Chùa Ngọc Phật (WatPhraKaeo), là một ngôi chùa nổi tiếng nhất Thái Lan, cũng là một trong ba đại quốc bảo của Thái Lan, tọa lạc góc đông bắc Đại Vương Cung Bangkok (Bangkok Grand Palace), là bộ phận chỉnh thể của Đại Vương Cung. Vì trong chùa có phụng thờ tượng Phật Ngọc, nhân đó mà có tên là chùa Ngọc Phật.
Chùa Ngọc Phật - Thái Lan
Chùa Ngọc Phật còn gọi là chùa Hộ Quốc, chùa Thủ Hộ của Vương triều Chakri, Chùa xây cất vào năm 1784, là nơi thờ cúng Phật Ngọc và tổ chức các nghi thức Tôn giáo của Vương tộc Thái Lan, nổi tiếng khắp vùng Đông Nam Á, là một ngôi chùa duy nhất không có Hòa thượng cư trú, cũng là một bộ phận của Đại Vương Cung Thái Lan, diện tích chiếm khoảng 1/4 Đại Vương Cung. Tượng Phật Ngọc chùa này cùng với Phật nằm, Phật vàng
Điện thờ Phật Ngọc
Kiến trúc chủ thể của chùa Ngọc Phật là Bảo Phật Điện, chính giữa phụng thờ tượng Phật ngọc cao
Toàn bộ kiến trúc của chùa Ngọc Phật rất to lớn, hùng vĩ. Những ngọn tháp cao vòi vọi, dãy hành lang dài hun hút bằng vàng ngọc lấp lánh, những đặc điểm của các ngôi chùa trên đất Thái, hầu như đều tập trung vào chùa Ngọc Phật, vì chùa này lớn nhất trong toàn quốc. Kiến trúc và nghệ thuật của nó đã thể hiện đặc sắc theo phong cách thời cổ, được ngợi khen là nghệ thuật quý báu về mặt hội họa, điêu khắc, kiến trúc của Phật giáo Thái Lan. Trong chùa Ngọc Phật, mọi người còn có thể nhìn ngắm những loài phi điểu và những loại hoa mai, hoa mẫu đơn, hoa cúc... được chạm khắc, họa vẽ trên bức tường hoa và các bình gốm, sứ. Đây là kiệt tác của Trịnh Hòa - nhà hàng hải vĩ đại đời Minh Trung Quốc, đã thi công khi đến Tây Dương lần thứ ba.
Trong chùa, ngoài điện Ngọc Phật, đại đa số chóp đỉnh của những kiến trúc quan trọng đều trang trí theo kiểu đỉnh nhọn, điểm này đã trở thành nét đặc sắc thứ nhất về mặt kiến trúc tự viện Thái Lan. Mỗi đỉnh nhọn đều có trang sức celluloid, sứ màu, thếp vàng... lóng lánh chói mắt. Những kiến trúc đỉnh nhọn khiến cho khách du lịch chú ý là Kim Tháp, Tàng Kinh Điện và Tiên Vương Điện. Nét đặc sắc thứ hai của tự viện là trang sức quá cầu kỳ, hoa lệ nhiều màu, xanh vàng rực rỡ.
Nét đặc sắc thứ ba của ngôi tự viện này có bốn mặt được bao bọc bởi hành lang bích họa dài
Lễ văn hóa Nông Canh (Plowing Day) tháng 5 (ngày lễ quan trọng nhất của Thái Lan)
Hằng năm, khi đến ngày Lễ văn hóa Nông Canh (Plowing Day) tháng 5 (ngày lễ quan trọng nhất của Thái Lan), Quốc vương cử hành nghi thức tôn giáo tại đây, cầu nguyện được mùa.
Chùa Phật Ngọc và Đại Vương Cung cùng lúc khởi công xây dựng. Từ đời vua thứ nhất cho đến nay, nó là nơi cử hành các nghi thức tôn giáo Hoàng thất. Điều dẫn đến sự chú ý cho mọi người chính là Đại Hùng Bảo Điện, nơi phụng thờ Phật Ngọc - Bảo Tàng của Thái Lan. Khi bình minh thức giấc, vầng thái dương hướng về Bảo điện, thì bức tường màu vàng sẽ lóe ánh sáng rực rỡ, vô cùng chói mắt. Thân của Phật Ngọc vốn màu xanh biếc, lúc này sẽ tỏa lên những tia sáng màu xanh lục mờ mờ ảo ảo, cho nên còn gọi là "chùa Lục Bảo Thạch".
Trên bức tường dày có trang trí tượng Kim Xí Điểu (garudas), thần trấn giữ (singhas) thì đóng ở thềm thang, trên cổng điêu khắc thần thủ hộ, khiến cho tất cả các loài yêu ma quỷ quái không dám đến gần. Tượng Phật Ngọc này, từ xưa đến nay đã trở thành đối tượng tranh đoạt giữa Ấn Độ,
Sông Mi Nam (
Bên cạnh Sông Mi Nam (Menam River) là Đại Hoàng Cung nổi tiếng trên thế giới, là quần thể kiến trúc cổ bố cục xen vào nhau trong thành phố Bangkok (tổng cộng 22), tổng diện tích chiếm khoảng 21.84 vạn m2. Bức tường thành chung quanh đều màu trắng, các quốc vương nhiều đời không ngừng sửa sang, mở rộng. Kiếu dáng phong cách kiến trúc vương cung cũng đổi thay qua từng thời đại. Người đương thời gọi nơi đây là "Thái Lan nghệ thuật đại toàn", vì nó hội đủ cả sự tinh túy của nghệ thuật kiến trúc trang hoàng, hội họa, điêu khắc Thái Lan
Đại Vương Cung Thái Lan
Thanh Như dịch và sưu tập hình ảnh