Đức Tsong Khapa giải thích vài ví dụ như chiêm bao, ảo giác, và sự lầm lẫn một cuộn dây có sọc là con rắn, để giúp ta đạt đến tuệ tri về tánh không. Nếu ta xử dụng những giấc mộng của mình làm ví dụ, thì sự hiểu biết Tánh không của ta trở thành kinh nghiệm thực chứng. Hãy xét đến ví dụ đêm vừa qua ta mộng thấy mình leo lên núi cao.
Ðến đây, như chúng ta đã biết, con đường giải thoát sinh tử khổ đau là con đường Giới, Ðịnh, Tuệ. Nói gọn là con đường Thiền định với Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là tiêu biểu.
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của Phật, từ Tứ niệm xứ (Satipatthàna) tới Thân hành niệm ( Kàyagatàsati), rồi Nhập tức xuất tức niệm (Ànàpànasati), đó là thở: Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra.
Cụm từ “uy lực” đã được người xưa dùng để mô tả về những ảnh hưởng tích cực rất lớn lao của việc thọ trì Tam quy và Ngũ giới trong đời sống. Đây có thể xem là cụm từ chính xác nhất, bởi vì những ảnh hưởng tích cực của việc thọ trì quy giới trong thực tế là rất lớn, tạo thành một sức mạnh vô song có khả năng giúp chuyển hóa hết thảy mọi hạt giống xấu ác tiềm ẩn trong mỗi chúng ta.
Có nhiều cách để diễn giải đạo Phật, như diễn giải dưới góc độ trí thức, góc độ thực tiễn và cả góc độ lý thuyết. Cũng có nhiều cách nghiên cứu đạo Phật. Song chúng ta thực sự cần tiếp cận đạo Phật theo cách thức thực tiễn.