Trong những năm qua, chùa Liên Hoa (Q.11, TP Hồ Chí Minh) đã vận động phật tử làm một việc khác thường với tập quán cúng bái lâu đời: không đốt vàng mã, tiền giấy để tiết kiệm tiền làm từ thiện. Và 1 tỷ đồng đóng góp cho từ thiện đã chứng minh phật tử thành tâm với ý tưởng tốt đẹp của nhà chùa.
Tờ thông báo lạ
Vào các ngày lễ tết như: lễ Phật Đản, Vu Lan, rằm và mùng 1... phật tử tới chùa Liên Hoa (236/31/4 Thái Phiên, P.8,Q.11) đốt vàng mã, giấy tiền âm phủ cho người đã chết rất đông. Lò đốt mã trong chùa đỏ rực cả ngày lẫn đêm, khói nghi ngút đến ngạt thở; sức nóng táp héo queo cành lá, cây cảnh trong khuôn viên chùa. Ngày cao điểm, phật tử đốt vàng mã, đô la âm phủ tính ra tiêu tốn tới cả chục triệu đồng. Đại đức Thích Duy Trấn - Trụ trì chùa Liên Hoa nhận thấy đó là một việc làm lãng phí trong khi bà con vùng sâu vùng xa, người dân các vùng bị thiên tai, các em nhỏ mồ côi... thiếu tiền mua gạo sống qua ngày, giấy mực để tới trường. Đại đức bàn với các tăng ni thảo một thông báo rồi dán tại những nơi dễ nhìn thấy trong chùa. Thông báo có đoạn: “Để thực hiện nếp sống văn minh, quý phật tử xa gần khi vào chùa lễ phật hoặc cúng vái vong linh, xin miễn đốt giấy tiền vàng mã. Hãy để số tiền đó giúp đỡ các cụ già neo đơn và người hoạn nạn”. Chùa Liên Hoa đập bỏ lò đốt mã, đặt một hòm công đức ghi rõ: “Quỹ không đốt vàng mã, tiết kiệm tiền làm từ thiện” trước bàn thờ.
Tuy nhiên, thay đổi một thói quen lâu đời, nhất là khi trên 80% phật tử của chùa là người Việt gốc Hoa vốn coi việc đốt vàng mã, tiền giấy cho người đã chết như một nghi thức để người quá cố được siêu thoát quả không phải dễ. Thời gian đầu, nhiều phật tử không đồng tình đã bỏ đi chùa khác, một số phật tử đem tro cốt ông bà cha mẹ về nhà thờ cúng, số khác tới chùa và năn nỉ các nhà sư cho mượn thùng đựng nước để đốt vàng mã. Vào các ngày lễ, chùa Liên Hoa trở nên vắng vẻ. Nhưng Đại đức Thích Duy Trấn quyết tâm: “Không được thối tâm, nếu thối tâm sẽ thất bại mà thất bại rồi thì khó có thể làm lại.”. Trụ trì và các nhà sư trong chùa tin rằng một ngày nào đó, các phật tử hiểu ra.
Lấp lánh tình người
Trong năm đầu, một số ít phật tử tới chùa lễ phật không đốt vàng mã,
Từ năm 1998 đến nay, quỹ không đốt vàng mã tiết kiệm được trên 1 tỷ đồng và làm được nhiều việc có ích, đem lại nhiều niềm vui cho người nghèo trên mọi miền quê của tổ quốc. Nhà chùa đã tổ chức được 15 chuyến cứu trợ đồng bào gặp thiên tai ở đồng bằng Sông Cửu Long, miền Trung...; 40 ca mổ mắt cho người bị đục thuỷ tinh thể; xây 23 giếng nước; tặng 100 chiếc hòm và lo tang ma chu tất người nghèo xấu số... |
Ngồi trong tiền sảnh chùa Liên Hoa, đại đức Thích Duy Trấn kể cho chúng tôi nghe những câu chuyên thấm đượm tình người mà Quỹ không đốt vàng mã, tiết kiệm tiền làm từ thiện đem lại. Như chuyện, bà con ở Kiên Lương (Kiên Giang) không có tiền xây giếng nước, phải uống nước sông nên mắc nhiều bệnh về mắt và đường ruột. Khi đoàn cứu trợ tới, bà con tha thiết đề đạt: “Nhà chùa xây cho dân vài cây giếng thì thật là đáng quý”. Trụ trì đáp lại: “Nhà chùa sẽ cố gắng trong khả năng có thể”. Thế rồi, theo thời gian, 23 cây giếng đã đem nước ngọt, sạch về cho người dân nghèo Kiên Lương. Hôm khánh thành, nhìn nước phun ra trắng xoá từ những vòi nước, bà con sung sướng đến trào nước mắt và ôm nhau nhảy múa... Đang dở câu chuyện, đại đức đứng dậy, vào phòng trong,
“TP hiện có trên có tới trên 1000 chùa còn tục lệ đốt vàng mã, mỗi năm gây lãng phí nhiều tỷ đồng. Mong rằng, phật tử các chùa mở rộng tấm lòng, cùng nhau tiết kiệm để đem đến cho đời nhiều niềm vui lớn.” -Đại đức Thích Duy Trấn |
Bùi Quang Duẩn