Đức Phật là một vị đạo sư nổi tiếng, nhà truyền giáo cao siêu, đầu tiên bậc Thầy của nhân loại giúp đuốc sáng, cầm tay chỉ lối cứu bát vạn loài. Sự ra đi tìm đạo và chứng đạo của Ngài đã xóa bỏ bao bất công của Xã Hội Ấn Độ lúc bấy giờ, phương pháp giáo hóa của Ngài nhiếp phục bọn ngoại đạo tà giáo, mọi tầng lớp Vua Quan cho đến thứ dân, từ hàng thượng lưu trí thức cho đến hạng người bần cùng hèn hạ, cảm hóa người cực ác trở thành thành thiện… mà không bao giờ dùng đến bạo lực, chỉ dùng lòng từ bi trí tuệ. Giáo pháp ấy được Đức Phật giảng dạy bằng vô số phương tiện ngôn ngữ, đã được các vị thánh Tăng kết tập lại thành Tam Tạng kinh điển và hiện nay đội ngũ Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo các nước nói chung. Đã và đang kế thừa phát huy truyền thống ấy.
“Hoằng pháp vi gia vụ,
Lợi sanh vi bổn hoài.”
Nói đến đây con không khỏi ngậm ngùi, cũng đồng là con cháu, họ Thích của các Ngài, mà đã hơn mười năm học Phật. Từ Sơ, Trung, Cao con chẳng làm được gì để đóng góp cùng giáo hội, cũng như kế thừa sự nghiệp hoằng pháp ở tương lai.
Vì vậy, con xin viết một đề tài nhỏ trên, để góp một phần trong kỷ yếu, hằng luôn luôn tỉnh nhớ. Khắc cốt ghi tâm, Hình ảnh cao cả của các Ngài đã vì sự nghiệp hoằng pháp mà cống hiến đời mình cho sự nghiệp lợi tha.
“Kính lạy Tăng người thừa chí cả
Thay Thế Tôn truyền bá đạo mầu
Tùy duyên hóa độ vô cầu
Làm Thầy hướng dẫn nhơn thiên thoát nàn.”
Ý nghĩa cao quý muôn đời không phai ấy, không một bút mực nào diễn tả cho hết ở đây con tạm tán thán bằng một câu kệ mà con đã được nghe người người truyền miệng Ca Tụng bằng âm Chữ Hán như sau:
“Độc thọ hoa khai, vạn thọ hương”
Tạm giải thích: hàng vạn loài hoa, mà chỉ duy nhất có một bông hoa khoe sắc tỏa hương làm cho các bông hoa khác thơm lây, Hương thơm bát ngát tinh khiết ấy chính là hình ảnh tận tụy yêu thương của các bậc lãnh đạo trong Giáo Hội Phật giáo chúng ta, đã mở ra các trường Phật học từ thành đến tỉnh đào tạo những Tăng Ni trẻ từ thế hệ này đến thế hệ kia, mà không biết nhàm mỏi, miễn sao có những đứa con ngoan trò giỏi kế thừa mạng mạch “Truyền đăng tục diệm, hành trì chánh pháp và tuyên dương chánh pháp” Giáo Hội chỉ có một, mà những đứa con của Giáo hội thì vạn… ngàn…
Trên đây chính là nổi lo lắng boăn khoăn, ưu tư trăn trở của Giáo hội, đang kỳ vọng lớp trẻ ở tương lai. Việc đáng mừng xã hội hiện nay trên đà phát triển đó là điều kiện thuận lợi để chúng ta tiến đạo và hành đạo được dễ dàng. Nhưng bên cạnh đó ta cũng gặp không ít những điều vất vả khó khăn trong việc nhấn thân hoằng pháp vì đạo đức bị suy đồi nghiêm trọng. Phương diện giáo dục đòi hỏi những giảng sinh trẻ phải có trình độ, thật học, thật tu, thiết thực chất lượng đã trải qua trên 25 thế kỷ Phật giáo vẫn được lịch sử công nhận, là một Tôn giáo mang tính đặc thù của mỗi dân tộc, phải chăng nhờ sự truyền thừa và duy trì chánh pháp chơn chánh tài ba của các nhà truyền giáo. Điều này đã cho thấy Tăng Ni trẻ hôm nay chính là những thành viên quan trọng, những giảng sư tương lai của giáo hội, phải có tinh thần cao độ, nhiệt tình, nhiệt quyết để tiếp bước cha ông đòi hỏi tiêu chuẩn ở mỗi vị phải phạm hạnh, vị tha, đạo đức, uyên thâm giáo lý Phật đà, am hiểu cộng đồng xã hội, có như vậy thì sự tiếp nối truyền thừa lời Phật dạy sẽ không bị mai một theo năm tháng thời gian. Hoà Thượng Trưởng Ban hoằng pháp thường nói: “Mỗi tự thân có trang nghiêm thì giáo hội mới trang nghiêm thanh tịnh được, vì nếp sống phạm hạnh của tự thân, là làm thắp sáng thêm ngọn đèn chánh pháp. Xã hội không nhìn chúng ta qua sách Phật, tượng Phật xa xăm nào mà nhìn chúng ta qua con người cụ thể”
Thiền sư Phù Vân có lần khai thị Vua Trần Thái Tông một câu nói vô cùng bình dị nhưng diễn tả được cốt tủy của đạo Phật “Trong núi vốn không có Phật” Vị thủ tướng Trần Thủ Độ muốn vua trở về trị quốc qua hai quan niệm:
“Xuất thế để giải thoát tâm linh
Nhập thế để phụng sự cuộc đời”
Đức Phật chúng ta là vị Lương Y tài giỏi mà tùy bệnh cho thuốc, hơn 49 năm thuyết pháp nói trên 300 hội, gồm 48.000 pháp môn tại hội Linh Sơn, đức Phật giơ cánh hoa, ngài Ca Diếp tỏ ngộ mĩm cười, giai thoại đẹp của các vị Thánh Tăng thời Đức Phật còn tại thế cũng như nhập Niết Bàn, các Ngài đã lãnh hội giáo pháp và truyền bá giáo pháp một cách trọn vẹn.
Thiện ý của đạo Phật là phụng sự con người phải thể hiện tính linh hoạt của Phật pháp, để đúc ra những việc không khế hợp, nhiếp hóa những con người mới, với sinh hoạt, kinh tế, tôn giáo, chính trị, văn hóa…, đầy văn minh, không còn giống gì với xã hội cách đây hàng trăm năm trước. Vì thế, chúng ta phải sống và truyền bá đạo pháp thế nào phù hợp theo phương châm “đẹp đạo tốt đời”
“Kiến thức nào hay chớ ẩn im
Cùng nhau phân giải được hay thêm
Một người thuyết muôn người thính
Một kẻ viết bài tất cả xem”
Nhân cách giáo hóa truyền tải pháp Phật là sự quan hệ mật thiết giữa người và người, chữ giải thoát trong Phật pháp không chỉ hạn cuộc trong phạm vi tiêu cực, tiến hóa cải đổi, hoán chuyển theo mọi tầng lớp xã hội, với gói hành trang nặng quoằn vai Tăng Lữ chúng ta nghĩ gì, làm gì trước hương vị giải thoát của Giáo Hội Phật Giáo ngày mai, chẳng lẽ để đời khen suông trong loài hoa còn lại. Ngoài một bông hoa thơm ấy. Đại tạng kinh Việt Nam có đoạn nói: “Một hôm Đức Phật hỏi các Tỳ kheo lá trong bàn tay của Như Lai so với các lá trong rừng nhiều hơn hay ít hơn, các vị Tỳ kheo trả lời, Bạnh Thế Tôn lá trong rừng nhiều hơn, Đức Thế Tôn nói, đối với giáo pháp mà Như Lai đã nói, giống như những chiếc lá trong tay, còn những sự hiểu biết của Như Lai chưa nói hết chẳng khác nào như những chiếc lá xanh thẩm ở trong rừng còn lại kia”.
Cũng vậy, các Vị trong Giáo hội Phật Giáo Việt Nam ta hiện nay, những gì mà các Ngài nói, chẳng khác nào như những chiếc lá trên tay, còn những chiếc lá trong rừng các Ngài chưa nói và chưa làm hết. Đó phải chăng là một Bức Thông Điệp cụ thể hóa cho một bông hoa khoe sắc tỏa mùi, mà vạn bông hoa khác được thơm.
Như trên bước đường giải thoát, “Phục vụ chúng sanh là cúng dường Chư Phật.” Chúng ta không thể thụ động buông xuôi như bao người thường tình khác, mà giáo pháp Đức Phật có tồn tại, Giáo Hội có vững mạnh hay không là do những con người đào tạo gương mẫu ở tương lai, dám xa lìa, xả bỏ lợi ích riêng mình thiết tha vì đạo pháp, giữ vững giềng mối “Tre tàn, măng mọc xưa nay.”
Có như thế thì ngôi nhà Phật giáo nói chung, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng sẽ trường tồn bất diệt giữa thời gian.
Như kinh Pháp Hoa nói:
“Ngã vị nhứt đại sự nhân duyên
Xuất hiện ư thế khai thị chúng sanh
Ngộ nhập Phật tri kiến”
Thích Nữ Huệ Hòa
( Kỷ yếu lớp CCGS khóa IV)