Như
vậy là theo Kinh Niết Bàn của Đại thừa, thì trong đa số trường hợp, nghiệp ác
thiện xen lẫn, không phải cực ác hay cực thiện thì có thân trung hữu, tức là
một giai đoạn ngắn hoặc dài, chúng sanh chết rồi nhưng chưa Tái sanh. Và, trong
giai đoạn trung gian, chết rồi mà chưa Tái sanh đó, chúng sanh mang một cái
thân đặc biệt gọi là thân trung hữu hay thân trung ấm.
Thuyết Tái sanh và thuyết nghiệp có một tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống cá nhân và xã hội. Nó cho biết, con người hiện tại từ đâu đến, và sau khi chết thì con người sẽ đi về đâu? Nó cũng cho biết, ý nghĩa của nhân sinh là gì. Vì sao con người lại có mặt ở đời này? Vì sao tuy cùng là một loài người cả, mà thân phận giữa các con người lại khác biệt nhau đến thế?
Thuyết Tái Sanh
Minh Chi
I/ Nội dung của thuyết Tái sanh, và bốn
quan niệm về Sống và Chết
Thuyết
Tái sanh khẳng định rằng, con người cũng như mọi loài hữu tình, không phải chỉ
sống một đời, mà đã từng sống nhiều đời, và sau đời sống này, sẽ tiếp tục sống nhiều
đời nữa. Và sức mạnh, dẫn con người sống đi sống lại nhiều đời như vậy là
nghiệp lực, tức là sức mạnh của nghiệp. Thành quả của mọi việc làm của chúng ta
trong đời này, tạo thành một sức mạnh, gọi là sức mạnh của nghiệp Tái sanh, đẩy
chúng ta tới một cuộc sống mới, một cuộc đời khác, trong đó thân phận và hoàn
cảnh sống của chúng ta là do thành quả các nghiệp của đời này quyết định.
Thuyết
Tái sanh và thuyết nghiệp có liên quan mật thiết với nhau, nương tựa vào nhau.
Đời người, nói chung quá ngắn ngủi, khoảng trên dưới 100 năm, cho nên có nhiều
nghiệp tuy tạo ra trong đời này, nhưng phải chờ tới đời sau, hay thậm chí tới
đời sau nữa mới chín muồi, và đem lại quả báo. Không có Tái sanh, thì thuyết
nghiệp sẽ không thành tựu.
Có
những triết thuyết và Tôn giáo không chấp nhận thuyết Tái sanh. Thí dụ:
1) Chủ nghĩa duy vật
cổ đại ở Ấn Độ
Chủ
nghĩa duy vật thời Ấn Độ cổ đại có tên Sanskrit là Carvaka. Những người theo
thuyết này cho rằng, người ta chỉ sống và chết một lần. Chết là hết, không còn
gì nữa. Mục đích của đời người, theo họ là hưởng thụ càng nhiều càng hay, là
sống cho thật sung sướng. Carvaka có gốc từ Sanskrit là car nghĩa là ăn. Phái
này tuyên bố họ chỉ biết ăn mà thôi, còn thì họ chối bỏ mọi trách nhiệm về hành
động của mình.
2) Chủ nghĩa hoài nghi
và bất khả tri luận
Khổng
Tử nói: "Sống còn chưa biết thì biết chết làm gì?” Lời nói trên phản ánh
thái độ của Khổng Tử, cho rằng con người không thể biết và cũng không cần biết
chết là gì.
Epicuya,
nhà triết học Hy Lạp cổ đại (341 - 270 B.C) thì cho rằng: "Khi sống thì
không thể biết chết là gì, còn khi đã chết rồi thì lại càng không thể biết chết
là gì.” Câu nói này cho thấy nhà triết học Hy Lạp này tin rằng, sự chết là
chuyện không thể biết được đối với con người, cho nên, tìm hiểu sự chết là chuyện
vô ích. Đó là một loại "chủ nghĩa hoài nghi và bất khả tri luận" khá
triệt để.
3) Con người chỉ sống
và chết một lần
Theo
quan điểm này sau khi chết sẽ lên thiên đàng sống với Thượng đế hay là xuống
địa ngục sống vĩnh viễn với quỷ.
Đây
là quan niệm về sống và chết của một số Tôn giáo thần quyền. Quan niệm này
thường tạo ra một tâm lý bức xúc, lo âu, vì con người không biết mình có được
Thượng đế ban ơn hay không. Nếu không được ban ơn thì có nỗ lực sống đạo đức
cũng vô ích. Theo quan niệm của một số Tôn giáo thần quyền, đời sống con người
đầy tội lỗi, dù là trẻ sơ sinh cũng đã phạm nguyên tội, cho nên để được cứu
rỗi, thì chỉ có sự ban ơn của Thượng đế mà thôi.
4) Quan niệm Phật giáo
về sống và chết
Thuyết
Nghiệp báo Tái sanh của đạo Phật đề cao trách nhiệm của con người đối với cuộc
sống của mình ở đời này và cả đời sau. Do đấy cũng kêu gọi con người phải có ý
thức trách nhiệm đầy đủ về mọi hành vi, lời nói và ý nghĩ của mình hàng ngày,
hàng giờ, thậm chí trong từng giây phút của cuộc sống, khuyến khích con người
luôn luôn nghĩ thiện, làm thiện, tránh mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm bất
thiện. Có thể nói, thuyết Nghiệp báo và Tái sanh động viên mọi người luôn nỗ
lực để sống thiện, đạo đức.
II/ Các chứng cứ của thuyết Tái sanh
* Kinh
Phật ghi lại những lời Phật khẳng định có Tái sanh:
"Với
thiên nhãn thanh tịnh, hoàn toàn vượt xa con mắt của loài người, Bồ tát nhìn
thấy chúng sanh chết rồi Tái sanh, ở các đẳng cấp cao quý hay bần tiện, thân
phận giàu sang hay nghèo hèn, cao hay thấp,..." (Trích quyển Lalistavatara).
Theo
sách Lalistavatara, vào canh đầu đêm, Đức Phật ngồi Thiền định dưới gốc cây Bồ
đề, Ngài đã đạt tới cái nhìn sáng suốt, thấy được các đời sống trước của chúng
sanh. Cần chú ý là Thế Tôn không phải nhớ lại, mà là nhìn thấy với con mắt Phật
của Ngài, chứ không phải là nhớ lại như với trí nhớ bình thường của chúng ta.
"Rồi
vào canh giữa của đêm thành đạo, vị Bồ tát hướng tâm của Ngài nhớ lại các kiếp
sống trước của chúng sanh cũng như của bản thân Ngài, nhớ lại một đời, hai, ba,
bốn, năm, hai mươi đời, vô lượng đời trước đây,..." (Sách Lalistavatara đã
dẫn).
Không
những chỉ có Đức Phật, mà các vị đệ tử lớn của Ngài, sau khi chứng quả A La
Hán, cũng đạt được Túc mạng thông, tức là quyền năng nhớ lại các kiếp trước của
mình. Không phải chỉ có tu sĩ Phật giáo, mà cả những tu sĩ ngoại đạo, tu luyện
Thiền định có kết quả cũng có Túc mạng thông.
* Những
hiện tượng và lý lẽ khác chứng minh thuyết Tái sanh:
1) Hiện tượng những
trẻ con nhớ lại đời sống trước
Ở
châu Á cũng như châu Âu, đã thu thập được nhiều tài liệu về hiện tượng này.
Thông thường, đó là những trường hợp đột tử, chết một cách không bình thường,
như bị tai nạn xe cộ, hay bị giết, v.v... Người chết Tái sanh vào một gia đình,
ở không xa lắm nơi mình chết. Đến tuổi nói và đi lại được, cậu hay cô bé yêu
cầu được dẫn về thăm nơi ở trước đây, trong đời sống trước, thăm lại cha mẹ,
thậm chí cả người vợ góa của mình. Có những trường hợp thân hình cậu hay cô bé
Tái sanh mang dấu vết của sự cố hay tai nạn đã khiến các em bị chết trong đời
sống trước.
Giáo
sư Ian Stevenson, thuộc trường Đại học Mỹ Virginia đã nghiên cứu cẩn thận 1.600
trường hợp "nhớ lại đời sống trước một cách tự nhiên" (Xem Ian
Stevenson, Twenty cases suggestive of reincarnation Hai mươi trường hợp gợi ý
có Tái sanh Nxb trường Đại học Virginia, 1974).
2) Hiện tượng người
lớn nhớ lại các đời sống trước
Khác
với sự nhớ lại tự nhiên của trẻ con ngay về đời sống trước của chúng, trường
hợp những người lớn tuổi nhớ lại những đời sống, có thể cách rất xa đời sống
hiện tại. Trước hết, đó là trường hợp của những đạo sĩ Du già Ấn Độ hay là
những tu sĩ Phật giáo tu tập lâu năm về Thiền định. Sau khi tu tập bốn cấp
Thiền của Sắc giới và chứng cấp Thiền thứ năm, họ chứng được Túc mạng thông,
nhớ lại các đời sống trước của họ, cùng với một số quyền năng khác.
Ở
nước Anh, có hiện tượng lạ lùng của bà Joan Grant, bà này kể rằng bà đã từng tu
tập định tâm phát triển trí nhớ trong 10 năm, khi bà là công chúa Sekeeta, dưới
triều đại đầu tiên của Ai Cập cổ đại. Và trong đời sống hiện nay, bà vẫn giữ
lại được quyền năng siêu nhiên "Túc mạng thông" đó cùng với một số
quyền năng khác. Trong một loạt sách xuất bản dưới dạng truyện ngắn, bà đã kể
lại khá chi tiết các kiếp sống tiếp tục của bà, đặc biệt là kiếp sống đầu tiên
bà nhớ lại được, khi bà là công chúa Ai Cập Sekeeta. Một số nhà Ai Cập học thừa
nhận tính chính xác lịch sử của nhiều chi tiết bà kể về đời sống của công chúa
Sekeeta.
Ở Mỹ,
có trường hợp bác sĩ John Lilly tuyên bố đã nhớ lại được những kiếp sống trước
của mình, trong khi bác sĩ nghiên cứu các tầng lớp sâu của tâm thức. Để có thể
tập trung tư tưởng, ông thiết kế một hầm kín đặc biệt (an isolation tank),
trong đó ông có thể ngồi yên, không bị quấy rối bởi các kích thích của ngoại
cảnh.
3) Hiện tượng một số
người thấy và kể lại kiếp sống trước của những người khác
Hiện
tượng này rất hiếm có. Ngay trong đạo Phật, chỉ có Đức Phật và một số đệ tử
hàng đầu như Ngài Xá Lợi Phất mới có được quyền năng này, được gọi là Chúng
sanh trí, chứ không gọi là Túc mạng thông.
Tuy
nhiên, ở ngoài đời cũng có một vài người hiếm hoi có được năng khiếu lạ lùng
đó, mà một ví dụ là Edgar Cayce, một người Mỹ sanh ở Kentucky năm 1877. Cuộc
đời và sự nghiệp của Cayce được Germinara kể lại trong các cuốn sách, mang tựa
đề "Thế giới nội tâm" (The world within), và cuốn "Nhiều lâu đài"
(Many mansions), đều xuất bản tại Luân Đôn trong các năm 1967 và 1973. Cayce có
năng khiếu lạ lùng là, khi được thôi miên, anh ta bỗng nhiên trở thành một bác
sĩ chẩn đoán bệnh chính xác, kê đơn thuốc trị bệnh và dùng những ngôn từ y
khoa, mà khi tỉnh dậy, ông ta không bao giờ biết và nói tới. Ông ta có thể chữa
bệnh cho những người ở cách ông ta hàng trăm dặm, mà ông ta chỉ được cho biết
tên họ và địa chỉ mà thôi. Đối với một số bệnh nhân, ông chẩn đoán là không
phải do nguyên nhân vật chất và sinh lý, mà do những nghiệp đã tạo ra trong một
kiếp trước. Vì vậy, đối với số bệnh nhân này, ông tuyên bố không cần thuốc mà
chỉ cần giải nghiệp bằng những hoạt động tâm linh thích hợp. Nên nhớ rằng,
Cayce là một tín đồ đạo Thiên Chúa, và khi tỉnh dậy, ông rất ngạc nhiên và
hoảng hốt khi biết là mình đã dùng những từ trái với Kinh Thánh như là nghiệp
(karma) và đời sống kiếp trước. Nhưng sau đó, ông cũng yên tâm vì được giải
thích là trong Kinh Thánh, không có đoạn nào chống đối cụ thể thuyết Nghiệp và
Tái sanh.
Từ
năm 1923 cho tới năm 1945 là năm ông qua đời, Cayce được yêu cầu mô tả lại đời
sống kiếp trước của 2.500 trường hợp là bệnh nhân hay những người đến yêu cầu.
Có trường hợp, cha mẹ một đứa bé sơ sinh bế con đến và yêu cầu Cayce nói rõ
kiếp trước của đứa bé, và nhờ đoán xem tương lai, vận mệnh của đứa bé sẽ ra
sao. Được hỏi về các kiếp trước của mình, Cayce cho biết, ông ta trong một đời
sống trước, từng là một giáo sĩ cao cấp ở xứ Ai Cập cổ đại, chứng được nhiều
quyền năng siêu nhiên, nhưng sau bị sa ngã vì tánh ích kỷ và quan hệ tình dục
bất chính. Cayce xem Tái sanh ở đời này là một cơ hội để ông ta chuộc lại những
lỗi lầm xưa bằng một đời sống hoàn toàn phục vụ lợi ích cho quần chúng.
4) Hiện tượng mộng
Có ba
loại mộng. Hai loại mộng thứ nhất và thứ hai có liên quan tới những sự việc ở
đời này, có thể là chuyện quá khứ hay là chuyện tương lai, nhưng đều hạn chế
trong phạm vi thời gian của đời này. Loại mộng thứ ba có liên quan tới những sự
việc xảy ra ở một đời sống trước hay là tới đời sống tương lai. Thí dụ, một
người nằm mơ thấy mình đang bay trên không. Một người bay như chim là chuyện
không thể có trong đời này, ít nhất là với trình độ khoa học hiện tại. Có thể
giải thích con người này trong một đời sống trước, đã từng là một loài trời có
thân hình nhẹ nhàng, có thể di chuyển trên không được. Một trường hợp khác là
người gần chết có thể nằm mơ thấy trước thân phận mình ở kiếp sau. Nếu phải đọa
vào các cảnh sống ác như địa ngục, súc sanh, quỷ đói thì nằm mơ thấy các cảnh
rùng rợn, ghê sợ. Nếu có nhiều phước đức, sẽ được Tái sanh lên các cõi trời,
thì nằm mơ thấy những cảnh giới vô cùng đẹp đẽ ở các cõi trời: phong cảnh xinh
tươi, nhà cửa tráng lệ. Loại mộng thứ ba này chứng minh là có đời sống trước,
cũng như có đời sống kiếp sau.
5) Hiện tượng liên tục
của tâm thức
Tâm
thức của con người là một dòng chảy liên tục của các niệm. Niệm trước diệt thì
niệm sau sanh khởi. Tác động của ngoại cảnh có thể làm cho niệm sau thay đổi,
nhưng đó là một tác dụng phụ, hỗ trợ. Còn nguyên nhân chính bao giờ cũng là một
niệm trước diệt, dọn đường cho niệm sau sanh khởi, và cứ như vậy, dòng chảy
liên tục, không đứt quãng của tâm thức từ đời này sang đời khác cho đến khi con
người được giải thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi mới thôi. Vậy thì, nguyên
nhân khiến cho niệm đầu tiên trong bào thai sanh khởi là gì? Theo Phật giáo, đó
chính là niệm cuối cùng của người sắp chết, ở đời trước.
6) Hiện tượng
"người bị ám"
Các
bác sĩ tâm thần nói tới hiện tượng lạ lùng có người bị lưỡng phân, hình như có
hai người cùng sống những đời sống khác nhau cùng trong một người. Hai con
người đó có lối sống hoàn toàn khác nhau, một người chẳng hạn, ban ngày thì ứng
xử như một người rất đạo đức, rất mô phạm, nhưng đêm tới lại sống như một con
quỷ tình dục, tìm cách cưỡng hiếp bất cứ phụ nữ nào anh ta gặp trong đêm. Các
bác sĩ nói, con người thật của anh ta là con người ban ngày, còn ban đêm thì
anh ta bị ám (to be possessed). Nhưng đó chỉ là một cách giải thích, mà lý trí
bình thường khó chấp nhận. Một cách giải thích khác, có thể dùng để chứng minh
thuyết Tái sanh, là con người đó, trong một đời sống trước đã từng ăn chơi trác
táng, quan hệ tình dục bừa bãi. Sự hồi tưởng đó mãnh liệt tới mức, anh ta như
bị hôn mê, và một cách vô thức, sống như một người trác táng thật sự,... cho
đến khi anh ta tỉnh lại, và sống như con người bình thường.
Cũng
xếp vào loại trường hợp này là câu chuyện của một bác sĩ tâm thần, phải chữa
bệnh sợ nước cho một người sợ nước tới mức không chịu tắm rửa. Bác sĩ tâm thần
thôi miên người bệnh, và động viên anh ta, trong lúc ngủ mê, nhớ lại đời sống
trước của mình. Và anh ta kể lại là trong đời sống trước, anh ta đi một chuyến
tàu biển, tàu đắm trong một cơn bão và anh ta bị chết đuối. Khi chết đuối, tinh
thần anh ta bị căng thẳng cực độ, tạo ra một tâm lý sợ nước, vẫn tồn tại mãi
cho tới cuộc sống hiện tại. Tìm hiểu được nguyên nhân của bệnh sợ nước của bệnh
nhân rồi, bác sĩ chỉ cần đánh thức anh ta dậy, ôn tồn giải thích cho anh ta rõ,
"sợ nước" là chuyện đắm tàu của đời sống trước đây, và thế là bệnh
nhân dần dần khỏi bệnh mà không cần phải thuốc thang gì.
7) Hiện tượng tiếng
sét ái tình
Có
những mối tình nảy nở ngay lần gặp gỡ đầu tiên, nhưng rất sâu sắc đậm đà, tuy
chưa từng trải qua một thời gian tìm hiểu nào. Sách Phật kể truyện Matanga, một
thiếu nữ thuộc đẳng cấp hạ tiện Thủ Đà La, đang kéo nước ở giếng, thì gặp Ngài
A Nan, thị giả Phật, đi qua xin nước uống. "Ngài không biết em là thuộc
đẳng cấp Thủ Đà La hay sao mà lại xin nước?”
Ông A
Nan trả lời: "Tôi xin nước chứ có xin đẳng cấp đâu!”
Thế
là từ đó, nàng Matanga đem lòng yêu thương Ngài A Nan. Tình yêu mãnh liệt đến
nỗi, Ngài A Nan đi đâu, Matanga cũng theo sau bén gót, khiến cho trong thành
phố có tiếng đồn không hay đối với tu sĩ. Phật biết chuyện, cho gọi Matanga
đến, cho phép xuống tóc đi tu làm Ni. Matanga sau khi xuất gia, học tu tinh
tiến, không bao lâu nổi tiếng khắp kinh thành là một Ni sư có trình độ Phật học
uyên bác.
Vua
Ba Tư Nặc và các đại thần nghe chuyện lạ, bèn đến thăm và hỏi Phật về lai lịch
Matanga. Phật giải thích là Ngài A Nan và Matanga đã từng là vợ chồng trong một
đời trước, nàng Matanga lại có duyên với Phật pháp, cho nên đã xảy ra câu
chuyện tình yêu trái thường như trên, không có gì đáng làm lạ.
Trên
đây là một câu chuyện điển hình trong sách Phật. Ngoài đời, trên sách báo xưa
và nay, những chuyện như vậy không hiếm.
8) Hiện tượng hai
người gặp nhau lần đầu mà như đã từng quen biết từ lâu.
Hiện
tượng này khá nhiều người đã từng gặp phải, nhưng không tự mình giải thích được
vì sao. Thuyết Tái sanh có thể giải thích dễ dàng là hai người trong một đời
sống trước đã từng quen biết nhau, từng là bạn bè đi lại thân thiết với nhau.
9) Hiện tượng một
người lần đầu tiên đến một xứ xa lạ, nhưng lại có cảm giác mình rất quen thuộc
xứ này từ lâu rồi.
Thuyết
Tái sanh giải thích là trong một hay nhiều đời sống trước, người này đã từng
sống tại xứ này rồi. Ở Anh, có một người ở thành phố Norfolk, chưa từng đi
Trung Đông bao giờ, nhưng lại tuyên bố trong một đời sống trước, vào đầu Công
nguyên, anh ta từng làm một lính gác tại một trạm gác trong thành phố, và anh
ta bị một kẻ thù đâm chết ngay trước trạm gác. Thành phố Petra là một thành phố
cổ nổi tiếng ở Jordanie (vùng Trung Đông), được bảo tồn như một di tích lịch sử
quốc gia, và được nhiều nhà khảo cổ phương Tây nghiên cứu chu đáo. Người Anh
đặc biệt này vốn tên là Flowerdew, được một trong các nhà khảo cổ nói trên tiếp
xúc, phỏng vấn và nhà khảo cổ vô cùng ngạc nhiên về sự hiểu biết tường tận của
anh ta đối với thành phố cổ Petra. Chính phủ Jordanie biết chuyện này và mời
Flowerdew cùng với một đoàn làm phim của Hãng BBC đến thăm Petra. Đoàn nhận
thấy, khi Flowerdew tiến gần Petra, đường hẻm dẫn tới cửa thành, khi vào trong
thành, anh ta lập tức nhận ra ngay cái trạm gác nơi anh đã từng phục vụ, kể cả
nơi anh bị đâm chết v.v...
Câu
chuyện này không thể là một hoang tưởng, vì có sự hiện diện của các nhà khảo cổ
học đi kèm cùng với đoàn làm phim của Hãng BBC nước Anh. Chỉ có thuyết Tái sanh
mới giải thích nổi câu chuyện kỳ lạ nhưng rất thực nói trên mà thôi.
10) Hiện tượng thần
đồng
Thuyết
Tái sanh còn giúp giải thích những hiện tượng thần đồng âm nhạc, như Mozart hay
Beethoven, mới 3 hay 4 tuổi đã soạn được những bản nhạc phức tạp; hay những
hiện tượng thần đồng như Stuart Mill và Bentham mới 6, 7 tuổi đã thông thạo
nhiều ngoại ngữ. Những thần đồng này trong một đời sống trước đã từng sành âm
nhạc và giỏi ngoại ngữ rồi. Đời này, họ không phải học cái gì mới mẻ, mà chỉ là
học lại mà thôi.
11) Hiện tượng những
anh em sinh đôi khác tính nết
Chỉ
có thuyết Tái sanh mới giải thích được hiện tượng này, còn thuyết di truyền và
bối cảnh giáo dục gia đình không thể giải thích nổi. Sao hai anh em sinh đôi,
từ cùng một cha một mẹ, được hưởng một chế độ nuôi dưỡng và giáo dục gia đình
hoàn toàn giống nhau, mà một người có bản tính hiền lành, thương người, còn
người kia lại trở thành một quỷ dữ, rất hung ác.
12) Thực nghiệm của
những người chết sống lại
Đó là
trường hợp những người chết rồi, nhưng sau một thời gian, có thể là nhờ sự can
thiệp kịp thời của y tế, mà họ sống trở lại và kể những chuyện họ thấy sau khi
chết. Ở phương Tây, tại các nước công nghiệp phát triển, có nhiều tiến bộ trong
ngành y tế, người ta ghi nhận có khá nhiều những trường hợp người chết lâm sàng
sống lại. you
Tuyệt
đại đa số những người đó đều cho rằng, chết không phải là cái gì đáng sợ, và
sau khi chết, sự sống vẫn tiếp diễn. "Chuyện xảy ra với tôi lúc bấy giờ là
một kinh nghiệm rất là không bình thường, mà tôi chưa từng bao giờ có. Nó làm
cho tôi tin rằng, có một cuộc sống sau khi chết" (It has made me realize
that there is life after death) (Margot Grey Return from death. An explanation
of the meaning of near death experience Từ cõi chết trở về. Một giải thích về
Kinh nghiệm gần chết Boston and London Arkana. p.205).
Sau đây là một ghi
nhận khác:
"Tôi
biết là có một cuộc sống sau khi chết! Không ai có thể lay chuyển được niềm tin
đó của tôi. Tôi không còn nghi ngờ gì nữa. Đấy là một cái gì êm dịu, tôi không
còn sợ gì chết. Tôi không biết gì thêm bên ngoài thực nghiệm đó. Nhưng nó cũng
quá đầy đủ đối với tôi rồi" (Kenneth Ring In search of the meaning of near
death experience Tìm ý nghĩa của thực nghiệm gần chết New York. Quill 1985,
p.156).
Có
thể chép thêm nhiều ghi nhận của những người từng trải qua cuộc thực nghiệm gần
chết. Nhưng, tôi thấy hai đoạn chép lại trên đây cũng đủ. Những người kinh qua
thực nghiệm gần chết đều tin rằng, chết không phải là hết, sự sống vẫn tiếp tục
sau khi con người chết.
III/ Cơ chế Tái sanh và thân trung ấm
Cơ
chế Tái sanh được Phật giải thích trong bài "Đại ái tận Kinh" thuộc
Trung Bộ Kinh, như là lệ thuộc vào sự hiện hữu của ba điều kiện: 1. Cha mẹ có
giao hợp; 2. Mẹ ở đúng trong thời kỳ sanh nở, nghĩa là có thể thụ thai; 3. Sự
có mặt của hương ấm (gandhaba).
Hương
ấm là gì? Hương ấm là tâm thức mang theo nghiệp của người sẽ Tái sanh (ở đây,
để đơn giản hóa vấn đề cho dễ hiểu, chỉ bàn trường hợp con người Tái sanh lại
làm người). Tâm thức mang theo nghiệp đó được sách Phật gọi là nghiệp thức.
Nghiệp thức đó cũng được gọi là kết sanh thức, vì rằng nghiệp thức sẽ kết hợp
với tinh trùng của cha và trứng của mẹ để sanh ra bào thai. Nhưng vì sao trong
Kinh "Đại ái tận", Phật lại dùng từ hương ấm?
Đó là
vì, trong phần lớn trường hợp, người chết, trước khi Tái sanh, thường trải qua
một giai đoạn trung gian; trong đó, người chết mang một cái thân đặc biệt gọi
là thân trung ấm được cấu tạo bằng loại vật chất tế nhị, và được nuôi dưỡng
không phải bằng thức ăn thô, mà bằng mùi, bằng hương, cho nên gọi là hương ấm.
Vấn
đề trung hữu hay trung ấm tức là vấn đề tồn tại của con người (trong bài này,
chỉ bàn loài người; đối với các loài khác, thì cũng tương tự, tuy không phải
giống hẳn) sau khi chết. Con người đó sau khi chết, thì Tái sanh ngay, hay là
kinh qua một thời kỳ nhất định, mà sự tồn tại gọi là trung hữu, mang một cái
thân đặc biệt gọi là thân trung ấm.
Nếu
có một thời kỳ như vậy, thì trong thời kỳ đó, thân trung ấm có hình dạng như
thế nào, hoạt động ra sao, vì sao mắt người không thấy được? Kinh sách Phật Bắc
và Nam tông nói về vấn đề này như thế nào, các bộ phái Phật giáo bàn về vấn đề
này như thế nào?
Sau
đây là những bộ phái không chấp nhận có thân trung hữu: Đại chúng bộ, Hóa địa
bộ, Phân biệt thuyết bộ, cuốn Thành thực luận (quyển 3), Xá Lợi Phất A tỳ đàm
luận, Thượng tọa bộ Nam truyền.
Còn
chấp nhận có thân trung hữu là Đông sơn bộ, Chánh lượng bộ, và đặc biệt là Hữu
bộ (Nhất thiết hữu bộ Câu Xá luận) (xem bài "Sanh hữu chi nghiên cứu"
của Dương Bá Y trong tập Phật giáo căn bổn vấn đề nghiên cứu, quyển II, tr.
375, bản Hán).
Như
vậy thì ai đúng, ai sai? Bên khẳng định đúng hay bên phủ định là đúng?
Kinh
Niết Bàn của Bắc tông đã trả lời như sau: "Không nhất định có cũng không
nhất định không có thân trung hữu. Nếu là nghiệp cực ác (thí dụ đọa địa ngục)
hay là nghiệp cực thiện, như sanh thiên (các cõi trời) thì không có thân trung
hữu (nghĩa là hóa sanh). Còn đối với các loại nghiệp khác, thì có thân trung
hữu.”
Như
vậy là theo Kinh Niết Bàn của Đại thừa, thì trong đa số trường hợp, nghiệp ác
thiện xen lẫn, không phải cực ác hay cực thiện thì có thân trung hữu, tức là
một giai đoạn ngắn hoặc dài, chúng sanh chết rồi nhưng chưa Tái sanh. Và, trong
giai đoạn trung gian, chết rồi mà chưa Tái sanh đó, chúng sanh mang một cái
thân đặc biệt gọi là thân trung hữu hay thân trung ấm.
* Thân trung ấm tồn
tại trong thời gian bao lâu?
Luận
Tỳ Bà Sa khẳng định thời gian tồn tại của thân trung ấm phải rất ngắn. Nhưng
bao lâu? Thế Hữu nói tối đa là 7 ngày. Thiết Ma Đạt Đa nói tối đa 49 ngày. Còn
Pháp Cứu thì nói bao nhiêu ngày là tùy có đủ nhân duyên hay không, nếu chưa đầy
đủ nhân duyên thì thân trung ấm vẫn tồn tại, không hạn chế thời gian. Thí dụ,
nhân duyên cho một Chuyển Luân Vương Tái sanh không phải là dễ. Thời gian chờ
đợi có thể lâu.
* Đặc điểm của thân
trung ấm
Luận
Câu Xá mô tả khá cụ thể. Thân trung ấm cùng một dạng với thân bổn hữu. Thân bổn
hữu là thân sẽ Tái sanh. Nếu do nghiệp mà sẽ Tái sanh làm người thì thân trung
ấm là thân của con người bé khoảng 5 tuổi, có năm giác quan đầy đủ, nhưng những
cảm quan đó được cấu tạo bằng sắc pháp vi tế, nhỏ nhiệm cho nên mắt người không
trông thấy được.
Nếu
thân trung ấm là thân người thì nó có năm giác quan đầy đủ, làm bằng chất liệu
vi tế, cho nên công năng thấy, nghe v.v... của nó nhạy bén hơn là công năng
thấy, nghe của thân người sống, có giác quan được cấu tạo bằng những chất liệu
thô nặng hơn. Nói cách khác, họ (tức là thân trung ấm) thấy chúng ta được,
nhưng chúng ta không thấy họ được. Thân trung ấm không đi đứng như chúng ta
bình thường, mà có thể đi ngang qua vật cản, bay liệng trên không để chờ cơ hội
Tái sanh. Khi đã có chỗ thích đáng cho họ Tái sanh, thì không có gì ngăn cản họ
được. Nhưng năng lực thần thông này không phải do rèn luyện Thiền định mà có,
cho nên sách Câu Xá gọi là nghiệp thông, ý nói thần thông không phải do rèn
luyện hay Thiền định, mà là do nghiệp của thân trung ấm là như vậy.
Thân
trung ấm được nuôi dưỡng bằng mùi (sách Trung Quốc gọi là hương). Nghĩa là
không phải ăn thức ăn như chúng ta, mà là ăn cái mùi vị mà thôi. Thí dụ dĩa
thịt. Thân trung ấm chỉ ngửi mùi thịt, chứ không phải ăn thịt thật sự. Vì vậy
mà sách Phật cũng gọi thân trung ấm là hương ấm (gandhaba).
Thực ra,
hướng Tái sanh đã được quyết định, khi người mới chết, vừa tắt thở; cho nên nếu
hướng Tái sanh là cõi người, thì lập tức thân trung ấm là thân người, như một
cậu bé độ 5, 6 tuổi, với năm giác quan nhạy bén hơn là giác quan của người
sống, và di chuyển không có vật gì cản được.
Như
đã nói trên, thời gian tồìn tại của thân trung ấm là vấn đề còn bàn cãi, nhưng
người Tây Tạng cho rằng, thời gian tồn tại tối đa của thân trung ấm là bảy
tuần, và cứ sau mỗi tuần thì trung ấm có biến đổi.
Con
người có thể nhớ lại trung ấm thân trước đây của mình hay không? Học giả
Francis Story, qua thu thập và nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan, đã tổng kết
Kinh nghiệm đó thành những điểm sau:
1)
Khi người mới chết, trung ấm thân tách khỏi cái thân chết bất động, nhưng lại
không có cảm giác là mình vừa chết, mà là mình vẫn sống. Cảm giác này rất giống
cảm giác của những người nhờ thôi miên hay bị uống thuốc mê mà xuất thần.
2)
Trung ấm thân thấy xuất hiện một người khác hướng dẫn mình.
3)
Trung ấm thân di chuyển không bị trở ngại bởi bất cứ vật cản gì, có thể thấy
những trung ấm thân khác. Giác quan của trung ấm thân bén nhạy.
4)
Cõi sống của các trung ấm thân là cõi sống riêng biệt, khác với các cõi sống
khác như cõi người, cõi súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục và cõi trời là những cõi
sống thường được mô tả trong các sách Phật.
5)
Francis Story kể lại chuyện một người Thái Lan tên là Kawn, chết vì bệnh thương
hàn, thấy các sư cầu nguyện bên cạnh giường nằm của mình, sau đó thấy các sư đi
ra, và mình cũng theo ra, và khi đó anh ta mới biết là mình đã chết. Anh thấy
mọi sự vật xung quanh anh không có gì thay đổi, không khác gì lúc anh còn sống.
Anh thấy mình đi ngang qua nhiều người khác như là đi vào chỗ không người. Và
khi anh nghĩ tới bất cứ một nơi nào thì lập tức anh thấy mình xuất hiện ngay
tại nơi đó. Anh ta không có cảm giác đói, cũng không thấy sợ hãi khi thấy một
gã say rượu và một cậu bé chạy thẳng vào phía anh ta. Anh có cảm giác mình trở
nên bé nhỏ. Anh ta không cảm thấy giận dữ khi gặp những người sống ném đá vào
mình, nhưng anh thấy các trung ấm thân khác tỏ ra giận dữ trong cảnh ngộ tương
tự, nhưng anh cũng sợ là mình bị thương nếu bị ném phải.
6)
Đại sư Tsong Khapa (Tây Tạng) dẫn chứng cuốn "Di Già sư địa luận"
(Yogacara Bhumi), khẳng định là trung ấm thân không có hối tiếc lại thân phận
mình, khi còn sống.
7)
Trung ấm thân có giống như một đứa bé 5, 6 tuổi ở trần hay không thì còn là vấn
đề bàn cãi. Có tư liệu nói trung ấm thân mặc quần áo giống như khi lâm chung.
8)
Trung ấm thân thường theo dự tang lễ của mình, và quan sát bà con thân thích mà
mình vốn yêu mến.
9)
Trung ấm thân không cảm thấy đói và mệt, nhưng phạm vi hoạt động và giao tiếp
bị hạn chế. Trung ấm thân không còn chịu cái khổ của cuộc sống thế gian, với
cái thân vật chất thô nặng, thường phải chịu những đau đớn vật chất.
10)
Trung ấm thân mất ý thức về thời gian. Vài chục năm đối với trung ấm thân như
trôi qua trong nháy mắt.
IV/ Kết luận
Thuyết
Tái sanh và thuyết nghiệp có một tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống cá
nhân và xã hội. Nó cho biết, con người hiện tại từ đâu đến, và sau khi chết thì
con người sẽ đi về đâu? Nó cũng cho biết, ý nghĩa của nhân sinh là gì. Vì sao
con người lại có mặt ở đời này? Vì sao tuy cùng là một loài người cả, mà thân
phận giữa các con người lại khác biệt nhau đến thế?
Đó là
những vấn đề rất căn bản, rất hệ trọng; thế nhưng con người hiện đại, sống một
cuộc sống thác loạn, vùi đầu vào cuộc săn đuổi quyền lực, đồng tiền và sắc
đẹp,... hầu như không bao giờ nghĩ tới, còn nói gì đặt thành vấn đề để suy tư,
giải quyết.
Chỉ
khi cái chết đã gần kề, hay là khi gặp phải một bất hạnh lớn, con người hiện
đại mới tỉnh ngộ, chợt thấy mình đã phung phí gần trọn cả một đời để đeo đuổi
những giá trị không thật, chỉ là những bọt nước, những bèo trôi v.v... theo
đúng như hai câu thơ của vua Trần Nhân Tông, một ông vua ngộ đạo:
Thị
phi niệm trục triêu hoa lạc
Danh
lợi tâm tùy dạ vũ hàn..."
Nghĩa:
Niệm chạy theo chuyện thị phi như hoa rụng ban sớm, Tâm chạy theo danh lợi như
mưa lạnh chiều hôm.
Trên
bình diện lý luận, chứ không phải trên bình diện thơ ca, thuyết Tái sanh và
nghiệp của đạo Phật là một liều thuốc cảnh tỉnh tốt cho con người hiện đại.