Bốn tâm vô lượng

altĐây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường, được phát sinh từ trạng thái thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và lợi tha để đem chúng ra ban vui cứu khổ cho chúng sanh và khiến cho họ đạt được bốn phạm trù vĩ đại này như mình, cũng như của chư Phật và chư Bồ-tát. Bốn loại tâm thức cao thượng rộng lớn không lường như vậy, có được là nhờ vào sự đắc định của hành giả trong tu tập, chúng phát sinh khi các phẩm loại phiền não vô minh vọng động được lắng trong.
Bốn phạm trù tâm thức ấy chúng tùy thuộc vào thuộc tính căn cơ của hành giả mà có những danh xưng khác nhau, chẳng hạn: Bốn Phạm trú (catur-brahmavihāra). Đây là bốn Phạm trú mà hành giả nào thực hành chúng, thì hành giả ấy sẽ tái sinh tại cõi Trời (deva) theo quy luật nhân quả tương đối có giới hạn của Thánh giả nhị thừa.
Theo Tăng nhất A-hàm 21, thì hành giả tu Bốn Phạm trú ấy sẽ vượt qua được trời Dục giới mà trụ vào Phạm xứ, cho nên Bốn vô lượng tâm đã cho còn gọi là Tứ Phạm đường, Tứ Phạm xứ, Tứ phạm hạnh. Vì thuyết Tứ Phạm đường có liên hệ đến chủ trương của các ngoại đạo Bà-la-môn như trong kinh Tạp A-hàm 27 ghi lại, các ngoại đạo cũng có thuyết về pháp này, nhưng đức Đạo sư chuyển dụng chúng như là pháp của riêng mình trong việc thể hiện lòng từ bi hỷ xả theo quan điểm trong “chỉ ác hành thiện” qua pháp tu thiền định, để các đệ tử của Ngài thực hiện, như Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ, đức Đạo sư dạy: “A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn vô lượng tâm, Tỳ-kheo tâm đi đôi với lòng từ biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với lòng từ, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ. Bi và hỷ cũng vậy. Tâm đi đôi với xả, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ. A-nan, bốn vô lượng này, ông hãy thuyết giảng cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu ông thuyết giảng cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn vô lượng tâm này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành Phạm hạnh.”
Cũng theo Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ, Đại trí độ luận 20 và A-tì-đàm giải thích về Bốn vô lượng tâm như sau: Một, duyên vào vô lượng chúng sanh mà tư duy khiến cho họ được pháp vui mà nhập “Từ đẳng chí” gọi là Từ vô lượng. Hai, duyên vào vô lượng chúng sanh mà tư duy khiến cho họ lìa pháp khổ, quy nhập “Bi đẳng chí” gọi là Bi vô lượng. Ba, tư duy vô lượng chúng sanh thường lìa khổ thành tựu an vui; thâm cảm vui thích ở trong tâm, mà nhập vào “Hỷ đẳng chí”, gọi là Hỷ vô lượng. Bốn, tư duy vô lượng chúng sanh, thấy tất cả đều bình đẳng, không có bất cứ sai biệt nào giữa oán và thân, mà nhập vào “Xả vô lượng”, gọi là Xả vô lượng. Theo Câu xá luận 29, thì lòng từ vô lượng có ba nghĩa: Một, lấy chúng sanh vô lượng làm chỗ duyên cho bốn tâm này. Hai, bốn tâm này có khả năng dẫn đến phước vô lượng. Ba, bốn tâm này có khả năng chiêu cảm quả báo vô lượng và, cũng theo Câu-xá luận 29 thuyết minh thì bốn tâm vô lượng này dùng để đối trị bốn chướng ngại: dùng lòng từ vô lượng để đối trị sân, dùng bi vô lượng để đối trị với hại, dùng hỷ vô lượng để đối trị không an vui, dùng xả vô lượng để đối trị các cảnh giới tham, sân và dục. Đại thừa gọi bốn trạng thái này là Bốn tâm vô lượng (Skt: catur-apramāṇavihāra; Pāli: catur-appamañña-vihāra), có nơi còn gọi là Tứ đẳng tâm, Tứ đẳng, Tứ tâm.

Bốn Phạm trú, hay Bốn vô lượng là:
Từ vô lượng (Skt: maitrī-apramāṇa, Pāli: metta appamaññā)
Bi vô lượng (Skt: karuṇāpramāṇa, Pāli: karuṇā appamaññā)
Hỷ vô lượng (Skt: muditāpramāṇa, Pāli: muditā appamaññā)
Xả vô lượng (Skt: upeksāpramāṇa, Pāli: upekkhā appamaññā)

Bốn phạm trù như thế dùng để đối trị bốn thứ phiền não, đó là tham muốn, sân hận, đố kỵ và buồn lo trong lúc tu tập thiền định và, cũng từ thiền định này tạo điều kiện phát sinh bốn tâm thức cao thượng rộng lớn vô lượng đối với vô lượng chúng sanh. Theo các nhà Đại thừa thì Bốn phạm trú của Tiểu thừa cũng được gọi là hạnh Ba-la-mật (cārapāramitā). Ðấy là tâm thức của chư Phật và Bồ-tát vì muốn cứu độ chúng sinh trong việc mang lại niềm an lạc cho họ. Vì tính đặc thù vô lượng (Skt: apramāṇa; Pāli: appamaññā), nên bốn phạm trù này thường được sử dụng mà chủ yếu là lòng vị tha trong việc thực hành Bồ-tát đạo.


1. TỪ VÔ LƯỢNG
(maitrī-apramāṇa, metta appamaññā)

Đây là phạm trù thuộc về trạng thái tâm thức thứ nhất, đó là lòng Từ, Sanskrit: maitrī, hay Pāli: metta. Cả hai đều có nghĩa là êm dịu, là tấm lòng của người bạn chân tình, hay được định nghĩa là lòng thành thật mong cho tất cả chúng sanh có cuộc sống an lành hạnh phúc, là mong muốn bạn bè mình được an vui hạnh phúc, là lòng mong muốn giúp đỡ cho mọi người được hạnh phúc, không phân biệt bất cứ là kẻ sơ người thân nào khi thấy họ khổ đau. Đó là tâm lượng cao thượng vô hạn đầu tiên của bốn tâm vô lượng được đức Đạo sư dạy cho đệ tử của mình, để họ dùng nó trong việc tự lợi và lợi tha, kể cả đối trị những phiền não sân hận nhỏ nhen cục bộ, và đem lại niềm an vui hạnh phúc cho tha nhân. Đức Đạo sư dạy: “Tỳ-kheo tâm đi đôi với từ biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với từ, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ.” (Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ). Ở nơi khác, trong một bản kinh dưới đây, đức Đạo sư cũng dạy về tâm Từ vô lượng, nhưng lại sâu rộng hơn kinh trước. Đây chính là pháp phương tiện tùy thuộc vào căn cơ chúng sanh mà Ngài khai thị, đây cũng là đề tài Bốn tâm vô lượng, nhưng cách dụng ngữ và nội dung sâu rộng hơn. Tuy nhiên, nghĩa thú là nhất hướng:

“Bấy giờ các Tỳ-kheo lại bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, thế nào là tâm Từ vô lượng?
“Phật dạy:
“Là đối với mọi lúc mọi nơi, tâm Từ luôn tùy thuận lợi ích chúng sanh, không tổn hại người khác; xa lìa các oán kết, đem tâm rộng lớn chỉ bày cho chúng sanh, thương nhớ cứu hộ như con đỏ của chính mình; đối với kẻ oán người thân bình đẳng không khác nhau, khiến cho họ dứt trừ triền cái, giải thoát tất cả. Như vậy gọi là tâm Từ vô lượng.” (Phật nói kinh Nghĩa Pháp thừa quyết định, quyển thượng)

2. BI VÔ LƯỢNG
(karuṇāpramāṇa, karuṇā appamaññā)

Đây là phạm trù thuộc về trạng thái tâm thức thứ hai, đó là lòng Bi, Sanskrit: karuṇā, hay Pāli: karuṇā, cả hai đều giống nhau trên cách viết và chúng cũng đồng nhất trên mặt nghĩa thú. Bi vô lượng tâm là lòng mong muốn giúp cho người khác thoát khổ, là sự xoa dịu hay làm vơi đi đau khổ sầu não của người khác, là động cơ thúc đẩy tâm mình rung động trước sự đau khổ của họ, tạo điều kiện cho họ lìa hẳn khổ đau. Đó là tâm lượng cao thượng vô hạn thứ hai của bốn vô lượng tâm được đức Đạo sư dạy cho đệ tử của mình, để họ dùng nó trong việc tự lợi và lợi tha, kể cả đối trị những phiền não tàn hại và tạo cho người khác mọi điều kiện đề xa lìa khổ đau. Đức Đạo sư dạy: “Tỳ-kheo tâm đi đôi với Bi biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với Bi, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ.” (Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ). Cũng như tâm Từ, đức Đạo sư đã dạy cho các Tỳ-kheo như trên, ở đây tâm Bi cũng vậy:

“Bấy giờ các Tỳ-kheo lại bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, thế nào là tâm Bi vô lượng?
“Phật dạy:
“Là đối với mọi lúc mọi nơi, tâm Bi luôn tùy thuận lợi ích chúng sanh, không tổn hại người khác; xa lìa các oán kết, đem tâm rộng lớn chỉ bày cho chúng sanh, thương nhớ cứu hộ như con đỏ của chính mình; đối với kẻ oán người thân bình đẳng không khác nhau, khiến cho họ dứt trừ triền cái, giải thoát tất cả. Như vậy gọi là tâm Bi vô lượng.” (Phật nói kinh nghĩa Pháp thừa quyết định, quyển thượng)

3. HỶ VÔ LƯỢNG
(muditāpramāṇa, muditā appamaññā)

Đây là phạm trù trạng thái tâm thức thứ ba, đó là lòng Hỷ, Sanskrit: muditā, hay Pāli: muditā, cả hai đều có nghĩa là lòng vui thích. Ở đây, trạng thái này không phải là trạng thái vui thích suông, cũng không phải là thứ tình cảm cá nhân dành cho một người nào, mà nó là sự thể hiện tâm hoan hỷ đối với người khác, nhất là trước sự thành công của họ về cuộc sống. Lòng hoan hỷ này phát xuất từ sự tự nguyện, nó có chiều hướng loại trừ lòng ganh tỵ và đố kỵ mà chúng vốn luôn luôn đối lập trực tiếp với hoan hỷ. Đó là tâm lượng cao thượng vô hạn thứ ba trong bốn vô lượng tâm được đức Đạo sư dạy cho đệ tử của mình, để họ dùng nó trong việc tự lợi và lợi tha, kể cả đối trị những phiền não tật đố và tạo cho người khác mọi khích lệ thúc đẩy và tán thán sự thành tựu người khác với lại giúp đỡ người khác tiếp tục gặt hái những thành công khác nữa trong cuộc sống. Đức Đạo sư dạy: “Tỳ-kheo tâm đi đôi với Hỷ biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với Hỷ, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ.” (Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ). Cũng như tâm Từ, tâm Bi được đức Đạo sư dạy cho các Tỳ-kheo như trên, ở đây tâm Hỷ cũng vậy:
“Bấy giờ các Tỳ-kheo lại bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, thế nào là tâm Hỷ vô lượng?
“Phật dạy:
“Là đối với mọi lúc mọi nơi, tâm Hỷ luôn tùy thuận lợi ích chúng sanh, không tổn hại người khác; xa lìa các oán kết, đem tâm rộng lớn chỉ bày cho chúng sanh, thương nhớ cứu hộ như con đỏ của chính mình; đối với kẻ oán người thân bình đẳng không khác nhau, khiến cho họ dứt trừ triền cái, giải thoát tất cả. Như vậy gọi là tâm Hỷ vô lượng.” (Phật nói kinh nghĩa Pháp thừa quyết định, quyển thượng)

4. XẢ VÔ LƯỢNG
(upeksapramāṇa, upekkhā appamaññā)

Đây là phạm trù thuộc về trạng thái tâm thức thứ tư, đó là lòng Xả, Sanskrit: upeksā, hay Pāli: upekkhā, cả hai đều chỉ cho thức tính vô tư vô luyến ái, không ghét bỏ, không ưa thích và cũng không bất mãn; đây là một phẩm tính nhận thức chân xác bản chất của tất cả pháp, không cực đoan hay nghiêng về bên nào. Trạng thái ấy không vui cũng không buồn, không lệ thuộc vào bất cứ tình huống nào mà chúng là những gì khiến chúng ta bị lệ thuộc dính mắc, tâm luôn luôn giữ trạng thái bình thản trước mọi sự vật: khen chê, được mất, vinh nhục, sướng khổ. Đó là tâm lượng cao thượng vô hạn thứ tư trong bốn vô lượng được đức Đạo sư dạy cho đệ tử của mình để họ dùng nó trong việc tự lợi và lợi tha bao hàm cả việc đối trị những phiền não tham đắm và tạo cho người khác mọi điều kiện nhận thức các pháp đúng như thật tính của chúng, mà tính chân thật ấy nằm bên ngoài mọi sự phân biệt do chấp trước dính mắc sinh ra. Đức Đạo sư dạy: “Tỳ-kheo tâm đi đôi với Xả biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với Xả, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ.” (Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ). Cũng như tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ; ở đây tâm Xả cũng được đức Đạo sư dạy cho các Tỳ-kheo như trên:
“Bấy giờ các Tỳ-kheo lại bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, thế nào là tâm Xả vô lượng?
“Phật dạy:
“Là đối với mọi lúc mọi nơi, tâm xả luôn tùy thuận lợi ích chúng sanh, không tổn hại người khác; xa lìa các oán kết, đem tâm rộng lớn chỉ bày cho chúng sanh, thương nhớ cứu hộ như con đỏ của chính mình; đối với kẻ oán người thân bình đẳng không khác nhau, khiến cho họ dứt trừ triền cái, giải thoát tất cả. Như vậy gọi là tâm Xả vô lượng.” (Phật nói kinh Nghĩa Pháp thừa quyết định, quyển thượng).


(Nguồn: Tập san Pháp Luân 46)

 


I . BỐN TÂM VÔ LƯỢNG THEO QUAN ĐIỂM CÁC NHÀ TIỂU THỪA

Phần trên, chúng tôi mới giới thiệu tổng quát về Bốn tâm vô lượng, dưới đây chúng tôi sẽ đề cập chi tiết về quan điểm của các bộ phái Phật giáo hậu phát triển mà đại diện hiện tại là Tiểu thừa và Đại thừa.

Theo các nhà Tiểu thừa, Bốn tâm vô lượng này được đức Đạo sư đem ra dạy rộng rãi cho bốn chúng đệ tử tại gia và xuất gia, và cũng tùy vào thuộc tính của hai hàng đệ tử tại gia và xuất gia mà Ngài tuyên dạy cho hợp với căn cơ của họ. Trên căn bản tùy thuộc vào luật tắc nhân quả, Ngài thuyết minh về pháp “chỉ ác hành thiện” để hành giả đạt được những kết quả tốt lành trong cảnh giới nhân thiên mà việc trọng yếu là thoát khổ đắc vui. Đối với các hàng Phật tử tại gia, ngoài việc hành trì năm giới không cho sai phạm còn phải hành trì luôn cả hạnh tự lợi lẫn lợi tha trong phẩm chất từ bi vốn có của mình.

Theo Trường A-hàm 8, kinh Tán-đà-na, đức Đạo sư dạy Phạm chí về cách tu khổ hạnh làm thế nào để được gọi là rốt ráo chân thật thù thắng bậc nhất. Vì pháp này không có gì cao xa và không tưởng siêu hình, đó chính là các pháp thực tế hằng ngày mà trong đó các ông đang thực hành, là những pháp trói buộc, cấu uế và thực tế là chúng đã mang khổ đau đến với các ông. Nếu các ông   đảo ngược chúng lại, thì pháp được gọi là tu khổ hạnh đó sẽ trở nên thanh tịnh, an lạc. Đức Đạo sư dạy:

“Này Phạm chí! Người tu khổ hạnh mà tự mình không giết, không dạy người giết, tự mình không trộm cắp, không dạy người trộm cắp, tự mình không tà dâm, không dạy người tà dâm, tự mình không nói dối, không dạy người nói dối. Người ấy đem tâm từ rải khắp một phương, rồi các phương khác cũng vậy, từ tâm quảng đại, bình đẳng vô lượng, khắp cả thế gian, không chút oán kết. Bi tâm, hỷ tâm, xả tâm cũng như thế…”

Ở đây, nếu người tu khổ hạnh hay hành giả tại gia nào thực hành được triệt để những điều mà đức Đạo sư đã dạy như trên, thì trong hiện tại hay tương lai vị ấy sẽ đạt được những kết quả vô cùng to lớn như đức Đạo sư đã dạy tiếp theo đó:

“Người khổ hạnh kia lại có thể biết được việc xảy ra vô số kiếp trước, hoặc một đời, hai đời cho đến vô số đời, quốc độ thành hoại hay kiếp số trước sau, đều thấy đều biết cả. Lại còn thấy biết mình từng sanh vào chủng tộc đó, tên tuổi như thế, ăn uống như thế, sống lâu như thế, thọ khổ, thọ lạc như thế, từ kia sanh đây, từ đây sanh kia như thế. Những việc từ vô số kiếp như thế đều nhớ cả…”

“Vị ấy bằng thiên nhãn thanh tịnh xem xét các loài chúng sanh chết đây sanh kia, nhan sắc đẹp xấu, chỗ hướng đến tốt hay xấu, tùy theo hành vi mà bị đọa lạc; thảy đều thấy hết biết hết.

“Lại biết chúng sanh với thân hành bất thiện, khẩu hành bất thiện, ý hành bất thiện, phỉ báng Hiền Thánh, tà tín điên đảo, sau khi thân hoại mạng chung sẽ đọa vào ba đường dữ. Hoặc có chúng sanh với thân hành thiện, khẩu hành thiện, ý hành thiện, không phỉ báng Hiền Thánh, tu hạnh chánh tín, khi thân hoại mệnh chung được sinh vào cõi trời, cõi người. Bằng thiên nhãn thanh tịnh vị ấy xem thấy các chúng sanh có hành vi nào sinh tới chỗ nào, đều thấy biết hết. Đó gọi là khổ hạnh thù thắng bậc nhất.”

Qua kết quả đã được đức Đạo sư dạy ở trên, nếu hành giả nào đạt được sự tu tập hoàn hảo về phương pháp tu này, thì có thể nói là họ đã hoàn thành được hai minh trong ba minh của đức Phật, đó là Túc mạng minh và Thiên nhãn minh. Vì chính nhờ có Túc mạng minh này (pūrva-nivāsānusmṛti-jñāna-sākṣāt-kriya-vidyā) nên họ thấy được mọi việc trong quá khứ và chính nhờ Thiên nhãn minh (cyuty-upapatti-jñāna-sākṣāt-kriya-vidyā) này nên họ thấy được mọi việc trong vị lai, đây chỉ là bước đầu của việc thấy biết về quá khứ và tương lai; nhưng trạng thái Lậu tận minh (āsrava-kṣaya-jñāna-sākṣāt-kriya-vidyā) tức là Lậu tận trí thì họ vẫn chưa đạt được. Chỉ khi nào hành giả sau khi thành tựu hai minh này và phải yểm ly và hoàn thành việc xa lìa chúng, thì lúc đó trí vô lậu giải thoát mới có được và an lạc tịch diệt sẽ hiện hữu, tất cả mọi thứ phiền não, lậu hoặc sẽ đồng thời bị diệt tận. Đó là những gì đức Đạo sư đã dạy cho Phạm Chí và dạy cho những hành giả tại gia như thế nào là cách thức thực hành bốn tâm vô lượng, đi đôi với năm giới căn bản theo kinh điển Tiểu thừa.

Còn các hàng đệ tử xuất gia Thinh văn tỳ-kheo thì như trong Tăng Nhất A-hàm 7, phẩm An ban, đức Đạo sư dạy Tôn giả La Vân (Rahula: âm dịch là La-hầu-la) phương pháp tiêu trừ phiền não, bởi vì Tôn giả luôn ôm lòng sầu lo, thậm chí trong lúc đi khất thực mà Tôn giả vẫn không cột được chánh niệm, lòng bị sầu ưu trói chặt. Tôn giả đã không giữ được chánh niệm đành phải bỏ dở cuộc đi khất thực giữa đường để trở về Tinh xá Kỳ Hoàn, ra gốc cây, kiết già phu tọa, nhất tâm ngưng trụ, tư duy về tính vô thường của sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhằm đối trị tâm ưu sầu của mình. Trong lúc đó, đức Đạo sư cũng đi khất thực và sau khi thọ trai kinh hành xong, đức Phật đến chỗ Tôn giả La Vân, bảo rằng:

“Thầy nên tu tâp và thực hành pháp An Ban; tu tập thực hành pháp này thì sẽ diệt trừ hết được những tư tưởng có được về ưu sầu. Hôm nay Thầy lại đang tu tập và hành ác, biểu lộ qua tưởng bất tịnh, nên trừ diệt hết những tham dục có được. Này La Vân, nay Thầy nên tu tập và thực hành tâm Từ, đã thực hành tâm từ rồi thì những sân nhuế có được đều sẽ được trừ hết. Này La Vân, nay Thầy nên thực hành tâm Bi, đã thực hành tâm Bi rồi thì tâm não hại có được đều sẽ được trừ hết. Này La Vân, nay Thầy nên thực hành tâm Hỷ, đã thực hành tâm Hỷ rồi thì tâm tật đố có được đều sẽ được trừ hết. Này La Vân, nay Thầy nên thực hành tâm Xả, đã thực hành tâm xả rồi thì tính kiêu mạn có được đều sẽ được trừ hết.”

Ở đây, bốn tâm vô lượng được đức Đạo sư đem ra dạy cho các hàng đệ tử xuất gia với mục đích đối trị tâm sân nhuế, hại, tật và kiêu mạn của họ; vì bốn tâm này (là bốn trong mười loại tâm sở thuộc tiểu phiền não trong lục vị tâm sở) thường gây nên sự chướng ngại con đường đưa hành giả đến bến bờ giải thoát. Khi hành giả dùng bốn tâm vô lượng: từ, bi, hỷ, xả để đối trị với bốn tâm sở tiểu phiền não ấy, chính là lúc hành giả chánh niệm, chánh định trong pháp tu đối trị để thanh tịnh hóa ba nghiệp thân khẩu ý của mình ngay trong cuộc sống hiện tại hiện tiền này. Đây chính là phương pháp tu tự lợi dành cho các hàng đệ tử xuất gia; nếu Tỳ-kheo nào có những thứ phiền não phù hợp với bốn phương pháp đối trị này thì việc thực hành sẽ mang lại cho hành giả những kết quả tốt đẹp trong việc tẩy sạch ba nghiệp thân khẩu ý. Và để tiến xa và triển khai sâu rộng hơn nữa trong việc khế cơ các hàng Tỳ-kheo có căn cơ bén nhạy  để bẩm thụ những pháp vị thậm thâm mà ở đó bao hàm cả hạnh tự lợi lẫn lợi tha, thậm chí, khi hành giả thực hiện việc tu tập tự lợi, đức Đạo sư đã hướng dẫn các Tỳ-kheo qua bốn tâm vô lượng, thực hiện hạnh lợi tha không những cho mình và cho kẻ khác, thậm chí, trong khi hành giả thực hiện việc tu tập tự lợi. Theo Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ, đức Đạo sư đã dạy Tôn giả A-nan:

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn tâm vô lượng, tâm Tỳ-kheo đi đôi với từ biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với từ, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ. Bi và hỷ cũng vậy. Tâm đi đôi với xả, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ. A-nan, bốn vô lượng này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu ông nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn vô lượng này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.”

Ở đây, Tỳ-kheo không những chỉ trải lòng từ, lòng bi, lòng hỷ, lòng xả cho chính mình để đối trị những bệnh phiền não mà còn trải lòng từ, bi, hỷ, xả của mình đến tận khắp tất cả thế gian vô biên tế, không kết oán, không sân nhuế, không tranh giành, khéo léo dàn trải bốn tâm đến vô lượng vô biên không còn ngằn mé, khéo dụng tâm tu tập, thành tựu an trụ. Khi Tỳ-kheo đã thực hiện tâm vô lượng như vậy rồi, thì tâm họ sẽ được an ổn, được sức mạnh, được mọi sự an lạc. Lúc này thân và tâm Tỳ-kheo không còn phiền não bức bách nữa, nhờ vậy mà trọn đời họ hành phạm hạnh, một cách hoàn hảo và trọn vẹn. Chính vì sự lợi ích của việc thực hành bốn tâm vô lượng như vậy cho nên đức Đạo sư bảo Tôn giả A-nan hãy đem phổ biến rộng rãi dạy lại cho các Tỳ-kheo trẻ nên thực hành hạnh này ngay trong cuộc sống của chính mình. Cả hai bản kinh Trung A-hàm 21 ở trên và Tăng Nhất A-hàm 6 đều có cùng một nội dung và cùng một ý nghĩa; nhưng trong kinh này, tức kinh  Tăng Nhất A-hàm chỉ nêu lên vấn đề khác hơn kinh Trung A-hàm là hành giả đệ tử Hiền Thánh khi không sân, không nhuế, không có ngu si, tâm ý hòa vui rồi đem tâm từ, tâm bi, tâm, hỷ, tâm xả trang trải khắp cả thế gian, thì khi ấy không nơi nào là không đạt đến; cũng vậy, với tâm hành giả không oán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết hết được mà tự an trú, rồi đem tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả rải khắp tràn đầy, ở trong đó được hoan hỷ rồi thì tâm ý hành giả sẽ được chính, cũng có thể gọi là chánh tâm, chánh ý hay chánh niệm. Vậy thì khi hành giả đạt được bốn tâm vô lượng trong việc trang trải khắp cả mọi nơi trên thế gian khi không sân, không nhuế, không có ngu si, tâm ý hòa vui thì tâm ý sẽ được chánh niệm như những gì đức Đạo sư đã dạy trong Tăng Nhất A-hàm 6:

“Nếu đệ tử Hiền Thánh kia không sân, không nhuế, không có ngu si, tâm ý hòa vui, đem tâm từ trải khắp một phương mà tự an trú; hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới, ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm không oán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết, mà tự an trú, đem tâm từ này rải khắp tràn đầy, ở trong đó được hoan hỷ rồi, tâm ý liền chính.

“Lại đem tâm bi trải khắp một phương mà tự an trú; hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới, ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm không oán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết, mà tự an trú, đem tâm bi này trang trải đầy khắp, ở trong đó được hoan hỷ rồi, thì tâm ý liền chính.

“Lại đem tâm hỷ trải khắp một phương mà tự an trú; hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới, ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm không oán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết, mà tự an trú, đem tâm hỷ này rải khắp tràn đầy, ở trong đó được hoan hỷ rồi, tâm ý liền chính.

“Lại đem tâm xả trải khắp một phương mà tự an trú; hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới, ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm không oán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết, mà tự an trú, đem tâm xả này trang trải đầy khắp, ở trong đó được hoan hỷ rồi, thì tâm ý liền chính.”

Ở trên, chúng tôi chỉ mới trích dẫn một số kinh tiêu biểu trong bốn bộ A-hàm, tiếp theo chúng tôi sẽ căn cứ vào các bộ luận của các nhà Tiểu thừa để giải thích về Bốn tâm vô lượng.
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường, được phát sinh từ trạng thái thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và lợi tha để đem chúng ra ban vui cứu khổ cho chúng sanh và khiến cho họ đạt được bốn phạm trù vĩ đại này như mình, cũng như của chư Phật và chư Bồ-tát. Bốn loại tâm thức cao thượng rộng lớn không lường như vậy, có được là nhờ vào sự đắc định của hành giả trong tu tập, chúng phát sinh khi các phẩm loại phiền não vô minh vọng động được lắng trong.
Bốn phạm trù tâm thức ấy chúng tùy thuộc vào thuộc tính căn cơ của hành giả mà có những danh xưng khác nhau, chẳng hạn: Bốn Phạm trú (catur-brahmavihāra). Đây là bốn Phạm trú mà hành giả nào thực hành chúng, thì hành giả ấy sẽ tái sinh tại cõi Trời (deva) theo quy luật nhân quả tương đối có giới hạn của Thánh giả nhị thừa.
Theo Tăng nhất A-hàm 21, thì hành giả tu Bốn Phạm trú ấy sẽ vượt qua được trời Dục giới mà trụ vào Phạm xứ, cho nên Bốn vô lượng tâm đã cho còn gọi là Tứ Phạm đường, Tứ Phạm xứ, Tứ phạm hạnh. Vì thuyết Tứ Phạm đường có liên hệ đến chủ trương của các ngoại đạo Bà-la-môn như trong kinh Tạp A-hàm 27 ghi lại, các ngoại đạo cũng có thuyết về pháp này, nhưng đức Đạo sư chuyển dụng chúng như là pháp của riêng mình trong việc thể hiện lòng từ bi hỷ xả theo quan điểm trong “chỉ ác hành thiện” qua pháp tu thiền định, để các đệ tử của Ngài thực hiện, như Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ, đức Đạo sư dạy: “A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn vô lượng tâm, Tỳ-kheo tâm đi đôi với lòng từ biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với lòng từ, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ. Bi và hỷ cũng vậy. Tâm đi đôi với xả, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ. A-nan, bốn vô lượng này, ông hãy thuyết giảng cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu ông thuyết giảng cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn vô lượng tâm này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành Phạm hạnh.”
Cũng theo Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ, Đại trí độ luận 20 và A-tì-đàm giải thích về Bốn vô lượng tâm như sau: Một, duyên vào vô lượng chúng sanh mà tư duy khiến cho họ được pháp vui mà nhập “Từ đẳng chí” gọi là Từ vô lượng. Hai, duyên vào vô lượng chúng sanh mà tư duy khiến cho họ lìa pháp khổ, quy nhập “Bi đẳng chí” gọi là Bi vô lượng. Ba, tư duy vô lượng chúng sanh thường lìa khổ thành tựu an vui; thâm cảm vui thích ở trong tâm, mà nhập vào “Hỷ đẳng chí”, gọi là Hỷ vô lượng. Bốn, tư duy vô lượng chúng sanh, thấy tất cả đều bình đẳng, không có bất cứ sai biệt nào giữa oán và thân, mà nhập vào “Xả vô lượng”, gọi là Xả vô lượng. Theo Câu xá luận 29, thì lòng từ vô lượng có ba nghĩa: Một, lấy chúng sanh vô lượng làm chỗ duyên cho bốn tâm này. Hai, bốn tâm này có khả năng dẫn đến phước vô lượng. Ba, bốn tâm này có khả năng chiêu cảm quả báo vô lượng và, cũng theo Câu-xá luận 29 thuyết minh thì bốn tâm vô lượng này dùng để đối trị bốn chướng ngại: dùng lòng từ vô lượng để đối trị sân, dùng bi vô lượng để đối trị với hại, dùng hỷ vô lượng để đối trị không an vui, dùng xả vô lượng để đối trị các cảnh giới tham, sân và dục. Đại thừa gọi bốn trạng thái này là Bốn tâm vô lượng (Skt: catur-apramāṇavihāra; Pāli: catur-appamañña-vihāra), có nơi còn gọi là Tứ đẳng tâm, Tứ đẳng, Tứ tâm.

Bốn Phạm trú, hay Bốn vô lượng là:
Từ vô lượng (Skt: maitrī-apramāṇa, Pāli: metta appamaññā)
Bi vô lượng (Skt: karuṇāpramāṇa, Pāli: karuṇā appamaññā)
Hỷ vô lượng (Skt: muditāpramāṇa, Pāli: muditā appamaññā)
Xả vô lượng (Skt: upeksāpramāṇa, Pāli: upekkhā appamaññā)

Bốn phạm trù như thế dùng để đối trị bốn thứ phiền não, đó là tham muốn, sân hận, đố kỵ và buồn lo trong lúc tu tập thiền định và, cũng từ thiền định này tạo điều kiện phát sinh bốn tâm thức cao thượng rộng lớn vô lượng đối với vô lượng chúng sanh. Theo các nhà Đại thừa thì Bốn phạm trú của Tiểu thừa cũng được gọi là hạnh Ba-la-mật (cārapāramitā). Ðấy là tâm thức của chư Phật và Bồ-tát vì muốn cứu độ chúng sinh trong việc mang lại niềm an lạc cho họ. Vì tính đặc thù vô lượng (Skt: apramāṇa; Pāli: appamaññā), nên bốn phạm trù này thường được sử dụng mà chủ yếu là lòng vị tha trong việc thực hành Bồ-tát đạo.


1. TỪ VÔ LƯỢNG
(maitrī-apramāṇa, metta appamaññā)

Đây là phạm trù thuộc về trạng thái tâm thức thứ nhất, đó là lòng Từ, Sanskrit: maitrī, hay Pāli: metta. Cả hai đều có nghĩa là êm dịu, là tấm lòng của người bạn chân tình, hay được định nghĩa là lòng thành thật mong cho tất cả chúng sanh có cuộc sống an lành hạnh phúc, là mong muốn bạn bè mình được an vui hạnh phúc, là lòng mong muốn giúp đỡ cho mọi người được hạnh phúc, không phân biệt bất cứ là kẻ sơ người thân nào khi thấy họ khổ đau. Đó là tâm lượng cao thượng vô hạn đầu tiên của bốn tâm vô lượng được đức Đạo sư dạy cho đệ tử của mình, để họ dùng nó trong việc tự lợi và lợi tha, kể cả đối trị những phiền não sân hận nhỏ nhen cục bộ, và đem lại niềm an vui hạnh phúc cho tha nhân. Đức Đạo sư dạy: “Tỳ-kheo tâm đi đôi với từ biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với từ, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ.” (Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ). Ở nơi khác, trong một bản kinh dưới đây, đức Đạo sư cũng dạy về tâm Từ vô lượng, nhưng lại sâu rộng hơn kinh trước. Đây chính là pháp phương tiện tùy thuộc vào căn cơ chúng sanh mà Ngài khai thị, đây cũng là đề tài Bốn tâm vô lượng, nhưng cách dụng ngữ và nội dung sâu rộng hơn. Tuy nhiên, nghĩa thú là nhất hướng:

“Bấy giờ các Tỳ-kheo lại bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, thế nào là tâm Từ vô lượng?
“Phật dạy:
“Là đối với mọi lúc mọi nơi, tâm Từ luôn tùy thuận lợi ích chúng sanh, không tổn hại người khác; xa lìa các oán kết, đem tâm rộng lớn chỉ bày cho chúng sanh, thương nhớ cứu hộ như con đỏ của chính mình; đối với kẻ oán người thân bình đẳng không khác nhau, khiến cho họ dứt trừ triền cái, giải thoát tất cả. Như vậy gọi là tâm Từ vô lượng.” (Phật nói kinh Nghĩa Pháp thừa quyết định, quyển thượng)

2. BI VÔ LƯỢNG
(karuṇāpramāṇa, karuṇā appamaññā)

Đây là phạm trù thuộc về trạng thái tâm thức thứ hai, đó là lòng Bi, Sanskrit: karuṇā, hay Pāli: karuṇā, cả hai đều giống nhau trên cách viết và chúng cũng đồng nhất trên mặt nghĩa thú. Bi vô lượng tâm là lòng mong muốn giúp cho người khác thoát khổ, là sự xoa dịu hay làm vơi đi đau khổ sầu não của người khác, là động cơ thúc đẩy tâm mình rung động trước sự đau khổ của họ, tạo điều kiện cho họ lìa hẳn khổ đau. Đó là tâm lượng cao thượng vô hạn thứ hai của bốn vô lượng tâm được đức Đạo sư dạy cho đệ tử của mình, để họ dùng nó trong việc tự lợi và lợi tha, kể cả đối trị những phiền não tàn hại và tạo cho người khác mọi điều kiện đề xa lìa khổ đau. Đức Đạo sư dạy: “Tỳ-kheo tâm đi đôi với Bi biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với Bi, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ.” (Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ). Cũng như tâm Từ, đức Đạo sư đã dạy cho các Tỳ-kheo như trên, ở đây tâm Bi cũng vậy:

“Bấy giờ các Tỳ-kheo lại bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, thế nào là tâm Bi vô lượng?
“Phật dạy:
“Là đối với mọi lúc mọi nơi, tâm Bi luôn tùy thuận lợi ích chúng sanh, không tổn hại người khác; xa lìa các oán kết, đem tâm rộng lớn chỉ bày cho chúng sanh, thương nhớ cứu hộ như con đỏ của chính mình; đối với kẻ oán người thân bình đẳng không khác nhau, khiến cho họ dứt trừ triền cái, giải thoát tất cả. Như vậy gọi là tâm Bi vô lượng.” (Phật nói kinh nghĩa Pháp thừa quyết định, quyển thượng)

3. HỶ VÔ LƯỢNG
(muditāpramāṇa, muditā appamaññā)

Đây là phạm trù trạng thái tâm thức thứ ba, đó là lòng Hỷ, Sanskrit: muditā, hay Pāli: muditā, cả hai đều có nghĩa là lòng vui thích. Ở đây, trạng thái này không phải là trạng thái vui thích suông, cũng không phải là thứ tình cảm cá nhân dành cho một người nào, mà nó là sự thể hiện tâm hoan hỷ đối với người khác, nhất là trước sự thành công của họ về cuộc sống. Lòng hoan hỷ này phát xuất từ sự tự nguyện, nó có chiều hướng loại trừ lòng ganh tỵ và đố kỵ mà chúng vốn luôn luôn đối lập trực tiếp với hoan hỷ. Đó là tâm lượng cao thượng vô hạn thứ ba trong bốn vô lượng tâm được đức Đạo sư dạy cho đệ tử của mình, để họ dùng nó trong việc tự lợi và lợi tha, kể cả đối trị những phiền não tật đố và tạo cho người khác mọi khích lệ thúc đẩy và tán thán sự thành tựu người khác với lại giúp đỡ người khác tiếp tục gặt hái những thành công khác nữa trong cuộc sống. Đức Đạo sư dạy: “Tỳ-kheo tâm đi đôi với Hỷ biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với Hỷ, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ.” (Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ). Cũng như tâm Từ, tâm Bi được đức Đạo sư dạy cho các Tỳ-kheo như trên, ở đây tâm Hỷ cũng vậy:
“Bấy giờ các Tỳ-kheo lại bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, thế nào là tâm Hỷ vô lượng?
“Phật dạy:
“Là đối với mọi lúc mọi nơi, tâm Hỷ luôn tùy thuận lợi ích chúng sanh, không tổn hại người khác; xa lìa các oán kết, đem tâm rộng lớn chỉ bày cho chúng sanh, thương nhớ cứu hộ như con đỏ của chính mình; đối với kẻ oán người thân bình đẳng không khác nhau, khiến cho họ dứt trừ triền cái, giải thoát tất cả. Như vậy gọi là tâm Hỷ vô lượng.” (Phật nói kinh nghĩa Pháp thừa quyết định, quyển thượng)

4. XẢ VÔ LƯỢNG
(upeksapramāṇa, upekkhā appamaññā)

Đây là phạm trù thuộc về trạng thái tâm thức thứ tư, đó là lòng Xả, Sanskrit: upeksā, hay Pāli: upekkhā, cả hai đều chỉ cho thức tính vô tư vô luyến ái, không ghét bỏ, không ưa thích và cũng không bất mãn; đây là một phẩm tính nhận thức chân xác bản chất của tất cả pháp, không cực đoan hay nghiêng về bên nào. Trạng thái ấy không vui cũng không buồn, không lệ thuộc vào bất cứ tình huống nào mà chúng là những gì khiến chúng ta bị lệ thuộc dính mắc, tâm luôn luôn giữ trạng thái bình thản trước mọi sự vật: khen chê, được mất, vinh nhục, sướng khổ. Đó là tâm lượng cao thượng vô hạn thứ tư trong bốn vô lượng được đức Đạo sư dạy cho đệ tử của mình để họ dùng nó trong việc tự lợi và lợi tha bao hàm cả việc đối trị những phiền não tham đắm và tạo cho người khác mọi điều kiện nhận thức các pháp đúng như thật tính của chúng, mà tính chân thật ấy nằm bên ngoài mọi sự phân biệt do chấp trước dính mắc sinh ra. Đức Đạo sư dạy: “Tỳ-kheo tâm đi đôi với Xả biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với Xả, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ.” (Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ). Cũng như tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ; ở đây tâm Xả cũng được đức Đạo sư dạy cho các Tỳ-kheo như trên:
“Bấy giờ các Tỳ-kheo lại bạch Phật:
“Bạch Thế Tôn, thế nào là tâm Xả vô lượng?
“Phật dạy:
“Là đối với mọi lúc mọi nơi, tâm xả luôn tùy thuận lợi ích chúng sanh, không tổn hại người khác; xa lìa các oán kết, đem tâm rộng lớn chỉ bày cho chúng sanh, thương nhớ cứu hộ như con đỏ của chính mình; đối với kẻ oán người thân bình đẳng không khác nhau, khiến cho họ dứt trừ triền cái, giải thoát tất cả. Như vậy gọi là tâm Xả vô lượng.” (Phật nói kinh Nghĩa Pháp thừa quyết định, quyển thượng).


(Nguồn: Tập san Pháp Luân 46)

 


I . BỐN TÂM VÔ LƯỢNG THEO QUAN ĐIỂM CÁC NHÀ TIỂU THỪA

Phần trên, chúng tôi mới giới thiệu tổng quát về Bốn tâm vô lượng, dưới đây chúng tôi sẽ đề cập chi tiết về quan điểm của các bộ phái Phật giáo hậu phát triển mà đại diện hiện tại là Tiểu thừa và Đại thừa.

Theo các nhà Tiểu thừa, Bốn tâm vô lượng này được đức Đạo sư đem ra dạy rộng rãi cho bốn chúng đệ tử tại gia và xuất gia, và cũng tùy vào thuộc tính của hai hàng đệ tử tại gia và xuất gia mà Ngài tuyên dạy cho hợp với căn cơ của họ. Trên căn bản tùy thuộc vào luật tắc nhân quả, Ngài thuyết minh về pháp “chỉ ác hành thiện” để hành giả đạt được những kết quả tốt lành trong cảnh giới nhân thiên mà việc trọng yếu là thoát khổ đắc vui. Đối với các hàng Phật tử tại gia, ngoài việc hành trì năm giới không cho sai phạm còn phải hành trì luôn cả hạnh tự lợi lẫn lợi tha trong phẩm chất từ bi vốn có của mình.

Theo Trường A-hàm 8, kinh Tán-đà-na, đức Đạo sư dạy Phạm chí về cách tu khổ hạnh làm thế nào để được gọi là rốt ráo chân thật thù thắng bậc nhất. Vì pháp này không có gì cao xa và không tưởng siêu hình, đó chính là các pháp thực tế hằng ngày mà trong đó các ông đang thực hành, là những pháp trói buộc, cấu uế và thực tế là chúng đã mang khổ đau đến với các ông. Nếu các ông   đảo ngược chúng lại, thì pháp được gọi là tu khổ hạnh đó sẽ trở nên thanh tịnh, an lạc. Đức Đạo sư dạy:

“Này Phạm chí! Người tu khổ hạnh mà tự mình không giết, không dạy người giết, tự mình không trộm cắp, không dạy người trộm cắp, tự mình không tà dâm, không dạy người tà dâm, tự mình không nói dối, không dạy người nói dối. Người ấy đem tâm từ rải khắp một phương, rồi các phương khác cũng vậy, từ tâm quảng đại, bình đẳng vô lượng, khắp cả thế gian, không chút oán kết. Bi tâm, hỷ tâm, xả tâm cũng như thế…”

Ở đây, nếu người tu khổ hạnh hay hành giả tại gia nào thực hành được triệt để những điều mà đức Đạo sư đã dạy như trên, thì trong hiện tại hay tương lai vị ấy sẽ đạt được những kết quả vô cùng to lớn như đức Đạo sư đã dạy tiếp theo đó:

“Người khổ hạnh kia lại có thể biết được việc xảy ra vô số kiếp trước, hoặc một đời, hai đời cho đến vô số đời, quốc độ thành hoại hay kiếp số trước sau, đều thấy đều biết cả. Lại còn thấy biết mình từng sanh vào chủng tộc đó, tên tuổi như thế, ăn uống như thế, sống lâu như thế, thọ khổ, thọ lạc như thế, từ kia sanh đây, từ đây sanh kia như thế. Những việc từ vô số kiếp như thế đều nhớ cả…”

“Vị ấy bằng thiên nhãn thanh tịnh xem xét các loài chúng sanh chết đây sanh kia, nhan sắc đẹp xấu, chỗ hướng đến tốt hay xấu, tùy theo hành vi mà bị đọa lạc; thảy đều thấy hết biết hết.

“Lại biết chúng sanh với thân hành bất thiện, khẩu hành bất thiện, ý hành bất thiện, phỉ báng Hiền Thánh, tà tín điên đảo, sau khi thân hoại mạng chung sẽ đọa vào ba đường dữ. Hoặc có chúng sanh với thân hành thiện, khẩu hành thiện, ý hành thiện, không phỉ báng Hiền Thánh, tu hạnh chánh tín, khi thân hoại mệnh chung được sinh vào cõi trời, cõi người. Bằng thiên nhãn thanh tịnh vị ấy xem thấy các chúng sanh có hành vi nào sinh tới chỗ nào, đều thấy biết hết. Đó gọi là khổ hạnh thù thắng bậc nhất.”

Qua kết quả đã được đức Đạo sư dạy ở trên, nếu hành giả nào đạt được sự tu tập hoàn hảo về phương pháp tu này, thì có thể nói là họ đã hoàn thành được hai minh trong ba minh của đức Phật, đó là Túc mạng minh và Thiên nhãn minh. Vì chính nhờ có Túc mạng minh này (pūrva-nivāsānusmṛti-jñāna-sākṣāt-kriya-vidyā) nên họ thấy được mọi việc trong quá khứ và chính nhờ Thiên nhãn minh (cyuty-upapatti-jñāna-sākṣāt-kriya-vidyā) này nên họ thấy được mọi việc trong vị lai, đây chỉ là bước đầu của việc thấy biết về quá khứ và tương lai; nhưng trạng thái Lậu tận minh (āsrava-kṣaya-jñāna-sākṣāt-kriya-vidyā) tức là Lậu tận trí thì họ vẫn chưa đạt được. Chỉ khi nào hành giả sau khi thành tựu hai minh này và phải yểm ly và hoàn thành việc xa lìa chúng, thì lúc đó trí vô lậu giải thoát mới có được và an lạc tịch diệt sẽ hiện hữu, tất cả mọi thứ phiền não, lậu hoặc sẽ đồng thời bị diệt tận. Đó là những gì đức Đạo sư đã dạy cho Phạm Chí và dạy cho những hành giả tại gia như thế nào là cách thức thực hành bốn tâm vô lượng, đi đôi với năm giới căn bản theo kinh điển Tiểu thừa.

Còn các hàng đệ tử xuất gia Thinh văn tỳ-kheo thì như trong Tăng Nhất A-hàm 7, phẩm An ban, đức Đạo sư dạy Tôn giả La Vân (Rahula: âm dịch là La-hầu-la) phương pháp tiêu trừ phiền não, bởi vì Tôn giả luôn ôm lòng sầu lo, thậm chí trong lúc đi khất thực mà Tôn giả vẫn không cột được chánh niệm, lòng bị sầu ưu trói chặt. Tôn giả đã không giữ được chánh niệm đành phải bỏ dở cuộc đi khất thực giữa đường để trở về Tinh xá Kỳ Hoàn, ra gốc cây, kiết già phu tọa, nhất tâm ngưng trụ, tư duy về tính vô thường của sắc, thọ, tưởng, hành, thức nhằm đối trị tâm ưu sầu của mình. Trong lúc đó, đức Đạo sư cũng đi khất thực và sau khi thọ trai kinh hành xong, đức Phật đến chỗ Tôn giả La Vân, bảo rằng:

“Thầy nên tu tâp và thực hành pháp An Ban; tu tập thực hành pháp này thì sẽ diệt trừ hết được những tư tưởng có được về ưu sầu. Hôm nay Thầy lại đang tu tập và hành ác, biểu lộ qua tưởng bất tịnh, nên trừ diệt hết những tham dục có được. Này La Vân, nay Thầy nên tu tập và thực hành tâm Từ, đã thực hành tâm từ rồi thì những sân nhuế có được đều sẽ được trừ hết. Này La Vân, nay Thầy nên thực hành tâm Bi, đã thực hành tâm Bi rồi thì tâm não hại có được đều sẽ được trừ hết. Này La Vân, nay Thầy nên thực hành tâm Hỷ, đã thực hành tâm Hỷ rồi thì tâm tật đố có được đều sẽ được trừ hết. Này La Vân, nay Thầy nên thực hành tâm Xả, đã thực hành tâm xả rồi thì tính kiêu mạn có được đều sẽ được trừ hết.”

Ở đây, bốn tâm vô lượng được đức Đạo sư đem ra dạy cho các hàng đệ tử xuất gia với mục đích đối trị tâm sân nhuế, hại, tật và kiêu mạn của họ; vì bốn tâm này (là bốn trong mười loại tâm sở thuộc tiểu phiền não trong lục vị tâm sở) thường gây nên sự chướng ngại con đường đưa hành giả đến bến bờ giải thoát. Khi hành giả dùng bốn tâm vô lượng: từ, bi, hỷ, xả để đối trị với bốn tâm sở tiểu phiền não ấy, chính là lúc hành giả chánh niệm, chánh định trong pháp tu đối trị để thanh tịnh hóa ba nghiệp thân khẩu ý của mình ngay trong cuộc sống hiện tại hiện tiền này. Đây chính là phương pháp tu tự lợi dành cho các hàng đệ tử xuất gia; nếu Tỳ-kheo nào có những thứ phiền não phù hợp với bốn phương pháp đối trị này thì việc thực hành sẽ mang lại cho hành giả những kết quả tốt đẹp trong việc tẩy sạch ba nghiệp thân khẩu ý. Và để tiến xa và triển khai sâu rộng hơn nữa trong việc khế cơ các hàng Tỳ-kheo có căn cơ bén nhạy  để bẩm thụ những pháp vị thậm thâm mà ở đó bao hàm cả hạnh tự lợi lẫn lợi tha, thậm chí, khi hành giả thực hiện việc tu tập tự lợi, đức Đạo sư đã hướng dẫn các Tỳ-kheo qua bốn tâm vô lượng, thực hiện hạnh lợi tha không những cho mình và cho kẻ khác, thậm chí, trong khi hành giả thực hiện việc tu tập tự lợi. Theo Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ, đức Đạo sư đã dạy Tôn giả A-nan:

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn tâm vô lượng, tâm Tỳ-kheo đi đôi với từ biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với từ, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ. Bi và hỷ cũng vậy. Tâm đi đôi với xả, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ. A-nan, bốn vô lượng này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu ông nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn vô lượng này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.”

Ở đây, Tỳ-kheo không những chỉ trải lòng từ, lòng bi, lòng hỷ, lòng xả cho chính mình để đối trị những bệnh phiền não mà còn trải lòng từ, bi, hỷ, xả của mình đến tận khắp tất cả thế gian vô biên tế, không kết oán, không sân nhuế, không tranh giành, khéo léo dàn trải bốn tâm đến vô lượng vô biên không còn ngằn mé, khéo dụng tâm tu tập, thành tựu an trụ. Khi Tỳ-kheo đã thực hiện tâm vô lượng như vậy rồi, thì tâm họ sẽ được an ổn, được sức mạnh, được mọi sự an lạc. Lúc này thân và tâm Tỳ-kheo không còn phiền não bức bách nữa, nhờ vậy mà trọn đời họ hành phạm hạnh, một cách hoàn hảo và trọn vẹn. Chính vì sự lợi ích của việc thực hành bốn tâm vô lượng như vậy cho nên đức Đạo sư bảo Tôn giả A-nan hãy đem phổ biến rộng rãi dạy lại cho các Tỳ-kheo trẻ nên thực hành hạnh này ngay trong cuộc sống của chính mình. Cả hai bản kinh Trung A-hàm 21 ở trên và Tăng Nhất A-hàm 6 đều có cùng một nội dung và cùng một ý nghĩa; nhưng trong kinh này, tức kinh  Tăng Nhất A-hàm chỉ nêu lên vấn đề khác hơn kinh Trung A-hàm là hành giả đệ tử Hiền Thánh khi không sân, không nhuế, không có ngu si, tâm ý hòa vui rồi đem tâm từ, tâm bi, tâm, hỷ, tâm xả trang trải khắp cả thế gian, thì khi ấy không nơi nào là không đạt đến; cũng vậy, với tâm hành giả không oán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết hết được mà tự an trú, rồi đem tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả rải khắp tràn đầy, ở trong đó được hoan hỷ rồi thì tâm ý hành giả sẽ được chính, cũng có thể gọi là chánh tâm, chánh ý hay chánh niệm. Vậy thì khi hành giả đạt được bốn tâm vô lượng trong việc trang trải khắp cả mọi nơi trên thế gian khi không sân, không nhuế, không có ngu si, tâm ý hòa vui thì tâm ý sẽ được chánh niệm như những gì đức Đạo sư đã dạy trong Tăng Nhất A-hàm 6:

“Nếu đệ tử Hiền Thánh kia không sân, không nhuế, không có ngu si, tâm ý hòa vui, đem tâm từ trải khắp một phương mà tự an trú; hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới, ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm không oán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết, mà tự an trú, đem tâm từ này rải khắp tràn đầy, ở trong đó được hoan hỷ rồi, tâm ý liền chính.

“Lại đem tâm bi trải khắp một phương mà tự an trú; hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới, ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm không oán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết, mà tự an trú, đem tâm bi này trang trải đầy khắp, ở trong đó được hoan hỷ rồi, thì tâm ý liền chính.

“Lại đem tâm hỷ trải khắp một phương mà tự an trú; hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới, ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm không oán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết, mà tự an trú, đem tâm hỷ này rải khắp tràn đầy, ở trong đó được hoan hỷ rồi, tâm ý liền chính.

“Lại đem tâm xả trải khắp một phương mà tự an trú; hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; bốn góc, trên dưới, ở trong tất cả cũng như tất cả thế gian, với tâm không oán, không hận, vô lượng, vô hạn, không thể tính biết, mà tự an trú, đem tâm xả này trang trải đầy khắp, ở trong đó được hoan hỷ rồi, thì tâm ý liền chính.”

Ở trên, chúng tôi chỉ mới trích dẫn một số kinh tiêu biểu trong bốn bộ A-hàm, tiếp theo chúng tôi sẽ căn cứ vào các bộ luận của các nhà Tiểu thừa để giải thích về Bốn tâm vô lượng.
Thích Đức Thắng
Tập san Pháp Luân 47