năm tâm là quả; ý giới có thể là quả, có thể là phi quả phi nhân quả; ý thức giới có thể là quả, có thể là nhân quả, có thể là phi quả phi nhân quả.

1115) ÐỐI VỚI NĂM UẨN CÓ BAO NHIÊU UẨN BỊ THỦ CẢNH THỦ? CÓ BAO NHIÊU UẨN KHÔNG BỊ THỦ CẢNH THỦ? CÓ BAO NHIÊU UẨN PHI BỊ THỦ PHI CẢNH THỦ? ... (trùng) ... ÐỐI VỚI BẢY TÂM CÓ BAO NHIÊU TÂM LÀ BỊ THỦ CẢNH THỦ? CÓ BAO NHIÊU TÂM LÀ PHI BỊ THỦ CẢNH THỦ? CÓ BAO NHIÊU TÂM PHI BỊ THỦ PHI CẢNH THỦ?

Sắc uẩn có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ; bốn uẩn (danh) có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

Năm xứ là bị thủ cảnh thủ; thinh xứ là phi bị thủ cảnh thủ; bốn xứ có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ; hai xứ có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

Mười giới là bị thủ cảnh thủ; thinh giới là phi bị thủ cảnh thủ; năm giới có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

Tập đế là phi bị thủ cảnh thủ; hai đế là phi bị thủ phi cảnh thủ; khổ đế có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

Chín quyền là bị thủ cảnh thủ; ưu quyền là phi bị thủ cảnh thủ; ba quyền là phi bị thủ phi cảnh thủ; chín quyền có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

Ba nhân bất thiện là phi bị thủ cảnh thủ; ba nhân thiện có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ; ba nhân vô ký có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

Ðoàn thực có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ; ba thực (danh) có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

Năm xúc là bị thủ cảnh thủ; ý giới xúc có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ; ý thức giới xúc có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

Năm thọ ... năm tưởng ... năm tư ... năm tâm là bị thủ cảnh thủ; ý giới có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ; ý thức giới có thể là bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ cảnh thủ, có thể là phi bị thủ phi cảnh thủ.

1116) ÐỐI VỚI NĂM UẨN BAO NHIÊU UẨN HỮU TẦM HỮU TỨ? BAO NHIÊU UẨN VÔ TẦM HỮU TỨ? BAO NHIÊU UẨN VÔ TẦM VÔ TỨ? ... (trùng) ... ÐỐI VỚI BẢY TÂM BAO NHIÊU TÂM HỮU TẦM HỮU TỨ? BAO NHIÊU TÂM VÔ TẦM HỮU TỨ? BAO NHIÊU TÂM VÔ TẦM VÔ TỨ?

Sắc uẩn là vô tầm vô tứ; ba uẩn có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ; hành uẩn có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, có thể không nên nói là hữu tầm hữu tứ hay vô tầm hữu tứ hay vô tầm vô tứ.

Mười xứ là vô tầm vô tứ; ý xứ có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ; pháp xứ có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, có thể không nên nói là hữu tầm hữu tứ, hay vô tầm hữu tứ, hay vô tầm vô tứ.

Mười lăm giới là vô tầm vô tứ; ý giới hữu tầm hữu tứ; ý thức giới có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ; pháp giới có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, có thể không nên nói là hữu tầm hữu tứ, hay vô tầm hữu tứ, hay vô tầm vô tứ.

Tập đế là hữu tầm hữu tứ; Diệt đế là vô tầm vô tứ; đạo đế có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ; khổ đế có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, có thể không nên nói là hữu tầm hữu tứ, hay vô tầm hữu tứ, hay vô tầm vô tứ.

Chín quyền là vô tầm vô tứ; ưu quyền là hữu tầm hữu tứ; xả quyền có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ; mười một quyền có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

Ba nhân bất thiện là hữu tầm hữu tứ; sáu nhân có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

Ðoàn thực là vô tầm vô tứ; ba thực (danh) có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

Năm xúc là vô tầm vô tứ; ý giới xúc là hữu tầm hữu tứ; ý thức giới xúc có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

Năm thọ ... năm tưởng ... năm tư ... năm tâm là vô tầm vô tứ; ý giới là hữu tầm hữu tứ; ý thức giới có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

1117) ÐỐI VỚI NĂM UẨN BAO NHIÊU UẨN THÀNH SẮC? BAO NHIÊU UẨN THÀNH PHI SẮC? ... (trùng) ... ÐỐI VỚI BẢY TÂM BAO NHIÊU TÂM THÀNH SẮC? BAO NHIÊU TÂM THÀNH PHI SẮC?

Sắc uẩn thành sắc; bốn uẩn (danh) thành phi sắc.

Mười xứ thành sắc; ý xứ thành phi sắc; pháp xứ có thể thành sắc, có thể thành phi sắc.

Mười giới thành sắc; bảy giới thành phi sắc; pháp giới có thể thành sắc, có thể thành phi sắc.

Ba đế thành phi sắc; khổ đế có thể thành sắc, có thể thành phi sắc.

Bảy quyền thành sắc; mười bốn quyền thành phi sắc; mạng quyền có thể thành sắc, có thể thành phi sắc.

Chín nhân thành phi sắc.

Ðoàn thực thành sắc; ba thực (danh) thành phi sắc.

Bảy xúc thành phi sắc.

Bảy thọ ... bảy tưởng ... bảy tư ... bảy tâm thành phi sắc.

1118) ÐỐI VỚI NĂM UẨN BAO NHIÊU UẨN THÀNH HIỆP THẾ? BAO NHIÊU UẨN THÀNH SIÊU THẾ? ... (trùng) ... ÐỐI VỚI BẢY TÂM BAO NHIÊU TÂM THÀNH HIỆP THẾ? BAO NHIÊU TÂM THÀNH SIÊU THẾ?

Sắc uẩn thành hiệp thế; bốn uẩn (danh) có thể thành hiệp thế, có thể thành siêu thế.

Mười xứ thành hiệp thế; hai xứ có thể thành hiệp thế, có thể thành siêu thế.

Mười sáu giới thành hiệp thế; hai giới có thể thành hiệp thế, có thể thành siêu thế.

Hai đế thành hiệp thế; hai đế thành siêu thế.

Mười quyền thành hiệp thế; ba quyền thành siêu thế; chín quyền có thể thành hiệp thế, có thể thành siêu thế.

Ba nhân bất thiện thành hiệp thế; sáu nhân có thể thành hiệp thế, có thể thành siêu thế.

Ðoàn thực thành hiệp thế; ba thực (danh) có thể thành hiệp thế, có thể thành siêu thế.

Sáu xúc thành hiệp thế; ý thức giới xúc có thể thành hiệp thế, có thể thành siêu thế.

Sáu thọ ... sáu tưởng ... sáu tư ... sáu tâm thành hiệp thế; ý thức giới có thể thành hiệp thế, có thể thành siêu thế.

Phần thắng tri, nhị cảnh

Phần thấy, đề thiện, thọ

Ðề quả và đề thủ

Ðề tầm, sắc, hiệp thế.

(TRỌN VẸN CHƯƠNG PHÁP TÂM PHÂN TÍCH)

(DỨT BỘ PHÂN TÍCH LUẬN)

 

 

CHÚ THÍCH

1) Apariyāpanna.

2) Bhavaggam: cõi sanh cao nhất, là chỉ cho cõi vô sắc giới.

3) Sārammanam.

4) Anārammanam.

5) Anārammaṇa.

6) Sārammanārammana.

7) Anārammanārammana.

Phụ lục từ điển Pali-Việt

PHẦN TRÍCH CÚ TỪ ÐIỂN

(PADABHĀJANĪYĀNUKKAMO)

Akata. 899 không làm, chưa làm, chưa tạo, chưa hành, chưa thực hiện.

Akathaṅkathī 599.646. không ngờ vực, không nghi ngờ, không còn nghi nan, người chẳng nghi hoặc.

Akanittha deva 1103.1107. Sắc Cứu Cánh thiên, một trong năm cõi Tịnh Cư thiên.

Akanta 6.154.839. Không đáng ham thích, không khả hỷ.

Akappiya 638. Sự không thích đáng, việc không đáng, không thích hợp, không hợp lẽ.

Akappiyasaññitā 638. Nghĩ là không đáng.

Akammañña 1013. Không thích nghi.

Akammaññatā 633. 877. 960. Sự không thích hợp việc làm, không thích nghiệp, không thích nghi.

Akaraṇa 178. 583. 768. Không hành động, không hợp tác.

Akalyatā 633. 877. 960. Sự không khéo léo, không bén nhạy, sự không mạnh dạn.

Akarisa 830. Không nhọc nhằn, không khó.

Akāpurisasevita 834. Ðược thực hành bởi bậc phi thiện nhân.

Akicca 830. Không khó khăn, dễ làm.

Akiriyā 178. 583. 768. Không làm, không hợp tác.

Akuppa 601. Không rung động, không chuyển đổi, sự nhất định, nhất thiết.

Akusala 44. 85. nakevalam. Bất thiện, không lành, chẳng lành.

Akusala citta 291. 785. Tâm bất thiện.

Akusala mūla 912. Bất thiện căn, căn bất thiện.

Akusalamūlapaccaya 416. Duyên căn bất thiện, do căn bất thiện trợ.

Akusalasaññā 951. Bất thiện tưởng, tưởng bất thiện.

Akusalahetu 1080. Nhân bất thiện.

Akovida 932. 949. 963. Không thông suốt, không hiểu rành.

Akkosaka 604. Mạ lỵ, phỉ báng, mắng nhiếc.

Akkosanā 881. Sự mạ lỵ, sự phỉ báng, sự mắng nhiếc.

Akkhanti 850. Không nhẫn nại, không kham nhẫn.

Akkhamanatā 920. Thái độ không chịu đựng.

Akkhāyati 990. Biểu hiện, hiện bày, được xem là.

Akhīnāsava 868. Chưa đoạn tận lậu hoặc, chưa đoạn lậu.

Agati 965. Thiên vị, tây vị.

Agatigamana 965. Sự thiên vị, sự tây vị.

Aganthaniya 46. 90. 796. 803. nakevalam. Phi cảnh phược.

Agārava 995. Không kính trọng, không tôn kính, bất kính.

Agāravatā 872. 918. 951. 955. Thái độ không tôn trọng, không cung kính, thái độ bất kính.

Aguttadvāratā 607. 850. 922. Sự không phòng hộ căn môn.

Agutti 922. Sự không phòng hộ, không gìn giữ.

Agocara 604. Phi hành xứ.

Agopanā 922. Sự không bảo hộ, không gìn giữ, không trông coi.

Agga 601. Tối thắng.

Aggahitatta 910. 956. Thái độ không chiếu cố, không thu nhiếp tâm.

Aggi 946. Lửa.

Aggibhaya 972. Sự sợ hãi về lửa, hiểm nạn về lửa.

Aggisantāpa 117. Sức nóng của lửa.

Agha 119. 691. Trống rỗng, trống không.

Aghagata 119. 691. Hiện tượng trống không, trống rỗng.

Aṅgana 962. Sự cấu uế, sự nhơ bẩn.

Aṅgamaṅgānusārī vāta 118. Gió toàn thân, gió khắp chi thể.

Acari 926. 1020. 1027. Ðã gây ra, đã làm nên, đã hành động.

Acarima 795. 802. 839. Không sau cùng, không ở sau, không có sau.

Acitikāra 955. Không quí kính, không đặt nặng, không quan trọng hóa.

Acitīkata 6. Không ái mộ.

Acittaka 1099. Vô tâm, người không có tâm.

Aciravutthita 1013. Khỏi (bệnh) không bao lâu.

Acetanaka 1099. Vô tư, hạng người không có tư tưởng.

Acetasika 93. 795. 801. nakevalam (nhiều đoạn) phi sở hữu tâm, phi tâm sở.

Accāsarā 911. Sự trá hình.

Acchandika 844. Không hoài bảo, không nguyện vọng, không ước vọng.

Ajāta 3. 9. 15. 21. 27. Chưa sanh.

Ajjhatta 4. 45. 85. 115. 432. 641. 797. 850. nakevalam, nội phần, phần bên trong, nội triền.

Ajjkattabahiddha 45. 85. nakevalam, nội ngoại phần.

Ajjhattabahiddhā 434. 443. 447. 451. Nội ngoại phần.

Ajjhattabahiddhārammana 45. 85. nakevalam, có cảnh nội ngoại phần.

Ajjkattārammana 45. 85. 797. nakevalam có cảnh nội phần.

Ajjhattika 93. 115. 859. nakevalam thuộc nội phần, nội uẩn.

Ajjhattikavatthukā 795. 802. Vật nội phần, vật thuộc trong thân.

Ajjhupagata 601. Sự thọ trì, sự chấp hành.

Ajjhupekkhanā 560. 670. Sự ngó lơ, sự lơ là, sự thờ ơ.

Ajjhupekkhitā 543. Thái độ lơ là, sự dững dưng, sự bình thản.

Ajjhena 883 nakevalam sự học thức, tri thức.

Ajjhosāna 926. 1023. Sự mê đắm, sự quyến luyến.

Aññathā 1037. 1056 nakevalam thành cách khác, theo thế khác.

Aññamañña 795. 802. Lẫn nhau, cùng nhau.

Aññā 241. Khác nhau.

Aññāna 256. 912. 926. 959. Bất tri, không hiểu, không biết rõ, không hiểu biết.

Aññatā 241. Không từng biết, chưa từng biết.

Aññatāvindriya 236. 241. 1079. Tri cụ tri quyền.

Aññatāvī 241. Bậc tri cụ, sự đã biết rõ, biết đầy đủ.

Aññindriya 236. 241. 1079. Dĩ tri quyền, sự biết điều đã biết.

Aṭṭa 614. Nhà chòi.

Aṭṭhapanā 878. 908. Cách trì oai nghi, giữ oai nghi, sự lưu lại.

Aṭṭhāna 800. 889. 1027. Phi lý, phi vị trí, sự vô lý, sự phi nguyên lý, sự kiện không thích hợp, sự vô nguyên do.

Aṭṭhi 115. 432. 433. 434. Xương, hài cốt.

Aṭṭhimiñja 115. 434. Tủy, cốt tủy.

Aḍḍhayoga 614. Căn chái, mái nhà.

Anumatta 599. 605. Sự nhỏ nhặt, tiểu tiết.

Aṅḍaka 921. Cục, hòn, sự nói gai góc.

Atappa deva 1107. Vô nhiệt thiên, một trong năm cõi Tịnh cư thiên.

Atikkanta 688. 695. Vượt qua, vượt khỏi.

Atikkantamānusaka 847. Siêu nhân, vượt khỏi loài người.

Aticchatā 849. 867. Thái độ ham muốn, thái quá, quá dục, sự ham muốn thái quá.

Atibāḷha 1017. Quá chừng, quá đổi, nhiều quá.

Atimāna 849. 896. 1010. Ý hơn, so sánh phần hơn, quá mạn.

Atīta 3. 45. 85. 800. 836. 843. 859. 939. nakevalam quá khứ, đã qua.

Atītārammana 45. 85. 797. 819. nakevalam có cảnh quá khứ.

Atta 839. 913. 949. 960. 966. 1004. 1011. 1018. Tự ngã, bản ngã.

Attaparibhava 885. 888. 891. 894. Tự miệt thị.

Attamana 1017. Vừa lòng, thỏa thích, thích ý, sự hoan hỷ.

Attamanatā 557. 654. Thái độ vừa ý, vui lòng.

Attavādupādāna 963. Ngã chấp thủ.

Attānudiṭṭhi 851. 949. Ngã kiến, ngã chấp kiến.

Attānuvādabhaya 974. Sợ tự khiển trách, hiểm nạn, tự khiển trách.

Attāvaññā 885. 888. 891. 894. Tính tự khinh thường, tự khinh khi.

Attuññā 885. 888. 891. 894. Tính tự hạ mình.

Attha 777. 829. 926. 1020. 1027. Nghĩa, ý nghĩa, lợi ích, ích lợi.

Atthakāma 155. 604. Mong lợi ích, muốn lợi lạc, muốn đem lợi lạc.

Atthaṅgata 3. 440. 625. 659. 662. 669. 681. Dập tắt, biến mất, biến diệt.

Atthangama 599. 681. 689. Sự dập tắt, sự biến mất.

Atthacintaka 1107. Sự tư lợi ích, nghĩ đến điều lợi ích; suy xét nghĩa lý.

Atthajāpikā paĩĩà 796. 803. Tuệ sanh lợi ích, tuệ sanh lợi.

Atthajokata 784. Giải lý, làm sáng tỏ ý nghĩa.

Atthapatisambhidā 777. 788. 829. Nghĩa đạt thông, nghĩa vô ngại giải.

Adaṭṭhukamyatā 958. Không muốn diện kiến, không muốn gặp.

Adassanakamyatā 851. 958. Không muốn thấy, không muốn nhìn thấy.

Adassāvī 932. 949. Người không thấy.

Adiṭṭha 241. 967. 1015. Chưa từng thấy, không được thấy.

Adinnādāna 166. 573. 767. 930. 969. 986. 1009. 1028. Sự trộm cắp, sự lấy vật chưa cho, lấy vật chưa cho.

Adukkhamasukha 121. 363. 441. 599. 682. 940. Phi khổ phi lạc, sự không khổ không lạc.

Adukkhamasukhasahagata 829. Câu hành phi khổ phi lạc.

Adūsanā 359. Không sân, không hờn giận.

Adūsitatta 359. Thái độ không hờn giận.

Adosa 359. 1080. Vô sân, sự không phiền giận.

Addhā 836. 843. 939. Thời gian, thời giờ, thì lúc.

Adhammacariyā 851. 950. Sự thực hành phi pháp, hạnh phi pháp, phi pháp hạnh.

Adhammarāga 926. Tham phi pháp, luyến phi pháp.

Adhāranatā 923. 955. Sự không nắm giữ, không ghi nhận.

Adhāretukamyatā 959. Không muốn thọ trì.

Adhikarana 1023. Sự đấu tranh, tranh tụng.

Adhikusala 873. 950. Tối thiện.

Adhigatasaññitā 899. Sự ngộ nhận đã đắc, tưởng lầm đã đắc.

Adhigama 1013. Sự đắc thành.

Adhicitte paññā 797. 806. Tuệ tăng thượng tâm.

Adhiccasamuppanna 975. Tự nhiên phát sanh.

Adhiccasamuppannika 1072. Vô nhân luận, luận thuyết cho rằng "tự nhiên sanh".

Adhipaññāya paññā 797. 806. Tuệ tăng thượng trí.

Adhipati 506. Trưởng, pháp lớn trội, pháp trọng yếu.

Adhimatta vāta 118. Gió mạnh, gió lớn.

Adhimāna 849. 1010. Tăng thượng mạn, sự ngộ nhận.

Adhimuccanā 348. 357. 359. Cách quyết đoán, cách xác quyết.

Adhimuccitvā 734. Hướng đến, hướng về.

Adhimutta 845. Khuynh hướng, thiên hướng.

Adhimutti 844. Khuynh hướng.

Adhimokkha 347. 351. 356. 359. 1107. Thắng giải, chủ đích.

Adhimokkhapaccaya 358. 400. Duyên thắng giải.

Adhivacana 618. Ðặt tên, gọi tên, chỉ cho.

Adhisīla paññā 797. 806. Tuệ tăng thượng giới.

Adho 432. 433. 434. 743. Ở dưới, phía dưới.

Adhogama vāta 118. Gió thổi xuống, gió phía dưới, hạ phong.

Adhobhāga 119. Hạ phần, phần dưới.

Anajjhāpatti 178. 583. 768. Không vi phạm, không phạm đến.

Anaññataññassāmītindriya 236. 241. 1079. Tri vị tri quyền, trí biết điều chưa từng biết.

Anaṭṭhitakiriyatā 863. 952. 952. 954. 956. Không ưa thích làm.

Anatta 960. 966. 1004. Vô ngã; phi ngã.

Anattamana 981. Sự bất bình, không hài lòng, không vừa ý.

Anattamanatā 122. 353. 629. 632. 908. 926. 993. Không hài lòng.

Anattha 926. 1026. 1027. Vô ích, bất lợi, tai hại.

Anatthakāma 154. 604. Muốn gây bất lợi.

Anadhigata 899. 1013. Sự chưa đắc chứng.

Anadhiṭṭhāna 863. 952. 954. 956. Không thiết tha.

Anadhivāsanatā 920.

Ananuyoga 863. 952. 954. 956. Không nỗ lục, không năng nổ.

Ananulomika 604. Không thuận lý, không thích hợp.

Ananussati 923. Không nhớ theo, không tùy niệm.

Ananta 599. 691. 696. Không cùng, vô biên, không giới hạn.

Anantavā 844. 915. 1018. 1032. Vô biên.

Anantavāditthi 850. Vô biên kiến, nhận thấy thế gian không giới hạn.

Anabhijjhā 359. Vô tham ác.

Anabhinibbatta 3.9.15.21.27. Chưa phát khởi, chưa sanh lên.

Anabhirati 2.837.950. Không hân hoan.

Anabhiramanā 873.950. Sự không hoan hỷ.

Anavakārī 1034.1038.1042. Không phân định.

Anavakāsa 839. Phi duyên cớ, vô cớ, không duyên cớ, không cơ hội.

Anavajjatā 608. Vô tội vạ, không lỗi lầm.

Anavaññatti 861. Không khinh khi, danh dự.

Anavaññattipatisaṃyutta 849. Liên hệ về danh dự.

Anavaññattimada 849. Kiêu hãnh về danh dự.

Anavaññāta 6. Không bị khinh khi.

Anākiṅṅa 613. Không lẩn lộn, không náo nhiệt, không quấy rầy.

Anāgata 3.45.85.800.836.843.859.939. Vị lai, chưa đến, chưa xảy đến.

Anāgatārammaṅa 45.85. Có cảnh vị lai, biết cảnh vị lai.

Anāgāmimagga 837. Bất lai Ðạo, A-na-hàm Ðạo.

Anāgāmiphala 837. Bất lai Quả, A-na-hàm Quả.

Anācāra 604. Phi hạnh kiểm, phi phẩm hạnh.

Anājjava 850. Sự không ngay thẳng, không chánh trực.

Anājjavatā 919. Thái độ không ngay thẳng.

Anādaratā 972.918.951. Thái độ không quan tâm, thái độ bất kể.

Anādariya 851.827.918.954. Sự bất cần, sự không quan tâm, tính cách bất cần.

Anādā 955. Sự không thụ nhận, không tiếp thu.

Anādāyanā 955. Sự không thọ trì, không chấp nhận.

Anādāvitatta 955. Thái độ không thọ trì, không lãnh hội.

Anābhoga 795.802. Không phải sự suy nghĩ.

Anārakkha 922. Không hộ trì, không gìn giữ.

Anārammaṅa 85.93.1109.1110 nakevalam. Vô cảnh, bất tri cảnh, không biết cảnh.

Anārammaṅārammaṅa 1110. Hữu cảnh, bất tri cảnh, có đối tượng bất tri cảnh.

Anālaya 160. Sự bất luyến, không ưa thích.

Anāvajjanā 960. Sự suy xét.

Anāvikamma 911. Hành động mờ ám, sự mờ ám, sự làm không rõ ràng.

Anāsanna 7. Phi cận, chẳng gần, không cận kề, không gần kề.

Anāsava 46.88.796.803.848.1107 nakevalam. Vô lậu, phi cảnh lậu, không bị pháp lậu biết.

Anāsevanā 863. 952. Không năng hành.

Anāsevita 844. Không được cấu kết.

Anāhāra 1099. Vô thực, không có sắc vật thực.

Anikkhittacchandatā 240.486.507. Sự để qua nguyện vọng, gát qua ước vọng, đặt xuống ước vọng.

Anikkhittadhuratā 240.886.507. Sự để qua phận sự, đặt xuống bổn phận.

Anica 33.98.795.801.804.960.966.990. Sự vô thường, không thường có, không vĩnh hằng.

Aniccatā 303.339. Tình trạng vô thường, đặc tính vô thường, trạng thái vô thường.

Aniṭṭha 6.154.839. Không đáng ưa chuộng.

Anidassana 85.87.100.130. nakevalam, vô kiến.

Anibbatta 3.9.15.21.27. Chưa xuất hiện.

Aniyata 45.96.795.796. nekavalam Phi cố định, pháp bất định.

Aniyyānika 46.96.795.796. nakevalam phi dẫn xuất, pháp không đưa khỏi luân hồi.

Không phải đưa khỏi luân hồi.

Anuggahetukamyatā 957. Không muốn học tập.

Anuññāta 6. Không bị khinh thường.

Anuṭṭhita 3.9.15.21.27. Chưa khởi dậy.

Anuttara 46.96.445.796.825. nakevalam. Vô thượng.

Anuttānīkamma 911. Hành động tinh vi.

Anuddhato 599.639. Vô phóng dật.

Anunaya 299.926. Sự vướng vấn.

Anupakkaṭṭha 7. Không tiếp giáp.

Anupagamma 844. Không thiên chấp, không vịn vào.

Anupatita 844. Xảy ra, hiện ra.

Anupavādaka 847. Không phỉ báng.

Anupassanā 435.452. Năng quán, thường quán.

Anupādāniya 45.46.85.94. nakevalam phi cảnh thủ.

Anupādinna 45.93.796. nakevalam phi thành do thủ, không bị thủ.

Anupekkhanatā 652. Thái độ xem xét.

Anuppadāna 863.952.954.956. phóng xả, buông ra, bỏ ra, để mặc, bỏ mặc.

Anuppanna 3.45.85.449.478. nakevalam chưa sanh khởi.

Anuppabandhanā 908. Sự cột chặt.

Anuppāda 449.483.502.506. Sự chưa sanh khởi, sự không sanh khởi.

Anuppiyabhāṅitā 879. Nói trìu mến.

Anubyañjanaggāhī 607.922.957. Chấp tướng riêng.

Anuyutta 982. Thực hiện, dấn thân vào, đắm mình vào.

Anurodha 299.926. Sự thỏa thích.

Anulomika 804.844. Thuận lý, hợp lẽ.

Anuvicāra 652. Sự bám sát.

Anusaya 844.900.926.1005. Tiềm miên, tùy miên, sự ngủ ngầm.

Anusandhanatā 652. Trạng thái khắn khít.

Anusaṃsandanā 908. Sự tích tụ.

Anusseti 844. Ngủ ngầm, tiềm ẩn theo.

Anussati 240.459.612.959. Sự không nhớ theo, tùy niệm.

Anussadagata 844. Không được phát huy.

Anussarati 846. Nhớ lại.

Anussaritā 543. Nhớ lại.

Anūpārambha 958. Sự cật nạn.

Anūpārambhanā 958. Sự bắt bẻ.

Anūpārambhitatta 958. Thái độ chuyên bắt bẻ.

Anekadhātu 800.842. Ða giới, đa dạng bản chất.

Anekavihita 846. Ða dạng, nhiều nét, nhiều vẽ.

Anekaṃsagāha 355.643. Sự không nhất quyết.

Anokappanā 956. Không tín nhiệm.

Anoghaniya 46.796.803. Phi cảnh bộc.

Anottappa 844.850.954.1026. Vô quý, sự không ghê sợ, không có tâm quý.

Anottappī 1008. Vô quý.

Anopānabhūta 604. Không là giếng nước.

Anta 115.432.844.1103. Cực đoan, sự cùng tận, sự tột cùng, ruột già.

Antaguṅa 115.402.844.1103. Ruột con.

Antaggāhikā diṭṭhi 936. Kiến biên chấp, kết luận kiến.

Antara 1103. Khoảng cách, khoảng không, không gian.

Antaradhāna 148.267.303.339. Sự biến mất, sự tiêu mất.

Antaradhāpeti 701. Tiêu mất.

Antalikkha udaka 116. Nước trên hư không.

Antavā 844.915.1018.1032. Hữu biên.

Antavādiṭṭhi 850. Hữu biên kiến.

Antānantikā 1072. Hữu biên vô biên luận.

Antoparisoka 149.268. Sự não ruột trong lòng.

Antosamorodha 633. Sự bít ngăn nội tâm, bên trong ngăn bít.

Antosoka 149.268. Sự buồn bực trong lòng.

Anvaye ñānaṃ 798.825. Loại trí.

Anvassaveyyuṃ 607.822.57. Có thể xâm chiếm.

Apaccaya 759.826. Sự tịch diệt, sự không còn tích tập, Niết bàn.

Apaccayagāmi 45.85.370. nakevalam nhân tịch diệt, pháp dẫn xuất đến Niết bàn.

Apanāmeti 1017. Nói lảng qua, bỏ lảng, tảng lờ.

Aparakata 957. Không do người khác tạo.

Aparakāla 897.908. Lúc sau, sau đó.

Aparanta 916.926.932. Sau có giới hạn, vị lai.

Aparantānudiṭṭhi 850.916. Hậu biên kiến, kiến chấp sau có giới hạn.

Aparāmaṭṭha 46.92.796. nakevalam phi cảnh khinh thị.

Aparibhūta 6. Không bị khinh miệt.

Apariyāpanna 46.96.796.798.1090.1094. Phi hệ thuộc, không phải liên quan luân hồi.

Apariyogāhanā 155.643. Sự không quyết đoán.

Apātubhūta 3.9.15.21.27. Chưa hiện khởi.

Apāya 839.847.988. Khổ cảnh.

Apāyakosalla 797.707. Sự thông thạo điều thối hóa.

Apāsiṃ 846(api+àsim) ta cũng có.

Apilāpanatā 240.612. Thái độ không lơ đểnh.

Apuññābhisaṅkhāra 257.265.844. Phi phúc hành.

Apubba 795.802.839. Không trước, không có trước.

Apekkhā 926. Lưu luyến.

Appa 1106. Ít.

Appaccaya 940.1017. Vô duyên cớ, không do duyên, không có duyên trợ, chuyện ngoài lề, sự bực bội.

Appaṭigha 85.87.100.130. nekevalam Vô đối chiếu, không tiếp chạm nhau.

Appaṭinissagga 909. Không cởi mở.

Appaṭisaṅkhā 608.922. Không quán tưởng.

Appaṭisanthāra 850.921. Không hậu đãi.

Appaṭisanthāraka 921. Người không tiếp đãi.

Appaṭissa 995. Không vâng thuận.

Appaṭissati 923.959. Không nhớ ra.

Appaṭissavatā 872.918.951.955. Sự bất tuân, thái độ không vâng lời, thái độ bất tuân.

Appatta 241.899.1013. Sự chưa đạt đến.

Appanā 122.522.652. Sự chuyên chú, sự chăm chú.

Appanigghosa 599.620. Chỗ ít náo động.

Appamattaka 605.1013. Chừng chút ít, sơ sài.

Appamāṅa 45.85.741.743.831. nekevalam Vô lượng, không hạn lượng.

Appamāṅārammana 45.85.741.831. nakevalam Có cảnh vô lượng, biết cảnh vô lượng.

Appamāṅasubha deva 1107. Vô lượng tịnh thiên, một trong ba cõi Tam thiền Sắc giới.

Appamāṅābha deva 1107. Vô lượng quang thiên, một trong ba cõi Nhị thiền Sắc giới.

Apparajakkha 844. Ít trần lao, "có mắt ít bụi trần".

Appamāda 995. Sự không dễ duôi.

Appasadda 599.619. Ít tiếng ồn, chỗ ít tiếng ồn.

Appasanna 604. Không tín ngưỡng.

Appassuta 868.918.851.1008. Thiểu học, thiểu văn, ít nghe.

Appita 440.625.659.662.669.681. Sự đình chỉ.

Appiya 145.926.988.1020. Không thân ái, đáng ghét bỏ, thành người ghét bỏ.

Appiyarūpa 844. Sắc bất khả ái.

Appītika 46.96.796. nakevalam vô hỷ, không có pháp hỷ.

Aphassaka 1099. Không có xúc.

Aphāsukāma 154.604. Muốn gây bất an.

Abahulīkata 844. Không được phát tấn.

Abahulīkamma 863. Không phát tấn.

Abbokiṇṇa 795.802. Không xen lẫn.

Abbhatthaṅgata 3.440.625.659.662.669.681. Sự diệt tắt, sự biến hoại.

Abbhūtadhamma 783. Vị Tăng hữu kinh.

Abbhokāsa 599.617. Chỗ ở trống trải.

Abyatta 1017. Sự dốt nát, không thông hiểu.

Abyākata 44.85.795. nakevalam Vô ký.

Abyāpajja 359. Sự không sân ác.

Abyāpajjha 741. Không sân.

Abyāpanna 630. Không có sân độc.

Abyāpannacitta 599.630. Tâm vô sân độc.

Abyāpāda 359. Vô sân độc, không oán hận.

Abyāpādadhātu 122. Vô sân giới.

Abyāpādapatisaṃyutta 122. Liên hệ vô sân độc.

Abyāpādasankappa 164.571. Vô sân tư duy.

Abhabba 844. Vô phần.

Abhāvanā 863.952. Không phát triển.

Abhāvita 844. Không được tu tập, không được phát triển.

Abhikkanta 599.612. Bước tới.

Abhijappā 926. Tham cầu.

Abhjjhā 169.431.599.625.922.926.930.957.962.1028. Tham ác.

Abhiññā 545.803.827.845.924.1031. Diệu trí, thần thông, thắng trí.

Abhiññeyya 1108. Cần thắng tri, đáng được thắng tri.

Abhinipātamatta 795.802. Vịn vào, dựa vào.

Abhinibbatta 3.653.663.780. Ðang phát khởi.

Abhinibbatti 146.266.302.338. Sự phát sanh ra.

Abhinibbatteti 467.485. Khởi xướng.

Abhiniropanā 122.582.652. Sự đem tâm khắn khít cảnh, sự khắn khít.

Abhinivera 312. Thiên chấp.

Abhinihāra 1107. Sự hoài bão.

Abhippanāda 240.359.660.956. Sự tín mộ, sự tịnh tín.

Abhivadanti 985 nakevalam tuyên bố.

Abhisaṅkhipitvā 2.859. nakevalam tóm lại.

Abhisaññūhitvā 2.859. nakevalam gồm chung.

Abhūta 3.9.15.21.27. Chưa có.

Amacca 155. Cận thần, thân hữu.

Amattaññutā 618.650.922. Sự không tiết độ.

Amaddava 850. Không nhu mì.

Amaddavatā 919. Thái độ không nhu nhuyễn.

Amanasikārā 599.690.795.802. Không tác ý.

Amanāpa 6.154.748.839.926.988.1020. Ghét, không vừa ý, bất bình, bất mãn, không đáng vừa lòng.

Amanāpika 993.1002. Không vừa ý.

Amaravitakka 849. Không nghĩ tưởng huyền thoại.

Amarāvikkhepika 1072. Ngụy biện luận.

Amahaggata 445.825. Không đáo đại, phi đáo đại.

Amissībhāva 155. Không hòa mình.

Amuta 967.1015. Không biết.

Amutra 882. Tại chỗ này ... chỗ kia.

Amudutā 864.919. Không nhu mì.

Amoha 240.359.612.1080. Vô si.

Aya 115. Sắt.

Ayasa 1014. Mất danh, không có danh tiếng.

Ayahamasmīti 1024. Cho rằng "cái này là ta".

Ayogakkhemakāma 154.604. Muốn cho không thoát khổ ách, không muốn an ổn khổ ách.

Ayoganiya 46.796.803. nakevalam.

Ayoniso 608.922. Không khéo léo, không như lý.

Ayonisomanasikāra 851.960. Không khéo tác ý.

Araja vāta 118. Gió không cuốn bụi, gió thường.

Arañña 599.616. Khu rừng.

Araññagata 599.621. Sự đi đến khu rừng.

Arana 46.96. nakevalam vô tranh.

Arati 849.851.873.950. Sự bất mãn, không vui mừng.

Aratikā 873. 950. Không vui thích.

Arahattaphala 813. 837. A-la-hán quả, quả Ứng Cúng.

Arahattamagga 837. A-la-hán dạo, Ðạo Ứng Cúng.

Arahanta 803. 839. 984. 1104. Bậc A-la-hán, bậc Ứng Cúng.

Ariya 674. 834. 847. 851. 932. Bậc Thánh, bậc cao thượng.

Ariyadhamma 932. 949. 963. Pháp của bậc Thánh.

Ariyasāvaka 574. Bậc Thánh đệ tử.

Arūpa 795. 801. Vô sắc, phi sắc.

Arūpataṇhā 926. 934. Ái vô sắc, vô sắc ái.

Arūpadhātu 1089. 1100. Vô sắc giới (bản chất).

Arūpadhātupatisaṃyutta 934. Liên hệ vô sắc giới.

Arūpadhātupariyāpannā 1093. Quan hệ vô sắc giới.

Arūpabhava 265. Vô sắc hữu.

Arūparāga 977. Vô sắc ái, tham vô sắc.

Arūpasaññī 845. Vô sắc tưởng.

Arūpāvacara 46. 96. 796. 1103. nakevalam. Vô sắc giới (lĩnh vực).

Arūpī 1018. 1024. 1035. 1054. Không có sắc, vô sắc, người vô sắc.

Arūpūpapatti 368. 388. 407. 414. 720. 784. Ðạt đến vô sắc giới.

Aroga 98. 1018. Không hoại.

Alattam 1013. Chẳng nhận được, không nhận được.

Alābha 1014. Thất lợi.

Alubbhanā 359. Không nhiễm đắm.

Alubbhitatta 359. Không tham đắm.

Alobha 359. 1080. Không tham muốn, vô tham.

Avakārī 1053. 1057. 1061. Sự phân định.

Avajāniṃsu 907. Ðã khinh khi.

Avajja 639. Không tội lỗi, không lỗi lầm.

Avajjasaññitā 638. Nghĩ là không tội.

Avaññā 958. Sự khinh dễ.

Avaññāta 6. Bị khinh khi.

Avatthiti 240. 507. Sự vững vàng.

Avaṇṇahārikā 881. Sự biếm nhẽ.

Avatthapeti 432. 441. 445. 449. Nhận định.

Avadaññutā 851. 956. Sự không hào phóng.

Avikkhepa 240. 507. 768. Bất phóng dật.

Avigatacchanda 982. Chưa lìa dục vọng.

Avigatataṇhā 982. Chưa lìa luyến ái.

Avigataparilāha 982. Chưa lìa nhiệt tình.

Avigatapipāsa 982. Chưa lìa khát khao.

Avigatapema 982. Chưa lìa thương mến.

Avicāra 45. 96. 599. 662. 796 nakevalam Vô tứ.

Avijjā 256. 844. 850. 977. nakevalam. Vô minh.

Avijjādhātu 521. Vô minh giới.

Avijjānusaya 844. 1005. Vô minh tiềm miên.

Avijjāpaccaya 255. 274. 286. 290. 400. 836. Duyên vô minh.

Avijjāpariyuṭṭhāna 1006. Vô minh đột khởi.

Avijjālaṅgī 912. nakevalam. Vô minh then chốt.

Avijjāsaññojana 1007. 1029. Vô minh triền.

Avijjāsaṃpayutta 282. Tương ưng vô minh.

Avijjāsava 961. Vô minh lậu.

Avijjāhetuka 278. Có vô minh làm nhân.

Aviññāta 967. 1015. Không hiểu.

Avitakka 46. 85. 599. 662. 795. nakevalam. Vô tầm.

Avitakka-avicàra 845. Vô tầm-vô tứ.

Avitakkavicāramatta 845. Vô tầm hữu tứ.

Avitakkasahagata 828. Câu hành vô tầm.

Avidita 241. Chưa từng hiểu.

Avidūra 7. Không xa.

Aviṇīta 932. 949. Không tụ tập, không luyện tập.

Aviparināmadhamma 1004. 1042. 1061. Ðương nhiên không biến đổi, tánh bất biến.

Avimutta 445. 825. Chưa giải thoát.

Avisāhatamānasatā 240. 507. Tính cách tâm không xao xuyến.

Avisāhāra 240. 507. Sự không tán loạn.

Aviha deva 1107. Cõi Vô phiền thiên.

Avihiṃsādhātu 122. Bất hại giới.

Avihiṃsāpatisamyutta 122. Liên hệ sự bất hại.

Avihiṃsāsaṅkappa 164. 571. Bất hại tư duy.

Avīciniraya 1103. Ðịa ngục A Tỳ, Vô gián địa ngục.

Avītarāga 982. Chưa lìa tham.

Avītikkama 602. 604. Không vượt qua, không thái quá.

Avūpasama 357. 638. 952. 959. Sự không yên lặng.

Avedanaka 1099. Không có thọ.

Avera 741. 743. Không hận, không thù nghịch.

Asa 1042. 1061. Là, trở thành.

Aṃsa 3. 9. 15. 21. 27. Chi nhánh, thành phần.

Asakkaccakiriyatā 863. 952. 956. Không cẩn thận làm.

Asakhilavācatā 921. Ngôn ngữ không thân mật.

Asankiliṭṭha 45. 46. 85. 95. 795. nakevalam phi phiền toái.

Asaṅkilesika 45. 46. 85. 95. 795. nakevalam phi cảnh phiền não.

Asaṅkhata 100. 130. 1103. Vô vi.

Asaṅgati 155. Không được hội ngộ.

Asacchikata 241. 899. 1013. Sự chưa tác chứng, chưa chứng ngộ.

Asañjāta 3. 9. 15. 21. 27. Chưa thành, chưa sanh thành.

Asaññaka 1099. Không có tưởng.

Asaññasatta 1097. 1099. 1107. Vô tưởng hữu tình, cõi vô tưởng thiên.

Asaññābhava 265. Vô tưởng hữu.

Asaññivāda 1072. Vô tưởng luận.

Asaññī 1018. 1024. 1035. 1054. Không có tưởng, vô tưởng, người vô tưởng.

Asaññojaniya 46. 89. 796. nakevalam phi cảnh triền.

Asaṃhavācatā 921. Ngôn ngữ không tế nhị.

Asati 1017. Sự thất niệm.

Asaddahanā 956. Không tin cậy.

Asaddha 1008. Không có đức tin.

Asaddhiya 956. Không tin tưởng.

Asanta 449. Không có, hiện không có.

Asantika 7. Không gần.

Asantuṭṭha 867. Người không biết vừa lòng.

Asantuṭṭhitā 608. 922. 953. Không tri túc, không thỏa mãn.

Asabhāgavutti 849. 872. Thiếu phong cách.

Asamannāhāra 795. 802. Không nhiếp thâu.

Asamāgantukamyatā 958. Không muốn hợp tụ.

Asamāgama 155. Không đượ trùng phùng.

Asamādhisaṃvattanika 921. Dẫn đến không yên.

Asamāhita 445. 825. 868. Sự không định tĩnh.

Asamuṭṭhita 3. 9. 15. 21. 27. Chưa ứng khởi.

Asamuppanna 3. 9. 15. 21. 27. Chưa tương sanh.

Asametukamyatā 958. Không muốn hội ngộ.

Asamodhāna 155. Không được chung sống.

Asampajañña 850. 851. 959. Thiếu tỉnh giác, bất tỉnh giác.

Asampajaññatā 953. Thái độ thiếu tỉnh giác.

Asamphuṭṭha 119. 691. Không xúc chạm.

Asambhinnavatthuka 795. 802. Vật bất hoại.

Asambhinnārammaṇa 795. 802. Cảnh bất hoại.

Asammusanatā 240. 612. Thái độ không lãng quên.

Asammosa 168. 465. 481. 506. Không cho sút giảm.

Asayaṃkata 975. Không do tự mình tạo.

Asaraṇatā 923. 959. Không nhớ được, tình trạng không nhớ được.

Asaṃvara 851. 975. Sự không thu thúc.

Asaṃvuta 922. 957. Không thu thúc.

Asassata 844. 1002. Không tồn tại.

Asākhalya 850. Không cam ngôn.

Asāta 121. 151. 239. 270. Sự bất an, buồn.

Asātaccakiriyatā 863. 952. 954. 956. Không hoan hỷ làm, không thích thú làm.

Asātarūpa 844. Sắc bất mãn ý, sắc không đẹp ý.

Asārajjanā 359. Không quyến luyến.

Asārajjitatta 359. Thái độ không quyến luyến.

Asārāga 459. Không tham luyến.

Asita 117. 119. 599. 612. Ăn.

Asithilaparakkamatā 240. 486. 507. Không nhủn chí.

Asilokabhaya 980. Hiểm nạn do tai tiếng.

Asīlya 955. Không theo nguyên tắc.

Asuci 432. 433. 434. Bát tịnh thể, thể trược.

Asuta 967. 1015. Vô văn, không nghe, không học.

Asubha 960. 966. Bất tịnh, không sạch.

Asura 1096. A-tu-la.

Assuropa 122. 353. 629. 908. 926. Sự lỗ mãng.

Asekkha 45. 85. 601. nakevalam Vô học, pháp vô học, bậc vô học, không cần học nữa.

Asesa 743. Không thừa ra.

Asesavirāganirodha 160. Hoàn toàn đoạn ly, sự đoạn diệt ly tham hoàn toàn.

Asotukamyatā 851. 958. Không muốn nghe.

Asoracca 850. Sự không nghiêm tịnh.

Assa 839. Có thể là.

Assati 923. 959. Không nhớ lấy, không niệm.

Assaddha 604. 844. 868. 918. 956. Vô tín ngưỡng, không có niềm tin.

Assaddhiya 851. 956. Không tín ngưỡng.

Assavanakamyatā 958. Không muốn nghe, không muốn dự thính.

Assādadiṭṭhi 851. 849. Hỷ lạc kiến.

Assāsa 118. Hơi thở ra.

Assu 116. 432. Nước mắt.

Assutavā 932. 949. 963. Không nghe được.

Assutvā 804. Không nhờ nghe, không do nghe.

Asmimāna 849. 1010. Ngã mạn, ngã sở mạn.

Asmīti 849. 1024. 1034. 1042. 1053. Cho rằng "ta có".

Ahamasmīti 1024. Cho rằng "ta là".

Ahitakāma 154. 604. Muốn gây bất hạnh.

Ahirika 844.850.1008.1026. Vô tàm, sự không hổ thẹn, không có lòng tàm.

Ahīnindriya 1011. Căn quyền không khuyết tật.

Ahīlita 6. Không bị khinh bỉ.

Ahetuka 44.86.795.940.1096.1099. Vô nhân, không có nhân.

Ākāsa 119.599.691.696. Hư không, khoảng trống.

Ākāsagata 119.691. hiện tượng khoảng trống.

Ākāsānañcāyatana 692.828.838.845. Không vô biên xứ.

Ākāsānañcāyatanūpaga 1011.1103.1107. Ðạt đến Không vô biên xứ thiền.

Ākiñcaññāyatana 368.702.720.784.828.838.845. Vô sở hữu xứ.

Ākiñcaññāyatanūpaga 1011.1107. Ðạt đến Vô sở hữu xứ thiên.

Āgamma 800.840. Ðạt đến, gặp phải.

Āghāta 122.353.629.926.993.1020.1027. Sự hiềm khích, sự kết oán.

Ācaya 798.826. Sự tích tập, sự chứa để.

Ācayagāmi 45.85. nekavalam nhân tích tập, pháp dẫn đến luân hồi.

Ācayagāminī pañña 797.812. Tuệ nhân tích tập.

Ācariya 872. Thầy dạy, Giáo thọ sự, Giáo sư.

Ācāra 604. Phẩm hạnh.

Ācāragocarasampanna 599.604. Thành tựu phẩm hạnh và hành xứ.

Ācikkhanti 674. Nó đến, trình bày.

Ājīvakabhaya 989. Hiểm nạn do nuôi mạng.

Ātappa 437.454. sự nhiệt tâm.

Ātāpī 169.431.437.454 người nhiệt tâm.

Ādāya 600 lập trường

Ādīnavadasssāvi 605 thấy sự nguy hiểm, thấy khổ quả, thấy tội khổ, thấy nạn.

Ādeva 150.269. Sự khóc lóc.

Ādevanā 150.269. Sự khóc than

Ādevitatta 150.269. Thái độ than khóc.

Ānamanā 875 sự cúi mình

Āneñjābhisaṅkhārā 257.265.844 bất động hành.

Āpa 116 nước, thủy, sự tươm ướt

Āpajjati 543.905.922. chịu, chấp nhận

Āpatti 1017 tội lỗi

Āpanna 1011 bị phạm, vi phạm, hành phạm

Āpāthamatta 802 chỉ có giới hạn trong

Āpogata 116 cách tương ướt

Āpodhātu 116.119 thủy giới, nguyên tố nước

Ābādha 1013 bệnh, bệnh chứng, căn bệnh

Ābhassara deva 1107 Quan âm thiên

Ābhujitvā 599.622 ngồi xếp bằng, ngồi co chân lại

Ābhoga 802.960.990 sự tư niệm

Āmisa 882 tài vật, vật chất

Āmisapaṭisanthāra 921 Sự tiếp đãi bằng vật chất

Āmodanā 557.654 sự hân hoan

Āyakosalla 797.807 Sự thông thạo điều tiến hóa

Āyatana 146 xứ, nhập

Āyatanānatta 842 xứ sai biệt, xứ dị biệt

Āyartiṃ 449.804 trong tương lai

Āyāsa 153.272 thái độ ai bi

Āyu 147.238.267.1106 tuổi thọ, thọ mạng

Āyuppamāṇa 1106 lượng tuổi thọ

Āyusaṅkhyā 1107 sự hết tuổi thọ

Āyūhanī 926 trử tình

Ārakkha 1023 sự bảo thủ

Ārati 178.583.768 sự chừa bỏ

Āraddha 543 sự chuyên cần

Āraddhaviriya 543.868 Sự chuyên cần, người chuyên cần, tinh cần

Ārabhati 465.469.506.1013 bắt đầu, đi vào, khởi sự

Ārammana 802.831.1107 cảnh, đối tượng.

Ārogya 861 sức khỏe, sự không bệnh tật

Ārogyamada 849 kiêu hãnh saức khỏe

Āroha 861 tài cao.

Ārohamada 849 kiêu hãnh tài cao

Ālapanā 879 xưng tụng

Ālasāyanā 874 thái độ biếng nhác

Ālasāyitatta 874 tình trạng lười biếng

Ālasya 874 sự lười nhác

Āloka 635 quang ánh sáng

Ālokapharaṇatā 833 Quang biến mãn.

Ālokasaññī 635 có tưởng quang minh

Ālokita 599.612 nhìn tới

Āvajjanā 802.960 sự khai môn, sự khai tâm

Āvaṭṭabhaya 973 hiểm họa nước xoáy.

Āvaraṇa 926 chướng, chướng ngại

Āvaraṇiya 609 Pháp chướng ngại

Āvāsamacchariya 910.956.979 bỏn xẻn chỗ ở

Āsanna 7. Cận kề

Āsappanā 355.643 tính vớ vẫn, nghĩ vẫn

Āsabhaṇṭhāna 800 địa vị Ngưu vương

Āsaya 844 sở chấp, quan điểm chấp nhận

Āsava 46.88.835.848.931 nekavalam Lậu, lậu hoặc

Āsavavippayutta 46.88 nakevalam bất tương ưng lậu

Āsavasaṃpayutta 116N88 nakevalam tương ưng lậu

Āsā 926 ước muốn

Āsiṃsanā 926 sự mang mỏi

Āsiṃsitatta 926 thái độ mang mỏi

Āsevati 432.469.508.611 thực hành, áp dụng

Āsevita 844 được cấu kết

Āhatacitta 981 tâm đả kích

Āhāra 608.922 vật thực, thực

Āhāreti 608.922 ăn vào, thọ dùng, tiêu hóa

Icchati 868.922 muốn

Icchā 156.867.911.926.953 sự ham muốn, sự mong muốn, ước vọng

Icchāgata 867.868.953 thái độ mng muốn

Icchāpakata 878.882 mang mỏi xấu xa

Ijjhanā 508.521 sự thành công

Iñjita 1024 chiều hướng

Iṭṭha 6.155.839 đáng ưa chuộng

Itaritara 867.953 thứ này, thứ kia

Itibhavābhavahetu 964 do nhân ngoài sự kiện như thế

Itivuttaka 783 Như thị thuyết

Ittham 958.1011.1035.1054 thế ấy

Itthannāma 1013 có tên này, tên như vậy, tên thế ấy

Itthākappa 238 thái độ nữ

Itthitta 238 Tính hạnh nữ

Itthindriya 236.238.1079 nữ quyền, sắc nữ tính

Itthī 839 nữ nhân, người nữ

Itthikutta 238 nữ nết tánh

Itthīnimitta 238 nữ tướng dạng

Itthībhāva 238 trạng thái nữ

Itthīliṅga 238 nữ căn

Idaṃsaccābhinivesa 962 Thử thực chấp

Idappaccayatā 844.932 duyên khởi, duyên pháp này

Iddhi 508.521.861 thần thông, phép màu, sự như ý

Iddhipāda 505.518.512.958 tần túc, như ý túc

Iddhimada 849 kiêu hãnh thần thông

Iddhividha 835 thần thông

Idha 600 ở đây

Indakhila 616 thềm nhà

Indaggi 117 lửa sấm sét

Indriya 147.599.607.850 quyền, căn quyền

Indriyaparopariyatta 800.844 thượng hạ căn

Iriyati 436.603.675 cử động

Iriyanā 238 sự tiếp diễn

Iriyāpatha 802.861.878 Oai nghi, cung cách

Iriyāpathamada 849 kiêu hãnh oai nghi

Isivātapativāta 604 vãng lai đến hạng ẩn sĩ, viếng thăm hạng ẩn sĩ

Issaranimmānahetu 940 nhân quyền năng tạo hóa

Issā 850.991.1021.1029 tật, tật đố, sự ganh tỵ

Issāyanā 910 tính cách ganh tỵ

Issāyitatta 910 thái độ gang tỵ

Ukkaṇṭhita 873.950 ngao ngán

Ukkāpanā 879 khen tặng

Ukkhitta 1107 đã nâng đỡ, được nâng đỡ

Ukkhepanā 881 sự chỉ lối

Uccārapassāvakamma 599.612 việc đại tiện, tiểu tiện

Ucchijjati 1011 bị hủy hoại

Uccheda 985.1011 sự đoạn tận, sự đoạn diệt

Ucchedadiṭṭhi 850.949 đoạn kiến

Ucchedadiṭṭhisahagata 933 câu hành đoạn kiến

Ucchedavāda 1072 đoạn luận

Uju 599.223 ngay ngắn, thẳng đứng, ngay thẳng.

Ujuka 623 ngay ngắn, thẳng lưng

Ujucittatā 864.919 thái độ trực tánh, thẳng tánh

Uññā 958 sự khinh lờn.

Uññāta 6. Bị khinh thường

Uṭṭhānasaññā 609 khởi sàng tưởng, tưởng đến sự thức giấc

Uṭṭhāpeti 467.485 khởi dậy

Uṭṭhita 3.9.15.21.27 đang khởi dậy

Uṇṇati 860.886.892 nakevalam sự hống hách

Uṇṇāma 883.889.895 sự hãnh diện

Uṇha vāta 118 gió nóng

Uttara 118.743 cao thượng, hướng bắc

Uttiṇṇa 644 vượt qua

Uttānīkaronti 674 bày tỏ

Utrāsa 938 sự hốt hoảng

Udakabhaya 972 hiểm nạn do nước

Udapādiṃ 846 ta đã sanh lại

Udarāvadehaka 982 no bụng, căn bụng

Udariya 115.432 vật thực mới

Udāna 783 cảm hứng ngữ

Uddisseyya 839 xu hướng, hướng về, y chỉ theo

Uddhaṃ 432.743 trên, phía trên, hướng trên

Uddhaṅgama vāta 118 gió thổi lên

Uddhacca 449.599.638.951977.983.1012.1026 phóng dật, điệu cử, trạo cử, sự tán tâm, sự phóng túng

Uddhaccasaṃpayutta 356.785 tương ưng điệu cử

Uddhamadho 741 trên dưới, hướng trên hướng dưới.

Unnahanā 579 xu nịnh

Upakkaṭṭha 7 tiếp giáp

Upakkilesa 599.649.926 tùy não, điều nhơ bẩn.

Upagaccheyya 839 cố chấp, chấp theo

Upacaya 308 sự tích tập

Upacitatta 372.409.416.786 tích lũy

Upaccheda 148.267 cắt đứt, dứt đi

Upajjhāya 872 thầy tiếp độ

Upaṭṭhita 624 được giữ lại

Upaṭṭhitassati 868 sự trú niệm, người trú niệm

Upaḍḍhakappa 1107 phân nửa đại kiếp

Upatthambheti 470.488 ủng hộ

Upadhivipatti 840 sanh y bất lợi

Upadhisampatti 840 sanh y thuận lợi

Upanahanā 850.908 thái độ kết oán

Upanāha 750.908 sự kết oán, sự oán hận

Upanāhitatta 908 tính cách kết oán

Upanidhāya 1036.1040.1046.1050.1055 so sánh

Upapattikkhaṇa 1004 sát na tục sinh, thời tục sinh.

Upapattideva 1159 Hóa sanh thiên

Upapattibhava 265 Sanh hữu

Upapanna 435.507.602.468.1103 sanh vào, dự đắc

Upaparikkhā 612 sự nghiên cứu

Upariṭṭhima 813 cao tột, tột đỉnh

Upalakkhaṇā 612 sự phân định

Upavādaka 847 phỉ báng

Upavicarati 998 vương vấn

Upasampajja 599.657.708 Chứng, thành tựu

Upavicāra 652 vấn vương, sự vướng bận; sự chăm nom

Upasampadā 508.512.657.678 Thành tựu

Upasampanna 601 thành tựu giới, đắc giới, thọ cụ túc giới.

Upasaṃharati 432.441.445.449 chăm chú, chuyện chú vào

Upāgata 435.468.507.602 Dự đáo, đi vào

Upādā 93 nekevalam sắc y sinh

Upādāna 94.255.300.782.798.926 thủ

Upādānakkhandha 440.457 thủ uẩn

Upādānapaccaya 255.274.286.290 Duyên thủ

Upādānavippayutta 46.94 nakevalam bất tương ưng thủ

Upādānasaṃpayutta 46.94 nakevalam tương ưng thủ

Upādāniya 45.94.795 nakevalam cảnh thủ.

Upādāya 859 y cứ, nương theo, dựa vào, so sánh với

Upādinna 4.45.93.115.796.1115 nakevalam bị thủ, thành do thủ

Upādinnupādāniya 795.797 pháp thành do thủ cảnh thủ

Upāyakosalla 797.807 sự thông thạo phương chước

Upāyāsa 145.150.255.272.990 ai, ai oán, sự não nùng

Upāyasitatta 153.272 thái độ ai oán

Upārambha 958 sự vấn nạn

Upārambhacittatā 851.958 có tâm cật vấn

Upārambhanā 958 sự bắt bẻ

Upāsaka 604.606 cận sự nam

Upāsikā 604.606 cận sự nữ

Upekkhaka 599.670.675.748 thản nhiên

Upekkhaṭṭhānika 1003 đáng xem thường, đáng dững dưng

Upekkhaṭṭhāniya 1000 đáng chỗ xả, đáng phải bình thản

Upekkhanā 560.670 sự dững dưng

Upekkhā 551.560.671.675.685.714.719.749 xả, sự lơ là, sự thản nhiên

Upekkhādhātu 121 xả giới, nguyên tố thọ xả

Upekkhāyanā 749.754 sự bình thản

Upekkhāyitatta 749.754 thái độ bình thản

Upekkhāvippayutta 803 bất tương ưng xả

Upekkhāsatipārisuddhi 599.683 xả niệm thanh tịnh

Upekkhāsaṃpayutta 803 tương ưng xả

Upekkhāsambojjhaṅga 449.542.551.560 xả giác chi

Upekkhāsahagata 65.96.349.741.759.796.828 nakevalam câu hành xả

Upekkhindriya 236.1079 xả quyền

Upeta 435.452.468.507.602 Bậc Dự nhập

Uposathakamma 1105 trì trai, thọ trai giới.

Uppanna 3.45.85.385.797.905.1013 nakevalam phát sanh, sanh lên, đã sanh khởi, đang sanh lại.

Uppannavatthuka 795.802 vật sinh tồn, vật sở nương

Uppannārammaṇa 795.802 cảnh sinh tồn, cảnh sở nương

Uppalakavāta 118 gió qua tim

Uppāda 449.465.506 sự sanh khởi.

Uppādita 984. Gây ra, làm đổ ra, khiến sanh ra

Uppādī 45.85 nakevalam chuẩn sanh, sẳn sàng khởi sanh.

Uppādeyya 839 trích ra, làm sanh khởi, gây ra

Ubbilāvita 990 bị phấn khích

Uyyāma 240.486.507 sự chuyên cần

Ullapanā 879 bợ đở

Usuma 117 sự ấm áp

Usumagata 117 cách ấm áp

Usūyanā 910 thái độ ganh ghét

Usūyā 910 sự ganh ghét

Usūyitatta 910 tánh cách ganh ghét

Ussadagata 844 được phát huy

Ussāha 240.486.507 sự nỗ lục

Ussolhi 240.486.507 sự nỗ lục.

Usmā 117 sự nực nội

Usmāgata 117 cách nực nội

Ūmibhaya 973 sự sợ sóng, hiển nạn sóng nước

Eka disa 743 một phương, một hướng.

Ekakkhaṇa 802 cùng một sát na, một thời điểm, đồng thời.

Ekaggatā 506.653.711 nakevalam nhất hành định tâm

Ekaccasassatika 1072 nhất phần thường luận.

Ekavokārabhava 265 nhất uẩn hữu

Ekasaṅkhāta 1106 kể chung, đếm thành một

Ekodibhāva 599.661 nhất tâm

Ekodibhāvādhigata 834 đạt đến nhất hướng tâm

Ejā 926 khát vọng

Eṭṭhi 882 tìm kiếm

Ettāvatā 990.1011 đến mức độ đó

Etthāvacara 1103 lãnh vực ấy

Evaṃ 103.1036.1052 như vầy, như vậy, như sau

Evaṃgotta 846 có họ như vậy

Evaṃdiṭṭhi 940.949.990.1011 có tri kiến như vậy.

Evaṃnāma 846 có tên như vậy

Evaṃāhāra 846 có vật thực như vậy

Evaṃāyupariyanta 846 có hạn tuổi thọ như vậy

Evaṃvaṇṇa 846 có dung sắc như vậy, có dòng dõi

Evaṃvādī 940.990.949.1011 luận thuyết như vầy

Evaṃsukhadukkhapatisaṃvedī 846 có cảm thọ lạc khổ như vậy

Esanā 882.936 tầm cầu, ước vọng

Okappanā 240.359.660 sự tín nhiệm

Okkanti 146.266 sự hiện ra

Ogha 91.926 nakevalam bộc, bộc lưu

Oghaniya 46.795.796 cảnh bộc

Oghavippayutta 46 bất tương ưng bộc

Oghasamyutta 46 tương ưng bộc

Omaññitatta 885.888.891.894 tính cách ti mạn

Ottappati 917.954 sợ hãi

Ottappitabba 917.954 đáng sợ hãi

Odagya 557.654 sự thích thú

Onāha 633 sự che lấp

Opapātika 1031.1096 hóa sanh

Opānabhūta 604. Trở thành giếng nước

Obhāsa 880 nói chuyện

Obhāsakamma 880 hành động như nói chuyện

Omannanā 885.888.891.894 thái độ ti mạn

Omāna 849.885.1010 ti mạn, sự tự ti

Oramattaka 605 thấp thỏi, tầm thường

Olīnavuttitā 863.952.954.956 thái độ tiêu cực

Olīyanā 633.878.960 sự chần chừ

Ohīlanā 885.888.891.894. sự mặc cảm

Ohīlitatta 885.888.891.894 thái độ mặc cảm

Olārika 5.990 thô, sự thô thiển

Kakkasā 921 gút mắc, sự nói gút mắc

Kakkaḷa 115 sự thô rắn, sự cứng sượng

Kakkhaḷatā 911.919 sự nhám nhúa, tình trạng khô nhám; thái độ cứng cõi

Kakkhaḷatta 115 tính chất cứng sượng

Kakkaḷabhāva 115 trạng thái cứng sượng

Kakkhaḷiya 864.911.919 bướng bỉnh, tính cách thô nhám, tính cách nhám nhúa, tính cách cứng rắn.

Kaṅkhati 932.981 ngờ vực

Kaṅkhā 355.643.932 sự do dự

Kaṅkhāyanā 355.643.952 cách do dự

Kaṅkhāyitatta 355.643.932 thái độ do dự

Kaṭukañcukatā 910.956 sự hà tiện

Kaṭṭha 115 cây gỗ

Kaṭṭhaggi 117 lửa cũi

Kaṭṭhasannicayasantāpa 117 chất nóng của đống cây

Kaṇṇacchidda 119 lỗ tai

Kata 1013 đã làm xong

Katattā 372.409.416.876 do tạo tác

Katasaññitā 899 sự ngộ nhận đã hành rồi, tưởng lầm đã làm rồi

Katahetu 940 nhân tố

Kati (idam yebhuyyikam) bao nhiêu?

Kattabba 1013 cần phải làm

Katukamyā 467.507.502 muốn làm, muốn tạo ra

Kathalā 115 gạch

Kathā 1017 lời nói, câu chuyện diễn văn

Kathinatā 919 thái độ thô thiển

Kadariya 910.956 sự keo kiết

Kanta 6.155.839 đáng ham thích, khả hỷ

Kandara 599.617 thạch động

Kappa 1013.1107 kiếp, thời gian dài, dịp, cơ hội

Kappiya 638 việc thích hợp, chính đáng

Kappiyasaññitā 638 nghĩ là chính đáng

Kappeti 574.604.795. điều hành, hành dộng, sinh kế, nuôi mạng

Kabaliṅkārāhārabhakkha 1011 thức ăn đoàn thực.

Kamma 1013 nghiệp, sự hành động, công việc

Kammabhava 265 nghiệp hữu

Kammavipāka 396 quả nghiệp

Kammasamādāna 800.840 nghiệp chấp trì, sự chấp trì nghiệp, nghiệp thọ trì.

Kammassakatā 798.804.822 nghiệp sở hữu, diệt sở nghiệp

Kammāyatana 804.883.888 công việc, nghiệp vụ

Kammārāmatā 996 thích làm việc

Kammāvaraṇa 844 nghiệp chướng

Karīsa 115.432.433.434 phẩn, bả phân

Karuṇā 122.745.752 sự thượng xót, bi, bi mẫn

Karuṇāyitatta 122.745.752 thái độ trắc ấn, thái độ xót thương.

Karuṇāyeyya 745 thương xót

Karunāsahagata 741.744.757 câu hành với bi

Kareyya 839 tạo, làm, hành động, đóng vai, thực hiện

Kalaha 1023 luận tranh, tranh luận

Kalyāna 840.1004 điều tốt

Kalyānacarita 844 sở hành tốt

Kalyānādhimuttika 844 khuynh hướng tốt

Kalyānāsaya 844 sở chấp tốt

Kasāva 947.948 khuyết tật, nước chát

Kasira 830 sự khó khăn

Kaḷevara 148.267 Xác thân

Kāma 166.590.651.949.982.1017 muốn, thích, dục lạc, cõi dục

Kāmaguṇa 863.867.952 dục dật hệ, dục trưởng dưởng.

Kāmacchanda 449.651.976.983 dục dục, sự ước muốn dục, dục vọng

Kāmajjhosāna 961.962 sự mê luyến dục

Kāmataṇhā 158.926 dục ái, ái dục

Kāmadhātu 122.929.1087.1095 dục giới

Kāmadhātupaṭisaṃyutta 933 liên hệ dục giới

Kāmadhātupariyāpanna 1091 liên quan dục giới

Kāmapatisaṃyutta 122.927 liên hệ dục

Kāmabhava 265 Dục hữu

Kāmarāga 936.1005.1007.1029 dục tham

Kāmarāgānusaya 844 dục tham tiềm miên

Kāmārūpagati 1107 sanh cõi dục cõi sắc

Kāmavitakka 927 dục tầm

Kāmasaññā 928.951 dục tưởng

Kāmāsahagata 828 câu hành dục

Kāmāvacara 46.96.795.1011.1103.1106 dục giới

Kāmāvacarakusala 788 thiện dục giới

Kāmāvacara deva 1096 dục giới thiên, chư thiên dục giới

Kāmāvacarā paññā 796.798 Tuệ dục giới

Kāmāsava 916 dục lậu

Kāmupādāna 264.963 dục thủ

Kāmesanā 936 dục cầu

Kāya 98.159.431.543.623.875.921.1011 nakevalam, thân, thân thể, thân xác

Kāyakamma 466.472.795.930.936 thân nghiệp

Kāyakasāva 948 khuyết tật thân

Kāyagantha 962 thân phược

Kāyaduccarita 839.847.863.952.954 thân ác hạnh

Kāyaduccaritasamaṅgī 839 có thân ác hạnh, thành tựu thân ác hạnh

Kāyaduṭṭhulla 876 nặng nhọc thân thể

Kāyadhātu 1077 thân giới

Kāyappassaddhi 549 thân khinh an, tịnh thân

Kāyaviññāna 159.377.1086 thân thức

Kāyaviññānadhātu 1071 thân thức giới

Kāyavisama 945 Thân bất bình

Kāyasaṅkhāra 257 thân hành

Kāyasañcetanā 257.930 thân tư

Kāyasamphassa 159.161.1028 thân xúc

Kāyasamphassaja 121.239.1083 nakevalam thân xúc sở sanh, sanh từ thân xúc

Kāyasucarita 839.847 thân thiện hạnh

Kāyasucaritasamangī 839 có thân thiện hạnh

Kāyānupassī 432.459.462 thân quán, quán thân

Kāyāyatana 100.1076 thân xứ, thân nhập

Kāyika 121.239.920.957 thuộc về thân

Kāyindriya 236 thân quyền

Kāla 988 thời, lúc, thời gian, thời giờ

Kālakiriya 143.267 sự quá vảng

Kālavipatti 840 thời kỳ bất lợi

Kāsāvappajjota 640 nghinh tiếp tu sĩ, nghinh tiếp vị mặc Cà sa

Kāla vāta 118 gió độ thấp

Kiccakaraṇīya 905 hữu sự, có việc cần làm

Kiccha 830 sự khó khăn

Kiñcana 941 chướng ngại

Kittaka 1106 chừng bao nhiêu

Kiriyā 396.788 tố, duy tác, tâm hạnh

Kiriyābyākata 1080 tố vô ký, vô ký tố

Kilanta 1013 mệt nhọc, mệt mỏi

Kilesa 95.466.472 nakevalam phiền não

Kilesavippayutta 46.95 nakevalam bất tương ưng phiền não

Kilesasampayutta 46.95 nakevalam tương ưng phiền não

Kilesāvaraṇa 844 phiền não chướng

Kilomaka 115.432.433.434 mạng mỡ

Kukkucca 449.599.638.642.983 hối, hối hận

Kukkuccāyanā 638 cách hối hận

Kukkuccāyitatta 638 thái độ hối hận

Kucchisaya vāta 118 gió trong bụng

Kujjhanā 122.629.908 tính cách hiềm hận, tính cách nóng giận

Kujjhitatta 122.623.923 thái độ hiềm hận, thái độ nóng giận

Kuṭilatā 919 thái độ cong vẹo

Kupita 981 sân hận

Kumāra 1104 Hoàng tử, cậu bé trai

Kumbhilabhaya 933 hiểm họa cá sấu

Kummagga 312.960 sái đường

Kummaggasevanā 851.960 hành tà đạo

Kulamacchariya 910.956.968 sự bỏn xẻn gia tộc, sự bỏn xẻn gia thế

Kusala 44.85.465.477 nakevalam thiện, thiện sự, thiện tánh

Kusala citta 358.400.768.784 tâm thiện

Kusalamūlapaccaya 358.409 duyên căn thiện

Kusala hetu 1080 nhân thiện, thiện nhân

Kusalā cetanā 257 tư thiện, thiện tư

Kusīta 868.1008 sự biếng nhác, sự giải đãi, lười biếng, người lười biếng

Kusītavatthu 1013 giải đãi sự, điều kiện biếng nhác

Kuhanā 849.878 sự lừa đảo, sự dối gạt

Kuhāyanā 878 thái độ dối gạt

Kuhitatta 878 tính cách dối gạt

Ketukamyatā 860.883.896 sự mở cờ, thái độ như mở cờ

Kevala 255.273.303.340.371 toàn bộ

Kesa 115.432.434 tóc

Kesamatthaka 432.433.434 ngọn tóc, đầu sợi tóc.

Kelanā 871 sự vui chơi

Koṭṭhasayavāta 118 gió trong ruột

Kodha 122.629.632.850.908.926.991.1021 sự hiềm hận, sự sân giận, sự nóng giận

Kodhasāmanta 921 chọc giận

Kopa 122.629.632.926.1017 giận dữ

Kolaputtīya 883.894.898 con nhà gia thế

Kosajja 851.952.956 sự lười biếng, sự giải đãi

Kosalla 612 sự rành rẽ

Khaṇḍicca 147.267 răng long

Khattiya 1035.1055 hạng vua chúa, Hoàng tộc

Khattiyamahāsāla 1105 Vua chúa hào phú

Khanti 600.804.844 Sự nhẫn nại, sự chịu đựng, tín ngưỡng

Khandha 146 uẩn

Khandhadhātu - āyatana - 1103 Uẩn - giới - xứ

Khandhanānatta 842 uẩn dị biệt

Khandharasa 116 vị chất thân cây

Khaya 303.339.800.835.848 đoạn trừ, sự hoại tận

Khayadhamma 115 tình trạng thô rắn

Khāyita 117.119.599.612 nhai ăn

Khipanā 881 sự nhạo báng

Khippa 830.845 nhanh, mau

Khippābhiññā 830 đắc cấp, chứng ngộ mau

Khilajāta 981 cương ngạnh

Khīnāsava 868 người có lậu đoạn tận, bậc đoạn lậu

Khīra 116 sữa tươi

Khurakavāta 118 gió như dao cạo

Khela 116.432.434 nước miếng, nước dãi

Gaṇanā 1106 tính toán

Gaṇanānupubba 655.665.676.684 sự đếm tuẩn tự

Gata 599.612.1013 đi

Gativipatti 840 sanh thú bất lợi

Gatisampatti 840 sanh thú thuận lợi

Gantabba 1013 cần đi xa

Gantha 926 phược

Ganthaniya 795.796.803 cảnh phược

Gandha 98.159.922.998 khí, hơi, mùi

Gandhataṇhā 159.161.926.994 Ái hương

Gandhadhātu 1107 khí giới

Gandhavicāra 159.161 hương tứ

Gandhavitakka 159.161 hương tầm

Gandhasañcetanā 159.161 hương tư, khí tư

Gandhasaññā 159.161.689 hương tưởng, khí tưởng

Gandhāyatana 100.1076 khí xứ

Gandhārammaṇa 291.418.785 cảnh khí, cảnh hương

Gandhāsā 926 muốn hương

Gabbhaseyyakasalta 1056 loài hữu tình thai sanh

Gamana 802 sự đi

Garahaṇā 881 sự chê trách

Garuka 1013 sự nặng nề, nặng nhọc

Garukāra 861.910 sự trọng vọng, sự tôn kính, sự tôn vinh

Garukāramada 849 kiêu hãnh sự trọng vọng

Garuṭṭhānika 872 người có địa vị đáng trọng, bậc khả kính

Gaveṭṭhi 882 tham cầu

Gavesanā 882 tham vọng

Gahaṭṭha 613.1035.1054 cư sĩ, người tại gia

Gahapatimahāsāla 1105 gia chủ phú hào

Gāthā 783 kệ ngôn

Gāma 1013 làng, xóm, thôn ấp

Gāha 312 chấp trước

Giddhikatā 881 sự khiêu gợi

Giddhikatta 871 tính cách khiêu gợi

Giriguha 599.617 hang núi, sơn cốc

Gilāna 1013 sự bệnh hoạn

Gilānapaccaya 867.953 dành cho người bệnh, để trị bệnh

Gihisaṃsagga 604 sự chung đụng cư sĩ

Gihisaṃsaṭṭha 905 sự chung chạ cư sĩ

Guttadvāra 599.607 phòng hộ môn

Guttadvāratā 607 phòng hộ môn

Guhanā 911 sự dối trá

Guhā 614 hang động, khe hở

Gedha 926 sự ràng buộc

Geyya 783 ứng tụng

Gelañña 1013 sự bệng hoạn, tình trạng đau bệnh

Gehasita 992.1001 thế tục

Gocara 604 hành xứ, cảnh giới, phạm vi hoạt động

Gocaravisaya 795.802 cảnh vức, phạm vi cảnh

Gotta 861.883.897 họ tộc, dòng họ

Gottamada 849.861 kiêu mạn về dòng họ, kiêu mạn về họ tộc, kiêu hãnh họ tộc

Gomayaggi 117 lửa phân bò

Ghāna 98.159.922.998 tỷ, lỗ mũi

Ghānadhātu 1077 tỷ giới

Ghānaviññāna 159.377.411.786.1089 tỷ thức

Ghānaviññānadhātu 1077 tỷ thức giới

Ghānasamphassa 159.161.1082 tỷ xúc

Ghānasamphassaja 159.161.1083 sanh từ tỷ xúc

Ghānāyatana 100.1076 tỷ xứ

Ghānindriya 236.1079 tỷ quyền

Cakkavatti 839 vị Chuyển Luân Vương

Cakkāyatana 100.1076 nhãn xứ

Cakkhu 98.159.161.947.998 nhãn, con mắt

Cakkhudhātu 1077 nhãn giới

Cakkhundriya 237.922.1079 nhãn quyền

Cakkhuviññāna 159.372.786.1086 nhãn thức

Cakkhuviññānadhātu 1077 nhãn thức giới

Cakkhusamphassa 159.161.1082 nhãn xúc

Cakkhusamphassaja 159.161.1083 sanh từ nhãn xúc

Caṅkama 609 kinh hành, đi qua lại

Caṇḍikka 122.629.908.026 sự hung dữ

Catuttha 684 thứ tư

Catutthajjhāna 838 Tứ thiền

Caturatā 869 thái độ đóng kịch

Catuvokārabhava 265 tứ uẩn hữu

Cattatta 634.639 đã dứt bỏ

Capalatā 871 sự sửa sang

Carita 844 hạnh kiểm, sự thực hành, sở hành

Cavati 795.802 tử, chết

Cavanatā 148.267 sự đổi dời

Cavamāna 847 đang chết

Cāga 160 sự xả bỏ

Cātummahābhūtika 1011 Do bốn đại hiển hợp thành

Cātummahārājika deva 1104 Tứ đại thiên vương, cõi trời Tứ đại vương

Cāturiya 869 tính cách giả vờ

Cāpalya 849.871 chưng diện, tính cách sử sang

Cāra 652 sự giữ gìn cảnh

Citīkata 6 được ái mộ

Citta (idam yebhuyyikaṃ) tâm

Cittacetasika 692.707.1103 tâm và sở hữu tâm

Cittaja 308 do tâm sanh

Cittappassaddhi 543 tịnh tâm, tâm yên tịnh

Cittavipariyesa 966 tâm điên đảo, sự điên đảo của tâm

Cittavippayutta 93 nakevalam bất tương ưng tâm

Cittavisaṃsaṭṭha 93 nakevalam bất hòa với tâm

Cittasaṅkhāra 257 tâm hành

Cittasamādhi 512 tam định, định tâm

Cittasamādhipadhānasaṅkhāra 512 tâm định cần hanh

Cittasamuṭṭhāna 93.308 nakevalam có tâm làm sở sanh

Cittasampayutta 93 nakevalam tương ưng tâm

Cittasaṃsaṭṭha 93 nakevalam hòa với tâm

Cittasahabhū 93 nakevalam đồng hiện hữu với tâm

Cittahetuka 308 có tâm làm nhân

Cittādhipateyya 771 tâm trưởng

Cittānuparivatti 93 nakevalam tùy chuyển với tâm

Cittānupassī 445.459.462 tâm quán, quán tâm (trong niệm xứ)

Cittiddhipāda 531.534 tâm thần túc, tâm như ý túc

Cittuppāda 788 tâm sanh khởi, sự sanh của tâm

Cittuppādakaraṇīya 605 cần phải sanh tâm

Cintā 612 sự suy xét

Cintāmayā pāññā 797.804 trí tư, tuệ tư

Cirakata 543 hành vi đã lâu

Cirabhāsita 543 lời nói đã lâu

Cīvara 867.953 y phục, y ca sa

Ciraramandanā 781 sự chưng dọn y phục

Cīvarahetu 904 vì nhân y phục, do nhân y phục

Cuta 846 đã chết

Cuti 148.267 chết, sự chuyển biến

Cutūpapāta 800.835.847 sanh tử, sanh ra và chết đi

Ceta 122.149.268 tâm, tư tưởng

Cetanā 259.293.768 tư, sự cố ý, sự tính toán

Cetasika 93.121 nakevalam thuộc về tâm, sở hữu tâm, tâm sở

Cetopharanatā 833 tâm biến mãn

Cetokhila 981 hoang vu tâm

Cetovimutti 122.743.751.848 tâm giải thoát

Cetosamphassa 654 tâm xúc

Cetosamphassaja 121.298 sanh từ tâm xúc

Cokada 1017 nguyên cáo, người khởi tố

Codiyamāna 1017 khi bị tố cáo

Corabhaya 972 hiểm nạn trộm cướp

Chaṭṭhāyatana 274 nakevalam nhập đệ lục, xứ thứ sáu

Chanda 168.1034 nakevalam dục, ước muốn, sự muốn, sự hoài bảo

Chandagamana 965 thiên vị vì thương

Chandarāga 651.1023 dục tham, dục ái

Chandasamādhi 506 dục định

Chandasamādhipadhānasaṅkhāra 506 Dục định cần hành

Chandāgati 965 thiên vị vì thương

Chandādhipateyya 771 dục tưởng

Chandika 844 có ước vọng

Chandiddhipāda 531.532 dục thần túc, dục như ý túc

Chambhitatta 939 sự khiếp đảm

Chādana 926 mái che

Chādanā 911 sự dấu diếm

Jaṅghapesanika 604 làm tay sai

Jaccandha 1096 mù khi mới sinh, sanh ra đã mù

Jaccabadhira 1096 điếc khi mới sinh, sanh ra đã điếc

Jaññā 911 hay biết

Janapadavitakka 849 sự nghĩ tưởng quê hương

Janikā 926 sản sanh

Janeti 465.467.487.506 làm sanh lên, khiến sanh, sản sanh

Jappanā 926 thái độ mơ mộng

Jappā 926 sự mơ mộng, sự mộng ước

Jappitatta 926 tính cách mơ mộng

Jappeti 883.891 so đo, ỷ lại

Jambhanā 875 sự ray rứt

Jarā 145.147.267.303.339 sự già nua

Jarādhamma 156 sự già, hiện trạng già

Jarābhaya 971.938 hiểm họa do sự già

Jarābhibhūta 33.795.801 bị già chi phối

Jarāmaraṇa 267.303.781.836 lão tử, già chết

Jarāmaraṇanirodha 781.798.832 sự đoạn diệt lão tử

Jarāmaraṇanirodha gamini 781.798 nhân đoạn diệt lão tử

Jarāmaraṇamokkha 1107 sự thoát khỏi già chết, giải thoát lão tử

Jāgarita 599.612 thức dậy

Jāgariyānuyogamanuyutta 599.609 chuyên tâm tỉnh thức

Jāta 3.653.663.780.1004 đã sanh, sanh ra rồi

Jātaka 783 Bổn sanh kinh

Jātarūpa 115 vàng

Jāti 146.255.302.782.798.846.860.883 sự sanh ra, sanh, sanh chủng, kiếp sống

Jātipaccaya 255.274.836 duyên sanh

Jātibhaya 938.971 hiểm nạn sanh

Jātimada 849.860 kiêu hãnh về sanh chủng, kiêu hãnh về chủng sanh

Jātisata 846 một trăm kiếp sống

Jātisatasahassa 846 một trăm ngàn kiếp sống

Jānātu 868 hãy biết đến, hãy hiểu rằng

Jātitatthā paññā 796.803 tuệ lợi sanh

Jāyati 926 sanh khởi, phát sanh

Jālinī 926 ái võng

Jigiṃsanatā 849.882 Sự mong được, sự cầu được

Jimhatā 919 thái độ quanh co

Jivhā 98.159.922 thiệt, lưỡi

Jivhādhātu 1077 thiệt giới

Jivhāyatana 100.1076 thiệt xứ

Jivhāviññāna 159.377.411.786.1086 thiệt thức

Jivhāviññānadhātu 1077 thiệt thức giới

Jivhāsamphassa 159.161.1082 thiệt xúc

Jivhāsamphassaja 159.161.1082 sanh từ thiệt xúc, do thiệt xúc sanh

Jivhindriya 236.1079 thiệt quyền

Jīranatā 147.267.303.339 sự cũ kỹ

Jīva 844.1032 sinh mạng

Jīvita 238.574.604.839.861.984 đời sống, sinh mạng, mạng sống, mạng, sống còn

Jīvitamada 849 kiêu hãnh đời sống

Jīvitāsā 926 muốn sống

Jīvitindriya 148.236.1079 mạng quyền, quyền sống còn

Jeṭṭha 872 bậc trưởng thượng

Jhāna 599.656.800.845.1107 nakevalam thiền, thiền na, thiền định

Jhānamada 849 kiêu hãnh về thiền chứng

Jhāyī 845 thiền giả, người tham thiền

Ñatticatutthakamma 601 tứ tuyên ngôn tác bạch

Ñāna 163.777.798 nakevalam trí, sự hiểu biết

Ñānavippayutta 360.405.768.784.1096 bất tương ưng trí

Ñāta 241.825 trí hiểu

Ñātibyasana 149.248.987 quyến thuộc suy vong, sự suy sụp thân quyến, suy vong thân quyến

Ñātivitakka 849 sự nghĩ quyến thuộc

Ñātisālohita 155 bà con huyết thống

Ṭhapanā 878.908 sự giữ lại, lập oai nghi

Ṭhapeti 691 đặt, để

Ṭhāna 800.802.839 sự đứng, nguyên lý, sự kiện

Ṭhānaso 800.840 theo lý do, theo điều kiện, theo nguyên do

Ṭhānāraha 601 đúng điều kiện, hợp lý

Ṭhita 599.612.423 đứng

Ṭhiti 168.238.240.465.481.468.570.608 sự duy trì, sự đình trụ

Ṭhitibhāginī paññā 798.828 Trụ phần tuệ

Takka 122.582.652 sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi

Taca 115.432.433.434 Da, bì

Tacapariyanta 432.433.434 có da bao bọc

Tacarasa 116 vị chất da cây

Taṇhā 158.263.299 ... 789.933.964.1023 ái

Taṇhākāya 944 thân ái

Taṇhāgaddula 926 ái như xích, xích ái

Taṇhājāla 926 ái như lưới, lưới ái

Taṇhānadī 926 ái như sông, sông ái

Taṇhāpaccaya 255.274.286.290 duyên ái, do ái làm duyên

Taṇhāvicarita 859 ái du

Taṇhāsamudda 926 ái như biển, biển ái

Taṇhāsampayutta 282 tương ưng ái

Taṇhāhetuka 278 có ái làm nhân

Taṇhuppāda 964 ái sanh

Tatiya 676 thứ ba, đệ tam

Tatiyajjhāna 838 Tam thiền

Tatratatrābhinandinī 158 quyến luyến cảnh này cảnh kia

Tathā 743 cũng vậy, cũng thế ấy

Tathāgata 800.839.984 Ðức Như Lai, Ðức Phật, chúng sanh Như lai, Như lai hữu tình

Tathāgato parammaraṇā 844.961 Như Lai sau khi chết

Tathārūpī 921 như vậy, như thế ấy

Tathāsata 543 niệm như thế

Tathāsamāhita 543 tâm định như thế

Tadadhimuttatā 348.357.359 tình trạng quyết đoán cảnh

Tananudhammatā 828 thuộc khuynh hướng ấy

Tadupari 1104 cõi trên

Tadekajjha 2.859 chung thành một, sự tồng kết

Tadekaṭṭha 844.36 sanh chung pháp ấy, đồng với pháp ấy

Tandi 849.874 Tiêu cực, sự uể oải

Tandiyanā 874 sự lừ đừ

Tandimanakatā 874 sự mệt mỏi

Tannidāna 839 nhân ấy

Tapa 982 một hình thức tu hành xác, khổ hạnh

Tappaccaya 939 do duyên ấy

Tama 939 ám muội, bóng tối

Talavaṇṭavāta 118 do gió quạt

Tāvatiṃsa deva 1105.1106 Ðạo Lợi thiên

Tāvadīghāyukā 1107 cho đến loài trường thọ

Tikkhindriya 844 lợi căn

Tiṇa 115 cỏ, thảo mộc

Tiṇaggi 117 lửa cỏ

Tiṇasannicayasantāpa 117 chất nóng của đống cỏ

Tiṇṇa 644 vượt khỏi, đi qua

Tiṇṇavicikiccha 599.644 vượt khỏi hoài nghi

Titthāyatana 300.312.336 thuyết ngoại giáo, ngoại đạo xứ

Titthiya 604 ngoại đạo

Titthiyasāvaka 604 đệ tử ngoại đạo

Tintina 849.870 siễm nịnh, nịnh bợ, sự ton hót

Tintināyanā 870 thái độ ton hót

Tintināyitatta 870 tính cách nịnh hót

Tipu 115 chì (kim loại) trắng

Tiracchānagata 1096 súc sanh, bàng sanh, loài thú

Tiracchānagāminī 841 dẫn đến bàng sanh

Tiriyaṃ 741.743 bề ngang, hướng ngang

Tuṇhībhāva 599.611 im lặng

Tuṇhībhūta 1017 im lặng

Tuvaṃtuvaṃ 1023 xung đột

Tusita deva 1105.1106 Ðẩu Suất thiên, cõi trời Ðẩu Suất

Teja 117 lửa, hỏa, lửa nóng, sự nóng bỏng

Tejogata 117 cách nóng bỏng

Tejudhātu 117 hỏa giới

Tela 116 dầu

Thambha 849.864 sự cương ngạnh, sự cứng đầu, sự cứng cõi

Thambhanā 864 thái độ cứng cõi

Thambhitatta 118.355.643.864 tính cách cứng cõi, tình trạng lay chuyển, tính lay động

Thāma 240.486.507 sự dốc lòng

Thīna 633.844.877 hôn trầm, sự dã dượi

Thīnamiddha 449.599.651.983 hôn trầm và thụy miên, hôn thụy (cái)

Thīyanā 633.877.960 thái độ hôn trầm, tính cách dã dượi

Thīyitatta 633.877.960 tình trạng hôn trầm, tình trạng dã dượi

Thullakumārīgocara 604 hành xứ gái già, chỗ ở gái già

Thusaggi 117 lửa trấu

Theta 975.1004 sự cả quyết, sự quả quyết

Thoka 831 ít, kém

Dakkhiṇa 118.609.743 phía hữu, phía tay mặt, hướng nam

Daṇḍa 650 cây gậy, hình phạt, sự phạt vạ, gậy trượng, gậy gộc

Daṇḍabhaya 974 hiểm nạn về hình phạt

Daṇḍādāna 1023 cầm gậy, chấp trượng

Dadhi 116 sữa đặc

Danta 115.423.434 răng

Dantakaṭṭhadāna 604 cho bàn chải răng

Dandha 830.845 mù, đui, chậm chạp

Dandhābhiññā 370.830 nakevalam đắc trì, chứng ngộ chậm

Dava 608.922 sự nô đùa

Dassana 45.97 nakevalam kiến đạo, sự nhận thấy, sự giác ngộ

Dahati 886.888.890.893 tự nhận, nhận chịu

Daḷhīkamma 908 sự chấp cứng

Dāna 1105 bố thí, sự cho, sự thí

Dānamaya 257.797.805 bố thí thành, thí thành, sự do bố thí

Diṭṭha 241.825.848.967.1111 thấy, kiến

Diṭṭhadhammanibbāna 985 Niết bàn hiện tại

Diṭṭhadhammanibbānavāda 1072 Luận chấp Niết bàn hiện tại, Niết bàn hiện tại luận

Diṭṭhadhammasukhavigāra 398.787 hiện tại lạc trú

Diṭṭhānusaya 844.1005 kiến tiềm miên, tà kiến ngủ ngầm

Diṭṭhāsava 961 kiến lậu

Diṭṭhi 312.600.804.844.975.1012.1034 nakevalam quan kiến, sự thấy, sự quan niệm, kiến, kiến thức

Diṭṭhikantāra 312 kiến trù lâm

Diṭṭhigata 312.370.859.961 thiên kiến, tà kiến

Diṭṭhigatapatisamyutta 904 liên hệ thiên kiến, liên quan tà kiến

Diṭṭhigatavippayutta 785 bất tương ưng tà kiến

Diṭṭhigatasampayutta 291.785 tương ưng tà kiến

Diṭṭhigahana 312 kiến chấp

Diṭṭhibyasana 149.268.987 suy thoái tri kiến, suy vong tri kiến, suy thoái kiến thức

Diṭṭhivipatti 850 kiến hoại

Diṭṭhivipariyesu 966 kiến điên đảo, sự điên đảo về kiến thức

Diṭṭhivihandita 312 kiến tranh chấp

Diṭṭhivisūkāyika 312 kiến hý luận

Diṭṭhisanga 979 kiến hệ lụy

Diṭṭhisannojana 312 kiến triền, tà kiến triền

Diṭṭhisampanna 839 kiến cụ túc, hạng người thành tựu tri kiến

Diṭṭhisalla 980 mũi tên tà kiến

Diṭṭhupādāna 264.963 kiến thủ

Dinna 949.1031 công đức thí, sự bố thí

Dibba 1011.1106 thiên, thuộc về cõi trời

Dibbacakkhu 833.847 thiên nhãn

Divasa 609 ban ngày

Disa 741.743 phương hướng

Dīgharatta 1004 lâu dài

Dukkata 1031 ác hành

Dukkarakārikāpatisamyutta 904 liên quan khổ hạnh

Dukkha 98.121.239.255.441.570.599.798.940.966.990.1014 nakevalam sự khó chịu, sự khổ

Dukkhakkhandha 255.273.303.340 khổ uẩn

Dukkhadhamma 149.268 nổi khổ, hiện trạng khổ đau

Dukkhadhātu 121 khổ giới

Dukkhanidāna 926 nhân khổ

Dukkhanirodha 160.176.256.570 nakevalam khổ diệt

Dukkhanirodhagāmanī 162.175.256.570 nakevalam khổ diệt hành lộ

Dukkhappabhava 926 nguồn khổ

Dukkhamūla 926 gốc khổ, khổ căn, cội khổ

Dukkhasamudaya 158.172.256.570 nakevalam khổ tập, nhân sanh khổ

Dukkhasacca 1078 khổ đế

Dukkhāpaṭipadā 370.459.830 nakevalam hành nan, thực hành khắc khổ, hành khó khăn

Dukkhita 905 bị đau khổ

Dukkhindriya 216.1079 khổ quyền

Duggata 744.547 cùng cực, ác thú

Duggati 839.847.988.1107 ác thú, khổ cảnh, khổ thú

Duggatibhaya 974.989 hiểm họa khổ thú, hiểm nạn sanh khổ cảnh

Duccarita 1009 ác hạnh

Duṭṭhacitta 539.984 ác tâm, tâm ác, dã tâm

Dutiya 665 thứ hai, đệ nhị

Dutiyajjhāna 838 Nhị thiền

Dutiyā 926 tình bậu, ái thứ đệ

Duppañña 844.868.951.1008 ác tuệ, thiểu trí

Dubbaṇṇa 847 xấu sắc

Dubbala 1013 yếu, yếu sức, yếu kém

Durabhisambhava 618 khó tìm đến

Durupeta 744 khốn khổ

Dussīla 868.951.955 ác giới

Dussīlya 604.851.920.957 ác giới

Dūra 7.613.618 viễn, xa, xa vắng

Dūviññāpaya 844 nan giáo hóa, khó cảm hóa

Dūsanā 122.632.908 tính cách hãm hại

Dūsitatta 629.632.908 thái độ hãm hại

Deva 982.1035.1104 chư thiên, vị trời

Devakāya 982 thân chư thiên, một hạng chư thiên

Devaññatara 982 vị chư thiên hạng thấp, thiên tử (= Devaputta)

Devalokagāminī 841 dẫn lộ thiên giới, đưa đến cõi Trời

Devī 1103 Hoàng Hậu

Desenti 674 thuyết giảng

Domanassa 145.149.152.431.599.922.957.990 ưu buồn, ưu tư

Domanassaṭṭhāniya 999 đáng chỗ buồn

Domanassadhātu 121 ưu giới

Domanassasahagata 352.782 câu hành ưu

Domanassindriya 236.1079 ưu quyền

Dovacassatā 850.955.997 nan giáo, tình trạng khó dạy, sự khó dạy, tính cách khó dạy

Dovacassāya 918.951 sự khó dạy

Dovacassiya 918.951 thái độ khó dạy

Dosa 122.466.844.908.941.4.949.1017.1080 sân, sự nóng nảy, sự hãm hại

Dosakasāva 947 khuyết tật sân

Dosakkhaya 100.130 sự đoạn tận sân

Dosaggi 946 lửa sân

Dosasaṅga 979 sân hệ lụy

Dosasalla 980 sân tiển, mũi tên sân hận

Dosāgati 965 thiên vị vì giận, thiên vị vì ghét, thiên vị vì sân

Dvākāra 844 ác hành tướng

Dvedhāpatha 355.643 sự phân vân

Dvelhaka 355.643 sự lưỡng ước

Dhaja 860.880.896.996 cao kỳ

Dhaññasannicayasantāpa 117 sức nóng từ đống lúa

Dhana 883.888 tài sản

Dhanāsā 926 muốn tài sản

Dhamma (idam yebhuyyikam) pháp

Dhammacchanda 467.495.507.520.532 pháp dục, sự ước nguyện trong pháp

Dhammaṭṭhitiñāna 836 trí pháp tụ

Dhammataṇhā 159.161.926.994 pháp ái

Dhammadhātu 122.1077 pháp giới

Dhammanijjhānakkhanti 804 kiên nhẫn nghiệm pháp

Dhammaniruttābhilāpa 777.829 pháp ngữ đối thoại

Dhammapaṭisanthāra 921 sự tiếp đãi pháp

Dhammapatisambhidā 777.829 pháp đạt thông

Dhammamacchariya 910.956.978 bỏn xẻn pháp

Dhammavicaya 240.612 trạch pháp

Dhammavicayasambojjhaṅga 241.449.543 trạch pháp giác chi

Dhammavicāra 159.161 pháp tứ

Dhammavitakka 159.161 pháp tầm

Dhammavinaya 600 pháp luật

Dhammasañcetanā 159.601 pháp tư

Dhammasaññā 159.161 pháp tưởng

Dhammānupassī 449.459.462 pháp quán, vị năng quán pháp

Dhammāyatana 100.1076 pháp xứ

Dhammāyatanapariyāpanna 100.130 liên quan pháp xứ

Dhammārammaṇa 291.358.400.768.784 cảnh pháp

Dhātu 926 giới, bản chất

Dhātunānatta 842 dị diệt bản chất, bản chất sai khác

Dhāraṇatā 240.612 thái độ ghi nhận

Dhiti 240.507 nghị lực

Dhīra 1107 người trí tuệ, bậc trí

Dhurasampaggāha 240.484.507 phò trì trách nhiệm, nhận lãnh trọng trách

Dhuva 1004.1042.1061 vững chắc

Nakha 115.432.433.434 móng tay ...

Natthi 949.1031 không có, vô hữu

Natthikiñci 599.701 không có cái chi, không có chi cả

Nadati 800 rống lên, gầm lên

Nandirāgasahagata 158 câu hành hỷ tham

Nandī 299.926 sự vui thích

Nandīrāga 299.926 hỷ tham

Napuṃsakan 1096 trung tính

Nava 608 chín, số chín (9)

Navanīta 116 bơ tươi

Nhāru 115.832.433.434 gân

Nādhimuccati 981 không quyết tin

Nānattatā 1107 khác biệt, sai biệt, sai khác

Nānattasaññā 599.690.851.951 dị biệt tưởng, tưởng dị biệt

Nānappakāra 432.433.434 thể dị biệt

Nānādhātu 800.842 dị biệt giới, dị biệt bản chất, bản chất khác nhau

Nānādhimuttikatā 800.843 khuynh hướng dị biệt, khuynh hường sai khác

Nānārammaṇa 795.802 biết cảnh dị biệt

Nānāvatthuka 795.802 vật dị biệt

Nāma 259.295.802 danh, tên

Nāmapaccaya 279.275.286.687.290.358.372.400.402 duyên danh

Nāmarūpa 255.259.782.798 danh sắc

Nāmarūpapaccaya 255.276.1881.403 duyên danh sắc

Nāmarūpahetuka 280.281 có danh sắc làm nhân

Nāmasampayutta 282.375 tương ưng danh

Nāmahetu 275.279.374 có danh làm nhân, có nhân là danh

Nāsacchidda 119 lỗ mũi

Nāsikagga 624 chót mũi, chót sóng mũi

Nikati 911 sự phỉnh gạt

Nikanti 926 tham vọng

Nikāmanā 926 ước vọng

Nikāmalābhī 831 dễ dàng đắc chứng

Nikkathaṅkatha 646 chẳng nghi ngờ

Nikkama 240.486.507 sự cần cố

Nikkhittacchandatā 863.952.954.956 để qua ước vọng, đặt xuống ước vọng

Nikkhittadhuratā 863.952.954 để qua phận sự, đặt xuống phận sự

Nikkhepa 148.267 bỏ lại

Nigama 1013 thị trấn

Nicca 839.960.966.1042.1107 thường, sự tồn tại, sự trường cửu

Niṭṭhuriya 900 tư cách nhám nhúa

Niṭṭhuriyakamma 909 hành động nhám nhúa

Nittiṇṇa 644 vượt khỏi

Niddārāmatā 996 thích ngủ nghỉ

Nindā 1014 sự chê bai

Nipaka 1107 người khôn ngoan, sự khôn ngoan

Nipuṇa 1107 sự khéo léo, người khéo léo

Nippesikatā 849.881 sự lờn khinh

Nibatta 3.653.663.780 đang xuất hiện, đang hiện ra

Nibbatti 302.338 sự sanh ra

Nibbatteti 467.484 khởi sanh

Nibbatteyya 839 có thể sanh

Nibbāna 545 Niết bàn

Nibbānogadhagāmī 1107 lối dẫn nhập Niết bàn

Nibbidā 798.827 sự yếm ly, sự yếm ố, sự nhàm chán

Nibbidāsahagata 828 câu hành yếm ly

Nibbeṭheti 1017 tránh né tội, chạy tội

Nibbedhabhāginī paĩĩà 798.828 quyết trạch phần tuệ

Nimitta 432.445.449.880 sự ra dấu, tướng, tướng dạng, ấn tướng

Nimittakamma 880 hành động ra dấu

Nimittaggāhī 677.922.957 chấp tướng chung

Nimmānaratī deva 1105 Hóa lạc thiên

Niyaka 4.10.16.22.28 tư hữu, của riêng

Niyata 46.96.796 nakevalam sự cố định, pháp cố định

Niyāma 844 cố định, nhất định

Niyyānika 46.96.370.796 nakevalam pháp dẫn xuất

Niraya 839.847.988 địa ngục

Nirāyagaminī 841 nhân dẫn đến địa ngục

Nirāmisa 441.543.834 không thuộc vật chất

Nirutti 784 ngôn từ, ngôn ngữ

Niruttipaṭisambhidā 777.829 ngữ đạt thông

Niruddha 7.9.15.21.27 đã tiêu diệt

Nirodhataṇhā 926 ái diệt, ái đoạn diệt

Nirodhadhamma 836 hiển nhiên diệt

Nirodhanissita 552.570 y cứ đoạn diệt

Nirodhasacca 1078 Diệt đế

Nisajja 802 sự ngồi, an tọa

Nisinna 599.612 ngồi, đã ngồi

Nisīdati 599.622 ngồi

Nisevati dụng nạp

Nisevanā 918.951.960 sự giao hiếu, sự đeo đuổi

Nissaraṇadassāvī 605 thấy xuất ly, thấy thoát ly

Nissesa 743 không dư sót

Nīvaraṇa 91.599.648.926.983 triền cái, pháp cái

Nīvaraṇavippayutta 46.91 nakevalam bất tương ưng cái

Nīvaraṇasampayutta 46.91 nakevalam tương ưng cái

Nīvaranīya 46.91.795.803 nakevalam cảnh cái

Nekkhammadhātu 122 xuất ly giới

Nekkhammapaṭisaṃyuttam 112 liên hệ với sự xuất ly

Nekkhammasaṅkappa 164.571 xuất ly tư duy

Nepakka 599 thận trọng

Nepuñña 912 sự khôn ngoan

Nemittikatā 849.880 sự ám chỉ

Nerayika 1096 loài địa ngục

Nevasaññānāsaññābhava 265 Phi tưởng phi phi tưởng hữu

Nevasaññānāsaññāyatana 707.828.838.845 Phi tưởng phi phi tưởng xứ

Nevasaññānāsaññāyatanasaññāsahagata 368 nakevalam câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ

Nevasaññināsaññivāda 1072 phi tưởng phi phi tưởng luận

Nevasaññānāsaññāyatanūpaga 1011.1103.1107 đạt đến phi tưởng phi phi tưởng thiên

Nevasaññānāsaññī 706.985.1021.1034 hạng người phi tưởng phi phi tưởng

Pakāsita 1106 tuyên thuyết, được trình bày, được công bố

Pakāsenti 674 tuyên thuyết

Pakopa 122.629.632.926 sự giận hờn

Pakkhavātā 118 gió do cách chim

Paggaṇhāti 465.470.483.488.502.506 kiên trì, bám giữ, nắm chặc

Paggāha 768 chiếu cố

Paṅka 926 sự nhiễm đắm

Pacalāyikā 633 sự mơ màng, thiu thỉu ngủ

Paccakkhāya 1071 xả bỏ

Paccatta 4.648.834 phần riêng, tư nội

Paccanubhoti 1104 nhận lãnh

Paccanubhonti 795.802 hưởng cảnh

Paccaya 838 duyên

Paccayapaṭisevanasaṅkhatā 878 bảo rằng thọ dụng lễ vật

Paccavekkhaṇāñāṇa 833.838 phản khán tuệ, trí phản khán

Paccavekkhaṇanimitta 833 phản khán tướng

Paccuppatthambheti 470.488 hổ trợ

Paccuppalakkhanā 612 sự khảo sát

Paccuppanna 3.45.85.800.840.859.939 hiện tại, đang sinh tồn, đang tồn tại

Paccuppannasukha 834 hiện tại, an vui hiện tại

Paccuppannārammana 45.85 nakevalam có cảnh hiện tại, biết cảnh hiện tại

Pacceti 845 nhận định

Pacchima 118.743 cuối, cuối cùng, sau rốt, hướng tây

Pajappā 926 thái độ mộng ước

Pajānanā 240.612 sự biết rõ, sự hiểu biết

Pajānāti 800.839 hiểu rõ

Pañcavokārabhava 265 ngũ uẩn hữu

Pañcama 719.730 thứ năm, đệ ngũ

Pañcupādānakkhandha 145.157 ngũ thủ uẩn

Paññatti 784 chế định, sự giả thiết, giả thiết

Paññavā 844.868 có trí tuệ, người có trí, bậc trí tuệ

Paññā 240.612.830.839.1107 trí tuệ, sự hiểu rõ

Paññā-āloka 612 tuệ như ánh sáng

Paññā-obhāsa 612 tuệ như hào quang

Paññāpajjota 612 tuệ như đèn

Paññāpāsāda 612 tuệ ngư lâu đài

Paññāpenti 674.1011 giải thích, giả thuyết, chủ trương

Paññābala 612 tuệ lực

Paññādubbalīkaraṇa 599.650 muội lược trí tuệ

Paññāratana 612 tuệ như báu vật

Paññāvimuti 848 tuệ giải thoát

Paññāsattha 612 tuệ như vũ khí

Paññindriya 236.612.844.1079 tuệ quyền

Paṭikkanta 599.612 bước lui

Paṭiggāha 312 cố chấp

Paṭigha 122.352.629.926.1005.1029 phản kháng

Paṭighasaññā 599.689 đối ngại tưởng, chướng ngại tưởng

Paṭisampayutta 352.785 tương ưng phẩn nhuế

Paṭighāta 122.353.629.632.926.993.1014 sự phẩn nộ, sự phản kháng

Paṭighānusaya 844 phẩn uất tiềm miên

Paṭicarati 1017 tránh né vấn đề

Paṭicca 860.861 dựa vào, căn cứ vào

Paṭiccasamuppanna 844.932 Y tương sinh

Paṭicchādanahetu 911 nhân che dấu

Paṭijānāti 800 tự nhận

Paṭiññā 601 sự tự nhận

Paṭinissagga 160 sự dứt bỏ

Paṭinissaṭṭhatta 634.639 đã phóng xả

Paṭipajjati 922 thực hành, thực hiện

Paṭipadā 256.570.830.841 sự thực hành

Paṭippassaddhi 558 sự tỉnh lặng

Paṭippassaddhiladdha 834 đạt đến vắng lặng

Paṭippassambhanā 558 sự an tịnh

Paṭippassambhitatta 558 trạng thái an tịnh

Paṭippharati 1017 phản kháng

Paṭibandhu 926 sự kết buộc

Paṭibāḷha 840 bị trở ngại

Paṭibujjhati 795.802 thức dậy, thức giấc, tỉnh thức

Paṭibhāṇa 361.883.888 biện tài, trí kiến luận

Paṭibhāṇapaṭisambhidā 777.829 biện tài đạt thông

Paṭibhāṇamada 849 kiêu hãnh biện tài

Paṭiladdha 844 đắc được, có được, thành tựu

Paṭilābha 146.266.508.521.657.678 viên đắc, sự thành tựu

Paṭivijjhati 827 thấu triệt

Paṭivinīta 440.457 bị tẩy trừ

Paṭivirati 178.583.768 sự ngăn trừ

Paṭivirodha 122.632.903.926.1014 sự phản kháng, sự chống đối, sự phản đối, sự bực tức

Paṭivedha 798.828 sự triệt ngộ

Paṭisaṅkhā 608 quán tưởng

Paṭisanthāra 995 sự tiếp đãi

Paṭisallānasārūpa 599.620 chỗ thích hợp thiền tịnh

Paṭisamvedeti 940 cảm thọ

Paṭisārambha 865 sự tranh hơn

Paṭisārambhanā 865 thái độ tranh hơn

Paṭisārambhitatta 865 tính cách tranh hơn, tính cách tranh giành

Paṭissati 240.612 tưởng niệm

Paṭṭhapenti 674.795.802 xác minh, thực hiện tạo thành

Paṭhama 655.711.715.722.726 thứ nhất, trước tiên

Paṭhamakappika manussa 1096 loài người sơ kiếp, nhân loại sơ kiếp

Paṭhamajjhāna 838 Sơ thiền

Paṭhamasamannāhāra 130 thu cảnh sơ khởi

Paṭhavīkasiṇa 366.711 đề mục đất, biến xứ đất

Paṭhavīdhātu 115 địa giới

Paṇamanā 875 sự văn minh

Paṇidahati 911 nguyện cầu

Paṇidhāya 599.623.982 giữ lại, kiềm chế, với ước vọng, với nguyện vọng

Paṇidhi 926.1107 sự cầu vọng, bổn nguyện

Paṇihita 623 kềm giữ

Paṇita 6.45.85.834.847.1013.1107 tốt, tốt đẹp, ngon, tinh lương, cao thượng, cao sang

Paṇitamata 6 biết là tốt đẹp

Paṇitasammata 6 cho là tốt đẹp

Paṇitādhimuttika 843 có khuynh hướng cao thượng

Paṇḍakagocara 604 hành xứ người lại cái, hành xứ người bộ nấp

Paṇḍara 125.170.294.743 bạch tịnh

Paṇḍicca 612 sự thông thái

Patoda 612 sự sắc xảo

Patta 241.825 sự đạt đến

Pattadāna 604 cho lá cây

Pattamaṇḍanā 871 sự chưng dọn bình bát

Pattasaññitā 899 ngộ nhận đã đạt đến, tưởng lầm đã đạt đến

Pattarasa 116 vị chất lá cây

Patti 370.508.521.657.678.1013 sự chứng đạt, sự đạt đến

Patthanā 926 hoài vọng

Padahati 465.471.506 phấn đấu

Padosa 122.629.926 sự ám hại

Padhāna 471 sự phấn đấu

Padhānasaṅkhāra 506.507.520 cần hành, hành vi nỗ lục

Panta 873.950 vắng vẻ

Papañcārāmatā 992 thích hưởn đãi

Papañcita 1034.1038.1044.1048.1053 hý tưởng, chướng ngại

Papphāsa 115.432.433.434 phế, phổi

Pabbajita 613.1035 tu sĩ, vị xuất gia

Pabbata 115.599.617 triền núi, núi non

Pamajjanā 863.952.954 thái độ hưởn đãi

Pamajjitatta 952.954.863 tính cách hưởn đãi

Pamāda 849.863.952.956 sự dễ duôi, sự khinh suất, sự buông lung, sự giải đãi, sự hưởn đãi

Pamodanā 557.654 sự hỷ diệt

Payirūpāsati 604.843 liên hệ, quan hệ

Payogavipatti 840 hành vi bất lợi

Payogasampatti 840 hành vi thuận lợi

Parakaṭuka 921 sự châm chích kẻ khác

Parakata 975 do người khác tạo

Parakkama 240.486.507 sự ráng sức

Parakkamati 911 hành động

Paracitta 833.835 tha tâm, tâm của người khác

Paranimmitavasavattī deva 1103.1105.1106 cõi Tha Hóa Tự Tại

Parapuggala 800.825.844 nhân vật khác, người khác, tha nhân

Parama 543 cao siêu

Paramadiṭṭhadhammanibbāna 990 tối thượng hiện tại Niết bàn

Paralābha 910 lợi lộc của kẻ khác

Parasatta 900.825.844 chúng sanh khác, loài hữu tình khác

Parānudayatāpaṭisaṃyutta 849.905 liên hệ ái tha nhân

Parānuvādabhaya 974 hiểm nạn do người khác chê trách

Parābhisajjanī 921 sự gay gắt kẻ khác

Parāmaṭṭha 46.92.795.803 nakevalam cảnh khinh thị

Parāmāsa 92.312 nakevalam khinh thị

Parāmāsavippayutta 46.92 nakevalam bất tương ưng khinh thị

Parāmāsasampayutta 46.92 nakevalam tương ưng khinh thị

Parikathā 880 nói khóe cạnh, nói mánh khóe

Parikelanā 871 sự nô đùa

Parikkhatatā 869.911 sự quỷ quyệt, tính cách quỷ quyệt

Parikkhāra 871 vật phụ thuộc

Pariguhanā 911 sự dối gạt

Pariggaha 1023 cố chấp, chấp trước

Paricāreti 990 tận hưởng

Paricca 798.825 chú ý

Paricchādanā 911 che đậy

Parijjhāyanā 149.268 sự nóng, sự đốt nóng

Pariññā 1107 sự liểu tri, sự rõ biết

Pariññeyya 1108 cần biến tri

Pariṇāma 117 sự biến chuyển, sự tiêu hóa

Pariṇāyikā 612 sự hồi quang

Pariṇāha 861 sự khoáng đạt, sự phóng khóang, sự hào phóng

Paritasitā 873.950 buồn chán

Paritta 45.85.118.795.814.831.1107 hy thiểu, chấp kém, nhỏ

Parittabhūmaka 844 thuộc cõi hy thiểu

Parittasabha deva 1107 Thiểu tịnh thiên

Parittābha deva 1107 Thiểu quang thiên

Parittārammaṇa 45.85.797.831 có cảnh hy thiểu, biết cảnh hy thiểu

Parideva 145.255.269.980 sự khóc kể, bi lụy

Paridevanā 150.269 sự la khóc

Paridevitatta 150.269 thái độ khóc than

Parinibbanti 1107 viên tịch

Paripāka 147.267 chín muồi, hư hao

Paripiṭṭhimaṃsikatā 881 sự chê sau lưng

Paripuṇṇāyatana 1096 đầy đủ xứ

Parrbhava 958 sự khinh miệt

Paribhāsaka 604 sự chưởi rủa

Paribhūta 6 bị khinh miệt

Paribheda 303.339 sự phân tán

Parimukha 599.624 trước mặt

Parimoceti 628 giải thoát

Pariyanta 618.1103 giới hạn, tận cùng

Pariyādāya 743 gồm cả

Pariyāpanna 46.96.795.803.1094.1103 liên quan, quan hệ, hệ thuộc

Pariyuṭṭhāna 926.1006 đột khởi, ái xâm nhập

Pariyeṭṭhi 882 tầm cầu

Pariyesanā 882.1023 sự tầm cầu, tưởng vọng

Pariyogāḷha 825 sự thâm nhập

Pariyodāta 635.683 sự tinh khiết

Pariyonāha 633 đậy khuất

Parivāra 861 tùy tùng, người đi theo

Parivāramada 849 kiêu hãnh tùy tùng

Parivīmamsa 543 thẩm sát

Parisa 800 hội chúng

Parisatha 911 mưu mẹo

Parisappanā 355.643 sự lẩn quẩn

Parisasārajjabhaya 989 hiểm nạn do dính líu hội chúng

Parisuddha 635.693 sự thanh tịnh

Parisodheti 599.628.632.637.642.647 thanh lọc, gội rửa, gội sạch

Pariharanā 911 sự dối quanh

Parihāniya 996 sự suy thối, thoái thất

Parūpaghāta 122.950 đã thương người khác

Palāpa 150.269 sự kể lễ

Palālapuñja 599.617 chỗ đống rơm

Palāsā 850.909 hiểm độc, ác hiểm

Palāsāyanā 909 thái độ ác hiểm

Palāsāyitatta 909 tính cách ác hiểm

Palāsāhāra 909 dẫn đến thù hiềm

Paligedha 926 sự trói buộc

Pallaṅka 599.622 ngồi kiết già, thế ngồi kiết già hoặc bán già

Pavatteti 800 vận chuyển, chuyển lăn

Pavāḷa 115 san hô

Pavicaya 240.546.612 cân nhắc

Pavicinati 543 cân phân

Pavivitta 968 bậc viễn ly, sự viễn ly

Pavedenti 924.1031 tuyên bố

Pasanna 604 có tín ngưỡng

Pasaṃsā 1014 sự khen ngợi, sự ca tụng

Pasāda 358.359.400 sự tịnh tín

Pasādapaccaya 358.400 duyên tịnh tín

Pasārita 599.612 duổi ra

Passa 609 nghiêng qua

Passati 701.847 thấy, trông thấy, quán thấy, nhận thấy

Passaddhakāya 543 thân an tịnh

Passaddhi 558 sự yên lặng

Passaddhisambojjhaṅga 449.542.549.558 Tịnh giác chi

Passambhati 543 an tịnh

Passambhanā 558 sự lắng dịu

Passasukha 982 khoái lạc nằm lăn trở

Passāsa 118 hơi thở vào

Pahātabba 45.96.1108 cần đoạn trừ, ưng trừ

Pahātabbahetuka 45.46.85.96 nakevalam hữu nhân ưng trừ

Pahāna 349.465.601.680 sự đoạn trừ

Pahāya 599.625.648 sau khi đoạn trừ

Pahāsa 557.654 sự vui vẻ

Pahīnatta 634.639 đã đoạn trừ

Pahīnapaṭinissaṭṭhatta 634.639 đã xả trừ

Pāṭipuggalika 4.10.16.22.28 thuộc cá nhân

Pāṇātipāta 116.573.767.930.969.982.1009.1028 sát sinh

Pāṇi 920 bàn tay

Pātabyatā 949 sự sa ngã

Pātimokkha 602 Giới bổn Ba la đề mộc xoa, Biệt biệt giải thoát giới

Pātimokkhasaṃvarasaṃvuta 599.602.806 sự thúc liễm trong Biệt biệt giải thoát thu thúc giới

Pātukamyatā 604.879 nói gợi cảm

Pātukarotti 1017 bộc lộ, tỏ lộ, bày tỏ

Pātubhavanti 1095 hiện khởi

Pātubhāva 146.273 nakevalam sự xuất hiện, sự hiện khởi, sự hiển lộ

Pāda 609 cái chân, bàn chân

Pādatala 432.433.434 bàn chân, gót chân

Pānāgāragocara 604 hành xứ quán nước

Pāpaka 466.506.840.901.957.1004.1023 ác, ác xấu

Pāpakiriyā 911 hành vi xấu, hành động xấu

Pāpacarita 844 sở hành xấu

Pāpanā 881 sự lăng mạ

Pāpamittatā 850.918.951.997 hữu ác hữu, có bạn ác

Pāpādhimuttika 844 khuynh hướng xấu

Pāpānusaya 844 ác tùy miên, tùy miên xấu

Pāpāsaya 844 sở chấp xấu

Pāpikā 901 sự xấu xa

Pāpiccha 878.881 ham muốn đê tiện

Pāpicchatā 849.868.991 ác dục

Pāpicchā 1021 ác dục

Pāmojja 557.654 sự no vui, sự hân hoan

Pāragata 644 đi đến bờ kia, đáo bỉ ngạn

Pāramanuppatta 644 đạt đến bờ kia, đắc bỉ ngạn

Pārikkhatiya 869.911 sự khôn lanh, tính cách khôn lanh

Pāripūri 168.465.506.807.961.1013 sự sung túc, sự trù mật, sự trù phú, sự đầy đủ, sự bổ túc

Pāripūrimada 849.861 kiêu hãnh sự sung túc

Pāribhatyatā 879 cách lãnh nuôi trẻ

Pālanā 238 sự gìn giữ

Pālicca 147.267 tóc bạc

Pāleti 436.603.675 trông nom

Pāvacana 600 kinh điển

Pāsāna 115 đá

Pāsāda 614 lâu đài

Piṇḍa 1013 khất thực

Piṇḍapāta 867.953 vật thực

Piṇḍapātahetu 964 do nhân vật thực

Piṇḍapātikatta 861 hạnh khất thực

Piṇḍapātikamada 849 kiêu hãnh hạnh khất thực

Pitā 155.839.872.984.1031 cha

Pitta 116.432.433.434 mật, túi mật

Pittivisayagāminā 841 dẫn đến ngạ quỷ

Piya 145.155.742.746.926.1020.1027 sự thương yêu, người đáng thương yêu, khả ái, vật yêu thương

Piyarūpa 159.161.844 sắc khả ái

Pilāpamatā 923.959 tình trạng lơ đểnh

Pisuṇā 165.572.930.970.1009.1028 nói đâm thọc

Pihaka 115.432.433.434 dạ dày

Pihanā 926 hoan lạc

Piṭha 614 cái ghế ngồi

Pīta 117.119.599.612 màu vàng, uống

Pīti 653.669.711.543.548.557 hỷ, sự mừng vui

Pītigata 990 hoan hỷ

Pītipharaṇatā 833 hỷ biến mãn

Pītimana 543 ý hỷ

Pītivippayutta 803 bất tương ưng hỷ

Pītisampayutta 803 tương ưng hỷ

Pītisambojjhaṅga 449.542.547.552.557.561 hỷ giác chi

Pītisahagata 55.96.796.797.828 câu hành hỷ

Pītisukha 599.654.664 hỷ lạc

Puñcikatā 970.926 sự mê mẫn, sự hạ mình

Puññateja 1107 oai lực phước báu

Puññābhisaṅkhāra 257.265.844 phúc hành

Puttāsā 926 muốn con cái

Puthujjana 839.932.949.963 phàm phu, phàm nhân

Pupphadāna 604 cho bông hoa

Puppharasa 116 vị chất hoa

Pubba 116.432.433.434 mủ

Pubbakāla 897.908 lúc trước, trước tiên

Pubbanta 916.926.932 trước có giới hạn, quá khứ

Pubbantānuditthi 850.916 tiền biên kiến, kiến chấp trước có giới hạn

Pubbantāparanta 926.932 quá khứ và vị lai, trước và sau

Pubbarattāpararatta 599.609 đầu hôm đến cuối hôm

Pubbenivāsa 846 tiền kiếp

Pubbenivāsānussati 800.846 Túc mạng ký ức

Pubbenivāsānussatiñāna 835 Túc mạng trí

Puratthima 118.743 hướng đông

Purāna 608 cũ, lâu rồi

Purisa 839 người nam, đàn ông

Purisakutta 238 nam nết hạnh

Purisatta 237 tính cách nam

Purisadosa 1017 lỗi bị cáo, lỗi lầm của người bị kiện

Purisanimitta 238 nam tướng

Purisapuggala 940 con người

Purisabhāva 238 trạng thái nam

Purisamala 1021 Trần cấu nhơn, bụi nhơ của người

Purisalinga 238 nam căn

Purisākappa 238 thái độ nam

Purisindriya 236.138.1079 nam quyền

Purekkhāra 861 sự tôn vinh

Purekkhāramada 849 kiêu hãnh sự tôn vinh

Purejātavatthuka 795.802 nương vật tiền sanh

Purejātārammana 795.802 biết cảnh tiền sanh

Purejātārammana 795.802 có cảnh tiền sanh

Pūra 532.433.434 đầy đủ

Pūjanā 910 sự cúng dường

Pūtikāya 871 thân trược

Pekkha 804 sự quan sát, cảm quan

Peta 1096 ngạ quỷ

Pesuñña 1023 ly gián ngữ, lời nói đâm thọc, sự thọc mạch, vu khống

Ponobbhavikā tanhà 158 ái thành điều kiện tái sanh

Phandita 1025 loạn tưởng

Pharati 691.742 biến mãn

Phritvā 743 biến mãn, tỏa khắp

Pharusa 165.572.930.970.1009.1028 nói độc ác

Pharusavācatā 921 ngôn ngữ độc ác

Phala 788 quả, trái cây

Phaladāna 604 cho trái cây, bố thí quả

Phalarasa 116 vị chất trái

Phalavipāka 1031 dị thục quả

Phalasamangī 798.822 thành quả, hội quả

Phassa 259.261.297.768.782.798 xúc, sự đụng chạm

Phassapaccaya 255.274.286.290.358.372.400 duyên xúc

Phassasampayutta 282.375 tương ưng xúc

Phassahetuka 278.374 có xúc làm nhân

Phassāhāra 1081 xúc thực

Phāṇita 116 đường mía

Phārusiya 864.919 tính cách thô bỉ, sự lố bịch

Phāsu 608 an lạc, sự thoải mái

Phāsukāma 155.604 muốn đem an vui

Phuṭṭha 149.268 đụng chạm, va chạm, gặp phải

Phusanā 297.333.508.521.657.678 đắc chứng, sự va chạm

Phusitvā 922 chạm, đụng

Phoṭṭhabba 98.159.161.922.957.1003 xúc, cảnh xúc

Phoṭṭhabbataṇhā 159.161.926.944 xúc ái

Phoṭṭhabbadhātu 1077 xúc giới

Phoṭṭhabbavicāra 159.161 xúc tứ

Phoṭṭhabbavitakka 159.161 xúc tầm

Phoṭṭhabbasancetanā 159.161 xúc tư

Phoṭṭhabbasaññā 159.161 xúc tưởng

Phoṭṭhabbāyatana 100.1076 xúc xứ

Phoṭṭhabbārammaṇa 291.377.785 cảnh xúc

Phoṭṭhabbāsā 926 muốn xúc

Bandhana 926 ngục tù

Bandhanatta 116 trạng thái khắn dính

Bala 800.958 lực, sức mạnh

Bahiddha 45.55.65.75.85 ngoại phần, phần bên ngoài

Bahiddhā 4.115.433.850.1017 ngoại phần, bên ngoài

Bahiddhārammana 45.85 nakevalam có cảnh ngoại phần, biết cảnh ngoại phần

Bahujana 988 phần đông, quẩn chúng, nhiều người

Bahulīkata 844 được phát tấn

Bahulīkamma 952.954.956 sự phát tấn, sự làm sung mãn

Bahulīkaroti 432.469.487.508.521.611 làm sung mãn, phát tấn

Bahussuta 868 đa văn, nghe nhiều, bậc đa văn, bậc học nghe nhiều

Bāla 1017 người ngu, sư ngu si, sự ngu xuẩn

Bāhāvikkhepa 1017 khoa tay, múa tay, múa máy tay chân, múa tay quơ chân, khoa tay múa chân

Bāhira 93.115.859 nakevalam bên ngoài, ngoại phần, ngoại uẩn

Bāhirārammana 795.802 biết cảnh ngoại phần, biết cảnh bên ngoài

Bimbohana 614 gối kê

Buddha 872.956.958 Ðức Phật, vị giác ngộ

Buddhapaṭikuṭṭha 604 bị Ðức Phật quở trách, bị chỉ trích bởi Ðức Phật

Buddhasāvaka 958 đệ tử Phật

Bojjhanga 958 giác chi

Bodhipakkhika 599.611 Pháp Ðảng giác

Byantikata 440.625.659.662.669.681 sự tận diệt

Byappanā 122.582.652 sự hướng tâm

Byappita 440.625.659.662.681 sự cấm chỉ

Byasana 149.268 sự suy vong, suy sụp, suy thoái

Byāvata 1017 chú ý đến

Byādhidhamma 156 sự bệnh, hiện trạng bệnh

Byādhibhaya 971 hiểm nạn bệnh tật

Byādhiyaka 875 thân bệnh hoạn

Byāpajjanā 122.629.632.908.926 thái độ sân độc

Byāpatti 122.629.632.908.926 sự sân độc

Byāpāda 449.629.632.651.930.962.976.983.1028 sân độc, sân ác

Byāpādadhātu 128.929 sân giới

Byāpādapatisaṃyutta 122.927 liên hệ sân độc

Byāpādadosa 229.599 sân độc hại

Byāpādavitakka 927 sân tầm

Byāpādasaññā 928.951 sân tưởng

Brahmacakka 800 Phạm Luân

Brahmacariya 600.982 Phạm hạnh

Brahmacariyānuggaha 608 hổ trợ phạm hạnh

Brahmacariyesanā 936 phạm hạnh cầu

Brahmajāla 859.1072 Kinh Phạm Võng

Brahmatta 839 vai trò Phạm thiên

Brahmapārisajja deva 1107 Phạm chúng thiên, cõi Phạm thiên Sơ thiền Phạm chúng

Brahmapurohita deva 1107 Phạm Phụ thiên, cõi trời Phạm thiên Phạm phụ thuộc cõi Sơ thiền

Brahmaloka 1103 Phạm thiên giới, cõi Phạm thiên

Brāhmana 940.949.990.1011.1035 Vị Bà la môn, hạng Bà la môn, Phạm Chí

Brāhmanamahāsāla 1105 Bà la môn phú hào

Bhagavā 1072 Ðức Thế Tôn

Bhaginī 115 người chị, người em gái, chị em gái

Bhajati 599.604.615.843 sử dụng, cộng tác, thân cận

Bhajanā 918.951.955.960 cộng sự, hợp tác

Bhaṇati 1017 nói chuyện

Bhaṇita 1017 nói ra, phát ngôn, lời nói

Bhattakilamatha 876 sự mệt mỏi do vật thực

Bhattapariḷāha 876 sự nóng nảy do vật thực

Bhattamucchā 876 sự bần thần do vật thực

Bhattasammada 849.876 sự say thực, sự mệt vì vật thực, sự dã dượi vì vật thực

Bhatti 918.951.955.960 thân thiện, khắn khít

Bhadra 601 hiền thiện

Bhantatta 357.638.952 sự tán loạn

Bhabba 844 hữu phần

Bhaya 938.939.971.974.989 sự sợ hãi, hiểm nạn

Bhayadassāvī 599.605 thấy sợ hãi

Bhayāgati 965 thiên vị vì sợ

Bhayānaka 938 sự kinh hoàng

Bhava 255.265.301.337.782.798.912.1107 hữu

Bhavagāmikamma 265 nghiệp đưa đến hữu

Bhavagga 1107 sanh hữu tột cùng, cao tột sanh hữu

Bhavacchanda 912.961 sự ước muốn hữu

Bhavajjhosāna 912.961 sự mê luyến hữu, sự đắm say trong hữu

Bhavataṇha 158.750.926 ái hữu, hữu ái, ái tham trong hữu

Bhavadiṭṭhi 850 hữu kiến

Bhavadiṭṭhisannissita 844 chấp theo hữu kiến

Bhavadiṭṭhisahagata 933 câu hành hữu kiến

Bhavanandī 912 hoan hỷ trong hữu

Bhavanetti 926 cầu sanh hữu, muốn có

Bhavapaccaya 255.274.358.372.400 duyên hữu

Bhavapariḷāha 912 nôn nóng trong hữu

Bhavamucchā 912 mê mẫn trong hữu

Bhavarāga 912.936.1029 hữu tham, tham luyến trong hữu

Bhavarāgapariyuṭṭhāna 1006 hữu tham đột khởi

Bhavarāgasaññojana 1007 hữu tham triền, ái hữu triền

Bhavarāgānusaya 844.1005 hữu tham tiềm miên

Bhavasiñcha 912 quyến luyến trong hửu

Bhavāsava 961 hữu lậu

Bhavissanti 1024.1038.1057 cho rằng "ta sẽ thành"

Bhavesanā 936 hữu cầu

Bhassārāmatā 996 thích nói chuyện

Bhasmāsannicayasantāpa 117 chất nóng trong đống tro

Bhākuṭikā 878 sự chau mày

Bhākuṭiya 878 sự nhăn nhó

Bhāga 1107 một phần

Bhātā 155.872 đàn anh, người anh, người em trai, anh em trai

Bhāvanā 45.96.168.465.481.506.807 nakevalam sự tu tiến, sự tu tập, sự phát triển

Bhāvanānuyogamanuyutta 599.611 sự chuyên chú tu tập

Bhāvanāpāripūri 449 bổ túc phát triển, tu bổ

Bhāvanāmaya 257.797.804.805 tu tiến thành

Bhāvita 844 được tu tập, được phát triển

Bhāvetabba 1108 cần phải tu tập, cần tu tiến

Bhāveti 432.469.508.611 tu tập

Bhāsati 911 nói

Bhāsita 599.612.921 nói, ngạn ngữ, lời nói

Bhikkhata 601 người khất thực, người xin ăn

Bhikkhati 601 khất thực, xin ăn

Bhikkhācāriya 601 hạnh khất thực, hạnh xin ăn

Bhikkhu 601.604.606.964.1013.1017 vị Tỳ kheo, tỷ kheo

Bhikkhunī 604.606 vị Tỳ kheo ni, tỷ kheo ni

Bhikkhunigochara 604 Hành xứ Tỳ kheo ni

Bhindati 601 cắt lìa

Bhindeyya 839 chia rẽ, phá vỡ

Bhinna 984 chia rẽ, phá vỡ

Bhinnaṭta 601 đã cắt đoạn, đã đoạn lìa

Bhinnapatadhara 601 mang vải cắt manh, mang y khiếu mảnh

Bhiyyo 1106 nhiều hơn

Bhiyyokamyatā 867.953 thái độ tham muốn nhiều thêm

Bhiyyobhāva 168.465.481.506.807 gia tăng

Bhiṃsanaka 618 có sự kinh hoàng

Bhisi 614 nệm lót

Bhuttāvī 876 người đã ăn, đã thọ thực

Bhumma udaka 116 nước trong đất

Bhūta 3.9.15.21.27.780 hiện có, đang có

Bhūmi 115.370 nakevalam địa vức, lãnh vực, cõi, đất

Bhūrī 612 sự minh mẫn

Bheda 148.267.303.339.1011 sự tiêu tan, sự hư hoại, sự tan rã

Bhesajjaparikkhāra 867.953 dược phẩm, dược liệu

Bho 990.1011 này ông, hỡi bạn

Bhoga 861 tài sản

Bhogabyasana 149.268.987 sự suy vong tài sản, tài sản suy sụp

Bhogamada 849 kiêu hãnh tài sản

Bhojana 599.608.850.1013 vật thực, thức ăn, việc ẩm thực

Bhonto 847 trưởng thành

Makkha 850.909.991.1021 phản phúc, gièm pha, sự quỷ quyệt

Makkhiyanā 909 thái độ quỷ quyệt

Makkhiyitatta 909 tính cách quỷ quyệt

Magga 366.788.841.958.1013.1103.1107 con đường đạo

Maggaṅga 178.459.520.594 chi đạo, đạo chi

Maggapariyāpanna 241.486.583 liên quan đạo

Maggaphala 403 đạo quả

Maggamuttama 1107 đạo tối thượng

Maggasacca 1078 đạo đế

Maggarammaṇa 45.85.797 có đạo thành cảnh

Maggasamaṅgī 232.798 thành đạo, hội đạo

Maccu 148.267 sự chết

Maccharāyanā 910.956 tính cách bỏn xẻn

Maccharāyitatta 910.956 thái độ bỏn xẻn

Macchariya 850.1021.1023.1029 sự bỏn xẻn, bỏn xẻn

Maccharī 951.955 bỏn xẻn

Macchera 910.956 sự bỏn xẻn

Majjanā 860.861.862 thái độ kiên căng

Majjitatta 860.861.862 tính cách kiêu căng

Majjhattatā 560.670 sự quân bình

Majjhima 45.85.771.1107 trung bình, ở giữa

Mañca 614 giường

Maññanā 860.883.896 tính cách ngã mạn

Maññita 1025 hoang tưởng

Maññitatta 860 tính cách ngã mạn

Maññe 1013 như thể là

Mani 115 Ngọc Ma-ni, ngọc ước

Manda 601 sự tinh khiết

Mandanā 608.871.922 sự chưng dọn, sự bồi dưỡng

Mattaññutā 608 tri độ, biết tri độ

Mattaññū 599.608 tri độ, biết tiết độ

Mada 608.849.860.862.922 kiêu hãnh, tự kiêu, kiêu căng, hãnh diện, sự đam mê

Madhu 116 mật ngọt, mật ong, mật đường

Mana 98.130.159.294.743.957.988 ý, tâm tư

Manasikāra 259.802.960.1107 sự tác ý

Manasikārapaṭibaddha 605 liên hệ tác ý

Manāpa 6.155.742.839.926 đáng vừa lòng

Manāpika 992.1001 có sự vừa ý

Manāyatana 100.125.294.743.1076 ý xứ

Manindriya 125.236.294.743.957.1079 ý quyền

Manussa 1035.1054.1106 con người

Manussarahaseyyaka 599.620 chỗ vắng người

Manussalokagāminī 841 dẫn đến cõi người

Manussupacāra 618 lân cận loài người

Manokamma 466.472.930.936 ý nghiệp

Manokasāva 948 khuyết tật ý

Manoduccarita839.847.863.952 ý ác hạnh

Manoduccaritasamaṅgī 839 có ý ác hạnh, thành tựu ý ác hạnh

Manodhātu 130.379.396.802.1077.1086 ý giới

Manodhātusamaṅgī 690 tâm thuộc ý giới

Manodhātusamphassa 1082 ý giới xúc

Manodhātusamphassaja 1083 sanh từ ý giới xúc

Manopadosa 122.629.632.926 ý ám hại, sự hãm hại trong ý tưởng

Manomaya 1011 do ý tạo, làm bằng ý

Manoviññāna 1011 do ý tạo, ý thức

Manoviññānadhātu 130.294.381.743 ý thức giới

Manoviññānadhātusamaṅgī 690 tâm thuộc ý thức giới

Manoviññānadhātusamphassa 1082.1083 ý thức giới xúc

Manoviññānaviññeyya 795.801 ý thức giới ứng tri

Manovilekha 355.638.643.932 sự rối ý

Manovisama 945 ý bất bình

Manosañcetanā 257.930 ý tư

Manosañcetanāhāra 1081 ý tư thực, tư niệm thực

Manosamphassa 159.161 ý xúc

Manosamphassaja 159.161 sanh từ ý xúc

Manosucarita 839.847 ý thiện hạnh

Manosucaritasamaṅgī 839.847 ý thiện hạnh thành tựu, có ý thiện hạnh

Maraṇa 145.148.267.303.339 tử, sự chết, sự tán vong

Maraṇadhamma 157 sự chết, hiện trạng chết

Maranabhaya 938.971.989 hiểm nạn do chết

Mala 943 trần cấu

Maṃsa 115.432.433.434 thịt

Maṃsalohita 119 máu thịt

Masāragalla 115 ngọc thạch

Mahaggata 45.85.445.741.825 đáo đại, quảng đại

Mahaggatārammaṇa 45.85 nakevalam có cảnh đáo đại, biết cảnh đáo đại

Mahābrahma deva 1107 Ðại phạm thiên, cõi trời Ðại phạm (sơ thiền)

Mahābhūta 259.691 Ðại hiển

Mahārajakkha 844 nhiều trần lao, có mắt nhiều bụi trần

Mahicchatā 849.867.953 sự đa dục, sự ham muốn nhiều

Mahesī 1107 Bậc Ðại sĩ

Mātā 155.839.872.984.1013 mẹ, mẫu thân

Mātāpetikasambhava 1011 do mẹ cha sanh ra

Māna 844.849.860.883.896.977.1010.1012.1034 mạn, sự ngã mạn, sự ỷ mình, sự sánh mình, kiêu mạn

Mānana 910 sự tôn vinh

Mānapariyuṭṭhāna 1006 kiêu mạn đột khởi

Mānasa 125.130.294.330.743 tâm địa

Mānasaṅga 979 mạn hệ lụy

Mānasaññojana 1007.1029 mạn triền, ngã mạn triền

Mānasalla 980 mũi tên kiêu mạn, mạn tiển

Mānātimāna 849.1010 mạn quá mạn

Mānānusaya 844.1005 mạn tùy miên, mạn tiềm miên

Mānusaka 1106 cõi người

Māyā 850.926.1021 ảo vọng, gian lận, sự xảo trá

Māyāvitā 911 tính cách xảo quyệt

Māratta 839 vai trò Thiên ma, vai trò Ma vương

Mārapāsa 926 bẩy ma

Mārabalisa 926 lưỡi câu ma

Māravisaya 926 ma cảnh

Māla 614 phòng ốc

Māsa 1106 nguyệt, một tháng

Māsaàcita 1013 đậu ngâm nước

Micchatta 312 tà tánh

Micchattaniyata 45.85 nakevalam pháp cố định phận tà

Micchā-ājivā 167.574.604 tà mạng

Micchākammanta 960.1016.1030 tà nghiệp

Micchā cāra 165.573.767.930.969.1009 tà hạnh

Micchānāna 1030 tà trí

Micchādiṭṭhi 851.858.949.1021.1028 tà kiến

Micchādiṭṭhika 847 có tà kiến

Micchādiṭṭhikammassmādāna 847 chấp hành nghiệp kiến

Micchāpatha 312 tà đạo

Micchāmāna 849.1010 tà chấp mạn

Micchāvācā 960.1016.1030 tà ngữ

Micchāvāyāma 960.1016.1030 tà tinh tấn

Micchāvimutti 1030 tà giải thoát

Micchāsaṅkappa 122.902.1016 tà tư duy

Micchāsati 960.1016 tà niệm

Micchāsamādhi 960.1030 tà định

Mitta 155 người bạn, bạn bè

Middha 633 sự hôn mê

Middha-sukha 982 khoái lạc ngủ say

Missībhāva 154 sự chung sống

Mukhadvāra 119 cửa miệng

Mukhanimitta 624 môi, hiện tượng cái miệng

Muggasūpatā 604.879 nói ngọt bùi, lời nói như "chè đậu"

Mucchā 926 sự say mê

Muṭṭhasacca 850.851.959 thất niệm, tình trạng thất niệm

Muṭṭhasati 868.1008 sự thất niệm

Muta 967.1015.1111 sự biết, sự cảm nhận (của tỷ, thiệt, thân)

Muti 804 sự cảm nhận, tri giác

Mutta 116.432.433.434 nước tiểu, nước đái

Muttatta 634.639 đã giải thoát

Muttā 115 ngọc trai

Mutti 160 sự giải thoát

Mudita 746 hỷ, tùy hỷ, sự hoan hỷ

Muditā 747.753 tùy hỷ, sự hoan hỷ, sự vui vẻ

Muditāyanā 747.753 sự tùy hỷ

Muditāyitatta 747.753 thái độ tùy hỷ

Muditàsahagata 741.746.758 câu hành tùy hỷ

Mudindriya 844 trì căn, độn căn

Musāvāda 165.572.767.969.986.1021.1023.1028 sự nói dối, vọng ngôn, nói dối

Mūlarasa 116 vị chất rễ cây

Medhā 612 sự mẫn tiệp

Meda 116.432.433.434 mở động vật

Mettā 122.742.743.751 tâm từ

Mettāyanā 122.743.751 sự hài hòa, mát mẻ

Mettāyitatta 122.743.751 thái độ hài hòa, mát mẻ

Mattāyeyya 742 thiện cảm

Mattāsahagata 741.742.751.756 câu hành từ, câu hữu từ tâm

Metti 122.743.751 sự thân thiện, sự từ hòa

Mogha 962 rỗng không, giả tạo, hư ngụy

Moceti 628 giải tỏa

Moha 466.941.944.653.961.1026.1080 si

Mohakasāva 947 khuyết tật si

Mohakkhaya 100.13 sự đoạn tận si

Mohaggi 946 lửa si

Mohasanga 979 si hệ lụy

Mohasalla 980 mũi tên si

Mohāgati 965 thiên vị vì ngu si

Yakana 115.432.433.434 gan

Yato kho 990.1011 khi nào mà

Yathākammupaga 847 tùy theo hạnh nghiệp

Yathābhūta 800.839 như thật

Yatvādhikarana 607.922.957 nguyên nhân chi, nguyên nhân nào mà

Yapanā 238 sự nuôi sống

Yapeti 436.603.675.743 duy trì

Yasa 861.1014 danh tiếng, tiếng tăm, có danh

Yasamada 849 kiêu hãnh danh tiếng

Yātrā 608 như thế nào để

Yāthāvakavatthuvibhāvanā 795.802 sự giải lý theo chuẩn xác

Yāpanā 238.608 sự nuôi dưỡng

Yāpeti 453.627.709.743 sinh sống

Yāma 609 canh giờ

Yāma deva 1105.1106 Dạ ma thiên, cõi Dạ ma

Yāvadattha 1013 thỏa mãn, đến tùy thích

Yiṭṭha 949.969.1031 quả hiến tế

Yugaggāha 909 tranh chấp

Yoga 91.905.926 nakevalam phối, kết, pháp kết buộc, ách phược

Yogakkhemakāma 155.604 muốn cho thoát khỏi khổ ách, muốn cho an ổn khổ ách

Yoganiya 46.795.803 cảnh phối

Yogavippayutta 46 bất tương ưng phối

Yogavibrita 804 sự sắp xếp

Yogasampayutta 46 tương ưng phối

Yoniso 608 khéo léo, như lý

Yobbana 861 thanh niên, tuổi trẻ

Yobbanamada 849 kiêu hãnh thanh niên

Rakkhati 922 hộ trì

Rajatta 115 bạc

Rajju 950 dây trói

Rattaññuta 861 bậc lão thành

Rattaññumada 849 kiêu hãnh bậc lão thành

Ratti 609 đêm, ban đêm, đêm hôm

Rattindiva 1106 đêm ngày, ngày đêm

Randhagavesitā 958 sự tìm lỗi

Rasa 98.159.922.992.998.993.1003 vị, vị chất, phận sự

Rasataṇhā 161.926.994 vị ái

Rasadhātu 1077 vị giới

Rasavicāra 159.161 vị tứ

Rasavitakka 159.161 vị tầm

Rasasañcetanā 159.161 vị tư

Rasasaññā 159.161.689 vị tưởng

Rasāyatana 100.1076 vị xứ

Rasārammaṇa 291.377.411.418.789 cảnh vị

Rasāsā 926 sự muốn vị

Rāga 29.335.651.867.916.941.944.953.992 ái, tham, tham luyến

Rāgakasāva 947 khuyết tật tham

Rāgakkhaya 100.130 sự đoạn tận tham

Rāgaggi 946 lửa tham

Rāgasanga 979 tham hệ lụy

Rāgasalla 980 mũi tên tham ái

Rāja 604.893.1104 Ðức vua

Rājabhaya 972 hiểm nạn do vua

Rājamahāmatta 604 Quan đại thần, đại thần của vua

Rukkhamūla 599.614.617 gốc cây

Rukkhamūlagata 599.621 đi đến gốc cây

Ruci 804.600 khuynh hướng, lập trường

Rūpa 98.100.159.259.900.957.982.992.998.1130.1117 sắc, sắc tướng, hình sắc, cảnh sắc

Rūpakkhandha 2.33.43.1075.1103 sắc uẩn

Rūpatanhā 159.926.934.994 sắc ái

Rūpadhātu 1077.1088.1097 sắc giới

Rūpadhātu-arūpadhātupatisamyutta 933 liên hệ sắc giới và vô sắc giới

Rūpadhātupariyāpanna 1092 liên hệ sắc giới, liên quan sắc giới

Rūpabhava 265 sắc hữu

Rūparāga 977 tham sắc, sắc tham

Rūpavanta 932.949 có sắc

Rūpavicāra 159.161 sắc tứ

Rūpavitakka 159.161 sắc tầm

Rūpasañcetanā 159.161 sắc tư

Rūpāasaññā 159.161.599.688.689 sắc tưởng

Rūpāyatana 100.1076 sắc xứ

Rūpārammaṇa 291.358.372.400.768.784 cảnh sắc

Rūpāvacara 46.96.796.824.1103 sắc giới

Rūpāvacarasamāpatti 688 thiền nhập sắc giới

Rūpāsā 926 sự muốn sắc

Rūpī 845.1011.1018.1024.1035 nakevalam hữu sắc, có sắc, người hữu sắc

Rūpūpapatti 366.387.406.413.711.751.784 đạt đến Sắc giới

Rogabyasana 149.268.987 suy sụp do bệnh hoạn, suy vong bệnh tật, suy thoái về bệnh tật

Rosanā 122.950 sự kích nộ

Latā 926 ái thừng

Laddha 882 được

Lāpanā 849.879 sự nịnh hót, sự gọi mời

Lasikā 46.432.433.434 nước nhớt, chất nhờn

Lahusa 605 nhẹ nhàng, nhẹ thể

Lahusammata 605 được cho là nhẹ thể

Lābha 508.521.657.678.849.861.878.882.1014.1023 sự đắc thành, lợi đắc, lợi lộc, sự được lợi

Lābhamacchariya 910.956.978 bỏn xẻn lợi lộc

Lābhamada 849 kiêu hãnh về lợi lộc

Lābhāsā 926 muốn lợi lộc

Lālapa 150.269 sự thút thít

Lālapanā 150.269 sự than van

Lālapitatta 150.269 thái độ than van

Līna 633.877.960 sự lui sụt, sự thụ động

Līnatta 849.851.960 sự biếng nhác

Liyanā 633.877.960 thái độ lui sụt, thái độ thụ động

Liyitatta 633.877.960 tình trạng lui sụt, tình trạng thụ động

Lūkha 1013 thô xấu, dỡ tệ

Leḍḍu 950 cục đất

Lena 614 thạch động

Loka 159.169.431.625.800.842.913.949.1031 đời, thế giới, thế gian

Lokadhātu 839 thế giới, bản chất thế giới

Lokiya 46.87.795.803.1108 hiệp thế, thuộc về đời

Lokuttara 46.87.796 nakevalam Siêu thế, vượt khỏi đời

Lokuttarajhāna 370.459.484.522.553.530.722 Thiền Siêu thế

Lobha 466.472.844.1012.1026.1080 tham

Loma 115.432.433.434 lông, mao

Lomahamsa 938 tóc lông dựng ngược, rỡn lông ốc

Loluppa 870.926 sự tham muốn, sự tham lợi

Loluppāyanā 870.926 thái độ tham muốn, thái độ tham lợi

Loluppāyitatta 870.926 tính cách tham muốn, tính cách tham lợi

Loha 115 đồng

Lohita 116.432.434.899.884 máu, huyết, màu đỏ

Lohitanga 115 ngọc Ru-bi

Vakka 115.432.433.434 thận, cật

Vaggagamana 965 hành theo phe phái

Vankatā 919 thái độ co gấp

Vacīkamma 466.795.903.936 khẩu nghiệp

Vacīkasāva 948 khuyết tật khẩu

Vacīduccarita 839.847.863.952.954 khẩu ác hạnh

Vacīduccaritasamaṅgī 839 có khẩu ác hạnh

Vacīvisama 945 khẩu bất bình

Vacīsaṅkhāra 257 khẩu hành

Vacīsañcetanā 257.930 khẩu tư, khẩu cố tư, khẩu tư niệm

Vacīsucarita 839.847 khẩu thiện hạnh

Vacīsucarita samaígì 839 có khẩu Thiện hạnh

Vajja 599.605.638 lổi lầm, tội lỗi

Vajjadassāvī 605 người thấy lỗi lầm, có nhiều tội lỗi

Vajjasaññitā 638 nghĩ là lỗi lầm, tưởng là lỗi lầm

Vañcanā 911 sự lừa phỉnh

Vaṇṇa 861 dung sắc, sắc đẹp

Vaṇṇapokkharatā 883.888.907 danh vọng thiên hạ

Vaṇṇamacchariya 910.956.978 bỏn xẻn thanh danh

Vaṇṇamada 849 kiêu hãnh danh tiếng

Vata 901.932.962.982 hạnh tu, một giới cấm

Vattati 436.603.627.675.709 xử sự

Vattanā 238 sự tồn tại

Vatthu 802.883.891 sự, tông, điều kiện, sự kiện, sự việc, câu chuyện

Vada 1004 nói được

Vana 926 ái sâm lâm

Vanatha 926 ái mật lâm

Vanapattha 599.618 chỗ ở nơi rừng.

Vanasanda 618 (trú xứ) trong rừng rậm, thuộc rừng rậm

Vantatta 634.639 đã đào thải

Vandana 910 sự đảnh lễ

Vambhanā 881 sự sỉ vã

Vaya 303.339 sự biến hoại

Vayadhamma 836 hiển nhiên biến

Valittacatā 147.267 da nhăn

Vasā 116.432.433.434 dầu da

Vassagga 1106 niên kỷ, tuổi

Vācasika 920.957 thuộc về khẩu

Vācā 150.269.572 lời nói, sự phát ngôn

Vāditā 968.1015 nói là

Vāya 118 gió, sự thổi phồng

Vāyamati 465.468.486.506 tinh tấn

Vāyāma 240.468.486.507 sự tinh cần

Vāyogata 118 sự căng phồng

Vāyodhātu 118 phong giới, nguyên tố gió

Vārigamana 965 lưu chuyển như nước

Vikīranā 911 sự giả vờ

Vikkhitta 445.825 phóng dật

Vikkhepa 357.638.952.959 tán loạn, sự lao chao

Vigata 3.9.15.20.27 đã lìa mất

Vigatakathankatha 646 lìa bỏ hoài nghi

Vagatathīnamiddha 634 ly hôn thụy, ly hôn trầm thụy miên

Vigatābhijjha ceta 599.626 Tâm ly tham ác

Viggaha 1023 phân tranh

Vicaya 240.612 lựa chọn

Vicāra 652.653.711.715.716 Tứ, sự quan sát cảnh

Vicāramatta 45.85 nakevalam hữu tứ, còn tứ

Vicāravippayutta 803 bất tương ưng tứ

Vicārasampayutta 803 tương ưng tứ

Vicārita 990 còn tứ

Vicikicchati 932.981 hoài nghi, do dự

Vicikicchā 355.449.599.651.844.932.976.1026 hoài nghi, sự không xác quyết

Vicikicchānīyaraṇa 983 hoài nghi cái

Vicikicchānusaya 844.1005 hoài nghi tiềm miên

Vicikicchāpariyuṭṭhāna 1006 hoài nghi đột khởi

Vicikicchāsaññojana 1007.1029 hoài nghi triền

Vicikicchāsampayutta 354.785 tương ưng hoài nghi

Vicinati 543 chọn lựa

Vijanavāta 599.620 chỗ hiu quạnh

Vijambhanā 875 dự bực bội

Vijambhikā 849.875 sự bực mình

Vijjatthāna 804.883.888 tài học, nghệ thuật

Vijjati 839 xảy ra, xuất hiện, hiện hữu

Viññāna 125.258.294.696.798.900.949.1034.1103 thức

Viññānakkhandha 26.74 nakevalam thức uẩn

Viññāṇañcāyatana 697.828.838.845 Thức vô biên xứ

Viññāṇañcāyatanūpaga 1011.1107 đạt đến Thức Vô biên xứ thiên

Viññāṇadhātu 120 thức giới

Viññāṇapaccaya 255.274.286.290.358.372.400 duyên thức

Viññāṇavanta 932.949 có thức

Viññāṇasampayutta 282.375 tương ưng thức

Viññāṇahetuka 278.374 có thức làm nhân

Vinānāhāra 1081 thức thực

Viññāta 967.1015.1111 hiểu được

Viññāya 922 suy nghĩ

Viññeyya 46.87 nakevalam thức tri, ứng tri

Vitakka 122.582.652.653.711.715.927.1116 tầm, sự nghĩ tưởng, sự nghĩ ngợi, sự suy tư

Vitakkavicāra 599.659.990 tầm tứ

Vitakkavippayutta 803 bất tương ưng tầm

Vitakkasampayutta 803 tương ưng tầm

Vitakkasahagata 828 câu hành với tầm

Vitakkita 990 còn tầm

Vitti 557.654 sự phấn khởi

Vidita 241.825 sự hiểu biết

Vidisa 743 hướng phụ, phương hướng phụ cận

Vidhavāgacara 604 nơi ở đàn bà góa, hành xứ gái góa

Vidhā 937 Tỷ giảo cách

Vidhūpanavāta 118 gió do thổi

Vinamanā 875 sự ngã mình

Vinaya 600 luật, luật pháp

Vinassati 1011 bị tiêu diệt

Vināsa 985.1011 sự tiêu diệt, sự hủy hoại

Vinicchaya 1023 sự phân biệt

Vinipāta 839.847.988 Ðọa xứ

Vinibandha 989 sự nhiễm trước

Vinīta 440.457 bị hạn chế

Vineyya 440.457 trừ khử, diệt trừ

Vipacanti 840 chín mùi, trổ quả

Vipaccanīkasātatā 872.918.951 thái độ phản đối

Vipatti 840.845 bất lợi, sự không đắc thành, sự bất đắc

Vipattipatibāḷha 840 bị trờ ngại bởi điều bất lợi

Vipariṇata 3.9.15.21.27 đã chuyển biến chuyển

Vipariṇāmaññathābhāva 990 tình trạng biến hoại chuyển hóa

Vipariṇāmadhamma 98.990 biến hoại

Vipariyesa 966 sự điên đảo

Vipariyesaggāha 300.913.949 nghịch chấp

Vipassanā 612 sự chiếu kiến, minh sát

Vipāka 45.85.372.784.795.808.839.840.1004.1080 quả, dị thục

Vipākadhammadhamma 45.85 nakevalam dị thục nhân, nhân của quả

Vipākahetu 1096 nhân quả, nhân của quả dị thục

Vipākāvaraṇa 844 quả báo chướng

Vipula 741.743.831 rộng lớn

Vippaṭikūlagāhitā 872.918.951 lập trường chấp đối

Vippaṭisāra 638 sự ăn năn

Vippayoga 145.155 sự ly biệt, sự xa lìa

Vippalāpa 150.269 sự kêu gào

Vibhajanti 674 phân tích

Vibhava 985.1011 phi hữu, sự mất hết, sự tiêu mất

Vibhavataṇhā 158.926 ái phi hữu, phi hữu ái

Vibhavadiṭṭhi 850 vô hữu kiến, phi hữu kiến

Vibhavaditthisannissita 844 chấp theo phi hữu kiến

Vibhāveti 701 không hiện hữu

Vibhūsanā 608.871.922 sự trang sức, sự tô điểm

Vimati 355.643 sự dị nghị

Vimutta 445.825 sự giải thoát

Vimokkha 800.845 sự giải thoát

Vimoceti 628 giải phóng

Virati 178.583.768 sự cử kiêng

Virāga 599.659.669 lìa xa, ly, tách rời

Virāgadhamma 336 hiển nhiên lìa

Virāganissita 552.579 y cứ ly tham

Virāgūpasañhitā 828 hợp trợ ly tham

Viriya 168.240.465.483.502 nakevalam cần, tinh tấn, cố gắng

Viriyabala 240.486.507 tấn lực, cần lực

Viriyasamādhi 509 tấn định, định do tinh tấn

Viriyasamādhipadhānasaṅkhāra 509 tấn định cần hành

Viriyasambojjhaṅga 449.486.520.542.552.561 Cần giác chi

Viriyādhipateyya 771 cần trưởng

Viriyārambha 240.468.507 cần cố, sự cố gắng

Viriyiddhipāda 531.533 Cần như ý túc, cần thần túc

Viriyindriya 236.240.486.507.854.1079 tấn quyền, cần quyền

Virodha 122.629.632.908.926 sự đối lập, vi nghịch

Virosanā 122.950 sự khiêu khích

Vilokita 599.612 nhìn lui

Vivaṇa 635.683 sự mở mang

Vivaṭṭakappa 846 thành kiếp

Vivara 119.691 kẻ hở

Vivaragata 119.691 hiện tượng kẻ hở

Vivaranti 674 khai thị

Vivāda 1023 luận tranh, tranh luận, đấu tranh

Vivādaṭṭhāna 909 nhuyên nhân đấu tranh

Vivicca 599.651 ly, lìa bỏ

Vivitta 899.613.651 vắng vẻ, thanh vắng

Viveka 653 sự viễn ly

Vivekaja 599.653 do viễn ly sanh

Vivekanissita 552.579 y cứ viễn ly

Visatā 926 ái tỏa lan

Visattikā 926 khát ái

Visama 944 bất bình

Visamacariyā 950 sự thực hành bồng bột

Visamalobha 926 tham bồng bột, sự đèo bồng

Visuddha 847 thanh tịnh, sự trong sạch, sự tinh khiết

Visuddhideva 1104 thanh tịnh thiên

Vesesabhāginī paññā 798.828 Thắng phần tuệ

Visosita 440.457.625.659.662.669.681 sự tàn rụi

Viharati 436.453.599.603.627.675.709.743 trú ngụ, an trú

Vihāra 608.614 tịnh thất

Vihiṃsanā 122.950 sự hãm hại

Vihiṃsādhātu 122.929 hại giới, tính chất não hại

Vihiṃsāvitakka 927 hại tầm

Vihiṃsāsaññā 928.951 hại tưởng

Vihiṃsuparati 608 tránh khỏi thương tổn

Viheṭṭhanā 122.950 sự nhiễu hại

Viheṭheti 950 nhiễu hại

Vihesā 851.950 sự não hại

Viheseti 1017 làm phiền

Vītadosa 445.825 ly sân

Vītarāga 445.825.827 ly tham

Vītikkama 604.920.957 sự thái quá, sự quá đáng

Vītikkanta 688.695 sự vượt khỏi

Vīmaṃsā 515.516.529 thẩm, sự thẩm sát

Vīmamsādhipateyya 771 thẩm trưởng

Vīmaṃsāsamādhi 515 thẩm định

Vīmaṃsāsamādhipadhānasaṅkhāra 515 Thẩm định cần hành

Vīmaṃsiddhipāda 531.535 thẩm như ý túc

Vuccamāna 918 khi được nhắc nhở, được nhắc bảo

Vuṭṭhāti 795.802.845 xuất khỏi, xuất thiền

Vuṭṭhāna 800.845 sự xuất ly, sự xuất khỏi, sự ra khỏi

Vūpasanta 440.457.625.641.659.662.669.681 sự tịnh chỉ

Vūpasama 599.689 vắng lặng

Vedanā 121.239.334.441.608.798.900.1103.1034 nakevalam thọ, cảm giác

Vedanākkhandha 8.44 nakevalam thọ uẩn

Vedanānupassānā 441.549.462 thọ quán, năng quán thọ

Vedanāpaccaya 255.274.286.290.358.372.400 duyên thọ

Vedanāsampayutta 282 tương ưng thọ

Vedanāhetuka 278 có thọ làm nhân

Vedayita 121.151.239.270.298.334.684 sự cảm thọ, tình trạng cảm thọ

Vedalla 783 Phương Quảng kinh

Vedeyya 1004 cảm thọ được

Vepulla 168.465.481.506.807 tiến triển

Vebhabyā 612 sự sáng suốt

Veyyākaraṇa 783.859.1072 ký thuyết

Verabahula 988 có nhiều kẻ thù, có lắm thù nghịch

Veramaṇī 165.178.572.583.768 sự kiêng tránh

Verambhavāta 118 gió độ cao

Velā-anatikkama 178.583.768 không quá hạn

Veviccha 910.926.956 ích kỷ

Vesiyāgocara 604 hành xứ kỹ nữ, chỗ gái điếm, hành xứ gái điếm

Vessa 1035.1039.1045.1049.1054 thương nhân, thương gia

Vehapphala deva 1107. Quảng quả thiên, cõi Quảng quả thuộc tứ thiền

Veḷugumba 614 bụi tre

Veḷudāna 604 cho tre, cho cây tre

Veḷuriya 115 ngọc lưu ly

Vocchādanā 911 sự khỏa lấp

Vodāna 800.845 sự trong sạch, sự thanh tịnh

Voropeyya 839 đoạt, đoạn lìa, đánh mất

Voropita 984 đoạt, đoạn lìa, đánh mất

Voropeyya 839 đoạt hại, giết

Vossagga 863.952.954.956 hết sự buôn thả, sự phóng xả tâm

Vossaggaparināmī 552.570 hướng đến xả ly

Sa-uttara 46.96.445.796.825 nakevalam hữu thượng

Sa-uddesa 846 nét chi tiết

Sakadāgāmiphala 837 Tư đà Hàm quả, quả Nhất Lai

Sakadāgāmimagga 837 Tư Ðà Hàm đạo, đạo Nhất Lai

Sakalikaggi 117 lửa đá

Sakkatta 839 vai trò Ðức Trời Ðế Thích

Sakkāyadiṭṭhi 932.949.936 thân kiến

Sakkāra 849.861.878.882.910 sự lễ kính, vật lễ

Sakkarā 115 sỏi, đá cuội

Sagga loka 839.847 Cõi Trời, Thiên giới

Saṅkappa 122.582.651.652 sự suy xét, tư duy

Saṅkappati 911 suy nghĩ

Saṅkapparāga 651 tham tư duy

Saṅkāraggi 117 lửa rác rưởi

Saṅkilittha 45.46.85.95 nakevalam phiền toái

Saṅkilesa 800.845 sự ô nhiễm, sự phiền não

Saṅkilesika 45.95.795.803 nakevalam cảnh phiền não

Saṅkha 115 xa cừ

Saṅkhata 87.795.801 nakevalam hành tướng, hữu vi

Saṅkhāra 257.293.782.798.839.900.940.1034.1103 hành, hữu vi

Sankhārakkhandha 20.64.100.103.295.301.331.466.508.551.673.1075.1103 hành uẩn

Saṅkhāranirodha 782.798.832 hành diệt

Saṅkhāranirodhagaminī 872.798.832 hành diệt lộ

Saṅkhārapaccaya 255.274.286.290.358.372.500 duyên hành

Saṅkhārasamudaya 782.798.832 hành tập khởi, tập khởi của hành

Saṅkhārasampayutta 282.375 tương ưng hành

Saṅkhārahetuka 278.374 có hành làm nhân

Saṅkhāravasesasamāpatti 706 thiền nhập hữu dư hành

Saṅkhitta 145.157.445.825 tóm lược, hôn trầm, sự muội lược

Saṅkhipanā 881 sự chế giểu, chế rễu

Saṅkhyā 506 định danh, sự đặt tên, sự gọi tên

Saṅga 926 sự dính líu

Saṅganikārāma 860 sự thích tích tụ

Saṅganikārāmatā 996 thích hội chúng

Saṅgati 154.273.303.340.371 hiệp hội

Saṅgahita 3.9.15.21.27 gom lại, gom thành

Saṅgha 601.839.932.956.984.994.1017 Tăng già, Tăng chúng, Tăng lữ

Saṅghamajjha 1017 giữa Tăng chúng

Saṅghātipattacīvaradhārana 599.612 mang y bát và Tăng già lê

Sacca 827.962.975.1004 Ðế, sự chân thật, sự chắc thật

Saccavipaṭikūla 960 sai với sự thật

Saccānulomika 798.804.822 lý luận theo Thánh Ðế

Sacchikata 241 đã chứng ngộ, đã xác chứng

Sacchikatasaññitā 899 ngộ nhận đã chứng ngộ, tưởng lầm

Sacchikatvā 924 sau khi chứng ngộ, sau khi tác chứng, sau khi giác ngộ

Sacchikātabba 1108 cần phải tác chứng

Sacchikiriyā 241.508.521.657.1013 tác chứng, chứng ngộ

Sajjhu 115 bạch kim

Sañcetanā 293.329.373 sự cố quyết

Sañcetayitatta 293.359.768 thái độ cố quyết

Sañjananī 926 sự xuất sanh

Sañjaneti 467.1185sinh thành

Sañjāta 3.653.663.780 đang thành, đang sanh thành

Sañjāti 266.302.338.146 sự sanh khởi

Sañjānanā 635.688.928 tưởng tri

Sañjānitatta 635.688.928 trạng thái tướng tri

Saññamakaranīya 605 nên chế ngự, cần phải chế ngự

Saññā 259.635.688.900.926.949.1034.1103 sự tưởng nhận, tưởng nhớ

Saññākkhandha 14.54.100 nakevalam Tưởng uẩn

Saññābhava 265 tưởng hữu

Saññāmanasikāra 828 tác ý tưởng

Saññāvipariyesa 966 tưởng điên đảo, sự điên đảo trong tưởng

Saññāvedayitanirodha 838.845 sự diệt thọ tưởng, thiền diệt thọ tưởng

Saññivāda 1072 tưởng luận

Saññī 985.1024.1035 nakevalam có tưởng, hữu tưởng, người hữu tưởng

Saññojana 98.850.1007 nakevalam triền, sự ràng buộc, triền phược

Saññojanavippayutta 46.89 nakevalam bất tương ưng triền

Saññojanasampayutta 46.98 nakevalam tương ưng triền

Saññojaniya 46.89.795.803 nakevalam cảnh triền

Saṇṭapanā 878.908 sự duy trì, chú trọng oai nghi

Saṇṭhapeti 691 an lập

Saṇṭāma 861 địa vị, vị trí, vị thế, chỗ đứng

Saṇṭānanada 849 kiêu hãnh địa vị

Saṇṭhiti 240.507 sự vững trú

Sata 609.612.636.834.990 ức niệm, có chánh niệm

Sati 240.459.545.599.612.677.685.828 niệm, ức niệm, chánh niệm, nhớ lại

Satinepakka 543 tuệ niệm

Satindriya 236.240.612.844.1079 niệm quyền

Satipaṭṭhāna 459.642.958 Niệm xứ

Satipaṭṭhānasampayutta 459 tương ưng niệm xứ

Satibala 240.612 niệm lực

Satimā 169.431.434.439.443.456.462.543.599.675 có chánh niệm

Satisambojjhaṅga 449.959.543.545.552.554.561 niệm giác chi

Sattanikāya 146.266 thân hữu tình

Satthā 839.932.981.995 Bậc Ðạo Sư

Satthādāna 123 cầm đao kiếm, chấp kiếm

Satthusāsana 800 Giáo lý Bậc Ðạo Sư

Satha 911 xảo trá

Sathatā 911 thái độ xảo trá

Sadisa 849.884.889.891.937.1022 bằng, ngang bằng, bằng nhau

Sadosa 445.825 hữu sân, có sân

Sadda 98.159.957.992.998.1003 thinh, tiếng

Saddataṇhā 161.926.994 thinh ái

Saddadhātu 1077 thinh giới

Saddavicāra 159.161 thinh tứ

Saddavitakka 159.161 thinh tầm

Saddasañcetanā 159.161 thinh tư

Saddasaññā 159.161.689 thinh tưởng

Saddahati 956 tin tưởng

Saddahanā 240.359.660 sự tin cậy

Saddāyatana 100.1076 thinh xứ

Saddārammaṇa 291.377.411.785 cảnh thinh

Saddāsā 926 muốn thinh, muốn nghe tiếng

Saddha 604.844.868 có đức tin

Saddhamma 851.958 chánh pháp diệu pháp

Saddhā 240.359.660 tín, đức tin, niềm tin, sự tin tưởng

Saddhābala 240 tín lực

Saddhindriya 236.240.844.1079 tín quyền

Sanidassana 85.87 nakevalam hữu kiến

Santa 440.449.641.659.662.669.681.834 sự yên lặng, đang có

Santi 843 có, hiện có, đang có

Santika 7.13.19.25.31.613 gần, cận

Santiṭṭhati 828.119 an lập, thiết lập, chứa đựng

Satuṭṭhitā 608 tư cách tri túc

Santhava 926 thân ái

Sandithiparāmāsitā 991 cố chấp tư kiến

Sannamanā 785 sự uốn mình

Sannissita 844.878.882 nương theo, bám theo, bám vào, hám mùi

Sappaccaya 87.795.801 nakevalam hữu duyên

Sappatigha 85.87 nakevalam hữu đối chiếu, hữu đối kháng.

Sappi 116 bơ sữa, bơ trong

Sappītika 46.96.796 nakevalam hữu hỷ

Sappurisa 932.949 Bậc Chân Nhân

Sappurisadhamma 932.949 pháp Bậc Chân nhân

Sabba 742.744 tất cả, mọi loài

Sabbakāmasamiddhī 1106 sung mãn mọi dục lạc

Sabbaṅgapaccaṅgī 1011 đủ mọi chi thể chính phụ

Sabbattatā 741.743 cùng khắp

Sabbatthagāminī 800.841 dẫn đến mọi sanh thú

Sabbathā 743 mọi nơi

Sabbadhi 741.743 mọi phương xứ

Sabbapānabhūtahitānukampī 599 thương tưởng vì lợi ích mọi loài

Sabbāvanta loka 741.743 hết thảy thế giới

Sabbāsava 1107 nhất thiết lậu hoặc, mọi lậu hoặc

Samagga 601 sự hòa hợp

Samaṅgībhūta 990 thỏa mãn

Samaññā 601 sự ấn định, sự chỉ định

Samaṇa 940.949.990.1011 vị Sa môn, tịnh giả

Samatikkanta 688.695 thoát khỏi

Samatikkama 599.688.965.700.705 vượt khỏi, vượt qua

Samatha 240.507 chỉ tịnh

Samanantāra 795.802 sự tiếp theo, sự liên tục

Samanupassati 932.949.963 nhận thấy

Samannāgata 149.435.452.468.486.507.543 Bậc hội đủ, bậc thành đạt, sự có được, hay bị

Samannāhāra 802.960 sự thu nhiếp, sự chuyên niệm

Samappita 990 sung túc

Samāgrama 154.273.303.340.371 trùng phùng

Samādāya 599.606 thọ trì

Samādiyati 795.802 chấp trì, chấp hành

Samādhi 507.550.800.830.845 định

Samādhikusala 845 thiện xảo tâm định

Samādhija 599.663 do định sanh

Samādhindriya 236.240.507.844.1079 định quyền

Samādhibala 240.507 định lực

Samādhiyati 543 định tĩnh, định vững vàng

Samādhisambojjhaṅga 449.520.542.550.559 định giác chi

Samāna 845.868 có, thường, có, hiện có

Samāpajjati 795.802.845 nhập thiền

Sāmapatti 800.805.845.945 sư phạm, sự vi phạm, sự nhập định

Samāpattikusala 845 thiện xảo nhập thiền

Samāpanna 804.1103 nhập thiền

Samārabhati 469.847 khởi xướng

Samāhita 445.825.868 sự định tĩnh, người định tĩnh

Samijjhanā 508.521 sự thành mãn

Samita 440.625.641.659.662.669.681 sự vắng lặng

Samiddhi 508.521 sự hoàn thành

Samukkāpanā 879 tán thán

Samukkhepanā 881 sự kết tội

Samicchinna 1011 bị đoạn diệt

Samuṭṭhāpeti 467.485 ứng khởi

Samuṭṭhita 3.9.15.21.27 đang ứng khởi

Samudaya 252.237.303.340.371 tập khởi

Samudayasacca 1078 Tập đế

Samudācaranti 828 chi phối

Samunnahanā 879 siểm nịnh

Samupapanna 435.468.508 hoàn đắc, thành đạt hoàn toàn

Samupāgata 452.486.602 mãn đáo, đi đến trọn vẹn

Samupeta 435.452 nakevalam biến nhập, đạt đến hoàn toàn

Samuppanna 3.9.15.21.27 đang tương sanh

Samullapanā 879 tâng bốc

Samodhāna 154.273.303.340.371 tao ngộ

Samoha 445.825 hữu si, có si

Sampakopa 122.629.632.926 sự tức giận

Sampaggaṇhāti 470.488 bảo trì

Sampaggāha 860.883.896 sự đề cao, sự nâng cao, sự đưa lên

Sampajañña 438.455.612.672.667 sự lương tri

Sampajāna 169.431.438.455.609.612.636.672 tỉnh giác

Sampajānakārī 599.912 bậc tỉnh giấc

Sampatta 1107 thành tựu, đạt đến

Sampatti 508.521.657.678.840.845 thành đạt, sự đắc thành, sự thành tựu, sự thuận lợi

Sampatti palibālha 840 bị trờ ngại bởi điều thuận lợi

Sampatthanā 926 vọng cầu

Sampadosa 122.629.632.926 sự quyết ám hại

Sampayutta 654.664.743 tương ưng

Sampayoga 145.154 hội họp - kết hợp

Sampavaṅkatā 918.951.955.960 sự xu hướng

Sampasāda 663 đặng tịnh, yên tịnh

Sampasādana 599.560 tỉnh, tỉnh lặng, thanh tịnh

Sampasīdati 981 tịnh tín, tín ngưỡng, tin tưởng

Sampāpanā 881 sự xuyên tạc

Samphappalāpa 165.572.930.970.1009.1028 ỷ ngữ, tạp uế ngữ, nói nhảm nhí, nói vô ích

Samphusanā 297.333 sự đối xúc

Samphusitatta 297.333 trạng thái đối xúc

Sambodha 545 giác ngộ, đẳng giác

Sambhajati 615 thọ dụng

Sambhajanā 918.951.961 sự cộng tác

Sambhatti 918.951.960 sự tương thân, sự miệt mài, sự tôn sùng

Sambhavanti 1023 hiện hữu, hiện diện, có mặt, xuất hiện

Sammaggata 1031 đi đến chân chánh, chánh hướng

Sammatiñāna 798.825 tịnh trí, chế định trí

Sammatideva Chế định thiên, qui ước thiên, Giả định thiên

Sammatta 844 Sự chính xác, chánh tánh, phần chánh

Sammattaniyata 45.85 nakevalam cố định phần chánh

Sammappadhāna 489.501.958 chánh tinh cần, chánh cần

Sammā 1011 chánh, đúng, hoàn toàn, toàn thiện, trọn cả

Sammā ājīva 162.167.180.574.579.585 chánh mạng

Sammākammanta 166.179.569.573.584.594 chánh nghiệp

Sammādiṭṭhi 163.176.240.570.581.589.612 chánh kiến

Sammādiṭṭhika 847 người có chánh kiến

Sammādiṭṭhikammasamādāna 874 thọ trì theo nghiệp chánh kiến

Sammāpaṭipanna 1031 chánh hạnh, chánh hành

Sammāvācā 162.165.178.572.583 chánh ngữ

Sammāvāyāma 168.181.468.486.507.575.579 chánh cần, chánh tinh tấn

Sammāsaṅkappa 122.164.177.569.571.582.652 chánh tư duy

Sammāsati 169.240.459.587.612 chánh niệm

Sammāsamādhi 170.240.577.589.594 chánh định

Sammāsambuddha 839 chánh giác, chánh đẳng giác

Sammiñjita 599.612 co vào

Sammusanatā 923.959 tình trạng quên lãng, sự quên lãng

Sammūlha 988 bị hôn mê

Sayaṃkata 975 do tự mình tạo

Sarajavāta 118 gió cuốn bụi, gió trốt

Saraṇa 46.96 nakevalam hữu y, hữu tranh

Saraṇatā 240.612 thái độ nhớ lại

Sarāga 445.325 có tham, hữu tham

Saritā 926 ái hà 543 nhớ được

Sarīra 844.1032 thân thể

Salomahaṃsa 618 có sự rỡn lông ốc, mọc lông ốc

Salakkhanā 612 sự tham khảo

Sallapanā 879 ton hót

Sallīyanā 633.877.960 sự trầm lặng

Savicāra 45.96.652.796 nakevalam hữu tứ

Savitakka 45.96.652.796 nakevalam hữu tầm

Savitakkasavicāra 797.810.845 hữu tầm hữu tứ

Sasaṅkhāra 347.360.405.768.784.785 hữu trợ

Sasaṅkhāranigāyhavaritavata 834 hữu tâm trợ thế ngăn phiền não

Sassata 844.961.1004.1032.1042.1061 thường còn

Sassatadiṭṭhi 850.949 thường kiến

Sassatavāda 1072 thường luận

Sahagata 654.664 câu hành, đi chung

Sahajāta 654.644.743 câu sanh, đồng sanh

Sahadhammika 918.951 đúng pháp

Sahanandi 905 đồng vui

Sahabyatā 1105 kết hợp với, đồng loại với

Sahasokī 905 đồng buồn

Sahetuka 44.86.1096 nakevalam hữu nhân

Saḷāyatana 255.260.277.782.788 lục nhập, sáu xứ

Saḷāyatanapaccaya 255.266.277.782.798 duyên lục nhập

Saḷāyatanasampayutta 825 tương ưng lục nhập

Saḷāyatanahetuka 281 có lục nhập làm nhân

Saṃvacchara 1106 niên, một năm

Saṃvattakappa 846 hoại kiếp

Saṃvattati 545 dẫn đến, tiến đến

Saṃvara 602.922.957 sự thu thúc, điều giới thu thúc

Saṃvarakaranīya 605 nên thu thúc, cần thu thúc

Saṃvuta 602 thu thúc, phòng hộ

Saṃhāni 147.267.303.339 sự giảm thiểu, sự tổn giảm

Svavatthita 432.441.445.449 sự chuẩn xác, sự chính xác

Svākāra 844 thiện thành tướng

Saṃsaggārāmatā 996 thích chung chạ

Saṃmaṭṭha 604.654.664 lẫn lộn, hòa lẫn, hòa hợp

Saṃsaya 355.643 sự ngờ vực

Saṃsevati 615 sự tiếp nhận

Saṃsevanā 918.951.960 sự kết giao

Sākāra 846 nét đại cương

Sāta 121.239.298.334.359.654.1043.1062 sự sảng khoái, sự vui, sư vừa ý

Sātacca 599.610 kiên trì

Sātarūpa 159.161.844 sắc mãn ý, sắc vừa lòng

Sātheyya 850.991.1021 xảo quyệt, dối trá, sự lừa gạt, tình trạng xảo trá

Sādhuka 543 khéo

Sādhukamyāta 870.926 mong tốt, sự mong muốn được vật tốt

Sāpattika 1017 người có tội

Sāmantajappā 880 nói quanh quẩn

Sāmantajappita 878 nói quanh co

Sāmisa 441 thuộc vật chất

Sāyita 117.119.599.612 nếm vị

Sāyitvā 922 nếm vị

Sāra 601 cốt lỏi, người có cốt lỏi, hạng pháp lỏi

Sārambha 849.855 sự đấu tranh, sự tranh đua

Sārambhanā 865 thái độ tranh đua

Sārammana 93.795.1109 nakevalam hữu tri cảnh, có biết cảnh

Sārammanārammana 1110 có đối tượng hữu tri cảnh

Sārāga 299.335.867.926.953.992.1014 sự luyến tham, sự tham đắm, sự vui mừng, thỏa thích

Sāvaka 872 thinh văn, hàng đệ tử

Sāsava 795.803.1103 cảnh lậu

Sikkhati 599.606 học tập

Sikkhā 606.773.932.981.995.1017 học giới

Sikkhāpada 599.606.767 điều học, học giới

Siṅga 349.869 sự nham hiểm, sự mánh lới

Siṅgāratā 869 sự mánh khóe

Singhānikā 116.432.433.434 nước mũi

Sinānadāna 604 cho phấn tắm

Siñcha 926 tình thương

Sippa 861 nghề nghiệp, tài nghề

Sippamada 849 kiêu hãnh nghề nghiệp

Sippāyatana 808.883.888 nghề nghiệp, lãnh vực nghề nghiệp, tài nghệ

Sibbinī 926 ái diệt

Siyanti 1044.1048.1063.1067 (siyam iti) rằng "ta có thể là"

Siyā (idam yebhuyyikam) có thể là

Silā 115 đá, cẩm thạch

Siloka 849.878.882 tai tiếng, tiếng đồn đại, danh tiếng, tiếng tăm, danh vọng

Sīta vāta 118 gió lạnh

Sīla 861.932.962.982.1105 giới hạnh, luật cấm chế, giới đức

Sīlabbata 901.932.962 giới cấm

Sīlabbataparāsama 932.962.976.1029 giới cấm trì, sự có chấp theo giới cấm

Sīlabbatupādāna 264.963 giới cấm thủ

Sīlabyasana 149.269.987 sự suy thoái giới hạnh, sự suy vong giới hạnh

Sīlamada 849 kiêu hãnh giới hạnh

Sīlamaya 257.797.805 trì giới thành, do trì giới tạo ra

Sīlavipatti 850 giới hoại

Sīlasamvara 604 thu thúc giới

Sīsa 115 chì đen

Sīhanāda 800 tiếng rống sư tử

Sīhaseyya 609 dáng sư tử ngọa, dáng nằm con sư tử

Sukatadukkata 1031 thiện hành ác hành

Sukha 121.298.441.653.656.663.673.677.711.839.940.960.966.990.1014 lạc, sự dễ chịu

Sukhadukka 975 lạc khổ

Sukhadhātu 121 lạc giới

Sukhapharanatā 833 lạc biến mãn

Sukhavipāka 834 quả lạc

Sukhavippayutta 803 bất tương ưng lạc

Sukhavihārī 599.675 lạc trú

Sukhasampayutta 803 tương ưng lạc

Sukhasahagata 46.85.377.797.803.828 câu hành lạc

Sukhāpatipadā 830 hành dị, sự thực hành dễ

Sukhita 905 được an lạc

Sukhindriya 236.239.1079 lạc quyền

Sukhī 543 thường lạc

Sukhumā 5.11.17.23.29 tế, sự tinh tế, sự tinh vi, tế nhị

Sugata 847 thiện thú

Sugati 839.847 thiện thú

Suci 1107 trong sạch, vật tịnh, thanh tịnh

Suññata 389 không tánh

Suññāgāragata 899.621 đi đến ngôi nhà trống

Suta 861.883.888.967.1015.1111 được nghe, văn, học vấn

Sutamada 849 kiêu hãnh học vấn

Sutamayā paññā 797.804 trí văn, tuệ do nghe

Sutta 599.612.783.926 ái thằng, nằm ngủ, Khế Kinh

Sudassa deva 1107 thiện kiến thiên

Sudassī deva 1107 Thiện hiện thiên

Sudda 1035.1039.1049.1054 giai cấp nô lệ, hạng tiện dân

Suddhi 932.962.963 thanh tịnh

Supaṭṭhita 624 được đặt lại

Supaṇṇavāta 118 gió do Ðại Bàng

Supati 795.802 ngủ, ngủ nghỉ

Supanā 663 cánh say ngủ

Supitatta 633 thái độ say ngủ

Supina 795.802 sự chiêm bao, sự mộng mị

Subha 845.960.966 thanh tịnh, tốt đẹp

Subhakiṇha deva 1107 Biến Tịnh thiên

Surāmerayamajjapamādaṭṭhāna 767.769.986 dễ duôi uống rượu ngâm rượu cất

Suriyasantāpa 117 sức nóng mặt trời

Suvaṇṇa 847 đẹp sắc

Suviññāpaya 844 dị giáo hóa, dễ cảm hóa

Susāna 599.617 nghĩa địa

Susukābhaya 973 hiểm họa cá mập

Sekkha 45.85.601.797 nakevalam Bậc Hữu Học

Setughāta 178.583.768 sự trừ khử

Seda 116.432.433.434 mồ hôi

Senāsana 614.867.950.953.873 trú xứ, sàng tọa

Senāsanamaṇḍanā 871 sự chưng dọn trú xứ

Semha 116.432.434 đàm, đàm nhớt

Seyya 802.849.883.937.1022 sự nằm, sự hơn, sự trội hơn, sự tốt hơn

Seyyasukha 982 khoái lạc nằm ngủ

Sevatti 604.615.843 giao du, hưởng thụ

Sevanā 918.951.955.960 sự giao du, sự thực hiện

Soka 145.149.255.268.990 sầu, sự lo buồn, sự sầu muộn

Sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhamma 156 sự sầu bi khổ ưu ai

Sokasalla 149.268 mũi tên sầu

Socanā 149.268 sự buồn rầu

Socitatta 149.268 thái độ buồn rầu

Sota 98.159.922.957.998 nhĩ, lỗ tai

Sōtadhātu 1077 nhỉ giới

Sotadhātuvisuddhi 836 nhĩ giới tịnh

Sotaviññāna 161.377.1086 nhĩ thức

Sotaviññānadhātu 1077 nhĩ thức giới

Sotasamphassa 159.161.1082 nhĩ xúc

Sotasamphassaja 159.161.1083 sanh từ nhĩ xúc

Sotāpattimagga 837 Dự lưu đạo, đạo Tu Ðà Hườn

Sotāpattiphala 837 Dự lưu quả, quả Tu Ðà Hườn

Sotāyatana 100.1076 nhĩ xứ

Sotindriya 236.1076 nhĩ quyền

Sodheti 628 rửa sạch

Soppa 633 sự bần thần, sự say ngủ

Somanassa 599.681 hỷ, sự vui, thọ vui

Somanassaṭṭhāniya 998 đáng chỗ vui

Somanassadhātu 121 hỷ giới

Somanassasahagata 291.358.381.400.768.784.785 câu hành hỷ

Somanassindriya 236.1079 hỷ quyền

Sosita 440.625 nakevalam sự kiệt quệ

Sneha 116 sự quến dẻo

Snehagata 116 cách quến dẻo

Svavatthita 432.441.445.449 sự chuẩn xác

Svākāra 844 thiện hành tướng

Hadaya 115.125.130.294.743 tim, tâm tạng

Handa 1013 thế nên

Hānabhāginī paññā 798.828 tuệ thối phần, thối phần tuệ

Hāsa 557.654 sự hài lòng

Hitakāma 155.604 muốn đem may mắn

Hiriyati 917.954 hổ thẹn, hổ ngươi

Hiriyitabba 917.954 đáng hổ thẹn

Himsanā 122.950 sự hãm hiếp

Hīna 6.45.85.771.847.849.885.937.1017.1022 xấu, hạ liệt, ty hạ, thua, xấu xa, hèn hạ, đời thế tục

Hīnamata 6 biết là xấu

Hīnasammata 6 cho là xấu

Hīnādhimuttika 843 có khuynh hướng hạ liệt

Hīḷanā 885.888.891.894 sự tự cảm

Hīḷita 6 bị khinh bỉ

Huta 1031 quả cúng dường

Heṭhanā 122.950 sự nhiễu nhương

Hetu 46.86.779.839 nakevalam nhân

Hetuphala 779 nhân quả, quả của nhân

Hetuvippayutta 46.86.975.801 nakevalam bất tương ưng nhân

Hetusampayutta 46.86 nakevalam tương ưng nhân

Hetuso 800.840 do nhân, theo nhân, theo nguyên nhân.

EVAMNIṬṬHITAṂ