chùa Nam Hoa Tào Khê

Lục tổ điện được xây lại vào năm Minh Hoàng Trì thứ 3 (1490), trùng tu lần cuối vào năm 1933. Trong điện này hiện nay vẫn còn tôn thờ nhục thân của Lục tổ Huệ Năng (sinh đường Trinh Nguyên năm 12, tịch Đường Khai Nguyên năm đầu 638-713), cùng với nhục thân ngài Hám Sơn Đại sư và ngài Đan Điền Đại sư.

 

Nam Hoa Tào Khê – Bửu Lâm Đạo Tràng, tọa lạc phía nam của thành phố Thiều Quang khoảng 20 cây số. Nơi đây lưng dựa núi mặt nhìn nước, phong cảnh kỳ tú. Chùa Nam Hoa là một đạo tràng Phật giáo nổi tiếng của Phật giáo Trung Quốc, cũng là nơi phát nguyên của thiền phái Nam Tông với sự hoằng dương của Lục tổ Huệ Năng. Chùa được xây dựng vào niên hiện Thiên Giám nguyên niên đời vua Lương Vũ Đế, Bắc triều (502) đến nay đã có gần 1500 năm lịch sử, là một đơn vị văn vật trọng điểm của toàn quốc. Diện tích kiến trúc của chùa Nam Hoa khoảng 12.000 mét vuông. Các kiến trúc hiện nay trừ tháp Linh Chiếu và điện Lục tổ ra thì đều do ngài Hư Vân Hòa thượng hóa duyên trùng tu năm 1934. Từ đó diện mạo của chùa bắt đầu thay đỗi. Các kiến trúc chính của chùa gồm có: Ngũ hương đình, Thiên vương điện, Đại hùng Bảo điện, Tàng kinh các, Tháp Linh chiếu, Lục tổ điện, các các điện đường được sắp xế chủ thứ phân minh, kết cấu nghiêm mật. Ngũ hương đình có hình bát giác, dựng trên cầu phóng sinh, qua cầu chúng ta sẽ thấy sơn môn thứ hai treo tấm biển lớn đề bốn chữ: “Bảo Lâm Đạo Tràng”. Hai bên cổng có hai câu đối rằng: “Đông áo đệ nhất bảo sát, Thiền tông bất nhị pháp môn”.



Thiên vương bảo điện được xây vào đời Minh năm Thành Hóa 14 (1474), trước là La Hán điện trùng tu vào đời Thanh, giữa điện thờ tượng Phật Di Lặc, đâu lưng là Hộ pháp Vi Đà, hai bên hông điện là Tứ đại thiên vương. Phía sau Thiên vương điện là hai lầu chuông và lầu trống xây vào đời Nguyên Đại Đức năm thứ 5 (1310) và gần đây được trừng tu vào năm 1933, bên trong có đại hồng chung đúc vào đời Tống. Đại hùng bảo điện còn gọi là Tam Bảo điện xây dựng vào triều Nguyên, năm Đại Đức thứ 10 (1306), đã qua nhiều lần trùng tu và lần cuối là năm 1934. Trong điiện có tôn thờ Tam Bảo Phật (Thích Ca, Dược Sư và Di Đà) cao khoảng 8 thước. Hai bên tường chung quanh có đắp tượng 500 vị La hán theo phong cách nghệ thuật đời Thanh, bối cảnh là cơn sóng dữ để nêu tinh thần “Khổ hải vô biên, Hồi đầu thị ngạn”. Tàng kinh các sau Đại hùng bảo điện hiện còn chứa nhiều kinh bản do các hoàng đế qua nhiều triều đại ban tặng.

Lục tổ điện được xây lại vào năm Minh Hoàng Trì thứ 3 (1490), trùng tu lần cuối vào năm 1933. Trong điện này hiện nay vẫn còn tôn thờ nhục thân của Lục tổ Huệ Năng (sinh đường Trinh Nguyên năm 12, tịch Đường Khai Nguyên năm đầu 638-713), cùng với nhục thân ngài Hám Sơn Đại sư và ngài Đan Điền Đại sư.
Chùa Nam Hoa còn có 360 tượng gỗ A La hán vô cùng sinh động, khắc vào đời Bắc Tống. Sau chùa có Phục Hổ đình, kỷ niệm nơi ngài Hư Vân hàng phục hổ. Câu chuyện được kể rằng:



Một buổi tối nọ, khi bốn chúng đồng tụ hội tại chánh điện để hành lễ, bỗng phát hiện trước cửa chùa có hai luồng ánh sáng chói lòa. Nhìn rõ thấy đó là một con hổ nên mọi người đồng la lên hoảng sợ. Ngài Hư Vân bấy giờ bước ra và hổ bấy giờ quỳ xuống trước mặt ngài. Hòa thượng Hư Vân thuyết pháp tam quy y và dạy nó rằng, hãy nên ẩn trong rừng sâu chớ ra hại người. Hổ cuối đầu ba lần rồi đứng dậy đi vào rừng, dáng điệu quyến luyến. Kể từ đó mỗi năm hổ đều xuất hiện một hai lần trong những kỳ lễ lớn. Hòa thượng Hư Vân đôi khi ra rừng gặp nó, vỗ về an ủi lời lành.

Phía sau điện Lục tổ trên triền núi phía tay trái có một tháp đá trắng, nơi đây tôn thờ Xá lợi của hòa thượng Hư Vân, bậc được tôn xưng là thiền sư đắc đạo đương thời và cũng nhờ có ngài mà đạo tràng Nam Hoa mới được còn nguyên vẹn và hưng thịnh trong thời chiến tranh. Phía tay phải của tháp cách một đường mòn có ngôi điện thờ tượng ngài. Bên phải ngôi điện cách một triền núi là dòng suối Tào khê gọi là Trác trích tuyền. Tương truyền khi xưa Lục tổ Huệ Năng chống tích trượng đến tại nơi đây xin với sơn thần cho dòng nước ngọt để nuôi tăng chúng, khấn xong ngài cắm tích trượng xuống đất, khi ngài rút lên thì dòng nước ngọc theo tích trượng vọt lên lan chảy khắp mặt đất.



Cũng nhờ đó mà chư tăng các nơi tụ họp về đạo tràng Bửu Lâm có nước sinh hoạt uống dùng. Một điều kỳ lạ là vị của nước này ngọt và mát, chảy liên miên không dứt cho đến ngày nay trong khi các vùng phụ cận đến mùa nắng các giếng nước đều cạn, nhưng dòng nước này vẫn không bị cạn. Vì chư tăng các nơi đều vân tập về đây dưới sự giảng dạy của ngài Lục tổ, cùng uống chung dòng nước của mạch đất này nên từ đó có câu: “Một dòng Tào khê, chảy về phía đông lan, tỏa ngàn núi trăm sông, nơi đâu cũng là Phật pháp”, ý là chỉ nhờ dòng nước này giống như nước pháp của Phật tổ và chư tăng đem những Phật pháp này làm hưng thạnh khắp nước non.
Hiện nay Tào khê là Phật học viện Nam Hoa cùng với Phật học viện Linh Nham là những nơi tập trung đào tạo chư tăng cho Phật giáo Giang Nam.