" Hồn rêu cỏ bên thành xưa bám dựa
Nghe một lần vĩnh viễn gặp hư không."
BÙI-GIÁNG
Chúng ta vẫn tin tưởng rằng cái mà chúng ta biết là đúng. Nhưng cái biết đó là gì ? Chúng ta có thật sự "Hiểu" cái mà chúng ta "biết" hay không ?
Khi tôi nói rằng : Tôi biết đây là cái ly uống nước, đây là một người bạn, đây là cái chợ Bến Thành..... Thì thật sự cái tôi biết về cái ly, về một người bạn, hay là cái chợ Bến Thành V.V và vv... chỉ là những mãnh vụn mà tôi thu nhặt từ đối tựợng mà tôi biết. Từ năm giác quan của cái thân và cái ý thức phân biệt mà tôi biết những mãnh vụn về đối tượng mà tôi gọi là biết. Dù đối tượng đó là người rất thân cận như cha mẹ hay vợ, chồng ,con cái....thì cái gọi là biết cũng không trọn vẹn, mà chỉ biết một số mãnh vụn về cái đối tượng bị biết. Đây là điều tất nhiên, vì khả năng của giác quan và ý thức chỉ là sự tiếp xúc với đối tựơng trong chừng mực nào đó mà nó tiếp xúc được mà thôi. Khi mình nhìn một ngọn đèn cầy đang cháy , thì ngọn đèn không phải là một vào hiện tại,quá khứ và tương lai. Cái đèn cháy ở chặng đầu chặng giữa và chặng cưối là một ngọn đèn , nhưng không giống nhau trong ba thời khác nhau, nên mình có ba cái biết khác nhau về ngọn đèn cầy đang cháy, nhưng cả ba đều là một cái biết. Cái một của người biết và cái một của ngọn đèn cầy. Vì ngọn đèn chỉ có một vào ba thời điểm khác nhau, mà người biết cái đèn cầy cũng là một, nhưng có ba cái biết khác nhau tương ưng với vô thường của thời gian và vật thể biểu hiện. Nhưng cái biết đó cũng chỉ là mãnh vụn thiếu sót, bởi vì cái biết của mình về ngọn đèn cầy thì rất vụn vặt và có nhiều cái không biết về đèn cầy. Cũng như vậy, mình chỉ biết vài cái vụn vặt về từ ngữ chợ Bến Thành, chứ cái biết thật sự về chợ Bến Thành thì rất phù du và thiếu sót .
Cái biết so sánh với cái chưa biết và không biết thì như vài chiếc lá so với khối lá của cả khu rừng. Nhưng mình vẫn rất tự hào và tin tưởng vào cái mà mình biết manh mún và nhiều thiếu sót, đôi khi mình chỉ có cái biết của mình là chính xác nhất, và cho cái biết của người khác là không đúng. Cái biết như vậy là cái biết của anh mù rờ voi. Anh mù chưa từng biết và ôm đựợc toàn thể thân voi, nên cái biết nào mà anh chụp phải trong vòng tay của Anh thì cáí biết đó là sự thật và chân lý với anh mù. Người sáng mắt cũng không hơn Anh mù, bởi vì dù thấy toàn thể thân voi thì cái thấy đó cũng chỉ là cái thấy lụn vụn không đầy đủ, nên cũng chỉ đưa đến cái biết từ sự lụn vụn của đối tượng nhận thức. Với ngừơi có tâm trí bén nhạy, không chấp thủ những vụn vặt của ngày hôm qua, thì mỗi khi găp lại người thân thì luôn luôn gặp lại một con người đã thay đổi như ngọn đèn cầy,luôn luôn nhìn thấy cái mới lạ, dù phải gặp hàng ngày thì vẩn nhận ra cái mới nơi cái đối tượng mà mình gặp lại. Nhưng dù mới lạ thì cái biết cũng chỉ là tương đối hạn cuộc trong nắm tay của mình nắm bắt mà thôi,chứ không phải là cái biết của sự toàn vẹn, mà không toàn vẹn thì không phải là sự thật. Khi bàn tay nắm lấy cái ly thì chỉ nắm được cái ly thôi, nếu muốn cầm cây viết thì phải buông cái ly ra để cầm cây viết. Vì vậy cái biết chỉ là cái biết của cái biết trong lòng tay hạn cuộc của chừng mực nào đó thôi, chứ không phải là cái hiểu trọn vẹn sự thật. Vì vậy tôi chỉ biết cái tôi biết trong phạm vi cái mà tôi tiếp xúc phiến diện không đầy đủ mà thôi.
Nhưng kinh nghiệm của tôi là một hồn ma đầy kinh nghiệm tích lủy như thành lủy mà tôi bám dựa cho cái tôi tồn tại. Kinh nghiệm thì đầy thành kiến để bám dựa . để bảo thủ. để tồn tại và để chiến đấu.... Chiến đấu cho cái gì ? Cho một cái tôi tồn tại và liên tồn với thiên thu...... Cái biết là cái biết của một cái tôi. Cái của tôi chính là cái tôi bám dựa như thành lủy từ xưa, xa xôi đầy rêu cỏ....nó là thành kiến mà mình hiểu rất hư vô vì không thể nắm bắt được. Hiểu được cái biết thì hiểu được hư vô, bởi vì tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì cả, cái tôi biết chỉ là mãnh vụn của hư vô......
''Hồn rêu cỏ bên thành xưa bám dựa....
Nghe một lần vĩnh viễn gặp khư không.....
Bùi tiên sinh đã kêu lên khi bắt gặp "chủ nghĩa hư vô" đối thoại với "diệu hữu chân không".
" Người nằm đó từ ngàn năm khép kín
Ta bước qua từ ngữ rụng hai lần."
Bùi tiên sinh đã kêu lên như vậy khi gặp "Chân Không Diệu Hữu" của Đức Phật nằm đó. Chủ nghĩa hư vô khi gặp gở Đức Phật nằm đó thì rơi rụng từ ngữ thêm một lần. Bởi vì khi hư vô thành chủ nghĩa thì chính hư vô là từ ngữ của từ ngữ đã rụng một lần. Nếu từ ngữ không rụng thì không thành hư vô đích thật mà chỉ là thứ chủ nghĩa đập phá bằng ý thức và hành động của chủ nghĩa gọi là hư vô. Hư vô chủ nghĩa rơi rụng hai lần khi đối diện với chân không diệu hữu.
Hiểu là hiểu cái biết của mình. Nhưng nghe được cái hiểu của mình thì vĩnh viễn gặp Hư Không.
Ý thức là cái biết, cái biết thì có chủ thể là cái hiểu. Cái biết là cái tôi vì chấp thủ từ năm giác quan và ý thức. Cái gọi là tôi biết chỉ là cái tôi của năm, sáu căn của một sinh thể. Nhưng Hiểu được cái tôi này thì cái hiểu không bị trói buộc vào một cái tôi hạn cuộc có tích lủy thành kiến từ hồn ma kinh nghiệm.
Bởi vì Hiểu là sự sống đích thực của sinh thể. Con đường của sự sống là hiểu chính sự sống tương quan và tương duyên với thế giới chứ không phải là một mãnh vun như cái biết hư vô không trọn vẹn.
Sư sống có mặt khắp mọi nơi chứ không hạn cuộc trong một cái biết.
Vậy Hiểu và Biết là gì ?
Xin mựơn bài ca thiên thu của ngừơi điên trong cõi mộng là Bùi Giáng tiên sinh để trả lời :
Hồn rêu cỏ bên thành xưa bám dựa
Nghe một lần vĩnh viễn gặp hư không.
Minh-Đức Nguyễn Trinh Tuấn.