Như chúng ta đã biết, A Di Đà là một trong vô số Đức Phật trong pháp giới, và mỗi Đức Phật hiện hữu một không gian hoạt động, Phật độ hay cõi Phật. Điều ưu việt của Đức Phật Di Đà nương nơi tính bản nhiên những thệ nguyện của Ngài, là điều tạo nên một con đường mà nhờ đấy tất cả chúng sinh có thể đạt đến giác ngộ. Tuy vậy tính bản nhiên chắc thật của con đường này – hành giả nên thể hiện sự thực hành như thế nào, điều nổi bật của nó, và tại sao nó tác động – được làm sáng tỏ một cách dần dần chỉ qua những sự phát triển của một truyền thống dài lâu trong những nền văn hóa khác nhau, và có thể được nói rằng đấy là công trình của Thân Loan Thánh Nhân mà con đường dựng nên được mở bày một cách hoàn hảo nhất, hơn một nghìn năm sau khi những kinh điển Tịnh Độ được kết tập trên văn tự. Suốt khắp truyền thống Tịnh Độ, những câu hỏi trung tâm là làm thế nào và khi nào thể nhập vào trong công trình [vãng sinh] phát khởi từ sự hoàn thành những thệ nguyện của Đức Phật Di Đà (nghĩa là chúng ta vãng sinh được là do chúng ta thực hành đúng, hòa nhập vào năng lực theo Đại Nguyện của Đức Phật Di Đà, và cũng có nghĩa đấy là sự hoàn thành Bổn Nguyện của Ngài, bằng nếu không Ngài đã không thành Phật – Tuệ Uyển).
ĐẠI NGUYỆN THỨ MƯỜI TÁM
Theo những kinh điển Tịnh Độ, sự thực hành mà có thể làm cho một người phá vở xiềng xích của cõi luân hồi bằng sự vãng sinh vào cõi Tịnh Độ là niệm Phật, điều ấy có ý nghĩa văn tự là nhớ nghĩ về hay chính niệm về (NIỆM) Đức Phật (trong phần này khi nói về niệm Phật chủ yếu là nói về ‘nhớ nghĩ’ Đức Phật,chứ chưa đặt nặng về ‘tụng đọc’ danh hiệu – Tuệ Uyển). Trong truyền thống sơ khởi của Phật giáo, một hình thức “nhớ nghĩ về Đức Phật” được thực hành tập trung về Đức Phật Thích Ca. Nó bao gồm những yếu tố của nhớ nghĩ (NIỆM) về Đức Phật: đặc trưng, tin tưởng, và cầu nguyện. Sau này, nó cũng đi đến bao gồm sự quán chiếu trên những Đức Phật khác. Đấy là trong truyền thống Tịnh Độ, ở đấy niệm Phật được dạy như phương tiện để vãng sinh đến cõi Tịnh Độ của Đức Phật Di Đà, nó có sự phát triển quan trọng của nó. Văn kiện lưu tâm đến sự thực hành trung tâm của Tịnh Độ A Di Đà được thấy trong bốn mươi tám đại nguyện của Đức Phật Di Đà. Trong những thệ nguyện, có ba – mười tám, mười chín, và hai mươi [[1]]– hình thành những phương pháp hiển bày mà nhờ đấy “chúng sinh trong mười phương có thể đạt đến sự vãng sinh về cõi Tịnh Độ. Từ lúc khởi đầu của truyền thống Tịnh Độ, Đại Nguyện Thứ Mười Tám – trình bày những yêu cầu đơn giàn nhất cho những hành giả - đã được thấu hiểu là nền tảng và trung tâm [của pháp môn]. Điều ấy nói rằng:
- Nếu khi con đạt đến Phật quả, những chúng sinh trong mười phương tin tưởng một cách chân thành và nguyện ước được vãng sinh đến nước con, thực hành thậm chí chỉ mười niệm, nếu không được vãng sinh, con nguyện sẽ không đạt đến giác ngộ vô thượng. Ngoại trừ những người phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng giáo pháp.
Ở đây, điều ấy tuyên bố rằng, tất cả mọi người sẽ vãng sinh Cực Lạc, người mà:
1) Chân thành tin tưởng đến “Đại nguyện” [của Phật Di Đà] và ngưỡng vọng đến việc vãng sinh Cực Lạc.
2) Thực hành “thậm chí mười niệm”. Niệm được hiểu bao hàm niệm Phật và được diễn dịch hoặc là “nghĩ về” Phật Di Đà và cõi Tịnh Độ của Ngài hay “niệm danh hiệu” A Di Đà Phật. Do vậy, mười niệm trong Đại nguyện [của Phật Di Đà] có thể có ý nghĩa đúng văn tự là chúng ta phải tin tưởng một cách tập trung chính mình hay chính niệm về Đức Phật trong mười suy niệm; hay nó có thể có nghĩa, như được Tổ Thiện Đạo nói là, chúng ta phải niệm danh hiệu Phật Di Đà ít nhất mười lần.
Làm thế nào một sự thực hành như thế lại có năng lực để đem chúng ta sinh vào thế giới giác ngộ? Ở Ấn Độ, hai nhân vật ảnh hưởng của truyền thống Đại thừa, là Long Thọ và Thiên Thân, phác họa những khuôn khổ cho sự thông hiểu về con đường Tịnh Độ như những hình thức của Đại thừa.
CON ĐƯỜNG THỰC TẬP DỄ DÀNG
Long Thọ là người hệ thống hóa vĩ đại của giáo huấn đã nói trong kinh điển Đại thừa. Trong luận giải của ngài về Thập Địa Bồ Tát, ngài tuyên bố rằng vấn đề ban đầu cho người Phật tử khao khát là đạt đến bậc thứ nhất của Bồ tát (sơ địa), bậc bất thối chuyển. Khi một người đạt đến tầng bậc này,
- Người ấy thấy giáo pháp, thâm nhập giáo pháp, đạt đến giáo pháp, và trụ trong giáo pháp vững vàng, từ nơi mà người ấy chẳng bao giờ dao động di chuyển, và vì vậy người ấy đạt đến niết bàn tối hậu (Thực hành, 13)
Người trong tầng bậc này phải tiến hành những thực tập của Bồ tát để tiến lên qua chín địa còn lại, nhưng với sự thực chứng tuệ trí đạt được trong địa thứ nhất, một sự thay đổi quan trọng đã diễn ra. Trong sự thực tập của Bồ tát trước điều này, luôn luôn có một hiểm họa rơi vào trong sự giải đải hay hết hy vọng, hay chìm vào trong sự ngơi nghĩ vĩnh viễn trong một hình thức vị kỷ không toàn hảo của niết bàn. Long Thọ gọi điều sau này là “cái chết của bồ tát,” nên người ấy phải tự cố gắng với thận trọng liên tục và bằng một triệu lần năng lượng của người chỉ tìm cầu sự cứu độ cho riêng họ (giải thoát cá nhân – tiểu thừa) nếu người ấy muốn hiện thực hoàn toàn quả vị Bồ tát và đưa những người khác cũng như chính người ấy đến giác ngộ. Vì vậy, đạt đến tầng bậc bất thối chuyển và trở thành một vị Bồ tát mà sự giác ngộ sau cùng của vị ấy là “ổn định một cách chắc chắn” và là nguyên nhân cho niềm vui to lớn và vì thế tầng bậc thứ nhất hay đệ nhất địa còn được biết như “Hoan hỉ địa.”
Tuy nhiên, đạt đến địa vị này, chỉ sau hàng a tăng kỳ kiếp (vô số kiếp) của phát nguyện và nổ lực để làm thực hiện đầy đủ những ba la mật. Sau này, Đạo Xước (562-645) cho rằng sự thực tập như vậy, “Con Đường của Những Bậc Hiền Thánh,” chỉ thích ứng cho những người với khả năng siêu việt. Liên hệ đến sự giải thích của Long Thọ, Đàm Loan (467-542) chú ý rằng “ sự tìm cầu quả vị bất thối chuyển trong thế giới ngũ trược khi không có Phật” biểu hiện những khó khăn vô cùng tận cho hành giả (thực tập, 18). Thật khó khăn để tịnh hóa tâm thức và đạt được sự thiền quán thâm sâu mà trong ấy những gốc rể của vọng tưởng tách rời ra, đặc biệt ở một thời điểm mà đời sống con người là ngắn ngủi, trí tuệ con người và khả năng đạo đức đang bị tàn lụi, và những điều kiện xã hội là bất lợi (ngũ trược ác thế). Nhưng trên tất cả, sự thực tập như vậy là khó khăn khi hành giả thiếu sự hướng dẫn của một Đức Phật. Vì vậy, trong luận giải của mình, Long Thọ nêu cao câu hỏi có hay không một con đường giản dị hơn, nhanh chóng hơn cho mục tiêu căn bản này. Trong khi tuyên bố rằng một câu hỏi như vậy trong chính nó biểu lộ một lòng nhiệt thành phai nhạt thích ứng một cách khó khăn của một vị Bồ tát, nhưng ngài dạy rằng có vô số con đường đến Hoan hỉ địa. Một số vị Bồ tát tiến hành trong sự thực tập khó khăn mà có thể so sánh đến chuyến du hành gian khổ qua đất liền, trong khi những người khác đạt đến địa vị bất thối chuyển hoàn toàn nhanh chóng và thoãi mái, như đi trên một chiếc thuyền.
Thay vì gắng sức một cách khó nhọc để tịnh hóa tâm thức và nhờ đấy hiển lộ Phật tính, theo Long Thọ, cũng có thể áp dụng, “sự thực tập dễ dàng bằng sự tin tưởng -phú thác (TÍN) như phương tiện” để đạt đến địa vị bất thối chuyển – [Hoan Hỉ Địa] (Thực tập, 15). Sự thực tập dễ dàng trên niềm tin tưởng hay TÍN hoạt động để vượt thắng những khó khăn của nhiễm ô lan tỏa (hành khổ) và việc vắng mặt sự hướng dẫn của một Đức Phật bằng việc đem hành giả vào trong mối quan hệ với chư Phật và trong sự tiếp xúc với thế giới giác ngộ. Niềm tin này không phải là một sự chấp nhận dễ dàng vì nó không thể chứng minh được; nó không là niềm tin trong lý thuyết cũng không được đồng ý trong một sự giảng dạy nào đấy. Đối với Long Thọ, sự thực hành dễ dàng là “nghĩ tưởng về chư Phật (niệm Phật) trong mười phương và nêu danh hiệu của các Ngài trong nguyện cầu.” Do vậy, niềm tin tự biểu lộ trên tất cả như sự chính niệm về chư Phật và Đại Bồ tát khắp pháp giới, những vị biểu hiện tuệ trí và từ bi trong phương cách Đại thừa qua sự rực rở và chói lọi của thân tướng và quốc độ của các Ngài, để nghĩ tưởng về những điều ấy có thể được thông hiểu và bao gồm sự phản chiếu hay quán chiếu sâu xa trên những đặc điểm của mỗi Đức Phật. Vì vậy “nghĩ tưởng về” đại diện cho sự thâm nhập vào trong hành hoạt của chư Phật qua sự tin tưởng-phú thác (TÍN) chính mình về điều ấy. Long Thọ không hạn chế “sự thực tập dễ dàng” tập trung trên Đức Phật Di Đà, nhưng ngài riêng chỉ ra những Đại nguyện của Đức Phật Di Đà như một thí dụ rõ ràng và đại biểu cho điều ấy và vì thế được Thân Loan Thánh Nhân tôn xưng như Đệ nhất tổ trong bảy vị đại tổ sư của Tịnh Độ tông.
Đàm Loan, theo sau Long Thọ, so sánh con đường Tịnh Độ với những con đường thực hành khó khăn khác bằng việc lưu ý rằng điều ấy được căn cứ trên sự tự lực và thiếu sự hổ trợ của tha lực” (Thực hành, 18). Đàm Loan là người đầu tiên sử dụng những thuật ngữ đối ứng “tự lực” và “tha lực,” mà đấy là tuyên bố những yếu tố nền tảng của khái niệm tin tưởng trong sự thực hành của Đạo Phật. Về một mặt, sự tin tưởng chân thành trong phần của hành giả bao hàm, một sự tỉnh thức về năng lực và ảnh hưởng của Đại nguyện Di Đà (tha lực), được hoàn thành qua sự thực hành Bồ tát đạo của Pháp Tạng tỳ kheo (tiền thân của Đức Phật Di Đà), và về mặt khác, một sự tỉnh thức về sự không đầy đủ của năng lực và thực hành tự thân (tự lực). Vì thế, trong tóm lược pháp môn Tịnh Độ như con đường dễ dàng, Đàm Loan tuyên bố:
- Trong con đường dễ dàng thực hành, hành giả ngưỡng vọng được vãng sinh về Tịnh Độ với duy chỉ niềm tin tưởng-phú thác (TÍN) của mình vào Đức Phật như nguyên nhân, và để cho mình được ôm ấp bởi năng lực của Đại nguyện Di Đà, hành giả nhanh chóng đạt được sự vãng sinh trong cõi Tịnh Độ. Gia hộ bởi năng lực của Đức Phật, hành giả lập tức hòa nhập sự an trú chân thành trong Đại thừa. (Thực hành, 18)
CHÍNH NIỆM
Trong khi Long Thọ thiết lập nền tảng lý luận của con đường Tịnh Độ - sự thực hành “suy nghĩ về Đức Phật và tụng đọc danh hiệu Ngài” và mục tiêu bất thối chuyển (Hoan Hỉ Địa) – thì Thiên Thân là người đầu tiên cung cấp một giải thích có hệ thống về sự thực hành niệm Phật trong con đường Tịnh Độ. Trong Tịnh Độ Luận, một luận giải về Đại Kinh (Đại bổn Di Đà), ngài công bố niệm Phật như bao gồm “năm cánh cửa của chính niệm,” hay năm khía cạnh thực hành trung tâm về Đức Phật Di Đà và cõi Tịnh Độ:
1- Tôn kính,thờ phụng
2- Ca ngợi, đặc biệt qua tụng đọc danh hiệu
3- Ngưỡng vọng vãng sinh
4- Quán chiếu về Đức Phật và cõi Tịnh Độ
5- Hồi hướng công đức tích tập qua bốn khía cạnh trên của sự thực hành đến toàn thể chúng sinh.
Năm cánh cửa của chính niệm có thể được nhìn từ một vài khái niệm khác nhau. Ba cánh cửa đầu diễn tả những hành vi của thân, miệng, và ý, tương ứng ba đặc trưng trong những điều mà tất cả hành vi của con người được phân biệt trong tư tưởng của Đạo Phật. Xa hơn, điều thứ ba và thứ tư, ngưỡng vọng và quán chiếu, đáp ứng đến thiền tập căn bản samatha – thiền định hay chỉ (tỉnh lặng tâm thức) và thiền quán vipasyana – tuệ minh sát (tuệ giác nội quán thực tại). Bằng sự tập trung trên Đức Phật Di Đà và cõi Tịnh Độ hành giả thâm nhập tam muội tịch tĩnh (chính định), mà trong ấy tất cả những tư tưởng quấy nhiễu bị xua tan. Và quán chiếu những trang nghiêm của Đức Phật cùng cõi Tịnh Độ trong thể trạng này, hành giả nhận thức những biểu hiện của giác ngộ hay thực tại.
- Với Đại bi, hành giả quán chiếu tất cả chúng sinh trong khổ đau và phiền não, và đảm đương những thân tướng chuyển hóa khác nhau để hướng dẫn họ, thâm nhập vào những cõi sinh tử và những khu rừng si mê mù quáng (Thực chứng, 17)
Khái niệm về hai phương hướng này – đến và đi, hay thể nhập vào Tịnh Độ và tái hiện lần nữa trong thế giới này –tuyên bố một cách xúc tích cốt lõi của con đường Bồ tát, và trở thành khái niệm nền tảng giáo huấn của Tổ Thân Loan. Chúng ta thấy trong khái niệm của Thiên Thân về năm cánh cửa chính niệm, một cung cách lĩnh hội về thực hành, có thể được thấy như một sự tiếp nhận Bồ tát đạo trong phạm vi của Tịnh Độ. Ngài nói về niềm tin toàn tâm toàn ý của hành giả đối với Đức Phật Di Đà – “nương tựa với tâm ý chân thật” hay “nhất tâm quy y” – như thái độ thích đáng trong sự thực hành, và cũng là “năng lực của Thệ Nguyện Nguyên Sơ” như phương tiện trong sự hoàn thành thực hành. Tuy thế, trong khi con đường mà Thiên Thân hướng dẫn có thể được gọi là nhanh chóng và dễ dàng trong sự so sánh đến những phương thức khác của sự thực hành Bồ tát, nó vẫn đòi hỏi một năng lực tôn giáo và tâm linh ngoại hạng. Cốt lõi của sự thực hành niệm Phật này duy trì sự quán chiếu, mà trong ấy hành giả thấy những đặc điểm của Đức Phật Di Đà, cõi Tịnh Độ, và những Bồ tát được sinh ra ở đấy như những hóa thân của thực tại chân thật, và được hướng đến một sự tỉnh thức đến pháp thân vô tướng, vô tác.
TỤNG ĐỌC DANH HIỆU
Tịnh Độ Luận là hệ thống giải thích duy nhất của tư tưởng Tịnh Độ và sự thực hành ở Ấn Độ. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ thứ hai, những tài liệu Tịnh Độ bắt đầu được chuyển dịch sang Hoa văn, và trong đầu thế kỷ thứ sáu, Đàm Loan đã viết một luận giải về tác phẩm của Thiên Thân mà đấy là nền tảng cho sự thiết lập Tịnh Độ tông như con đường đầy đủ và độc lập ở Trung Hoa. Đàm Loan đi theo Thiên Thân trong giáo lý về năm cánh cửa chính niệm với quán chiếu như cốt lõi, nhưng ngài cũng thừa nhận khả năng của một người trong cả cuộc đời làm ác đạt được sự vãng sinh qua niệm danh hiệu Phật lúc lâm chung.
Thêm nữa đối với niệm Phật trình bày trong Đại nguyện thứ Mười Tám, có một khuynh hướng niệm Phật được dạy trong kinh Đại Bổn Di Đà. Nó được dạy trong một thông điệp diễn tả ba mức độ của thực hành, phân biệt trong sự khó khăn và phẩm chất của việc bảo đảm cho sự thực tập, nhưng tất cả bao gồm sự thực tập về nghĩ tưởng về Đức Phật Di Đà (niệm Phật được hiểu trong nghĩa này) và tất cả kết quả trong việc vãng sinh về Cực Lạc. Thân Loan đã thấu hiểu thông điệp này như được giảng dạy hoàn thành Đại nguyện Thứ Mười Chín.
Điều này diễn tả về sự thực hành có hai đặc trưng quan trọng. Đầu tiên, một cấp độ thực tập được diễn tả: Trình độ cao nhất là của những tu sĩ tiến hành những thực tập tôn giáo [của tự viện]; cấp độ trung bình là của những cư sĩ những người làm những hành vi đáng khen ngợi, cúng dường, và xây dựng chùa tháp; và trình độ thấp nhất là của những người không thể làm những thiện nghiệp nhưng vẫn ngưỡng vọng về Cực Lạc và suy tưởng về Đức Phật có thể là mười lần. Nhận thức về những căn cơ khác nhau của chúng sinh, ngay cả thế tất cả đều đạt được sự vãng sinh về Cực Lạc, trở thành một tư tưởng bất di bất dịch về sự thực hành.
Thứ hai, vãng sinh được đạt đến bằng việc thấy Đức Phật Di Đà tại thời điểm lâm chung và theo Ngài về Tịnh Độ. Đây là những người ở trình độ cao nhất thấy Đức Phật Di Đà một cách trực tiếp, những người ở trình độ trung bình thấy một hóa thân, và những người ở trình độ thấp nhất thấy Đức Phật trong mộng. Trong khi những Bồ tát của con đường trong sự thực hành khó khăn (khác với Tịnh Độ) có thể thâm nhập thiền định cao sâu trong pháp môn thực tập của họ, nhưng những người trong Tịnh Độ không thể hoàn thành điều này. Tuy thế, Đức Phật xuất hiện đến với họ tại thời điểm mà đời sống tương lai của họ được quyết định, và với tâm thức thanh tịnh qua nhận thức về Ngài, họ được Ngài hướng dẫn đến Tịnh Độ và hóa sinh ở đấy trong đời sống kế tiếp.
Sự giải thích tác động nhất của khuynh hướng niệm Phật tư tưởng là trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, trong ấy dạy một sự thực tập tăng dần, với mỗi cấp độ được chia làm ba. Liên hệ đến trình độ thấp nhất, nó diễn tả những người đã từng làm những việc ác cả đời, nhưng có cơ hội thâm nhập lời dạy tại thời điểm lâm chung. Điều ấy tuyên bố rằng, ngay cả nếu không thể nghĩ về A Di Đà, nếu họ chỉ đơn giản nói hay đọc danh hiệu Đức Phật mười lần, quy y với Đức Phật, họ sẽ đạt được sự vãng sinh. Trong ấy dạy rằng với lời tuyên bố, những tác động của cả một đời làm ác, là những điều sẽ trói chặc họ trong vô lượng kiếp luân hồi, nhưng sẽ được xóa sạch, và khi họ chết, họ sẽ thấy trước họ một hoa sen chở họ đến Cực Lạc.
Trong khi truyền thống Ấn Độ tiếp tục xem con đường Tịnh Độ trong phạm vi thực hành Bồ tát, trái lại đặc tính trong truyền thống Tịnh Độ ở Trung Hoa đã chuyển sự chú ý rộng rãi hơn đến khía cạnh của sự phản chiếu trên điều kiện tự nhiên của con người trong tư tưởng Tịnh Độ và tìm những phương tiện mà tất cả mọi người ngay cả trong đời sống thế tục và những ai không có điều kiện đối với sự thực tập tôn giáo [ở tự viện] có thể vãng sinh. Vì kinh điển trình bày một cấp độ thực tập, với điều quan tâm được tập trung trên sự thực tập tối thiểu cần thiết, và thông điệp từ kinh Quán Vô Lượng Thọ ở trình độ thấp nhất của hành giả đi đến căn bản cho việc diễn dịch ý nghĩa của niệm Phật trong Đại Nguyện Thứ Mười Tám (từ trước đến giờ hay trong Tịnh Độ của Ấn Độ, có hai đặc điểm, một thì đấy là pháp tu của hàng Bồ tát, và hai là niệm Phật đặt nặng trên suy niệm về Đức Phật hơn là trì danh tụng đọc***). Điều này xuất hiện nổi bật trong Đạo Xước, người sống trong thời gian khi khái niệm lịch sử suy tàn hay Mạt pháp trong sự thực hành và thực chứng giáo huấn ăn sâu vào trong hàng Phật tử. Đạo Xước chú giải Đại Nguyện bằng việc hợp nhất điều ấy với giáo huấn trong kinh Quán Vô Lượng Thọ:
- Nếu chúng sinh, mặc dù họ dã phạm phải những tội ác cả cuộc đời của họ, nên niệm danh hiệu con (Di Đà) tại lúc lâm chung, tiếp tục trong mười niệm, và tuy thế nếu không được vãng sinh, con nguyện sẽ không chứng giác ngộ vô thượng. (SSZ I, 410)
Suốt cả truyền thống Tịnh Độ cho đến khi Tổ Thân Loan, kinh Quán Vô Lượng Thọ duy trì căn bản cho sự thấu hiểu Đại Nguyện Thứ Mười Tám. Có hai căn bản quan trọng.
1.- Một, niệm Phật như tụng đọc danh hiệu Phật – khác với tập trung tinh thần suy niệm hay quán tưởng – đi đến điểm quảng bá sâu rộng một vị thế bành trướng quan trọng trong khuôn thức của sự thực hành, nó được thấy là một sự giản dị thiết yếu, một hành động phù hợp với Đại Nguyện Nguyên thủy. Tổ Thiện Đạo mệnh danh cho điều này là “một hành vi quyết định chân thật”, phân biệt điều này với những phương pháp trọng tâm đối với Đức Phật Di Đà như phụng thờ và quán tưởng; Thiện Đạo đã hạ thấp những sự thực hành khác (với tụng đọc danh hiệu) đến một vị trí thứ yếu hay hổ trợ. Tổ Pháp Nhiên phát triển tư tưởng ấy xa hơn, và dạy rằng đọc tụng danh hiệu là sự thực hành được Đức Phật Di Đà tuyển chọn trong Đại Nguyện Từ Bi của Ngài để cứu vớt tất cả chúng sinh, và những sự thực hành khác được đặt qua một bên.
2.- Thứ hai, ý tưởng rằng Đức Phật Di Đà tiếp dẫn chúng ta vào cõi Cực Lạc trở thành yếu tố mạnh mẽ của giáo huấn, và những hành giả tìm cầu để chuẩn bị chính mình cho thời điểm lâm chung của cuộc đời mà họ xem như quan trọng đối với sự vãng sinh của họ.
Thân Loan tuyên bố rằng kinh Quán Vô Lượng Thọ là một giáo huấn quyền thừa và không phải là một thông điệp chân thật của Đức Phật Thích Ca như trong kinh Đại Bổn Di Đà. Thân Loan theo lời dạy của Long Thọ trong việc nhấn mạnh tầng bậc Bất thối chuyển, Sơ Hoan Hỉ Địa, có thể đạt đến được trong hiện tại, mà không phải tùy thuộc trên những sự kiện tại thời điểm lâm chung. Hơn thế nữa, ngài thậm chí đi xa hơn, mà tuyên bố rằng thân chứng niềm tin-phú thác (Tín) tự nó có nghĩa là sự đạt đến vị trí bất thối chuyển, Hoan Hỉ Địa, và sau đó chúng ta giống như Bồ tát Di Lặc – một vị Bồ tát ở địa vị cao nhất – vì chúng ta sẽ thân chứng giác ngộ tối thượng lập tức vào cuối cuộc đời này và vãng sinh về Cực Lạc, mà không cần phải tiến triển gian khó qua những tầng bậc khác (của những địa còn lại ***). Sự phát triển này ở Tịnh Độ tông có thể thực hiện được qua sự duyệt xét lại nền tảng của quan điểm Niệm Phật. Tổ Thân Loan thấy tụng- đọc- niệm danh hiệu Phật như một hành động tối thiểu đòi hỏi ở chúng sinh, nhưng điều ấy lại đưa nó ra khỏi tất cả khuôn thức của sự thực tập truyền thống.
Truyền thừa của Tịnh Độ Chân Tông
1- Long Thọ - Ấn Độ,Thế kỷ thứ hai, thứ ba
2- Thiên Thân – Ấn Độ, Thế kỷ thứ tư
3- Đàm Loan – Trung Hoa, 467 – 542
4- Đạo Xước – Trung Hoa, 562 - 645
5- Thiện Đạo – Trung Hoa, 631 – 681
6- Nguyên Tín – Nhựt Bổn, 942 - 1017
7- Pháp Nhiên – Nhựt Bổn, 1133 - 1212
8- Thân Loan – Nhựt Bổn, (21 tháng Năm 1173 –16 tháng Giêng 1263)
NOTES
1. See Maitreya’s Mahayana-sutralamkara, I, 4, and Vasubandhu’s commentary.
http://www.nembutsu.info/indshin/readings/Chapter3-PracticePureLand.pdf
Tuệ Uyển chuyển ngữ - 17-07-2010
[1] Ðiều nguyện thứ mười tám: Nếu con được thành Phật, mà chúng sinh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sinh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê chính pháp.
Ðiều nguyện thứ mười chín: Nếu con được thành Phật, mà chúng sinh mười phương phát tâm Bồ Ðề, tu các công đức, dốc lòng phát nguyện, muốn sinh về cõi nước con, tới khi thọ chung, mà con chẳng cùng đại chúng hiện ra chung quanh trước mặt người ấy, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều nguyện thứ hai mươi: Nếu con được thành Phật, mà chúng sinh trong mười phương nghe danh hiệu của con, để lòng nhớ nghĩ đến nước con, tu trồng các công đức, dốc lòng hồi hướng, cầu sinh về cõi nước con mà không được vừa lòng, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.