Chúng ta có thể thấy cách thờ cúng ở tất cả các chùa mang dấu tích của Thiền Trúc Lâm ở miền Bắc đều có thờ Tam thế Phật (Thích Ca - Di Đà - Di Lặc) biểu tượng của Tịnh Độ, có thờ Quan Âm thiên thủ thiên nhãn (hóa thân Chuẩn Đề) biểu tượng của Mật Tông, và khi gặp nhau trong mọi hoàn cảnh, câu Nam mô A Di Đà Phật là đầu cửa miệng lúc hào hỏi, là truyền thống xưa nay của nhân dân miền Bắc khi gặp n
Hệ thống giáo nghĩa Chân Tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển quan điểm này từ các phương diện khác. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân Tông và các đặc điểm của nó.
Có người cho rằng Tịnh Độ Giáo thuộc về hành môn không phải lý môn, nghĩa là Đức Thích Ca chỉ trần thuật cảnh Cực Lạc, rồi khuyên người niệm Phật để cầu sanh, không thiệp đến phần lý thuyết.
Hỏi: Một đời tạo ác, lâm chung niệm Phật, đới nghiệp vãng sanh, lại không thoái chuyển, nguyện lực Phật Di-đà thật chẳng thể nghĩ bàn. Vậy thì lúc còn sống tôi làm muôn việc thế gian, đợi đến lúc lâm chung, sau đó mới niệm Phật được không ?
Thoại đầu là dùng nghi tình để nhiếp niệm của Thiền Tông, đốn nghi đốn ngộ, tiệm nghi tiệm ngộ, không nghi không ngộ. Có người tham câu "Niệm Phật là ai ?" ... Công án không phải một. Hành nhân chỉ cần nắm chắc một câu thoại đầu, sớm tối tham tìm, từng khắc chiếu cố, gấp rút cũng vẫn như thế, ào ạt cũng vẫn như thế, như gà ấp trứng.