Trong khi bạn đang thực hành Niệm hơi thở, nếu bạn tập trung vào hơi thở tại điểm xúc chạm, lúc đó quý vị nên gắng biết rõ: khi nó dài, quý vị nên biết rõ đây là hơi thở dài; khi nó ngắn, quý vị nên biết rõ: đây là hơi thở ngắn. Đừng nên cố ý khiến hơi thở dài hay ngắn, quý vị nên để hơi thở tự nhiên. Việc ghi nhận hơi thở dài và hơi thở ngắn là rất quan trọng. Không cần thiết phải làm cho hơi thở dài hay ngắn. Nếu quý vị không thể tập trung tốt vào hơi thở, Chú giải khuyên nên đếm hơi thở. Trong khi đang đếm hơi thở, lúc ấy quý vị cũng nên gắng biết rõ: khi nó dài, quý vị nên gắng biết rõ hơi thở dài; khi nó ngắn, quý vị nên gắng biết rõ hơi thở ngắn.
Khi đang thực hành Ānāpāna, Niệm hơi thở, đối tựơng thiền của quý vị chỉ có hơi thở, hơi thở xúc chạm quanh lỗ mũi hay ở đỉnh môi trên. quý vị nên tập trung vào hơi thở trong khi xúc chạm. quý vị không nên chú tâm vào cảm giác xúc chạm, mà chỉ chú trọng vào hơi thở tại điểm hơi thở xúc chạm. Đối tựơng thiền của quý vị chỉ có hơi thở, không phải là cảm giác xúc chạm. Nhưng khi tập trung vào hơi thở, khi định của quý vị sâu hơn, quý vị có thể không còn thấy cảm giác xúc chạm, quý vị có thể chỉ thấy hơi thở, không vấn đề gì, lúc đó hãy tập trung vào đối tựơng hơi thở thôi. Lại nữa, khi định của quý vị trở nên sâu hơn nữa, quý vị có thể không còn cảm giác mũi, mặt.. Tâm sẽ ở chỉ với hơi thở thì rất tốt, không sao cả, hãy tiếp tục tập trung chỉ trên hơi thở, không lâu sau đó, Nimitta sẽ xuất hiện. Khi hơi thở trở thành Nimitta, quý vị nên tập trung vào Nimitta đó
Nếu quý vị muốn thực hành Ànàpàna, niệm hơi thở, quý vị nên tập trung vào đối tượng hơi thở của quý vị, nó có thể xúc chạm quanh lổ mũi hoặc đỉnh môi trên. Tại đây, quý vị chỉ việc chờ và thấy một mình hơi thở mà thôi. Nếu quý vị có thể tập trung vào hơi thở, thì dể rồi, không cần phải đếm hơi thở.