Vào chùa Bái Đính, càng vui sướng tự hào với khung cảnh đồ sộ của chùa bao nhiêu lại càng buồn rầu bấy nhiêu trước những tượng la hán còn mới nguyên đã bị mồ hôi tay người làm đen bóng.
Và rủi thay cho những pho tượng la hán ở chùa Bái Đính, vì được đặt ở dãy hành lang, nên vị nào cũng bị người đời đi qua vuốt ve, sờ, chạm đến đen cả đầu gối, bàn tay. Và có một vài pho tượng la hán đã bị gãy những ngón tay mà không rõ có phải là do đá kém chất lượng hay là do bàn tay tò mò của các phật tử hiếu kỳ.
Cùng với sự mất giá của đồng tiền, những tờ tiền 500 - 1.000 đồng chỉ còn chỗ đắc dụng khi vào chùa. Loại tiền này la liệt trên các ban thờ, trên chân tay tượng Phật và thậm chí dưới đất. Trong động thờ mẫu có một chỗ trũng xuống có nước, người ta gọi đó là ao tiên động mẫu. Mặc dù ngay bên cạnh tấm biển đó có một tấm biển khác ghi dòng chữ cấm thả tiền và lội xuống ao nhưng mặt ao vẫn đầy những “rác tiền”. Còn bên bờ ao là chỗ chụp ảnh lý tưởng cho những thanh niên nam nữ…
Thiết nghĩ, đồng tiền là vật ghi giá trị sức lao động. Quý trọng đồng tiền cũng là quý trọng những giọt mồ hôi ta đã bỏ ra. Chùa nào cũng có những hòm công đức. Có câu dân gian vẫn nói: tiền mất Phật biết. Đâu cần phải cúng tiền xuống dưới ao nước như thế, vừa làm hỏng tiền gây lãng phí lại vừa tạo thành một thứ rác trong những chốn linh thiêng, sạch sẽ.
Người Việt có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy…” cho nên cái gì cũng muốn phải cầm tận tay để xem mới thỏa. Với thói quen ấy, đi bảo tàng người ta dù đã đọc thấy dòng chữ không sờ vào hiện vật nhưng vẫn phải tìm cách gì đó để thật gần, để chạm vào xem ra sao. Còn khi vào chùa, không hiểu xuất phát từ quan niệm nào, người ta lại cho việc sờ vào tượng Phật là một việc đem lại phúc đức.
![]() |
Ai cũng phải chạm tay vào tượng phật mới thỏa. |
Và rủi thay cho những pho tượng la hán ở chùa Bái Đính, vì được đặt ở dãy hành lang, nên vị nào cũng bị người đời đi qua vuốt ve, sờ, chạm đến đen cả đầu gối, bàn tay. Và có một vài pho tượng la hán đã bị gãy những ngón tay mà không rõ có phải là do đá kém chất lượng hay là do bàn tay tò mò của các phật tử hiếu kỳ.
Hãy tưởng tượng hàng trăm pho tượng bằng đá trắng bị mồ hôi tay người làm đen bóng ở những chỗ ngang tầm tay với của con người. Pho thì đầu gối, pho thì cánh tay, pho thì tà áo. Một hình ảnh thật là đáng buồn. Người dân ta đi chùa lễ phật mà chính trong tâm lại không biết kính Phật thì làm sao có công đức.
![]() |
Chiếc trống đồng ở bên dưới quả chuông nặng nhất Việt Nam này đã bị che lấp mất mặt vì tiền lẻ của Phật tử tứ phương. |
Cùng với sự mất giá của đồng tiền, những tờ tiền 500 - 1.000 đồng chỉ còn chỗ đắc dụng khi vào chùa. Loại tiền này la liệt trên các ban thờ, trên chân tay tượng Phật và thậm chí dưới đất. Trong động thờ mẫu có một chỗ trũng xuống có nước, người ta gọi đó là ao tiên động mẫu. Mặc dù ngay bên cạnh tấm biển đó có một tấm biển khác ghi dòng chữ cấm thả tiền và lội xuống ao nhưng mặt ao vẫn đầy những “rác tiền”. Còn bên bờ ao là chỗ chụp ảnh lý tưởng cho những thanh niên nam nữ…
![]() |
Ao tiên động mẫu với rác tiền nổi lềnh bềnh trông rất mất mĩ quan. |
Thiết nghĩ, đồng tiền là vật ghi giá trị sức lao động. Quý trọng đồng tiền cũng là quý trọng những giọt mồ hôi ta đã bỏ ra. Chùa nào cũng có những hòm công đức. Có câu dân gian vẫn nói: tiền mất Phật biết. Đâu cần phải cúng tiền xuống dưới ao nước như thế, vừa làm hỏng tiền gây lãng phí lại vừa tạo thành một thứ rác trong những chốn linh thiêng, sạch sẽ.
Vũ Tiến Đức
Theo datviet