Trong những ngày này, trên khắp cả nước đã và đang ráo riết chuẩn bị công tác tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ 2008. Tại thành phố Hồ Chí Minh, các hoạt động hướng về Đại lễ cũng đang được diễn ra khá sôi nổi. Một trong những hoạt động nổi bật nhất đó là thị trường văn hóa phẩm Phật giáo. Những cánh thiệp vàng Từ đầu tháng 2-2008, các cửa hàng phát hành văn hóa phẩm Phật giáo đa săn tìm các nguồn hàng cung cấp cho cửa hiệu mình về những sản phẩm phục vụ cho Đại lễ Phật đản LHQ 2008.
“Như cánh diều dấu yêu bay đi khắp muôn nơi, đem từ bi vô ngã, giáo pháp Đức Thích Ca, tưới mát cõi Ta bà”. Vâng, mỗi cánh thiệp là một cánh diều để ai ai cũng có thể gởi gắm những thông điệp yêu thương của riêng mình đến với bạn bè, gia đình và những người đồng đạo. “Tôi rất vui khi nhận được tấm thiệp mừng ngày Phật đản do một người bạn ở phương xa gởi tặng. Vào những ngày lễ, Tết như mừng năm mới, ngày Valentine, Noen… chúng mình thường gởi cho nhau những tấm thiệp chúc mừng. Có thể nói, đây là lần đầu tiên mình nhận tâm thiệp có in hình Đức Phật đản sinh với những lời chúc vô cùng ý nghĩa. Tôi nghĩ ngày Đức Phật đản sinh là ngày nhân loại đón chào một vĩ nhân cao cả. Do đó, ngày Phật đản sinh cũng là ngày vui của toàn thể nhân loại, chung ta có thể thông qua những cánh thiệp để chúc tụng cho nhau về những thông điệp yêu thương và hòa bình của Đấng Thế Tôn vô thượng”, chị Đặng Xuân Yến (Q.Gò Vấp) tâm sự.
Chưa khi nào thị trường thiệp Phật giáo lại nhộn nhịp như bây giờ. Các mẫu thiệp được thiết kế rất phong phú và đa kích cỡ. Thiệp Phật đản năm nay có sự góp mặt của nhiều nhà thiết kế tạo mẫu từ các tổ chức, đến cá nhân như: Cty Cổ phần Thiện Tài; Trung tâm Phát hành VHPG Ngọc Việt; Cty TNHH Văn hóa Pháp Quang; văn phòng Design của IOC, Tranphuc Design; GiangPhong Design, Anh Kiệt Design… mỗi nơi mỗi ý tưởng tạo nên những tặng phẩm rất ý nghĩa cho ngày Phật đản. “Nhìn chung, thiệp Phật đản năm nay rât có sự đầu tư từ nhiều nhà thiết kế. Tuy nhiên, xét về mặt mỹ thuật vẫn còn nhiều điểm chưa xuất sắc lắm. Có lẽ, chúng ta chưa có một công ty nào chuyên thiết kế về mỹ thuật Phật giáo. Hiện nay, hầu hết các nhà thiết kế đều tự tìm cho mình một ý tưởng hay được thiết kế từ sự gợi ý nào đó để cho ra đời những mẫu thiết kế văn hóa Phật giáo mà không cần phải trải qua sự thẩm định về chất lượng mỹ thuật. Tôi nghĩ ấn phẩm văn hóa Phật giáo phải gắn liền với văn hóa dân tộc. Theo tôi được biết, Phật giáo có hai ngày hội lớn đó là Phật đản và Vu lan, những dịp này Phật giáo nên phát hành những ấn phẩm như thiệp mừng… để làm quà chúc tặng nhau, sản phâm phải có sự thu hút trong các tầng lớp, không riêng gì Tăng Ni, Phật tử mà những người không theo tôn giáo cũng có thể sử dụng được”, Họa sĩ Uyên Huy cho biết.
Rực rỡ cờ hoa trang trí
Dạo quanh các cửa hiệu phát hành văn hoa phẩm Phật giáo trong thành phố, ta thấy nơi đâu cũng trưng bày các sản phẩm trang trí phục vụ cho Đại lễ Phật đản như lồng đèn, cờ, poster, biểu ngữ Phật giáo. Đặc biệt năm nay, Cty Văn hóa Pháp Quang phát hành tiểu cảnh vườn Lâm Tỳ Ni, được làm từ chất liệu compasite với giá từ 600.000đ - 1.500.000đ. Vườn tiểu cảnh này có thể trưng bày tại các tư gia (loại nhỏ) hoặc dùng trưng bày làm lễ đài Phật đản trong các tự viện (loại lớn). ĐĐ.Thích Lệ Trí, Trưởng ban VH, THPG Long An cũng cho ra đời nhiều loại văn hóa phẩm trang trí cho Đại lễ Phật đản như phù hiệu, thiệp, cờ, tiểu cảnh vườn Lâm Tỳ Ni… với giá phát hành từ 2.000 - 50.000đ. “Các sản phẩm văn hóa phục vu Phật đản tập trung phát hành tại các phòng phát hành kinh sách Phật giáo trong thành phố rồi phát hành đi các tỉnh trên cả nước, tại phòng phát hành kinh sách Phật giáo Ban TTXH Báo Giác Ngộ cũng nhập từ nhiều nguồn sản xuất khác nhau nhưng tập trung nhất là lồng đèn, cờ, thiệp, liễn thư pháp… Riêng mặt hàng cờ và lồng đèn rất đa dạng và phong phú hơn so với những năm trước. Có thể do nhu cầu trang trí trên các lễ đài Phật đản, tại tư gia hay các khu phố văn hóa nên số lượng phát hành nhiều nhất vẫn là cờ và lồng đèn”, chị Ngọc Lan cho biết.
Lần đầu tiên Đại lễ Phật đản LHQ được tổ chức tại Việt Nam là dịp giao lưu văn hóa trong cộng đồng Việt Nam và trên thế giới. Vì vậy việc quảng bá tinh thần Đại lễ trong tầng lớp nhân dân Việt Nam nói chung và Tăng Ni, Phật tử nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Các nhà thiết kế, các công ty văn hóa Phật giáo hay các trung tâm phat hành văn hóa phẩm Phật giáo đã và đang tạo nên thị trường văn hóa Phật giáo phục vụ cho Đại lễ Phật đản rực rỡ thêm là điều hết sức hoan nghênh. Thế nhưng hiện nay, việc quảng bá mang tính công chúng vẫn chưa được tiến hành. Nói cách khác hơn, cho đến nay tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh vẫn chưa trưng bày các biểu ngữ, poster, baner Phật giáo chào mừng Đại lễ Phật đản LHQ 2008. Thiết nghĩ, đây là chương trình lễ hội tôn giáo mang tính quốc tế mà Việt Nam là nước chủ nhà đăng cai, do đó việc quảng bá trong tầng lớp nhân dân hay tại các cơ sở Giáo hội, các tự viện lớn trong thành phố phải được tiến hành từ nhiều tháng trước. Thế nhưng cho đến nay, hoạt động này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi(?!). “Chúng tôi được biết về Đại lễ Phật đản LHQ thông qua các thông tin báo chí, song lại không biết sẽ tổ chức vào thời điểm nào, ở đâu và tổ chức như thế nào… Nên chăng, Nhà nước và Giáo hội cần quảng bá bằng các biểu ngữ, poster, baner tuyên truyền về Đại lễ Phật đản để nhân dân cả nước nói chung và người dân thành phố nói riêng cùng hưởng ứng về hoạt động này”, ông Bảo Toàn (Q.Phú Nhuân) nói.
Bài, ảnh Giang Phong (theo giacngo online)
Lung linh sắc màu Phật đản
Trong những ngày này, trên khắp cả nước đã và đang ráo riết chuẩn bị công tác tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ 2008. Tại thành phố Hồ Chí Minh, các hoạt động hướng về Đại lễ cũng đang được diễn ra khá sôi nổi. Một trong những hoạt động nổi bật nhất đó là thị trường văn hóa phẩm Phật giáo. Những cánh thiệp vàng Từ đầu tháng 2-2008, các cửa hàng phát hành văn hóa phẩm Phật giáo đa săn tìm các nguồn hàng cung cấp cho cửa hiệu mình về những sản phẩm phục vụ cho Đại lễ Phật đản LHQ 2008. Có thể nói, thiệp mừng Phật đản là sản phẩm “tiên phong” có mặt sớm nhất trên thị trường văn hóa phẩm Phật giáo. Những cánh thiệp trao tặng nhau nhân mùa Phật đản kèm theo những dòng chữ với lời gởi gắm, chúc tụng một mùa Đản sinh yêu thương và hòa hợp:“Như cánh diều dấu yêu bay đi khắp muôn nơi, đem từ bi vô ngã, giáo pháp Đức Thích Ca, tưới mát cõi Ta bà”. Vâng, mỗi cánh thiệp là một cánh diều để ai ai cũng có thể gởi gắm những thông điệp yêu thương của riêng mình đến với bạn bè, gia đình và những người đồng đạo. “Tôi rất vui khi nhận được tấm thiệp mừng ngày Phật đản do một người bạn ở phương xa gởi tặng. Vào những ngày lễ, Tết như mừng năm mới, ngày Valentine, Noen… chúng mình thường gởi cho nhau những tấm thiệp chúc mừng. Có thể nói, đây là lần đầu tiên mình nhận tâm thiệp có in hình Đức Phật đản sinh với những lời chúc vô cùng ý nghĩa. Tôi nghĩ ngày Đức Phật đản sinh là ngày nhân loại đón chào một vĩ nhân cao cả. Do đó, ngày Phật đản sinh cũng là ngày vui của toàn thể nhân loại, chung ta có thể thông qua những cánh thiệp để chúc tụng cho nhau về những thông điệp yêu thương và hòa bình của Đấng Thế Tôn vô thượng”, chị Đặng Xuân Yến (Q.Gò Vấp) tâm sự.
Chưa khi nào thị trường thiệp Phật giáo lại nhộn nhịp như bây giờ. Các mẫu thiệp được thiết kế rất phong phú và đa kích cỡ. Thiệp Phật đản năm nay có sự góp mặt của nhiều nhà thiết kế tạo mẫu từ các tổ chức, đến cá nhân như: Cty Cổ phần Thiện Tài; Trung tâm Phát hành VHPG Ngọc Việt; Cty TNHH Văn hóa Pháp Quang; văn phòng Design của IOC, Tranphuc Design; GiangPhong Design, Anh Kiệt Design… mỗi nơi mỗi ý tưởng tạo nên những tặng phẩm rất ý nghĩa cho ngày Phật đản. “Nhìn chung, thiệp Phật đản năm nay rât có sự đầu tư từ nhiều nhà thiết kế. Tuy nhiên, xét về mặt mỹ thuật vẫn còn nhiều điểm chưa xuất sắc lắm. Có lẽ, chúng ta chưa có một công ty nào chuyên thiết kế về mỹ thuật Phật giáo. Hiện nay, hầu hết các nhà thiết kế đều tự tìm cho mình một ý tưởng hay được thiết kế từ sự gợi ý nào đó để cho ra đời những mẫu thiết kế văn hóa Phật giáo mà không cần phải trải qua sự thẩm định về chất lượng mỹ thuật. Tôi nghĩ ấn phẩm văn hóa Phật giáo phải gắn liền với văn hóa dân tộc. Theo tôi được biết, Phật giáo có hai ngày hội lớn đó là Phật đản và Vu lan, những dịp này Phật giáo nên phát hành những ấn phẩm như thiệp mừng… để làm quà chúc tặng nhau, sản phâm phải có sự thu hút trong các tầng lớp, không riêng gì Tăng Ni, Phật tử mà những người không theo tôn giáo cũng có thể sử dụng được”, Họa sĩ Uyên Huy cho biết.
Rực rỡ cờ hoa trang trí
Dạo quanh các cửa hiệu phát hành văn hoa phẩm Phật giáo trong thành phố, ta thấy nơi đâu cũng trưng bày các sản phẩm trang trí phục vụ cho Đại lễ Phật đản như lồng đèn, cờ, poster, biểu ngữ Phật giáo. Đặc biệt năm nay, Cty Văn hóa Pháp Quang phát hành tiểu cảnh vườn Lâm Tỳ Ni, được làm từ chất liệu compasite với giá từ 600.000đ - 1.500.000đ. Vườn tiểu cảnh này có thể trưng bày tại các tư gia (loại nhỏ) hoặc dùng trưng bày làm lễ đài Phật đản trong các tự viện (loại lớn). ĐĐ.Thích Lệ Trí, Trưởng ban VH, THPG Long An cũng cho ra đời nhiều loại văn hóa phẩm trang trí cho Đại lễ Phật đản như phù hiệu, thiệp, cờ, tiểu cảnh vườn Lâm Tỳ Ni… với giá phát hành từ 2.000 - 50.000đ. “Các sản phẩm văn hóa phục vu Phật đản tập trung phát hành tại các phòng phát hành kinh sách Phật giáo trong thành phố rồi phát hành đi các tỉnh trên cả nước, tại phòng phát hành kinh sách Phật giáo Ban TTXH Báo Giác Ngộ cũng nhập từ nhiều nguồn sản xuất khác nhau nhưng tập trung nhất là lồng đèn, cờ, thiệp, liễn thư pháp… Riêng mặt hàng cờ và lồng đèn rất đa dạng và phong phú hơn so với những năm trước. Có thể do nhu cầu trang trí trên các lễ đài Phật đản, tại tư gia hay các khu phố văn hóa nên số lượng phát hành nhiều nhất vẫn là cờ và lồng đèn”, chị Ngọc Lan cho biết.
Lần đầu tiên Đại lễ Phật đản LHQ được tổ chức tại Việt Nam là dịp giao lưu văn hóa trong cộng đồng Việt Nam và trên thế giới. Vì vậy việc quảng bá tinh thần Đại lễ trong tầng lớp nhân dân Việt Nam nói chung và Tăng Ni, Phật tử nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Các nhà thiết kế, các công ty văn hóa Phật giáo hay các trung tâm phat hành văn hóa phẩm Phật giáo đã và đang tạo nên thị trường văn hóa Phật giáo phục vụ cho Đại lễ Phật đản rực rỡ thêm là điều hết sức hoan nghênh. Thế nhưng hiện nay, việc quảng bá mang tính công chúng vẫn chưa được tiến hành. Nói cách khác hơn, cho đến nay tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh vẫn chưa trưng bày các biểu ngữ, poster, baner Phật giáo chào mừng Đại lễ Phật đản LHQ 2008. Thiết nghĩ, đây là chương trình lễ hội tôn giáo mang tính quốc tế mà Việt Nam là nước chủ nhà đăng cai, do đó việc quảng bá trong tầng lớp nhân dân hay tại các cơ sở Giáo hội, các tự viện lớn trong thành phố phải được tiến hành từ nhiều tháng trước. Thế nhưng cho đến nay, hoạt động này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi(?!). “Chúng tôi được biết về Đại lễ Phật đản LHQ thông qua các thông tin báo chí, song lại không biết sẽ tổ chức vào thời điểm nào, ở đâu và tổ chức như thế nào… Nên chăng, Nhà nước và Giáo hội cần quảng bá bằng các biểu ngữ, poster, baner tuyên truyền về Đại lễ Phật đản để nhân dân cả nước nói chung và người dân thành phố nói riêng cùng hưởng ứng về hoạt động này”, ông Bảo Toàn (Q.Phú Nhuân) nói.
Bài, ảnh Giang Phong (theo giacngo online)