Ý ĐẠI LỢI: Thị trấn Jelsi tôn vinh Đức Đạt Lai Lạt Ma
Giải thưởng được nhận vào ngày 27-7-2010 bởi ông Tsenten Samdup Chhoekyapa, người đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma có trụ sở tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Lễ trao giải này được thị trấn Jelsi tổ chức như là một phần của Đại Lễ Hội do chính quyền khu vực tài trợ.
Khi nhận giải thưởng, ông Chhoekyapa nói rằng ông rất biết ơn và phấn khởi vì một thị trấn nhỏ ở miền trung nước Ý đã công nhận công trình của Đức Đạt Lai Lạt Ma và bày tỏ sự quan tâm về hoàn cảnh của người dân Tây tạng.
Trên 20.000 người từ khắp vùng này đã đến dự ngày đầu tiên của lễ hội.
Bốn nhà sư từ Tu viện Gaden Jangtse ở Nam Ấn Độ đã tạo tác một bức tranh đồ hình Mạn Đà La bằng cát và cầu nguyện cho hoà bình thế giới. Sau khi Đồ hình Cát được xóa đi, có rất đông người xếp hàng chờ để được nhận một phần cát nhỏ từ tranh này.
(Tibet Custom - July 31, 2010)
Tseten Samdup Chhoekyapa (người thứ 2 bên phải) thay mặt Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải thưởng Traglia của thị trấn Jelsi, Ý Đại Lợi - Photo: Tibet Custom
Vào ngày 01-8-2010, công trình kiến trúc cổ của Thiền Phật này đã được thêm vào Danh sách Di sản Thế giới trong một cuộc họp tại Brasillia, Brazil của Uỷ ban Di sản Thế giới của UNESCO.
UNESCO nói rằng tổ hợp kiến trúc lịch sử này nổi bật về vẻ đẹp mỹ học tuyệt vời và những ý nghĩa sâu sắc về văn hoá.
Với một lịch sử hơn 2000 năm, tổ hợp này gồm 11 công trình truyền thống có những phong cách kiến trúc khác nhau, rất đặc trưng cho nền văn hoá Trung Hoa cổ.
Trụ trì chùa Thiếu Lâm là Shi Yongkin nói rằng sự công nhận của UNESCO là một vinh dự. Ông nói, "Đối với chư tăng, việc sống trong một di sản được thế giới công nhận là một điều tuyệt vời, nhưng đồng thời, trách nhiệm bảo vệ của chúng tôi đối với ngôi chùa càng trở nên nghiêm cẩn hơn".
Ông nói thêm, "Tôi cũng mong kung fu Thiếu lâm sẽ được bổ sung vào danh sách di sản phi vật thể của UNESCO".
(The Economic Times - August 2, 2010)
Biểu diễn võ thuật mừng Chùa Thiếu Lâm trở thành một di sản thế giới vào ngày 01-8–2010 -Photo: China Daily
Từng có một thời phát triển rực rỡ cách đây nhiều thế kỷ, và được xem là một biểu tượng của sự hợp tác toàn cầu về giáo dục, trường Đại học Nalanda sẽ là một trung tâm dành cho nghiên cứu Phật giáo, triết học và so sánh văn học, nghiên cứu lịch sử và sinh thái học và nghiên cứu môi trường.
Là một thành viên của Nhóm Cố vấn Nalanda (NMG), ông Yeo đã có các cuộc nói chuyện với một số vị lãnh đạo của cộng đồng Phật giáo Singapore.
Ông nói tại cuộc họp lần thứ 6 của NMG rằng có sự ủng hộ về nguyên tắc từ các lãnh đạo Phật giáo Singapore để giúp gây quỹ cho việc xây dựng Thư viện của trường Đại học Nalanda, một khi các dự án cho trường đại học mới này được soạn thảo và phê duyệt.
Ông Yeo đã cung cấp thông tin cập nhật tại cuộc họp, để thảo luận về khuôn khổ thực hiện và các hoạt động cho trường Đại học Nalanda, kể cả các việc chỉ định để điều hành trường Đại học và dự án.
Chính quyền bang Bihar đã dành phần đất khoảng 500 mẫu Anh cho khu đại học và lập các đồ án cho một phi trường quốc tế mới, đường xá và các dịch vụ hạ tầng cơ sở và phụ trợ khác để hỗ trợ trường đại học.
(Channel News Asia - August 4, 2010)
Phế tích của Nalanda, trường Đại học Phật giáo 2.000 năm tuổi tại bang Bihar, Ấn Độ - Photo: Getty Images
Cuộc trưng bày được chia thành 4 khu vực: “Đế chế Tây Tạng”, “Những Bảo vật bằng Vàng”, “Sự Giao lưu Văn hoá” và “Các Phong tục tại Miền Đất Tuyết”. Nó giúp cho mọi người hiểu rõ hơn sự tinh xảo của nền nghệ thuật, lịch sử và văn hóa Tây Tạng.
Bắt nguồn từ Ấn Độ, đạo Phật đã được truyền bá đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 7. Qua hơn 1.400 năm, Phật giáo đã kết hợp với các yếu tố từ tôn giáo bản địa để tạo nên một hình thức Phật giáo độc đáo.
Các vật triển lãm được mượn từ các bộ sưu tập của những viện bảo tàng và tu viện quan trọng của Tây Tạng, như Điện Potala và Tu viện Norbulingka.
Là một tôn giáo, đạo Phật ngày nay còn ảnh hưởng đến những phần khác của cuộc sống ở Tây Tạng, từ văn hoá cho đến vũ, nhạc, kịch và ngay cả y khoa nữa.
(CCTV.com - August 4, 2010)
Bảo vật Tây Tạng được triển lãm tại Viện Bảo Tàng Cung điện ở Đài Bắc, Đài Loan - Photo: NEWS.CN ẤN ĐỘ: Ngành du lịch bang Himachai Pradesh (HP) phục hồi tu viện Phật giáo 150 năm tuổi
Chùa Bhnori là một đền thờ Phật giáo nổi tiếng vì nơi đây có pho tượng Padam Sambhava duy nhất không tìm thấy nơi nào khác trên thế giới. Đông đảo người nước ngoài và khách hành hương từng đến viếng ngôi làng này quanh năm.
Sở Du lịch bang HP hiện đang phục hồi nơi thờ phụng này để làm tăng số lượng du khách.
Sở đã phân bổ 3,5 triệu Rupee để cải tạo đền thờ này và nâng cao các lều chỉ hướng tại các làng ở Bhnori.
Viên chức Phát triển Du lịch Quận Chamba là Kishori Lal nói rằng việc phục hồi phải được hoàn thành trước đợt tuyết tiếp theo trong khu vực. Khách du lịch ngoại quốc thấy khó mà ở lại được tại các làng này do thiếu hụt những điều kiện thuận lợi.
(UNI - August 5, 2010)
| ||
Diệu Âm lược dịch (haitrieuam.com) |
Tin tức Phật giáo Thế giới (tuần thứ 1, tháng 8, năm 2010)
Permalink
HTML code to copy to your site or email message:
Click below to select, Ctrl + C to copy.
<a href="https://daitangkinhvietnam.net/node/7210?page=1" title="daitangkinhvietnam.net">Tin tức Phật giáo Thế giới (tuần thứ 1, tháng 8, năm 2010)</a>