Cổ Ðức nói: “Lúc tịnh công phu được mười phần thì lúc động chỉ còn một phần. Lúc động công phu được mười phần thì lúc ngủ quên nằm chiêm bao chỉ còn một phần.
Phương pháp tu hành trong ba kinh Tịnh độ đã giới thiệu cũng có khác biệt. Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật chủ trương dùng 16 pháp môn quán tưởng, tu trì theo quán tưởng Tam muội và niệm Phật Tam muội để đạt thành mục đích vãng sinh ba bậc chín phẩm.
Y cứ theo lý luận và nguyên tắc của kinh điển Đại thừa, không kể là tu học pháp môn nào, Hiển Giáo, Mật Giáo, Thiền tông, và Giáo Hạ cũng vậy, tất cả đều phải đoạn dứt kiến - tư phiền não mới có thể liễu thoát sanh tử.
Trong “Hương Quê Cực Lạc” đây tuy sự khuyến hóa không ngoài làm lành, niệm Phật, song đó lại chính là phương tiện khéo đưa mọi người đi sâu vào thật hạnh, âm thầm hoán cải từ người đến cảnh một cách mầu nhiệm. Vì đối với người thâm hiểu Phật pháp, thì toàn sự là lý, sự trì tức là lý trì.
Pháp môn Tịnh độ tợ như cạn mà thật rất sâu, tợ gần mà xa, tợ như khó mà thật rất dễ, tợ dễ mà thật khó. Ngày nào đó, ngươi chứng niệm Phật tam muội sẽ tự biết! Ngươi nay Tham Thiền hay niệm Phật tùy ý chọn lấy một môn, Tu cho đến khi thâm nhập chẳng nên nhận sắc là vàng, được ít cho là đủ, nhìn trời qua miệng giếng, tùy ý vọng đàm, phỉ báng Tịnh độ...
Luận Đại Thừa Khởi Tín nói: “Tất cả chúng sinh chẳng được gọi là giác, vì từ xưa đến nay, niệm niệm tiếp nối nhau chưa từng lìa niệm”. Niệm là bất giác. Phật là giác.
Muốn đạt tới cảnh giới an vui giải thoát, điều kiện tiên quyết là phải lắng được tâm, gạn được ý như lời Phật thuyết: “ Tùy kỳ tâm tịnh tắc Phật độ tịnh ". (Tâm mình an tịnh thì cõi Phật hiện ra).
Pháp môn tịnh độ có ba kinh một luận, pháp tu hành có bốn pháp, trong đó có pháp trì danh niệm Phật, pháp này được hình thành dựa trên cơ sở bốn mươi tám lời nguyện của đức Phật A Di Đà khi cò