Trong truyền thống người Việt, chùa chiền là nơi thường xuyên lui tới của người già. Nhưng ở Hà Nội lại có một ngôi chùa mà bóng dáng của giới trẻ xuất hiện trong chùa luôn áp đảo người già là chùa Hà (phố Chùa Hà, Cầu Giấy, Hà Nội)
Chùa Vạn Phước được hình thành từ năm 2000 tại ấp Bình Chiến, thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre do Đại đức Thích Phước Chí làm trụ trì. Ngôi chùa tràn ngập ánh đạo vàng làm lộng lẫy một góc trời Đông duyên hải Bình Đại.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km, xuôi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, chỉ sau gần một tiếng đồng hồ đi xe máy, chúng tôi đã có mặt tại chùa Tây Phương- ngôi chùa cổ nổi tiếng với 16 pho tượng các vị La Hán.
Ai chưa hiểu rõ nghĩa câu “bãi biển hoá nương dâu” (thương hải vi tang điền), cứ đến chùa Tiên ngày nay, khắc sẽ ngộ ra. Không phải chùa Tiên nổi tiếng của xứ Đoài, mà là chùa Tiên của làng Tiên Mai, tên nôm là làng Me, ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Cột đá chùa Dạm ở thôn Tự Thôn, xã Nam Sơn, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đang xuống cấp nặng nề. Cùng với một số hạng mục của chùa Dạm đang xiêu vẹo, dột nát, cả quần thể, không gian này chờ đợi sự quan tâm của các ban ngành chức năng đã quá lâu! Xưa huy hoàng, nay hoang phế!
Vài năm gần đây, dù vào dịp đại lễ Quán Thế âm hay thường nhật, các tăng ni, phật tử, đạo hữu, dân chúng tứ phương đến khấn Phật, vãn cảnh tại chùa Quán Thế âm (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) đều ngạc nhiên, ấn tượng và thấy lòng tĩnh tại trước hình tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ được tạc từ gốc cây hàng trăm năm tuổi.
Trúc Lâm Tịnh viện nằm trên một đỉnh núi của đảo Hòn Tre thuộc Khu du lịch Vinpearl Land, được khánh thành từ tháng 9-2008 sau hơn 2 năm xây dựng. Đến tháng 5-2009, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập và trao kỷ lục cho Trúc Lâm Tịnh viện là ngôi chùa trên đảo lớn nhất Việt Nam.