Sáng sớm ngày 18.9.2008, tại hội trường của khách sạn
Vẫn là khóa lễ công phu của thiền môn Việt Nam được trì tụng mỗi ngày tại các chùa, nhưng ở đây, ngoài không khí trang nghiêm của câu kinh tiếng kệ và thanh tụng của đạo tràng, là niềm xúc động và cảm thông của chư tôn đức Tăng Ni nhiều thế hệ từ khắp các nước vân tập về. Đây là đặc điểm và cũng là ý nghĩa đầu tiên của Ngày Về Nguồn, hiệp kỵ chư lịch đại Tổ sư, và cũng là những ngày đoàn tụ của Tăng Ni Việt Nam tại hải ngoại.
LỄ PHẬT CẦU NGUYỆN
Sáng sớm ngày 18.9.2008, tại hội trường của khách sạn
Nghi thức khởi đầu bằng bài lời kỳ nguyện và niêm hương bạch Phật của Hòa thượng chủ sám Thích Tín Nghĩa, tiếp đó đại chúng đồng thanh tụng bài Giới hương[1] theo điệu tán rơi Huế. Tiếp đó là bài Trí huệ, xưng tán công hạnh từ bi cứu khổ của Bồ-tát Quán Thế Âm. Sau hai bài tán này, là nghi thức công phu khuya ngắn gọn với bài kệ tụng trích từ kinh Thủ Lăng Nghiêm, lập lại đại nguyện dấn thân cứu độ chúng sanh của tôn giả A Nan Đà:
Tương thử thâm tâm phụng trần sát
Thị tắc danh vi báo Phật ân...
Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập
Như nhứt chúng sanh vị thành Phật
Chung bất ư thử thủ nê-hoàn...
Thuấn-nhã-đa Tánh khả tiêu vong
Thước-ca-ra Tâm vô động chuyển...
(Nguyện đem cả thâm tâm này để phụng sự khắp các cõi chúng sanh
Để gọi là báo đáp phần nào ân đức của Phật...
Đời ác ngũ trược xin nguyện vào trước
Nếu có chúng sanh nào chưa thành Phật
Con nguyện ở lại cõi này, không vào cảnh giới niết-bàn...
Ngay cả khi tính chất của hư không có thể tiêu vong
Tâm kiên cố của con không bao giờ lay động, thối chuyển...).
Vẫn là khóa lễ công phu của thiền môn Việt Nam được trì tụng mỗi ngày tại các chùa, nhưng ở đây, ngoài không khí trang nghiêm của câu kinh tiếng kệ và thanh tụng của đạo tràng, là niềm xúc động và cảm thông của chư tôn đức Tăng Ni nhiều thế hệ từ khắp các nước vân tập về. Đây là đặc điểm và cũng là ý nghĩa đầu tiên của Ngày Về Nguồn, hiệp kỵ chư lịch đại Tổ sư, và cũng là những ngày đoàn tụ của Tăng Ni Việt Nam tại hải ngoại.
NGUYÊN TRIỀU ghi nhanh
[1] Giới hương, định hương dữ huệ hương
Giải thoát, giải thoát tri kiến hương
Quang minh vân đài biến pháp giới
Cúng dường thập phương vô thượng tôn.
(bài kệ tán này thường được gọi tắt là Giới hương)