Trong tâm mình không quấy, không xấu ác, không tật đố, không tham sân, không cướp hại gọi là “giới hương”. 1)Giới Hương : Trong tâm mình không quấy, không xấu ác, không tật đố, không tham sân, không cướp hại gọi là “giới hương”. Phương pháp này có liên quan đến phương pháp tu tập. Tổ sư đã chủ trương và đặt nặng về tánh không. Ngài muốn thân khẩu ý chúng ta không nên chất chứa những lời xấu ác tội lỗi, vì xấu ác này bởi do 3 nghiệp “tham, sân, si” nó sẽ dẫn vào các con đường tội lỗi, do hành giả chúng ta không biết tu, khi đã tu thì tâm chúng ta cần tự tâm mà khởi tánh trong các thời như tụng kinh, ngồi thiền, sám hối, trì chú v.v… làm sao cho tăng trưởng các điều lành cần thực hiện tứ chánh cần. Điều ác chưa sanh đừng cho phát sanh. Điều ác đã sanh khiến cho nó diệt. Điều thiện chưa sanh khiến cho phát sanh. Điều thiện đã sanh làm cho nó tăng trưởng. 2)Định Hương : Tức thấy cảnh tướng thiện ác, tự tâm không loạn, tâm ta phải định, bình tĩnh nhẹ nhàng trong mọi hoàn cảnh. Ví dụ : Trước khi khai kinh Sám hối ta đốt nhang niệm hương tâm phải định, chú tâm một chỗ để quán tưởng các câu nguyện, thành tâm sám hối, một buổi sám hối trong toàn thể đại chúng thật thanh tịnh cả thân lẫn tâm tư duy quán chiếu trong sự tịch tĩnh, diệt trừ các vọng duyên. Tâm chuyên chú vào một chỗ, đó là phương pháp chận đứng các phiền não không cho phát khởi diệt phiền não bằng cách quan sát để thâm nhập diệu lý. 3) Tuệ Hương : Đây là tự tâm sáng suốt, không ngại, tự tâm quán chiếu tự tánh không tạo các điều ác, tuy tu các điều lành, nhưng tâm không vướng mắc. Kính trên nhường dưới, xót thương kẻ cô độc, nghèo cùng khốn khó, thương tất cả chúng sanh. Tổ dạy từ cao đến thấp, bằng cách tâm mình vô ngại, dùng trí tuệ để quán chiếu tự tánh không tạo các điều ác, tuy làm các điều lành không chấp trước cũng không vướng mắc. Ví dụ : Có rất nhiều người tốt, khi giúp đỡ người khác, rồi lại kể công, nhớ hoài, hoặc giúp người đó một mai về chiều họ có điều gì không đúng với mình, nổi cơn tức giận, hận họ rồi có thể từ cái tốt chuyển thành cái hại người. Nên cái thiện còn mang theo chấp trước, tức nó dễ biến thành cái ác. Vì vậy ta không nên làm ác là được rồi. Có một gia đình thấy gia đình kia nghèo liền giúp đỡ, một hôm con cháu có những lời không tốt. Hai bên kể lể cãi nhau, đánh nhau. Sanh ra án mạng. Đó là việc làm còn chấp trước thì không gọi là Tuệ Hương. - Kế đến còn phải kính trên nhường dưới. Tổ dạy sự lý viên dung “Lý” tức tâm vô ngại “Sự” viên dung không thiếu sốt, trong Kinh Phật dạy : Phải trở về tâm tự tính của chính mình. Người có trí tuệ đầy đủ 2 mặt sự lý không thiên lệch vậy. 4) Giải Thoát Hương : Tổ dạy : Tâm không theo duyên, không nghĩ thiện không nghĩ ác, tự tại vô ngại. Có như thế mới gọi là giải thoát hương. Chứng Đạo Ca của Thiền sư Huyền Giác có câu “Ngũ uẫn phù hư không khứ lai, tam độc thủy bào hư xuất một” (Thân năm uẩn tụ tán như mây nổi hư không, không đến không đi, tham sân si như bọt nước huyễn hư, chẳng có cũng chẳng không). Người có trí tuệ thì không tham đắm, cần tu đừng để mất chánh niệm là trong pháp ta được đạo quả giải thoát, nếu để mất trí tuệ chẳng phải Đạo lại là phi kẻ tục, không biết gọi tên gì cho đúng. Người có trí tuệ là con thuyền vững chắc, vượt qua biển sanh lão bệnh tử, mà cũng là vị thuốc hay chữa lành mọi chứng bệnh, cũng là cái búa chặt đứt dây phiền não. Vậy ta nên cầm lấy 3 món “văn tư tu” mà làm lợi ích. Người có ánh sáng trí tuệ, tuy chưa có thiên nhãn cũng là kẻ minh kiến có như thế mới gọi là giải thoát hương. 5) Giải Thoát Tri Kiến Hương : Tự tâm không chạy theo thiện ác, đạt đến tâm sáng suốt trùm khắp cả tri kiến rơi rụng, Phật tánh không chùm nơi tâm, không kẹt nơi tịch. Cần học rộng nghe nhiều, không nghĩ thiện, không nghĩ ác. Khi muốn đi vào gỉai thoát bỏ thiện bỏ ác, thấy biết trên cõi đời này, vì sao gọi Phật là Phật, thành tất cả các tướng tức tâm, lìa tất cả các tướng tức Phật. Mắt thấy tai nghe thân tâm chứng kiến sự việc xảy ra, nhưng lòng ngoài không bận, tâm vẫn thản nhiên, đưa cho tên trộm chìa khóa để lấy tiền, điều ấy chứng tỏ cho ta thấy, tâm ngài không vướng mắt. Tức giải thoát được tất cả. Đây mới gọi là giải thoát tri kiến hương. Tóm lại chúng ta cần phải có ngũ phần pháp thân hương. Một tự tâm, hai thấy cảnh tướng ác hay thiện tâm không loạn. Ba dùng trí tuệ để quán chiếu. Bốn tâm không chạy theo cảnh lăn xả theo quần chúng, tiếp xúc không thấy có mình có người. Dần dần dẫn dắt họ đến bồ đề giải thoát tất cả các pháp thân tự tánh. Tổ dạy luôn vận dụng, các ngươi hãy nghĩ từ niệm trước niệm này cho đến niệm sau, niệm niệm không theo sự mê muội bao nhiêu tội nghiệp đã có từ trước đến hôm nay đều xin sám hối. Nguyện tiêu diệt trong lúc này vĩnh viễn không tái sinh trở lại. Thích Nguyên Phước |
Năm phần hương tự tánh
Permalink
HTML code to copy to your site or email message:
Click below to select, Ctrl + C to copy.
<a href="https://daitangkinhvietnam.net/node/5949?page=3" title="daitangkinhvietnam.net">Năm phần hương tự tánh</a>