Cõi thiêng Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh) ngày khai hội 4/2 (mùng 10 tháng Giêng) thật trang nghiêm. Tiếng nhạc Long âm, tiếng trống khai hội… như một lời mời du khách đến với chốn non thiêng - kinh đô của Phật giáo Việt Nam. Ngay từ sáng sớm, dọc trên con đường Dốc Đỏ, dẫn vào khu Yên Tử đã có nhiều tăng ni, phật tử với cờ hoa sẵn sàng cung đón du khánh hành hương về Đất Phật. Con đường trải nhựa quanh co dài gần 18 km với cờ, khẩu hiệu chào mừng rực rỡ...
Yên Tử, Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) và Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng - Bắc Giang) là ba đại danh lam của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử thời Trần. Sau những chiến công huy hoàng ba lần đánh bại quân Nguyên - Mông, cả Đại Việt dưới triều Trần sống trong không khí của Phật pháp, khi chính nhà vua cởi hoàng bào khoác áo cà sa. Vua Trần Nhân Tông xuất gia không phải để lánh đời, mà đó là con đường vị Phật hoàng thống nhất các dòng Phật giáo để xây dựng dòng Trúc Lâm Yên Tử...
Chuyện rằng, khi Thiền sư Không Lộ dựng nên chùa, dân chúng nơi đây không mấy mặn mà với đạo Phật và khói nhang, tượng Phật. Thuở đó, Đức Thánh tổ nổi giận trừng phạt dân gian. Trong một đêm mưa gió bão bùng, Đức Thánh đan không biết bao nhiêu rọ tre, cho tất cả tượng Phật vào đó. Rồi ngài ngả nón làm thuyền vượt sông Hồng sang đất Thái Bình. Và tất cả tượng Phật, cái gì liên quan đến nhà Phật cũng xuôi theo dòng nước, theo ngài về nơi đất mới. Đến giữa sông, ngài...
Không nổi tiếng như chùa Keo Thái Bình, nhưng chùa Keo Hành Thiện ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, lại có một kiến trúc khá thâm trầm, tĩnh tại. Trải dài trên một trục trung tâm là các tòa thờ Phật, thờ Thánh, mặt bằng chùa Keo Hành Thiện, cùng với dãy hành lang bằng gỗ lim thẳng tắp hai bên, có thể được xem như một khuôn mẫu của lối kiến trúc nội công ngoại quốc đỉnh cao thế kỷ XVII. Mặc dầu có quy mô nhỏ hơn nhưng nó lại có niên đại sớm...
Vào tháng 9/2004, Ni sư Thích Đàm Niệm – trụ trì chùa Duệ Khánh (còn có tên là Cổ Châu Tự, tọa lạc ở thôn Duệ Khánh, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) cho trùng tu và tôn tạo lại các hạng mục công trình trong chùa do quá cũ kỹ. Đến ngày 13/10/2004, khi nạo vét giếng Thụ Tiên Ngọc Nữ trước tiền sảnh của chùa, tốp thợ cùng nhà chùa đã phát hiện được một pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni sơ sinh bằng đồng đỏ và hai chiếc chuông sắt hết sức độc...
Giữa bộn bề đường ngang, lối dọc công sở mới mọc lên trong cơn lốc đô thị hóa của thị xã Hưng Yên, Kim Chung Tự (chùa Chuông), nằm tách biệt dưới những rặng nhãn cổ thụ, vẫn còn "dấu xưa xe ngựa"... So với Hội An, “người anh em” cùng thời ở Đàng Trong, thì phố Hiến, thương cảng quốc tế nổi tiếng vào thế kỷ 16 - 17, dưới thời Lê Trịnh ở Đàng Ngoài cũng không kém phần phồn hoa tấp nập. Có dịp về lại nơi này, bạn sẽ thấy dưới những rặng nhãn lồng, gốc...