Cùng với việc chặn dòng, xây cầu, sân khấu biểu diễn trên suối, công ty Tùng Lâm còn dựng một loạt ki ốt dọc hai bên đường dẫn vào suối Giải oan.
Dòng suối bị bức tử!
Suối Giải oan, nơi đây cách nay hơn bảy trăm năm Vua Trần Nhân Tông đã dừng lại để cởi bỏ bụi trần trước khi bước vào cõi tu hành nơi cửa Phật. Đây cũng là nơi hàng trăm cung nữ đã trẫm mình để tỏ lòng trung thành với nhà vua khi Ngài từ bỏ ngôi báu, chọn con đường tu hành.
Dòng suối bị bức tử!
Suối Giải oan, nơi đây cách nay hơn bảy trăm năm Vua Trần Nhân Tông đã dừng lại để cởi bỏ bụi trần trước khi bước vào cõi tu hành nơi cửa Phật. Đây cũng là nơi hàng trăm cung nữ đã trẫm mình để tỏ lòng trung thành với nhà vua khi Ngài từ bỏ ngôi báu, chọn con đường tu hành.
Chặn dòng, biến suối thành ao |
Người dân ở đây cho biết, trước đây quanh năm con suối đầy nước và nước rất trong. Người hành hương về đất Phật Yên Tử trong mùa lễ hội vẫn có thói quen tâm linh là vốc nước suối lên rửa mặt hoặc uống, để tẩy rửa oan khuất, rũ bụi trần. Giờ đây, thói quen tâm linh đó của du khách khi đến với đất Phật Yên Tử đã không còn thực hiện được vì con suối huyền tích gắn với khu di tích lịch sử quốc gia Yên Tử đã bị bức tử.
Diện mạo suối Giải oan đã hoàn toàn biến đổi. Hai đầu suối cạn khô, giữa dòng, Công ty Tùng Lâm cho quây lại như một ao tù, trên đó, một cây cầu đá gồm 21 cặp trụ đá đường kính 0,35m, cao 2,5m bắc qua suối và sân khấu biểu diễn được dựng lên giữa cầu.
Dư luận đã nhiều lần lên tiếng về sự việc này. Hồi đầu tháng 12, ông Nguyễn Thành Phố- Chủ tịch UBND thị xã Uông Bí cho biết, chưa có giấy phép cấp cho công ty thực hiện công trình này. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi vào trung tuần tháng 12 vừa qua, công trình vẫn đang được thi công và hoàn thiện.
Cùng với việc chặn dòng, xây cầu, sân khấu biểu diễn trên suối, công ty Tùng Lâm còn dựng một loạt ki ốt dọc hai bên đường dẫn vào suối Giải oan. Điều đáng nói là, đây là khu vực bảo vệ I của khu di tích, theo Luật Di sản văn hoá, phải được bảo vệ nghiêm ngặt.
Chính quyền làm ngơ?
Tiếp xúc với chúng tôi, thầy Bi- nhà sư tại khu di tích Yên Tử cho biết: “Việc làm xâm phạm di tích của công ty Tùng Lâm không ai đồng tình, các công trình này đã phá vỡ không gian suối Giải oan. Vừa qua, các thầy trong Ban trị sự cũng đã làm việc với chính quyền địa phương nhưng chưa có kết quả gì”.Diện mạo suối Giải oan đã hoàn toàn biến đổi. Hai đầu suối cạn khô, giữa dòng, Công ty Tùng Lâm cho quây lại như một ao tù, trên đó, một cây cầu đá gồm 21 cặp trụ đá đường kính 0,35m, cao 2,5m bắc qua suối và sân khấu biểu diễn được dựng lên giữa cầu.
Dư luận đã nhiều lần lên tiếng về sự việc này. Hồi đầu tháng 12, ông Nguyễn Thành Phố- Chủ tịch UBND thị xã Uông Bí cho biết, chưa có giấy phép cấp cho công ty thực hiện công trình này. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi vào trung tuần tháng 12 vừa qua, công trình vẫn đang được thi công và hoàn thiện.
Cùng với việc chặn dòng, xây cầu, sân khấu biểu diễn trên suối, công ty Tùng Lâm còn dựng một loạt ki ốt dọc hai bên đường dẫn vào suối Giải oan. Điều đáng nói là, đây là khu vực bảo vệ I của khu di tích, theo Luật Di sản văn hoá, phải được bảo vệ nghiêm ngặt.
Chính quyền làm ngơ?
Công trình phá vỡ không gian di tích |
Chúng tôi đã liên lạc với ông Nguyễn Thành Phố- Chủ tịch UBND thị xã Uông Bí để trao đổi về vấn đề này, tuy nhiên ông Phố lấy lý do bận chủ trì Hội nghị và cho biết UBND tỉnh Quảng Ninh đang xem xét vấn đề này.
Trong khi chờ tỉnh Quảng Ninh xem xét thì công trình trên suối Giải oan vẫn đang được hoàn thiện. Được biết, công trình này sẽ được khánh thành vào dịp lễ hội Yên Tử đầu xuân 2010.
(Theo Tổ quốc)