Pháp
môn tịnh độ có ba kinh một luận, pháp tu hành có bốn pháp, trong đó có pháp
trì danh niệm Phật, pháp này được hình thành dựa trên cơ sở bốn mươi tám lời nguyện của đức
Phật A Di Đà khi còn tu nhân hiệu là Pháp Tạng tỳ kheo. Đặc biệt lời nguyện thứ
mười tám, mười chín, và mười là ba lời nguyện mà hành giả tịnh đô ngày đêm nên
luôn ghi khắc trong lòng.
Ðiều
nguyện thứ mười tám: Nếu con
được thành Phật, mà chúng sinh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sinh
về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng
trụ ở ngôi Chính giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê chính pháp.
Ðiều
nguyện thứ mười chín: Nếu
con được thành Phật, mà chúng sinh mười phương phát tâm Bồ Ðề, tu các công đức,
dốc lòng phát nguyện, muốn sinh về cõi nước con, tới khi thọ chung, mà con
chẳng cùng đại chúng hiện ra chung quanh trước mặt người ấy, thì con chẳng trụ
ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ hai mươi: Nếu con
được thành Phật, mà chúng sinh trong mười phương nghe danh hiệu của con, để
lòng nhớ nghĩ đến nước con, tu trồng các công đức, dốc lòng hồi hướng, cầu sinh
về cõi nước con mà không được vừa lòng, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Bốn Mươi Tám Lời Nguyện
Của Đức Phật A Di Đà
1/ Văn Suôi (Trích Kinh Vô Lượng Thọ)
Hán dịch: Pháp Sư Khang Tăng Khải
Dịch
giả: Hòa thượng Thích Tuệ Ðăng)
Ðiều
nguyện thứ nhất: Nếu con
được thành Phật mà trong cõi nước con còn có địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, thì
con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ hai: Nếu con được
thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con sau khi thọ chung, còn phải sa
vào đường dữ, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ ba: Nếu con được
thành Phật, mà tất cả Trời, Người trong cõi nước con thân không giống màu vàng
y, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ tư: Nếu con được
thành Phật, mà tất cả Trời, Người trong cõi nước con thân hình còn có kẻ đẹp,
người xấu thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ năm: Nếu con được
thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con không biết rõ túc mệnh của mình
và những việc đã xảy ra trong trăm ngàn ức na do tha các cõi Phật, thì con
chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ sáu: Nếu con được
thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con, không được phép Thiên nhãn, cho
đến không thấy rõ trăm ngàn ức na do tha các cõi Phật, thì con chẳng trụ ở ngôi
Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ bảy: Nếu con được
thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con không được phép Thiên nhãn, không
được nghe và thọ trì hết thảy lời thuyết pháp của trăm ngàn ức na do tha các
Ðức Phật, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ tám: Nếu con được
thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con, không được thấy tâm trí kẻ khác,
cho đến không biết rõ tâm niệm của hết thảy chúng sinh trong trăm ngàn ức na do
tha các cõi Phật, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ chín: Nếu con
được thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con, không được phép thần túc,
trong một khoảng một niệm, cho đến không vượt qua được trăm ngàn ức na do tha
các cõi Phật thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ mười: Nếu con
được thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con, còn có ý niệm tham chấp
thân hình, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ mười một: Nếu con
được thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con, không trụ vào chính định và
chứng quả Niết Bàn, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ mười hai: Nếu con
được thành Phật, mà ánh sáng còn có hạn lượng, không soi thấu được trăm ngàn ức
na do tha các cõi Phật, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ mười ba: Nếu con
được thành Phật, mà thọ mệnh còn có hạn lượng, chỉ được trăm ngàn ức na do tha
kiếp, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ mười bốn: Nếu con
được thành Phật, mà hàng Thanh Văn trong cõi nước con, còn có thể tính đếm được
và chúng sinh trong ba ngàn Ðại thiên thế giới ở trong trăm ngàn kiếp thành bậc
Duyên Giác hết, rồi tính đếm mà biết được số đó là bao nhiêu, thì con chẳng trụ
ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ mười lăm: Nếu con
được thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con, thọ mệnh còn có hạn lượng,
trừ phi những bản nguyện riêng của họ, muốn dài, ngắn đều được tự tại. Nếu
không được như vậy, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ mười sáu: Nếu con
được thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con, còn có ai nghe thấy tiếng
chẳng lành, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ mười bảy: Nếu con
được thành Phật, mà vô lượng chư Phật ở mười phương thế giới không ngợi khen
danh hiệu của con, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ mười tám: Nếu con
được thành Phật, mà chúng sinh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sinh
về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng
trụ ở ngôi Chính giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê chính pháp.
Ðiều
nguyện thứ mười chín: Nếu
con được thành Phật, mà chúng sinh mười phương phát tâm Bồ Ðề, tu các công đức,
dốc lòng phát nguyện, muốn sinh về cõi nước con, tới khi thọ chung, mà con
chẳng cùng đại chúng hiện ra chung quanh trước mặt người ấy, thì con chẳng trụ
ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ hai mươi: Nếu con
được thành Phật, mà chúng sinh trong mười phương nghe danh hiệu của con, để
lòng nhớ nghĩ đến nước con, tu trồng các công đức, dốc lòng hồi hướng, cầu sinh
về cõi nước con mà không được vừa lòng, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ hai mươi mốt: Nếu
con được thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước con, chẳng được đầy đủ ba
mươi hai tướng của bậc Ðại nhân, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ hai mươi hai: Nếu
con được thành Phật, hết thảy chúng Bồ Tát ở cõi Phật phương khác sinh về cõi
nước con, sau đó sẽ tới bậc Nhất Sinh Bổ Xứ, trừ bản nguyện riêng của mỗi vị tự
tại hóa hiện, vì thương xót chúng sinh mà rộng lớn, bền chắc như áo giáp, tu
các công đức, độ thoát hết thảy, rồi khắp các cõi Phật, tu hạnh Bồ Tát và cúng
dường mười phương chư Phật, khai hóa vô số chúng sinh, khiến lập nên đạo Vô
Thượng Chính Giác.
Ðiều
nguyện thứ hai mươi ba: Nếu
con được thành Phật, mà các Bồ Tát trong cõi nước con, nương sức thần của Phật
đi cúng dường các Ðức Phật trong khoảng thời gian một bữa ăn, mà không tới được
vô số, vô lượng ức na do tha các cõi Phật, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ hai mươi bốn: Nếu
con được thành Phật, mà các Bồ Tát trong cõi nước con, ở trước chư Phật, hiện
ra công đức, muốn có muôn vàn vật dụng để cúng dường. Nếu không được như ý, thì
con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ hai mươi lăm: Nếu
con được thành Phật, mà các Bồ Tát trong cõi nước con, không diễn thuyết được
Nhất Thiết Trí, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ hai mươi sáu: Nếu
con được thành Phật, các Bồ Tát trong cõi nước con, không được thân Kim Cương
Na La Diên, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác.
Ðiều
nguyện thứ hai mươi bảy: Nếu
con được thành Phật, mà Trời, Người trong cõi nước, cùng tất cả muôn vật không
có hình sắc tốt đẹp, không thể tính lường, và hết thảy chúng sinh cho đến bậc
đã được phép Thiên nhãn, mà không nói được rõ ràng danh số, thì con chẳng trụ ở
ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ hai mươi tám: Nếu
con được thành Phật, mà các Bồ Tát trong cõi nước con, cho đến kẻ có ít công
đức nhất, không thấy được ánh sáng muôn mầu của cây Bồ Ðề cao bốn trăm vạn do
tuần, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ hai mươi chín:Nếu con được thành Phật, mà các Bồ Tát trong cõi nước con, thụ trì, đọc tụng,
giảng thuyết Kinh pháp, mà không được trí tuệ biện tài, thì con chẳng trụ ở
ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ ba mươi: Nếu con
được thành Phật, mà trí tuệ biện tài của các Bồ Tát trong cõi nước con còn có
hạn lượng, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ ba mươi mốt: Nếu
con được thành Phật, thì cõi nước con thanh tịnh, soi thấy tất cả vô lượng, vô
số thế giới chư Phật ở mười phương không thể nghĩ bàn, như tấm gương sáng thấy
được hình dạng mặt mày của mình. Nếu không được như vậy, thì con chẳng trụ ở
ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ ba mươi hai: Nếu
con được thành Phật, trong cõi nước con, từ mặt đất đến hư không, cung điện,
lâu đài, hồ ao, cây cỏ và muôn hoa đều được tạo nên bằng vô lượng của báu hòa
lẫn với ngàn thứ hương thơm. Tất cả đều xinh đẹp lạ lùng hơn cả cõi Trời và cõi
Người. Hương thơm của muôn vật tỏa ra ngào ngạt khắp mười phương thế giới. Bồ
tát ở các nơi ngửi hương thơm ấy đều tu theo hạnh của Phật. Nếu không được như
thế, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ ba mươi ba: Nếu
con được thành Phật, chúng sinh trong vô lượng thế giới chư Phật mười phương
không thể nghĩ bàn, đều nhờ ánh quang minh của con chạm đến thân họ, khiến thân
được nhẹ nhàng hơn cả Trời và Người. Nếu không được như thế, thì con chẳng trụ
ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ ba mươi bốn: Nếu
con được thành Phật, mà chúng sinh trong vô lượng thế giới chư Phật mười phương
không thể nghĩ bàn, nghe danh hiệu của con mà không được pháp Vô Sinh Pháp Nhẫn
và các môn thâm tổng trì của bậc Bồ Tát, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ ba mươi lăm: Nếu
con được thành Phật, mà nữ nhân trong vô lượng thế giới chư Phật mười phương
không thể nghĩ bàn, nghe danh hiệu con đều vui mừng, phát tâm Bồ Ðề, chán ghét
thân gái. Sau khi mệnh chung mà còn phải làm thân nữ nhân nữa, thì con chẳng
trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ ba mươi sáu: Nếu
con được thành Phật, mà các Bồ Tát trong vô lượng thế giới chư Phật mười phương
không thể nghĩ bàn, nghe danh hiệu con, sau khi thọ chung, thường tu phạm hạnh
cho đến khi thành Phật. Nếu không được như thế, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính
giác.
Ðiều
nguyện thứ ba mươi bảy: Nếu
con được thành Phật, mà Trời và Người trong cõi vô lượng thế giới chư Phật mười
phương không thể nghĩ bàn, nghe danh hiệu con, cúi đầu đảnh lễ, năm vóc gieo
xuống đất, vui mừng tu hạnh Bồ Tát, được hầu hết Trời và Người kính trọng. Nếu
không được như thế, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ ba mươi tám: Nếu
con được thành Phật, mà Trời và Người trong cõi nước con, muốn có y phục, thì y
phục tốt đẹp tùy theo tâm niệm của họ tự nhiên hiện ra trên mình họ. Nếu còn
phải cắt may, nhuộm, giặt thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ ba mươi chín: Nếu
con được thành Phật, mà Trời và Người trong cõi nước con, không được sự hưởng
thụ vui sướng bằng vị Tỳ Kheo đã dứt hết mọi phiền não thì con chẳng trụ ở ngôi
Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ bốn mươi: Nếu con
được thành Phật, mà các Bồ Tát trong cõi nước con, tùy ý muốn thấy vô lượng thế
giới trang nghiêm thanh tịnh của chư Phật ở mười phương đều được như nguyện.
Chẳng hạn, nhìn trong cây báu thấy rõ hết cả, như nhìn vào tấm gương sáng thấy
rõ nhân diện. Nếu không được như thế, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ bốn mươi mốt: Nếu
con được thành Phật, mà các chúng Bồ Tát ở thế giới khác nghe danh hiệu con, từ
đó đến khi thành Phật, mà các sắc căn còn thiếu kém, thì con chẳng trụ ở ngôi
Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ bốn mươi hai: Nếu
con được thành Phật, mà các Bồ Tát ở thế giới phương khác, nghe danh hiệu con,
đều được chính định giải thoát thanh tịnh; rồi trụ vào chính định đó trong
khoảng một ý niệm cúng dường vô lượng chư Phật Thế Tôn chẳng thể nghĩ bàn, mà
vẫn không mất chính định. Nếu không được như thế, thì con chẳng trụ ở ngôi
Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ bốn mươi ba: Nếu
con được thành Phật, mà các Bồ Tát ở thế giới phương khác, nghe danh hiệu con
sau khi mệnh chung, thác sinh vào nhà tôn quý. Nếu không được như thế, thì con
chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ bốn mươi tư: Nếu
con được thành Phật, mà các Bồ Tát ở thế giới phương khác, nghe danh hiệu con
vui mừng hớn hở, tu hạnh Bồ Tát, trọn đủ công đức. Nếu không được như thế, thì
con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ bốn mươi lăm: Nếu
con được thành Phật, mà các Bồ Tát ở thế giới phương khác, nghe danh hiệu con
đều được Phổ Ðẳng tam muội, rồi trụ vào tam muội đó cho đến khi thành Phật,
thường được thấy chư Phật chẳng thể nghĩ bàn. Nếu không được như thế, thì con
chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ bốn mươi sáu: Nếu
con được thành Phật, mà các Bồ Tát trong cõi nước con, muốn nghe pháp gì, đều
theo chí nguyện mình, tự nhiên được nghe. Nếu không được như thế, thì con chẳng
trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ bốn mươi bảy: Nếu
con được thành Phật, mà các Bồ Tát ở thế giới phương khác, nghe danh hiệu con
mà chẳng tới được bậc Bất thoái chuyển, thì con chẳng trụ ở ngôi Chính giác.
Ðiều
nguyện thứ bốn mươi tám: Nếu
con được thành Phật, mà các Bồ Tát ở phương khác, nghe danh hiệu con mà chẳng
tới ngay được ba đức nhẫn: Âm hưởng nhẫn, Nhu thuần nhẫn và Vô sinh pháp nhẫn.
Ðối với các pháp của Phật mà không chứng được bậc Bất thoái chuyển, thì con
chẳng trụ ở ngôi Chính giác.(Luy Lâu sửa)
Văn Vần (Của Thượng Tọa Thích
Minh Phát Dịch, 1995)
Hàng ngày tụng Di Đà kinh sám,
Thấy rõ ràng bốn tám lời Nguyền,
Độ người khỏi chốn nhơn thiên,
Đem về Cực lạc phước duyên hưởng nhờ
Muốn đặng tỏ căn nguyên dường đó,
Con cầu Thầy chỉ rõ mọi đường.
Nay con hiệp lại một chương,
Hiến cho các bạn cùng đường tới nơi.
Suy tính lại từ đời quá khứ,
Phật hiệu là Thế Tự Tại Vương.
Bốn mươi hai kiếp náu nương,
Ở nơi trần thế mở đường độ sanh,
Cũng thuở ấy tại thành Phật trụ,
Một đại vương quốc độ rộng xa,
Tên Ngài là Kiều Thi Ca,
Ấy là tiền kiếp Di Đà Pháp Vương.
Tới chầu Phật nghe thường Pháp Chánh,
Chẳng bao lâu chơn tánh phát minh.
Ngôi vua sự nghiệp kinh dinh,
Thảy đều bố thí tự mình xuất gia.
Phật tự tại lợi tha truyền mạng,
Đặt hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo.
Bồ đề hột giống vừa gieo,
Trổ sanh trí huệ với nhiều dõng tâm.
Một bữa nọ thân lâm Phật bệ,
Quanh ba vòng đảnh lễ Như Lai.
Lạy rồi, quì gối chấp tay,
Xin Ngài chứng chiếu lòng ngay sở cầu
Như con đặng phước sau thành Phật,
Xin chứng minh tứ thập bát nguyền.
Nguyền nào cũng đặng châu viên,
Nếu như thiếu sót con liền chẳng tranh,
NGUYỀN THỨ NHẤT, con thành Phật được.
Ban cho con một nước tịnh thanh.
Ngục hình ngã quỉ, súc sanh,
Thảy đều chẳng có sanh thành nơi đây.
NGUYỀN THỨ HAI, nước này tịnh giới,
Đàn bà cùng con gái tịch nhiên.
Những người trong các nhơn, thiên,
Cùng loại cầm thú cần chuyên tu hành.
Thảy đều đặng hoá sanh thọ cảm,
Thất bửu trì cửu phẩm liên hoa.
NGUYỀNTHỨ BA, dân chúng Phật Đà,
Khi cần ăn uống, hoá ra sẵn sàng.
Bát thất bửu, bỉ bàng đựng lắm,
Trăm món ngon khỏi sắm ở đâu.
Ăn rồi khí dụng liền thâu,
Không cần phải rửa, phải lau nhọc nhằn.
NGUYỀN THỨ TƯ, nhân dân trong nước,
Muốn áo quần, khăn, lược, mão, giày,
Thảy đều hoá đủ sẵn bày,
Khỏi mua khỏi giặt, khỏi may cực lòng.
NGUYỀN THỨ NĂM, giáp vòng địa lợi,
Từ đất bằng lên tới hư không.
Thảy đều lầu các điện cung,
Cùng là cây trái ao sông cửa nhà.
Các thứ ấy đều là trân bửu,
Cùng bá thiên hoa báu hương thơm.
Hợp nhau thành tạo kết đơm,
Trau dồi trang sức, cho làm phiền ba.
Mùi hương ấy xông ra khắp đủ,
Cả mười phương hưởng thụ cấp kỳ.
Chúng sanh hạnh Nguyện chuyên trì,
Tin và tưởng Phật, đến thì vãng sanh.
NGUYỀN THỨ SÁU, dân lành quốc độ.
Thương kính nhau quí tợ ruột rà.
Không lời qua lại bất hoà,
Không ganh không ghét, sanh ra tranh giành.
NGUYỀN THỨ BẢY, dân sanh trong nước,
Không có lòng uế trược dâm ô.
Cũng không có tánh tục thô,
Cùng là nóng giận, hồ đồ, ngu si,
NGUYỀN THỨ TÁM, chuyên trì thiện niệm,
Cứ đường ngay, tiệm tiệm lướt đi.
Nếu ai muốn nói chuyện gì,
Người kia hiểu ý tức thì khỏi phân.
NGUYỀN THỨ CHÍN, chúng dân từ thiện,
Tai chẳng nghe những chuyện không lành.
Có đâu sự ác tự hành,
Mấy điều nghiệp chướng đã thành vô danh.
NGUYỀN THỨ MƯỜI, chúng sanh đều ví,
Huyễn thân là mộng mị mà thôi
Vậy nên lòng chẳng nhiễm đời,
Tánh không tham muốn, khắp nơi vui cười.
NGUYỀN MƯỜI MỘT, tiên, người, tuy khác
Hình dung đồng một sắc vàng y.
Mặt mày nghiêm chỉnh phương phi,
Trong ngần, đẹp đẽ, không chi ví dường.
NGUYỀN MƯỜI HAI, mười phương thế giới,
Thiên, nhơn, cùng các loài súc sanh.
Hoá thân về cõi lạc thành,
Chứng ngôi duyên giác thinh danh dĩ đồng,
Ngồi Thiền toạ, chăm lòng tịch tịnh,
Hiệp cùng nhau suy tính tuổi điều.
Chẳng hề biết đặng bao nhiêu
Ngàn, muôn, ức kiếp số nhiều khó phân.
NGUYỀN MƯỜI BA, thiên, nhơn, trên giải.
Hiệp cùng nhau đếm mãi dân cư.
Không hề rõ biết số dư,
Tại An Dưỡng Quốc nhiều như cát Hằng.
NGUYỀN MƯỜI BỐN, dân hằng quốc độ,
Thảy thảy đồng trường thọ miên miên.
Không sao biết đặng số niên,
Sống lâu vô lượng, vô biên kiếp đời.
NGUYỀN MƯỜI LĂM, dân thời thanh tịnh,
Trụ vào ngôi chí tánh tự nhiên.
Ly chư loạn tưởng đảo điên,
Xa lìa phân biệt chứng duyên Niết Bàn.
NGUYỀN MƯỜI SÁU, Lạc bang dân chúng,
Vui vẻ mà thọ dụng đủ điều.
Thảy đồng với các Tỳ kheo,
Chứng phần Vô Lậu chẳng theo sự đời.
NGUYỀN MƯỜI BẢY, khi con thành Phật.
Sẽ giảng kinh thuyết thật độ sanh.
Làm cho sở Nguyện đắc thành,
Công con giảng đạo trọn lành hơn ai.
NGUYỀN MƯỜI TÁM, hoá thai cõi dục.
Người người đều đắc Túc Mạng thông.
Biết hồi tiền kiếp xa trông,
Hằng hà sa kiếp biết đồng kim sanh.
NGUYỀN MƯỜI CHÍN, chúng sanh vạn vạn,
Đều đặng rồi thiên nhãn tịnh quang.
Thấy toàn vũ trụ mười phương.
Trăm ngàn muôn ức thế gian cũng tường.
NGUYỀN HAI MƯƠI, Tây phương dân chúng,
Thiên Nhĩ Thông sử dụng nghe xa.
Những lời phát Nguyền bủa ra.
Của trăm ngàn ức Phật Đà khẩu tuyên.
NGUYỀN HAI MỐT, nhơn thiên trong nước
Tha Tâm Thông biết được chẳng sai,
Những điều tâm niệm mỗi loài,
Muôn ngàn thế giới cầu ngoài biết linh,
NGUYỀN HAI HAI, chúng sanh quốc độ,
Thần Túc Thông tỉnh ngộ đã rồi.
Bao hàm thế giới nơi nơi,
Vượt qua khỏi hết nhất thời hơn bay.
NGUYỀN HAI BA, con nay thành Phật,
Danh hiệu con tỏ thật mười phương.
Phật và đại chúng tán dương,
Dân con qui phục dựa nương con hoài.
Thiên, nhơn với các loài thú vật,
Niệm danh con cho thật chí thành.
Sanh lòng vui vẻ hiền lành,
Lâm chung sẽ đặng hoá sanh sen vàng.
NGUYỀN HAI BỐN, ánh quang minh chiếu,
Nơi đầu con tuyệt diệu rõ ràng.
Mặt trời cùng ánh mặt trăng,
Tuy là sáng tỏ chẳng bằng Phật quang.
NGUYỀN HAI LĂM, hào quang con chói,
Khắp cùng nơi ngõ tối khúc quanh
Thiên, nhơn cùng các súc sanh,
Thấy liền đặng khởi lòng thành qui y.
NGUYỀN HAI SÁU, bất kỳ nhơn, thú,
Trong thập phương vũ trụ vân vân.
Nhờ hào quang chiếu đến thân,
Từ hoà tâm tánh hơn dân cõi trời.
NGUYỀN HAI BẢY, Tiên, Người, phát ý
Tâm Bồ đề trì trí gái trai.
Lục Ba La Mật quảng khai,
Làm nhiều công đức chẳng sai một thì,
Khi thọ mạng chí kỳ viên mãn,
Có con và các hạng Tăng lành.
Phóng quang tiếp dẫn vãng sanh,
Đặng làm Bồ tát tại thành Lạc bang.
NGUYỀN HAI TÁM, Thiên, Nhơn vũ trụ,
Nghe danh con sắm đủ bỉ bàng,
Hương hoa đăng chúc huy hoàng,
Tràng phan, bảo cái cúng dàng Như Lai.
Tạo Tháp, Tự, trì trai thanh tịnh,
Làm việc lành tâm định tưởng con.
Tưởng luôn trọn một ngày thôi,
Chắc là sẽ đặng nước con rước liền.
NGUYỀN HAI CHÍN, Nhơn, Thiên mười cõi,
Nếu dốc lòng ra khỏi bến mê.
Hiệu con thập niệm chuyên bề,
Lâm chung sẽ đặng sanh về Lạc bang
Trừ những kẻ hung tàn hỗn tạp,
Cùng những người Phật pháp dễ khinh
Ai mang tội ấy vào mình,
A Tỳ địa ngục thọ hình chung thân.
NGUYỀN BA MƯƠI, Thiên, Nhơn cầm thú
Trong thập phương vũ trụ khôn lường.
Trước đà tạo tội thường thường
Sau nghe danh Phật tỏ tường cung khai.
Cầu sám hối, trì trai, giới sát,
Nguyền làm lành nước Phật mong sanh.
Lâm chung sẽ đặng công lành.
Khỏi tam đồ khổ hoá sanh liên đài.
NGUYỀN BA MỐT, Tiên, Người mười cảnh,
Nghe danh con đảnh lễ theo về.
Vui mà tu hạnh Bồ đề,
Người người cung kính, kiêng nề tán dương
NGUYỀN BA HAI, thập phương thế giới,
Những đàn bà con gái chán đời.
Phát tâm tín niệm danh con,
Thân sau thay đổi không còn nữ nhơn.
NGUYỀN BA BA, chúng dân mới tới,
Qủa vô sanh bất thối chứng liền
Lại còn quả Phật đoàn viên,
Ngoại trừ những vị bổn nguyền độ sanh
Con sẽ giúp cho thành sở mộ.
Tới tha phương tế độ hàm linh.
Hạnh tu Bồ tát rất tinh,
Lại còn thấy sức oai linh hộ truyền.
Cho người ấy tinh chuyên tiến bộ,
Các chúng sanh tín thọ giữ truyền
Bồ đề, tịch diệt, Phổ Hiền,
Tấn thêm Tối thắng cần chuyên thi hành.
NGUYỀN BA BỐN, dân lành trong nước
Độ chúng sanh sau trước các phương.
Sở nguyền sẽ đặng bỉ bàng,
bao nhiêu ác nghiệp ba đường khỏi mang.
NGUYỀN BA LĂM, các hàng Bồ tát
Muốn cúng dường chư Phật đâu đâu
Hương hoa, anh lạc, trân châu.
Liền đi khắp đủ vừa hầu bữa ăn.
NGUYỀN BA SÁU, muôn ngàn báu vật
Muốn cúng dường chư Phật Thánh Hiền,
Ước ra thì có đủ liền,
Cúng dâng khắp cả về miền chưa trưa.
NGUYỀN BA BẢY, ai vừa đọc tụng,
Hoặc thọ trì phụng cúng chư kinh,
Đặng tài biện luận thông minh,
Lại thêm Bát Nhã, trí lành cao siêu.
NGUYỀN BA TÁM, giảng điều pháp lý,
Đủ viên thông đầy trí huệ tâm
Những lời bày giải nguyên âm
Nghĩa kinh vi diệu cao thâm đều cùng.
NGUYỀN BA CHÍN, quốc trung Bồ tát,
Thảy thảy đồng dõng bạt kiên cần.
Mỗi người đều đặng kim thân,
Ba hai tướng tốt đủ phân sắc màu.
Thuyết các Pháp gồm thâu đạo Phật,
Cũng in như chư Phật đương thời.
NGUYỀN BỐN MƯƠI, đất nước của con.
Thiệt là tinh sạch chiếu soi khắp hầu.
Chư Bồ tát ví dầu muốn thấy,
Cõi Phật nào nghiêm bất như hà.
Dòm trong bửu thọ hiện ra,
Cảnh nào Phật nấy như là soi gương.
NGUYỀN BỐN MỐT, mọi đường công đức,
Bồ tát nào chưa được hoàn toàn,
Đặng nghe, đặng thấy đạo tràng,
Bề cao cho đến bốn ngàn Na do.
NGUYỀN BỐN HAI, các đò nhật dụng,
Quốc độ con thiệt đúng tinh minh.
Chói ngời hình sắc đẹp sinh,
Dầu thiên nhãn chẳng nhìn hình đặng chi.
NGUYỀN BỐN BA, người gì trong nước.
Chỉ mong cầu nghe được Pháp, Kinh.
Tự nhiên sở Nguyện đắc thành,
Không chờ mời thỉnh thường tình thế gian.
NGUYỀN BỐN BỐN, Thinh Văn, Duyên Giác,
Trong nước con đều đắc oai thần.
Hào quang tỏ rạng vô ngần,
Biện tài thuyết pháp ngang phần Pháp Vương.
NGUYỀN BỐN LĂM, tha phương Bồ tát,
Nghe danh con tấn phát phụng hành
Thảy đều đặng pháp tịnh thanh,
Định thần giải thoát phước lành thưởng ban.
Như ai muốn cúng dàng Phật, Pháp
Trong một đời đi khắp hà sa.
Tuy là đường xá rất xa.
Định thân không lạc Thiền na chẳng lìa.
NGUYỀN BỐN SÁU, chư vì Bồ tát,
Ở tha phương nghe đạt danh con,
Quy y tinh tấn vừa rồi,
Định thần bình đẳng ban hồi chẳng ly
Đắc pháp Nhẫn đến khi chánh giác
Đặng thấy thương các bậc Như Lai.
NGUYỀN BỐN BẢY, là như vầy,
Tha phương Bồ tát về đầy nước con.
Tâm chí Nguyện đắc hồi bất nghị,
Chẳng thối lui địa vị cao siêu.
NGUYỀN BỐN TÁM, thật báu mầu.
Tha phương Bồ tát khấu đầu quy y.
Nhất, Nhị, Tam, Nhẫn Thiện Pháp Vương.
Pháp môn của Phật khôn lường,
Bao giờ cũng trụ thế thường chẳng thôi.
Khi Pháp Tạng Nguyện rồi đủ ngón
Cõi tam thiên sáu món rung rinh.
Hương hoa đổ xuống chật thành
Thinh không phát tiếng chắc thành Như lai.
Đức Di Đà khi Ngài thành Phật,
Đến ngày nay đặng thập kiếp trung.
Từ bi hỉ xả viên dung,
Độ người giải thoát số không xiết bàn
Như ai muốn Lạc bang sinh trưởng,
Hiệu Di ĐÀ niệm tưởng tinh chuyên,
Niệm cho diệt tội tiêu khiên,
Đắc nhiều phước đức nhơn duyên vẹn phần.
Khi lâm mạng an phần định tánh,
A Di Đà chúng Thánh hiện tiền.
Lòng không điên đảo chư duyên,
Đặng phần chánh tín về miềm Tây Phương.
tkl