23. Tương Ưng thiên, Kinh 847-858

23. TƯƠNG ƯNG THIÊN [1]

KINH 847. ĐÂU-SUẤT THIÊN [2]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Bốn trăm năm ở nhơn gian bằng một ngày một đêm trên cõi trời Đâu-suất-đà. [3] Ba mươi ngày như vậy là một tháng; mười hai tháng là một năm. Chư thiên Đâu-suất-đà thọ bốn nghìn năm. Kẻ phàm phu vì ngu si không học, sau khi mạng chung ở đó, sinh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đa văn Thánh đệ tử sau khi mạng chung ở đó không sinh vào trong địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

KINH 848. HÓA LẠC THIÊN [4]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tám trăm năm ở nhơn gian bằng một ngày một đêm trên cõi trời Hóa lạc. [5] Ba mươi ngày như vậy là một tháng; mười hai tháng là một năm. Chư thiên Hóa lạc thọ tám nghìn tuổi. Kẻ phàm phu vì ngu si không học, sau khi mạng chung ở đó, sinh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đa văn Thánh đêï tử sau khi mạng chung ở đó không sinh vào trong địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

KINH 849. THA HÓA TỰ TẠI THIÊN [6]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Sáu nghìn năm ở nhơn gian bằng một ngày một đêm trên cõi trời Tha hóa Tư tại. [7] Ba mươi ngày như vậy là một tháng; mười hai tháng là một năm. Chư thiên Tha hóa Tự tại thọ một vạn sáu nghìn năm. Kẻ phàm phu vì ngu si không học, sau khi mạng chung ở đó, sinh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đa văn Thánh đêï tử sau khi mạng chung ở đó không sinh vào trong địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

Như Phật nói sáu kinh; cũng vậy, Tỳ-kheo nọ hỏi sáu kinh, và Phật hỏi các Tỳ-kheo sáu kinh cũng nói như vậy.

KINH 850. SƠ THIỀN [8]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo, với hành, hoặc hình, [219c] hay tướng, ly dục, ly pháp ác bất thiện, có tầm, có tứ, có hỷ lạc do viễn ly sanh, chứng và an trụ sơ thiền; vị ấy không nhớ nghĩ hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy. Nhưng đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức, vị ấy tư duy như là bệnh, như ung nhọt, như gai nhọn, như sát hại, là vô thường, khổ, không, vô ngã. Đối với những pháp này mà sanh tâm nhàm chán, sợ hãi, phòng hộ. Do nhàm chán, xa lìa, phòng hộ, bằng pháp giới cam lồ mà tự làm lợi ích cho mình. Đây là tịch tĩnh, đây là thắng diệu, tức là xả ly tất cả hữu dư, [9] ái tận, vô dục, diệt tận, Niết-bàn.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH 851. GIẢI THOÁT [10]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt:

“Biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dụ lậu, tâm giải thoát hữu lậu, tâm giải thoát vô minh lậu, với giải thoát tri kiến, tự biết rằng, ‘Ta, sự sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, không còn tái sinh đời sau nữa.’”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

KINH 852. TRUNG BÁT-NIẾT-BÀN [11]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sự sai biệt:

“Nếu không được giải thoát, nhưng do pháp kia, dục pháp, niệm pháp, lạc pháp, nên thủ trung bát-niết-bàn; [12] hoặc không như vậy, thủ sanh bát-niết-bàn; [13] hoặc không như vậy, thủ hữu hành bát-niết-bàn; [14] hoặc không như vậy, thủ vô hành bát-niết-bàn; [15] hoặc không như vậy, thượng lưu trung bát-niết-bàn. [16] Hoặc không như vậy, do dục pháp, niệm pháp, lạc pháp, do công đức này mà sinh làm Đại Phạm thiên, [17] hoặc sinh trong Phạm phụ thiên, [18] hay sinhtrong Phạm thân thiên.” [19]

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

KINH 853. ĐỆ NHỊ THIỀN THIÊN [20]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu Tỳ-kheo, với hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy, mà dứt có tầm có tứ, nội tịnh nhất tâm, không tầm không tứ, có hỷ lạc do định sanh, chứng và trụ đệ nhị thiền; hoặc nhớ nghĩ không hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy; mà đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà tư duy như là bệnh, như là ung nhọt, như là gai nhọn, như là sát hại, là vô thường, khổ, không, vô ngã. Đối với những pháp này tâm sinh nhàm chán, xa lìa, sợ hãi, phòng hộ. Do nhàm chán, [220a] xa lìa, phòng hộ, bằng pháp giới cam lồ mà tự làm lợi ích cho mình. Đây là tịch tĩnh, đây là thắng diệu, tức là xả ly tất cả hữ dư, ái tận, vô dục, diệt tận, Niết-bàn.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

KINH 854. GIẢI THOÁT [21]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế tôn bảo các Tỳ-kheo:

Như đã nói ở trên, nhưng có một vài sai biệt:

“Nếu không được giải thoát, nhưng do pháp kia, dục pháp, niệm pháp, lạc pháp, nên thủ trung bát-niết-bàn; hoặc không như vậy, thủ sanh bát-niết-bàn; hoặc không như vậy, thủ hữu hành bát-niết-bàn; hoặc không như vậy, thủ vô hành bát-niết-bàn; hoặc không như vậy, thượng lưu trung bát-niết-bàn. Hoặc không như vậy, do dục pháp, niệm pháp, lạc pháp pháp, nên sinh về cõi trời Tự tánh Quang âm; [22] hoặc không như vậy, sinh về cõi trời Vô lượng quang; [23] hoặc không như vậy, sinh về cõi trời Thiểu quang.” [24]

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

KINH 855. ĐỆ TAM THIỀN [25]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu Tỳ-kheo, với hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy, lìa tham hỷ, an trụ xả, chánh niệm chánh trí, thân cảm giác lạc, điều mà Thánh nhơn nói là xả, với niệm, an trụ lạc, chứng và an trú đệ tam thiền. Nếu không như vậy, mà với hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy, đối với các pháp sắc, [26] thọ, tưởng, hành, thức mà tư duy như là bệnh tật, như là ung nhọt, như là gai nhọn, như là sát hại,… cho đến thượng lưu bát-niết-bàn. Nếu không như vậy, do dục pháp, niệm pháp, lạc pháp pháp, nên sinh về cõi trời Biến tịnh; [27] hoặc không như vậy, sinh về cõi trời Vô lượng tịnh; [28] hoặc không như vậy, sinh về cõi trời Thiểu tịnh.” [29]

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

KINH 856. GIẢI THOÁT [30]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nếu Tỳ-kheo, với hành như vậy, hình như vậy, tướng như vậy lìa khổ dứt lạc, ưu hỷ trước đã diệt, không [220b] khổ không lạc, xả, niệm thanh tịnh, [31] nhất tâm, chứng và an trụ đệ tứ thiền. Nếu không nhớ nghĩ như vậy, mà đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà tư duy như là bệnh tật, như là ung nhọt, như là gai nhọn, như là sát hại,… cho đến thượng lưu bát-niết-bàn. Nếu không như vậy, sinh về cõi trời Nhân tánh Quả thật; [32] hoặc không như vậy, sinh về cõi trời Phước sanh; [33] hoặc không như vậy, sinh về cõi trời Thiểu phước.” [34]

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

KINH 857. PHONG VÂN THIÊN [35]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có vị Phong vân thiên [36] nghĩ như vầy: ‘Hôm nay ta muốn dùng thần lực dạo chơi.’ Khi nghĩ như vậy thì mây gió liền nổi lên. Cũng vậy, như Phong vân thiên; Diệm điện thiên, Lôi thiên, Vũ thiên, Tình thiên, Hàn thiên, Nhiệt thiên [37] cũng nói như vậy.”

Phật nói kinh này xong. Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

KINH 858. TÁN CÁI PHÚ ĐĂNG [38]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, vào lúc nửa đêm, trời mưa nhỏ, có chớp lóe chiếu sáng. Phật bảo A-nan:

“Ngươi hãy lấy dù che đèn mang ra ngoài.”

Tôn giả A-nan liền vâng lời lấy dù che đèn, đi theo sau Phật. Đến một nơi, Thế Tôn bỗng mỉm cười. Tôn giả A-nan bạch Phật rằng:

“Thế Tôn không khi nào cười mà không có nguyên nhân. Không rõ hôm nay Thế Tôn vì lý do gì mà mỉm cười?”

Phật bảo A-nan:

“Đúng vậy, đúng vậy! Như lai cười không phải là không có lý do. Hôm nay khi ngươi cầm dù che đèn đi theo Ta, Ta thấy Phạm thiên cũng lại như vậy, cầm dù che đèn đi theo sau Tỳ-kheo Câu-lân; [39] Thích Đề-hoàn Nhân [40] cũng cầm dù che đèn đi theo sau Ma-ha Ca-diếp; Trật-lật-đế-la-sắc-tra-la [41] Thiên vương cũng cầm dù che đèn đi theo sau Xá-lợi-phất; Tì-lâu-lặc-ca [42] Thiên vương cũng cầm dù che đèn đi theo sau đại Mục-kiền-liên; Tì-lâu-bặc-xoa [43] Thiên vương cũng cầm dù đi theo sau Ma-ha [220c] Câu-hy-la; Tì-sa-môn [44] Thiên vương cũng cầm dù che đèn đi theo sau Ma-ha Kiếp-tân-na.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, tôn giả A-nan nghe những gì Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.


 [1] Tụng V. Đạo phẩm. 9. Tương ưng chư thiêm gồm các kinh Đại chánh 861-872 (phần đầu quyển 31)

 [2] Đại chánh, quyể 31, kinh 861. Cf. A. 3. 70. Uposathaṅga.

 [3] ĐĐâu-suất-đà 兜率陀. Pāli: Tusita.

 [4] Đại chánh kinh 862.

 [5] Hóa lạc thiên 化樂天. Pāli: Nimmānarati.

 [6] Đại chánh, kinh 863.

 [7] Tha hóa tự tại thiên 他化自在天. Pāli: Paranimmitavasavattī.

 [8] Đại chánh, kinh 864.

 [9] ĐĐể bản: xả ly dưư 捨離餘, có thể sót. Nói đđủ là: xả nhất thiết hữu dưư y 捨離一切有餘. Xem kinh Đại chánh 867.

 [10] Đại chánh, kinh 865.

 [11] Đại chánh, kinh 866.

 [12] Trung bát-niết-bàn 中般涅槃, Pāli: antarāparinibbayī.

 [13] Sanh bát-niết-bàn 生般涅槃. Pāli: upahaccaparinibbayī, tổn hại bát-niết-bàn.

 [14] Hữu hành bát-niết-bàn 有行般涅槃. Pāli: sasaṅkhāraparinibbayī.

 [15] Vô hành bát-niết-bàn 無行般涅槃. Pāli: asaṅkhāraparinibbayī.

 [16] Thượng lưu bát-niết-bàn 上流般涅槃. Pā: uddhaṃsotaparrinibbayī.

 [17] Đại Phạm thiên 大梵天. Pāli: Mahābrahamā.

 [18] Phạm phụ thiên 梵輔天. Pāli: Brahmapurohita.

 [19] Phạm thân thiên 梵身天. Brahmakāyikā.

 [20] Đại chánh, kinh 867.

 [21] Đai chánh, kinh 868.

 [22] Tự tánh Vô lương quang thiên 自性光音天. Pāli: Ābhassara.

 [23] Vô lưượng quang thiên 無量光天. Pāli: Appamāṇābha.

 [24] Thiểu quang thiên 少光天. Pāli: Parittābha.

 [25] Đại chánh, kinh 869.

 [26] Nguyên bản không có chữ sắc, y các bản TNM bổ túc.

 [27] Biến tịnh thiên 遍淨天. Pāli: Subhakiṇṇā.

 [28] Vô lưượng tịnh thiên 無量淨天. Pāli: Appamāṇasubha.

 [29] Thiểu tịnh thiên 少淨天. Pāli: Parittasubha.

 [30] Đại chánh, kinh 870.

 [31] Hán: xả tịnh niệm 捨 淨念. Thiền thứ tư: xả niệm thanh tịnh. Pāli: upekkhā sati pārisuddhaṃ.

 [32] Nhân tánh Quả thật thiên 因性果實天. Pāli: Vehapphala. Quảng quả thiên..

 [33] Phước sanh thiên 福生天. 

 [34] Thiểu phước thiên 少福天.

 [35] Đại chánh, kinh 871.Pāli, S. 32.1. Desanā.

 [36] Phong vân thiên 風雲天. Pāli: valāhakāyika deva, (Vân thiên, trời mây)

 [37] Diệm đđiện thiên, Lôi thiên, Vũ thiên, Tình thiên, Hàn thiên, Nhiệt thiên 焰電天, 雷震天, 雨天, 晴天, 寒天, 熱天. Tham chiếu Pāli, S. 32.53. Sītavalāhaka, Hàn thiên寒天, trời lạnh; 54. Uṇhavalāka, Nhiệt thiên 熱天, trời nóng; 55. Abbhavalāhaka, Ám vân thiên, trới tối; 56. Vātavalāhaka, Phong vân thiên 風雲天, trời gió; 57. Vũ thiên雨天, Vassavalāhaka, trời mưưa.

 [38] Đại chánh, kinh 872. Cây lọng che đđèn.

 [39] Câu-lân Tỳ-kheo 拘鄰比丘, tức Kiều-trần-như. Pāli: Aññā-Koṇḍañña.

 [40] Thích đề-hoàn Nhân 釋提桓因. Pāli: Sakko devānaṃ Indo.

 [41] Trật-lật-đế-la-sắc-tra-la 袟栗帝羅色吒羅, tức Đê-đầu-lại-tra. Pāli: Dhataraṭṭha, Trì Quốc Thiên vươương.

 [42] Tỳ-lâu-lặc-ca 毘樓勒迦 Pāli: Virūḷhaka, Tăng Trưưởng Thiên vương.

 [43] Tỳ-lâu-bặc-xoa 毘樓匐叉. Pāli: Virūpakka, Quảng Mục Thiên vương.

 [44] Tì-sa-môn 毘沙門. Pāli: Vessavaṇa, Đa Văn Thiên vương.