Là một trong hai chữ viết chính của thời đại phong kiến Việt Nam, chữ Nôm có vai trò quan trọng trong hình thành, phát triển và bảo lưu văn hoá; đồng thời thúc đẩy quá trình thuần thục văn hoá trong biến chuyển kinh tế từng giai kì và diễn dịch văn học Việt Nam. Quá trình đó, chữ Nôm có vai trò không nhỏ với việc truyền bá, bảo lưu văn hoá Phật giáo.Phong Phạm Tuấn
Là một trong hai chữ viết chính của thời đại phong kiến Việt Nam, chữ Nôm có vai trò quan trọng trong hình thành, phát triển và bảo lưu văn hoá; đồng thời thúc đẩy quá trình thuần thục văn hoá trong biến chuyển kinh tế từng giai kì và diễn dịch văn học Việt Nam. Quá trình đó, chữ Nôm có vai trò không nhỏ với việc truyền bá, bảo lưu văn hoá Phật giáo.
Truyền thống Phật giáo với các kinh điển Nội điển chú trọng vào ngôn ngữ âm Hán. Trong thư tịch Thiền tông, âm Hán tạo nên sự hàm súc trong ngôn ngữ để nghe, suy nghĩ và hành động được những căn cơ gần với các tổ, bậc cổ đức để hướng đạo các thiền sinh sớm chứng ngộ vào cõi Phật-đà. Đạo Phật truyền vào đất Việt rất sớm không chỉ trên phương diện lễ nghi tư tưởng mà cả kinh sách nội điển. Kinh sách Phật giáo Đường Tống cũng như tông phái Thiền Tông truyền vào Đại Việt và hưng thịnh thời Lý Trần. Gắn liền với truyền thống nghìn năm phát triển dân tộc, người Việt đã tiếp thu chữ Hán để sáng tạo chữ Nôm và sử dụng trong cuộc sống đa chiều, đa diện của người Việt. Chữ Nôm đã đáp ứng được nhu cầu người Việt trên phương tiện chuyển tải cuộc sống tinh thần cả nghìn năm qua. Thiền Tông tu đạo trong văn - tư - tu không ngờ khi tiếp xúc văn hoá Việt đã được Nôm hoá thành Thiền tông Việt Nam.
Cũng như tại Trung Quốc, Phật giáo Thiền Lâm Tế phát triển mạnh và chú trọng ngữ lục, minh, kệ thì tại Việt Nam, sau khi du nhập, vẫn bảo nguyên cốt lõi là Lâm Tế, bên ngoài đã được bao bọc một lớp sơn mới Thiền Trúc Lâm. Một nghìn năm phát triển, không dừng lại trong kinh kệ và truyền thống văn hoá đất Việt, in đậm trong tín ngưỡng lễ nghi mà hệ thống thư tịch còn đến ngày nay cho thấy văn học Phật giáo viết bằng chữ Nôm rất phát triển.
Chữ Nôm gắn với truyền thống Phật giáo nghìn năm qua, thư tịch kinh điển hướng dẫn sự tu đạo cũng như truyền bá tư tưởng, tín ngưỡng. Văn học chữ Nôm Phật giáo có ý nghĩa thiết thực với cuộc sống người Việt. Như thế, Chữ Nôm đã mang vai trò to lớn của nó trong việc gìn giữ và phát huy văn hoá dân tộc, đặc biệt trong việc phát huy sự hữu ích của tông giáo Phật giáo.
Những thư tịch Phật giáo còn đến ngày nay rất nhiều, giai đoạn sớm thời Lý Trần chữ Nôm đã sớm xuất hiện trên văn bia, như bia chuông chùa Vân Bản: “Vân bản tự chung minh”, bia chùa Báo Ân “Chúc Thánh Báo Ân tự bi” khoảng cuối thế kỉ 12 đầu 13; “Báo Ân thiền tự bi kí”…. bắt đầu cho thấy chữ Nôm đã được dùng trong văn bản tôn giáo, ghi chép ruộng Tam bảo. Đây là những tư liệu thành văn đầu tiên của ngôn ngữ chữ Nôm Việt Nam đến nay còn lại.
Thực tế cho thấy, văn học Việt Nam thời phong kiến, những tác phẩm còn đến ngày nay nhiều phần là tác phẩm Phật giáo, trong đó văn học chữ Nôm chiếm địa vị không nhỏ, và có ý nghĩa đặc biệt trong nghiên cứu văn hoá, ngôn ngữ người Việt. Cư Trần Lạc Đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, của Trần Nhân Tông, Vịnh Hoa Yên tự phútôi tin rằng ba bài văn Nôm kia thật của những tác giả mà bản khắc năm 1745 đã mách”, tức là chứng thực tác giả là Trần Nhân Tông, Huyền Quang. của Huyền Quang… là những bài thơ văn Nôm thời Trần còn đến ngày nay thể hiện người tu hành đã dùng văn Nôm để thể hiện tu chứng của bản thân hành giả trong quá trình tu tập. Sự giác ngộ được các vua Trần, hệ phái Tam tổ Trúc Lâm thể hiện mỗi người mỗi kiểu, nhưng vượt qua khả năng diễn đạt của ngôn ngữ Hán. Các tác phẩm này được khắc in lại năm 1745 tại chùa Liên Hoa (tức chùa Liên Phái ngày nay) mà học giả Hoàng Xuân Hãn khi nghiên cứu ba bài văn này đã nhận định “
Bài cư trần lạc đạo với 10 hội thể hiện Trần Nhân Tông trong quá trình tu tập chứng ngộ đạo pháp từng cung bậc, với văn phong hàm súc đầy chất trí tuệ và từ bi. Đây là một trong những văn bản cổ của văn chương của người Việt còn lưu giữ được. Trong đó cho thấy nhà thơ – nhà tu hành không dừng lại ở việc dẫn dụ con đuờng thành đạo mà hướng thượng bằng hệ thuyết tư tưởng Phật giáo. Tư tưởng Thiền chính là cuộc sống bình dị của con người tu hành đắc đạo. Truyền thống tu hành và phát dương Tông giáo của Thiền phái Trúc Lâm nối kết, xiển dương giáo pháp chứng ngộ trên hệ thống văn Nôm. Nhà thơ từ trong bụi bặm mà vui với đạo, thể hiện tinh thần nhập thế, tự tính giác ngộ lẽ chân như:
Mình ngồi thành thị.
Nết dụng sơn lâm.
Muôn nghiệp lặng, an nhàn thể tính.
Nửa ngày rồi tự tại thân tâm. …
(Câu 1 – 4, hội 1, Cư trần lạc đạo phú)
Từng bước bóc tách để lộ bản lai chân diện lục của tự thân hành giả trên con đường tu tập:
Giữ tính lặng thì tính mới yên. Nén được sự nghĩ lầm thì lòng không sai
Quên cái thân giả đối thì thực tướng sáng bền. Diệt hết lòng tham, lòng giận, thì hiểu rõ lòng mầu nhiệm
Tịnh độ ở trong lòng sạch của mình nếu giữ được lòng yên lặng; mình đã có Phật tính rồi. (câu 15 - 22, hội 2, Cư Trần lạc đạo phú)
Đến Đệ tam tổ Huyền Quang qua bài phú vịnh chùa Hoa Yên thì người tu hành trên đỉnh non Yên Tử đã đi từ con đường thực tại của thầy để rồi giác ngộ thực thể của tự thân giữa nội cảnh và ngoại vi, thấy rõ chân như bản tính. Buông niềm trần tục
Náu tới Vân Yên
Chim thuỵ dõi tiếng ca chim thuỵ
Gió tiên đưa đôi bước thần tiên
(Câu 1 – 4, Vịnh hoa Yên tự phú)
Để rồi kết kệ:
Rũ không thay thảy áng phồn hoa
Lấy chốn thiền lâm làm cửa nhà
Khuya sớm sang chong đèn bát nhã
Hôm mai rửa sạch nước Ma ha
Lòng thiền vằng vặc trăng soi giại
Thế sự hiu hiu gió thổi qua
Cốc được tính ta nên Bụt thật
Ngại chi non nước cảnh đường xa.
Đặc biệt trong các bài phú của Thiền Trúc Lâm các tổ đã sử dụng hình thức kết thúc cho mỗi bài phú một bài kệ, đây là sự đúc kết nội dung và sở chứng của người tu hành mà sự biểu đạt chỉ là hình thức ngoại vi. Đệ nhất tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông nhấn mạnh ở lẽ “bình thường tâm thị đạo” của truyền thống tông giáo. Đấy là việc ở trong cảnh bụi trần mà không nhuốm tục:
Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên
Cơ tắc xan hề khốn tác miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền
(Ở trong đời vui với đạo tuỳ theo duyên gặp,
Đói thì ăn, khát thì uống, khó khăn thì ngủ.
Trong nhà có của báu cần gì đi tìm ở đâu,
Trước cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền.)
Sau thời Lý Trần, Phật giáo từng bước suy thoái và dần dần chuyển vào địa hạt dân gian, đây cũng chính là bước chuyển biến mới. Sự kết hợp Nho Phật Lão sinh ra tín ngưỡng bản địa thêm phong phú. Thiên tai và nhân họa trải qua, các trác phẩm của thời đại Lý Trần đến nay còn không nhiều, trong đó những tác phẩm Nôm có giá trị học thuật cao, mà thời sau ngôn ngữ và tư tưởng không đạt được đến như thế. Một thời đại mấy trăm năm, văn chương tồn tại đến ngày nay phần nhiều là tác phẩm Phật giáo, hoặc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm nhưng rất có giá trị học thuật và ý nghĩa lịch sử.
Nhận định về văn học Phật giáo Lý Trần nói chung và Văn học chữ Nôm thời kì này nói riêng, Giáo sư Vu Tại Chiếu - Đại học Trịnh Châu – Trung Quốc phát biểu rằng: “Trên văn đàn Việt nam thế kỉ X – XII, các nhà sư là lực lượng nòng cốt sáng tác thơ văn… Hầu như tất cả tác phẩm chữ Nôm trong thời kì ban đầu của văn học chữ Nôm bây giờ vẫn giữ được đều là do các đại sư Phật học sáng tác”. Đây là một nhận định khách quan và đúng đắn khi nhìn nhận về văn học Phật giáo Lý Trần. Trong Lịch sử Văn học Việt Nam thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XVIII, chủ biên bởi Giáo sư Đinh Gia Khánh cũng nhận định: “Cho đến nay chúng ta vẫn chưa thấy được một tác phẩm Nôm chắc chắn thuộc đời Trần mà lại không phải là của nhà chùa”.
Sau thuộc Minh, Phật giáo dần dần chuyển hoá và từng bước phát triển theo chiều rộng, tông phái đứt đoạn nhưng cội rễ thêm sâu trong lòng văn hoá dân tộc. Lê sơ thịnh trị Nho giáo nhưng Phật giáo vẫn chiếm những địa vị trong văn đàn. Nói một cách khác, Nho giáo độc tôn về chính trị, nhưng mặt tư tưởng thì chuyển hoà trong Tam giáo. Đây cũng chính là mối ràng buộc về tư tưởng trong các triều đại Việt Nam. Thời thịnh trị Lê Thánh Tông đã viết “Thập giới cô hồn quốc ngữ văn” chép trong sách Thiên Nam dư hạ tập, cho thấy sự thấm nhuần tư tưởng Phật học của vị vua Nho giáo này. Hiện nay, các học giả từng bước bóc tách rằng: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và nhiều nhà văn nhà thơ giai đoạn Lê Sơ đều thấm nhuần tư tưởng Tam giáo. Trong đó Phật giáo có ý nghĩa thiết thực với cộng đồng nhân sinh, và thực chứng là những tác phẩm Nôm, trong văn thơ Nôm thời Hồng Đức cũng như hệ tư tưởng của họ trong văn bản Hán.
Từ thời Trung hưng về sau, văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ. Nhận định giai đoạn này, Phó giáo sư Trịnh Khắc Mạnh trong bài viết Hội Nghị Quốc tế về chữ Nôm năm 2006 nhấn mạnh: “Các triều đại nhà nước phong kiến ở Việt Nam phát triển lúc thịnh lúc suy; nhưng văn học Việt Nam nói chung và văn học chữ Nôm nói riêng, lại có sự phát triển mạnh mẽ. Nhiều điểm mới trong sáng tác văn học nghệ thuật được hình thành về cả giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật. Văn học chữ Nôm phát triển toàn diện về chất lượng nội dung và số lượng tác phẩm”.
Không chỉ văn nhân sĩ đại phu trong sáng tác văn học chữ Nôm với hệ tư tưởng Phật giáo, mà các nhà sư, nữ sĩ cũng tham gia văn đàn, khiến cho bộ mặt văn học nghệ thuật Văn học Phật giáo bằng chữ Nôm đa dạng về trong thể hiện. Sau khi truyền vào đất Bắc, Phật giáo Lâm Tế Đại Việt phát triển mạnh mẽ, kinh sách được chuyển từ Trung Quốc về và được diễn Nôm cho dễ hiểu, dễ đọc. Điều đó dẫn đến những tác phẩm Nôm đặc sắc của giới Tăng ni cũng như văn nhân sĩ phu. Phật Thuyết phụ mẫu ân trọng kinh, cùng các kinh sách diễn âm của Hương hải Thiền sư là những thành quả rất cao trong biên dịch kinh kệ ra chữ Nôm. Hương Hải đã biên dịch Nôm các kinh sách như Sự lí dung thông, A di đà diễn âm, Kinh Kim cương diễn âm,…. Đồng thời, Hoàng thân quốc thích Lê triều cũng tham gia chốn thiền môn, giác ngộ lẽ chân như. Trần Thị Ngọc Am là vợ chúa Trịnh Tráng là trường hợp như thế khi bà theo Chuyết Chuyết tổ sư đắc pháp và viết 13 bài kệ truyền trong Chuyết Chuyết Thiền sư ngữ lục.
Dưới đây là bài kệ thứ 4:
Hựu kệ:
Tự tính chính sự ở trong lòng,
Phật vô Nam bắc lẫn Tây đông.
Dầu xa nghìn dặm cùng chăng có,
Di Đà phật tính chính ở lòng.
Chữ Nôm và sự nghiệp “Việt hóa” Phật giáo
Chữ Nôm và sự nghiệp Việt hóa Phật giáo (Phần II)
Phong Phạm Tuấn
Là một trong hai chữ viết chính của thời đại phong kiến Việt Nam, chữ Nôm có vai trò quan trọng trong hình thành, phát triển và bảo lưu văn hoá; đồng thời thúc đẩy quá trình thuần thục văn hoá trong biến chuyển kinh tế từng giai kì và diễn dịch văn học Việt Nam. Quá trình đó, chữ Nôm có vai trò không nhỏ với việc truyền bá, bảo lưu văn hoá Phật giáo.Truyền thống Phật giáo với các kinh điển Nội điển chú trọng vào ngôn ngữ âm Hán. Trong thư tịch Thiền tông, âm Hán tạo nên sự hàm súc trong ngôn ngữ để nghe, suy nghĩ và hành động được những căn cơ gần với các tổ, bậc cổ đức để hướng đạo các thiền sinh sớm chứng ngộ vào cõi Phật-đà. Đạo Phật truyền vào đất Việt rất sớm không chỉ trên phương diện lễ nghi tư tưởng mà cả kinh sách nội điển. Kinh sách Phật giáo Đường Tống cũng như tông phái Thiền Tông truyền vào Đại Việt và hưng thịnh thời Lý Trần. Gắn liền với truyền thống nghìn năm phát triển dân tộc, người Việt đã tiếp thu chữ Hán để sáng tạo chữ Nôm và sử dụng trong cuộc sống đa chiều, đa diện của người Việt. Chữ Nôm đã đáp ứng được nhu cầu người Việt trên phương tiện chuyển tải cuộc sống tinh thần cả nghìn năm qua. Thiền Tông tu đạo trong văn - tư - tu không ngờ khi tiếp xúc văn hoá Việt đã được Nôm hoá thành Thiền tông Việt Nam.
Cũng như tại Trung Quốc, Phật giáo Thiền Lâm Tế phát triển mạnh và chú trọng ngữ lục, minh, kệ thì tại Việt Nam, sau khi du nhập, vẫn bảo nguyên cốt lõi là Lâm Tế, bên ngoài đã được bao bọc một lớp sơn mới Thiền Trúc Lâm. Một nghìn năm phát triển, không dừng lại trong kinh kệ và truyền thống văn hoá đất Việt, in đậm trong tín ngưỡng lễ nghi mà hệ thống thư tịch còn đến ngày nay cho thấy văn học Phật giáo viết bằng chữ Nôm rất phát triển.
Chữ Nôm gắn với truyền thống Phật giáo nghìn năm qua, thư tịch kinh điển hướng dẫn sự tu đạo cũng như truyền bá tư tưởng, tín ngưỡng. Văn học chữ Nôm Phật giáo có ý nghĩa thiết thực với cuộc sống người Việt. Như thế, Chữ Nôm đã mang vai trò to lớn của nó trong việc gìn giữ và phát huy văn hoá dân tộc, đặc biệt trong việc phát huy sự hữu ích của tông giáo Phật giáo.
Những thư tịch Phật giáo còn đến ngày nay rất nhiều, giai đoạn sớm thời Lý Trần chữ Nôm đã sớm xuất hiện trên văn bia, như bia chuông chùa Vân Bản: “Vân bản tự chung minh”, bia chùa Báo Ân “Chúc Thánh Báo Ân tự bi” khoảng cuối thế kỉ 12 đầu 13; “Báo Ân thiền tự bi kí”…. bắt đầu cho thấy chữ Nôm đã được dùng trong văn bản tôn giáo, ghi chép ruộng Tam bảo. Đây là những tư liệu thành văn đầu tiên của ngôn ngữ chữ Nôm Việt Nam đến nay còn lại.
Thực tế cho thấy, văn học Việt Nam thời phong kiến, những tác phẩm còn đến ngày nay nhiều phần là tác phẩm Phật giáo, trong đó văn học chữ Nôm chiếm địa vị không nhỏ, và có ý nghĩa đặc biệt trong nghiên cứu văn hoá, ngôn ngữ người Việt. Cư Trần Lạc Đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, của Trần Nhân Tông, Vịnh Hoa Yên tự phútôi tin rằng ba bài văn Nôm kia thật của những tác giả mà bản khắc năm 1745 đã mách”, tức là chứng thực tác giả là Trần Nhân Tông, Huyền Quang. của Huyền Quang… là những bài thơ văn Nôm thời Trần còn đến ngày nay thể hiện người tu hành đã dùng văn Nôm để thể hiện tu chứng của bản thân hành giả trong quá trình tu tập. Sự giác ngộ được các vua Trần, hệ phái Tam tổ Trúc Lâm thể hiện mỗi người mỗi kiểu, nhưng vượt qua khả năng diễn đạt của ngôn ngữ Hán. Các tác phẩm này được khắc in lại năm 1745 tại chùa Liên Hoa (tức chùa Liên Phái ngày nay) mà học giả Hoàng Xuân Hãn khi nghiên cứu ba bài văn này đã nhận định “
Bài cư trần lạc đạo với 10 hội thể hiện Trần Nhân Tông trong quá trình tu tập chứng ngộ đạo pháp từng cung bậc, với văn phong hàm súc đầy chất trí tuệ và từ bi. Đây là một trong những văn bản cổ của văn chương của người Việt còn lưu giữ được. Trong đó cho thấy nhà thơ – nhà tu hành không dừng lại ở việc dẫn dụ con đuờng thành đạo mà hướng thượng bằng hệ thuyết tư tưởng Phật giáo. Tư tưởng Thiền chính là cuộc sống bình dị của con người tu hành đắc đạo. Truyền thống tu hành và phát dương Tông giáo của Thiền phái Trúc Lâm nối kết, xiển dương giáo pháp chứng ngộ trên hệ thống văn Nôm. Nhà thơ từ trong bụi bặm mà vui với đạo, thể hiện tinh thần nhập thế, tự tính giác ngộ lẽ chân như:
Mình ngồi thành thị.
Nết dụng sơn lâm.
Muôn nghiệp lặng, an nhàn thể tính.
Nửa ngày rồi tự tại thân tâm. …
(Câu 1 – 4, hội 1, Cư trần lạc đạo phú)
Từng bước bóc tách để lộ bản lai chân diện lục của tự thân hành giả trên con đường tu tập:
Giữ tính lặng thì tính mới yên. Nén được sự nghĩ lầm thì lòng không sai
Quên cái thân giả đối thì thực tướng sáng bền. Diệt hết lòng tham, lòng giận, thì hiểu rõ lòng mầu nhiệm
Tịnh độ ở trong lòng sạch của mình nếu giữ được lòng yên lặng; mình đã có Phật tính rồi. (câu 15 - 22, hội 2, Cư Trần lạc đạo phú)
Đến Đệ tam tổ Huyền Quang qua bài phú vịnh chùa Hoa Yên thì người tu hành trên đỉnh non Yên Tử đã đi từ con đường thực tại của thầy để rồi giác ngộ thực thể của tự thân giữa nội cảnh và ngoại vi, thấy rõ chân như bản tính. Buông niềm trần tục
Náu tới Vân Yên
Chim thuỵ dõi tiếng ca chim thuỵ
Gió tiên đưa đôi bước thần tiên
(Câu 1 – 4, Vịnh hoa Yên tự phú)
Để rồi kết kệ:
Rũ không thay thảy áng phồn hoa
Lấy chốn thiền lâm làm cửa nhà
Khuya sớm sang chong đèn bát nhã
Hôm mai rửa sạch nước Ma ha
Lòng thiền vằng vặc trăng soi giại
Thế sự hiu hiu gió thổi qua
Cốc được tính ta nên Bụt thật
Ngại chi non nước cảnh đường xa.
Đặc biệt trong các bài phú của Thiền Trúc Lâm các tổ đã sử dụng hình thức kết thúc cho mỗi bài phú một bài kệ, đây là sự đúc kết nội dung và sở chứng của người tu hành mà sự biểu đạt chỉ là hình thức ngoại vi. Đệ nhất tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông nhấn mạnh ở lẽ “bình thường tâm thị đạo” của truyền thống tông giáo. Đấy là việc ở trong cảnh bụi trần mà không nhuốm tục:
Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên
Cơ tắc xan hề khốn tác miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền
(Ở trong đời vui với đạo tuỳ theo duyên gặp,
Đói thì ăn, khát thì uống, khó khăn thì ngủ.
Trong nhà có của báu cần gì đi tìm ở đâu,
Trước cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền.)
Sau thời Lý Trần, Phật giáo từng bước suy thoái và dần dần chuyển vào địa hạt dân gian, đây cũng chính là bước chuyển biến mới. Sự kết hợp Nho Phật Lão sinh ra tín ngưỡng bản địa thêm phong phú. Thiên tai và nhân họa trải qua, các trác phẩm của thời đại Lý Trần đến nay còn không nhiều, trong đó những tác phẩm Nôm có giá trị học thuật cao, mà thời sau ngôn ngữ và tư tưởng không đạt được đến như thế. Một thời đại mấy trăm năm, văn chương tồn tại đến ngày nay phần nhiều là tác phẩm Phật giáo, hoặc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm nhưng rất có giá trị học thuật và ý nghĩa lịch sử.
Nhận định về văn học Phật giáo Lý Trần nói chung và Văn học chữ Nôm thời kì này nói riêng, Giáo sư Vu Tại Chiếu - Đại học Trịnh Châu – Trung Quốc phát biểu rằng: “Trên văn đàn Việt nam thế kỉ X – XII, các nhà sư là lực lượng nòng cốt sáng tác thơ văn… Hầu như tất cả tác phẩm chữ Nôm trong thời kì ban đầu của văn học chữ Nôm bây giờ vẫn giữ được đều là do các đại sư Phật học sáng tác”. Đây là một nhận định khách quan và đúng đắn khi nhìn nhận về văn học Phật giáo Lý Trần. Trong Lịch sử Văn học Việt Nam thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XVIII, chủ biên bởi Giáo sư Đinh Gia Khánh cũng nhận định: “Cho đến nay chúng ta vẫn chưa thấy được một tác phẩm Nôm chắc chắn thuộc đời Trần mà lại không phải là của nhà chùa”.
Sau thuộc Minh, Phật giáo dần dần chuyển hoá và từng bước phát triển theo chiều rộng, tông phái đứt đoạn nhưng cội rễ thêm sâu trong lòng văn hoá dân tộc. Lê sơ thịnh trị Nho giáo nhưng Phật giáo vẫn chiếm những địa vị trong văn đàn. Nói một cách khác, Nho giáo độc tôn về chính trị, nhưng mặt tư tưởng thì chuyển hoà trong Tam giáo. Đây cũng chính là mối ràng buộc về tư tưởng trong các triều đại Việt Nam. Thời thịnh trị Lê Thánh Tông đã viết “Thập giới cô hồn quốc ngữ văn” chép trong sách Thiên Nam dư hạ tập, cho thấy sự thấm nhuần tư tưởng Phật học của vị vua Nho giáo này. Hiện nay, các học giả từng bước bóc tách rằng: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và nhiều nhà văn nhà thơ giai đoạn Lê Sơ đều thấm nhuần tư tưởng Tam giáo. Trong đó Phật giáo có ý nghĩa thiết thực với cộng đồng nhân sinh, và thực chứng là những tác phẩm Nôm, trong văn thơ Nôm thời Hồng Đức cũng như hệ tư tưởng của họ trong văn bản Hán.
Từ thời Trung hưng về sau, văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ. Nhận định giai đoạn này, Phó giáo sư Trịnh Khắc Mạnh trong bài viết Hội Nghị Quốc tế về chữ Nôm năm 2006 nhấn mạnh: “Các triều đại nhà nước phong kiến ở Việt Nam phát triển lúc thịnh lúc suy; nhưng văn học Việt Nam nói chung và văn học chữ Nôm nói riêng, lại có sự phát triển mạnh mẽ. Nhiều điểm mới trong sáng tác văn học nghệ thuật được hình thành về cả giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật. Văn học chữ Nôm phát triển toàn diện về chất lượng nội dung và số lượng tác phẩm”.
Không chỉ văn nhân sĩ đại phu trong sáng tác văn học chữ Nôm với hệ tư tưởng Phật giáo, mà các nhà sư, nữ sĩ cũng tham gia văn đàn, khiến cho bộ mặt văn học nghệ thuật Văn học Phật giáo bằng chữ Nôm đa dạng về trong thể hiện. Sau khi truyền vào đất Bắc, Phật giáo Lâm Tế Đại Việt phát triển mạnh mẽ, kinh sách được chuyển từ Trung Quốc về và được diễn Nôm cho dễ hiểu, dễ đọc. Điều đó dẫn đến những tác phẩm Nôm đặc sắc của giới Tăng ni cũng như văn nhân sĩ phu. Phật Thuyết phụ mẫu ân trọng kinh, cùng các kinh sách diễn âm của Hương hải Thiền sư là những thành quả rất cao trong biên dịch kinh kệ ra chữ Nôm. Hương Hải đã biên dịch Nôm các kinh sách như Sự lí dung thông, A di đà diễn âm, Kinh Kim cương diễn âm,…. Đồng thời, Hoàng thân quốc thích Lê triều cũng tham gia chốn thiền môn, giác ngộ lẽ chân như. Trần Thị Ngọc Am là vợ chúa Trịnh Tráng là trường hợp như thế khi bà theo Chuyết Chuyết tổ sư đắc pháp và viết 13 bài kệ truyền trong Chuyết Chuyết Thiền sư ngữ lục.
Dưới đây là bài kệ thứ 4:
Hựu kệ:
Tự tính chính sự ở trong lòng,
Phật vô Nam bắc lẫn Tây đông.
Dầu xa nghìn dặm cùng chăng có,
Di Đà phật tính chính ở lòng.