Chùa Bà Đanh là một hệ thống tổng thể bao gồm nhiều công trình với gần 40 gian nhà, cũng như các ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh thờ Phật, song ở chùa Bà Đanh ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng của Thái Thượng Lão Quân, tượng Nam Tào, Bắc Đẩu và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Khu danh thắng chùa Bà Đanh có diện tích khoảng 10 ha, với phong cảnh trời mây sông nước hữu tình. Năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch) cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Ngôi chùa ban đầu được xây dựng tranh tre nứa lá đơn sơ, đến năm Vĩnh Trị, đời Lê Hy Tông, khu rừng mới được mở mang quang đãng để xây lại cho khang trang. Khu vực này cấm người dân làm nhà ở nên cảnh chùa càng thêm trang nghiêm, vắng vẻ.
Xưa có câu “Vắng như chùa Bà Đanh”. Vậy vì sao chùa Bà Đanh lại hiu quạnh như vậy, một mặt do chùa Bà Đanh ở vị thế vắng vẻ không tiện đường giao thông, đường ở đây chủ yếu là đường “làng” nhỏ hẹp. Từ trước tới nay dân làng Đanh đều truyền tai nhau rằng ngôi chùa này rất linh thiêng, ai trái ý hoặc phỉ báng sẽ bị trừng trị... vì thế, khách thập phương không dám đến.
Đất Việt giới thiệu một số hình ảnh về chùa Bà Đanh:
Chùa Bà Đanh ở xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, cách thị xã Phủ Lý 10 km về phía hữu ngạn sông Ðáy. |
Chùa xứng danh là ngôi chùa “vắng khách đệ nhất”. |
Tiếng gió thổi, tiếng lá rơi nhẹ khiến ngôi chùa tĩnh mịch đến lạ thường. |
Lá rụng nhiều đến nỗi phủ kín mặt sân chùa và người dân tiết kiệm bằng cách… đem về nhóm bếp. |
Chỉ những ngày Đại lễ, cửa chính chùa mới mở, không gian đã yên ắng nay càng… lạnh lẽo hơn. |
Con đường dẫn vào chùa vắng bóng con người. |