Những kỷ lục Phật giáo khẳng định nền văn hóa Việt

Xác lập 10 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

 

Hòa thượng Thích Trí Quảng, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ, đang trao bằng và cúp kỷ lục cho đại diện các chùa - Ảnh: H.S.

TTO (TP.HCM) - Chiều 2-1-2006, báo

Giác Ngộ

đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày ra số báo đầu tiên (1-1-1976) tại hội trường

tòa soạn mới

 vừa khánh thành cách đây ít lâu.

Nhân dịp này, một số họa sĩ thân hữu cũng đem gần 100 tác phẩm tranh, thư pháp đến triển lãm chào mừng tại tầng thượng của tòa sọan báo Giác Ngộ.

Đặc biệt, Trung tâm sách kỷ lục VN (Vietbook) cũng đã công bố và trao 10 kỷ lục Phật giáo VN cho đại diện các chùa, gồm:

1. Chùa có ngôi chánh điện lớn nhất VN: chùa Đại Tòng Lâm (Bà Rịa - Vũng Tàu) với chiều dài 91m, rộng 46m.

2. Học viện Phật giáo lớn nhất VN: do hoà thượng Thích Minh Châu làm viện trưởng, tọa lạc tại 716, Nguyễn Kiệm, P.4, Quận Phú Nhuận, TP.HCM, thành lập từ năm 1984.

3. Tượng Phật dài nhất VN: tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn chùa Linh Sơn Trường Thọ (núi Tà Cú, Bình Thuận) với chiều dài 49m, cao 11m. 

4. Tượng Bồ tát Di Lặc cao nhất VN: hiện đặt tại chùa Phật Lớn (Núi Cấm, An Giang) có chiều cao 31,6m.

5. Tượng Phật bằng đá hoa cương lớn nhất VN: tượng Bồ tát Quan Thế Âm tại chùa Huê Nghiêm 2 (Q.2, TP.HCM) có đài cao 4m, tượng cao 8m bằng đá hoa cương nguyên khối nặng 60 tấn.

6. Chùa lưu giữ nhiều bộ kinh lá nhất VN: chùa Soài Tong (An Giang).

7. Bộ kinh Pháp hoa khắc gỗ đầy đủ và xưa nhất VN: hiện đang lưu giữ tại chùa Phật Quang (TP Phan Thiết).

8. Cặp nến nặng và cao nhất VN: cặp nến do thượng tọa Thịch Hiển Chơn thực hiện cao 3,83m, nặng 2,1 tấn.

9. Tượng Phật Thích Ca cao nhất VN: đặt trong khuôn viên chùa Linh Ứng (Đà Nẵng) cao 27m.

10. Người chụp ảnh và lưu giữ nhiều ngôi chùa nhất VN: chính là tác giả quyển sách Những ngôi chùa nổi tiếng VN - ông Võ Văn Tường. Từ năm 1989 đến nay ông đã chụp 226.780 tấm ảnh và 3.800 phim slide về 2.016 ngôi chùa ở 59 tỉnh thành trong cả nước và 7 nước lân cận.

H.Sơn

 

Những kỷ lục Phật giáo khẳng định nền văn hóa Việt

Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam và báo Giác Ngộ vừa tổ chức lễ hội ngộ, giao lưu giới thiệu 43 kỷ lục Phật giáo Việt Nam, nhằm khẳng định thêm những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Trong 10 kỷ lục Phật giáo ở miền Bắc, nổi bật là pho tượng xưa nhất Việt Nam - tượng Bồ Tát Quan âm Thủ Thiên thuộc chùa Thánh Ân (Gia Lâm, Hà Nội) có từ thời nhà Mạc, với 42 tay chính, 610 tay phụ, cao 132cm.

 

Tháp chuông chùa Thiên Mụ được coi là tháp cổ nhất Việt Nam - Ảnh: Linh Thoại

Kỷ lục ngôi chùa xưa nhất Việt Nam thuộc về chùa Pháp Vân (tức chùa Dâu ở Bắc Ninh) xây từ thế kỷ thứ 3; chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam thuộc về chùa Một Cột, xây từ năm 1049; chùa lưu giữ nhiều pho tượng nghệ thuật nhất Việt Nam là chùa Sùng Nghiêm (tức chùa Mía) ở thị xã Sơn Tây, với 287 pho tượng thờ, trong đó có pho tượng thờ bà Thị Kính - tuyệt tác về điêu khắc.

Trong 7 kỷ lục Phật giáo ở miền Trung có tháp chuông chùa Thiên Mụ - tháp hình bát giác xây dựng từ năm 1844 và được coi là tháp cổ nhất Việt Nam. Tháp có 7 tầng, cao 21m, mỗi tầng được trang trí một tượng Đức Phật.

Bộ kinh đầy đủ nhất Việt Nam là bộ kinh Pháp Hoa, hiện được lưu giữ tại chùa Phật Quang (Phan Thiết). Bộ kinh được 3 vị sư trong suốt 28 năm (từ 1704) khắc hết sức tinh xảo 60.000 chữ trên 118 tấm gỗ thị kích thước 0,68m x 0,26m x 0,03m.

Tượng Phật Thích Ca xây năm 2004, cao 27m, ngự tại chùa Linh Ứng ở khu du lịch Bà Nà gần Đà Nẵng là tượng Phật Thích Ca cao nhất Việt Nam.

Tại miền Nam có 26 kỷ lục được ghi nhận, trong đó Tháp Đá chùa Vĩnh Nghiêm khánh thành năm 2003, có 7 tầng, cao 14m được coi là tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam. Tháp đá phủ kín hoa văn, họa tiết điêu khắc với 1 cặp rồng lớn và 27 cặp rồng nhỏ, cánh phượng, lá sen… tất cả đều theo phong cách văn hóa Lý - Trần.

Tượng Phật Bà bằng gỗ mun nặng nhất Việt Nam dựng tại khu du lịch Suối Tiên (TPHCM) cao 2,6 m, đường kính 0,9 m, nặng 1,6 tấn, ngự trên tòa sen, được tạc từ mọt cây gỗ mun nguyên khối có trên 1.000 năm tuổi.

Chùa Xá Lợi (TPHCM) có tháp chuông cao nhất Việt Nam - 7 tầng, cao 32 m. Chùa Vạn Đức lập năm 1954 ở Thủ Đức - TPHCM có ngôi Chánh điện bài trí tôn nghiêm, cao nhất Việt Nam - 43,5m.

Dự kiến đến năm 2010 sẽ có 100 kỷ lục Phật giáo Việt Nam được ghi nhận.

Theo TTXVN

 

Công bố những kỷ lục Phật giáo VN lần 5

 

GS.TS Lê Mạnh Thát - Ảnh: CTV

TTO - Được sự hỗ trợ của Báo

Giác Ngộ

, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam - Vietbooks vừa chính thức xác lập và công bố 4 kỷ lục Phật giáo Việt Nam lần 5, gồm:

Người dịch kinh điển Pali nhiều nhất Việt Nam: Hòa thượng Thích Minh Châu

Người dịch kinh điển Đại thừa nhiều nhất Việt Nam: Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Người viết sách về văn học và lịch sử Phật giáo nhiều nhất Việt Nam: GS.TS Lê Mạnh Thát

Bộ từ điển Phật học lớn nhất Việt Nam: Bộ từ điển Phật học Huệ Quang (Hòa thượng Thích Minh Cảnh chủ biên)

Lễ công bố và xác lập những kỷ lục của Phật giáo Việt Nam lần 5 dự kiến được tiến hành tại Văn phòng II Trung ương Giáo hội - Thiền Viện Quảng Đức (quận 3, TP.HCM), ngày 22-1-2007.

B.D.

 

Thêm 14 kỷ lục Phật giáo Việt Nam được xác lập

 

NSƯT Bạch Tuyết - Ảnh: T.T.D.

TTO - Đó là các kỷ lục có tính đời sống và sân khấu, như: kỷ lục Người Việt Nam đầu tiên chuyển thể kinh Phật thành trường ca cải lương cho nghệ sĩ ưu tú Bạch Tuyết; kỷ lục trang web Phật giáo có số lượt người truy cập nhiều nhất VN cho website http://buddhismtoday.comhttp://daophatngaynay.com...

CD- Rom Chùa Việt Nam - xưa và nay của nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường đoạt kỷ lục Đĩa CD - Rom có số lượng chùa và ảnh chùa nhiều nhất Việt Nam. Đây là công trình có dung lượng ảnh khá lớn, với 522 ngôi chùa ở 57 tỉnh, thành trong nước được giới thiệu qua 7.804 tấm ảnh màu .

Các kỷ lục này sẽ được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) công bố trong buổi Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần 8, diễn ra vào ngày 31-5-2007 (nhằm ngày lễ Phật đản 15-4 âm lịch).

Dự kiến đến năm 2010 sẽ có 100 kỷ lục Phật giáo Việt Nam được ghi nhận.

 

Danh sách 14 kỷ lục Phật giáo được công bố nhân dịp lễ Phật đản

1. Ngôi chùa đầu tiên ở Việt Nam có phong cách kiến trúc kết hợp giữa Phương Đông và phương Tây: Chùa Vĩnh Tràng

2. Ngôi chùa đầu tiên kết hợp phong cách kiến trúc - điêu khắc Khmer - Hoa - Việt: Chùa KhLeang

3. Vườn chùa có đàn dơi sống nhiều nhất: Vườn chùa Mahatup

4. Đơn vị thực hiện tượng Phật Di lặc lớn nhất Việt Nam: Công ty TNHH Nam Long

5. Ngôi chùa có vườn tượng Phật lộ thiên lớn nhất Việt Nam: Chùa Bạch Liên ( An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai)

6. Tượng Bồ tát Di Lặc nguyên khối bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam: ở chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Tượng có chiều cao 5,1m (kể cả tòa sen), trọng lượng 40 tấn, do nhà điêu khắc Hoàng Hữu (tỉnh Bình Dương) tạo tác.

7. Người Việt Nam đầu tiên chuyển thể kinh Phật thành trường ca cải lương: NSƯT Bạch Tuyết

Từ năm 2001 đến nay, NS Bạch Tuyết đã dựa vào bản dịch Kinh Pháp Cú của Hòa thượng Thích Minh Châu, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Ni sư Trí Hải, Cư sĩ Tịnh Minh để chuyển thể thành trường ca cải lương - Lời Phật dạy. Sau đó, chị tiếp tục sáng tác và chuyển thể các trường ca cải lương khác, như: Phật giáo với dân tộc, Vườn thiền rừng ngọc, Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm, Tình ca Quán Âm, Lược sử Phật giáo Nam Tông… cùng nhiều tác phẩm văn học cũng đã được chị “nghệ thuật cải lương hóa” như Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Bút quan hoài của Á Nam Trần Tuấn Khải và Câu chuyện dòng sông theo ý truyện cùng tên của Hermann Hesse...

8. Đĩa CD - Rom có số lượng chùa và ảnh chùa nhiều nhất Việt Nam: CD- Rom Chùa Việt Nam - xưa và nay.

9. Trang web Phật giáo có số lượt người truy cập nhiều nhất Việt Nam: http://buddhismtoday.com/http://daophatngaynay.com/

Trang web này có tên Đạo Phật Ngày Nay được Đại đức Thích Nhật Từ thiết kế và biên tập.

10. Lễ cầu siêu có phẩm vật dâng cúng nhiều nhất: Đại trai đàn siêu độ tại đài tưởng niệm chính của Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn thuộc tỉnh Quảng Trị

11. Ngôi tháp của hệ phái Phật giáo Khất sĩ cao nhất: Bảo tháp Ngọc Phật của Tịnh xá Trung Tâm

12. Tượng Phật Thích Ca bằng xi măng thếp vàng trong chánh điện của hệ phái Phật giáo Nam tông cao nhất: Tượng Phật của chùa Nguyên Thủy (khu phố 1, phường Cát Lái, quận 2,xây dựng vào năm 1969)

13. Ngôi chùa có tượng Phật nhiều nhất Việt Nam: Chùa Đại Tòng Lâm 

Chùa Đại Tòng Lâm do Hòa thượng Thích Thiện Hoa và Hòa thượng Thích Thiện Hòa khai sơn vào năm 1958, sau đó được trùng tu lại vào năm 1982, cổng tam quan vững chãi xây bằng đá vào năm 1974. Ngôi chánh điện mới xây dựng vào năm 2002.

14. Công ty sản xuất sản phẩm đồng thờ phụng nhiều nhất Việt Nam: Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Đại Phát - DAPHA Corp

B.D