ÐẠO PHẬT CHO NGÀY NAY VÀ CHO TƯƠNG LAI

 

Không còn nghi ngờ gì nữa rằng đạo Phật rất cần thiết cho thế giới hiện đại cho dù giáo lý này đã được đức Phật tuyên bố cách đây hơn 2500 năm. Ðó là bởi vì thông điệp của Phật giáo là vượt thời gian. Thông điệp này nói về lòng từ, bi, hỷ và xả. Xả là một phẩm chất mà thế giới hiện đại đang bàn luận nhiều, và là một trong những điều mà những nhà lãnh đạo thế giới cũng như các tổ chức thế giới ao ước có được. Nhưng  vẫn còn đại đa số nhân loại không chắc chắn về thông điệp do đức Phật tuyên bố.

Thông điệp về hoà bình, về tình thương và hạnh phúc đối với tất cả nhân loại được tuyên thuyết vào một thời điểm khi mà các lục địa bị phân chia bởi những hàng rào chắn ngăn cản- về mặt vật lý và địa lý, ngôn ngữ và chủng tộc. Sự cô lập về địa lý, phương tiện truyền thông chậm phát triển và hạn chế bị giới hạn trong những khu vực. Chính vì thế, mê tín dị đoan lan tràn, thịnh hành và tri thức không được chia sẻ. Do vậy, trong một tình huống như thế, những bậc siêu nhiên vô hình vượt lên trên những bậc hữu hình. Xét về mặt kỹ thuật và khoa học, những khu vực phát triển hiện nay của thế giới hiện đại lại không phát triển thậm chí lại chậm phát triển. Vì vậy, con người sống trong những lục địa xa xôi này không có cơ hội để nghe, biết và hiểu ngay cả cái nền tảng cơ bản nhất của thông điệp đức Phật.

Một yếu tố khác cản trở sự truyền bá của thông điệp đức Phật là sự thịnh hành của phương pháp truyền bá tôn giáo. Lúc đó, tôn giáo được truyền bá bằng thanh gươm và bằng sự chinh phục. So sánh với phương pháp này, Phật giáo là một tôn giáo truyền bá thông điệp của mình không phải bằng những vũ khí làm chết người hay là những đội quân Thập tự chinh

Cho dù không sử dụng đến tất cả những phương pháp trên để truyền bá tôn giáo của mình, Phật giáo vẫn phát triển mạnh mẽ và đều đều tại những quốc gia mà có sự giao lưu thông thương với Ấn Ðộ vào thời diểm đó. Phật giáo truyền bá tuy chậm nhưng chắc chắn dọc các lộ trình đến Tây Tạng, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Trung Tâm Thổ Nhĩ Kỳ. Ðại đế A Dục (Asoka) cũng phái các Phái đoàn truyền bá Phật Pháp đến các vương quốc tại phương Ðông và phương Tây thông qua các vị tu sĩ Phật giáo. Ngài gởi một món quà Chánh Pháp đến Tích Lan thông qua vị hoàng tử Mahinda và công chúa Sanghamitta. Một nhánh chiết của cây Bồ đề (ficus religiosa) nơi mà đức Phật thành vô thượng Chánh giác được công chúa Sanghamitta mang đến Tích Lan. Cây Bồ đề này vẫn còn sinh tồn cho đến ngày nay như là cây Bồ đề lịch sử cổ xưa nhất trên thế giới. Nó là một hình ảnh biểu tượng cho sự Giác ngộ đối vớ tất cả giới Phật tử. Từ Tích Lan và Ấn Ðộ, Phật giáo được truyền sang Miến Ðiện, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và Inđônêxia.

Ngày nay thế giới đã thu nhỏ lại. Những quốc gia chậm phát triển và chưa phát triển đã được tiến bộ về mặt khoa học và kỹ thuật trong khi những quốc gia đã một thời phát triển lại trở thành những nơi chậm phát triển. Trong kỷ nguyên này, phương tiện đi lại trở nên dễ dàng thuận tiện, nhanh và không bị giới hạn. Những phương tiện truyền thông thì phát triển nhanh và hiện đại. Do vậy, sự giàu có về tri thức là gia sản chung của mọi người, và không có lý do nào họ lại là những người không biết gì về thông điệp của đức Phật.

Thái Ðô Phê Bình

Tuy nhiên, với tri thức sẵn có nơi mọi người,vẫn còn có một số lời phê bình chỉ trích chống lại Phật giáo cũng như những sự hiểu lầm và quan điểm sai lệch về giáo lý của đức Phật. Có một số học giả cố gắng đem Phật giáo sánh ngang bằng với Ấn giáo. Cũng có một số người nổi tiếng nghĩ Phật giáo không khác với những tôn giáo hữu thần khác. Thậm chí có một số cho rằng đạo Phật là một tôn giáo chứa đầy những niềm tin và việc thực hành mê tín dị đoan. Xét trên bê mặt bên ngoài, những nhận xét phê bình này dường như trái ngược cản trở sự hòa giải ý thức hệ tôn giáo. Những sự khác biệt dường như này là do sự hiểu lầm, thông tin sai lệch, và sự giải thích sai lệch về cơ cấu bộ máy xã hội và những di sản văn hóa mà những phức tạp cùng tồn tại trong một kiểu cách hơi khiêm tốn theo nhiều phương diện khác nhau trong những mô hình xã hội khác nhau. Do đó dễ hiểu bản chất của những lời dạy của đức Phật điều cần thiết và quan trọng là cần phải nghiên cứu những sự dị biệt giữa Phật giáo và những tôn giáo hiện hành khác để mà chúng ta có thể hiểu một cách rõ ràng về thông điệp của đức Phật.

Những tôn giáo khác được khéo chuẩn bị để làm thoả mãn những bẩm chất, thiên hướng về mặt tâm lý, những thái độ chất vấn và tò mò của những người khác, lối tư duy của họ và sự tin tưởng của họ quá nhiều đến mức độ mà mọi sự nghi hoặc có thể tin được cung cấp với những lời giải thích tốt nhất có thể. Một số trong những sự giải thích đó được dưạ trên sự toàn năng của đấng sáng tạo, tình thương và lòng từ bi phổ quát của Ngài. Người ta cũng tin rằng một vài trong những nhân tố cơ bản này không được phép chấp vấn. Một số người chấp nhận tôn giáo dựa trên những niềm tin mù quáng, một số người dựa trên những học thuyết mang tính chất giáo điều. Tuy nhiên, những giả định này đã làm bằng lòng tâm trí cả tin của những tín đồ thuần thành. Vấn đề chất vấn, hỏi đáp không phải là công việc dành cho họ. Logic và lý trí phải nhường bước cho sự nhiệt tâm, cuồng tín. Lý trí, giải thích khoa học, sự thống nhất về logic khác nhau ở mỗi tôn giáo. Người ta khẳng định rằng những phương pháp và kỹ thuật của khoa học hiện đại thì không định hướng và không thể áp dụng vào trường hợp tôn giáo. Tôn giáo được xem như về cơ bản thì khác với khoa học. Tôn giáo được cho là sự mặc khải, là lời của các vị thần. Ngược lại, Phật giáo mời đến, đón chào, chào mừng và khuyến khích thái độ khảo sát, thẩm vấn và tự xem xét nội tâm theo một cách có logi, lý trí và có khoa học. Thái độ này được chứng minh rõ ràng trong Kinh nổi tiếng Kalama Sutta, đức Phật dạy cho các vị Kalamas như sau : “Này các vị Kalamas, chớ tin theo truyền thuyết; truyền thống; lời đồn; quyền uy của kinh điển; lý luận thuần tuý siêu hình; suy diển; xét đoán bề ngoài nông cạn; do thích thú một quan điểm nào đó; quyền năng của một cá nhân; lòng tôn trọng một bật đạo sư”. Người ta thường phản bác lại người Phật tử và cho rằng người Phật tử tin vào các thần linh, chấp nhận một số niềm tin chung và sùng bái cây Bồ đề và hình tượng. Người ta cũng nói với thái độ gièm pha rằng đại đa số tín đồ Phật giáo sùng bái những yếu tố như trời, đất, mặt trăng và mặt trời và các vì sao. Ở đây, những nhà phê bình đã phạm phải sự sai lầm khi trộn chung các giá trị văn hóa, truyền thống các phong tục xã hội và tín ngưỡng truyền thống của người dân trong mọi giai đoạn khác nhau của sự tiến hóa, phát triển của xã hội. Cho dù những nhà phê bình cố tình quên đi hay không biết rằng đạo Phật chưa bao giờ cố giắng loại bỏ một lối sống hiện hành và những giá trị văn hóa của một lối sống cao thượng.

Tương tự như vậy, nếu những người có đầu óc hay nghi ngờ và chất vấn như thế, những nhà phê bình hay những nhà quan sát cần phải hỏi cá nhân Phật tử của những xã hội Phật giáo liệu anh ta có tin vào một sự hỗn hợp của những quan niệm như thế hay không thì anh ta sẽ trả lời rằng là: Vâng, và có bởi vì tâm trí của một con người cả tin thì rất sẵn sàng. Theo sự quyết định về mặt tâm linh của anh ta, lý luận và cách tổ chức. Ðối với cá nhân này, Phật giáo và những giới luật của Phật giáo đứng trên tất cả những nền móng cơ sở của kim tự tháp của những tín ngưỡng cổ xưa và sự mê tín đi với một hệ thống giới luật luân lý và “Tiratana” (Tam Bảo-Phật, Pháp,và Tăng) được đặc trên đỉnh cao của kim tự tháp.

Một những nhận xét thích hợp nhất về đạo Phật là người Phật tử có niềm tin vào các vị thiên Thần thuộc về thế giới của riêng các vị. Một ngưới Phật tử như thế, khi anh ta cầu nguyện van xin, không nên lẫn lộn với những người  Phật tử chân chánh đi tìm cầu sự an lạc, niết bàn. Anh ta không nên được nhân cách hóa với Phật giáo, với pháp do đức Phật thuyết giảng. Ðó là một quan niệm sai lầm của những nhà phê bình và những nhà quan sát liên quan đến những ngưởi tín đồ hòan tòan ý thức về cấu trúc kim tự tháp về niền tin tôn giáo của anh ta. Anh ta tin tưởng có sự hiện hữu của những vị thần thiện và thần ác; những vị tyhần từ tâm tốt bụng, và những bậc siêu thiên tự ái. Anh ta cũng tin rằng đức Phật đứng ỡ một địa vị cao nhất trong hệ thống cấp bậc của các vị thiên thần. Với trí thức khoa học hạn chế của mình, anh ta tin tưởng rằng có lẽ tất cả những sự trợ giúp có thể tác dụng trong những lúc khủng hoảng về đời sống. Do vậy, anh ta làm nhiều việc  để phục vụ cho mục đích này và liên quan đến sự nhận thức những nhu cầu cần thiết của con người trong những lúc căng thẳng về mặt tinh thần. Những cá nhân như thế chưa bao giờ yêu cầu đức Phật và chư đệ tử Ngài can thiệp vào. Những người Phật tử có đầu óc suy nhĩ không bao giờ đòi hỏi những đặc ân như thế. Tất nhiên người ta hiểu rằng những giá trị truyền thống trong xã hội đặc thù nào đó hình thành nên nền tảng cơ sở cho chính sự hiện hữu và tiếp tục của con người. Và nguời ta cũng hiểu rằng mỗi xã hội vẫn cò tồn tại những truyền thống cổ xưa. Do đó, không thể nói rằng người Phật tử thực hành những truyền thống tín ngưỡng song song với việc thực hành đạo Phật là sai lầm. Bởi vì đó là một cách sống.

Những gì Phật giáo không thực hành, thì những thứ đó được các tôn giáo khác thực hành và có thể nỗ lực làm. Với một sự mong muốn sốt sắng nhiệt tâm để giáo hoá người khác, những phái đoàn của các tôn giáo khác đã hủy diệt tinh thần của xã hội và làm cho họ trở thành những mẫu người nguyên sơ chậm tiến và buồn tẻ thuộc một nền văn hóa và chủng tộc hoàn toàn xa lạ. Sự thiết tha, nhiệt tình của họ là nhằm chuyển đổi những giá trị văn hoá, tín ngưỡng truyền thống và mô hình xã hội.

Vì thế, họ nỗ lực nhằm thay đổi tinh thần văn hóa xã hội và tinh thần dân tộc, quốc gia của một nhóm người. Những tình huống như thế tạo ra tạo ra những sự thiệt hại không thể đền bù được về mặt xã hội cũng như tâm linh tinh thần bởi vì những sứ giả truyền giáo đã đàn áp những sự ham muốn để sinh tồn, và ngược lại làm tê liệt ý chí phát triển, tiến bộ. Xét về mặt bên ngoài thì sự thu phục và cảm hoá tín đồ như thế dường như có vẽ thành công. Nhưng xét tận đường bên trong tâm can của con người những tín ngưỡng và những giá trị cổ xưa vẫn tiếp tục sinh tồn làm mờ đi tất cả những độ sáng bên ngoài của những tôn giáo mới do vậy trong xã hội ngày nay sẽ còn tiếp diễn một sự xung đột không chỉ về mặt văn hóa và chủng tộc mà còn về mặt tôn giáo.

Bất cứ nơi nào Phật giáo được truyền bá đến hoặc là được sự giới thiệu của Tăng già những vị đệ tử đại diện của đức Phật, thì giáo lý của đức Phật chưa bao giờ xung đột với những giá trị truyền thống của những xã hội khi Phật giáo mới nhập vào. Cái mới vá cái cũ; cái cổ xưa vá cái hiện đại tân tiến đồng tồn tại sát cánh bên nhau. Khi tâm trí con người tiến bộ cùng với sự phát triển và nâng cao của lĩnh vực tri thức thì những lĩnh vực như thần thông, huyền hoặc mê tín dị đoan, y học và khoa học trở nên giảm xuống. Sự tổng hợp diễn ra toàn thể hay một bộ phận và tiến trình tiếp tục cho đến ngày nay. Do đó, đối vời những người quan sát thiển cận bề ngoài và những người phê bình bảo thủ đến cùng và những nhà truyền giáo, những điều này dường như là trái ngược không thể hòa giải được. Kết quả là, họ phê bình chỉ trích Phật giáo là tôn giáo vô minh sai lầm và dị biệt với những gì mà họ quan niệm về giáo lý của đức Phật. Họ giải thích kết hợp với sự kỳ diệu thậm chí như là một phương tiện của cơ cấu tạm thời của con người nhằm làm thoả mản sự căng thẳng về mặt tâm lý hoặc là sự khủng hoảng về tình cảm như một yếu tố phi tôn giáo không có lý do xác đáng và thêm vào đó, đây là một sự kiện châm biếm mỉa mai rằng họ cần phải chấp nhận những nhu cầu đó của con người trong sự sinh tồn nhằm để chứng đạt trạng thái tuyệt đối của sự an lạc và sự  hạnh phúc, và điều này chỉ có thể đạt được thông qua sự loại bỏ những ác nghiệp. Ngược lại, đối với đạo Phật, người Phật tử biết rằng tất cả chúng sanh đều phải chịu sự chi phối của quy luật vô thường khổ đau và không có một linh hồn bất diệt.

Sự Hiểu Biết Thông Ðiệp Của Ðức Phật

Ðối với câu phát biểu cho rằng tôn giáo về cơ bản khác nhau với sự nhận thức khoa học, chúng ta có thể trả lời vấn đề này căn cứ vào Luận Tạng Abhidhamma. Về cơ bản, giáo lý vô thượng thậm thâm này của đức Phật mở đường cho những ý tưởng của thế giới khoa học cề vấn đề tâm và sắc. Lời dạy căn bản của dức Phật là “tránh làm các điều ác, làm các việc thiện, và thanh tịnh tâm ý”.  Ngoài ra, đức Phật  dạy rằng các pháp hữu vi đều chịu sự chi phối  của quy luật cơ bản của vô thường và biến đổi (Anica), khổ đau (Dukkha), và không có một thực thể sống thường hằng bất diệt (Anatta). Do vậy,  chúng chỉ là sự cấu thành của hai yếu tố danh và sắc. Sắc là sự biểu hiện của năng lượng và những đặc tính của phẩm chất. Cổ nhân biết đến sắc như là những nguyên tử. Ðức Phật gọi chúng như là những đơn vị cơ sở của sắc. Từ điều này, chúng ta biết được rằng Phật giáo thích hợp và đi trước những phát hiện mới nhất của khoa học hiện đại về bản chất của sự sống về con người.

Sanh theo Phật giáo được gọi là sự trở thành.

Qúa trình của sự trở thành, do đó, được tiến hoá và phát triển theo tiến trình thời gian do vì sự vô minh của những chuỗi nhân quả hay nhân duyên. Những sự kiện này được hình thành theo công thức như sau:

Do vô minh, hành phát sinh;
Do hành, thức sinh khởi;
Do thức, danh sắc khởi;
Do danh sắc, lục nhập sinh khởi;
Do lục nhập, xúc sinh khởi;
Do xúc ái, sinh khởi;
Do ái, thủ sinh khởi;
Do thủ, hữu sinh khởi;
Do hửu, sanh phát sinh;
Do sanh, lão bện, và tử sinh khởi.

Tất nhiên, khi nhân không còn hiện hữu, thì quả tự nhiên biến mất. Có nghĩa là, nếu vô minh được đoạn diệt hoàn toàn tận gốc rễ thì sẽ dẩn đến sự đoạn diệt của sinh và tử. Sau khi giải thích nguồn gốc của vật chất, tức sắc, những ai khác về tinh thần và tình cảm con người, Phật giáo cố gắng giải thích sự thay đổi của sự sống như là một sự tiếp tục của một vòng sinh và tử. Quá trình này là một quá trình khổ đau. Vì vậy, điều này chứng minh rằng ngay cả những thàng tựu cao nhất tối tân nhất cả những sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong thế giới hiện đại vẫn phải chịu sự chi phối của qui luật phổ quát này (Dhamma). Chính bản thân sự sống cũng phải chịu chi phối của qui luật này. Không một chúng sanh nào có thể trốn tránh hay thoát khỏi nó. Từ quá trình này, đức Phật kế đến tiếp tục phân tích trạng thái thực tại của chúng sanh và cố tìm ra một con đường đưa đến sư chấm dứt khổ đau và biến đổi của tất cả các pháp hữu vi này. Vì thế, thông điệp của Ngài rất rõ ràng. Thông điệp này không dành cho những ai chạy trốn sự sợ hãi do vì không có sự can đảm và tính kiên cố nỗ lực của con người. Ðó là một con đường tìm ra một giải pháp cho vấn đề-một vấn đề săn đuổi, ám ảnh con người và là một con đường của sự hiểu biết giúp chúng ta thoát khỏi những tình huống nguy hiểm. Những tình huống như thế sẽ luôn luôn có mặt trên cõi đời này; hiện tại bây giờ và mai sau, và chúng có thể mô tả tốt nhất bằng việc sử dụng một hình ảnh ẩn dụ: Bất cứ ai bị bao quanh bởi một ngọn lửa chỉ có thể thoát khỏi bằng cách tránh khỏi nơi đó chứ không phải đứng yên nơi đó. Cách để vượt qua một cơn nước lũ hay vượt qua một con  sông là bằng cách dùng một chiếc bè để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Cách chế ngự hay bắt một con rắn là hãy nắm đầu rắn chứ không phải nắm cái đuôi của nó.

Vì vậy ngọn lửa của hận thù có thể tránh né và dập tắt bằng tình thương. Cơn lũ của sự chấp thủ tham ái phải được chế phục bằng sự ly tham vô chấp thủ, và dòng sông của sanh tử luân hồi phải được vượt qua làm cho thanh tịnh những cấu uế của tâm. Sợi dây vô minh có thể được chặt đứt bằng cách phát triển phẩm tính của sự hiểu biết giác ngộ. Khi ngiên cứu những lời dạy của đức Phật chúng ta không nên rơi vào hai cực đoan mà phải thực hành theo con đường thực tế và hợp lý đó là con đường trung đạo. Ðể duy trì một cực đoan của khổ đauhay là một cực đoan của sự hưởng thụ dục lạc sung sướng có nguy cơ đưa chúng sanh đến sự nguy hiểm. Sự nguy hiểm về mặt tâm linh vẫn đang là một nét đặc trưng thịnh hành trong thế giới hiện đại. Nó không chỉ hạn chế trong những thời kỳ cổ đại, mà khoa học và kỹ thuật hiện đại cũ không thể vượt qua nó bởi vì nó liên quan đến vấn đề trạng thái tâm linh chứ không phải là trạng thái vật chất.

Do vậy, con đường tuy khó khăn nhưng bảo đảm an toàn là con đường Trung đạo. Ðây là con đường của sự chân chính, đúng đắn và cũng gọi la Bát Thánh đạo. Nó là một lời giải đáp cho tất cả những vấn đề trong xã hội của chúng ta ngày nay. Con đường nay bao gồm tám phẩm chất được sắp xếp dưới ba phạm trù như: Giới (Sila), Ðịnh (Samadhi), và Tuệ (Panna). Giới gồm ba yếu tố: Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng. Ðịnh gồm: Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Tuệ bao gồm: Chánh kiến và Chánh tư duy. Sự nhận ra những con đường này đưa đến sự chứng đắc trạng thái tối hậu của Niết-bàn.

Ở giai đoạn này buộc chúng ta phải đưa ra câu hỏi: Tại sao người ta lại muốn chính mình từ chối những thứ tốt đẹp của cuộc sống? Có phải vì Bát Thánh đạo khó để mà thực hành theo? Tại sao người ta không nên thưởng thức, hưởng thụ tất cả những thú vui thế tục với tất cả những nguồn hạnh phúc của nó? Có phải vì sau khi chết con người sẽ ra sao và những gì xảy ra đối với anh ta? Ai biết được điều đó? Ai có thể nói được điều đó? Ngay từ lúc ban sơ, con người là một động vật xã hội. Anh ta sau này là một động vật có lý trí vượt lên trên tất cả những loại động vật khác, một loài động vật duy nhất mà buộc anh ta phải hoàn toàn nắm lấy một trường sống chung quanh; cả về không gian lẫn thời gian bên ngoài. Thậm chí trong một xã hội như thế con người không thể sống cho chính mình và sống đơn độc một mình. Anh ta buộc phải sống với gia đình, hàng xóm láng giềng của anh ta. Và sẽ không thể có được hạnh phúc của cuộc sống nếu mọi người luôn luôn sống trong sự sợ hãi với nhau.

Do vậy, một đời sống luân lý đạo đức thì rất cần thiết cho con người để sống một đời sống an lạc hạnh phúc trong xã hội của anh ta. Ngày nay, những phẩm hạnh vẫn còn được duy trì ở vị trí trên hết trong tâm trí của con người là những phẩm hạnh được các nhà sáng lập tôn giáo tuyên thuyết. Và hơn bao giờ hết trong lịch sử nhân loại, thế giới lại ý thức đầy đủ về những hiểm nguy đang đương đầu với những cư dân đô thị phát triển cao vì lý do sợ hãi chiến tranh, tệ nạn phân biệt chủng tộc, bất bình đẳng trong xã hội và sự nghèo đói. Những hiện tượng này có tương quan duyên với nhau cho nên người ta khó mà chia cách những cái xấu ra khỏi cái khác. Người ta nói về hoà bình an lạc nhưng họ không phản đối việc tiếp tục chiến tranh và đoạt lấy sinh mạng. Sinh mạng là cái quý giá nhất mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Không có sự khác biệt giữa hai loài khi nhìn nhận về những yếu tố của sự sống. Vì vậy, đó là một hành vi đạo đức giả để nói về hòa bình mà không bàb về việc tránh không tước đoạt lấy bất kỳ một hình thức sinh mạng nào. Thế thì tại sao tất cả sinh vật bị gạt ra khỏi cái thông điệp về hòa bình này để ngăn chặn sự đau khổ? Ðó có phải vì con người là một động vật cao hơn và loài còn lại là thấp hèn hơn? Ðó có phải vì không thể và sẽ không sống chỉ bằng sự thanh đạm? Ðó có phải vì con người phải phấn đấu và nỗ lực để phát triển cho dù đồng loại của mình ra sao mặc kệ? Theo ý nghĩa đây là sự tranh luận mang bản chất tương tự làm tác động đến tâm trí của những nhà lãnh đạo của các quốc gia cố gắng loại bỏ những đối thủ yếu cơ hơn mình; những kẻ mạnh hơn. Ðó là luật rừng, quy luật của sự sống còn của những kẻ.

Tương tự đối với các giới còn lại như : tránh không được nói láo, tránh không được uống rượu say sưa và tránh không được tà dâm. Khi xã hội phát triển và khi những giá trị luân lý đạo đức trở nên cần thiết quan trọng, thì ngũ giới của Phật giáo (Pancasila) Sẽ cung cấp một lối sống cho nhân loại của tất cả xã hội trong hiện tại cũng như tương lai. Ðộng vật xã hội có lý trí cần thiết nên từ bỏ lối sống sơ khai của một đời sống phi luân lý đạo đức của một thú vật phi lý trí để mà sống hài hoà với nhân loại trong xã hội của mình. Một số người sẽ sớm chấp nhận và thực hành theo cách sống có luân lý hơn những  người khác.

Những gì con người thược sự ước ao cho tất cả chúng sanh là hạnh phúc.

 

Tiến sĩ Nandadeva Wijesekera

Thích Quảng Bảo

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/0E/0E/sen8.jpg

http://www.thuvienhoasen.org