Đây Là Tình Yêu Của Đức Phật

image

 

Một bậc thầy lớn của Phật giáo, Đại sư Thích Nhất- Hạnh, nói về vô ngã, duyên sinh, và tình yêu mở rộng cho đến tận cùng.

 

Một trong những phần tuyệt vời nhất về công việc của tôi như chủ bút của tạp chí Shambhla Sun là cơ hội để thảo luận Phật pháp một cách nghiêm túc, ngay cả thân mật, với những bậc thầy lớn.  Tôi là một sinh viên Phật tử trước khi tôi là một phóng viên, và những câu hỏi mà tôi đặt ra thường có những ý nghĩa sâu xa đối với tôi như một con người và một hành giả.  Kết quả là tôi lại thu thập về giáo pháp nhiều hơn là cho một cuộc phỏng vấn theo tiêu chuẩn của một phóng viên.  Đây là một vinh dự và đặc ân lớn cho tôi, và tôi hy vọng là nó sẽ có lợi ích cho quý vị.

 

Tôi đã gặp Thiền sư Nhất Hạnh tại Tu viện Lộc Uyển gần San Diego, một sự giao hòa của Đông và Tây, e dè và thanh lịch, chính niệm và khôi hài.  Tọa lạc ở một thung lung nhỏ trong sự cô lập tĩnh mịch lộng lẫy khỏi những vùng ngoại ô chỉ một dặm đằng kia.   Nhiều khu nhà thấp, những tòa nhà một tầng làm cho chúng ta có cảm giác như một khu trại quân sự nhưng sự tao nhã của một thiền đường mới là uy nghiêm đường bệ, Thiền đường Thái Bình Dương.   Bên ngoài, những tu sĩ Việt-Mỹ đang chơi bóng rỗ trong khi những sư cô lớn tuổi trong những chiếc khăn đội đầu truyền thống đang quét những chiếc lá trên nền đất khô, và nơi nào đấy những hành giả  cư sĩTây phương đang đàm luận Phật pháp một cách sốt sắng.  Những quầy điểm tâm là những thức ăn Việt Nam cùng với thức ăn Mỹ , và mọi thứ dừng lại khi tiếng chuông đồng hồ lên tiếng vì thế mọi người có thể thực tập một vài phút chính niệm.

 

Tôi nói chuyện với Thiền sư Nhất Hạnh khoảng một tiếng mười lăm phút, và rồi thì ngài chỉ cho tôi những thư pháp, nói trong đề tài này, những thứ mà ngài đã thực hiện trước như một tặng phẩm cho tạp chí Shambhala Sun. Mặc dù nổi tiếng về những hoạt động chính trị và xây dựng cộng đồng, tôi đã khám phá rằng ngài vượt xa những điều ấy.  Tôi đã gặp một bậc thầy với tâm hồn phong phú, một người sâu sắc và thấu triệt, liên hệ cả thực tập và cộng đồng, miệt mài trong giáo pháp truyền thống và những lối mòn của thế giới.  Ngài đã nói trực tiếp đến tâm hồn tôi, và nếu quý vị có cơ hội để nghe ngài giảng dạy và hành động (để trực tiếp cảm nhận về ngài).  Những chữ nghĩa trong bài thật không xứng đáng với tầm vóc của ngài.

 

-         Melvin McLeod

 

1.. MELVIN MCLEOD:  Chung quanh chúng ta tại tu viện này có nhiều những tấm khẩu hiệu nhắc nhở mọi người chính niệm, trở về thân thể và hơi thở của họ, và để nhận ra tình bản nhiên của họ như những con người.  Vào những buổi ăn, mọi người dừng ăn khi nghe tiếng chuông đồng hồ để thực tập một vài thời khắc chính niệm.  Tại sao nó quá quan trọng đối với chúng ta để trở về nền tảng căn bản này của hơi thờ và thân thể và hiện tại?

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:   Thiền quán có nghĩa là để về nhà về với chính mình.  Sau đó chúng ta biết làm thế nào để đối phó với những sự việc đang xãy ra bên trong chúng ta, và chúng ta biết làm thế nào để chăm sóc đến những sự việc xãy ra chung quanh chúng ta.  Tất cả những bài tập thiền quán là để hướng đến việc đưa chúng ta trở về ngôi nhà thật sự của chúng ta, chính chúng ta.  Không có sự tái tạo hòa bình và tĩnh lặng của chính mình và giúp đở thế giới tái lập hòa bình và tĩnh lặng, chúng ta không thể đi xa hơn trong việc thực hành.

 

2.. MELVIN MCLEOD: Thế nào là sự khác nhau giữa cái tôi chân thật, cái tôi mà tôi về nhà để thấy, và chúng ta nghĩ về chính mình bình thường như thế nào?

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:   Cái tôi chân thật (chân ngã) là vô ngã, sự tỉnh thức mà cái tôi (tự ngã) được làm nên chỉ từ những thành phần vô ngã.  Không có sự phân biệt giữa tự ngã và những thứ khác, và mọi thứ là liên hệ với nhau.  Một khi chúng ta tỉnh thức về điều này chúng ta không còn bị vướng trong ý tưởng rằng chúng ta là tách biệt hoàn toàn.

 

3..MELVIN MCLEOD: Điều gì xãy ra khi chúng ta nhận ra rằng tính bản nhiên của tự ngã là vô ngã?

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:   Nó mang đến cho chúng ta tuệ giác nội quán.  Chúng ta biết rằng niềm hạnh phúc và khổ đau của chúng ta tùy thuộc trên sự khổ đau hay hạnh phúc của những người khác.  Cái thấy sâu sắc ấy giúp cho chúng ta không làm những việc sai trái mà sẽ mang đến khổ đau cho chính chúng ta cùng những người khác.  Nếu bạn giúp cho cha bạn ít khổ đau hơn, bạn sẽ có một cơ hội để ít khổ đau hơn.  Nếu bạn có thể giúp cho con bạn ít khổ đau hơn, thế thì như một người cha, bạn sẽ ít khổ đau hơn.  Hãy cảm ơn sự thực chứng rằng không có tự ngã riêng biệt, chúng ta nhận ra rằng hạnh phúc và khổ đau không phải là những vấn đề cá nhân.  Chúng ta thấy bản chất tự nhiên của sự liên hệ hổ tương với nhau và chúng ta thấy rằng để bảo vệ chính chúng ta chúng ta phải bảo vệ những người chung quanh chúng ta.

 

Đấy là mục tiêu của sự thực tập – nhận ra tính vô ngã và sự liên hệ hổ tương.  Đấy không chỉ là một ý tưởng hay điều gì ấy mà chúng ta thấu hiểu một cách lý trí.  Chúng ta phải áp dụng nó trong đời sống hàng ngày của chúng ta.  Do thế, chúng ta cần tập trung đến việc duy trì tuệ giác vô ngã này vì thế nó có thể hướng dẫn chúng ta trong mọi thời khắc.   Ngày nay, những nhà khoa học có thể thấy bản chất tự nhiên của vô ngã trong não bộ, trong thân thể, trong mọi thứ.  Nhưng những gì mà  họ tìm thấy không giúp được gì cho họ, bởi vì họ không thể áp dụng cái thấy sâu sắc ấy trong đời sống hằng ngày.  Vì thế họ tiếp tục khổ đau.  Đó là tại sao Đạo Phật nói về sự tập trung.  Nếu chúng ta có  cái thấy - tuệ giác về vô ngã, nếu chúng ta có tuệ giác về vô thường, chúng ta nên làm cho cái thấy ấy thể nhập vào trong sự tập trung mà chúng ta nuôi dưỡng nó tồn tại suốt cả ngày.  Rồi thì những gì chúng ta nói, những gì chúng ta nghĩ, và những gì chúng ta làm sẽ hiện hữu ở trong ánh sáng của tuệ giác ấy và chúng ta sẽ tránh làm nên những lỗi lầm và tạo ra khổ đau.

 

4.- MELVIN MCLEOD:  Thế thì sự thực tập chính niệm, mindfulness , là cố gắng duy trì cái thấy vô ngã và sự liên hệ hổ tương ở mọi thời, mọi lúc.

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:   Vâng, đúng là như thế.

 

5.- MELVIN MCLEOD:  Con người chúng ta nói rằng trên tất cả mọi thứ khác chúng ta muốn tình yêu thương.  Chúng ta muốn ban tặng tình yêu; chúng ta muốn được  yêu.  Chúng ta biết rằng yêu thương là liều thuốc có thể chửa trị được tất cả mọi thứ bệnh tật.  Nhưng làm thế nào chúng ta tìm tình yêu thương trong trái tim của chúng ta, bởi vì thường thì chúng ta không thể?

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:   Thương yêu là khả năng để chăm sóc, để bảo vệ, và để nuôi dưỡng.  Nếu chúng ta không có khả năng phát sinh loại năng lượng ấy đối với chính mình – nếu chúng ta không có khả năng chăm sóc chính  mình,  nuôi dưỡng chính mình – thì rất khó khăn để  chăm sóc một người khác.  Trong giáo lý nhà Phật, Buddhist teaching, rõ ràng rằng thương yêu chính mình là nền tảng để yêu thương người khác.  Thương yêu là một sự thực hành.  Thương yêu đúng thật là một sự thực hành.

 

6.- MELVIN MCLEOD:  Tại sao chúng ta không thương yêu chính chúng ta?

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:   Chúng ta có thể có một thói quen trong chính chúng ta về việc tìm cầu hạnh phúc nơi nào khác hơn ngay bây giờ và ở đây.  Chúng ta có thể thiếu khả năng để nhận ra rằng hạnh phúc là có thể ngay bây giờ và ở đây, chúng ta đã có đầy đủ những điều kiện để hạnh phúc ngay bây giờ.  Năng lượng thói quen là tin tưởng rằng hạnh phúc là không thể có ngay bây giờ, và chúng ta phải chạy đến tương lai để đón nhận những điều kiện nào đấy cho hạnh phúc.  Điều đó ngăn trở chúng ta hiện diện trong giây phút hiện tại, tiếp xúc với những điều kỳ diệu của cuộc sống mà chúng đã sẳn sàng ngay bây giờ và ở đây.  Đó là tại sao hạnh phúc không hiện hữu.

 

Để về nhà trong giây phút hiện tại, để chăm sóc chính chúng ta, để tiếp xúc với những điều kỳ diệu của cuộc sống sẳn có thật sự - đấy là đã thương yêu rồi.  Thương yêu là tử tế ân cần với chính mình, là từ bi với chính mình, để phát sinh những hình ảnh vui tươi, và để nhìn mọi người với con mắt bình đẳng và không phân biệt.

 

Đấy là điều gì đấy mà chúng ta trau dồi.  Vô ngã có thể đạt được.  Nó có thể chạm đến được một cách từ từ.  Chân lý có thể trau dồi được.  Khi chúng ta khám phá ra điều gì đấy, trong lúc khởi đầu chúng ta khám phá chỉ phần nào của nó.  Nếu chúng ta tiếp tục, chúng ta sẽ có cơ hội để khám phá nhiều hơn.  Và cuối cùng, chúng ta khám phá toàn bộ vấn đề.  Khi chúng ta yêu, nếu tình yêu của chúng ta là đúng đắn, chúng ta bắt đầu thấy rằng người kia là một phần của chúng t a và chúng ta là một phần của người kia.  Trong nhận thức ấy đã có vô ngã rồi.  Nếu chúng ta nghĩ rằng niểm hạnh phúc của chúng ta là khác với niềm hạnh phúc của họ, chúng ta đã không thấy bất cứ điều gì vô ngã, và hạnh phúc không thể đạt đến được.

 

Thành thử ra khi chúng ta tiến bộ trên con đường của tuệ quán vô ngã, hạnh phúc đem tới cho chúng ta bằng tình yêu sẽ tăng trưởng.  Khi người ta yêu nhau, sự khác biệt, những giới hạn, ranh giới giữa họ bắt đầu hòa tan, và họ trở thành một với người họ yêu.  Không có bất cứ ghen tỵ, hay giận hờn nào nữa , bởi vì nếu họ giận dữ đối với người kia, họ sận hận đối với chính họ.  Đó là tại sao vô ngã không là một lý thuyết, một giả thuyết, hay một ý tưởng, mà nó là một nhận thức có thể mang đến rất nhiều hạnh phúc.

 

7- MELVIN MCLEOD: Và hòa bình.

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:   Chắc chắn là như thế.  Hòa bình là sự vắng mặt của chia rẻ, của phân biệt.

 

8- MELVIN MCLEOD:  Ngài được biết đến vì sự giảng dạy cộng đồng, mà Đạo Phật gọi là tăng thân hay sangha.  Qua những sự thực tập như Mười Bốn Giới Tiếp Hiện, ngài định nghĩa chính niệm trong những phương cách xã hội, ngay cả chính trị.  Ngài dạy về những kỷ năng đối thoại và năng lực của lắng nghe sâu sắc vả lời nói yêu thương.  Tại sao ngài nhấn mạnh cộng đồng, khía cạnh giữa cá nhân với nhau?

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:   Chúng ta đã kinh nghiệm trong sự thực hành – hòa bình, hoan hỉ, chuyển hóa và trị liệu và trên nền tảng ấy, chúng ta giúp đở những người khác.  Chúng ta không thực tập giống như một cá nhân, bởi vì chúng ta sẽ nhận ra rất nhanh chóng rằng trên con đường thực tập chúng ta nên thực tập với cộng đồng nếu chúng ta muốn chuyển hóa và trị liệu xãy ra một cách nhanh chóng hơn.  Đây là nương tựa nơi tăng thân.

 

Trong sự chia sẻ thực tập với những người khác, năng lượng của chính niệm, tập trung, và an lạc là mạnh mẽ hơn nhiều.  Đó là tại sao Đức Phật thích làm như thế.  Bất cứ nơi nào Ngài đến, nhiều vị tu sĩ tháp tùng với Ngài, và cách ấy những tu sĩ có thể học hỏi từ cung cách bước đi và ngồi và đối ứng với người khác.  Nhanh chóng cả tăng thân đã bắt đầu ứng xử như một tổ chức, với mọi người thể hiện trong cùng năng lượng của hòa bình, an lạc, tĩnh lặng, và huynh đệ.

 

Cùng lúc, mọi người trong tăng thân nói năng vì Đức Phật, nói năng vì Đức Phật không chỉ bằng những ngôn ngữ của họ mà bằng cung cách hành động và phương cách họ đối xử với mọi người.  Đấy là tại sao Vua Prasanjit đã nói với Đức Phật rằng, “Bạch Thế Tôn, mỗi khi con thấy cộng đồng tu sĩ nam nữ của Ngài, con có một niềm tin tưởng to lớn trong Ngài.”  Ông muốn nói rằng tăng thân có thể đại diện cho Đức Phật.  Đức Phật với tăng thân có thể đạt được nhiều việc.  Tôi không nghĩ rằng một vị thầy có thể làm được nhiều việc mà không có một cộng đồng.  Điều ấy giống như một nhạc sĩ, người ấy không thể biểu diễn mà không có nhạc cụ.  Tăng thân là rất quan trọng – tuệ giác nội quán và sự thực tập của vị thầy có thể được thấy trong tăng thân.  Điều ấy có một ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nhiều khi chúng ta chia sẻ sự thực tập và giáo lý như một tăng thân.

 

9- MELVIN MCLEOD:  Do thế  để giáo pháp thực sự mạnh mẽ chúng ta phải chuyển hóa không chỉ chúng ta, nhưng trong tác động của xã hội.

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:   Vâng, đấy là Đại thừa.  Đấy là đang đi đến với nhau trong một cổ xe lớn hơn.  Đấy là tại sao Phật giáo nên luôn luôn dấn thân.  Không phải là cắt lìa chúng ta khỏi xã hội mà chúng ta có thể nhận ra điều ấy.  Đấy là tại sao Đại thừa, cổ xe lớn, đã được thấy rồi trong điều mà họ gọi là Tiểu thừa, cổ xe nhỏ.

 

10- MELVIN MCLEOD:  Có phải ngài nghĩ rằng một lý do mà ngài nhấn mạnh về cộng đồng và xã hội như một sự thực tập là sự xung đột kinh khiếp mà ngài đã thấy ở quê hương Việt Nam của ngài không?  Thấy một xã hội bị tàn phá bởi chiến tranh, thấy hàng khối kinh hãi liên hệ, đã nâng cao sự quan tâm của ngài cho đời sống cộng đồng của chúng ta?

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:   Tôi nghĩ rằng điều ấy đúng.  Đó là tuệ giác mà chúng ta tiếp nhận khi chúng ta tiếp xúc với tình trạng thực tế.  Nhưng đấy cũng là sự nhấn mạnh trong truyền thống.  Chúng ta nói, “Con nương tựa nơi tăng thân,” nhưng tăng thân được làm nên bởi những hành giả.  Do vậy, chúng ta phải chăm sóc chính chúng ta.  Nói cách khác chúng ta không có nhiều sự cống hiến đến cộng đồng bởi vì chúng ta không có đủ sự tĩnh lặng, hòa bình, vững vàng, và tự do trong con tim chúng ta.  Đó là tại sao nhằm để xây dựng một cộng đồng, chúng ta phải xây dựng chính mình cùng một lúc.  Cộng đồng là trong mỗi chúng ta và mỗi chúng ta ở trong cộng đồng.  Chúng ta thâm nhập vào mỗi người khác.  Đó là tại sao tôi nhấn mạnh việc xây dựng tăng thân.  Điều đó không có nghĩa là chúng ta hờ hửng với sự thực tập của chính mình.  Bằng sự chăm sóc tốt đến hơi thở của chúng ta, thân thể của chúng ta, cảm giác của chúng ta, mà chúng ta có thể xây dựng một cộng đồng vững mạnh, ông thấy đấy.

 

11- MELVIN MCLEOD:  Ngài đã ở phương Tây rất lâu.  Ngài nghĩ thế nào về những phương pháp tốt nhất để biểu hiện Phật Pháp cho việc đáp ứng nhu cầu của những học nhân Tây phương?

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:  Tôi nghĩ rằng Phật giáo nên mở cánh cửa của tâm lý học và trị liệu để nhận thức một cách dễ dàng hơn vào trong thế giới phương Tây.  Một cách sâu xa nhất mà tôn giáo quan tâm, phương Tây đã có nhiều niềm tin trong một thần thánh siêu nhiên.  Không phải bởi định luật của tín ngưỡng mà chúng ta nên thâm nhập lãnh vực tâm linh của Tây phương, bởi vì phương Tây đã có nhiều về điều này rồi.

 

Thành ra cánh cửa của tâm lý học là tuyệt.  A tỳ đạt ma hay vi diệu pháp của Phật giáo biểu trưng một sự hiểu biết phong phú về tâm thức, mà điều này đã được phát triển bởi nhiều thế hệ Phật gia đệ tử.  Nếu chúng ta tiếp cận tâm thức phương Tây qua cánh cửa của tâm lý học, chúng ta có thể thành công hơn trong việc giúp đở con người thấu hiểu tâm thức của họ, hổ trợ con người thực tập trong một phương pháp như vậy là họ có thể trị liệu tâm hồn và thể xác của họ.

 

Tâm và thân là rất liên hệ với nhau, và chúng ta có thể nói rằng sự thực tập của thiền quán của Đạo Phật có năng lực để chửa trị thân và tâm. Chúng ta thấy điều này rất rõ ràng khi chúng ta nghiên cứu những tài liệu căn bản về thiền quán của Đạo Phật, như kinh Quán Niệm Hởi Thở, trên sự thực tập chánh niệm về hơi thở, và Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm .  Thực tập thiền quán giúp chúng ta thoát khỏi căng thẳng – trong thân, trong tâm, trong những cảm giác – vì thế sự chửa trị có thể xãy ra.  Ngay cả nếu chúng ta dùng nhiều thuốc men, nó sẽ không hiệu quả vì nhiều nếu căng thẳng vẫn đè nặng trong thân và tâm chúng ta.  Thành ra Đức Phật đã dạy rất nhiều phương pháp thực tiển, chẳng hạn như, “Thở vào tôi tỉnh thức về thân thể tôi; thở ra tôi giải thoát căng thẳng trong thân thể tôi.  Thở vào tôi tỉnh thức về cảm giác trong tôi; thở ra tôi giải thoát căng thẳng trong cảm giác.  Tôi tưới tẩm thân và tâm tôi với năng lượng của chánh niệm.”

 

Sự thực tập giải thoát căng thẳng trong thân và tâm là nền tảng của sự chửa trị.  Lúc bắt đầu nó hổ trợ để mang  đến cho chúng ta sự thư giản.  Sau đó, với nhiều chánh niệm và tập trung hơn, chúng ta thực tập nhìn sâu vào trong niềm đau và sự căng thẳng, và chúng ta tìm thấy gốc rể của nó, nguyên nhân của cơn bệnh.  Chúng ta khám phá chân lý thứ hai. Chúng ta có thể xác định cội nguồn của sự căng thẳng đó, sự chán nãn đó, căn bệnh đó.  Và khi chúng ta xác định gốc rể của khổ đau, gọi là chân lý thứ hai, rồi thì chúng ta bắt đầu thấy chân lý thứ tư, con đường đưa đến sự chấm dứt căn bệnh, sự căng thẳng, và khổ đau.  Đấy là điều quan trọng nhất để thấy – con đường.  Nếu chúng ta theo con đường, cơn bệnh sẽ biến mất một cách rất nhanh chóng và cho chúng ta con đường đến cát tường, mà đấy là chân lý thứ ba.  Thành ra nguyên tắc của Phật giáo là nguyên lý của y dược.

 

Một cánh cửa khác mà chúng ta nên mở ra là cánh cửa của sinh quyển, bởi vì trong Đạo Phật có một sự tôn trọng sâu xa đối với động vật, cây cỏ và ngay cả đất đá (khoáng vật).  Trong Đạo Phật Đại thừa chúng ta nói rằng mọi thứ có Phật tánh – mà động vật, cỏ cây, và ngay cả đất đá.  Khi chúng ta học về kinh Kim Cương, chúng ta có thể thấy rằng kinh Kim Cương là một văn bản cổ xưa nhất trong việc bảo vệ môi trường.  Ý tưởng về tự ngã được loại bỏ, bởi vì tự ngã được làm bởi những yếu tố vô ngã, và ý tưởng về con người bị loại trừ, bởi vì con người được làm nên bởi những yếu tố không phải con người, chủ yếu là động vật, cỏ cây, đất đá và v.v…  Điều đó có nghĩa là nhằm để bảo vệ con người chúng ta phải bảo hộ những yếu tố không phải con người.  Điều này rất rõ ràng.

 

Do thế, cánh cửa của sinh quyển là một cánh cửa rất tuyệt vời để mở ra. Và cánh cửa của hòa bình, bởi vì Đạo Phật là hòa bình.  Người Phật tử chân chánh không thể từ chối hoạt động cho hòa bình.  Và tôi nghĩ là cánh cửa cho phái nữ, sự không biệt giữa giới tính.  Đức Phật mở cánh cửa cho phái nữ để gia nhập vào giáo đoàn thánh thiện và đấy là một hành động cách mạng trong phần vụ của Ngài.

 

Tôi nghĩ rằng tất cả những cánh cửa pháp bảo này nên được mở ra một cách rộng rãi và vì thế phương Tây có thể tiếp nhận lời dạy chân thật của Đức Phật.  Những cánh cửa pháp bảo này hiện hữu hoàn toàn trong cội rể của Đạo Phật, nhưng nhiều thế hệ Phật giáo đồ đã đánh mất những giá trị này.  Người Phật tử nên thực hành trong một cách như thế như để phục hồi những giá trị ấy đến truyền thống vì thế họ có thể cống hiến đến những người khác.

 

12- MELVIN MCLEOD:  Ngược lại, ngài có thấy những thứ trong tư tưởng hay kiến thức phương Tây có thể đóng góp cho Đạo Phật không?

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:  Tôi nghĩ rằng dân chủ và khoa học có thể hổ trợ cho Đạo Phật, nhưng không phải trong cách mà người ta có thể nghĩ.  Ông biết, sự thực tập về dân chủ đã hiện hữu trong truyền thống Phật giáo.  Nhưng nếu chúng ta so sánh với dân chủ của phương Tây, chúng ta thấy rằng dân chủ của Đạo Phật là vững vàng hơn trong chân lý, bởi vì nếu ông là một vị thầy và ông có nhiều kinh nghiệm và tuệ giác, lá phiếu của ông sẽ có giá trị hơn một thực tập sinh, là người không có nhiều kinh nghiệm và tuệ giác.  Vì thế, trong Đạo Phật, bỏ phiếu nên phối hợp phương pháp của dân chủ với cung cách của trưỡng lão.  Điều này là có thể.  Chúng tôi đã làm điều này với nhiều thành tựu trong cộng đồng của chúng tôi, bởi vì những người trẻ hơn và ít kinh nghiệm hơn luôn luôn tin tưởng và tôn trọng đối với hàng trưởng thượng.  Nhưng, ông biết đấy, nhiều cộng đồng Phật giáo không đi theo sự tiếp cận này; vị thầy quyết định mọi thứ và họ đã đánh mất dân chủ.  Bây giờ chúng tôi đã phục hồi dân chủ, nhưng không phải như được thực hiện ở phương Tây.  Chúng tôi phối hợp nó với tinh thần trưỡng lão.

 

Một cách cá nhân, học hnoir về khoa học đã hổ trợ cho tôi hiểu biết Đạo Phật một cách sâu xa hơn.  Tôi đồng ý với Einstein rằng nếu có một tôn giáo có thể đi với khoa học, thì đấy là Phật giáo.  Điều ấy là bởi vì Đạo Phật có tinh thần không vướng mắc chấp trước vào quy luật.  Ông có thể có một quan điểm mà ông cho là chân lý, nhưng nếu ông chấp trước đến nó, thế thì điều đó chấm dứt sự tìm tòi tự do của ông.  Chúng ta phải tỉnh thức rằng với sự thực tập nhìn sâu chúng ta có thể thấy mọi vật một cách rõ ràng hơn.  Đó là tại sao chúng ta không nên quá võ đoán về những gì chúng ta đã tìm ra; chúng ta phải sẳn sàng để vượt thoát quan điểm của chúng ta nhằm để đón nhận một tuệ giác cao hơn.  Điều ấy rất là hấp dẫn.

 

Trong một kinh thuyết cho người trẻ của bộ tộc Kalama, kinh Kalama, Đức Phật nói, “Đừng chỉ tin vào điều gì bời vì nó được lập lại bởi nhiều người.  Đừng chi tin vào điều gì bởi vì nó đã từng được tuyên bố bởi một vị thầy nổi tiếng.  Đừng chỉ tin vào điều gì ngay cả nó được tìm thấy trong trong thánh kinh.”  Chúng ta phải nhìn vào đấy, chúng ta phải thử nó và đem nó vào trong thực hành, và nếu nó đúng, nếu nó có thể hổ trợ chúng ta chuyển hóa khổ đau chúng ta và đem đến hòa bình và tự do, chúng ta có thể tin tưởng nó trong một cung cách rất khoa học.  Thành ra tôi nghĩ Phật tử không nên e sợ khoa học.  Khoa học có thể hổ trợ Đạo Phật khám phá một cách sâu sắc hơn lời dạy của Đức Phật.  Thí dụ, kinh Hoa Nghiêm nói rằng cái một được làm bằng cái nhiều và cái nhiều có thể được tìm thấy trong cái một.  Đây là điều gì mà có thể chứng minh bằng khoa học.  Từ một tế bào có thể nhân đôi thành toàn bộ thân thể.  Trong một tế bào, toàn bộ sự kế thừa di truyền có thể được tìm thấy và chúng ta có thể sao chép toàn bộ thân thể.  Trong cái một chúng ta thấy cái nhiều.  Những thứ này có thể giúp chúng ta thấu hiểu giáo thuyết của Đức Phật sâu sắc hơn.

 

Do vậy không có lý do gì mà người Phật tử phải sợ hãi khoa học, một cách đặc biệt khi những Phật tử có khả năng thoát khỏi quan điểm của họ nhằm để đạt đến một quan kiến cao hơn.  Và trong Phật giáo, quan điểm cao nhất là không có quan điểm gì cả.  Hoàn toàn không có quan điểm gì cả!  Chúng ta nói rằng thường còn là quan điểm sai lầm.  Vì thế chúng ta dùng khái niệm vô thường để điều chỉnh quan điểm thường còn. Nhưng chúng ta không kẹt vào khái niệm vô thường.  Khi chúng ta nhận ra sự thật, chúng ta từ bỏ không chỉ quan điểm thường còn, mà chúng ta cũng bỏ luôn khái niệm vô thường.  Nó giống như khi chúng ta bật một que diêm:  ngọn lửa được sinh ra từ que diêm sẽ cháy hết que diêm.  Khi chúng ta thực hành nhìn sâu và chúng ta thấy tuệ giác vô thường, sau đó tuệ giác của thường sẽ thiêu rụi khái niệm vô thường.

 

Đó là những gì rất diệu kỳ về giáo huấn không vướng mắc vào khái niệm.  Không vướng mắc tự ngã có thể là một khái niệm, vô thường có thể là một khái niệ, và nếu chúng ta bị kẹt trong một khái niệm, chúng ta không thật sự tự do hay giải thoát.  Cốt yếu là không khái niệm.  Đó là tại sao niết bàn là sự dập tắt tất cả khái niệm, bởi vì khái niệm có thể mang đến sự bất toại ý – ngay cả những quan điểm về niết bàn, vô thường, và vô ngã – nếu chúng ta chiến đầu với nhau về những khái niệm này.

 

13- MELVIN MCLEOD:  Tôi rất thích cung cách ngài diễn tả những gì mà những truyền thống Đạo Phật khác gọi là chân lý tương đối hay tuyệt đối.  Ngài diễn tả những điều này như những không gian thực sự hay lịch sử và căn bản.  Nhiều lời dạy của ngài tập trung không gian liên  hệ thực sự hay lịch sử, hay trên nguyên lý hổ tương, những điều mà ngài gọi tương tức tương nhập.  Có phải đấy là một sự diễn tả hoàn toàn hay cuối cùng về thực tại, hay có một chân lý  vượt ngoài tuệ giác mà không một vật hiện hữu một cách độc lập và mọi vật là liên hệ với nhau?

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:  Có hai sự tiếp cận trong Đạo Phật: sự tiếp cận hiện tượng và sự tiếp cận chân lý bản nhiên.  Trong trường phái Trung Quán, trong trường phái Thiền tông, chúng hổ trợ chúng ta tiến thẳng trực tiếp vào tính bản nhiên chân thật của chúng ta.  Trong trường phái A tỳ đạt ma, duy tâm, chúng hổ trợ chúng ta thấy những hiện tượng, và nếu chúng ta tiếp xúc những hiện tượng càng sâu sắc hơn, chúng ta tiếp xúc được cốt lõi.  Cốt lõi không phải là điều gì ấy tách rời với hiện  tượng.  Nếu chúng ta tiếp xúc được căn bản, chúng ta cũng tiếp xúc được với hiện tượng.  Nếu chúng ta tiếp xúc một cách sâu sắc những hiện tượng, chúng ta cũng tiếp xúc cốt lõi.

 

Giống như một làn sóng.  Nếu chúng ta có thể khởi đầu và kết thúc của một làn sóng.  Đi lên, nó đi xuống.  Làn sóng có thể nhỏ hơn hay lớn hơn, cao hơn hay thấp hơn.  Nhưng một làn sóng là cùng lúc với nước.  Một làn sóng có thể sống đời sống của nó như một làn sóng, dĩ nhiên, nhưng có thể cho một làn sóng sống đời sống của một làn sóng và đời sống của nước cùng một lúc.  Nếu nó có thể cúi xuống và tiếp xúc với nước trong nó, nó sẽ mất đi toàn bộ sự sợ hãi của nó.  Bắt đầu, chấm dứt, đi lên, đi xuống – những điều này không làm nó sợ hãi nữa, bởi vì nó nhận ra rằng nó là nước.  Do thế có hai không gian trong làn sóng.  Không gian thực sự (lịch sử) đang đi lên và đi xuống.  Nhưng không  gian căn bản của nước, không lên, không xuống, không tồn tại , không phải không tồn tại.

 

Hai không gian này là một, à khi chúng ta tiếp xúc một không gian đầy đủ sâu sắc, chúng ta tiếp xúc với không gian kia.  Không có sự tách biệt gì cả giữa hai không gian.  Mọi thứ là phương tiện thiện xảo nhằm để hổ trợ chúng ta tiếp xúc với căn bản hay cốt lõi của sự vật.

 

14- MELVIN MCLEOD:  Một số người mà tôi đã tiếp chuyện dường như thấu hiểu khái niệm tương tức tương nhập như một tuyên bố rằng tất cả mọi vật là một.  Điều ấy nghe có vẻ như một trong những khái niệm đó mà chúng ta tưởng không nên bám lấy.

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:  Vâng.  Một là một khái niệm, và nhiều là một khái niệm.  Giống như hiện hữu và không hiện hữu.  Người ta có thể nói rằng thượng đế là nền tảng của hiện hữu, và rồi thì có người hỏi, “Ai là cơ sở của không hiện hữu?” [cười] Đó là tại sao khái niệm hiện hữu và không hiện hữu không thể được áp dụng vào thực tại.  Chúng chỉ là khái niệm.  Khái niệm của hai thứ khác nhau, hay chỉ là một, cũng là những khái niệm.  Giống nhau và khác nhau là những khái niệm.  Niết bàn là sự loại trừ mọi khái niệm, kể cả khái niệm về giống nhau và khác nhau.  Do vậy, tương tức tương nhập không có nghĩa là mọi thứ là một hay mọi thứ là khác nhau.  Nó sẽ giúp chúng ta loại bỏ cả hai. Vì thế chúng ta không nắm giữ lấy một khái niệm.

 

15- MELVIN MCLEOD:  Ngài nói rằng Đức Phật là một con người.  Nhưng Đại thừa Phật giáo nói rằng có vô số Phật và Bồ tát ở nhiều tầng cấp của cõi luân hồi những người đang gởi sự từ bi của các Ngài đến chúng ta.  Làm thế nào những người phương Tây theo chủ nghĩa duy lý thấu hiều những hiện hữu như thế?  Làm thế nào chúng ta cởi mở mình đến với các Ngài khi chúng ta không thể nhận thức các Ngài trong năm giác quan của chúng ta?

 

THIẾN SƯ NHẤT HẠNH:  Trong Đạo Phật, Đức Phật được xem như là một vị thầy, một con người, không phải là một thượng đế.  Điều này rất quan trọng để nói với người ta rằng tôi không cần Đức Phật là một thượng đế.  Ngài là một vị thầy, và điều ấy là đủ với tôi!  Tôi nghĩ chúng ta phải nói mọi người ở phương Tây về điều này.  Và bởi vì Đức Phật là một con người, đó là tại sao vô số chư Phật là có thể có.

 

16- MELVIN MCLEOD:  Có phải Đức Phật đã chết?

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:  Chắc chắn rồi.  Như con người, chúng ta phải được sinh ra và chúng ta phải chết đi.  Đấy là không gian hiện thực (của lịch sử).  Rồi thì chúng ta phải tiếp xúc Đức Phật một cách sâu sắc nhằm để tiếp xúc với không gian căn bản của Ngài (bản môn). Chúng ta cũng có thể nhìn sâu vào một con người bình thường – không phải là một vị Phật, chỉ là một thường nhân không phải Phật như chính tôi hay là cá nhân ông.  Nếu chúng ta nhìn một cách sâu sắc vào chính mình, chúng ta thấy rằng chúng ta có không gian hiện thực (lịch sử) – chúng ta có sinh ra và chết đi.  Nhưng nếu chúng ta nhìn vào chính mình sâu sắc hơn, chúng ta thấy rằng tính bản nhiên chân thật của chúng ta là không sinh và không diệt.  Chúng ta cũng giống như một vị Phật:  Chúng ta chưa từng sinh; chúng ta sẽ không bào giờ chết.  Vì thế trong ông tôi thấy một vị Phật; trong mọi người tôi thấy Phật trong không gian cơ bản (bản môn).  Đấy là tại sao chúng ta có thể nói về vô lượng chư Phật.  Một cách chính xác bời vì Đức Phật như một con người mà vô lượng chư Phật là có lý.

 

Chúng ta phải nhớ rằng bên trong không gian hiện thực lịch sử có không gian thiết yếu bản môn.  Chúng ta thật sự không phải chịu sinh ra và chết đi.  Nó giống như một đám mây.  Một đám mây có thể không bao giờ chết; một đám mây chỉ trở thành mưa hay tuyết hay băng, nhưng một đám mây có thể chẳng bao giờ không là gì (nothing).  Điều đó đúng với tính tự nhiên của đám mây.  Không sinh và không chết.  Một Đức Phật có cùng tính tự nhiên với không sinh không chết, và chúng ta chia sẻ cùng tính tự nhiên của không sinh và không chết.

 

Chúng ta biết rằng trái đất có con người những kẻ sở hữu tuệ trí vô lượng và từ bi vô biên.  Họ là những Đức Phật.  Đừng nghĩ chư Phật là xa tít mù khơi trên bầu trời.  Chúng ta tiếp xúc với Đức Phật trong chính chúng ta; chúng ta tiếp xúc Đức Phật trong mọi người chung quan chúng ta.  Thật là kỳ diệu  rằng điều có thể bây giờ và ở đây.

 

Phật quốc là ở đây.  Nếu chúng ta biết thực tập bước đi chánh niệm, rồi thì chúng ta hưởng thụ những bước chân trong cõi tịnh độ của Phật ngay bây giờ và ở đây.  Đây không phải là điều  chỉ được nói đến; nó là điều gì đấy mà chúng ta tiếp xúc được.  Trong truyên thống của chúng tôi, chúng ta nên bước trong một cách mà mỗi bước chân làm cho chúng ta tiếp xúc được với đất Phật.  Phật độ là có thể cho chúng ta bây giờ và ở đây.  Câu hỏi là chúng ta có thể đến tịnh độ không.  Bạn có bị kẹt bởi ghét ghen, sợ hãi, hận thù không?    Thế thì cõi tịnh độ là không thể.  Với chánh niệm và tập trung chúng ta có khả năng để thế giới cực lạc của chư Phật và Bồ tát ngay bây giờ và ở đây.  Điều ấy hoàn toàn không phải là lý thuyết.  Đó là những gì chúng ta sống mỗi ngày.  Những gì chúng ta thực tập mỗi ngày.  Điều ấy là có thể.

 

Nhiều người trong chúng ta có thể làm điều này.  Khi tôi nói đến những Ki tô hữu tôi nói rằng Nước Chúa là ngay bây giờ hay chẳng bao giờ.  Chúng ta tự do, và thế thì thiên đàng là ở đấy cho chúng ta.  Nếu chúng ta không tự do, ồ, vườn địa đàng không thể hiện hữu, thậm chí cả ở tương lai.  Vì vậy cùng giáo lý và thực hành có thể được chia sẻ giữa nhiều truyền thống.

 

17- MELVIN MCLEOD:  Ngài đã sống một đời sống dài lâu trong suốt một thế kỷ thật là kinh khủng, trong một đất nước khổ đau vô cùng tận.  Tôi nghĩ rằng có nhiều người bây giờ nhìn vào thế kỷ mới này và thấy, một lần nữa, những hạt giống của thảm họa, cả ở con người lẫn thiên nhiên.  Ngài cảm thấy thế giới bây giờ được hướng về đâu?

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:  Tôi nghĩ rằng thế kỷ hai mươi bị quy định bởi chủ nghĩa cá nhân, và hơn một trăm triệu người đau khổ không chịu nổi do bởi những cuộc chiến tranh.  Quá nhiều bạo động, vô số tàn phá về đời sống và môi trường.  Nếu chúng ta muốn thế kỷ hai mươi mốt khác hơn, nếu chúng ta muốn chửa trị và chuyển hóa, nhận thức là thiết yếu rằng tất cả chúng ta là một, một sinh thể, một loài người, rằng sự cát tường cho người khác, sự an toàn cho kẻ khác, là sự an toàn, sự bảo đảm của chính chúng ta.  Nhận thức loại này là rất quan yếu.  Sinh học hiện đại đã nhận thức rằng con người thật sự là một cộng đồng của hàng tỉ tế bào.  Không tế bào nào là lãnh đạo; mỗi tế bào đang hợp tác với mỗi tế bào khác nhằm để sản xuất loại năng lượng để giúp sinh thể được bảo vệ và trưởng thành.  Duy chỉ loại tỉnh thức ấy, loại tuệ giác ấy – rằng sự nguy hiểm, sự an toàn, sự cát tường, và sự khổ đau cảu chúng ta không phải là điều ấy cá nhân mà là điều phổ biến cho tất cả chúng ta – có thể ngăn ngừa sự tàn phá mà đã sinh khởi từ chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ hai mươi.

 

Tuệ giác về vô ngã, tuệ giác thống nhất thân tình này, là rất thiết yếu cho sự sinh tồn của chúng ta và cho tồn tại của hành tinh này.  Nó không nên chỉ là một khái niệm mà chúng ta có thể đọc trong sách vở; tuệ giác này phải nên là điều gì đấy làm sống động đời sống hằng ngày của chúng ta.  Trong trường học, nơi sở làm, tại quốc hội, ở tòa thị chánh,trong gia đình, chúng ta nên thực tập nhằm để nuôi dưỡng tuệ giác mà chúng ta cùng với nhau như một sinh thể và điều gì đấy xãy ra đến những tế bào khác là cùng một lúc đang xãy ra đến cho chúng ta.  Tuệ giác này hướng một cách toàn hảo với khoa học và đồng hành một cách viên mãn với tinh thần của Đạo Phật.  Chúng ta nên học để sống như một sinh thể như thế nào.

 

Tôi đã dành nhiều thời gian trong cuộc đời tôi để xây dựng những cộng đồng và tôi đã từng học nhiều từ nó.  Ở Làng Mai chúng tôi cố gắng sống như một sinh thể. Không ai có xe riêng, không ai có tài khoản ngân hàng riêng, không ai có điện thoại riêng – mọi thứ thuộc cộng đồng.  Và tuy thế, hạnh phúc là có thể hiện thực.  Căn bản sự thực tập của chúng tôi là đang nhìn thấy mỗi người như một tế bào trong một thân thể, và đó là tại sao tình cảm cộng đồng, tình huynh đệ, tình tỉ muội trở nên có thể hiện thực.  Khi chúng ta được nuôi dưỡng bằng tình an hem, hạnh phúc là có thể làm được, và đấy là tại sao chúng ta có thể làm rất nhiều việc để hổ trợ người khác ít khổ đau hơn.

 

Điều này có thể thấy được, nó có thể cảm nhận được.  Nó không phải là điều gì chỉ được nói đến mà thôi.  Nó là một sự thực tập, một sự rèn luyện, và mỗi hơi thở và mỗi bước chân mà chúng ta hướng đến trong nhận thức thống nhất thân tình.  Thật là  kỳ diệu để sống trong một cộng đồng như thế,  bời vì sự cát tường của người khác cũng là sự cát tường của chúng ta.  Bằng việc đem đến niềm vui và hạnh phúc đến một người, chúng ta đem đến niềm hoan hỉ và an lạc đến mọi người của chúng ta.  Đó là tại sao tôi nghĩ rằng kiến thiết cộng đồng, xây dựng tăng thân, là điều quan trọng nhất, điều cao quý nhất mà chúng ta có thể làm.

 

18-MELVIN MCLEOD:  Và đề mở rộng điều ấy đến xã hội rộng lớn hơn.

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:  Vâng.  Nó giống như một lớp học tại trường học.  Nếu giáo viên biết tổ chức học sinh trong lớp thành một gia đình như thế nào, chúng sẽ đau khổ ít hơn rất nhiều và chúng sẽ có rất nhiều niềm vui.  Nó cũng giống như trong một tòa thị chánh hay trong một sở làm.  Lãnh đạo của sở làm có thể tổ chức kinh doanh của họ như một gia đình nơi mà mọi người có thể nhìn mỗi người khác như một tế bào của một sinh thể.

 

Chúng ta biết rằng trong thân thể của chính chúng ta có nhiều loại tế bào:  tế bào phổi, tế bào gan, thần kinh.  Và mỗi tế bào đang làm việc với khả năng tốt nhất của chúng.  Không có sự ghen tỵ về vị trí của những tế bào khác, với vì hoàn toàn không có sự kỳ thị.  Bằng sự thể hiện loại hoàn hảo nhất của tế bào gan chúng ta có thể nuôi dưỡng những tế bào khác.  Mỗi tế bào đang hành động một cách tuyệt hảo nhằm đề mang đến sự cát tường cho toàn bộ thân thể.  Không có sự kỳ thị, không có sự chiến đấu giữa các tế bào, và đó là những gì chúng ta có thể học hỏi từ sinh học hiện đại.  Chúng ta có thể tổ chức chính mình trong cách này như một gia đình, như một trường học, như một tòa thị chính, như một quốc hội.  Điều này là có thể, bởi vì nếu những tế bào của chúng ta có thể làm điều ấy, con người chúng ta cũng có thể làm điều ấy.

 

19- MELVIN MCLEOD:  Tôi hy vọng rằng ngài sẽ không phiền nếu tôi nêu câu hỏi này, và ngài không phải trả lời.  Nhưng tôi luôn luôn xúc động và cảm thấy biết ơn bởi những gì mà ngài đã viết và tình yêu mà ngài có, ai đấy mà ngài đã yêu đã thương một cách rất rõ ràng và rất sâu sắc, người mà ngài đã lìa bỏ.  Ngài cảm thấy về việc ấy thế nào bây giờ?  Có phải đấy là một sự ân hận, tại thời điểm này trong cuộc đời ngài?

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:  Tình thương ấy không bao giờ mất.  Nó tiếp tục lớn mạnh.  Đối tượng trong tình thương của tôi lớn mạnh mỗi ngày, mỗi ngày, mỗi ngày, cho đến khi tôi có thể ôm ấp  mọi người.  Để yêu thương ai đấy là một cơ hội rất tuyệt vời co chúng ta yêu mến mọi người.  Nếu nó là tình yêu chân chánh.  Trong tuệ giác vô ngã, chúng ta thấy rằng đối tượng tình thương của chúng ta là luôn luôn ở đấy và tình yêu luôn luôn tiếp tục lớn mạnh.  Không có gì mất đi và chúng ta không ân hận điều gì, bởi vì nếu chúng ta có một tình yêu chân thật trong ta, thế thì chúng ta và tình yêu chân thật của chúng ta đang hướng tới cùng một hướng, và mỗi ngày chúng ta có thể ôm ấp, hơn nữa và hơn nữa.  Thành ra để yêu thương một người là một cơ hội lớn cho chúng ta yêu thương nhiều người nữa.

 

20- MELVIN MCLEOD:  Tuy thế đời sống tu viện của những người xuất sĩ – và ngài đang khuyến khích đến những ai muốn trở thành những người xuất gia nam hay nữ - từ bỏ tình yêu này.  Tại sao nó là một điều tốt để hy sinh cơ hội này để yêu thương?

 

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH:  Trong đời sống của một người xuất sĩ, chúng ta thệ nguyện phát triển  tình thương và sự hiểu biết của chúng ta.  Chúng ta phát triển khả năng để ôm ấp mọi người trong tình thương yêu của chúng ta.  Vì thế yêu một người, như tôi đã nói, là một cơ hội để chúng ta yêu thương nhiều người khác nữa.  Đặc biệt khi người ấy chia sẻ cùng nguyện ước với chúng ta, hoàn toàn không có khổ đau.  Như một người xuất sĩ chúng ta hướng một đời sống xuất gia độc thân và cộng đồng, và nếu người mà chúng ta yêu nhận thức rằng, người ấy sẽ không khổ đau và chúng ta sẽ không đau khổ, bởi vì tình yêu là điều gì đấy hơn hẳn một quan hệ tình dục.  Do vì một tình thương rộng lớn chúng ta có thể hy sinh khía cạnh ấy của tình yêu, và tình thương của chúng ta trở thành rộng lớn hơn nhiều.  Điều ấy nuôi dưỡng chúng ta, điều ấy nuôi dưỡng người kia, và cuối cùng tình yêu của chúng ta sẽ không có giới hạn.  Đấy là tình thương của Đức Phật.

 

Originally published in our March 2006 issue and highlighted in our May 2009 "The Best of 30 Years: In Discussion" collection of highlights from classic Shambhala Sun interviews.Click hereto see them all.

Tuệ  Uyển chuyển ngữ - 08/07/2010


Nguyên tác:  This is the Buddha’s love

Tác giả: Melvin McLeod phỏng vấn Thiền sư Nhất Hạnh

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 15/05/2010

hoa sen8.jpg

 

http://www.shambhalasun.com/index.php?option=content&task=view&id=2882