NI GIỚI VIỆT NAM

 Trong bối cảnh văn hóa và xã hội của Ấn Độ thời cổ, sự phân chia giai cấp bất công, rất cay nghiệt, trong đó giai cấp Thủ-đà-la được xem như giai cấp nô lệ suốt đời cho giới quý tộc. Riêng phụ nữ, ngoài ảnh hưởng của giai cấp còn phải hứng chịu những tập tục khắc khe của thời phong kiến và hầu như không được sống độc lập cho riêng mình. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho Đức Phật thị hiện giữa một xã hội đầy cay nghiệt và áp bức nhu thế. Ngài đã san bằng những hố thẳm bất công, lấp cạn những núi sầu biển hận, với lời dạy “không có giai cấp trpng dòng máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn”. Ai cũng có Phật tánh và ai cũng có khả năng thành Phật.

Sau khi thành đạo, Đức Phật đi khắp nơi giáo hóa chúng sanh, Ngài trở về thành Ca-tỳ-la-vệ hóa độ vua cha Tịnh Phạn, lúc ấy Kiều Đàm Di mẫu cùng 500 mệnh phụ phu nhân phát nguyện từ bỏ lối sống vương giả, nhung lụa vàng son, để xin xuất gia tu học. Nhờ sự thỉnh cầu của ngài A-nan, đức Phật cho phép các bà xuất gia, với điều kiện tuân giữ Bát Kỉnh Pháp.

Ngài là vị giáo chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã thành lập Ni đoàn có đầy đủ giới luật như bên nam giới. Đức Phật thọ ký cho Di Mẫu đương lai thành Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Phật, Gia-thâu-đà-la Ỳ-Kheo Ni đương lai thành Phật hiệu Cụ Túc Thiên Vạn Quang Như Lai, cùng 500 vị Tỳ-Kheo Ni tuần tự được Đức Phật thọ ký thành đạo Chánh đẳng chánh giác. Trong lịch sử và trong kinh điển, địa vị của chư Ni đã được nâng ngang tầm chư tăng, xóa bỏ thành kiến cổ hủ ngàn xưa.

Lịch sử Phật giáo Việt Nam, luôn đồng hành cùng lịch sử dân tộc. Trải qua bao cuộc thăng trầm của đất nước, Phật giáo nói chung, Ni giới nói riêng đã đóng góp nhiều công sức cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cũng như trong việc phát triển và trang nghiêm ngôi nhà Giáp hội Phật giáo Việt Nam.

Ni giới Bắc tông đã bắt đầu xuất hiện từ miền Bắc vào khoảng năm 40 sau Tây lịch khi các vị nữ tướng của hai Bà Trưng, Bà Triệu xuất gia…Một ngàn năm sau, về đời Lý có Ni sư Diệu Nhân (1041-1113) là một Thiền sư Ni tu hành đắc pháp đã để lại kệ chứng.

Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, Ni bộ Bắc tông bắt đầu phát triển, nổi bật nhất là cố Trưởng lão Ni Diên Trường (1863-1925), NT. Diệu Không (1905-1997). Phật giáo lần về phương Nam như những nhánh sông đem chất phù sa tô bồi ruộng lúa cho miền Tây, Miền Đông Nam bộ có Ni trưởng Như Thanh (1911-1999) đã tiên phong mở đại hội thành lập Ni đoàn. Lớp Ni trẻ chúng con được biết đến uy danh Ni trưởng Linh Phong, quý NT. ở Giác Thiên như NT. Tâm Nhàn, NT. Giác Nhẫn…quý Ni trưởng với các công tác như viết sách, mở các trường đào tạo Ni tài, giảng dạy, cơ sở từ thiện xã hội…

Noi theo tấm gương sáng và đạo hạnh của Đức Tổ Kiều Đàm Di cùng chư Trưởng lão Ni giới Phật giáo Việt Nam, quý NT. Cống hiến công sức rất nhiều trong việc chấn chỉnh Ni giới, đào tạo Ni tài, hóa độ Ni lưu. Hiện tại Ni giới Phật giáo Thế giới. Tương lai thế hệ Ni trẻ đã được mở ra vùng trời tươi sáng.

Trong công tác giáo dục phục vụ cho đạo pháp dân tộc, chúng con lớp Ni trẻ được nương theo học tập hạnh của quý Sư trưởng. Điển hình nhất là ở tỉnh Đồng Nai chúng con nhận thấy có NT. Huệ Hương, nguyên là phó ban TTXHTW, hiện là Ủy viên HĐTSTWGHPGVN, Phó ban ĐTNGTW chuyên trách Đối ngoại, Phó Ban Trị sự ĐTNG tỉnh Đồng Nai. Trước và sau ngày hòa bình đất nước Ni trưởng đã cống hiến đời mình cho đạo pháp quê hương, tận tụy hy sinh hoạt động rất nhiều cho các việc như: Phật Đản, Vu Lan, Kiết hạ an cư, truyền giới cho rất nhiều giới đàn của giới tử Ni, Ni trưởng đã được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu. NI trưởng luôn quan tâm đến tương lai thế hệ Ni trẻ, mở trường hạ, thuyết giảng cho chư Ni, cống hiến đơi mình cho đạo pháp dân tộc. Người là một vị Ni trưởng lỗi lạc, tài đức sông toàn, là người đứng đầu lãnh đạo Ni giới Đồng Nai. Ni trưởng vinh dự được mời đi dự nhiều Hội nghị ở nước ngoài, và hòa cùng xã hội trong công tác từ thiên từ Bắc chí Nam. Đây là một tấm gương sáng mà Ni trẻ chúng con cần học tập trong thời hội nhập, để Ni giới Phật giáo Việt Nam sánh vay cùng Ni giới Phật giáo Quốc tế.

Những việc của Ni giới góp phần làm cho Phật giáo Việt Nam ngày càng vững mạnh, như thưở Đức Phật còn tại thế lập Nhị bộ Tăng và hôm nay Tăng Ni song hành dấn bước, xiển dương chánh pháp, đào tạo thế hệ trẻ kế thừa mạng mạch Phật pháo. Chúng con mong muốn làm sao có được sự quan râm hơn nữa coh Ni giới, nhất là bình đẳng trong sinh hoạt tu học của lớp Ni trẻ chúng con. Nguyện cầu Hồng Ân Tam Bảo thùy từ gia hộ Chư Tôn đức trưởng lão, quý Ni trưởng, quý Ni sư lãnh đạo Phật giáo Việt Nam cũng như quý đại biểu pháp thể khinh an, Phật sự viên thành, chư vị khách quý vạn sự kiết tường như ý.

Kính chúc Hội nghị Phụ nữ Phật giáo thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Việt Nam thành công tốt đẹp./.

 

* Thích Nữ Huệ Phương

(Trích tham luân Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Tp. Hô Chí Minh, Viêt Nam)