Đề tài chúng tôi sẽ trình bày cho quí Tăng Ni và Phật tử hôm nay là lục tặc và lục thông. Thường người thế gian có điều gì giận dỗi hay nói “nổi tam bành lục tặc”. Vậy lục tặc là gì? Chữ tặc là kẻ cướp, kẻ giặc. Trong kinh Phật luôn luôn dạy, mỗi chúng ta có đủ sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu căn đó nếu mê lầm bị sáu trần lôi cuốn thì sáu căn biến thành lục tặc.
Dưới đây là tóm tắt những lời dặn dò cuối cùng của Phật. Thật ra Phật đã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đà tập họp các đệ tử để nghe giảng và thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy Phật đã 80 tuổi.
Không phải riêng gì Ðạo Phật, tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới, theo với thời gian và sự phát-triển, đều có chia ra nhiều tôn phái. Sự phân phái ấy là một lẽ đương nhiên phải có để cho các căn cơ và hoàn cảnh khác nhau đều có thể thích hợp được. Nếu không, thì đạo không thể phát-triển được về bề sâu cũng như bề rộng.
Từ đầu kinh đến phẩm 7 diễn tả Bồ tát dấn thân vào đời thành tựu lợi ích chúng sinh, ở khía cạnh nào việc làm của Bồ tát cũng đẹp. Như vậy, chỉ thấy các Ngài tương ưng đối với chúng sinh. Đối với Phật, thì Bồ tát làm gì cho Phật.
Đức Phật ra đời là một niềm vui lớn cho thế gian, Ngài đã đem lại ánh sáng chân lý để soi tỏ cho chúng sinh thấy rõ lẽ thật của cuộc sống an vui và đau khổ. Có người hiểu lầm Ngài như một vị thần ban phước giáng họa, nhưng thực tế Ngài chỉ là một bậc Đạo Sư, tức vị thầy dẫn đường, chỉ lối cho người thôi.
Do lòng tham, sự chấp thủ nên có sự hiện hữu. Trong cuộc sống sự tìm kiếm an lạc đó là việc bình thường của chúng sinh. Chúng ta luôn tìm cách thoát khỏi những khổ đau, lánh xa những não phiền và cố tạo ra hoàn cảnh tốt đẹp...