Bộ Pháp Tụ

Bộ Luận thứ 1: Dhammasaṅgaṇi (Bộ Pháp Tụ)

Tác giả: Santakicca Mahā Thera

Dịch Giả: Ðại Trưởng Lão Tịnh Sự

Mục lục

Lời giới thiệu

Lời nói đầu

Lời tựa A- Chương Phần Mẫu đề

I/ Mẫu đề tam: - Tikamātikā

II/ Mẫu đề nhị: - Dukamātika

III/ Mẫu đề kinh: - Suttantamātikā.

B- Chương tâm sanh (Cittupādakaṇḍaṃ)

I/ Thiện dục giới

II/ Thiện sắc giới

III/ Thiện vô sắc giới

IV/ Thiện siêu thế

V/ Pháp bất thiện

VI/ Pháp vô ký

C- Chương sắc (Rūpakaṇḍaṃ)

D- Chương toát yếu (Nikkhepakaṇḍaṃ)

E- Chương trích yếu (Atthuddhārakaṇḍaṃ)

Trích cú Từ điển

LỜI GIỚI THIỆU

Dhammasaṅgaṇi là Bộ sơ khởi của Tạng Abhidhamma, dung chứa các mātikā, là căn bản cho các bộ Abhidhamma kế tiếp, nương tựa vào đó mà triển khai dưới hình thức phân tích, lý luận ra những pháp môn khác.

Trước đây Hòa thượng Tịnh Sự đã dịch từ bản Thái ngữ ra Việt ngữ, nhưng chưa được in thành sách thì Hòa thượng đã tịch.

Tôi vẫn lưu tâm đến vấn đề này từ lâu, nhưng vì bận nhiều Phật sự, lại chưa gặp cơ hội thuận tiện để xúc tiến cho hoàn chỉnh Tạng Abhidhamma của Hòa thượng đang còn dang dở.

Nay nhân dịp Ðại Hội Phật Giáo Kỳ II, Nhà nước cho lập thêm Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, đồng thời có các cư sĩ và chư Tăng đệ tử của Hòa thượng đến yêu cầu tôi giúp đỡ cho việc ấn hành Tạng Abhidhamma, để hoài bão của Hòa thượng được thành tựu viên mãn.

Tôi rất hoan hỷ, nên nhận lời và cho mời ngay các vị Sư đệ tử của Hoà Thượng Ðến chùa Nam Tông, đề nghị các Sư tu chỉnh bản dịch của Hòa thượng cho kỹ lưỡng, tôi sẽ xin giấy phép ấn hành.

Các vị ấy hưởng ứng lời kêu gọi của tôi, nên đã tích cực tu chỉnh Bộ Dhammasaṅgaṇi được hoàn thành tương đối khả quan, và chỉ trong thời gian ba tháng an cư kiết hạ năm Mậu Thìn.

Chúng tôi rất hoan hỷ trước tinh thần đoàn kết và thiện chí hộ trì Giáo Pháp của các vị ấy. Vậy tôi nhân danh Tăng Trưởng hệ phái Nam Tông Việt Nam, xin trân trọng giới thiệu dịch phẩm Dhammasaṅgaṇi này đến toàn thể Chư Tăng cùng chư Phật Tử trong và ngoài nước, nên nghiên cứu học hỏi, đọc tụng để mở mang kiến thức, hầu thấu hiểu rõ Giáo Lý tinh hoa của Phật Giáo.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Nam Tông Tự, ngày 26- 10- 1988 (PL. 2532)

Tăng Trưởng Hệ Phái Nam Tông Việt Nam.

Hòa thượng Siêu Việt.

LỜI NÓI ÐẦU

Bộ Dhammasaṅgaṇi được tu chỉnh hoàn tất trong thời gian ba tháng, kể từ 16/6 đến 15/9 ÂL, năm Mậu Thìn.

Bộ Dhammasaṅgaṇi hay Bộ Pháp Tụ là một trong bảy bộ Abhidhamma (Vi diệu pháp), đã được Cố Hòa thượng Tịnh Sự phiên dịch từ bản Thái Ngữ. Công trình phiên dịch này chưa được tu chỉnh thì Hòa thượng đã tịch.

Thời gian gần đây, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã quan tâm đến việc nghiên cứu Giáo lý Tam Tạng, nhận thấy Luận- tạng pāli là tinh hoa của đạo Phật, chưa được phiên dịch hoàn chỉnh, nên Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh có đề nghị Chư Tăng Hệ Phái Nam Tông tu chỉnh Tạng Vi Diệu Pháp đã được Cố Hòa thượng Tịnh Sự phiên dịch. Hòa thượng Tăng Trưởng đã nhóm họp Chư Tăng Nam Tông, bàn về vấn đề này, cuối cùng Chư Tăng nhất trí giao trách nhiệm cho các đệ tử của Cố Hòa thượng, tu chỉnh Tạng Vi Diệu Pháp.

Chúng tôi vẫn y cứ vào bản dịch của Cố Hòa thượng, chỉ tu chỉnh thôi. Gọi là "tu", thì chúng tôi đã bổ túc thêm phần lược đồ, chú thích các từ ngữ khó hiểu, từ vựng Pāli- Việt cuối Tạng và mục lục; gọi là "Chỉnh", thì chúng tôi đã sửa văn theo nguyên bản Pāli, và chữa những từ ngữ trước kia văn Thái, văn Hán mà tối nghĩa, cầu kỳ, không được sát với Pāli. Thí dụ như: Những câu hỏi mở đầu: - "Katamo tasmiṃ samaye phasso hoti?", bản cũ dịch là: - "Xúc trong khi có ra sao?" chúng tôi sửa lại: "Thế nào là xúc trong khi ấy?", hoặc như: - "Katamantaṃ rūpaṃ cakkhāyatanam?", bản cũ dịch là: - "Sắc mà gọi là nhãn xứ là thế nào", chúng tôi sửa lại: "sắc nhãn xứ ấy là thế nào?", những từ ngữ như mahābhūpam, trước dịch là: - "Sắc tứ đại sung", chúng tôi sửa lại là: - "sắc đại hiển" v. v ...

Việc làm tu chỉnh này, đối với chúng tôi là cả một vấn đề. Thật ra, chúng tôi chưa dám nghĩ đến việc làm này, bởi:

- Tự lượng tài trí của mình còn thiển cận.

- Sợ dư luận phê phán là đệ tử sao dám sửa kinh sách của thầy tổ đã dịch.

- Sợ những kẻ "Làm Dở Chê Vụng".

Nhưng này được giáo hội khuyến khích và được sự nâng đỡ của Hòa thượng Tăng Trưởng, chúng tôi đành lãnh trách nhiệm, không dám từ nan, do xét thấy:

- Vì mục đích duy trì của Giáo Pháp của Bậc Ðạo Sư.

- Vì lợi ích cho Giáo Hội, đáp ứng nhu cầu tài liệu nghiên cứu Phật Pháp.

- Ðể làm rạng rỡ sự nghiệp đạo Pháp của thầy Tổ.

- Ðể tạo thiện duyên trí tuệ của mình.

Do xét thấy như thế, nên chúng tôi mạo muội lãnh trách nhiệm tu chỉnh Tạng Vi Diệu Pháp.

Tu chỉnh xong bộ Dhammasaṅgaṇi (Pháp Tụ) này, chúng tôi vô cùng phấn khởi, nghĩ rằng mình đã thực hiện được một thiện sự có lợi ích chung.

Tuy vậy, chúng tôi cũng không khỏi áy náy trong những khuyết điểm dĩ nhiên phải có. Cúi mong các bậc tôn đức và những học giả uyên thâm xa gần chỉ dạy, bổ túc thêm cho chúng tôi những điểm sai sót.

Chúng tôi xin chân thành tri ân Chư Ðại Ðức Tăng các chùa: Nam Tông, Bửu Long, Giác Quang, Siêu Lý, Thiền Quang ... đã tận tình giúp đỡ, cho mượn tư liệu tham cứu.

Chúng tôi thành thật tán dương công hạnh và tinh thần hộ pháp của các cư sĩ, đã ủng hộ chúng tôi về nhu cầu vật chất trong thời gian tiến hành thiện sự này.

Cầu mong phước báo hằng gia tăng đến quý vị ấy.

Nguyện cho Phật pháp được thạnh hành.

BAN TU CHỈNH

Nguyên Thủy Tự,

ngày 15- 9- ÂL, năm Mậu Thìn.

PL. 2532 (TL. 1988).

LỜI TỰA

Abhidhammapiṭaka (Tạng A- Tỳ- Ðàm) dịch là Tạng Vô- Tỷ- Pháp, là một trong ba Tạng Giáo Lý của Phật Giáo.

Tạng Abhidhamma đặc thù hơn tạng Suttanta (kinh) và Tạng Vinaya (Luật) trên phương diện nghĩa lý, trình bày pháp chơn tướng bản thể (Sabhāva- dhamma), vì ý nghĩa cao siêu nhặt nhiệm, nên có chỗ dịch là Vi Diêu Pháp.

Tạng Abhidhamma có bảy bộ:

1- Dhammasaṅgaṇi (Bộ Pháp Tụ)

2- Vibhaṅga (Bộ Phân Tích)

3- Dhātukathā (Bộ Chất Ngữ)

4- Puggalapaññatti (Bộ Nhơn Chế Ðịnh)

5- Kathāvatthu (Bộ Ngữ Tông)

6- Yamaka (Bộ Song Ðối)

7- Paṭṭhāna (Bộ Vị Trí)

Như vậy bộ Dhammasaṅgaṇi (Pháp Tụ) là bộ khởi đầu; qui tụ những mẫu đề chính yếu (mātikā) của Tạng Abhidhamma.

Bộ Dhammasaṅgaṇi được Ðức Phật thuyết trọn mười hai ngày, trong thời gian ba tháng an cư tại Cung Ðạo Lợi (tāvatiṃsa) gồm có 1300 pháp uẩn (Dhammakhandha), 987 đoạn (pabba), bốn chương (kaṇḍa):

a- Cittupādakaṇḍaṃ - Chương tâm sanh

b- Rūpakaṇḍaṃ - Chương sắc

c- Nikkhepakaṇḍaṃ - Chương toát yếu

d- Atthuddhārakaṇḍaṃ - Chương trích yếu

Bộ Dhammasaṅgaṇi, nội dung xoay chuyển quanh ba loại mẫu đề (mātikā) là:

- Mẫu đề tam: - Tikamātikā

- Mẫu đề nhị: - Dukamātika

- Mẫu đề kinh: - Suttantamātikā.

Mẫu đề tam có hai mươi hai đề tài, gồm sáu mươi sáu câu, như đề thiện (kusalatika) gồm:

- Các pháp thiện (kusalādhammā)

- Các pháp bất thiện (akusalā dhammā)

- Các pháp vô ký (Abyākatā dhammā) ...

Như vậy mỗi đề có ba câu, nên hai mươi hai đề có sáu mươi sáu câu.

Mẫu đề nhị có một trăm đại đề, gồm hai trăm tiểu đề, như đề nhân (hetuduka) gồm:

- Các pháp nhân (hetū dhammā)

- Các pháp phi nhân (no hetū dhammā) ...

Như vậy mỗi đại đề có hai tiểu đề, nên một trăm đại đề có hai trăm tiểu đề.

Mẫu đề kinh có bốn mươi hai đầu đề, gồm tám mươi bốn câu. Mẫu đề này, mỗi đề cũng nói lên hai khía cạnh, nhưng không cần đối nhau, chỉ nói từng đôi pháp theo ý nghĩa kinh tạng, như đề phần minh (Vijjkābhāgīduka) có hai câu là:

- Các pháp phần minh (Vijjkābhāgino dhammā) và

- Các pháp phần vô minh (Avijjābhāgino dhammā) ...

Khi nêu lên một đề pháp nào trong mỗi đại tiền đề, Bộ Dhammasaṅgaṇi đã trình bày chi pháp của đề pháp đó. Ðiểm đặc sắc khác của Bộ Dhammasaṅgaṇi là định nghĩa làm sáng tỏ tâm, sở hữu tâm, sắc pháp. Ðặc điểm này đã gây hứng thú và lợi ích cho những học giả nghiên cứu.

Về hình thức, Bộ Dhammasaṅgaṇi dẫn giải theo cách vấn đáp, nghĩa là có một câu hỏi đưa ra thì có một câu giải đáp liền đó. Ðặc điểm này cũng giúp nhiều lợi ích, do có sự nhấn mạnh mỗi vấn đề, nên dễ chú ý, dễ nắm lấy ý nghĩa.

Như vậy bộ Dhammasaṅgaṇi là một Bộ Luận có giá trị then chốt, là chìa khóa để mở cửa kho tàng vô tỷ, không thể không nắm căn bản Bộ Pháp Tụ này mà nghiên cứu dễ dàng các Bộ luận khác; một cơ sở mà các học giả nghiên cứu Tạng Abhidhamma phải đứng trên đó.

Bộ Dhammasaṅgaṇi cũng có thể là Bộ sách làm cơ sở cho Pháp môn Thiền Quán, là một cẩm nang cho các hành giả tu tuệ, muốn thấu đáo tinh tường đề mục tu tập như:

- Danh sắc, ngũ uẩn, trạng thái tâm, sở hữu tâm, sắc pháp ...

Chính Bộ Dhammasaṅgaṇi này giải rõ các vấn đề.

Chùa Siêu Lý, ngày 1- 9- 1975.

Hòa thượng TỊNH SỰ SANTAKICCO.

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Kính Lễ Ðức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Đấng Chánh Đẳng Giác.

Bộ Pháp Tụ, A. Chương mẫu đề

A. CHƯƠNG MẪU ÐỀ (Mātikā)[i]

I/ HAI MƯƠI HAI MẪU ÐỀ TAM (BĀVĪSATI TIKAMĀTIKĀ)[ii]

- Các pháp thiện, các pháp bất thiện, các pháp vô ký.

- Các pháp tương ưng lạc thọ, các pháp tương ưng khổ thọ, các pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

- Các pháp dị thục, các pháp dị thục nhân, các pháp phi dị thục, phi dị thục nhân.

- Các pháp thành do thủ cảnh thủ, các pháp phi thành do thủ mà cảnh thủ, các pháp phi thành do thủ và phi cảnh thủ.

- Các pháp phiền toái cảnh phiền não, các pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não, các pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não.

- Các pháp hữu tầm hữu tứ, các pháp vô tầm hữu tứ, các pháp vô tầm vô tứ.

- Các pháp câu hành hỷ, các pháp câu hành lạc, các pháp câu hành xả.

- Các pháp đáng do tri kiến[iii] đoạn trừ, các pháp đáng do tu tiến[iv] đoạn trừ, các pháp không đáng tri kiến, không đáng tu tiến đoạn trừ.

- Các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ, các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ, các pháp hữu nhân đáng do tri kiến tu tiến đoạn trừ.

- Các pháp nhân đến tích tập, các pháp nhân đến tịch diệt, các pháp phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt.

- Các pháp hữu học, các pháp vô học, các pháp phi hữu học phi vô học.

- Các pháp hy thiểu, các pháp đáo đại, các pháp vô lượng.

- Các pháp có cảnh hy thiểu, các pháp có cảnh đáo đại, các pháp có cảnh vô lượng.

- Các pháp ty hạ, các pháp trung bình, các pháp tinh lương.

- Các pháp cố định phần tà[v], các pháp cố định phần chánh[vi] các pháp phi cố định[vii].

- Các pháp có đạo là cảnh, các pháp có đạo là nhân, các pháp có đạo là trưởng.

- Các pháp hiện sanh, các pháp vị sanh, các pháp chuẩn sanh.

- Các pháp quá khứ, các pháp vị lai, các pháp hiện tại.

- Các pháp có cảnh quá khứ, các pháp có cảnh vị lai, các pháp có cảnh hiện tại.

- Các pháp nội phần, các pháp ngoại phần, các pháp nội ngoại phần.

- Các pháp có cảnh nội phần, các pháp có cảnh ngoại phần, các pháp có cảnh nội ngoại phần.

- Các pháp hữu kiến hữu đối chiếu, các pháp vô kiến hữu đối chiếu, các pháp vô kiến vô đối chiếu.

(DỨT HAI MƯƠI HAI ÐẦU ÐỀ TAM)

II/ MỘT TRĂM ÐẦU ÐỀ NHỊ (DUKAMĀTIKĀ)[viii]

1) PHẦN TỤ NHÂN (Hetugocchakaṃ)[ix]

- Các pháp nhân, các pháp phi nhân.

- Các pháp hữu nhân, các pháp vô nhân.

- Các pháp tương ưng nhân, các pháp bất tương nhân.

- Các pháp nhân và hữu nhân, các pháp hữu nhân mà phi nhân.

- Các pháp nhân và tương ưng nhân, các pháp tương ưng nhân mà phi nhân.

- Các pháp phi nhân mà hữu nhân, các pháp phi nhân và vô nhân.

(DỨT PHẦN TỤ NHÂN)

2) PHẦN NHỊ ÐỀ TIỂU ÐỈNH (Cūḷantaraduka)[x]

- Các pháp hữu duyên, các pháp vô duyên.

- Các pháp hữu vi, các pháp vô vi.

- Các pháp hữu kiến, các pháp vô kiến.

- Các pháp hữu đối chiếu, các pháp vô đối chiếu.

- Các pháp sắc, các pháp phi sắc.

- Các pháp hiệp thế, các pháp siêu thế.

- Các pháp có phần đáng bị biết, các pháp có phần không đáng bị biết.

(DỨT PHẦN NHỊ ÐỀ TIỂU ÐỈNH)

3) PHẦN TỤ LẬU (Āsavagocchakaṃ)[xi]

- Các pháp lậu, các pháp phi lậu.

- Các pháp có cảnh lậu, các pháp phi cảnh lậu.

- Các pháp tương ưng lậu, các pháp bất tương ưng lậu.

- Các pháp lậu và cảnh lậu, các pháp tương ưng lậu mà phi lậu.

- Các pháp lậu và tương ưng lậu, các pháp tương ưng lậu mà phi lậu.

- Các pháp bất tương ưng lậu mà cảnh lậu, các pháp bất tương ưng lậu và phi cảnh lậu.

(DỨT PHẦN TỤ LẬU)

4) PHẦN TỤ TRIỀN (Saññogocchakaṃ)[xii]

- Các pháp triền, các pháp phi triền.

- Các pháp cảnh triền, các pháp phi cảnh triền.

- Các pháp tương ưng triền, các pháp bất tương ưng triền.

- Các pháp triền và cảnh triền, các pháp cảnh triền mà phi triền.

- Các pháp triền và tương ưng triền, các pháp tương ưng triền mà phi triền.

- Các pháp bất tương ưng triền mà cảnh triền, các pháp bất tương ưng triền mà phi cảnh triền.

(DỨT PHẦN TỤ TRIỀN)

5) PHẦN TỤ PHƯỢC (Ganthagocchakaṃ)[xiii]

- Các pháp phược, các pháp phi phược.

- Các pháp cảnh phược, các pháp phi cảnh phược.

- Các pháp tương ưng phược, các pháp bất tương ưng phược.

- Các pháp phược và cảnh phược, các pháp cảnh cái mà phi phược.

- Các pháp phược và tương ưng phược, các pháp tương ưng phược mà phi phược.

- Các pháp bất tương ưng phược mà cảnh phược, các pháp bất tương ưng phược và phi cảnh phược.

(DỨT PHẦN TỤ PHƯỢC)

6) PHẦN TỤ BỘC (Oghagocchakaṃ)[xiv]

- Các pháp bộc, các pháp phi bộc.

- Các pháp cảnh bộc, các pháp phi cảnh bộc.

- Các pháp tương ưng bộc, các pháp bất tương ưng bộc.

- Các pháp bộc và cảnh bộc, các pháp cảnh bộc mà phi bộc.

- Các pháp bộc và tương ưng bộc, các pháp tương ưng bộc mà phi bộc.

- Các pháp bất tương ưng bộc mà cảnh bộc, các pháp bất tương ưng bộc và phi cảnh bộc.

(DỨT PHẦN TỤ BỘC)

7) PHẦN TỤ PHỐI (Yogagocchakaṃ)[xv]

- Các pháp phối, các pháp phi phối.

- Các pháp cảnh phối, các pháp phi cảnh phối.

- Các pháp tương ưng phối, các pháp bất tương ưng phối.

- Các pháp phối và cảnh phối, các pháp cảnh phối mà phi phối.

- Các pháp phối và tương ưng phối, các pháp tương ưng phối mà phi phối.

- Các pháp bất tương ưng phối mà cảnh phối, các pháp bất tương ưng phối và phi cảnh phối.

(DỨT PHẦN TỤ PHỐI)

8) PHẦN TỤ CÁI (Nīvaraṇagocchakaṃ)[xvi]

- Các pháp cái, các pháp phi cái.

- Các pháp cảnh cái, các pháp phi cảnh cái.

- Các pháp tương ưng cái, các pháp bất tương ưng cái.

- Các pháp cái và cảnh cái, các pháp cảnh cái mà phi cái.

- Các pháp cái và tương ưng cái, các pháp tương ưng cái mà phi cái.

- Các pháp bất tương ưng cái mà cảnh cái, các pháp bất tương ưng cái và phi cảnh cái.

(DỨT PHẦN TỤ CÁI)

9) PHẦN TỤ KHINH THỊ (Parāmāsagocchakaṃ)[xvii]

- Các pháp khinh thị, các pháp phi khinh thị.

- Các pháp cảnh khinh thị, các pháp phi cảnh khinh thị.

- Các pháp tương ưng khinh thị, các pháp bất tương ưng khinh thị.

- Các pháp khinh thị và cảnh khinh thị, các pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị.

- Các pháp bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị, các pháp bất tương ưng khinh thị và phi cảnh khinh thị.

(DỨT PHẦN TỤ KHINH THỊ)

10) PHẦN NHỊ ÐỀ ÐẠI ÐỈNH (Mahantaradukaṃ)[xviii]

- Các pháp hữu cảnh, các pháp vô cảnh.

- Các pháp tâm, các pháp phi tâm.

- Các pháp sở hữu tâm, các pháp phi sở hữu tâm.

- Các pháp tương ưng tâm, các pháp bất tương ưng tâm.

- Các pháp hòa với tâm, các pháp phi hòa với tâm.

- Các pháp có tâm sở sanh, các pháp phi tâm sở sanh.

- Các pháp đồng hiện hữu với tâm, các pháp phi đồng hiện hữu với tâm.

- Các pháp tùy chuyển với tâm, các pháp phi tùy chuyển với tâm.

- Các pháp hòa sở sanh với tâm, các pháp phi hòa sở sanh với tâm.

- Các pháp hòa sở sanh đồng hiện hữu với tâm, các pháp phi hòa sở sanh đồng hiện hữu với tâm.

- Các pháp hòa sở sanh tùy chuyên với tâm, các pháp phi hòa sở sanh tùy chuyên với tâm.

- Các pháp nội phần, các pháp ngoại phần.

- Các pháp y sinh, các pháp phi y sinh.

- Các pháp thành do thủ, các pháp phi thành do thủ.

(DỨT PHẦN NHỊ ÐỀ ÐẠI ÐỈNH)

11) PHẦN TỤ THỦ (Upādānagocchakaṃ)[xix]

- Các pháp thủ, các pháp phi thủ.

- Các pháp cảnh thủ, các pháp phi cảnh thủ

- Các pháp tương ưng thủ, các pháp bất tương ưng thủ.

- Các pháp thủ và cảnh thủ, các pháp cảnh thủ mà phi thủ.

- Các pháp thủ và tương ưng thủ, các pháp tương ưng thủ mà phi thủ.

- Các pháp bất tương ưng thủ mà cảnh thủ, các pháp bất tương ưng thủ và phi cảnh thủ.

(DỨT PHẦN TỤ THỦ)

12) PHẦN TỤ PHIỀN NÃO (Kilesagocchakaṃ)[xx]

- Các pháp phiền não, các pháp phi phiền não.

- Các pháp cảnh phiền não, các pháp phi cảnh phiền não.

- Các pháp phiền toái, các pháp phi phiền toái.

- Các pháp tương ưng phiền não, các pháp bất tương ưng phiền não.

- Các pháp phiền não và cảnh phiền não, các pháp cảnh phiền não mà phi phiền não.

- Các pháp phiền não và phiền toái, các pháp phiền toái mà phi phiền não.

- Các pháp phiền não và tương ưng phiền não, các pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não.

- Các pháp bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não, các pháp bất tương ưng phiền não và phi cảnh phiền não.

(DỨT PHẦN TỤ PHIỀN NÃO)

13) PHẦN NHỊ ÐỀ YÊU BỐI (Piṭṭhidukaṃ)[xxi]

- Các pháp do tri kiến đoạn trừ, các pháp không đáng do tri kiến đoạn trừ.

- Các pháp đáng do tu tiến đoạn trừ, các pháp không đáng do tu tiến đoạn trừ.

- Các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ, các pháp phi hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ.

- Các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ, các pháp phi hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ.

- Các pháp hữu tầm, các pháp vô tầm.

- Các pháp hữu tứ, các pháp vô tứ.

- Các pháp hữu hỷ, các pháp vô hỷ.

- Các pháp câu hành hỷ, các pháp phi câu hành hỷ.

- Các pháp câu hành lạc, các pháp phi câu hành lạc.

- Các pháp câu hành xả, các pháp phi câu hành xả.

- Các pháp dục giới, các pháp phi dục giới.

- Các pháp sắc giới, các pháp phi sắc giới.

- Các pháp vô sắc giới, các pháp phi vô sắc giới.

- Các pháp hệ thuộc, các pháp phi hệ thuộc.

- Các pháp dẫn xuất, các pháp phi dẫn xuất.

- Các pháp cố định, các pháp phi cố định.

- Các pháp hữu thượng, các pháp vô thượng.

- Các pháp hữu tranh y, các pháp vô tranh y.

(DỨT NHỊ ÐỀ YÊU BỐI)

(DỨT MẪU ÐỀ THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhamma mātikā)[xxii]

III/ MẪU ÐỀ THEO KINH (Suttantamātikā)[xxiii]

- Các pháp phần minh, các pháp phần vô minh.

- Các pháp ví dụ điển chớp, các pháp ví dụ sấm sét.

- Các pháp ngu nhân, các pháp hiền trí.

- Các pháp hắc, các pháp bạch.

- Các pháp viêm, các pháp phi viêm.

- Các pháp định danh, các pháp cách thức định danh.

- Các pháp ngôn ngữ, các pháp cách thức ngôn ngữ.

- Các pháp chế định, các pháp cách thức chế định.

- Danh và sắc. Vô minh và hữu ái. Hữu kiến và phi hữu kiến.

- Thường kiến và đoạn kiến.

- Hữu biên kiến và vô biên kiến.

- Hữu tiền kiến và hữu hậu kiến.

- Vô tàm và vô úy

- Sự khó dạy và có bạn ác.

- Sự dễ dạy và có bạn lành.

- Thiện xảo về tội và thiện xảo về xuất tội.

- Thiện xảo về nhập định và thiện xảo về xuất định.

- Thiện xảo về giới, thiện xảo về tác ý.

- Thiện xảo về xứ, và thiện xảo về y tương sinh.

- Thiện xảo về vị trí và thiện xảo về phi vị trí.

- Chánh trực và nhu thuận.

- Nhẫn nại và nghiêm tịnh.

- Cam ngôn và tiếp đãi.

- Không phòng hộ môn quyền và không tiết độ vật thực.

- Phòng hộ môn quyền và tiết độ vật thực.

- Thất niệm và không tỉnh giác.

- Niệm và tỉnh giác.

- Giác sát lực và tu tiến lực.

- Chỉ tịnh và quán minh.

- Chỉ tịnh ấn chứng và chiếu cố ấn chứng.

- Chiếu cố và bất phóng dật.

- Giới lụy và kiến lụy.

- Giới mãn túc và kiến mãn túc.

- Giới tịnh và kiến tịnh.

- Có bậc kiến tịnh và đối với bậc kiến tịnh như thế có sự tinh cần.

- Người bi động trong những sự kiện đáng bi động và đối với người bi động có sự khéo tinh cần.

- Thái độ không tri túc thiện pháp và thái độ không thối thất tinh cần.

- Minh và giải thoát.

- Trí đoạn tận và trí vô sanh.



[i]Mātikā: mẫu đề, có chú giải rằng: "mātāviyā timātikā". Pháp như mẹ gọi là mẫu đề. Tức là pháp tiên đề gồm nhiều phần chi tiết, gốc như pháp gốc hay gốc mẹ.

[ii]Tikamātikā - Ðầu đề tam. Phần mẫu đề, trong đó mỗi đề tài gồm ba câu pháp.

[iii]Trí tuệ Tu Ðà Hườn Ðạo.

[iv]Trí tuệ Tư Ðà Hàm, Trí tuệ A Na Hàm Ðạo và Trí tuệ A La Hán Ðạo.

[v]Pháp tà cho quả nhất định.

[vi] Các pháp chánh chắc chắn phải cho quả.

[vii]Các pháp không chắc chắn phải kết quả hay không.

[viii] Dukamātikā. Mẫu đề nhị. Phần mẫu đề trong đó mỗi đề tài gồm hai câu pháp.

[ix]Hetugoccchakam - tiếng Gocchaka nghĩa là dính lại, liên kết. Tụ nhân tức là phần liên kết lại nhiều đề tài, thành nhóm liên quan đến pháp nhân tương ứng.

[x]Cūḷantaradukaṃ - Nhị đề tiểu đỉnh là phần mẫu đề, gom những cập đề tài đôi nhau, ở đây những đề tài phần này chỉ đề cập đến những pháp tổng quát trong chân đề, nên hiểu phần này không gọi là Tụ (Gocchaka) vì các đề tài không liên kết cùng một khía cạnh.

[xi]Āsavagocchakaṃ - Tụ lậu tức là phần gom các đề tài liên kết nhau nói chung vấn đề lậu hoặc.

[xii]Saññojanagocchakaṃ - Tụ triền. Các đề tài liên kết nhau nói chung quanh vấn đề pháp triền.

[xiii]Ganthagocchakaṃ- Tụ bộc. Gồm các đề tài liên kết nhau nói chung vấn đề pháp bộc.

[xiv]Oghagocchakaṃ - Tụ bộc. Gồm các đề tài liên kết nhau nói chung quanh vấn đề pháp bộc.

[xv]Yogagocchakaṃ - Tụ phối. Gồm các đề tài liên kết nhau nói chung quanh vấn đề pháp phối.

[xvi]Nīvaraṇagoccchakaṃ - Tụ cái. Gồm các đề tài liên kết nhau nói chung quanh vấn đề pháp cái.

[xvii]Pārāmāsagocchakaṃ- Tụ khinh thị, gồm các đề tài kiên kết nhau nói chung vấn đề pháp khinh thị (tà kiến).

[xviii]Mahantaradukaṃ - Nhị đề đại đỉnh là phần gồm các đề tài có đôi câu tương đối nhau, đề cập những vấn đề chi tiết trong pháp chân đế, nhưng các đề tài không liên quan nhau một khía cạnh, nên đây không gọi là tụ (gocchaka).

[xix]UpādānagocchakaṃṬụ thủ. Gồm các đề tài liên kết nhau nói chung quanh vấn đề pháp thủ.

[xx]Kilesagocchakaṃ. Tụ phiền não. Gồm các đề tài kết nhau nói chung quanh vấn đề pháp phiền não.

[xxi]Pitthidukaṃ Nhị đề yêu bối. Gồm các đề tài có đôi câu tương đối đề cập đến ý nghĩa pháp theo khía cạnh ngoài của mẫu đề tâm, nhưng toàn bộ đề tài phần này không liên kết nhau, do đó không gọi là tụ (gocchaka).

[xxii]Abhidhammamātikā - Mẫu đề theo Vi Diệu Pháp, tức là những đề pháp nói theo thuần chi pháp chân đế của Luận Tạng.

[xxiii]Suttantamātikā - Mẫu đề theo kinh, tức là những đề pháp giải theo khía cạnh của Tạng Kinh, nhưng cũng rút được chi pháp.

 

Bộ Pháp Tụ, B. Chương Tâm Sanh

B. CHƯƠNG TÂM SANH (CITTUPPĀDAKAṆḌAṂ)

I/ THIỆN DỤC GIỚI: TÁM TÂM ÐẠI THIỆN DỤC GIỚI (Aṭṭha kāmāvacaramakākusalacitta)

1/ TÂM THỨ NHẤT (Citta pahama)[i]

PHẦN TRÍCH CÚ (Padabhājanīya)

- Thế nào là các pháp thiện? (kusalā dhammā)[ii]

Khi nào có tâm dục giới sanh, câu hành hỷ[iii] tương ưng trí[iv] gặp cảnh sắc hay cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp hoặc cảnh chi chi, trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền có cần quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tư duy, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định, có tín lực, có tấn lực, có niệm lực, có định lực, có tuệ lực, có tàm lực, có úy lực, có vô tham, có vô sân, có vô si, có vô tham ác, có vô sân ác, có chánh kiến có tàm, có úy, có tịnh thân, có tịnh tâm, có khinh thân, có khinh tâm, có nhu thân, có nhu tâm, có thích thân, có thích tâm, có thuần thân, có thuần tâm, có chánh thân, có chánh tâm, có niệm, có tỉnh giác, có chỉ tịnh, có quán minh, có chiếu cố, có bất phóng dật, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc[v] nào khác liên quan tương sinh[vi]. Ðây là cảnh pháp thiện.

- Thế nào là xúc[vii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp mà đụng chạm, va chạm tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.

- Thế nào là thọ[viii] trong khi ấy?

Trong khi ấy pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, dễ chịu thuộc về tâm, sanh từ xúc ý thức giới đó, là trạng thái cảm thọ sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khóai dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy.

- Thế nào là tưởng[ix] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ cố nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó.

- Thế nào là tư[x] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết, sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tư trong khi ấy.

- Thế nào là tâm[xi] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức là ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là tâm trong khi ấy.

- Thế nào là tầm[xii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm sự đem tâm khắn khít cảnh, chánh tư duy. Ðây là tầm trong khi ấy.

- Thế nào là tứ[xiii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, thái độ xem xét của tâm. Ðây là tứ trong khi ấy.

- Thế nào là hỷ[xiv] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự mừng vui, sự no vui, sự hân hoan, sự hỷ duyệt, sự hài lòng, sự vui vẻ, sự phấn khởi, sự thích thú, sự hoan hỷ của tâm. Ðây là sự hỷ trong khi ấy.

- Thế nào là lạc[xv] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc sự cảm giác sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là lạc trong khi ấy.

- Thế nào là nhất hành tâm[xvi] trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.

- Thế nào là tín quyền[xvii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín; tín là tín quyền, tín lực. Ðây là tín quyền trong khi ấy.

- Thế nào là tấn quyền[xviii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây là tấn quyền trong khi ấy.

- Thế nào là niệm quyền[xix] trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tuỳ niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là niệm quyền trong khi ấy.

- Thế nào là định quyền[xx] trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là định quyền trong khi ấy.

- Thế nào là tuệ quyền[xxi] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tuệ quyền trong khi ấy.

- Thế nào là ý quyền[xxii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự biết tức là ý, tâm địa, tâm tạng, bạch định, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là ý quyền trong khi ấy.

- Thế nào là hỷ quyền[xxiii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là hỷ quyền trong khi ấy.

- Thế nào là mạng quyền[xxiv] trong khi ấy?

Pháp là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc đó. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.

- Thế nào là chánh kiến[xxv] trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là chánh kiến trong khi ấy.

- Thế nào là chánh tư duy[xxvi] trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đan tâm khắn khít cảnh, sự suy nghĩ chơn chánh. Ðây là chánh tư duy trong khi ấy.

- Thế nào là chánh tinh tấn[xxvii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cần cố, cố gắng, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây là chánh tinh tấn trong khi ấy.

- Thế nào là chánh niệm[xxviii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là chánh niệm trong khi ấy.

- Thế nào là chánh định[xxix] trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ định, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là chánh định trong khi ấy.

- Thế nào là tín lực[xxx] trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín; tín là tín quyền, tín lực. Ðây là tín lực trong khi ấy.

- Thế nào là tấn lực[xxxi] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây là tấn lực trong khi ấy.

- Thế nào là niệm lực[xxxii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự ghi nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm.

- Thế nào là định lực[xxxiii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là định lực trong khi ấy.

- Thế nào là tuệ lực[xxxiv] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tuệ lực trong khi ấy.

- Thế nào là tàm lực[xxxv] trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là tàm lực trong khi ấy.

- Thế nào là úy lực[xxxvi] trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là úy lực trong khi ấy.

- Thế nào là vô tham[xxxvii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà không tham muốn, không nhiễm đắm, không tham đắm, không tham luyến, không quyến luyến, không tham ác, vô tham là căn thiện. Ðây là vô tham trong khi ấy.

- Thế nào là vô sân[xxxviii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận, không sân độc, không sân ác, vô sân là căn thiện. Ðây là vô sân trong khi ấy.

- Thế nào là vô si[xxxix] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, vô si là căn thiện. Ðây là vô si trong khi ấy.

- Thế nào là vô tham ác[xl] trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự không tham muốn, không nhiễm đắm, không tham đắm, không tham luyến, không quyến luyến, không tham ác, vô tham là căn thiện. Ðây là vô tham ác trong khi ấy.

- Thế nào là vô sân ác[xli] trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận, không sân độc, không sân ác, vô sân là căn thiện. Ðây là vô sân ác trong khi ấy.

- Thế nào là chánh kiến trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là chánh kiến trong khi ấy.

- Thế nào là tàm[xlii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự hỗ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là tàm trong khi ấy.

- Thế nào là úy[xliii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là úy trong khi ấy.

- Thế nào là tịnh thân[xliv] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự yên lặng, tỉnh lặng, lắng dịu, an tịnh, trạng thái an tịnh của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là tịnh thân trong khi ấy.

- Thế nào là tịnh tâm[xlv] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự yên lặng, tỉnh lặng, lắng dịu, an tịnh, trạng thái an tịnh của thức uẩn. Ðây là tịnh tâm trong khi ấy.

- Thế nào là khinh thân[xlvi] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhu nhẹ nhàng, sự biến chuyển nhẹ nhàng, không chậm chạp, không chần chừ của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là khinh thân trong khi ấy.

- Thế nào là khinh tâm[xlvii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhẹ nhàng, sự biến chuyển nhẹ nhàng, không chậm chạp, không chần chừ của thức uẩn. Ðây chính là khinh tâm trong khi ấy.

- Thế nào là nhu thân[xlviii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhu nhuyễn, sự mềm mại, trạng thái không thô cứng, trạng thái không cương ngạnh của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây chính là nhu thân trong khi ấy.

- Thế nào là nhu tâm[xlix] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhu nhuyễn, sự mềm maị, trạng thái không thô cứng, trạng thái không cương ngạnh của thức uẩn. Ðây là nhu tâm trong khi ấy.

- Thế nào là thích thân[l] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự thích nghi, cách thích nghi, tình trạng thích nghi của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là thích thân trong khi ấy.

- Thế nào là thích tâm[li] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự thích nghi, cách thích nghi, tình trạng thích nghi của thức uẩn. Ðây là thích tâm trong khi ấy.

- Thế nào là thuần thân[lii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự thuần thục, cách thuần thục, trạng thái thuần thục của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là thuần thân trong khi ấy.

- Thế nào là thuần tâm[liii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự thuần thục, cách thuần thục, trạng thái thuần thục của thức uẩn. Ðây là thuần tâm trong khi ấy.

- Thế nào là chánh thân[liv] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự ngay thẳng, cách ngay thẳng, không cong queo, không vặn vẹo, không quanh co của thọ uẩn, tưởng uẩn. Ðây là chánh thân trong khi ấy.

- Thế nào là chánh tâm[lv] trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự ngay thẳng, cách ngay thẳng, không cong quẹo, không vặn vẹo, không quanh co của thức uẩn. Ðây là chánh tâm trong khi ấy.

- Thế nào là niệm[lvi] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là niệm trong khi ấy.

- Thế nào là tỉnh giác[lvii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu biết, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tỉnh giác trong khi ấy.

- Thế nào là chỉ tịnh[lviii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền định lực, chánh định. Ðây là chỉ tịnh trong khi ấy.

- Thế nào là quán minh[lix] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là quán minh trong khi ấy.

- Thế nào là chiếu cố[lx] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây là chiếu cố trong khi ấy. - Thế nào là bất phóng dật[lxi] trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững vàng, sự vững trú, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là bất phóng dật trong khi ấy.

- Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.

(DỨT PHẦN TRÍCH CÚ. DỨT PHẦN THỨ NHẤT BẤT THIÊN TỰ)[lxii]

PHẦN ÐIỀU PHÁP (KOṬṬHĀSAVĀRA)

- Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có năm chi thiền, có năm chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc, có một thọ, có một tưởng, có một tư, có một tâm, có một thọ uẩn, có một tưởng uẩn, có một hành uẩn, có một thức uẩn, có một ý xứ, có một ý quyền, có một ý thức giới, có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là bốn uẩn[lxiii] trong khi ấy?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây là bốn uẩn trong khi ấy.

- Thế nào là thọ uẩn[lxiv] trong khi ấy?

Trong khi ấy pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, dễ chịu thuộc về tâm, sanh từ xúc ý thức giới đó, là trạng thái cảm thọ sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ uẩn trong khi ấy.

- Thế nào là tưởng uẩn[lxv] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tưởng uẩn trong khi ấy.

- Thế nào là hành uẩn[lxvi] trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô si, vô tham ác, vô sân ác, chánh kiến, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, tỉnh giác, chỉ tịnh, quán minh, chiếu cố, bất phóng dật, hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy.

- Thế nào là thức uẩn[lxvii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là thức uẩn trong khi ấy.

Và đây là bốn uẩn trong khi ấy.

- Thế nào là hai xứ[lxviii] trong khi ấy?

Tức là ý xứ và pháp xứ.

- Thế nào là ý xứ[lxix] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là ý xứ trong khi ấy.

- Thế nào là pháp xứ[lxx] trong khi ấy?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là pháp xứ trong khi ấy.

Và đây là hai xứ trong khi ấy.

- Thế nào là hai giới[lxxi] trong khi ấy?

Tức ý thức giới và pháp giới.

- Thế nào là ý thức giới[lxxii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức là ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là ý thức trong khi ấy.

- Thế nào là pháp giới[lxxiii] trong khi ấy?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là pháp giới trong khi ấy.

Và đây là hai giới trong khi ấy.

- Thế nào là ba thực[lxxiv] trong khi ấy?

Tức xúc thực, ý tư thực và thức thực.

- Thế nào là xúc thực[lxxv] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp mà đụng chạm, va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc thực trong khi ấy.

- Thế nào là ý tư thực[lxxvi] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây là tự thực trong khi ấy.

- Thế nào là thức thực[lxxvii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là thức thực trong khi ấy.

Và đây là ba thực trong khi ấy.

- Thế nào là tám quyền[lxxviii] trong khi ấy?

Tức tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, hỷ quyền, mạng quyền.

- Thế nào là tín quyền (Saddhindriya) trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín; tín là tín quyền, tín lực. Ðây là tín quyền trong khi ấy.

- Thế nào là tấn quyền (Viriyindriya) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn.

- Thế nào là niệm quyền (Satindriya) trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là niệm quyền trong khi ấy.

- Thế nào là định quyền (Samādhindriya) trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm, có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là định quyền trong khi ấy.

- Thế nào là tuệ quyền (Paññindriya) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tuệ quyền trong khi ấy.

- Thế nào là ý quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là ý quyền trong khi ấy.

- Thế nào là hỷ quyền (Somanassindriya) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự dễ chịu thuộc về tâm, sự cảm giác sảng khóai, dễ chiụ sanh từ tâm xúc. Ðây là hỷ quyền trong khi ấy.

- Thế nào là mạng quyền (Jīvitindriya) trong khi ấy?

Sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp đễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn, của các pháp phi sắc ấy. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.

Và đây là tám quyền trong khi ấy.

- Thế nào là năm chi thiền[lxxix] trong khi ấy?

Tức tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất hành tâm.

- Thế nào là tầm (Vitakka) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắng khít cảnh, chánh tư duy. Ðây là tâm trong khi ấy.

- Thế nào là tứ (Vicāra) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, thái độ xem xét của tâm. Ðây là tứ trong khi ấy.

- Thế nào là hỷ (Pīti) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự mừng vui, sự no vui, sự hân hoan, sự hỷ duyệt, sự hài lòng, sự vui vẻ, sự phán khởi, sự thích thú, sự hoan hỷ của tâm. Ðây là hỷ trong khi ấy.

- Thế nào là lạc (Sukha) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự dễ chịu thuộc về tâm, sự cảm giác sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là lạc trong khi ấy.

- Thế nào là nhất hành tâm (Cittassekaggatā) trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.

Và đây là năm chi thiền trong khi ấy.

- Thế nào là năm chi đạo[lxxx] trong khi ấy?

Tức chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

- Thế nào là chánh kiến (Sammāditthi) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ lựa chọn cân nhắc trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông suốt, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, xắc xảo tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là chánh kiến trong khi ấy.

- Thế nào là chánh tư duy (Sammāsaṅkappa) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghỉ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít cảnh, chánh tư duy. Ðây là chánh tư duy trong khi ấy.

- Thế nào là chánh tinh tấn (Sammāvāyāma) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nổ lực, dóc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn, Ðây là chánh tinh tấn trong khi ấy.

- Thế nào là chánh niệm (Sammāsati) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đảng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là chánh niệm trong khi ấy.

- Thế nào là chánh định (Sammāsamādhi) trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là chánh định trong khi ấy.

Và đây là năm chi đạo trong khi ấy.

82 - Thế nào là bảy lực (Bala) trong khi ấy?

Tức tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực.

- Thế nào là tín lực (Saddhābala) trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín; tín là tín quyền, tín lực. Ðây là tín lực trong khi ấy.

- Thế nào là tấn lực (Viriyabala) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, siêng năng, tinh cần, nổ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủ chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây là tấn lực trong khi ấy.

- Thế nào là niệm lực (Satibala) trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đảng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là niệm lực trong khi ấy.

- Thế nào là định lực (Samādhibala) trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là định lực trong khi ấy.

- Thế nào là tuệ lực (Paññābala) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tuệ lực trong khi ấy.

- Thế nào là tàm lực (Hiribala) trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là tàm lực trong khi ấy.

- Thế nào là úy lực (Ottappabala) trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm vào các pháp ác bất thiện pháp. Ðây là úy lực trong khi ấy.

Và đây là bảy lực trong khi ấy.

- Thế nào là ba nhân (Hetu) trong khi ấy?

Tức vô tham, vô sân và vô si.

- Thế nào là vô tham (Alobha) trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà không tham muốn, không nhiễm đắm, không tham đắm, không tham luyến, không quyến luyến, không tham ác; vô tham là căn thiện. Ðây là vô tham trong khi ấy.

- Thế nào là vô sân (Adosa) trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận, không sân độc, không sân ác; vô sân là căn thiện. Ðây là vô sân trong khi ấy.

- Thế nào là vô si (Amoha) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, vô si là căn thiện. Ðây là vô si trong khi ấy.

Và đây là ba nhân trong khi ấy.

- Thế nào là một xúc (Eko phasso) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, sự va chạm, cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là một xúc trong khi ấy.

- Thế nào là một thọ (Ekā vedanā) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, là trạng thái cảm thọ sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là một thọ trong khi ấy.

- Thế nào là một tưởng (Ekā sañña) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, nhận biết, thái độ nhận biết. Ðây là một tưởng trong khi ấy.

- Thế nào là một tư (Ekā cetanā) trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây là một tư trong khi ấy.

- Thế nào là một tâm (Ekaṃ cittaṃ) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm trạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là một tâm trong khi ấy.

- Thế nào là một thọ uẩn (Eko vedanākkhandho) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, là trạng thái cảm thọ sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là một thọ uẩn trong khi ấy.

- Thế nào là một tưởng uẩn (Eko saññakkhandho) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, nhận biết, thái độ nhận biết. Ðây là một tưởng uẩn trong khi ấy.

- Thế nào là một hành uẩn (Eko Saṅkhārakkhandho) trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô si, vô tham ác, vô sân ác, chánh kiến, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, tỉnh giác, chỉ tịnh, quán minh, chiếu cố, bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là một hành uẩn trong khi ấy.

- Thế nào là một thức uẩn (Eko viññakkhandho) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là một thức uẩn trong khi ấy.

- Thế nào là một ý xứ (Ekaṃ manāyatanaṃ) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là một ý xứ trong khi ấy.

- Thế nào là một ý quyền (Ekaṃ manidriyaṃ) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ýxứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là một ý quyền trong khi ấy.

- Thế nào là một ý thức giới (Ekā manoviññāṇdhātu) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là một ý thức giới trong khi ấy.

- Thế nào là một pháp xứ (Ekaṃ dhammāyatanaṃ) trong khi ấy?

Tức thọ uẩn tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là một pháp xứ trong khi ấy.

- Thế nào là một pháp giới (Ekā dhammadhātu) trong khi ấy?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là một pháp giới trong khi ấy.

Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.

(DỨT PHẦN ÐIỀU PHÁP)

PHẦN KHÔNG TÁNH (SUÑÑATĀVĀRA) {Suññatā (suññā + tā)}

- Lại nữa, trong khi ấy có pháp, có uẩn có xứ, có giới, có thực, có quyền có thiền, có đạo, có lực, có nhân, có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm có thọ uẩn có tưởng uẩn, có hành uẩn, có thức uẩn có ý xứ có ý quyền, có ý thức giới, có pháp xứ, có pháp giới, hoặc là có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp trong khi ấy?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây là các pháp trong khi ấy.

- Thế nào là các uẩn trong khi ấy?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây là các uẩn trong khi ấy.

- Thế nào là các xứ trong khi ấy?

Tức ý xứ và pháp xứ. Ðây là các xứ trong khi ấy.

- Thế nào là các giới trong khi ấy?

Tức là ý thức giới và pháp giới. Ðây là các giới trong khi ấy.

- Thế nào là các thực trong khi ấy?

Tức xúc thực, ý tư thực và thức thực. Ðây là các thực trong khi ấy.

- Thế nào là các quyền trong khi ấy?

Tức tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, hỷ quyền, và mạng quyền. Ðây là các quyền trong khi ấy.

- Thế nào là thiền trong khi ấy?

Tức tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất hành tâm. Ðây là các thiền trong khi ấy?

- Thế nào là đạo trong khi ấy?

Tức chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðây là đạo trong khi ấy.

- Thế nào là các lực trong khi ấy?

Tức tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực. Ðây là các lực trong khi ấy.

- Thế nào là các nhân trong khi ấy?

Tức vô tham, vô sân, vô si. Ðây là các nhân trong khi ấy.

- Thế nào là xúc trong khi ấy? ... (trùng) ...

Ðây là xúc trong khi ấy.

- Thế nào là thọ trong khi ấy? ... (trùng) ...

Ðây là thọ trong khi ấy.

- Thế nào là tưởng trong khi ấy? ... (trùng) ...

Ðây là tưởng trong khi ấy.

- Thế nào là tư trong khi ấy? ... (trùng) ...

Ðây là tư trong khi ấy.

- Thế nào là tâm trong khi ấy? ... (trùng) ...

Ðây là tâm trong khi ấy.

- Thế nào là thọ uẩn trong khi ấy? ... (trùng) ...

Ðây là thọ uẩn trong khi ấy.

- Thế nào là tưởng uẩn trong khi ấy? ... (trùng) ...

Ðây là tưởng uẩn trong khi ấy.

- Thế nào là thức uẩn trong khi ấy? ... (trùng) ...

Ðây là thức uẩn trong khi ấy.

- Thế nào là ý xứ trong khi ấy? ... (trùng) ...

Ðây là ý xứ trong khi ấy.

- Thế nào là ý quyền trong khi ấy? ... (trùng) ...

Ðây là ý quyền trong khi ấy.

- Thế nào là ý thức giới trong khi ấy? ... (trùng) ...

Ðây là ý thức giới trong khi ấy.

- Thế nào là pháp xứ trong khi ấy?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là pháp xứ trong khi ấy.

- Thế nào là pháp giới trong khi ấy?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là pháp giới trong khi ấy.

- Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện trong khi ấy.

(DỨT PHẦN KHÔNG TÁNH)

(DỨT TÂM THỨ NHẤT)

2/ TÂM THỨ HAI[lxxxi]

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn[lxxxii] bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT TÂM THỨ HAI)

3/ TÂM THỨ BA[lxxxiii]

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khỏi câu hành hỷ bất tương ưng trí, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có chánh tư duy, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định, có tín lực, có tấn lực, có niệm lực, có định lực, có tàm lực, có úy lực, có vô tham, có vô sân, có vô tham ác, có vô sân ác, có tàm, có úy, có tịnh thân, có tịnh tâm, có khinh thân, có khinh tâm, có nhu thân, có nhu tâm, có thích thân, có thích tâm, có thuần thân, có thuần tâm, có chánh thân, có chánh tâm, có niệm, có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hay là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.

- Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có bảy quyền, có năm chi thiền, có bốn chi đạo, có sáu lực, có hai nhân, có một xúc ... (trùng) ...có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, hỷ quyền, mạng quyền, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, vô tham, vô sân, vô tham ác, vô sân ác, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ...

Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

(DỨT TÂM THỨ BA. )

4/ TÂM THỨ TƯ[lxxxiv]

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành hỷ bất tương ưng trí[lxxxv] hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

(DỨT TÂM THỨ TƯ)

5/ TÂM THỨ NĂM[lxxxvi]

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành xả[lxxxvii] tương ưng trí, bắt cảnh sắc hay cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tư duy, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định, có tín lực, có tấn lực, có niệm lực, có định lực, có tuệ lực, có tàm lực, có úy lực, có vô tham, có vô sân, có vô si, có vô tham ác, có vô sân ác, có chánh kiến, có tàm, có úy, có tịnh thân, có tịnh tâm, có khinh thân, có khinh tâm, có nhu thân, có nhu tâm, có thích thân, có thích tâm, có thuần thân, có thuần tâm, có chánh thân, có chánh tâm, có niệm, có tỉnh giác, có chỉ tịnh, có quán minh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy, có những sắc pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là xúc trong khi ấy?

Trong khi ấy, các pháp là sự đụng chạm, va chạm, cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.

- Thế nào là thọ trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, sanh từ xúc ý thức giới đó, cách cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ cảm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy ... (trùng) ...

- Thế nào là xả[lxxxviii] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, cách cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc từ tâm xúc. Ðây là xả trong khi ấy ... (trùng) ...

- Thế nào là xả quyền[lxxxix] trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, cách cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ cảm xúc. Ðây là xả quyền trong khi ấy.

Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.

- Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có bốn chi thiền, có năm chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc ... (trùng) ...có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tầm, tứ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô tham ác, vô sân ác, chánh kiến, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, tỉnh giác, chỉ tịnh, quán minh, chiếu cố, bất phóng dật hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ...

Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

(DỨT TÂM THỨ NĂM)

6/ TÂM THỨ SÁU (10)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

(DỨT TÂM THỨ SÁU)

7/ TÂM THỨ BẢY (11).

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khỏi câu hành xả tương ưng trí, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có chánh tư duy, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định, có tín lực, có tấn lực, có niệm lực, có định lực, có tàm lực, có úy lực, có vô tham, có vô sân, có vô tham ác, có vô sân ác, có tàm, có úy, có tịnh thân, có tịnh tâm, có khinh thân, có khinh tâm, có nhu thân, có nhu tâm, có thích thân, có thích tâm, có thuần thân, có thuần tâm, có chánh thân, có chánh tâm, có niệm, có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có bảy quyền, có bốn chi thiền, có bốn chi đạo, có sáu lực, có hai nhân, có một xúc ... (trùng) ... có một xứ, có một giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tầm, tứ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, mạng quyền, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô tham ác, vô sân ác, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ...

(DỨT TÂM THỨ BẢY)

8/ TÂM THỨ TÁM (12).

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hoặc cảnh chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ...

Có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

(DỨT TÂM THỨ TÁM)

(DỨT TÁM TÂM ÐẠI THIỆN DỤC GIỚI)

II/ THIỆN SẮC GIỚI (RŪPĀVACARAKUSALA)

1/ THIỀN HOÀN TỊNH (Kasiajhāna) (1)

- THIỀN BỐN BẬC (2)

- Thế nào là các pháp thiện? (3).

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục, ly các bất thiện pháp, chứng và trú sơ thiền đề mục đất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện? (4).

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm, tứ, chứng và trú nhị thiền đề mục đất, một trạng thái hỷ lạc sanh từ định, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tâm, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tinh tấn ... (trùng) ... có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có ba chi thiền, có bốn chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc ... (trùng) ... có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, hỷ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, ... (trùng) ... chiếu cố, bất phóng dật hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ... đây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện? (1).

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly hỷ trú xả, ức niệm tỉnh giác, thân cảm lạc thọ, điều mà Chư Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú tam thiền đề mục đất; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tầm, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tinh tấn ... (trùng) ... có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.

- Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có hai chi thiền, có bốn chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc ... (trùng) ... có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Thế nào là các hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn, ... (trùng) ... chiếu cố, bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ... đây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện (2).

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, đoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú tứ thiền đề mục đất, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tầm, có xả có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tinh tấn ... (trùng) ... có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.

- Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có hai chi thiền, có bốn chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc ... (trùng) ... có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn, ... (trùng) ... chiếu cố, bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là các pháp thiện.

(DỨT THIỀN BỐN BẬC)

- THIỀN NĂM BẬC (1)

- Thế nào là các pháp thiện? (2)

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện? (3).

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chứng và trú nhị thiền đề mục đất, một trạng thái hỷ lạc sanh từ định, không tầm có tứ; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tinh tấn ... (trùng) ... có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có bốn chi thiền, có bốn chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc ... (trùng) ... có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tứ, hỷ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn, ... (trùng) ... chiếu cố, bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện? (1)

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm, tứ ... (trùng) ... chứng và trú tam thiền đề mục đất, trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tinh tấn ... (trùng) ... có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có ba chi thiền, có bốn chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc ... (trùng) ... có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, hỷ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn, ... (trùng) ... chiếu cố, bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ... Ðây là pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện? (2)

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly hỷ ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền về mục đất; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tinh tấn ... (trùng) ... có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có hai chi thiền, có bốn chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc ... (trùng) ... có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn, ... (trùng) ... chiếu cố, bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ... Ðây là pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện? (1)

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú ngũ thiền đề mục đất, trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có xả có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tinh tấn ... (trùng) ... có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có hai chi thiền, có bốn chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc ... (trùng) ... có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, chánh kiến, chánh tinh tấn, ... (trùng) ... chiếu cố, bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT THIỀN NĂM BẬC)

2/ BỐN TIẾN TRÌNH (CATASSO PAIPADĀ) (2)

- Thế nào là pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc cấp; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc cấp; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm, tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền đề mục đất, hành nan đắc trì ... (trùng) ... đề mục đất, hành nan đắc cấp trùng ... (trùng) ... đề mục đất, hành dị đắc trì, ... (trùng) ... đề mục đất, hành dị đắc cấp; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT BỐN TIẾN TRÌNH)

3/ BỐN CẢNH (CATTĀRI ĀRAMMAĀNI) (1)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm, tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền đề mục đất, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu ... (trùng) ... đề mục đất, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng ... (trùng) ... đề mục đất, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu ... (trùng) ... đề mục đất, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT BỐN CẢNH)

4/ TÁM ÐỀ MỤC HOÀN TỊNH (1)

a) THIỆN MƯỜI SÁU CÁCH (AṬṬHAKASIAM SOASAKKHATTUKA) (2)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc trì, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc trì, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành nan đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc trì, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc trì, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, hành dị đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm, tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền đề mục đất, hành nan đắc trì năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu ... (trùng) ... đề mục đất, hành nan đắc trì năng lực hy thiểu cảnh vô lượng ... (trùng) ... đề mục đất, hành nan đắc trì năng lực vô lượng cảnh hy thiểu ... (trùng) ... đề mục đất hành nan đắt trì, năng lực vô lượng cảnh vô lượng ... (trùng) ... đề mục đất, hành nan đắc cấp năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu ... (trùng) ... đề mục đất, hành nan đắc cấp năng lực hy thiểu cảnh vô lượng ... (trùng) ... đề mục đất, hành nan đắc cấp năng lực vô lượng cảnh hy thiểu ... (trùng) ... đề mục đất, hành nan đắt cấp, năng lực vô lượng cảnh vô lượng ... (trùng) ... đề mục đất, hành dị đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu ... (trùng) ... đề mục đất, hành dị đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng ... (trùng) ... đề mục đất, hành dị đắc trì, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu ... (trùng) ... đề mục đất, hành dị đắc trì, năng lực vô lượng cảnh vô lượng ... (trùng) ... đề mục đất, hành dị đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu ... (trùng) ... đề mục đất, hành dị đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng ... (trùng) ... đề mục đất, hành dị đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu ... (trùng) ... đề mục đất, hành dị đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT THIỆN MƯỜI SÁU CÁCH)

b) ÐỀ MỤC ÐẤT

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục nước ... (trùng) ... đề mục lửa ... (trùng) ... đề mục gió ... (trùng) ... đề mục xanh ... (trùng) ... đề mục vàng ... (trùng) ... đề mục đỏ ... (trùng) ... đề mục trắng ... (trùng) ... ; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT TÁM ÐỀ MỤC HOÀN TỊNH - CHIA MƯỜI SÁU CÁCH)

c) ÐỀ MỤC THẮNG XỨ (ABHIBHĀYATANAKASINA)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền, tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

d) BỐN TIẾN TRÌNH (Paipadā)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành dị đắt trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành dị đắt cấp; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền, tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền, hành nan đắc trì ... (trùng) ... hành nan đắc cấp ... (trùng) ... hành dị đắt trì ... (trùng) ... hành dị đắt cấp; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT BỐN TIẾN TRÌNH)

e) HAI CẢNH (Dve- ārammaāni) (1)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... , tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu ... (trùng) ... năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT HAI CẢNH)

f) CHIA THIỀN TÁM CÁCH (Aṭṭhakkhattukajjhāna) (2)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì, năng lực hy thiểu, cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp, năng lực vô lượng, cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc trì, năng lực hy thiểu, cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc trì, năng lực vô lượng, cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc cấp, năng lực hy thiểu, cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc cấp, năng lực vô lượng, cảnh hy thiểu; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, không tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", vắng lặng tầm, tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền, hành nan đắc trì, năng lực hy thiểu, cảnh hy thiểu ... (trùng) ... hành nan đắc trì, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu ... (trùng) ... hành nan đắc cấp, năng lực hy thiểu ... (trùng) ... hành nan đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu ... (trùng) ... hành dị đắc trì, năng lực hy thiểu ... (trùng) ... hành dị đắc trì, năng lực vô lượng cảnh hy thiểu ... (trùng) ... hành dị đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu ... (trùng) ... hành dị đắc cấp năng lực vô lượng cảnh hy thiểu ... (trùng) ... trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT THIỀN CHIA TÁM CÁCH)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, tốt xấu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc hy thiểu, tốt xấu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền, trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

Ðây là thiền tám cách khác.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng, ta biết, ta thấy", vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền, trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

g) BỐN TIẾN HÀNH (CATASSOPAIPADĀ)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc cấp; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy", vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền, tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT BỐN TIẾN TRÌNH. )

h) HAI CẢNH. (Dve- ārammaāni).

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, năng lực hy thiểu, cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, năng lực vô lượng, cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy" vắng lặng tầm tứ (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng ... (trùng) ... năng lực vô lượng, cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT HAI CẢNH)

5/ THIỀN TÁM CÁCH KHÁC (Aṭṭhakkhattukajjhāna)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy, " ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy, " ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy, "ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy, "ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy, "ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy, "ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc trì, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy, "ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy, " ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh vô lượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy, "vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị ... (trùng) ... tam thiền, ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền, hành nan đắc trì, năng lực hy thiểu, cảnh vô lượng ... (trùng) ... hành nan đắc trì, năng lực vô lượng cảnh vô lượng ... (trùng) ... hành nan đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng ... (trùng) ... hành nan đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh vô lượng ... (trùng) ... hành dị đắc trì, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng ... (trùng) ... hành dị đắc trì, năng lực vô lượng cảnh vô lượng ... (trùng) ... hành dị đắc cấp, năng lực hy thiểu cảnh vô lượng ... (trùng) ... hành dị đắc cấp, năng lực vô lượng cảnh vô lượng ... (trùng) ... ; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT THIỀN TÁM CÁCH KHÁC. )

6/ THIỀN TÁM CÁCH KHÁC NỮA (Aṭṭhakkhattukajjhāna).

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, tốt, xấu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy, "ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vô lượng, tốt, xấu, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy, "vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị ... (trùng) ... tam thiền, ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

Ðây là thiền tám cách khác.

7/ CHIA MƯỜI SÁU CÁCH. (Soasakkhattuka).

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc xanh, màu xanh, xanh trong, xanh lấp lánh, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy, "ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc vàng, màu vàng, vàng trong, vàng lấp lánh ... (trùng) ... sắc đỏ tươi, màu đỏ, đỏ trong, đỏ lấp lánh ... (trùng) ... sắc trắng, màu trắng, trắng trong, trắng lấp lánh, nghĩ rằng: "sau khi nhiếp chúng ta biết, ta thấy, "ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

Ðây là các thắng xứ chia mười sáu cách.

(DỨT ÐỀ MỤC THẮNG XỨ.)

8/ BA GIẢI THOÁT (TĪNI VIMOKKHĀNI) (1)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, có sắc, thấy các sắc, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chẳng tưởng nội sắc, thấy các ngoại sắc, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, nghĩ rằng: "tốt", ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

Ðây là ba giải thoát chia làm mười sáu cách.

(DỨT BA GIẢI THOÁT.)

9/ BỐN THIỀN PHẠM TRÚ (CATTĀRI BRAHMAVIHĀRAJJHĀNĀNI) (2)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, câu hành từ tâm; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền câu hành từ tâm; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly hỷ chứng và trú tam thiền câu hành từ tâm; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục chứng và trú sơ thiền câu hành từ tâm; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, chứng và trú nhị thiền câu hành từ tâm một trạng thái hỷ lạc sanh từ định, không tầm có tứ; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú tam thiền câu hành từ tâm; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly hỷ ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành từ tâm; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp bất thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền câu hành bi tâm; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm tứ chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... tứ thiền câu hành bi tâm; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền câu hành hỷ tâm; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... tứ thiền câu hành hỷ tâm; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành xả tâm; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(ÐÂY LÀ BỐN THIỀN PHẠM TRÚ CHIA THÀNH MƯỜI SÁU CÁCH. )

10/ THIỀN BẤT TỊNH TƯỞNG (Asubhajjhāna) (1)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền câu hành tưởng tử thi sình; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục, chứng và trú sơ thiền câu hành tưởng tử thi tái sanh ... (trùng) ... câu hành tưởng tử thi có nước vàng ... (trùng) ... câu hành tưởng tử thi bị cắt đoạn ... (trùng) ... câu hành tưởng tử thi bị thú ăn ... (trùng) ... câu hành tưởng tử thi rã rời ... (trùng) ... câu hành tưởng tử thi bị bầm nát ... (trùng) ... câu hành tưởng tử thi máu đọng ... (trùng) ... câu hành tưởng tử thi dòi tửa ... (trùng) ... câu hành tưởng hài cốt; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

(DỨT THIỀN BẤT TỊNH TƯỞNG CHIA THÀNH MƯỜI SÁU CÁCH)

(DỨT THIỆN SẮC GIỚI)

III. THIỆN VÔ SẮC GIỚI (ARŪPĀVACARAKUSALA)

1/ BỐN THIỆN VÔ SẮC (Cattārārūpajjhāna)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, vượt qua mọi sắc tưởng (1), dập tắt các đối ngại tưởng (2), không tác ý dị biệt tưởng (3) và đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng không vô biên xứ, câu hành xả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, vượt qua mọi không vô biên xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng, thức vô biên xứ, câu hành xả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi thức vô biên xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi thức vô sở hữu, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ, câu hành xả, trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện

(DỨT BỐN THIỆN VÔ SẮC CHIA THÀNH 16 CÁCH)

(DỨT THIỆN VÔ SẮC)

2/ PHÁP THIỆN BA CÕI (Kusalā dhammā tebhūmikā)

CHIA THEO BA BẬC THIỆN DỤC GIỚI (Kāmāvacarakusala)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành hỷ tương ưng trí bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... dục trưởng (4) ... (trùng) ... cần trưởng (5) ... (trùng) ... tâm trưởng (6) ... (trùng) ... thẩm trưởng (7) ... (trùng) ... dục trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... cần trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... tâm trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... thẩm trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... dục trưởng ... (trùng) ... cần trưởng ... (trùng) ... tâm trưởng ... (trùng) ... dục trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... cần trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... tâm trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... trong khi đó có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT TÂM THIỆN DỤC GIỚI)

3/ THIỆN SẮC GIỚI (Rūpāvacarakusala) (1)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... dục trưởng ... (trùng) ... cần trưởng ... (trùng) ... tâm trưởng ... (trùng) ... thẩm trưởng ... (trùng) ... dục trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... cần trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... tâm trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... thẩm trưởng ... (trùng) ... bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền ... (trùng) ... đề mục đất, bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... dục trưởng ... (trùng) ... cần trưởng ... (trùng) ... tâm trưởng ... (trùng) ... thẩm trưởng ... (trùng) ... dục trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... cần trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... tâm trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... thẩm trưởng ... (trùng) ... bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng; trong khi đó có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT THIỆN SẮC GIỚI)

4/ THIỆN VÔ SẮC GIỚI (Arūpāvacarakusala)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi sắc tưởng, dập tắt các đối ngại tưởng không tác ý dị biệt tưởng, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng không vô biên xứ, bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... dục trưởng ... (trùng) ... cần trưởng ... (trùng) ... tâm trưởng ... (trùng) ... thẩm trưởng ... (trùng) ... dục trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... (trùng) ... tâm trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... thẩm trưởng ... (trùng) ... bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi không vô biên xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng thức vô biên xứ bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... dục trưởng ... (trùng) ... cần trưởng ... (trùng) ... tâm trưởng ... (trùng) ... thẩm trưởng ... (trùng) ... dục trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... cần trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... tâm trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... thẩm trưởng ... (trùng) ... bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi thức vô biên xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng vô sở hữu xứ bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... dục trưởng ... (trùng) ... cần trưởng ... (trùng) ... tâm trưởng ... (trùng) ... thẩm trưởng ... (trùng) ... dục trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... cần trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... tâm trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... thẩm trưởng ... (trùng) ... bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... dục trưởng ... (trùng) ... cần trưởng ... (trùng) ... tâm trưởng ... (trùng) ... thẩm trưởng ... (trùng) ... dục trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... cần trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... tâm trưởng bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng ... (trùng) ... thẩm trưởng ... (trùng) ... bậc hạ ... (trùng) ... bậc trung ... (trùng) ... bậc thượng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT THIỆN VÔ SẮC GIỚI)

IV. TÂM THIỆN SIÊU THẾ (LOKUTTARAKUSALACITTA)

1/ TÂM ÐẠO THỨ NHẤT (Pathama magga citta) (1)

a) PHẦN DẪN HẸP BỐN

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất (2), nhân đến tịch diệt (3), đoạn trừ thiên kiến (4), chứng đạt đệ nhất địa vức (5), ly các dục, ly các bất thiện pháp chứng và trú sơ thiền (6), hành nan đắc trì, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ; trong khi ấy, có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có tri vị tri quyền, có chánh kiến, có chánh tư duy, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định, có chánh ngữ, có chánh mạng, có chánh nghiệp, có tín lực, có tấn lực, có niệm lực, có định lực, có tuệ lực, có tàm lực, có úy lực, có vô tham, có vô sân, có vô si, có vô tham ác, có vô sân ác, có chánh kiến, có tàm, có úy, có tịnh thân, có tịnh tâm, có khinh thân, có khinh tâm, có nhu thân, có nhu tâm, có thích thân, có thích tâm, có thuần thân, có thuần tâm, có chánh thân, có chánh tâm, có niệm, có tỉnh giác, có chỉ tịnh, có quán minh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là xúc trong khi ấy?

Trong khi ấy pháp mà va chạm, đụng chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.

- Thế nào là thọ trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm sanh từ xúc ý thức giới đó, là trạng thái cảm thọ sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khóai dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy.

- Thế nào là tưởng trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết sanh, thái độ nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tưởng trong khi ấy.

- Thế nào là tư trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tư trong khi ấy.

- Thế nào là tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là tâm trong khi ấy.

- Thế nào là tầm trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít cảnh, chánh tư duy, chi đạo liên quan đạo. Ðây là tầm trong khi ấy.

- Thế nào là tứ trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, trạng thái xem xét của tâm. Ðây là tứ trong khi ấy.

- Thế nào là hỷ trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự vui mừng, sự no vui, sự hân hoan, sự hỷ duyệt, sự hài lòng, sự vui vẻ, sự phấn khởi, sự thích thú, sự hoan hỷ của tâm, hỷ giác chi. Ðây là hỷ trong khi ấy.

- Thế nào là lạc trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ dễ chịu, sảng khóai sanh từ tâm xúc, sư cảm giác sảng khóai dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là lạc trong khi ấy.

- Thế nào là nhất hành tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định, định giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.

- Thế nào là tín quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín; tín là tín quyền, tín lực. Ðây là tín quyền trong khi ấy.

- Thế nào là tấn quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là tấn quyền trong khi ấy.

- Thế nào là niệm quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là niệm quyền trong khi ấy.

- Thế nào là định quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định, định giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là định quyền trong khi ấy.

- Thế nào là tuệ quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu biết, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là tuệ quyền trong khi ấy.

- Thế nào là ý quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là ý quyền trong khi ấy.

- Thế nào là hỷ quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự sảng khóai dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là hỷ quyền trong khi ấy.

- Thế nào là mạng quyền trong khi ấy?

Pháp là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc đó. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.

- Thế nào là tri vị tri quyền (1) trong khi ấy?

Trí tuệ mà pháp chưa từng biết, thấy pháp chưa từng thấy, chứng đạt pháp chưa từng chứng đạt, hiểu pháp chưa từng hiểu pháp tác chứng pháp chưa từng tác chứng, trí tuệ; pháp là trí hiểu biết, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tri vị tri quyền trong khi ấy.

- Thế nào là chánh kiến trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chánh kiến trong khi ấy.

- Thế nào là chánh tư duy trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít cảnh, chánh tư duy, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chánh tư duy trong khi ấy.

- Thế nào là chánh ngữ trong khi ấy? (1)

Trong khi ấy, sự chừa bỏ, sự kiên tránh, sự ngăn ngừa, sự chừa cải, sự không làm, sự không hợp tác, sự không vi phạm, sự không vượt quá giới hạn ... sự trừ khử bốn khẩu ác hạnh, chánh ngữ, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chánh ngữ trong khi ấy.

- Thế nào là chánh nghiệp (2) trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự chừa bỏ, sự kiên tránh, sự ngăn trừ, sự chừa cải, sự không làm, sự không hợp tác, sự không vi phạm, sự không vượt quá giới hạn ... sự trừ khử ba thân ác hạnh, chánh nghiệp, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chánh nghiệp trong khi ấy.

- Thế nào là chánh mạng (3) (4) trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự chừa bỏ, sự kiên tránh, sự ngăn ngừa, sự chừa cải, sự không làm, sự không hợp tác, sự không vi phạm, sự không vượt quá giới hạn ... sự trừ khử tà mạng, chánh mạng, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chánh mạng trong khi ấy.

- Thế nào là chánh tinh tấn trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh tấn, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chánh tinh tấn trong khi ấy.

- Thế nào là chánh niệm trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chánh niệm trong khi ấy.

- Thế nào là chánh định trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định, định giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chánh định trong khi ấy.

- Thế nào là tín lực trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín; tín là tín quyền, tín lực. Ðây là tín lực trong khi ấy.

- Thế nào là tấn lực trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, không nhủn chí, nghị lực không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là tấn lực trong khi ấy.

- Thế nào là niệm lực trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là niệm lực trong khi ấy.

- Thế nào là định lực trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định, định giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là định lực trong khi ấy.

- Thế nào là tuệ lực trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là tuệ lực trong khi ấy.

- Thế nào là tàm lực trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là tàm lực trong khi ấy.

- Thế nào là úy lực trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là úy lực trong khi ấy.

- Thế nào là vô tham trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà không tham muốn, không nhiễm đắm, không tham đắm, không tham luyến, không quyến luyến, không tham ác, vô tham là căn thiện. Ðây là vô tham trong khi ấy.

- Thế nào là vô sân trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận, không sân độc, không sân ác, vô sân là căn thiện. Ðây là vô sân trong khi ấy.

- Thế nào là vô si trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là vô si trong khi ấy.

- Thế nào là vô tham ác trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà không tham muốn, không nhiễm đắm, không tham đắm, không tham luyến, không quyến luyến, không tham ác, vô tham là căn thiện. Ðây là vô tham ác trong khi ấy.

- Thế nào là vô sân ác trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận, không sân độc, không sân ác, vô sân là căn thiện. Ðây là vô sân ác trong khi ấy.

- Thế nào là chánh kiến trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chánh kiến trong khi ấy.

- Thế nào là tàm trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là tàm trong khi ấy.

- Thế nào là úy trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là úy trong khi ấy.

- Thế nào là tịnh thân trong khi ấy?

Trong khi ấy, tịnh là sự yên lặng, tỉnh lặng, lắng dịu, an tịnh, trạng thái an tịnh của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, tịnh giác chi. Ðây là tịnh thân trong khi ấy.

- Thế nào là tịnh tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự yên lặng, tỉnh lặng, lắng dịu, an tịnh, trạng thái an tịnh của thức uẩn, tịnh giác chi. Ðây là tịnh tâm trong khi ấy.

- Thế nào là khinh thân trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhẹ nhàng, sự biến chuyển nhẹ nhàng, không chậm chạp, không chần chừ của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là khinh thân trong khi ấy.

- Thế nào là khinh tâm trong khi ấy trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhẹ nhàng, sự biến chuyển nhẹ nhàng, không chậm chạp, không chần chừ của thức uẩn. Ðây là khinh tâm trong khi ấy.

- Thế nào là nhu thân trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhu nhuyễn, sự mềm mại, trạng thái không thô cứng, trạng thái không cương ngạnh của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là nhu thân trong khi ấy.

- Thế nào là nhu tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhu nhuyễn, sự mềm mại, trạng thái không thô cứng, trạng thái không cương ngạnh của thức uẩn. Ðây chính là nhu tâm trong khi ấy.

- Thế nào là thích thân trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự thích nghi, cách thích nghi, tình trạng thích nghi của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là thích thân trong khi ấy.

- Thế nào là thích tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự thích nghi, cách thích nghi, tình trạng thích nghi của thức uẩn. Ðây là thích tâm trong khi ấy.

- Thế nào là thuần thân trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự thuần thục, cách thuần thục, của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là thuần thân trong khi ấy.

- Thế nào là thuần tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự thuần thục, cách thuần thục, trạng thái thuần thục của thức uẩn. Ðây là thuần tâm trong khi ấy.

- Thế nào là chánh thân trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự ngay thẳng, cách ngay thẳng, không cong quẹo, không vặn vẹo, không quanh co của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là chánh thân trong khi ấy.

- Thế nào là chánh tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự ngay thẳng, cách ngay thẳng, không cong quẹo, không vặn vẹo, không quanh co của thức uẩn. Ðây là chánh tâm trong khi ấy.

- Thế nào là niệm trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm, niệm giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là niệm trong khi ấy.

- Thế nào là tỉnh giác (1) trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định, định giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chỉ tịnh trong khi ấy.

- Thế nào là quán minh trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là quán minh trong khi ấy.

- Thế nào là chiếu cố trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ quên phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là chiếu cố trong khi ấy.

- Thế nào là bất phóng dật trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm, pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định, định giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là bất phóng dật trong khi ấy.

- Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.

- Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có chín quyền, có năm chi thiền, có tám chi giới, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc, có một thọ, có một tưởng, có một tư, có một tâm, có một thọ uẩn, có một tưởng uẩn, có một hành uẩn, có một thức uẩn, có một ý xứ, có một ý quyền, có một ý thức giới, có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, mạng quyền, tri vị tri quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô si, vô tham ác, vô sân ác, chánh kiến, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, tỉnh giác, chỉ tịnh, quán minh, chiếu cố, bất phóng dật, hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là các hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT PHẦN DẪN HẸP BỐN)

b) PHẦN DẪN RỘNG HAI MƯƠI (1)

PHẦN THUẦN TIẾN TRÌNH (Suddhikapaipadā)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì, trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... đây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... đây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... đây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành dị đắc cấp; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... đây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền, ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền, hành nan đắc trì ... (trùng) ... hành nan đắc cấp ... (trùng) ... hành dị đắc trì ... (trùng) ... hành dị đắc cấp; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... đây là các pháp thiện.

(DỨT PHẦN THUẦN TIẾN TRÌNH)

PHẦN KHÔNG TÁNH (Suññata)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... đây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền không tánh; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... đây là các pháp thiện.

(DỨT PHẦN KHÔNG TÁNH)

PHẦN TIẾN TRÌNH CĂN KHÔNG TÁNH (Suññatamūlakapaipadā)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... đây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh hành nan đắc cấp; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... đây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, hành dị đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... đây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly sắc dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh hành dị đắc cấp; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... đây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền không tánh, hành nan đắc trì ... (trùng) ... không tánh, hành nan đắc cấp ... (trùng) ... không tánh, hành dị đắc trì ... (trùng) ... không tánh hành dị đắc cấp trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... đây là các pháp thiện.

(DỨT PHẦN TIẾN TRÌNH CĂN KHÔNG TÁNH)

PHẦN PHI NỘI (Appaihita)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền phi nội; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT PHẦN PHI NỘI)

PHẦN TIẾN TRÌNH CĂN PHI NỘI (Appaihitamūlakapaipadā)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc cấp; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, hành dị đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, hành dị đắc cấp; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền phi nội, hành nan đắc trì ... (trùng) ... phi nội, hành nan đắc cấp ... (trùng) ... phi nội, hành dị đắc trì ... (trùng) ... phi nội, hành dị đắc cấp ... (trùng) ... trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT PHẦN TIẾN TRÌNH CĂN PHI NỘI)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến đạo siêu thế ... (trùng) ... tu tiến niệm xứ siêu thế ... (trùng) ... tu tiến chánh cần siêu thế ... (trùng) ... tu tiến như ý túc siêu thế ... (trùng) ... tu tiến quyền siêu thế ... (trùng) ... tu tiến lực siêu thế ... (trùng) ... tu tiến giác chi siêu thế ... (trùng) ... tu tiến để siêu thế ... (trùng) ... tu tiến chỉ tịnh siêu thế ... (trùng) ... tu tiến pháp siêu thế ... (trùng) ... tu tiến uẩn siêu thế ... (trùng) ... tu tiến xứ siêu thế ... (trùng) ... tu tiến giới siêu thế ... (trùng) ... tu tiến thực siêu thế ... (trùng) ... tu tiến xúc siêu thế ... (trùng) ... tu tiến thọ siêu thế ... (trùng) ... tu tiến tưởng siêu thế ... (trùng) ... tu tiến tư siêu thế ... (trùng) ... tu tiến tâm siêu thế ... (trùng) ... tu tiến pháp siêu thế pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT PHẦN GIẢI RỘNG HAI MƯƠI)

c) TRƯỞNG (Adhipati)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền dục trưởng ... (trùng) ... cần trưởng ... (trùng) ... tâm trưởng ... (trùng) ... thẩm trưởng ... (trùng) ... hành nan đắc trì, trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, chứng đạt đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền, dục trưởng ... (trùng) ... cần trưởng ... (trùng) ... tâm trưởng ... (trùng) ... thẩm trưởng, hành nan đắc trì, trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến đạo siêu thế ... (trùng) ... tu tiến niệm xứ siêu thế ... (trùng) ... tu tiến chánh cần siêu thế ... (trùng) ... tu tiến như ý túc siêu thế ... (trùng) ... tu tiến quyền siêu thế ... (trùng) ... tu tiến lực siêu thế ... (trùng) ... tu tiến giác chi siêu thế ... (trùng) ... tu tiến đế siêu thế ... (trùng) ... tu tiến chỉ tịnh siêu thế ... (trùng) ... tu tiến pháp siêu thế ... (trùng) ... tu tiến uẩn siêu thế ... (trùng) ... tu tiến xứ siêu thế ... (trùng) ... tu tiến giới siêu thế ... (trùng) ... tu tiến thực siêu thế ... (trùng) ... tu tiến xúc siêu thế ... (trùng) ... tu tiến thọ siêu thế ... (trùng) ... tu tiến tưởng siêu thế ... (trùng) ... tu tiến tư siêu thế ... (trùng) ... tu tiến tâm siêu thế pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, dục trưởng ... (trùng) ... cần trưởng ... (trùng) ... tâm trưởng ... (trùng) ... thẩm trưởng, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

(DỨT TRƯỞNG)

(DỨT TÂM ÐẠO THỨ NHẤT)

2/ TÂM ÐẠO THỨ HAI (DUTIYAMAGGACITTA) (1)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để giảm nhẹ dục ái và sân độc, đạt đến đệ nhị địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có tri dĩ tri quyền (2) ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

(DỨT TÂM ÐẠO THỨ HAI)

3/ TÂM ÐẠO THỨ BA (Tatiyamaggacitta) (1)

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào là vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ hoàn toàn dục ái và sân độc, đạt đến đệ tam địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có tri dĩ tri quyền ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

(DỨT TÂM ÐẠO THỨ BA)

4/ TÂM ÐẠO THỨ TƯ (CATUTHAMAGGACITTA) (2).

- Thế nào là các pháp thiện?

Khi nào là vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ hoàn toàn sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo cử và vô minh, chứng đạt đệ tứ địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có tri dĩ tri quyền ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là tri dĩ tri quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với sự tác chứng các pháp đã được hiểu, được thấy, được đạt, được thông, được chứng đắc, có trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là tri dĩ tri quyền trong khi ấy ... (trùng) ... bất phóng dật ... (trùng) ... Hoặc trong là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.

(DỨT TÂM ÐẠO THỨ TƯ)

(DỨT TÂM SIÊU THẾ)

Chú thích 1:

(1) Kasiṇajhāna, thiền tu theo đề mục hoàn tịnh, tức là thiền sắc giới. Có 10 đề mục hoàn tịnh (kasiṇa) là: đất, nước, lửa, gió, xanh, và, đỏ, trắng, hư không và ánh sáng.

(2) Thiền sắc giới, nói theo sự tu chứng hay nói theo hệ Kinh Tạng thì có bốn bậc là: Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.

(3) Pháp thiện ở đây chỉ cho tâm thiện sơ thiền (paṭhamajjhānakusalacitta), cùng sở hữu hợp trong tâm ấy.

(4) Pháp thiện này chỉ cho tâm thiện nhị thiền (dutiyajjhāṇakusalacitta) cùng với các sở hữu hợp trong tâm ấy.

Chú thích 2:

(1) Pháp thiện này chỉ tâm thiện tam thiền (tatiyajjhāṇakusalacitta) cùng các sở hữu hợp trong tâm ấy.

(2) Pháp thiện này chỉ cho tâm thiện tứ thiền (catutthajjhāṇakusala) cùng sở hữu hợp trong tâm ấy.

Chú thích 3:

(1) Thiền sắc giới kể theo chi pháp, hay theo hệ vi diệu pháp thì có năm bậc là: Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền và ngũ thiền. Nhị thiền theo bốn bậc thì vắng lặng tầm tứ, theo năm bậc thì chỉ diệt tầm, tam thiền mới diệt tứ. Như vậy, nhị thiền và tam thiền năm bậc tương đương với nhị thiền bốn bậc.

(2) Pháp thiện này chỉ có sơ thiền (Paṭhamajjhāna).

(3) Pháp thiện này chỉ cho nhị thiền (dutiyajjhāna).

1. Pháp thiện này chỉ cho tam thiền (tatiyajjhāna).

2. Pháp thiện này chỉ cho tứ thiền (Catutthajjhāna).

Chú thích 4:

(1) Pháp thiện này chỉ cho ngũ thiền (pañcamajjhāna).

(2) Catasso paṭipadā, bốn cách tu chứng là: dukkhāpaṭipadaṃ dandhāhbiññam hành nan đắc trì (hành khó đắc chậm); dukkhāpaṭipadaṃ dandhāhbiññam hành nan đắc cấp (hành khó đắc nhanh); dukkhāpaṭipadaṃ dandhāhbiññam hành dị đắc trì (hành dễ đắc chậm); dukkhāpaṭipadaṃ dandhāhbiññam hành dị đắc cấp (hành dễ đắc nhanh). Tu chứng năm bậc thiền theo bốn cách.

Chú thích 5:

(1) Cattāri ārammaṇāni, tức là: parittaṃ parittārammaṇaṃ năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; parittaṃ parittārammaṇaṃ năng lực hy thiểu cảnh vô lượng; parittaṃ parittārammaṇaṃ năng lực vô lượng cảnh hy thiểu; parittaṃ parittārammaṇaṃ năng lực vô lượng cảnh vô lượng. Tu chứng năm bậc thiền, mỗi bậc thiền có bốn cảnh.

Chú thích 6:

(1) Tám đề mục hoàn tịnh (kasiṇa) là: đề mục đất, đề mục nước, đề mục lửa, đề mục gió, đề mục màu xanh, đề mục màu vàng, đề mục màu đỏ, đề mục màu trắng, ở đây lại không lấy hai đề mục hư không và ánh sáng.

(2) Bốn hành trình (paṭipadā), mỗi hành trình có bốn cảnh (ārammaṇa) thành ra mười sáu cách).

Chú thích 7:

(1) Ðối với thiền đề mục hoàn tịnh (kasiṇa) thì được bốn cảnh (ārammaṇa), còn với thiền đề mục thắng xứ. (abhibhāyatana) thì chỉ có hai cảnh là: (parittaṃ parittāram - maṇaṃ) năng lực hy thiểu cảnh hy thiểu; (appamānaṃ parittārammaṇaṃ) năng lực vô lượng cảnh hy thiểu.

(2) Thiền đề mục thắng xứ (abhibhāyatana) có hai cảnh, nhân với bốn tiến trình (paṭipadā), do đó trở thành tám cách.

Chú thích 8:

(1) Tīni vimokkhāni ba giải thoát là: annmittavimokkha (vô tướng giải thoát) suññatavimokkha (không tánh giải thoát), appanihitavimokkha (phi nội giải thoát).

(2) Brahamavihāra phạm trú, tức thiền tu bốn đề mục vô lượng tâm (appamañña) là: Từ (mettā), bi (karuṇā), hỷ (muditā) và xả (upekkhā).

Chú thích 9:

(1) Thiền bất tịnh tưởng (asubhajjhāna) là thiền tu với các đề mục tưởng tử thi. Có đề mục tử thi tưởng là: tử thi sình (uddhumātaka), tử thi tái sanh (vinīlaka), tử thi có nước vàng (vipubbaka), tử thi bị cắt đoạn (vicchiddaka), tử thi bị thú ăn (vikkhāyita), tử thi rã rời (vikkhittaka), tử thi bị bầm nát (hatavikkhittaka), tử thi máu đọng (lohitaka), tử thi dòi tửa (puḷụvaka) và tử thi hài cốt (aṭṭhika).

Chú thích 10:

(1) Rūpasaññā

(2) Paṭighasaññā

(3) Nānattasaññā

(4) Chandādhipateyya

(5) Viriyāadhipateyya

(6) Cittādhipateyya

(7) Vīmaṃsādhipateyya

Chú thích 11:

(1) Thuộc thiền hiệp thế (lokiyajjhāna) hay thiền đáo đại (mahaggatajhāna), gồm có bốn hoặc năm tâm, tức là: sơ thiền, nhị thiền, tam thiên, tứ thiền hoặc ngũ thiền.

Chú thích 12:

(1) Tâm đạo thứ nhất ở đây là Dự lưu đạo, hay Tu đà hoàn đạo (Sotāpattimagga).

(2) Niyyānika (√ni) đem đi, dẫn đi, hướng thượng đem ra khỏi ... Ở đây theo chi pháp chú giải là pháp đưa ra khỏi luân hồi, tức là bốn loại tâm đạo (maggacitta).

(3) Apacayagāmī ( "apeta + caya" + (√gam) pháp làm nhân vật đạt đến diệt tận. Apacaya (sự diệt tận) chỉ có Niết bàn. Pháp là nhân đến Niết bàn tức bốn đạo.

(4) Diṭṭhigat = Micchādiṭṭhi, thuộc về tà kiến. Tâm Ðạo Tu Ðà Hườn đoạn trừ tà kiến.

(5) Paṭhamabhūmi đệ nhất địa vức, ở đây chỉ tâm đạo thứ nhất (sơ đạo), tức là Tu Ðà Hườn Ðạo (Sotāpattimagga).

(6) Tâm sơ đạo chia theo thiền chi (jhānaṅga) có 5 bậc: Sơ đạo sơ thiền, sơ đạo nhị thiền, sơ đạo tam thiền, sơ đạo tứ thiền, sơ đạo ngũ thiền. Tuy nhiên thường kể thiền chi bốn bậc; vắng lặng tâm tứ là bậc nhị thiền, vì thế nhị thiền và tam thiền (5 bậc) tương đương với nhị thiền (4 bậc).

Chú thích 13:

(1) Anaññatññ assāmītindriya, tức là trí hiểu pháp chưa từng hiểu. Ở đây chỉ cho trí trong tâm sơ đạo "Sotāpattimagga" vì là được Niết bàn lần đầu tiên.

Chú thích 14:

(1) Sammāvāca.

(2) Sammākammanta

(3) Sammā - ājīva

(4) (1) - (2) - (3) đây gọi là ba sở hữu tâm giới phần (Viraticetasika), ba sở hữu tâm này khi phối hợp trong thiện dục giới thì bậc định và riêng biệt nhau, nhưng trong tâm đạo (maggacitta) ba sở hữu tâm này phối hợp nhất định và đồng loạt.

Chú thích 15:

(1) Sampajañña, thuộc sở hữu trí tuệ.

Chú thích 16:

(1) Tâm sơ đạo bốn bậc thiền giải theo năm phần là: phần thuần tiến trình (suddhika - paṭipadā), phần chủng không tánh (Suññata), phần tiến trình căn không tánh (suñña - tamūlapaṭīpadā), phân chủng phi nội (appaṇihita) và phần hành trình căn phi nội (appaṇihitamūlapaṭipaṭipadā), do đó thành hai mươi cách giải rộng.

Chú thích 17:

(1) Tâm đạo thứ hai hay nhị đạo, tức là Nhất lai đạo hay là Tư Ðà Hàm đạo (Sakadā gāmimagga).

(2) Aññindriyaṃ tức là trí biết pháp đã biết, hiểu pháp đã hiểu. Ở đây chỉ trí trong tâm đạo, quả hữu học cao, các bậc này thấy rõ Niết bàn sau bậc sơ đạo.

(1) Tâm đạo thứ ba hay tam đạo, tức Bất lai Ðạo hay A Na Hàm đạo (anāgāmimagga).

(2) Tâm đạo thứ tư hay tứ đạo, tức là Ứng Cúng Ðạo hay A La Hán đạo (Arahattamagga).

V. PHÁP BẤT THIỆN (AKUSALA DHAMMA) (1)

1/ MƯỜI HAI TÂM BẤT THIỆN

TÂM BẤT THIỆN THỨ NHẤT (2)

- Thế nào là các pháp bất thiện?

Khi nào có tâm bất thiện sanh khởi câu hành hỷ tương ưng tà kiến, bắt cảnh sắc hay cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị cảnh xúc, cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tấn quyền, có định quyền, có ý quyền, có mạng quyền, có tà kiến, có tà tư duy, có tà tinh tấn, có tà định, có tấn lực, có định lực, có vô tàm lực, có vô úy lực, có tham, có si, có tham ác, có tà kiến, có vô tàm, có vô úy, có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.

- Thế nào là xúc trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp mà đụng chạm, va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.

- Thế nào là thọ trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, dễ chịu thuộc về tâm sanh từ xúc ý thức giới đó, là trạng thái cảm thọ sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy.

- Thế nào là tưởng trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tưởng trong khi ấy.

- Thế nào là tư trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết, sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tư trong khi ấy.

- Thế nào là tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch định, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là tâm trong khi ấy.

- Thế nào là tầm trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít cảnh, tà tư duy. Ðây là tầm trong khi ấy.

- Thế nào là tứ trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, thái độ xem xét của tâm. Ðây là tứ trong khi ấy.

- Thế nào là hỷ trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự mừng vui, sự no vui, sự hân hoan, sự hỷ duyệt, sự hài lòng, sự vui vẻ, sự phấn khởi, sự thích thú, sự hoan hỷ của tâm. Ðây là hỷ trong khi ấy.

- Thế nào là lạc trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là lạc trong khi ấy.

- Thế nào là nhất hành tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, tà định. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.

- Thế nào là tấn quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, tà tinh tấn. Ðây là tấn quyền trong khi ấy.

- Thế nào là định quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực. Ðây là định quyền trong khi ấy.

- Thế nào là ý quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự biết tức là ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là ý quyền trong khi ấy.

- Thế nào là hỷ quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sản khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là hỷ quyền trong khi ấy.

- Thế nào là mạng quyền trong khi ấy?

Pháp là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc đó. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.

- Thế nào là tà kiến (1) trong khi ấy?

Trong khi ấy, kiến nào là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây là tà kiến trong khi ấy.

- Thế nào là tà tư duy (1) trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm sự đem tâm khắn khít cảnh, sự suy nghĩ tà vạy. Ðây là tà tư duy trong khi ấy.

- Thế nào là tà tinh tấn (2) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, tà tinh tấn. Ðây là tà tinh tấn trong khi ấy.

- Thế nào là tà định trong khi ấy? (3)

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, tà định. Ðây là tà định trong khi ấy.

- Thế nào là tấn lực trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, tà tinh tấn. Ðây là tấn lực trong khi ấy.

- Thế nào là định lực trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, tà lực. Ðây là định lực trong khi ấy.

- Thế nào là vô tàm (4) lực trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà không hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, không hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là vô tàm lực trong khi ấy.

- Thế nào là vô úy lực (5) trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà không sợ hãi với điều đáng sợ hãi, không sợ hãi với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là vô úy lực trong khi ấy.

- Thế nào là tham (6) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tham muốn, cách tham muốn, trạng thái tham muốn, sự quyến luyến, cách quyến luyến, trạng thái quyến luyến, sự tham ác, tham là căn bất thiện. Ðây là tham trong khi ấy.

- Thế nào là si (7) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự không biết, sự không thấy, không lãnh hội, không liểu ngộ, không thực chứng, không thông suốt, không tiếp thụ, không thấm nhuần, không xét đoán, không phản kháng, không phản tỉnh, thiểu trí, khờ khạo, không tỉnh giác, mê muội, si mê, si ám, vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh tùy miên, vô minh xâm nhập, vô minh then chốt, si là căn bất thiện. Ðây là si trong khi ấy.

- Thế nào là tham ác (1) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tham muốn, cách tham muốn, trạng thái tham muốn, sự quyến luyến, cách quyến luyến, trạng thái quyến luyến, sự tham ác, tham là căn bất thiện. Ðây là tham ác trong khi ấy.

- Thế nào là tà kiến (2) trong khi ấy?

Trong khi ấy, kiến nào là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây là tà kiến trong khi ấy.

- Thế nào là vô tàm trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà không hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, không hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là vô tàm lực trong khi ấy.

- Thế nào là vô úy trong khi ấy?

Trong khi ấy, sự mà không sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là vô úy trong khi ấy.

- Thế nào là chỉ tịnh (3) trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, tà định. Ðây là chỉ tịnh trong khi ấy.

- Thế nào là chiếu cố trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, tà tinh tấn. Ðây là chiếu cố trong khi ấy.

- Thế nào là bất phóng dật trong khi ấy? (4)

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, tà định. Ðây là bất phóng dật trong khi ấy.

- Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.

- Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có năm quyền, có năm chi thiền, có bốn chi đạo, có bốn lực, có hai nhân, có một xúc ... (trùng) ...có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ nhất hành tâm, tấn quyền, định quyền, mạng quyền, tà kiến, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, tấn lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, tham, si, tham ác, tà kiến, vô tàm, vô úy, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật, hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ...

Và đây là các pháp bất thiện.

TÂM BẤT THIỆN THỨ HAI (1)

- Thế nào là các pháp bất thiện?

Trong khi ấy, tâm bất thiện sanh khởi câu hành hỷ tương ưng tà kiến hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp bất thiện ... (trùng) ...

(DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ HAI)

TÂM BẤT THIỆN THỨ BA (2)

- Thế nào là các pháp bất thiện?

Trong khi ấy, có tâm bất thiện sanh khởi câu hành hỷ bất tương ưng tà kiến, bắt cảnh sắc hoặc cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp hay cảnh chi chi, trong khi ấy có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tấn quyền, có định quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có tà tư duy, có tà tinh tấn, có tà định, có tấn lực, có định lực, có vô tàm lực, có vô qúy lực, có tham, có si, có tham ác, có vô tàm, có vô úy, có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện ... (trùng) ...

- Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có năm quyền, có 5 chi thiền, có ba chi đạo, có bốn lực, có hai nhân, có một xúc ... (trùng) ... có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh đây là các pháp bất thiện ... (trùng) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ, nhất hành tâm, tấn quyền, định quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, tấn lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, tham, si, tham ác, vô tàm, vô úy, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật, hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ...

Và đây là các pháp bất thiện ... (trùng) ...

(DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ BA)

TÂM BẤT THIỆN THỨ TƯ (1)

- Thế nào là các pháp bất thiện?

Khi nào có tâm bất thiện khởi câu hành xả tương ưng tà kiến hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp bất thiện ... (trùng) ...

(DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ TƯ)

TÂM BẤT THIỆN THỨ NĂM (2)

- Thế nào là các pháp bất thiện?

Khi nào có tâm bất thiện khởi câu hành xả bất tương ưng tà kiến, bắt cảnh sắc, hay cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tâm, có tư, có tầm, có tứ, có xả có nhất hành tâm, có tấn quyền, có định, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có tà kiến, có tà tư duy, có tà tinh tấn, có tà định, có tấn lực, có định lực, có vô tàm lực, có vô úy lực, có tham, có si có tham ác, có tà kiến, có vô tàm, có vô úy, có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện?

- Thế nào là xúc trong khi ấy?

Trong khi ấy pháp là sự đụng chạm, sự va chạm, cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.

- Thế nào là thọ trong khi ấy?

Trong khi ấy pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, sanh từ tâm xúc có ý thức giới đó, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy ... (trùng) ...

- Thế nào là xả trong khi ấy?

Trong khi ấy pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là xả trong khi ấy ... (trùng) ...

- Thế nào là xả quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là xả quyền trong khi ấy ... (trùng) ...

Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.

- Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có 5 chi quyền, có bốn chi thiền, có bốn chi đạo; có bốn lực, có hai nhân, có 1 xúc ... (trùng) ... có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện ... (trùng) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tầm, tứ, nhất hành tâm, tấn quyền, định quyền, mạng quyền, tà kiến, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, tấn lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, tham, si, tham ác, tà kiến, vô tàm, vô úy, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ có thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ...

Và đây là các pháp bất thiện.

(DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ NĂM)

TÂM BẤT THIỆN THỨ SÁU (1)

- Thế nào là các pháp bất thiện?

Khi nào tâm bất thiện sanh khởi câu hành xả tương ưng tà kiến hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp bất thiện ... (trùng) ...

(DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ SÁU)

TÂM BẤT THIỆN THỨ BẢY (1)

- Thế nào là các pháp bất thiện?

Khi nào tâm bất thiện sanh khởi câu hành xả bất tương ưng tà kiến vô dẫn bắt cảnh sắc hay cảnh thinh, cảnh khí cảnh vị cảnh xúc, cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có tấn quyền, có định quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có tà tư duy, có tà tinh tấn, có tà định, có tấn lực, có định lực, có vô tàm lực, có vô úy lực, có tham, có si, có tham ác, có vô tàm, có vô úy có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện ... (trùng) ...

- Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có năm quyền, có bốn chi thiền, có ba chi đạo, có bốn thực, có hai nhân, có một xúc ... (trùng ) ... có một pháp xứ, có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện ... (trùng ) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tâm, tứ, nhất hành tâm, tấn quyền, định quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, tấn lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, tham, si, tham ác, vô tàm, vô úy, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật; hoặc trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng ) ...

Và đây là các pháp bất thiện.

(DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ BẢY)

TÂM BẤT THIỆN THỨ TÁM (2)

- Thế nào là các pháp bất thiện?

Khi nào có tâm bất thiện sanh khởi câu hành xả bất tương ưng tà kiến hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp bất thiện ... (trùng) ...

(DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ TÁM)

TÂM BẤT THIỆN THỨ CHÍN (1)

- Thế nào là các pháp bất thiện?

Khi nào có tâm bất thiện khởi câu hành ưu (2) tương ưng phẫn nộ (3) bắt cảnh sắc, hay cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ có khổ, có nhất hành tâm, có tấn quyền, có tà tư duy, có tà tinh tấn có tà định, có tấn lực, có định lực có vô tàm lực, có vô úy lực, có sân, có si, có vô tàm, có vô úy có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.

- Thế nào là xúc trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, sự va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.

- Thế nào là thọ trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự không sảng khóai thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm sanh từ xúc ý thức giới đó; trạng thái cảm thọ không sảng khóai, khó chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không sảng khóai, khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy.

- Thế nào là khổ trong khi ấy? (4)

Trong khi ấy, có pháp là sự không sảng khóai thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không sảng khóai, khó chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không sảng khóai, khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là khổ trong khi ấy ... (trùng) ...

- Thế nào là ưu quyền (5) trong khi ấy?

Trong khi ấy, có pháp là sự không sảng khóai thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không sảng khóai, khó chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không sảng khóai, khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là ưu quyền trong khi ấy ... (trùng) ...

- Thế nào là sân (6) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nóng nảy, sự hãm hại, thái độ hãm hại, sân độc, sự sân hận, thái độ sân hận, sự đối lập, sự chống đối, sự hung dữ, sự lỗ mãng, sự không hoan hỷ của tâm. Ðây là sân trong khi ấy ... (trùng) ...

- Thế nào là sân ác (7) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nóng nảy, sự hãm hại, thái độ hãm hại, sân độc, sự sân hận, thái độ sân hận, sự đối lập, sự chống đối, sự hung dữ, sự lỗ mãng, sự không hoan hỷ của tâm. Ðây là sân ác trong khi ấy ... (trùng) ...

Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.

- Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có năm quyền, có bốn chi thiền, có ba chi đạo, có bốn lực, có hai nhân, có một xúc ... (trùng ) ... có một pháp xứ, có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện ... (trùng ) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tâm, tứ, nhất hành tâm, tấn quyền, định quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, tấn lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, sân, si, sân ác, vô tàm, vô úy, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật; hoặc trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng ) ...

Và đây là các pháp bất thiện.

(DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ CHÍN)

TÂM BẤT THIỆN THỨ MƯỜI (2).

- Thế nào là các pháp bất thiện?

Trong khi ấy, có tâm bất thiện sanh khởi câu hành ưu tương ưng phẫn nộ hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp bất thiện ... (trùng) ...

(DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ MƯỜI)

TÂM BẤT THIỆN THỨ MƯỜI MỘT (1)

- Thế nào là các pháp bất thiện?

Trong khi ấy, có tâm bất thiện sanh khởi câu hành xả tương ưng hoài nghi (2) bắt cảnh sắc hay cảnh thinh, cảnh khí cảnh vị cảnh xúc, cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có tấn quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có tà tư duy, có tà tinh tấn, có tà định, có tấn lực, có định lực, có vô tàm lực, có tà tinh tấn, có tà định, có tấn lực, có định lực, có vô úy lực, có hoài nghi, có si, có vô tàm, có vô úy, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.

- Thế nào là xúc trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, sự va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.

- Thế nào là nhất hành tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy ... (trùng) ...

- Thế nào là hoài nghi (1) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự do dự, cách do dự, thái độ do dự, sự dị nghị, sự không xác định, sự lưỡng ước, sự phân vân, sự ngờ vực, sự không nhất quyết, sự tính vớ vẩn, sự lẫn quẩn, sự không quyết đoán, tình trạng lay động của tâm, sự rối ý. Ðây là hoài nghi trong khi ấy ... (trùng) ...

Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.

- Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có bốn quyền, có bốn chi thiền, có hai chi đạo, có ba lực, có một nhân, có một xúc ... (trùng ) ... có một pháp xứ, có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện ... (trùng ) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tâm, tứ, nhất hành tâm, tấn quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tấn lực, vô tàm lực, vô úy lực, hoài nghi, si, vô tàm, vô úy, chiếu cố, bất phóng dật; hoặc trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... ( trùng ) ...

Và đây là các pháp bất thiện.

(DỨT TÂM BẤT THIỆN THỨ MƯỜI MỘT)

TÂM BẤT THIỆN THỨ MƯỜI HAI (2)

- Thế nào là các pháp bất thiện?

Khi nào có tâm bất thiện sanh khởi câu hành xả tương ưng trạo cử (3) bắt cảnh sắc hay cảnh thinh, cảnh khí cảnh vị cảnh xúc, cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có tấn quyền, có định quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có tà tư duy, có tà tinh tấn có tà định, có tấn lực, có định lực có vô tàm lực, có vô úy lực, có trạo cử, có si, có vô tàm, có vô úy, có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.

- Thế nào là xúc trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, sự va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy ... (trùng) ...

- Thế nào là trạo cử trong khi ấy? (1)

Trong khi ấy, pháp là sự phóng dật của tâm, sự không vắng lặng, tâm lao chao, tình trạng toán loạn của tâm. Ðây là trạo cử trong khi ấy ... (trùng) ...

Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện ... (trùng) ...

- Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có năm quyền, có bốn chi thiền, có ba chi đạo, có bốn lực, có một nhân, có một xúc ... (trùng ) ... có một pháp xứ, có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện ... (trùng ) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tâm, tứ, nhất hành tâm, tấn quyền, định quyền, mạng quyền, tà tư duy, tà tinh tấn, tà định, tấn lực, định lực, vô tàm lực, vô úy lực, trạo cử, si, vô tàm, vô úy, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật; hoặc trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng ) ...

Và đây là các pháp bất thiện.

(DỨT MƯỜI HAI TÂM BẤT THIỆN)

2/ PHÁP VÔ KÝ (ABYÀKATÀ DHAMMÀ) (2)

TÂM DỊ THỤC DỤC GIỚI (Kāmāvacaravipākacitta) (3)

NĂM THỨC DỊ THỤC THIỆN (Pañca vĩnñānakusalacitta) (4)

- Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào có nhãn thức dị thục quả (5) sanh khởi do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện dục giới câu hành xả, bắt cảnh sắc, trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

- Thế nào là Xúc trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.

- Thế nào là Thọ (6) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự không vui, không buồn, thuộc về tâm, sanh từ xúc nhãn thức giới đó, trạng thái không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy.

- Thế nào là Tưởng trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ nhận biết sanh từ xúc nhãn thức giới đó. Ðây là tưởng trong khi ấy.

- Thế nào là Tư trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết sanh từ xúc nhãn thức giới đó. Ðây là tư trong khi ấy.

- Thế nào là Tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, nhãn thức giới sanh từ đây. Ðây là tâm trong khi ấy.

- Thế nào là Xả trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là Xả trong khi ấy.

- Thế nào là Nhất Hành Tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.

- Thế nào là Ý quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, nhãn thức giới sanh từ đó. Ðây là ý quyền trong khi ấy.

- Thế nào là Xả quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là xả quyền trong khi ấy.

- Thế nào là mạng quyền trong khi ấy?

Pháp là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc khác. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.

- Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

- Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc ... (trùng) ... có một nhãn thức giới, có một pháp xứ, có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, nhất hành tâm, mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ...

Và đây là các pháp vô ký.

- Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào nhĩ thức dị thục quả sanh khỏi, do sự tạo tác tích lũy của tâm thiện dục giới câu hành xả, bắt cảnh thinh ... (trùng) ... tỷ thức sanh khởi, câu hành xả, bắt cảnh khí ... (trùng) ... Thiệt thức sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh vị ... (trùng) ... thân thức sanh khởi câu hành lạc, bắt cảnh xúc; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư có tâm, có lạc, có nhất hành tâm, có ý quyền, có lạc quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

- Thế nào là xúc trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự va chạm, đụng chạm, tư cách đối xúc, trạng thái dối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.

- Thế nào là thọ trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về thân sanh từ xúc thân thức giới đó, trạng thái cảm thọ sảng khóai dễ chịu sanh từ thân xúc, sự cảm giác sảng khóai dễ chịu sanh từ thân xúc. Ðây là thọ trong khi ấy.

- Thế nào là Tưởng trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ nhận biết sanh từ xúc thân thức giới đó. Ðây làtưởng trong khi ấy.

- Thế nào là tư trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết sanh từ xúc thân thức giới đó. Ðây là tư trong khi ấy.

- Thế nào là tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, thân thức giới sanh từ đó. Ðây là tâm trong khi ấy.

- Thế nào là lạc trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự sảng khóai thuộc về thân, sự dễ chịu thuộc về thân, trạng thái cảm thọ sảng khóai dễ chịu sanh từ thân xúc, sự cảm giác sảng khóai dễ chịu sanh từ thân xúc. Ðây là lạc trong khi ấy.

- Thế nào là Nhất hành tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ. Ðây là Nhất hành tâm trong khi ấy.

- Thế nào là ý quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, thân thức giới sanh từ đây. Ðây là ý quyền trong khi ấy.

- Thế nào là lạc quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự sảng khóai thuộc về thân, sự dễ chịu thuộc về thân, trạng thái cảm thọ sảng khóai dễ chịu sanh từ thân xúc. Ðây là lạc quyền trong khi ấy.

- Thế nào là mạng quyền trong khi ấy?

Pháp là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc đó. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.

- Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

- Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc ... (trùng) ... có một thân thức giới, có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh.

Ðây là những pháp vô ký ... (trùng) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, nhất hành tâm, mạng quyền, hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ...

Và đây là các pháp vô ký.

(DỨT NĂM THỨC DỊ THỤC THIỆN.)

Ý GIỚI QUẢ THIỆN (Kusalavipākamanodhātu) (1)

- Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào ý giới dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác tích lủy nghiệp thiện dục giới câu hành xả, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh xúc hay cảnh chi chi, trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

- Thế nào là Xúc trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, va chạm, tư cách đôi xúc, trạng thái đôi xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.

- Thế nào là Thọ (2) trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, sanh từ ý giới đó, trạng thái không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy.

- Thế nào là Tưởng trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ nhận biết sanh từ ý giới đó. Ðây là tưởng trong khi ấy.

- Thế nào là Tư trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ quyết sanh từ ý giới đó. Ðây là tư trong khi ấy.

- Thế nào là tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý giới sanh từ đó. Ðây là tâm trong khi ấy.

- Thế nào là tầm trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít cảnh. Ðây là tầm trong khi ấy.

- Thế nào là tứ trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, trạng thái xem xét của tâm. Ðây là tứ trong khi ấy.

- Thế nào là xả trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự không vui, không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là xả trong khi ấy.

- Thế nào là nhất hành tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.

- Thế nào là ý quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức lấy, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý giới sanh từ đó. Ðây là ý quyền trong khi ấy.

- Thế nào là xả quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự không vui, không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là xả quyền trong khi ấy.

- Thế nào là mạng quyền trong khi ấy?

Pháp là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc ấy. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.

- Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

- Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc ... (trùng) ... có một ý giới, có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký ... (trùng) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tâm, tứ, nhất hành tâm, mạng quyền, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoài trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ...

Và đây là các pháp vô ký.

(DỨT Ý GIỚI QUẢ THIỆN.)

Ý THỨC GIỚI CÂU HÀNH HỶ QUẢ THIỆN (Kusalavipākasomanassasahagatamanoviññāadhātu) (1)

- Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào ý thức dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác tích lủy nghiệp thiện dục giới, câu hành hỷ, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hoặc cảnh chi chi, trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có ý quyền, có mạng quyền, có hỷ quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

- Thế nào là xúc trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, va chạm, cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.

- Thế nào là thọ trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, dễ chịu thuộc về tâm, sanh từ xúc ý thức giới đó, là trạng thái cảm thọ sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khóai dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy.

- Thế nào là tưởng trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tưởng trong khi ấy.

- Thế nào là tư trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tư trong khi ấy.

- Thế nào là tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đó. Ðây là tâm trong khi ấy.

- Thế nào là tầm trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm đến cảnh. Ðây là tầm trong khi ấy.

- Thế nào là tứ trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, trạng thái xem xét của tâm. Ðây là tứ trong khi ấy.

- Thế nào là hỷ trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự mừng vui, sự no vui, sự hân hoan, sự hỷ duyệt, sự hài lòng, sự vui vẻ, sự phấn khởi, sự thích thú, sự hoan hỷ của tâm. Ðây là hỷ trong khi ấy.

- Thế nào là lạc trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khóai dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khóai dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là lạc trong khi ấy.

- Thế nào là nhất hành tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.

- Thế nào là ý quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đó. Ðây là ý quyền trong khi ấy.

- Thế nào là hỷ quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự sảng khóai thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khóai, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là hỷ quyền trong khi ấy.

- Thế nào là mạng quyền trong khi ấy?

Pháp là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc ấy. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.

- Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

- Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc ... (trùng) ... có một ý thức giới, có một phap xứ, có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký ... (trùng) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ nhất hành tâm, mạng quyền, hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy.

Và đây là các pháp vô ký.

(DỨT Ý THỨC GIỚI CÂU HÀNH HỶ QUẢ THIỆN.)

Ý THỨC GIỚI CÂU HÀNH XẢ QUẢ THIỆN (Kusalavipākūpekkhāsahagatamanoviññāadhātu) (1)

- Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào ý thức giới dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện dục giới câu hành xả. Bắc cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hay cảnh chi chi, trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

- Thế nào là xúc trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, va chạm, cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.

- Thế nào là thọ trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự không vui, không buồn thuộc về tâm sanh từ xúc ý thức giới đó, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là xả trong khi ấy.

- Thế nào là tưởng trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, nhận biết, thái độ nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó.

- Thế nào là tư trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tư trong khi ấy.

- Thế nào là tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đó. Ðây là tâm trong khi ấy.

- Thế nào là tầm trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét xự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít với cảnh. Ðây là tầm trong khi ấy.

- Thế nào là tứ trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, trạng thái xem xét của tâm. Ðây là tứ trong khi ấy.

- Thế nào là xả trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự không vui, không buồn thuộc về tâm, trạng thái không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là xả trong khi ấy.

- Thế nào là nhất hành tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.

- Thế nào là ý quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đó. Ðây là ý quyền trong khi ấy.

- Thế nào là xả quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự không vui, không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là quyền trong khi ấy.

- Thế nào là mạng quyền trong khi ấy?

Pháp là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc đó. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.

- Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

- Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc ... (trùng) ... có một ý thức giới, có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký ... (trùng) ...

- Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tầm, tứ, nhất hành tâm, mạng quyền, hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ...

Và đây là các pháp vô ký.

(DỨT Ý THỨC GIỚI CÂU HÀNH XẢ QUẢ THIỆN)

3/ TÁM TÂM ÐẠI QUẢ (Aṭṭha mahāvipāka). (1)

- Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào ý thức giới dị thục quả sanh khởi do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện dục giới, câu hành hỷ tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký ... (trùng) ...

- Vô tham là căn vô ký ... (trùng) ... vô sân là căn vô ký ... (trùng) ... vô si là căn vô ký ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

(DỨT TÁM TÂM ÐẠI QUẢ.)

QUẢ SẮC GIỚI (Rūpāvacaravipāka). (2)

- Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất, Trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện sắc giới đó, bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất thành tựu dị thục quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

- Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến sắc giới, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền đề mục đất, Trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện sắc giới đó, bậc đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú ngũ thiền đề mục đất thành tựu dị thục quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

(DỨT QUẢ SẮC GIỚI)

QUẢ VÔ SẮC GIỚI (Arūpāvacaravipāka) (1)

- Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi sắc tưởng (dị biệt tưởng), dập tắt các đối ngại tưởng, không tác ý các dị biệt tưởng, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng không vô biên xứ; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện vô sắc giới đó, bậc vượt qua mọi sắc tưởng, dập tắt các đối ngại tưởng, không tác ý các dị biệt tưởng, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng không vô biên xứ, thành tựu dị thục quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

- Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi không vô biên xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng thức vô biên xứ; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện vô sắc giới đó, bậc vượt qua mọi không vô biên xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng thức vô biên xứ, thành tựu dị thục quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

- Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi thức vô biên xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng vô sở hữu xứ; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện vô sắc giới đó, vị vượt qua mọi thức vô biên xứ đó, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng thức vô sở hữu xứ, thành tựu dị thục quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

- Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến theo con đường để đạt đến vô sắc giới, do vượt qua mọi vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tích lũy nghiệp thiện vô sắc giới đó, bậc vượt qua mọi vô sở hữu xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền, câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ, thành tựu dị thục quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

(DỨT QUẢ VÔ SẮC GIỚI)

QUẢ SIÊU THẾ (Lokuttaravipāka) (1)

DẪN RỘNG HAI MƯƠI TÂM

PHẦN THUẦN TIẾN TRÌNH (Suddhikapaṭipadā)

- Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì mà thành tựu quả, trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có tri vị tri quyền ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

- Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền vô tướng, hành nan đắc trì mà thành tựu quả, trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có tri vị tri quyền ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

- Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì mà thành tựu quả, trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có tri vị tri quyền ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

- Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền hành nan đắc trì, thiện như đây ... (trùng) ... không tánh, hành nan đắc trì, quả như thế ... (trùng) ... hành nan đắc trì, thiện như đây ... (trùng) ... vô tướng, hành nan đắc trì, quả như thế ... (trùng) ... hành nan đắc trì, thiện như đây ... (trùng) ... phi nội, hành nan đắc trì, quả như thế; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

- Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp ... (trùng) ... hành dị đắc trì ... (trùng) ... hành dị đắc cấp ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền, hành dị đắc cấp, thiện như đây ... (trùng) ... không tánh, hành dị đắc cấp, quả như thế ... (trùng) ... hành dị đắc cấp, thiện như đây ... (trùng) ... vô tướng, hành dị đắc cấp, quả như thế ... (trùng) ... hành dị đắc cấp, thiện như đây ... (trùng) ... phi nội, hành dị đắc cấp, quả như thế; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

(DỨT PHẦN THUẦN TIẾN TRÌNH.)

PHẦN THUẦN KHÔNG TÁNH (Suddhikasuññata)

427 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện si êu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

428 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên vị ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền vô tướng, trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

429 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên vị ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

430 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm, tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền, không tánh thiện như đây ... (trùng) ... không tánh, quả như thế ... (trùng) ... không tánh thiện như đây ... (trùng) ... vô tướng quả như thế ... (trùng) ... không tánh thiện như đây ... (trùng) ... phi nội quả như thế; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng). Ðây là các pháp vô ký.

(DỨT PHẦN THUẦN KHÔNG TÁNH)

PHẦN KHÔNG TÁNH TIẾN TRÌNH (Suññatapaipadā).

431 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh; hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng). Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

432 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh; hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền vô tướng, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

433 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

434 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền không tánh, hành nan đắc trì, thiện như đây ... (trùng) ... không tánh, hành nan đắc trì, quả như thế ... (trùng) ... không tánh, hành nan đắc trì, thiện như đây ... (trùng) ... phi vô tướng, quả như thế ... (trùng) ... không tánh, hành nan đắc trì, thiện như đây ... (trùng) ... phi nội, hành nan đắc trì, quả như thế; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

435 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc cấp ... (trùng) ... không tánh, hành dị đắc trì ... (trùng) ... không tánh, hành dị đắc cấp ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền, không tánh, hành dị đắc cấp, quả như thế ... (trùng) ... không tánh, hành dị đắc cấp, thiện như đây ... (trùng) ... vô tướng, hành dị đắc cấp, quả như thế ... (trùng) ... không tánh, hành dị đắc cấp, thiện như đây ... (trùng) ... phi nội hành dị đắc cấp, quả như thế, trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

(DỨT PHẦN KHÔNG TÁNH TIẾN TRÌNH.)

PHẦN THUẦN PHI NỘI (Suddhika - appaihita)

436 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiềnphi nội thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

437 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền vô tướng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

438 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

439 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền phi nội, thiện như đây ... (trùng) ... phi nội, quả như đây ... (trùng) ... phi nội, thiện như đây ... (trùng) ... không tánh, quả như thế; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

(DỨT PHẦN THUẦN PHI NỘI)

PHẦN PHI NỘI TIẾN TRÌNH (Appaihitapaipadaà)

440 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên vị ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

441 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác thiền thiện siêu thế đó, nên vị ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền vô tướng hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

442 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên vị ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

443 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, ly các dục ... (trùng) ... vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền phi nội, hành nan đắc trì, thiện như đây ... (trùng) ... phi nội hành nan đắc trì, quả như thế ... (trùng) ... phi nội hành nan đắc trì, thiện như đây ... (trùng) ... vô tướng, hành nan đắc trì, quả như thế ... (trùng) ... phi nội, hành nan đắc trì, thiện như đây ... (trùng) ... không tánh hành nan đắc trì quả như thế; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

444 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc cấp ... (trùng) ... phi nội, hành dị đắc trì ... (trùng) ... phi nội, hành dị đắc cấp ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền phi nội hành dị đắc cấp, thiện như đây ... (trùng) ... phi nội hành dị đắc cấp, quả như thế ... (trùng) ... phi nội, hành dị đắc cấp, thiện như đây ... (trùng) ... vô tướng hành dị đắc cấp, quả như thế ... (trùng) ... phi nội, hành dị đắc cấp, thiện như thế; ... (trùng) ... không tánh, hành dị đắc cấp, quả như thế; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

(DỨT PHẦN PHI NỘI TIẾN TRÌNH)

445 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến đạo siêu thế ... (trùng) ... tu tiến niệm xứ siêu thế ... (trùng) ... tu tiến chánh cần siêu thế ... (trùng) ... tu tiến như ý túc siêu thế ... (trùng) ... tu tiến quyền siêu thế, tu tiến lực siêu thế ... (trùng) ... tu tiến giác chi siêu thế ... (trùng) ... tu tiến đế siêu thế ... (trùng) ... tu tiến chỉ tịnh siêu thế ... (trùng) ... tu tiến pháp siêu thế ... (trùng) ... tu tiến uẩn siêu thế ... (trùng) ... tu tiến xứ siêu thế ... (trùng) ... tu tiến giới siêu thế ... (trùng) ... tu tiến thực siêu thế ... (trùng) ... tu tiến xúc siêu thế ... (trùng) ... tu tiến thọ siêu thế ... (trùng) ... tu tiến tưởng siêu thế ... (trùng) ... tu tiến tư siêu thế ... (trùng) ... tu tiến tâm siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến tâm thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh ... (trùng) ... vô tướng ... (trùng) ... phi nội, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký ... (trùng) ...

(DỨT PHẦN DẪN RỘNG HAI MƯƠI)

TÂM QUẢ SƠ ÐẠO (Pahamamaggavipāka) (1)

446 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền hành nan đắc trì có dục trưởng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

447 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền thiện siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền hành nan đắc trì có dục trưởng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền vô tướng, hành nan đắc trì có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

448 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền hành nan đắc trì có dục trưởng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên vị ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

449 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền, hành nan đắc trì có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... không tánh, hành nan đắc trì có dục trưởng, quả như thế ... (trùng) ... hành nan đắc trì có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... vô tướng, hành nan đắc trì có dục trưởng, quả như thế ... (trùng) ... hành nan đắc trì có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... phi nội, hành nan đắc trì, quả như thế; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

450 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc cấp có dục trưởng ... (trùng) ... hành dị đắc trì, có dục trưởng ... (trùng) ... hành dị đắc cấp, có dục trưởng ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền, hành dị đắc cấp có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... không tánh, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế ... (trùng) ... hành dị đắc cấp, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... vô tướng, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế ... (trùng) ... hành dị đắc cấp, có dục trưởng thiện như đây ... (trùng) ... phi nội, hành dị đắc cấp, có dục trưởng quả như thế; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

451 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, không tánh, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

452 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên vị ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền vô tướng, có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

453 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, có dục trưởng, thành tựu quả ... (trùng) ... trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

454 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền không tánh, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... không tánh, có dục trưởng, quả như thế ... (trùng) ... không tánh, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... vô tướng, có dục trưởng, quả như thế ... (trùng) ... không tánh, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... không tánh, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... phi nội, có dục trưởng, quả như thế; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

455 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền thiện siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì có dục trưởng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

456 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền vô tướng, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

457 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

458 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền không tánh, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... không tánh, hành nan đắc trì, có dục trưởng, quả như thế ... (trùng) ... không tánh hành nan đắc trì, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... vô tướng hành nan đắc trì, có dục trưởng, quả như thế ... (trùng) ... không tánh hành nan đắc trì, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... phi nội hành nan đắc trì, có dục trưởng, quả như thế; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

459 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền thiện siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc cấp, có dục trưởng ... (trùng) ... không tánh, hành dị đắc trì, có dục trưởng ... (trùng) ... không tánh, hành dị đắc cấp ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền không tánh, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... không tánh, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế ... (trùng) ... không tánh, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... vô tướng, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế ... (trùng) ... không tánh hành dị đắc cấp, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... phi nội hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

460 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên vị ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội (1), có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

461 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức (2) ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

462 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế, nên bật ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh (3) có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

463 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền phi nội, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... phi nội, có dục trưởng, quả như thế ... (trùng) ... phi nội, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... vô tướng, (4) có dục trưởng, quả như thế ... (trùng) ... phi nội, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... không tánh, có dục trưởng, quả như thế; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

464 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

465 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền vô tướng, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

446 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

467 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, vắng lặng tầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng, quả như thế ... (trùng) ... phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... vô tướng, hành nan đắc trì, có dục trưởng, quả như thế ... (trùng) ... phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... không tánh, hành nan đắc trì, có dục trưởng, quả như thế, trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

468 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền phi nội, hành nan đắc cấp, có dục trưởng ... (trùng) ... phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng ... (trùng) ... phi nội hành dị đắc cấp, có dục trưởng ... (trùng) ... chứng và trý nhị thiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền, phi nội hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế ... (trùng) ... phi nội, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế ... (trùng) ... phi nội, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... vô tướng, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế ... (trùng) ... phi nội, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, thiện như đây ... (trùng) ... không tánh, hành dị đắc cấp, có dục trưởng, quả như thế; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

469 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến đạo siêu thế ... (trùng) ... tu tiến niệm xứ siêu thế ... (trùng) ... tu tiến chánh cần siêu thế ... (trùng) ... tu tiến như ý túc siêu thế ... (trùng) ... tu tiến quyền siêu thế ... (trùng) ... tu tiến lực siêu thế ... (trùng) ... tu tiến giác chi siêu thế ... (trùng) ... tu tiến đến siêu thế ... (trùng) ... tu tiến chỉ tịnh siêu thế ... (trùng) ... tu tiến pháp siêu thế ... (trùng) ... tu tiến uẩn siêu thế ... (trùng) ... tu tiến xứ siêu thế ... (trùng) ... tu tiến giới siêu thế ... (trùng) ... tu tiến thực siêu thế ... (trùng) ... tu tiến xúc siêu thế ... (trùng) ... tu tiến thọ siêu thế ... (trùng) ... tu tiến tưởng siêu thế ... (trùng) ... tu tiến tư siêu thế ... (trùng) ... tu tiến tâm siêu thế ... (trùng) ... pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì, có dục trưởng; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh ... (trùng) ... vô tướng ... (trùng) ... phi nội, hành nan đắc trì, có dục trưởng ... (trùng) ... cần trưởng ... (trùng) ... tâm trưởng ... (trùng) ... thẩm trưởng, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

DỨT TÂM QUẢ SƠ ÐẠO.

TÂM QUẢ NHỊ - TAM - TỨ - ÐẠO (Dutiya - Tatiya - Catutthamaggavipāka) (1).

470 - Thế nào là các vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền siêu thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để giảm trừ dục ái và sân độc, để đạt đến đệ nhị địa vức ... (trùng) ... tuyệt trừ dục ái và sân độc, đạt đến đệ tam địa vức ... (trùng) ... tuyệt trừ sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo cử, và vô minh, đạt đến đệ tứ địa vức, ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... có tri dĩ tri quyền ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện. Do sự tạo tác tu tiến thiền thiện siêu thế đó, nên bậc ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền không tánh, hành nan đắc trì, thành tựu quả; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có tri cụ tri quyền ... (trùng) ... có bất phóng dật, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

471 - Thế nào là xúc trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy ... (trùng) ...

- Thế nào là tri cụ tri quyền trong khi ấy?

Ðiều mà đối với các pháp đã thấu triệt, có sự toàn tri, hiểu biết, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là tri cụ tri quyền trong khi ấy ... (trùng) ...

Hoặc là, trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

(DỨT PHẦN QUẢ SIÊU THẾ)

VÔ KÝ QUẢ BẤT THIỆN (Akusalavipāka abyākata) (1)

472 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào do sự tạo tác tích lũy nghiệp bất thiện, quả nhãn thức sanh khởi câu hành xả bắt cảnh sắc xấu ... (trùng) ... nhĩ thức sanh khởi câu hành xả bắt cảnh thinh ... (trùng) ... tỷ thức câu hành xả bắt cảnh khí ... (trùng) ... thiệt thức sanh khởi câu hành xả bắt cảnh vị ... (trùng) ... thân thức sanh khởi câu hành khổ bắt cảnh xúc, trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tầm, có khổ, có nhất hành tâm, có ý quyền, có khổ quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

473 - Thế nào là xúc trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.

- Thế nào là thọ (2) trong khi ấy?

Trong khi ấy, có sự bất an thuộc về thân, sự đau đớn thuộc về thân sanh từ xúc ý thức giới đó, trạng thái cảm thọ bất an đau đớn sanh từ thân xúc, sự cảm giác bất an đau đớn sanh từ thân xúc. Ðây là thọ trong khi ấy ... (trùng) ...

- Thế nào là khổ trong khi ấy?

Trong khi ấy, có sự bất an thuộc về thân, sự đau đớn thuộc về thân, trạng thái cảm thọ bất an đau đớn sanh từ thân xúc, sự cảm giác bất an đau đớn sanh từ thân xúc. Ðây là khổ trong khi ấy ... (trùng) ...

- Thế nào là khổ quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, có sự bất an thuộc về thân, sự đau đớn thuộc về thân, trạng thái cảm thọ bất an đau đớn sanh từ thân xúc, sự cảm giác bất an đau đớn sanh từ thân xúc. Ðây là khổ quyền trong khi ấy ... (trùng) ...

Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

474 - Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc ... (trùng ) ... có một thân thức giới, có một pháp xứ có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký ... (trùng ) ...

475 - Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tứ, nhất hành tâm, mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy. Và đây là các pháp vô ký.

476 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào do sự tạo tác tích lũy nghiệp bất thiện mà ý giới sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh xúc hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc có thọ, có tưởng, có tư, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký ... (trùng) ...

477 - Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc ... (trùng ) ... có một ý giới, có một pháp xứ có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký ... (trùng ) ...

478 - Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tầm, tứ, nhất hành tâm, mạng quyền; hoặc là khi trong ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ...

Và đây là các pháp vô ký.

479 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào do sự tạo tác tích lũy nghiệp bất thiện mà ý thức giới sanh khởi câu hành xả, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh xúc hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký ... (trùng) ...

480 - Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc ... (trùng ) ... có một ý thức giới, có một pháp xứ có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký ... (trùng ) ...

481 - Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tầm, tứ, nhất hành tâm, mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ...

Và đây là các pháp vô ký.

(DỨT PHẦN VÔ KÝ QUẢ BẤT THIỆN)

TỐ DỤC GIỚI (Kāmāvacarakiriyā) (1)

482 - Thế nào là các pháp vô ký? (2)

Khi nào có ý giới sanh khởi, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp câu hành xả, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh xúc hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc có thọ, có tưởng, có tư, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

483 Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có ba quyền, có một xúc ... (trùng ) ... có một ý giới, có một pháp xứ có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký ... (trùng ) ...

484 - Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tầm, tứ, nhất hành tâm, mạng quyền; hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ...

Và đây là các pháp vô ký.

485 - Thế nào là các pháp vô ký? (3)

Khi nào có ý giới sanh khởi, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp câu hành hỷ, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc có thọ, có tưởng, có tư, có tầm, có tâm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tấn quyền, có định quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

486 - Thế nào là xúc trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy ... (trùng) ...

- Thế nào là nhất hành tâm trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy ... (trùng) ...

- Thế nào là tấn quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực. Ðây là tấn quyền trong khi ấy.

- Thế nào là định quyền trong khi ấy?

Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực. Ðây là định quyền trong khi ấy.

Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký.

487 Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có năm quyền, có một xúc ... (trùng ) ... có một ý thức giới, có một pháp xứ có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký ... (trùng ) ...

488 - Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ, nhất hành tâm, tấn quyền, định quyền, mạng quyền; hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ...

Và đây là các pháp vô ký.

489 - Thế nào là các pháp vô ký? (1)

Khi nào có ý giới sanh khởi, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp câu hành xả, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc có thọ, có tưởng, có tư, có tầm, có tâm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có tấn quyền, có định quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký ... (trùng) ...

490 Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có năm quyền, có một xúc ... (trùng ) ... có một ý thức giới, có một pháp xứ có một pháp giới, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp vô ký ... (trùng ) ...

491 - Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?

Tức xúc, tư, tâm, tứ, nhất hành tâm, tấn quyền, định quyền, mạng quyền; hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ... (trùng) ...

Và đây là các pháp vô ký.

492 - Thế nào là các pháp vô ký? (2)

Khi nào có ý giới sanh khởi, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp câu hành hỷ tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành hỷ bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả tương ưng trí hữu dẫn ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí ... (trùng) ... câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

493 Vô tham là căn vô ký ... (trùng) ... vô sân là căn vô ký ... (trùng) ... vô si là căn vô ký ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

(DỨT TÂM TỐ DỤC GIỚI)

TỐ SẮC GIỚI (Rūpāvacarakiriya) (3)

494 Khi nào vị tu tiến thiền sắc giới, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp, hiện tại lạc trú ly các dục ... (trùng) ... chứng và trú sơ thiền đề mục đất trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

495 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền sắc giới, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp, hiện tại lạc trú, vắng lặng trầm tứ ... (trùng) ... chứng và trú nhị htiền ... (trùng) ... tam thiền ... (trùng) ... tứ thiền ... (trùng) ... sơ thiền ... (trùng) ... ngũ thiền đề mục đất; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký ... (trùng) ...

(DỨT TỐ SẮC GIỚI)

TỐ VÔ SẮC GIỚI (Arūpāvacarakiriyā)

496 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền vô sắc giới, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp, hiện tại lạc trú, vượt qua mọi sắc tưởng, dập tắt các đối ngại tưởng, không tác ý dị biệt tưởng, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng không vô biên xứ; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

497 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền vô sắc giới, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp, hiện tại lạc trú, vượt qua mọi không vô biên xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng thức vô biên xứ; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

498 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền vô sắc giới, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp, hiện tại lạc trú, vượt qua mọi thức vô biên xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng vô sỡ hữu xứ; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

499 - Thế nào là các pháp vô ký?

Khi nào vị tu tiến thiền vô sắc giới, thuộc tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp, hiện tại lạc trú, vượt qua mọi vô sỡ hữu xứ, đoạn trừ lạc ... (trùng) ... chứng và trú tứ thiền câu hành tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong khi ấy có xúc ... (trùng) ... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký ... (trùng) ...

500 - Vô tham là căn vô ký ... (trùng) ... vô sân là căn vô ký ... (trùng) ... vô si là căn vô ký ... (trùng) ... Ðây là các pháp vô ký.

(DỨT TỐ VÔ SẮC)

(1) Akusala - bất thiện có năm nghĩa là: (attha:nghĩa) bịnh hoạn (rogyattha), không tốt đẹp (asundarattha), không khéo léo (achekattha), có sai lỗi (savajjattha), có quả khổ (dukkhavipākattha).

(2) Ở đây chỉ tâm tham cầu hành hỷ tương ưng tà kiến vô dẫn (Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ lobhamūlacitaṃ).

(1) Micchādiṭṭhi.

(1) Micchāsaṅkappa.

(2) Micchāvāyāma.

(3) Micchāsamādhi (micchā + samādhi).

(4) Ahirikabala.

(5) Anottappabala.

(6) Lobha (@lubh)

(7) Moha (@moh)

(1) Abhijjhā (abhi +@jhe)

(2) Micchādiṭṭhi (Micchā + @dis)

(3) Samatha, ở đây là sỡ hữu tâm nhất hành (ekaggatacetasika) trong tâm tham, thuộc về bất thiện pháp).

(4) Avikkhepa, ở đây cũng là sỡ hữu tâm nhất hành (ckaggatacetasika) trong tâm tham thuộc về bất thiện pháp)

(1) Là tâm tham câu hành hỷ tương ưng tà kiến hữu dẫn (Somanassahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ lobhamūlacittaṃ).

(2) Là tâm tham câu hành hỷ bất tương ưng tà kiến vô dẫn (Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ lobhamūlacittaṃ).

(1) Là tâm tham câu hành hỷ bất tương ưng tà kiến hữu dẫn (Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ lobhamūlacittaṃ)

(2) Là tâm tham câu hành xả tương ưng tà kiến vô dẫn (Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ lobhamūlacittaṃ)

(1) Là tâm tham câu hành xả tương ưng tà kiến hữu dẫn (Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ lobhamūlacittaṃ)

(1) Là tâm tham câu hành xả bất tương ưng tà kiến vô dẫn (Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ lobhamūlacittaṃ)

(2) Là tâm tham câu hành xả bất tương ưng tà kiến hữu dẫn (Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ lobhamūlacittaṃ)

(1) Là tâm sân câu hành ưu tương ưng phẫn nộ vô dẫn (domanassasahagataṃ paṭigha - sampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ dosamūlacittaṃ)

(2) Domanassasahagataṃ là tâm mà có cảm thọ buồn, cảm giác khổ tâm, tức tâm sân, có sở hữu thọ ưu phối hợp.

(3) Paṭighasampayuttaṃ là tâm có sỡ hữu sân phối hợp. Còn domanassavedanā - cetasika là sỡ hữu thọ ưu.

(4) Dukkha (duṭṭhu khamatī’ti dukkhaṃ) tức là sở hữu thọ ưu.

(5) Domanassindriya.

(6) Dosa (√dus )

(7) Byāpāda (vi + ā + √pad)

(1) Là tâm sân câu hành ưu tương ưng phẫn nộ hữu dẫn (domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ dosamūlacittaṃ)

(2) Là tâm si câu hành xả tương ưng hoài nghi (Upekkhāsahagataṃ vicikicchāsam - payutam mohamūlacittaṃ)

(3). Vicikicchāsampayutta là tâm có sở hữu hoài nghi (vicikicchācetasika) phối hợp).

(1) Vicikicchāvi + √cikit)

(2) Là tâm si câu hành xả tương ưng trạo cử (upekkhāsahagataṃ uddhaccasam - payuttaṃ mohamūlacittaṃ)

(3) Uddhaccasampayutta, tâm mà có sở hửu trạo cử (uddhaccacetasika) phối hợp. Cả mười hai tâm bất thiện đều có sở hữu trạo cử phối hợp, nhưng những tâm bất thiện khác có những khuynh hướng riêng. Còn tâm si này chỉ có khuynh hướng tán loạn tâm đối với cảnh, nên được gọi là si trạo cử.

(1) Uddhacca (u + √har)

(2) Abyākatadhamma (na + "vi + ā + √kar") Pháp không thành nhân tố tạo quả, tức là pháp phi thiện phi bất thiện)

(3) Vipāka - dị thục, tức là tâm quả (quả chín muồi của nghiệp thiện hay bất thiện).

Quả của thiện, trước hết là nói đến ngũ thức vô nhân, tức nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức

(4) Quả của thiện, trước hết là nói đến ngũ thức vô nhân, tức nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức.

(5) Nhãn thức dị thục thuộc quả thiện, chuyên nhận biết cảnh sắc tốt.

(6) Vedanā, trong 5 thức thì nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức thuộc về xả thọ (Upekkhāvedanā)

(1) Manodhātu - Ý giới, ở đây là tâm tiếp thâu (sampaṭtcchanacitta) thuộc giác quan thứ sáu, trong khi ngũ thức trước thuộc ngũ giác quan.

(2) Tâm tiếp thâu (sampaṭicchanacitta) thuộc thọ xả (upekkhāvedanā)

(1) Manoviññāṇadhātu ý thức giới thuộc quả thiện vô nhân. Ở đây là tâm thẩm tấn (santīranacitta); có hai thứ: thọ hỷ (somanassavedanā) và thọ xả (upekkhāve - danā).

(1) Manoviññānadhātu, ý thức giới quả thiện vô nhân này cũng là tâm thẩm tấn (santīrana), nhưng ở đây là thẩm tấn thọ xả (upekkhā).

(1) Tâm đại quả (mahāvipāka) còn lại là tâm quả thiện dục giới hữu nhân (sahetu - kakāmāvacarakusalavipākacitta). Quả thiện dục giới có hai loại là: 8 tâm quả vô nhân (ahetuka) và 8 tâm quả hữu nhân (sahetuka).

(2) Quả sắc giới (Rūpāvacaravipāka) gồm có 4 hoặc 5 tâm, là quả thành tựu do thiện sắc giới là nhân.

(1) Quả vô sắc giới (Arūpāvacaravipāka) gồm có 4 tâm; là quả thành tựu do thiện vô sắc giới làm nhân.

(1) Quả siêu thế thuộc tâm thiền siêu thế (lokuttarajjhāna) như tâm đạo; quả siêu thế là thành quả của tâm đạo hay thiện siêu thế (lokuttarakusala).

(1) Tức là quả dự lưu, hay Tu Ðà Hườn quả Nhập Lưu quả hoặc quả sơ đạo (sotāpatti - phala).

(1) Appaṇihitaṃ (vô nguyên)

(2) Paṭhamāyabhūmiya

(3) Suññataṃ(chân không)

(4) Animittaṃ

(1) Tâm quả nhị đạo, tức là nhị quả (dutiyaphala), còn gọi là Nhất lai quả, hay tư Ðà Hàm quả (sakadāgāmiphala); tâm này thành tựu do nhị đạo. Tâm tam quả, tức là tâm quả tam đạo, còn gọi là Bất lai quaû hay A Na Hàm quả (Anāgāmiphala), tâm này thành tựu do tam đạo. Tâm tứ quaû (Catutthapala) còn gọi là tâm Ưng Cúng Quả, hay quả A La Hán (Araha ttaphala), tâm này thành tựu do tứ đạo.

(1) Quả bất thiện cũng thuộc về tâm vô nhân (ahetukacitta), gồm có 7 tâm là 5 thức (viññāṇa), 1 tâm tiếp thâu (sampaṭicchana) và một tâm thẩm tấn (santīrana).

(2) Ðây là sở hữu khổ thọ (dukkavedanācetasika) hiệp trong thân thức quả bất thiện.

(1) Tố (kiriyā, "√kar+ iriya"), có khi dịch là Hạnh, Duy Tác, nghĩa là những tâm phi nhân (không phải là nhân), cũng không phải là quả, thuộc pháp vô ký. Ðây là những hệ thống tư tưởng, có hành động nhưng không tạo quả.

(2) Tâm vô ký tố này là tâm khai ngũ môn (pañcadvārāvajjanacitta).

(3) Ðây là tâm sinh tiếu (hasituppādacitta). Tâm này chỉ sanh trong cơ tánh của vị A La Hán.

(1) Tâm vô ký tố này là tâm khai ý môn (manodvārāvajjanacitta)

(2) Các tâm vô ký này là 8 tâm tố dục giới hữu nhân (sahetukakāmāvacarakiriyātta). Ðây là những tâm của bậc A La Hán.

(3) Tâm tố sắc giới và tâm tố vô sắc giới là tâm thiền chứng của vị A La Hán tu tiến thiền hiệp thế.



[i]Tâm thứ nhất này, chỉ tâm đại thiện câu hành hỷ tương ưng trí vô trợ (Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).

[ii]Kusala. Thiện có 5 nghĩa: Không bệnh hoạn (Ārogya) - tốt đẹp suṇdara) - khôn khéo (cheka) - không lỗi lầm (anavajja) - có quả vui (Sukhavipāka).

[iii]Somanassasahagataṃ, tức là tâm có cảm giác vui hay tâm thọ hỷ.

[iv]Nāmasampayuttaṃ nghĩa là tâm có trí huệ phối hợp.

[v] Arūpī- Pháp phi sắc, ở đây chỉ cho những sở hữu tâm (Cetasika) có thể hợp với tâm đại thiện này.

[vi]Paṭiccasamuppāda, Pháp mà đồng sanh tương ứng, hay sanh liên quan với tâm.

[vii]Phassa (√Phus; phusatī’ ti phasso)

[viii] Vedanā (√vid; vedayatī ti vedanā )

[ix] Saññā (√sam + nā; sanjānātī di sannā).

[x] Cetanā (√cit; cetayatī’ ti cetanā)

[xi] Citta (√cint; cintetī’ ti cittaṃ).

[xii] Vitakka (√vi + car; vicaranan’ ti vitakko).

[xiii]Vicāra (√vi + car; vicaranan’ ti vicāro)

[xiv] Pīti (√pin; pinayatīti’ pīti).

[xv] Sukha (su + √kham; suṭṭhu khamatī’ ti sukho).

[xvi] Cittass’ ckaggatā (cittássa "cka + agga + tā").

[xvii] Saddhindriya (saddhā + indriya).

[xviii]Viriyindriya (viriya + indriya).

[xix]Satindriya (sati + indriya).

[xx] Samādhindriya (samādhi + indriya)

[xxi]Paññidriya (paññā + indriya)

[xxii] Manidriya (mana + indriya).

[xxiii]Somanassindriya (somanassa + indriya).

[xxiv]Jīvitindriya (jīvita + indriya).

[xxv] Sammādiṭṭhi (sammā + diṭṭhi "√dis").

[xxvi]Sammāsaṅkappo (sammā + saṅkappa "sam + kapp").

[xxvii] Sammāvāyāma (sammā + vāyāma "vi + a √kapp").

[xxviii] Sammāsati (Sammā + sati "√sar").

[xxix]Sammāsamādhi (sammā + samādhi "saṃ + ā + √dhā").

[xxx] Saddhābala (saddhā "saṃ + √dah + bala).

[xxxi] Viriyabala (viriya " vi + √ir + bala).

[xxxii] Satibala (sati " √sar" + bala).

[xxxiii] Samādhibala (samādhi + bala).

[xxxiv] Paññābala (paññā "pa + (√ña" + bala).

[xxxv] Hiribala (hiri + bala).

[xxxvi] Ottappabala (ottappa + bala "ava + √tap")

[xxxvii] Alobha (na + lobha " lubh").

[xxxviii] Adosa (na + dosa " √dus").

[xxxix]Amoha (na + moha "√muh").

[xl] Abyāpāda (na + byāpāda. "viā + √pad").

[xli] Abyāpāda (na + byāpāda. "viā + √pad").

[xlii] Hiri.

[xliii] Ottappa (ava + "√tap").

[xliv] Kāyappassaddhi (kāya + passaddhi. "pa + sammbh").

[xlv] Cittappassaddhi (Citta + passaddhi).

[xlvi] Kāyalahutā (kāya + lahutā. "từ lahu")

[xlvii] Cittalahutā (citta + lahutā. "từ lahu").

[xlviii] Kāyamudutā (kāya + muduta. "từ mudu").

[xlix] Cittamudutā (citta + mudutā. "từ mudu").

[l] Kāyakammaññatā (kāya + kamm + uya + tā).

[li] Cittakammaññatā.

[lii] Kāyapāguññatā (kāya + pāguññtā, "pa + gun + ya").

[liii] Cittapaguññatā (citta + pāguññatā).

[liv] Kāyujukatā (kāya + ujukatā. "uju".

[lv] Cittujukatā (citta + ujukatā).

[lvi] Sati (√sar).

[lvii] Sampajañña (saṃ +pa + √ñā).

[lviii] Samatha (√sam).

[lix] Vipassanā (vi + √dis).

[lx]Paggāha (pa + √gah).

[lxi] Avikkhepa (na + vikkhepa. "vi + √khip").

[lxii] Bhānavāra. Phần gồm có 8. 000 chữ (pāli).

[lxiii] Khandha chùm, đống, khối, nhóm ... thành phần của pháp thực tướng gồm có danh pháp và sắc pháp (Suññākāraṃ dhārentī’ ti khandhā), những pháp mang thực thể rỗng không gọi là UẨN.

[lxiv] Vedanākhandha (Vedanā + khandha) ở đây nói đến tâm thiện thứ nhất, nên thành phần thọ uẩn là thọ hỷ (Somanassasahagata).

[lxv] Saññākkhandha (saññā + khandha).

[lxvi] Saṅkhārakkhandha (saṅkhāra + khandha) ở đây chỉ lấy các sở hữu tâm hành uẩn phối hợp tâm đại thiện thứ nhất.

[lxvii] Viññāṇakkhandha(viññāna + khandha) ở đây chỉ cho tâm đại thiện thứ nhất.

[lxviii] Āyatana: cơ quan phát khởi tâm lý (Āyasaṅkhāte cittacetasikadhamme etāni tanonti vithārentī’ ti āyatanāni); gọi là xứ, tức những pháp đó nở sanh mở rộng tâm và sở hữu tâm tiên hành.

[lxix] Manāyatana (mana + āyatana) Ở đây chỉ cho tâm đại thiện thứ nhất.

[lxx] Dhammāyatana (dhamma + āyatana). Ở đây chỉ lấy các sở hữu tâm hợp tâm đại thiện thứ nhất

[lxxi] Dhātu bản chất, bản thể, nguyên chất ... bản thể riêng của thực pháp (nissattanijjī- vaṭṭhena dhātu, giới có nghĩa là không phải chúng sanh, không phải linh hồn. Attano sabhāvam dhāretī’ ti dhātu. Pháp tự mang thực tính gọi là giới).

[lxxii] Manoviññāṇadhātu. Ở đây chỉ tâm đại thiện thứ nhất.

[lxxiii] Dhammadhātu ở đây lấy các sở hữu tâm hợp với tâm đại thiện thứ nhất.

[lxxiv] Āhāra, thức ăn của danh và sắc.

[lxxv] Phassāhāra(phassa + āhāra), Sở hữu xúc sở hữu tư (Phassacetasika).

[lxxvi] Manosañcetanāhāra (manosañcetanā + āhāra), sờ hữu tư (Cetanācetasika).

[lxxvii] Viññāṇāhāra (vinnāna + āhāra Ở đây chỉ cho tâm đại thiện thứ nhất.

[lxxviii] Indriya, khả năng riêng của pháp (indantiparama- issari- yaṃ karontī’ ti indriyāni. Pháp chủ động, hoạt động độc quyền, gọi là quyền).

[lxxix] Jhānaṅga (Jhāna + aṅga)

[lxxx] Maggaṅga (magga + aṅga)

[lxxxi] Chỉ tâm thiện dục giới thứ hai, tức là tâm đại thiện câu hành tương ưng trí hữu dẫn (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ mahākusalacittaṃ).

[lxxxii] Sasaṅkhārikaṃ, tâm sân khởi phải nhờ động lực thúc đẩy. Tâm sân khởi không cần động lực thúc đẩy, gọi là Vô Dẫn (asaṅkhārikaṃ).

[lxxxiii] Là tâm đại thiện câu hành hỷ bất tương ưng trí vô dẫn (somanassahagataṃ) ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).

[lxxxiv]Là chỉ cho tâm đại thiện câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu dẫn (somanassasahagataṃ ñāṇavippyuttaṃ sasaṅkhārikaṃ mahākusacittaṃ).

[lxxxv] Ñāṇavippayuttaṃ, tâm mà không có trí phối hợp.

[lxxxvi] Là chỉ cho tâm đại thiện câu hành xả tương ưng trí vô dẫn (upekkhāsahagataṃ ñāṇa - sampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ mahākusalacittaṃ).

[lxxxvii] Upckkhāsahagataṃ, tức là tâm có cảm giác không vui không buồn, thản nhiên hay là tâm thọ xả.

[lxxxviii] Upekkhā (upa + (√ikkh) cảm giác tâm lý không vui không buồn, không khổ không lạc. Ở đây là sở hữu thọ xả (upekkhāvedanācetasika).

[lxxxix] Upekkhindriya (upekkhā + indriya).

 

 

Bộ Pháp Tụ, C. Chương Sắc

C. CHƯƠNG SẮC (RŪPAKAṆḌAṂ) (1)

501 - Thế nào là các pháp vô ký?

Quả của các pháp thiện và bất thiện, thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, siêu thế, tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, và những pháp nào là tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là pháp vô ký.

502 - Ở đây thế nào là tất cả sắc?

Bốn đại hiển và sắc y sinh nương bốn đại hiển. Ðây gọi là tất cả sắc.

I. MẪU ÐỀ

NHẤT ÐỀ (Ekaka)

503 - Tất cả sắc là phi nhân, vô nhân bất tương ưng nhân, hữu duyên, hữu vi, hiệp thế, có cảnh lậu, cảnh triền, cảnh phược, cảnh bộc, cảnh phối cảnh cái, cảnh khinh thị, cảnh thủ, cảnh phiền não, vô ký, bất tri cảnh, phi sở hữu tâm, bất tương ưng tâm, pháp phi dị thục phi dị thục nhân, phi phiền toái cảnh phiền não, phi hữu tầm hữu tứ, phi vô tầm hữu tứ, phi vô tầm vô tứ, phi câu hành hỷ, phi câu hành lạc, phi câu hành xả, không đáng tri kiến đoạn trừ, không đáng tu tiến đoạn trừ, phi hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ, phi hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ, phi nhân đến tích tập, phi nhân đến tịch diệt, phi hữu học, phi vô học, hy thiểu, dục giới, phi sắc giới, phi vô sắc giới, hệ thuộc, phi bất hệ thuộc, phi cố định, phi dẫn xuất, sanh tồn, đáng cho sáu thức biết, vô thường, bị già chinh phục. Như vậy là yếu hiệp sắc một loại.

(DỨT NHẤT ÐỀ)

NHỊ ÐỀ (Duka)

504 - Yếu hiệp sắc hai loại:

- Có sắc y sinh, có sắc phi y sinh.

- Có sắc thành do thủ, có sắc phi thành do thủ.

- Có sắc thành do thủ cảnh thủ, có sắc phi thành do thủ cảnh thủ.

- Có sắc hữu kiến, có sắc vô kiến.

- Có sắc hữu đối chiếu, có sắc vô đối chiếu.

- Có sắc quyền, có sắc phi quyền.

- Có sắc đại hiển, có sắc phi đại hiển.

- Có sắc biểu tri, có sắc phi biểu tri.

- Có sắc tâm sở sanh, có sắc phi tâm sở sanh.

- Có sắc đồng hiện hữu với tâm, có sắc phi đồng hiện hữu với tâm.

- Có sắc tùy chuyển với tâm, có sắc phi tùy chuyển với tâm.

- Có sắc nội phần, có sắc ngoại phần.

- Có sắc thô, có sắc tế.

- Có sắc viễn, có sắc cận.

- Có sắc vật của nhãn xúc, có sắc phi vật của nhãn xúc.

- Có sắc vật của thọ, sanh từ nhãn thức ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ...

- Có sắc vật của nhãn thức, có sắc phi vật của nhãn thức.

- Có sắc vật của nhĩ xúc ... (trùng) ... của tỷ xúc ... (trùng) ... của thiệt xúc ... (trùng) ...

- Có sắc vật của thân xúc, có sắc phi vật của thân xúc.

- Có sắc của thọ, sanh từ thân xúc ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ...

- Có sắc vật của thân thức, có sắc phi vật của thân thức.

- Có sắc cảnh nhãn xúc, có sắc phi cảnh nhãn xúc.

- Có sắc cảnh của thọ, sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ...

- Có sắc cảnh nhãn thức, có sắc phi cảnh nhãn thức.

- Có sắc nhĩ xúc ... (trùng) ... tỷ xúc ... (trùng) ... thiệt xúc ... (trùng) ...

- Có sắc cảnh thân xúc, có sắc phi cảnh thân xúc.

- Có sắc cảnh của thọ, sanh từ thân xúc ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ...

- Có sắc cảnh thân thức, có sắc phi cảnh thân thức.

- Có sắc cảnh nhãn xứ, có sắc phi nhãn xứ.

- Có sắc nhĩ xứ, có sắc phi nhĩ xứ.

- Có sắc tỷ xứ ... (trùng) ... thiệt xứ ... (trùng) ...

- Có sắc thân xứ, có sắc phi thân xứ.

- Có sắc sắc xứ, có sắc phi sắc xứ.

- Có sắc thinh xứ ... (trùng) ... khí, xứ ... (trùng) ... vị xứ ... (trùng) ...

- Có sắc xúc xứ, có sắc phi xúc xứ.

- Có sắc nhãn giới, có sắc phi nhãn giới.

- Có sắc nhĩ giới ... (trùng) ... tỷ giới ... (trùng) ... thiệt giới ... (trùng) ...

- Có sắc thân giới, có sắc phi thân giới.

- Có sắc sắc giới, có sắc phi sắc giới.

- Có sắc thinh giới ... (trùng) ... khí giới ... (trùng) ... vị giới ... (trùng) ... - Có sắc xúc giới, có sắc phi xúc giới.

- Cósắc nhãn quyền, có sắc phi nhãn quyền.

- Có sắc nhĩ quyền ... (trùng) ... tỷ quyền ... (trùng) ... thiệt quyền ... (trùng) ...

- Có sắc thân quyền, có sắc phi thân quyền.

- Có sắc nữ quyền, có sắc phi nữ quyền.

- Có sắc nam quyền, có sắc phi nam quyền.

- Có sắc mạng quyền, có sắc phi mạng quyền.

- Có sắc thân biểu tri, có sắc phi thân biểu tri.

- Có sắc hư không giới, có sắc phi hư không giới.

- Có sắc thủy giới, có sắc phi thủy giới.

- Có sắc sắc khinh, có sắc phi sắc khinh.

- Có sắc sắc nhu, có sắc phi sắc nhu.

- Có sắc thích nghiệp, có sắc phi sắc thích nghiệp.

- Có sắc sắc tích tụ, có sắc phi sắc tích tụ. (1)

- Có sắc sắc thừa kế, có sắc phi sắc thừa kế. (2)

- Có sắc sắc lão mại, có sắc phi sắc lão mại. Aratà (lão dị).

- Có sắc sắc vô thường, có sắc phi sắc vô thường. Aniccatà (vô thường, diệt).

- Có sắc đoàn thực, có sắc phi đoàn thực.

- Như vậy là dứt phần yếu hiệp sắc hai loại.

(DỨT NHỊ ÐỀ)

TAM ÐỀ (Tika)

505 - Yếu hiệp sắc ba loại:

- Sắc nào thuộc nội phần ấy là y sinh; sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có y sinh, có phi y sinh.

- Sắc nào thuộc nội phần ấy là thành do thủ; sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có thành do thủ, có phi thành do thủ.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là thành do thủ cảnh thủ, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có thành do thủ cảnh thủ, có phi thành do thủ cảnh thủ.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là sắc vô kiến, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có vô kiến, có hữu kiến.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là hữu đối chiếu, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có hữu đối chiếu, có vô đối chiếu.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là quyền, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có quyền, có phi quyền.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi đại hiển, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có đại hiển, có phi đại hiển.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi biểu tri, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có biểu tri, có phi biểu tri.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi tâm sở sanh, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có tâm sở sanh, có phi tâm sở sanh.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi đồng hiện hữu với tâm, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có đồng hiện hữu với tâm, có phi đồng hiện hữu với tâm.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi tùy chuyển với tâm, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có tùy chuyển với tâm, có phi tùy chuyển với tâm.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là thô, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có thô, có tế.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là cận, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có viễn, có cận.

- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi vật nhãn xúc, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có vật nhãn xúc, có phi vật nhãn xúc.

- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi vật có thọ sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ... của nhãn thức, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có vật nhãn thức, có phi vật nhãn thức.

- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi vật nhĩ xúc ... (trùng) ... tỷ xúc ... (trùng) ... thiệt xúc ... (trùng) ... thân xúc ... (trùng) ... sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có vật thân xúc, có phi vật thân xúc.

- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi vật của thọ sanh từ thân xúc ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ... thân thức, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có vật thức, có phi vật thân thức.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi cảnh nhãn xúc, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có cảnh nhãn xúc, có phi cảnh nhãn xúc.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi cảnh của thọ sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... thân thức, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có cảnh nhãn thức, có phi cảnh nhãn thức.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi cảnh nhĩ xúc ... (trùng) ... tỷ xúc ... (trùng) ... thiệt xúc ... (trùng) ... thân xúc, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có cảnh thân xúc, có phi cảnh thân xúc.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi cảnh của thọ sanh từ thân xúc ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ... thân xúc, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có cảnh thân thức, có phi cảnh thân thức.

- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi nhãn xứ, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có nhãn xứ, có phi nhãn xứ.

- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi nhĩ xứ ... (trùng) ... phi tỷ xứ ... (trùng) ... phi thiệt xứ ... (trùng) ... phi thân xứ, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có thân xứ, có phi thân xứ.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi sắc xứ, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có sắc xứ, có phi sắc xứ.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi thinh xứ ... (trùng) ... phi khí xứ ... (trùng) ... phi vị xứ ... (trùng) ... phi xúc xứ, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có xúc xứ, có phi xúc xứ.

- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi nhãn giới, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có nhãn giới, có phi nhãn giới.

- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi nhĩ giới ... (trùng) ... phi tỷ giới ... (trùng) ... phi thiệt giới ... (trùng) ... phi thân giới, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có thân giới, có phi thân giới.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi sắc giới, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có sắc giới, có phi sắc giới.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi thinh giới ... (trùng) ... phi khí giới ... (trùng) ... phi vị giới ... (trùng) ... phi xúc giới, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có xúc giới, có phi xúc giới.

- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là nhãn quyền, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có nhãn quyền, có phi nhãn quyền.

- Sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy là phi nhĩ quyền ... (trùng) ... phi tỷ quyền ... (trùng) ... phi thiệt quyền ... (trùng) ... phi thân quyền, sắc nào thuộc nội phần sắc ấy có thân quyền, có phi thân quyền.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi nữ quyền, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có nữ quyền, có phi nữ quyền.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi nam quyền, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có nam quyền, có phi nam quyền.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi mạng quyền, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có mạng quyền, có phi mạng quyền.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi thân biểu tri, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có thân biểu tri, có phi thân biểu tri.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi khẩu biểu tri, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có thân biểu tri, có phi thân biểu tri.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi hư không giới, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có hư không giới, có phi hư không giới.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi thủy giới, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có thủy giới, có phi thủy giới.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là sắc phi khinh, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có sắc khinh, có sắc phi khinh.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi sắc nhu, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có sắc nhu, có phi sắc nhu.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi sắc thích nghiệp, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có thích nghiệp, có phi sắc thích nghiệp.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi sắc tích tụ, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có sắc tích tụ, có phi sắc tích tụ.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi sắc thừa kế, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có sắc thừa kế, có phi sắc thừa kế.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi sắc lão mại, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có sắc lão mại, có phi sắc lão mại.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi sắc vô thường, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có sắc vô thường, có phi sắc vô thường.

- Sắc nào thuộc nội phần sắc ấy là phi đoàn thực, sắc nào thuộc ngoại phần sắc ấy có đoàn thực, có phi đoàn thực.

Như vậy là yếu hiệp sắc ba loại.

(DỨT TAM ÐỀ)

TỨ ÐỀ (Catukka)

506 - Yếu hiệp sắc bốn loại:

- Sắc nào y sinh sắc ấy có thành do thủ, có phi thành do thủ; sắc nào phi y sinh sắc ấy có thành do thủ, có phi thành do thủ.

- Sắc nào y sinh sắc ấy có thành do thủ cảnh thủ, có phi thành do thủ cảnh thủ, sắc nào phi y sinh sắc ấy có thành do thủ cảnh thủ, có phi thành do thủ cảnh thủ.

- Sắc nào y sinh sắc ấy có hữu đối chiếu, có vô đối chiếu; sắc nào phi y sinh sắc ấy có hữu đối chiếu, có vô đối chiếu.

- Sắc nào y sinh sắc đó có thô, có tế; sắc nào phi y sinh sắc ấy có thô, có tế.

- Sắc nào y sinh sắc ấy có viễn, có cận; sắc nào phi y sinh sắc ấy có viễn, có cận.

- Sắc nào thành do thủ sắc ấy có hữu kiến, có vô kiến; sắc nào phi thành do thủ sắc ấy có hữu kiến, có vô kiến.

- Sắc nào thành do thủ sắc ấy có hữu đối chiếu, có vô đối chiếu; sắc nào phi thành do thủ sắc ấy có hữu đối chiếu, có vô đối chiếu.

- Sắc nào thành do thủ sắc ấy có đại hiển, có phi đại hiển, sắc nào phi thành do thủ sắc ấy có đại hiển, có phi đại hiển.

- Sắc nào thành do thủ sắc ấy có thô, có tế; sắc nào phi thành do thủ sắc ấy có thô, có tế.

- Sắc nào thành do thủ sắc ấy có viễn, có cận; sắc nào phi thành do thủ sắc ấy có viễn, có cận.

- Sắc nào thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có hữu kiến, có vô kiến; sắc nào phi thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có hữu kiến, có vô kiến.

- Sắc nào thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có hữu đối chiếu, có vô đối chiếu; sắc nào phi thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có hữu đối chiếu, có vô đối chiếu.

- Sắc nào thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có đại hiển, có phi đại hiển, sắc nào phi thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có đại hiển, có phi đại hiển.

- Sắc nào thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có thô, có tế; sắc nào phi thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có thô, có tế.

- Sắc nào thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có viễn, có cận; sắc nào phi thành do thủ cảnh thủ sắc ấy có viễn, có cận.

- Sắc nào hữu đối chiếu sắc ấy có quyền, có phi quyền; sắc nào vô đối chiếu sắc ấy có quyền, có phi quyền.

- Sắc nào hữu đối chiếu sắc ấy có đại hiển, có phi đại hiển, sắc nào vô đối chiếu sắc ấy có đại hiển, có phi đại hiển.

- Sắc quyền nào sắc ấy có thô, có tế; sắc phi quyền nào sắc ấy có thô, có tế.

- Sắc quyền nào sắc ấy có viễn, có cận; sắc phi quyền nào sắc ấy có viễn, có cận.

- Sắc đại hiển nào sắc ấy có thô, có tế; sắc phi đại hiển nào sắc ấy có thô, có tế.

- Sắc nào là đại hiển sắc ấy có viễn, có cận; sắc nào là phi đại hiển sắc ấy có viễn, có cận.

- Có sắc để thấy, để nghe, để cảm nhận, để biết.

Như vậy là yếu hiệp sắc bốn loại.

(DỨT TỨ ÐỀ)

NGŨ ÐỀ (Pañcaka)

507 - Yếu hiệp sắc năm loại:

Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới và sắc y sinh. Như vậy là yếu hiệp sắc năm loại.

(DỨT NGŨ ÐỀ)

LỤC ÐỀ (Chakka)

508 - Yếu hiệp sắc sáu loại:

- Sắc nhãn ứng tri, sắc nhĩ ứng tri, sắc tỷ ứng tri, sắc thiệt ứng tri, sắc thân ứng tri, sắc ý ứng tri. Như vậy là yếu hiệp sắc sáu loại.

(DỨT LỤC ÐỀ)

THẤT ÐỀ (Sattaka)

509 - Yếu hiệp sắc bảy loại:

Sắc nhãn ứng tri, sắc nhĩ ứng tri, sắc tỷ ứng tri, sắc thiệt ứng tri, sắc thân ứng tri, sắc ý giới ứng tri, sắc ý thức giới ứng tri. Như vậy là yếu hiệp sắc bảy loại.

(DỨT THẤT ÐỀ)

BÁT ÐỀ (Aṭṭhaka)

510 - Yếu hiệp sắc tám loại

Sắc nhãn ứng tri, sắc nhĩ ứng tri, sắc tỷ ứng tri, sắc thiệt ứng tri, sắc thân ứng tri có lạc xúc, (sắc thân ứng tri) có khổ xúc, sắc ý giới ứng tri, sắc ý thức giới ưng tri. Như vậy là yếu hiệp sắc tám loại.

(DỨT BÁT ÐỀ)

CỬU ÐỀ (Navaka)

511 - Yếu hiệp sắc chín loại

Nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, và sắc phi quyền. Như vậy là yếu hiệp sắc chín loại.

(DỨT CỬU ÐỀ)

THẬP ÐỀ (Dasaka)

512 - Yếu hiệp sắc mười loại:

Nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, và sắc phi quyền có hữu đối chiếu. Như vậy là yếu hiệp sắc mười loại.

(DỨT THẬP ÐỀ)

THẬP NHẤT ÐỀ (Ekādasaka)

513 - Yếu hiệp sắc mười một loại:

Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ và sắc vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ. Như vậy là yếu hiệp sắc mười một loại.

(DỨT THẬP NHẤT ÐỀ)

(DỨT MẪU ÐỀ)

2/ PHÂN CHIA SẮC (RŪPAVIBHATTI)

XIỂN MINH NHẤT ÐỀ (Ekakaniddesa)

514 - Tất cả sắc đều là phi nhân, đều là vô nhân, đều là bất tương ưng nhân, đều là hữu duyên, đều là hữu vi, đều là hiệp thế, đều là cảnh lậu, đều là cảnh triền, đều là cảnh phược, đều là cảnh bộc, đều là cảnh phối, đều là cảnh cái, đều là cảnh khinh thị, đều là cảnh thủ, đều là cảnh phiền não, đều là vô ký, đều là bất tri cảnh, đều là phi sở hữu tâm, đều là bất tương ưng tâm, đều là pháp phi dị thục phi dị thục nhân, đều là phi phiền toái cảnh phiền não, đều là phi hữu tầm hữu tứ, đều là phi vô tầm hữu tứ, đều là phi vô tầm vô tứ, đều là phi câu hành tỷ, đều là phi câu hành lạc, đều là phi câu hành xả, đều là không đáng tri kiến đoạn trừ, đều là không đáng tu tiến đoạn trừ, (1) đều là phi hữu nhân đáng cho tri kiến và tu tiến đoạn trừ, (2) đều là phi nhân đến tích tập (3) đều là phi nhân đến tịch diệt (4) đều là phi hữu học, đều là phi vô học, đều là hy thiểu, đều là dục giới, đều là phi sắc giới, đều là phi vô sắc giới (5), đều là hệ thuộc, đều là phi bất hệ thuộc, đều là phi cố định, đều là phi dẫn xuất, đều là sanh tồn, đều là đáng cho sáu thức biết, đều là vô thường, đều là bị già chinh phục (6). Như vậy đây là yếu hiệp sắc một loại.

(DỨT XIỂN MINH NHẤT ÐỀ)

XIỂN MINH NHỊ ÐỀ (Dukaniddesa)

PHÂN CHIA SẮC Y SINH (Upādāyabhājanīya) (1).

515 - Sắc y sinh ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, thân biểu tri, khẩu biểu tri, hư không giới, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc tích tụ, sắc thừa kế, sắc lão mại, sắc vô thường, đoàn thực.

516 - Sắc nhãn xứ (2) ấy là thế nào?

Nhãn xứ là tinh chất nương bốn đại hiển(3) liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu;(4) nhờ mắt vô kiến hữu đối chiếu nào mà người đã thấy, hoặc đang thấy, hoặc sẽ thấy, hoặc có thể thấy sắc hữu kiến hữu đối chiếu, đó là nhãn, đó là nhãn xứ, đó là nhãn giới, đó là nhãn quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là vật, đó là con ngươi, đó là con mắt, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc nhãn xứ.

- Sắc nhãn xứ ấy là thế nào?

Nhãn nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu; nơi mắt vô kiến hữu đối chiếu nào mà sắc hữu kiến hữu đối chiếu (5) đã được tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc; đó là nhãn, đó là nhãn xứ, đó là nhãn giới, đó là nhãn quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là vật, đó là con ngươi, đó là con mắt, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc nhãn xứ.

- Sắc nhãn xứ ấy là thế nào?

Nhãn nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu; mắt nào là vô kiến hữu đối chiếu đã được tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc nơi cảnh sắc hữu kiến hữu đối chiếu, đó là nhãn, đó là nhãn xứ, đó là nhãn giới, đó là nhãn quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là vật, đó là con ngươi, đó là con mắt, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc nhãn xứ.

- Sắc nhãn xứ ấy là thế nào?

Nhãn nào là tinh chất nương bốn đại hiển, liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu; do nương mắt nào mà nhãn xứ bắt cảnh sắc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... do nương mắt nào thọ sanh từ nhãn xúc, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... nhãn thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... do nương mắt nào mà nhãn xúc có cảnh sắc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... do nương mắt nào thọ sanh từ nhãn xúc có cảnh sắc ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... nhãn thức đã sanh, hoặc đang sanh hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh; đó là nhãn, đó là nhãn xứ, đó là nhãn giới, đó là nhãn quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là vật, đó là con ngươi, đó là con mắt, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc nhãn xứ.

517 - Sắc nhĩ xứ (1) ấy là thế nào?

Nhĩ nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu nhờ tai vô kiến hữu đối chiếu nào mà người đã nghe, hoặc đang nghe, hoặc sẽ nghe, hoặc có thể nghe tiếng vô hữu kiến hữu đối chiếu; đó là nhĩ, đó là nhĩ xứ, đó là nhĩ giới, đó là nhĩ quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, đó là ruộng, đó là vật, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc nhĩ xứ.

- Sắc nhĩ xứ ấy là thế nào?

Nhĩ nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu nơi tai vô kiến hữu đối chiếu nào mà tiếng vô kiến hữu đối chiếu đã được tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc; đó là nhĩ, đó là nhĩ xứ, đó là nhĩ giới, đó là nhĩ quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là vật, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc nhĩ xứ.

- Sắc nhĩ xứ ấy là thế nào?

Nhĩ nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu tai nào là vô kiến hữu đối chiếu đã được tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc, nơi cảnh thinh vô kiến hữu đối chiếu; đó là nhĩ, đó là nhĩ xứ, đó là nhĩ giới, đó là nhĩ quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là vật, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc nhĩ xứ.

- Sắc nhĩ xứ ấy là thế nào?

Nhĩ nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu; do nương tai nào nhĩ xúc bắt cảnh thinh đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... do nương tai nào thọ sanh từ nhĩ xúc, có cảnh thinh ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... nhĩ thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... do nương tai nào mà nhĩ xúc có cảnh thinh đã sanh hoặc đang sanh hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... do nương tai nào mà thọ sanh từ nhĩ xúc có cảnh thinh ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... nhĩ thức có cảnh thinh đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh; đó là nhĩ, đó là nhĩ xứ, đó là nhĩ giới, đó là nhĩ quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là vật, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc nhĩ xứ.

518 - Sắc tỷ xứ (2) ấy là thế nào?

Tỷ nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu nhờ mũi vô kiến hữu đối chiếu nào mà người đã ngửi, hoặc đang ngửi, hoặc sẽ ngửi, hoặc có thể ngửi mùi vô hữu kiến hữu đối chiếu; đó là tỷ, đó là tỷ xứ, đó là tỷ giới, đó là tỷ quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là vật, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc tỷ xứ.

- Sắc tỷ xứ ấy là thế nào?

Tỷ nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu nơi mũi vô kiến hữu đối chiếu nào mà mùi vô kiến hữu đối chiếu nào đã được tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc; đó là tỷ, đó là tỷ xứ, đó là tỷ giới, đó là tỷ quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là vật, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc tỷ xứ.

- Sắc tỷ xứ ấy là thế nào?

Tỷ nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu, mũi nào là vô kiến hữu đối chiếu đã được tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc, nơi cảnh khí vô kiến hữu đối chiếu; đó là tỷ, đó là tỷ xứ, đó là tỷ giới, đó là tỷ quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là vật, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc tỷ xứ.

- Sắc tỷ xứ ấy là thế nào?

Tỷ nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu; do nương mũi nào tỷ xúc bắt cảnh khí đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... do nương mũi nào thọ sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... tỷ thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... do nương mũi nào mà tỷ xúc, có cảnh khí đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... do nương mũi nào thọ sanh từ tỷ xúc có cảnh khí ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... tỷ thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh; đó là tỷ, đó là tỷ xứ, đó là tỷ giới, đó là tỷ quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là vật, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc tỷ xứ.

519 - Sắc thiệt xứ (1) ấy là thế nào?

Thiệt nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu, nhờ lưỡi vô kiến hữu đối chiếu mà người đã nếm, hoặc đang nếm, hoặc sẽ nếm, hoặc có thể nếm vị vô hữu kiến hữu đối chiếu; đó là thiệt, đó là thiệt xứ, đó là thiệt giới, đó là thiệt quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là vật, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc thiệt xứ.

- Sắc thiệt xứ ấy là thế nào?

Thiệt nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu, nơi lưỡi đã vô kiến hữu đối chiếu nào mà vị vô kiến hữu đối chiếu đã được tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc; đó là thiệt, đó là thiệt xứ, đó là thiệt giới, đó là thiệt quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là vật, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc thiệt xứ.

- Sắc thiệt xứ ấy là thế nào?

Thiệt nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu, lưỡi nào là vô kiến hữu đối chiếu đã được tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc, nơi cảnh vị vô kiến hữu đối chiếu; đó là thiệt, đó là thiệt xứ, đó là thiệt giới, đó là thiệt quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là vật, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc thiệt xứ.

- Sắc thiệt xứ ấy là thế nào?

Thiệt nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu; do nương lưỡi nào thiệt xúc bắt cảnh vị đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... do nương lưỡi nào mà thọ sanh từ thiệt xúc ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... thiệt thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... do nương lưỡi nào mà thiệt xúc có cảnh vị đã sanh, hoặc đang sanh hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh; do nương lưỡi nào mà thọ sanh từ thiệt xúc, có cảnh vị ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... thiệt thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh; đó là thiệt, đó là thiệt xứ, đó là thiệt giới, đó là thiệt quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc thiệt xứ.

520 - Sắc thân xứ (1) ấy là thế nào?

Thân nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu, nhờ thân vô kiến hữu đối chiếu mà người đã va chạm, hoặc đang va chạm, hoặc sẽ va chạm, hoặc có thể va chạm cảnh xúc vô kiến hữu đối chiếu; đó là thân, đó là thân xứ, đó là thân giới, đó là thân quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là vật, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc thân xứ.

- Sắc thân xứ ấy là thế nào?

Thân nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu, nơi thân vô kiến hữu đối chiếu nào mà cảnh xúc vô kiến hữu đối chiếu đã được tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc; đó là thân, đó là thân xứ, đó là thân giới, đó là thân quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là vật, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc thân xứ.

- Sắc thân xứ ấy là thế nào?

Thân nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu, thân nào là vô kiến hữu đối chiếu đã được tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc, nơi cảnh xúc vô kiến hữu đối chiếu; đó là thân, đó là thân xứ, đó là thân giới, đó là thân quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc thân xứ.

- Sắc thân xứ ấy là thế nào?

Thân nào là tinh chất nương bốn đại hiển liên hệ tự thân vô kiến hữu đối chiếu; do nương thân nào thân xúc bắt cảnh xúc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... do nương thân nào thọ sanh từ thân xúc, bắt cảnh xúc ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... thân thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... do nương thân nào thọ sanh từ thân xúc có cảnh xúc ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... thân thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh; đó là thân, đó là thân xứ, đó là thân giới, đó là thân quyền, đó là thế gian, đó là môn, đó là biển cả, đó là bạch tịnh, sắc, đó là ruộng, đó là bờ bên này, đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc nhãn xứ.

521 - Sắc sắc xứ (1) ấy là thế nào?

Sắc nào là ánh sáng nương bốn đại hiển hữu kiến hữu đối chiếu như màu vàng, màu đỏ tươi, màu trắng, màu đen, màu tím, màu xanh lá mạ, màu xanh trái cây, màu xanh xoài sống, dài, ngắn, thô, méo, tròn, tứ giác, lục giác, bát giác, thập lục giác, lỏm, lồi, bóng, ánh nắng, sáng, tối, mây, sương, khói, bụi, ánh sắc mặt trăng, ánh sắc mặt trời, ánh sắc tinh tú, ánh sắc mặt kính, ánh sắc ngọc ước, ngọc xà cừ, ngọc trai, ngọc bích, ánh sắc vàng và bạc, hoặc là có sắc nào khác là ánh sắc nương bốn đại hiển hữu kiến hữu đối chiếu; sắc hữu kiến hữu đối chiếu nào mà người đã thấy, hoặc đang thấy, hoặc sẽ thấy, hoặc có thể thấy bằng mặt vô kiến hữu đối chiếu; đó là sắc, đó là sắc xứ, đó là sắc giới. Ðây là sắc sắc xứ.

- Sắc sắc xứ ấy là thế nào?

Sắc nào là ánh sắc nương bốn đại hiển hữu kiến hữu đối chiếu, là màu xanh dương, màu vàng, màu đỏ tươi, màu trắng, màu đen, màu tím, màu xanh lá mạ, màu xanh trái cây, màu trái xoài sống, dài, ngắn, tế, thô, méo, tròn, tứ giác, lục giác, bát giác, thập lục giác, lỏm, lồi, bóng, ánh nắng, sáng, tối, mây, sương, khói, bụi, ánh sắc mặt trăng, ánh sắc mặt trời, ánh sắc tinh tú, ánh sắc mặt kính, ánh sắc ngọc ước, ngọc xà cừ, ngọc trai, ngọc bích, ánh sắc vàng và bạc, hoặc có sắc nào khác là ánh sắc nương bốn đại hiển hữu kiến hữu đối chiếu đã được tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc; đó là sắc, đó là sắc xứ, đó là sắc giới. Ðây là sắc sắc xứ.

- Sắc sắc xứ ấy là thế nào?

Sắc nào là ánh sắc nương bốn đại hiển hữu kiến hữu đối chiếu, là màu xanh dương, màu vàng, màu đỏ tươi, màu trắng, màu đen, màu tím, màu xanh lá mạ, màu xanh trái cây, màu trái xoài sống, dài, ngắn, tế, thô, méo, tròn, tứ giác, lục giác, bát giác, thập lục giác, lỏm, lồi, bóng, ánh nắng, sáng, tối, mây, sương, khói, bụi, ánh sắc mặt trăng, ánh sắc mặt trời, ánh sắc tinh tú, ánh sắc mặt kính, ánh sắc ngọc ước, ngọc xà cừ, ngọc trai, ngọc bích, ánh sắc vàng và bạc, hoặc có sắc nào khác là ánh sắc nương bốn đại hiển hữu kiến hữu đối chiếu; là sắc hữu kiến, hữu đối chiếu mà đã được tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc nơi mắt vô kiến hữu chiếu; đó là sắc, đó là sắc xứ, đó là sắc giới. Ðây là sắc sắc xứ.

- Sắc sắc xứ ấy là thế nào?

Sắc nào là ánh sắc nương vào bốn đại hiển hữu kiến hữu đối chiếu, là màu xanh dương, màu vàng, màu đỏ tươi, màu trắng, màu đen, màu tím, màu xanh lá mạ, màu xanh trái cây, màu trái xoài sống, dài, ngắn, tế, thô, méo, tròn, tứ giác, lục giác, bát giác, thập lục giác, lỏm, lồi, bóng, ánh nắng, sáng, tối, mây, sương, khói, bụi, ánh sắc mặt trăng, ánh sắc mặt trời, ánh sắc tinh tú, ánh sắc mặt kính, ánh sắc ngọc ước, ngọc xà cừ, ngọc trai, ngọc bích, ánh sắc vàng và bạc, hoặc có sắc nào khác là sắc nương bốn đại hiển hữu kiến hữu đối chiếu, do bắt cảnh sắc nào mà nhãn xúc nương mắt ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... nhãn thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh ... (trùng) ... có cảnh sắc nào mà nhãn xúc nương màu sắc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh, ... (trùng) ... có cảnh sắc nào mà thọ sanh từ nhãn xúc nương mắt ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... nhãn thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh; đó là sắc, đó là sắc xứ, đó là sắc giới. Ðây là sắc sắc xứ.

522 - Sắc thinh xứ ấy là thế nào? (1)

Thinh nào nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu như tiếng trống chầu, tiếng trống cơm, tiếng tù và, tiếng chập chỏa, tiếng hát, tiếng nhạc, tiếng chiêng, tiếng vỗ tay, tiếng kêu la của chúng sanh, tiếng va chạm của các chất, tiếng gió, tiếng nước, tiếng người, tiếng phi nhơn, hoặc là có tiếng nào khác nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu tiếng vô kiến hữu đối chiếu nào mà người đã nghe, hoặc đang nghe, hoặc sẽ nghe, hoặc có thể nghe bằng tai vô kiến hữu đối chiếu; là thinh, đó là thinh xứ, đó là thinh giới. Ðây là sắc thinh xứ.

- Sắc thinh xứ ấy là thế nào?

Thinh nào nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu như tiếng trống chầu, tiếng trống cơm, tiếng tù và, tiếng chập chỏa, tiếng hát, tiếng nhạc, tiếng chiêng, tiếng vỗ tay, tiếng kêu la của chúng sanh, tiếng va chạm của các chất, tiếng gió, tiếng nước, tiếng người, tiếng phi nhơn, hoặc là có tiếng nào khác nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu đã được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc; đó là thinh, đó là thinh xứ, đó là thinh giới. Ðây là sắc thinh xứ.

- Sắc thinh xứ ấy là thế nào?

Thinh nào nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu như tiếng trống chầu, tiếng trống cơm, tiếng tù và, tiếng chập chỏa, tiếng hát, tiếng nhạc, tiếng chiêng, tiếng vỗ tay, tiếng kêu la của chúng sanh, tiếng va chạm của các chất, tiếng gió, tiếng nước, tiếng người, tiếng phi nhơn, hoặc là có tiếng nào khác nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu là tiếng vô kiến hữu đối chiếu mà người đã tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc nơi tai vô kiến hữu đối chiếu; là thinh, đó là thinh xứ, đó là thinh giới. Ðây là sắc thinh xứ.

- Sắc thinh xứ ấy là thế nào?

Thinh nào nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu như tiếng trống chầu, tiếng trống cơm, tiếng tù và, tiếng chập chỏa, tiếng hát, tiếng nhạc, tiếng chiêng, tiếng vỗ tay, tiếng kêu la của chúng sanh, tiếng va chạm của các chất, tiếng gió, tiếng nước, tiếng người, tiếng phi nhơn, hoặc là có tiếng nào khác nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu do bắt cảnh thinh nào mà nhĩ xúc nương tai đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... do bắt cảnh thinh nào mà thọ sanh từ nhĩ xúc nương tai ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... nhĩ thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... có cảnh thinh nào mà nhĩ xúc nương tai đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... có cảnh thinh nào mà thọ sanh từ nhĩ xúc nương tai ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... nhĩ thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh; đó là thinh, đó là thinh xứ, đó là thinh giới. Ðây là sắc thinh xứ.

523 - Sắc khí xứ ấy là thế nào? (1)

Khí nào nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu như mùi rễ cây, mùi lõi cây, mùi vỏ cây, mùi lá cây, mùi hoa, mùi trái cây, mùi tanh, hơi độc, mùi thơm, mùi thối, hoặc là có khí nào khác nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu là mùi vô kiến hữu đối chiếu nào mà người đã ngửi, hoặc đang ngửi, hoặc sẽ ngửi, hoặc có thể ngửi bằng tỷ vô kiến hữu đối chiếu; đó là khí, đó là khí xứ, đó là khí giới. Ðây là sắc khí xứ.

- Sắc khí xứ ấy là thế nào?

Khi nào nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu như mùi rễ cây, mùi lõi cây, mùi vỏ cây, mùi lá cây, mùi hoa, mùi trái cây, mùi tanh, hơi độc, mùi thơm, mùi thối, hoặc là có khí nào khác nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu nơi mùi vô kiến hữu đối chiếu nào mà mũi vô kiến hữu đối chiếu đã được tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc; đó là khí, đó là khí xứ, đó là khí giới. Ðây là sắc khí xứ.

- Sắc khí xứ ấy là thế nào?

Khi nào nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu như mùi rễ cây, mùi lõi cây, mùi vỏ cây, mùi lá cây, mùi hoa, mùi trái cây, mùi tanh, hơi độc, mùi thơm, mùi thối, hoặc là có khí nào khác nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu là mùi vô kiến hữu đối chiếu mà đã được tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc nơi mũi vô kiến hữu đối chiếu; đó là khí, đó là khí xứ, đó là khí giới. Ðây là sắc khí xứ.

- Sắc khí xứ ấy là thế nào?

Khi nào nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu như mùi rễ cây, mùi lõi cây, mùi vỏ cây, mùi lá cây, mùi hoa, mùi trái cây, mùi tanh, hơi độc, mùi thơm, mùi thối, hoặc là có khí nào khác nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu do bắt cảnh khí nào mà tỷ xúc nương mũi đã sanh hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... do bắt cảnh khí nào mà thọ sanh từ tỷ xúc nương mũi ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... tỷ thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... có cảnh khí nào mà tỷ xúc nương mũi đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc có thể sanh có cảnh khí nào mà thọ sanh từ tỷ xúc nương mũi ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... tỷ thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh; đó là khí, đó là khí xứ, đó là khí giới. Ðây là sắc khí xứ.

524 - Sắc vị xứ ấy là thế nào? (2)

Vị nào nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu, như vị rễ cây, vị thân cây, vị vỏ cây, vị lá cây, vị hoa, vị quả, vị chua, vị ngọt, vị đắng, vị cay, vị mặn, vị bùi, vị nhẫn, vị chát, vị ngon, vị dở, hoặc là có vị nào khác nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu là vị vô kiến hữu đối chiếu nào mà người đã nếm, hoặc đang nếm, hoặc sẽ nếm, hoặc có thể nếm bằng lưỡi vô hữu kiến hữu đối chiếu; đó là vị, đó là vị xứ, đó là vị giới. Ðây là sắc vị xứ.

- Sắc vị xứ ấy là thế nào?

Vị nào nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu, như vị rễ cây, vị thân cây, vị vỏ cây, vị lá cây, vị hoa, vị quả, vị chua, vị ngọt, vị đắng, vị cay, vị mặn, vị bùi, vị nhẫn, vị chát, vị ngon, vị dở, hoặc là có vị nào khác nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu nơi vị vô kiến hữu đối chiếu nào mà lưỡi vô kiến hữu đối chiếu đã được tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc, đó làvị, đó là vị xứ, đó là vị giới. Ðây là sắc vị xứ.

- Sắc vị xứ ấy là thế nào?

Vị nào nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu, như vị rễ cây, vị thân cây, vị vỏ cây, vị lá cây, vị hoa, vị quả, vị chua, vị ngọt, vị đắng, vị cay, vị mặn, vị bùi, vị nhẫn, vị chát, vị ngon, vị dở, hoặc là có vị nào khác nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu mà đã được tiếp xúc, hoặc đang được tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc nơi lưỡi vô kiến hữu đối chiếu; đó là vị, đó là vị xứ, đó là vị giới. Ðây là sắc vị xứ.

- Sắc vị xứ ấy là thế nào?

Vị nào nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu, như vị rễ cây, vị thân cây, vị vỏ cây, vị lá cây, vị hoa, vị quả, vị chua, vị ngọt, vị đắng, vị cay, vị mặn, vị bùi, vị nhẫn, vị chát, vị ngon, vị dở, hoặc là có vị nào khác nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu do bắt cảnh vị nào mà thiệt xúc nương lưỡi đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... do bắt cảnh vị nào thọ sanh từ thiệt xúc nương lưỡi ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... thiệt thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... có cảnh vị nào mà thiệt xúc đã sanh hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... có cảnh vị nào mà thọ sanh từ thiệt xúc nương lưỡi ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... thiệt thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh; đó làvị, đó là vị xứ, đó là vị giới. Ðây là sắc vị xứ.

525 - Sắc nữ quyền ấy là thế nào?(1)

Sắc nào của nữ, là căn nữ, tướng nữ, nết nữ, thái độ nữ, tánh hạnh nữ, trạng thái nữ. Ðây là sắc nữ quyền.

526 - Sắc nam quyền ấy là thế nào? (2)

Sắc nào của nam, là căn nam, tướng nam, nết nam, thái độ nam, tánh hạnh nam, trạng thái nam. Ðây là sắc nam quyền.

527 - Sắc mạng quyền ấy là thế nào? (3)

Sắc nào là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp sắc kia. Ðây là sắc mạng quyền.

528 - Sắc thân biểu tri ấy là thế nào?

Sắc nào là sự lay động, sự cử động, sự biểu tri, cách biểu tri, trạng thái biểu tri của thân có tâm thiện, hoặc tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký, bước tới, bước lui, ngó qua, ngó lại, co vào, duỗi ra. Ðây là sắc thân biểu tri.

529 - Sắc khấu biểu tri (1) ấy là thế nào?

Sắc nào là lời nói, phát biểu, chuyện vãn, thuật sự, phát âm, hành vi phát âm, ngôn ngữ, phát ngôn của người có tâm thiện, hoặc tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký; đây gọi là ngôn ngữ, pháp là sự biểu tri, cách biểu tri, trạng thái biểu tri bằng ngôn ngữ ấy. Ðây là sắc khẩu biểu tri.

530 - Sắc hư không giới (2) ấy là thế nào?

Sắc nào là khoảng trống, hiện tượng khoảng trống, trống rỗng, hiện tượng trống rỗng, kẻ hở, hiện tượng kẻ hở, không xúc chạm với bốn đại hiển. Ðây là sắc hư không giới.

531 - Sắc sắc khinh (3) ấy là thế nào?

Sắc nào là sự nhẹ nhàng của sắc, cách biến đổi nhẹ nhàng, sự không chậm chạp, sự không chần chờ. Ðây là sắc sắc khinh.

532 - Sắc sắc nhu (4) ấy là thế nào?

Sắc nào là sự nhu nhuyễn của sắc, sự mền mại, cách không thô cứng cách không cương ngạnh. Ðây là sắc sắc nhu.

533 - Sắc sắc thích nghiệp ấy là thế nào? (5) Sắc nào là sự thích hợp với việc làm của sắc, cách thích hợp với việc làm, trạng thái thích hợp với việc làm. Ðây là sắc sắc thích nghiệp.

534 - Sắc tích tụ ấy là thế nào? (6)

Sắc nào là sự tích tập các xứ, sắc ấy là tích tụ sắc. Ðây là sắc tích tụ.

535 - Sắc sắc thừa kế (7) ấy là thế nào?

Sắc nào là tích tụ sắc, sắc ấy là thừa kế của sắc. Ðây là sắc thừa kế.

536 - Sắc sắc lão mại (8) ấy là thế nào?

Sắc nào là sự cũ kỷ của sắc, già nua, răng long, tóc bạc, da nhăn, giảm thọ, chín muồi các căn. Ðây là sắc sắc lão mại.

537 - Sắc sắc vô thường ấy là thế nào? (1)

Sắc nào là sự hoại tận của sắc, sự biến hoại, sự tiêu tán, sự phân tán, trạng thái không thường còn, sự biến mất. Ðây là sắc sắc vô thường.

538 - Sắc đoàn thực ấy là thế nào?

Tức cơm, bánh ướt, bánh khô, cá, thịt, sữa tươi, sữa đông, bơ lỏng, bơ tươi, dầu, mật ong, nước mía, hoặc là có sắc nào khác là thức nhai răng, đáng miệng ăn, vật no bụng, đáng nuốt khỏi cổ của từng nhóm chúng sanh trong mỗi mỗi xứ; các chúng sanh nuôi sống bằng bất luận dưỡng tố nào. Ðây là sắc đoàn thực.

(DỨT PHẦN CHIA SẮC Y SINH.)

(DỨT PHẦN THỨ NHẤT BÁT THIÊN TỰ - CHƯƠNG SẮC.)

CHÚ THÍCH:

(1) Chương này giải về sắc pháp (rūpadhamma). Sắc pháp cũng thuộc pháp vô ký (abyā - kata)

(1) Upacaya (sanh)

(2) Santati (trụ)

(1) Sắc không phải là pháp đáng cho sơ đạo, hay đạo cao đoạn trừ.

(2) Sắc không phải là pháp hữu nhân đáng cho sơ đạo, hay đạo cao đoạn trừ.

(3) Sắc không phải là nhân tố làm cho luân hồi.

(4) Sắc không phải là nhân tố để đạt đến Niết bàn.

(5) Sắc không phải là pháp đem ra khỏi luân hồi.

(6) Ðây là 45 danh nghĩa của sắc pháp.

(1) Sắc y sinh (upādāyarūpa). Upādayati nissiyatī’ ti upādāyaṃ: Nương vào mà sanh ra, gọi là y sinh. Sắc y sinh là sắc phải nương vào tứ đại mới có được.

(2) Cakkhāyatana (cakkhu + āyatana).

(3) Mahābhūtarūpa - sắc đại hiển là: Ðất, nước, lửa, gió.

(4) Anidassanasappaṭigha: vật chất không thấy được nhưng đối chiếu được.

(5) Sanidassanasappaṭigha: vật chất thấy được và có đối chiếu được.

(1) Sotāyatanaṃ (sota + āyatana).

(1) Ghānāyatana (ghāna + āyatana).

(2) Jivhāyatana (jīvha + āyatana).

(1) Kāyāyatana (kāya + āyatana).

(1) Rūpāyatana (rūpā + āyatana).

(1) Saddāyatana (sadda + āyatana).

(1) Gandhāyatana (gandha + āyatana).

(1) Rasāyatana (rasa + āyatana).

(2) Itthindriya.

(3) Purisindriya.

(1) Jīvitindriya.

(2) Kāvaviññatti.

(3) Akāsadhātu.

(4) Akāsadhātu.

(5) Mudutā.

(6) Tâm vô ký tố này là tâm khai ý môn (manodvārāvajjanacitta).

(7) Upacaya.

(8) Santati.

(9) Jāratā.

(1) Aniccatā.

SẮC PHI Y SINH (NO- UPĀDĀRŪPA) (2)

539 - Sắc phi y sinh ấy là thế nào?

Tức là xúc xứ, thủy giới.

540 - Sắc xúc xứ (3) ấy là thế nào?

Tức địa giới, hỏa giới, phong giới, cứng, mềm, tế, thô, mà lạc xúc, khổ xúc nặng, nhẹ là cảnh xúc vô kiến hữu đối chiếu nào mà người đã va chạm, hoặc đang va chạm, hoặc sẽ va chạm, hoặc có thể va chạm bằng thân vô kiến hữu đối chiếu; đó là xúc, đó là xúc xứ, đó là xúc giới. Ðây là sắc xúc xứ.

- Sắc xúc xứ ấy là thế nào?

Tức địa giới, hỏa giới, phong giới, cứng, mềm, thô, tế mà lạc xúc, khổ xúc nặng, nhẹ là cảnh xúc vô kiến hữu đối chiếu nào mà thân vô kiến hữu đối chiếu đã được tiếp xúc, hoặc đang tiếp xúc, hoặc sẽ được tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc; đó là xúc, đó là xúc xứ, đó là xúc giới. Ðây là sắc xúc xứ.

- Sắc xúc xứ ấy là thế nào?

Tức địa giới, hỏa giới, phong giới, cứng, mềm, tế, thô, mà lạc xúc, khổ xúc nặng, nhẹ là cảnh xúc vô kiến hữu đối chiếu mà đã tiếp xúc, hoặc đang tiếp xúc, hoặc sẽ tiếp xúc, hoặc có thể được tiếp xúc nơi thân vô kiến hữu đối chiếu; đó là xúc, đó là xúc xứ, đó là xúc giới. Ðây là sắc xúc xứ.

- Sắc xúc xứ ấy là thế nào?

- Tức địa giới, hỏa giới, phong giới, cứng, mềm, tế, thô, mà lạc xúc, khổ xúc nặng, nhẹ do bắt cảnh xúc nào mà thân xúc nương thân đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... do bắt cảnh xúc nào thọ sanh từ thân xúc nương thân ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... thân thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... có cảnh xúc nào mà thân xúc nương thân đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... tư ... (trùng) ... thân thức đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, hoặc có thể sanh; đó là xúc, đó là xúc xứ, đó là xúc giới. Ðây là sắc xúc xứ.

541 - Sắc thủy giới (1) ấy là thế nào?

Sắc nào là chất tươm ra, chất rỉ thấm, chất dính, chất dính khắn, trạng thái quến tụ của sắc. Ðây là sắc thủy giới.

(ÐÂY LÀ DỨT SẮC PHI Y SINH.)

542 - Sắc thành do thủ ấy là thế nào? (1)

Tức nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc thành do thủ.

- Sắc phi thành do thủ (2) ấy là thế nào?

Tức là thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc là sắc có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc phi thành do thủ.

543 - Sắc thành do thủ cảnh thủ (3) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc thành do thủ cảnh thủ.

- Sắc phi thành do thủ (4) ấy là thế nào?

Tức là thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc phi thành do thủ cảnh thủ.

544 - Sắc hữu kiến (5) ấy là thế nào?

Tức sắc xứ. Ðây là sắc hữu kiến.

- Sắc vô kiến (6) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc vô kiến.

545 - Sắc hữu đối chiếu ấy là thế nào? (7)

Tức là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ. Ðây là sắc hữu đối chiếu.

- Sắc vô đối chiếu ấy là thế nào? (8)

Tức nữ quyền ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc vô đối chiếu.

546 - Sắc quyền (9) ấy là thế nào?

Tức nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền. Ðây là sắc quyền.

- Sắc phi quyền (10) ấy là thế nào?

Tức sắc sứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi quyền.

547 - Sắc đại hiển (1) ấy là thế nào?

Tức xúc giới, thủy giới. Ðây là sắc đại hiển.

- Sắc phi đại hiển ấy là thế nào? (2)

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi đại hiển.

548 - Sắc biểu tri (3) ấy là thế nào?

Tức là thân biểu, khẩu biểu tri. Ðây là sắc biểu tri.

- Sắc phi biểu tri (4) ấy là thế nào?

Tức là nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi biểu tri.

549 - Sắc tâm sở sanh (5) ấy là thế nào?

Tức thân biểu tri, khẩu biểu tri, hoặc là có sắc nào khác do tâm sanh, do tâm làm nhân, do tâm làm sở sanh, là sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc tâm sở sanh.

- Sắc phi tâm sở sanh (6) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc là có sắc nào khác do tâm sanh, không do tâm làm nhân, không do tâm làm sở sanh, là sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc phi tâm sở sanh.

550 - Sắc đồng hiện hữu với tâm (7) ấy là thế nào?

Tức thân biểu tri, khẩu biểu tri. Ðây là sắc đồng hiện hữu với tâm.

- Sắc phi đồnghiện hữu với tâm (8) ấy là thế nào?

Tức là nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi đồng hiện hữu với tâm.

551 - Sắc tùy chuyển với tâm (9) ấy là thế nào?

Tức thân biểu tri, khẩu biểu tri. Ðây là sắc tùy chuyển với tâm.

- Sắc phi tùy chuyển với tâm (10) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi tùy chuyển với tâm.

552 - Sắc nội phần (11) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần.

- Sắc ngoại phần (12) ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần.

553 - Sắc thô (1) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... sắc xứ. Ðây là sắc thô.

- Sắc tế (2) ấy là thế nào?

Tức nữ quyền ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc tế.

554 - Sắc viễn (3) ấy là thế nào?

Tức là nữ quyền ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc viễn.

- Sắc cận (4) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... xúc xứ. Ðây là sắc cận

555 - Sắc vật của nhãn xúc (5) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... Ðây là sắc vật của nhãn xúc.

- Sắc phi vật của nhãn xúc (6) ấy là thế nào?

Tức nhĩ xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi vật của nhãn xúc.

556 - Sắc vật của thọ sanh từ nhãn xúc (7) ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ... vật của nhãn thức (8) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ. Ðây là sắc vật của nhãn thức.

- Sắc phi vật của nhãn thức ấy là thế nào?

- Tức nhĩ xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi vật của nhãn thức.

557 - Sắc vật của nhĩ xúc (9) ... (trùng) ... tỷ xúc ... (trùng) ... thiệt xúc ... (trùng) ... thân xúc ... (trùng) ... ấy là thế nào?

- Tức thân xứ. Ðây là sắc vật của thân xúc.

- Sắc phi vật của thân xúc ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi vật của thân xúc.

558 - sắc vật của thọ sanh từ thân xúc (10) ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ... của thân thức (11) ấy là thế nào?

Tức thân xứ. Ðây là sắc vật của thân thức.

- Sắc phi vật của thân thức ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi vật của thân thức.

559 - Sắc cảnh của nhãn xúc ấy là thế nào? (12)

Tức sắc xứ. Ðây là sắc cảnh của nhãn xứ.

- Sắc phi cảnh của nhãn xúc ấy là thế nào?

Tức nhãn xúc ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi cảnh của nhãn xúc.

560 - Sắc cảnh của thọ sanh từ nhãn xúc? (1) ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ... của nhãn thức (2) ấy là thế nào?

Tức là sắc xứ. Ðây là sắc cảnh của nhãn thức.

- Sắc phi cảnh của nhãn thức ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi cảnh của nhãn thức.

561 - Sắc cảnh của nhĩ xúc (3) ... (trùng) ... của tỷ xúc ... (trùng) ... của thiệt xúc ... (trùng) ... của thân xúc ấy là thế nào?

Tức là xứ. Ðây là sắc cảnh của thân xúc.

- Sắc phi cảnh của thân xúc ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi cảnh của thân xúc.

562 - Sắc cảnh của thọ sanh từ thân xúc (4) ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ... của thân thức (5) ấy là thế nào?

Tức xúc xứ. Ðây là sắc cảnh của thân thức.

- Sắc phi cảnh của thân thức ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi cảnh của thân thức.

563 - Sắc nhãn xứ (6) ấy là thế nào?

Nhãn nào là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc nhãn xứ.

- Sắc phi nhãn xứ (7) ấy là thế nào?

Tức nhĩ xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi nhãn xứ.

564 - Sắc nhĩ xứ ... (trùng) ... tỷ xứ ... (trùng) ... thiệt xứ ... (trùng) ... thân xứ (8) ấy là thế nào?

Thân nào là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc thân xứ.

- Sắc phi thân xứ (9) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi thân xứ.

565 - Sắc sắc xứ (10) ấy là thế nào?

Sắc nào là ánh sắc nương bốn đại hiển ... (trùng) ... Ðó là sắc giới. Ðây là sắc sắc xứ.

- Sắc phi sắc xứ (11) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi sắc xứ.

566 - Sắc thinh xứ ... (trùng) ... khí xứ ... (trùng) ... vị xứ ... (trùng) ... xúc xứ (1) ấy là thế nào?

Tức địa giới ... (trùng) ... đó là xúc giới. Ðây là sắc xúc xứ.

- Sắc phi xúc xứ (2) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi xúc xứ.

567 - Sắc sắc nhãn giới (3) ấy là thế nào?

Tức là nhãn xứ. Ðây là sắc nhãn giới.

- Sắc phi nhãn giới (4) ấy là thế nào?

Tức nhĩ xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi nhãn giới.

568 - Sắc nhĩ giới ... (trùng) ... tỷ giới ... (trùng) ... thiện giới ... (trùng) ... thân giới (5) ấy là thế nào?

Tức thân xứ. Ðây là sắc thân giới.

- Sắc phi thân giới (6) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi thân giới.

569 - Sắc sắc giới (7) ấy là thế nào?

Tức sắc xứ. Ðây là sắc sắc giới.

- Sắc phi sắc giới (8) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi sắc giới.

570 - Sắc thinh giới ... (trùng) ... khí giới ... (trùng) ... vị giới ... (trùng) ... xúc giới (9) ấy là thế nào?

Tức xúc xứ. Ðây là sắc xúc giới.

- Sắc phi xúc giới ấy là thế nào?

Tức thân xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi xúc giới.

571 - Sắc nhãn quyền (10) ấy là thế nào?

Nhãn nào là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc nhãn quyền.

- Sắc phi nhãn quyền (11) ấy là thế nào?

Tức nhĩ xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi nhãn quyền.

572 - Sắc nhĩ quyền (12) ... (trùng) ... tỷ quyền (13) ... (trùng) ... thiệt quyền (14) ... (trùng) ... thân quyền (15) ấy là thế nào?

Thân nào là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc thân quyền.

- Sắc phi thân quyền (1) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi thân quyền.

573 - Sắc nữ quyền (2) ấy là thế nào?

Sắc nào của nữ, là căn nữ, tướng nữ, nết nữ, thái độ nữ, tánh hạnh nữ, trạng thái nữ. Ðây là sắc nữ quyền.

- Sắc phi nữ quyền (3) ấy là thế nào?

Tức là nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi nữ quyền.

574 - Sắc nam quyền (4) ấy là thế nào?

Sắc nào của nam, là căn nam, tướng nam, nết nam, thái độ nam, tánh hạnh nam, trạng thái nam. Ðây là sắc nam quyền.

- Sắc phi nam quyền (5) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi nam quyền.

575 - Sắc mạng quyền (6) ấy là thế nào?

Sắc nào là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự giữ gìn, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp sắc kia. Ðây là sắc mạng quyền.

- Sắc phi mạng quyền (7) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi mạng quyền.

576 - Sắc thân biểu (8) tri ấy là thế nào?

Sắc nào là sự lay động, sự cử động, cách cử động, sự biểu tri, cách biểu tri, trạng thái biểu tri, của thân có tâm thiện, hoặc tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký bước tới bước lui, ngó qua, ngó lại, co vào, duỗi ra. Ðây là sắc thân biểu tri.

- Sắc phi thân biểu tri (9) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi thân biểu tri.

577 - Sắc khẩu biểu tri (10) ấy là thế nào?

Sắc nào là lời nói, phát biểu, chuyện vãn, thuật sự, phát âm, hành vi phát âm, ngôn ngữ, phát ngôn của người có tâm thiện, hoặc tâm bất thiện hoặc tâm vô ký; đây gọi là ngôn ngữ, pháp là sự biểu tri, cách biểu tri, trạng thái biểu tri bằng ngôn ngữ ấy. Ðây là sắc khẩu biểu tri.

- Sắc phi khẩu biểu tri (Na vacīviññattirūpa. ) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi khẩu biểu tri.

578 - Sắc hư không giới (1) ấy là thế nào?

Sắc nào là khoảng trống, hiện tượng khoảng trống, trống rỗng, hiện tượng trống rỗng, kẻ hở, hiện tượng kẻ hở, không xúc chạm với bốn đại hiển. Ðây là sắc hư không giới.

- Sắc phi hư không giới (2) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi hư không giới.

579 - Sắc thủy giới (3) ấy là thế nào?

Sắc nào là chất tươm ra, chất rĩ thấm, chất dính, chất dính khắn, trạng thái quến tụ của sắc. Ðây là sắc thủy giới.

- Sắc phi thủy giới (4) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi thủy giới.

580 - Sắc sắc khinh ấy (5) là thế nào?

Sắc nào là sự nhẹ nhàng của sắc, cách biến đổi nhẹ nhàng, sự không chậm chạp, sự không chần chờ. Ðây là sắc sắc khinh.

- Sắc phi sắc khinh (6) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi sắc khinh.

581 - Sắc sắc nhu (7) ấy là thế nào?

Sắc nào là sự nhu nhuyễn của, sự mềm mại, cách không thô cứng, cách không cương ngạnh. Ðây là sắc sắc nhu.

- Sắc phi sắc nhu (8) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi sắc nhu.

582 - Sắc sắc thích nghiệp (9) ấy là thế nào?

Sắc nào là sự thích hợp với việc làm của sắc, cách thích hợp với việc làm, trạng thái thích hợp với việc làm. Ðây là sắc sắc thích nghiệp.

583 - Sắc phi sắc thích nghiệp (10) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi sắc.

- Sắc phi sắc tích tụ (11) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi sắc tích tụ.

584 - Sắc sắc thừa kế (12) ấy là thế nào?

Sắc nào là sự tích tụ của sắc, sắc ấy là thừa kế của sắc. Ðây là sắc sắc thừa kế.

- Sắc phi sắc thừa kế (13) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi sắc thưa kế.

585 - Sắc lão mại (1) ấy là thế nào?

Sắc nào là sự cũ kỷ của sắc, già nua, răng long, tóc bạc, da nhăn, giảm thọ, chín muồi các căn. Ðây là sắc lão mại.

- Sắc phi sắc lão mại (2) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi sắc lão mại.

586 - Sắc sắc vô thường (3) ấy là thế nào?

Sắc nào là sự hoại tận của sắc, sự biến hoại, sự tiêu tán, sự phân tán, trạng thái không thường còn, sự biến mất. Ðây là sắc sắc vô thường.

- Sắc phi sắc vô thường (4) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi sắc Thích nghiệp vô thường.

587 - Sắc đoàn thực ấy (5) ấy là thế nào?

Tức cơm, bánh ướt, bánh khô, cá thịt, sữa tươi, sữa đông, bơ lỏng, bơ tươi, dầu, mật ong, nước mía, hoặc là có sắc náo khác là thức răng nhai, đáng miệng ăn, vật no bụng, đáng nuốt khỏi cổ của từng nhóm chúng sanh trong mỗi xứ, các chúng sanh nuôi sống bằng bất luận dưỡng tố nào. Ðây là sắc đoàn thực.

- Sắc phi đoàn thực (6) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... sắc vô thường. Ðây là sắc phi đoàn thực.

Như vậy là dứt nhiếp sắc hai loại.

(DỨT XIỂN MINH NHỊ ÐỀ.)

XIỂN MINH TAM ÐỀ

588 - Sắc nội phần y sinh (7) ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần y sinh.

- Sắc ngoại phần y sinh (8) ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần y sinh.

- Sắc ngoại phần phi y sinh ấy là thế nào?

Tức xúc xứ, thủy giới. Ðây là sắc ngoại phần phi y sinh.

589 - Sắc nội phần thành do thủ ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần thành do thủ.

- Sắc ngoại thành do thủ ấy là thế nào?

Tức nữ quyền, nam quyền, mạng quyền; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần thành do thủ.

- Sắc ngoại phần phi thành do thủ ấy là thế nào?

Tức là thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác là sắc xứ, thân xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi thành do thủ.

590 - Sắc nội phần thành do thủ cảnh thủ ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần thành do thủ cảnh thủ.

- Sắc ngoại phần thành do thủ cảnh thủ ấy là thế nào?

Tức nữ quyền, nam quyền, mạng quyền; hoặc sắc nào khác do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần do thủ cảnh thủ.

- Sắc ngoại phần phi thành do thủ cảnh thủ ấy là thế nào?

Tức thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi thành do thủ cảnh thủ.

591 - Sắc nội phần vô kiến ấy là thế nào?

Tức là nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần vô kiến.

- Sắc ngoại phần hữu kiến ấy là thế nào?

Tức sắc xứ. Ðây là sắc ngoại phần hữu kiến.

- Sắc ngoại phần vô kiến tấy là thế nào?

Tức thinh xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần vô kiến.

592 - Sắc nội phần hữu đối chiếu ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần hữu đối chiếu.

- Sắc ngoại phần hữu đối chiếu ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... xúc xứ. Ðây là sắc ngoại phần hữu đối chiếu

- Sắc ngoại phần vô đối chiếu ấy là thế nào?

Tức nữ quyền ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần vô đối chiếu.

593 - Sắc nội phần quyền ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân quyền. Ðây là sắc nội phần quyền.

- Sắc ngoại phần ấy là thế nào?

Tức là nữ quyền, nam quyền, mạng quyền. Ðây là sắc ngoại phần quyền.

- Sắc ngoại phần phi quyền ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi quyền.

594 - Sắc nội phần phi đại hiển ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi đại hiển.

- Sắc ngoại phần đại hiển ấy là thế nào?

Tức xúc xứ, thủy giới. Ðây là sắc ngoại phần đại hiển

- Sắc ngoại phần phi đại hiển ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi đại hiển.

595 - Sắc nội phần phi biểu tri ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi biểu tri

- Sắc ngoại phần biểu tri ấy là thế nào?

Tức thân biểu tri, khẩu biểu tri. Ðây là sắc ngoại phần biểu tri.

- Sắc ngoại phần phi biểu tri ấy là thế nào?

Tức xúc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi biểu tri.

596 - Sắc nội phần phi tâm sở sanh ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi tâm sở sanh.

- Sắc ngoại phần tâm sở sanh ấy là thế nào?

Tức thân biểu tri, khẩu biểu tri; hoặc có sắc nào khác sanh từ tâm, tâm làm nhân, tâm sở sanh, là sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần tâm sở sanh.

- Sắc ngoại phần phi tâm sở sanh ấy là thế nào?

Tức nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, sắc lão mại, sắc vô thường. Hoặc là có sắc nào khác không sanh từ tâm, không có tâm làm nhân, không có tâm sở sanh là sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi tâm sở sanh.

597 - Sắc nội phần bất đồng hiện hữu với tâm ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần bất đồng hiện hữu với tâm.

- Sắc ngoại phần đồng hiện hữu với tâm ấy là thế nào?

Tức thân biểu tri, khẩu biểu tri. Ðây là sắc ngoại phần đồng hiện hữu với tâm.

- Sắc ngoại phần bất đồng hiện hữu với tâm ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần bất đồng hiện hữu với tâm.

598 - Sắc nội phần phi tùy chuyển với tâm ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần tùy chuyển với tâm.

- Sắc ngoại phần tùy chuyển với tâm ấy là thế nào?

Tức thân biểu tri, khẩu biểu tri. Ðây là sắc ngoại phần tùy chuyển với tâm.

- Sắc ngoại phần phi tùy chuyển với tâm ấy là thế nào?

Tức xúc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi tùy chuyển với tâm.

599 - Sắc nội phần thô ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần thô.

- Sắc ngoại phần thô ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... xúc xứ. Ðây là sắc ngoại phần thô.

- Sắc ngoại phần tế ấy là thế nào?

Tức nữ quyền ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần tế.

600 - Sắc nội phần cận ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nôi phần cận.

- Sắc ngoại phần viễn ấy là thế nào?

Tức nữ quyền ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần viễn.

- Sắc ngoại phần cận ấy là thế nào?

Tức là sắc xứ ... (trùng) ... xúc xứ. Ðây là sắc ngoại phần cận.

601 - Sắc ngoại phần phi vật của nhãn xúc ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi vật của nhãn xúc.

- Sắc nội phần vật của nhãn xúc ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ. Ðây là sắc nội phần của nhãn xúc.

- Sắc nội phần phi vật của nhãn xúc ấy là thế nào?

Tức nhĩ xúc ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi vật của nhãn xúc.

602 - Sắc ngoại phần phi vật của thọ sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ... của nhãn thức ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi vật của nhãn thức.

- Sắc nội phần vật của nhãn thức ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ. Ðây là sắc nội phần vật của nhãn thức.

- Sắc nội phần phi vật của nhãn thức ấy là thế nào?

Tức nhĩ xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi vật của nhãn thức.

603 - Sắc ngoại phần phi vật của nhĩ xúc ... (trùng) ... của tỷ xúc ... (trùng) ... của thiệt xúc ... (trùng) ... của thân xúc ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi vật của thân xúc.

- Sắc nội phần vật của thân xúc ấy là thế nào?

Tức thân xứ. Ðây là sắc nội phần vật của thân xúc.

- Sắc nội phần phi vật của thân xúc ấy là thế nào?

Tức nhãn xúc ... (trùng) ... thiệt xứ. Ðây là sắc nội phần phi vật của thân xúc.

604 - Sắc ngoại phần phi vật của thọ sanh từ thân xúc ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ... của thân thức ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi vật của thân thức.

- Sắc nội phần vật của thân thức ấy là thế nào?

Tức thân xứ. Ðây là sắc nội phần vật của thân thức.

- Sắc nội phần phi vật của thân thức ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thiệt xứ. Ðây là sắc nội phần phi vật của thân thức.

605 - Sắc nội phần phi cảnh của nhãn xúc ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi cảnh của nhãn xúc.

- Sắc ngoại phần cảnh của nhãn xúc ấy là thế nào?

Tức sắc xứ. Ðây là sắc ngoại phần cảnh của nhãn xúc.

- Sắc ngoại phần phi cảnh của nhãn xúc ấy là thế nào?

Tức thinh xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi cảnh của nhãn xức.

606 - Sắc nội phần phi cảnh của thọ sanh từ nhãn xúc ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư ... (trùng) ... của nhãn thức ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi cảnh của nhãn thức.

- Sắc ngoại phần cảnh của nhãn thức ấy là thế nào?

Tức sắc xứ. Ðây là sắc ngoại phần cảnh của nhãn thức.

- Sắc ngoại phần phi cảnh của nhãn thức ấy là thế nào?

Tức thinh xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi cảnh của nhãn thức.

607 - Sắc nội phần phi cảnh của nhĩ xúc ... (trùng) ... của tỷ xúc ... (trùng) ... của thiệt xúc ... (trùng) ... của thân xúc ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi cảnh của thân xúc.

- Sắc ngoại phần phi cảnh của thân xúc ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi cảnh của thân xúc.

- Sắc ngoại phần cảnh của thân xúc ấy là thế nào?

Tức xúc xứ. Ðây là sắc ngoại phần cảnh của thân xúc.

608 - Sắc nội phần phi cảnh của thọ ... (trùng) ... của tưởng ... (trùng) ... của tư sanh từ thân xúc ... (trùng) ... của thân thức ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi cảnh của thân thức.

- Sắc ngoại phần phi cảnh của thân thức ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi cảnh của thân thức.

- Sắc ngoại phần cảnh của thân ấy là thế nào?

Tức xúc xứ. Ðây là sắc ngoại phần cảnh của thân thức.

609 - Sắc ngoại phần phi nhãn xứ ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi nhãn xứ.

- Sắc nội phần nhãn xứ ấy là thế nào?

Mắt nào là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc nội phần nhãn xứ.

- Sắc nội phần phi nhãn xứ ấy là thế nào?

Tức nhĩ xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phi nhãn xứ.

610 - Sắc ngoại phần phi nhĩ xứ ... (trùng) ... phi tỷ xứ ... (trùng) ... phi thiệt xứ ... (trùng) ... phi thân xứ ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi thân xứ.

- Sắc nội phần thân xứ ấy là thế nào?

Thân nào là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc nội phần thân xứ.

- Sắc nội phần phi thân xứ ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thiệt xứ. Ðây là sắc nội phần phi thân xứ.

611 - Sắc nội phần phi sắc xứ ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi sắc xứ.

- Sắc ngoại phần sắc xứ ấy là thế nào?

Sắc nào là ánh sắc nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó là sắc giới. Ðây là sắc ngoại phần sắc xứ.

- Sắc ngoại phần phi sắc xứ ấy là thế nào?

Tức thinh xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi sắc xứ.

612 - Sắc nội phần phi thinh xứ ... (trùng) ... phi khí xứ ... (trùng) ... phi vị xứ ... (trùng) ... phi xúc xứ ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi xúc xứ.

- Sắc ngoại phần xúc xứ ấy là thế nào?

Tức địa giới ... (trùng) ... đó là xúc giới. Ðây là sắc ngoại phần xúc xứ.

- Sắc ngoại phần phi xúc xứ ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi xúc xứ

613 - Sắc ngoại phần phi nhãn giới ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi nhãn giới.

- Sắc nội phần nhãn giới ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ. Ðây là sắc nội phần nhãn giới.

- Sắc nội phần phi nhãn giới ấy là thế nào?

Tức nhĩ xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi nhãn giới.

614 - Sắc ngoại phần phi nhĩ giới ... (trùng) ... phi tỷ giới ... (trùng) ... phi thiệt giới ... (trùng) ... phi thân giới ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi thân giới.

- Sắc nội phần thân giới ấy là thế nào?

Tức thân xứ. Ðây là sắc nội phần thân giới.

- Sắc nội phần phi thân giới ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thiệt xứ. Ðây là sắc nội phần phi thân giới.

615 - Sắc nội phần phi sắc giới ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi sắc giới.

- Sắc ngoại phần sắc giới ấy là thế nào?

Tức sắc xứ. Ðây là sắc ngoại phần sắc giới.

- Sắc ngoại phần phi sắc giới ấy là thế nào?

Tức thinh xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi sắc giới.

616 - Sắc nội phần phi thinh giới ... (trùng) ... phi khí giới ... (trùng) ... phi vị giới ... (trùng) ... phi xúc giới ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi xúc giới.

- Sắc ngoại phần xúc giới ấy là thế nào?

Tức xúc xứ. Ðây là sắc ngoại phần xúc giới.

- Sắc ngoại phần phi xúc giới ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi xúc giới.

617 - Sắc ngoại phần phi nhãn quyền ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi nhãn quyền.

- Sắc nội phần phi nhãn quyền ấy là thế nào?

Mắt nào là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó là làng bỏ trống. Ðây là nội phần nhãn quyền.

- Sắc nội phần phi nhãn quyền ấy là thế nào?

Tức nhĩ xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi nhãn quyền.

618 - Sắc ngoại phần phi nhĩ quyền ... (trùng) ... phi tỷ quyền ... (trùng) ... phi thiệt quyền ... (trùng) ... phi thân quyền ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi thân quyền.

- Sắc nội phần thân quyền ấy là thế nào?

Thân nào là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc nội phần thân quyền.

- Sắc nội phần phi thân quyền ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thiệt xứ. Ðây là sắc nội phần phi thân quyền.

619 - Sắc nội phần phi nữ quyền ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi nữ quyền.

- Sắc ngoại phần nữ quyền ấy là thế nào?

Sắc nào của nữ, là căn nữ, tướng nữ, nết nữ, thái độ nữ, tánh hạnh nữ, trạng thái nữ. Ðây là sắc ngoại phần nữ quyền.

- Sắc ngoại phần phi nữ quyền ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi nữ quyền.

620 - Sắc nội phần phi nam quyền ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi nam quyền.

- Sắc ngoại phần nam quyền ấy là thế nào?

Sắc nào của nam, là căn nam, tướng nam, nết nam, thái độ nam, tánh hạnh nam, trạng thái nam. Ðây là sắc ngoại phần nam quyền.

- Sắc ngoại phần phi nam quyền ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi nam quyền.

621 - Sắc nội phần phi mạng quyền ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi mạng quyền.

- Sắc ngoại phần mạng quyền ấy là thế nào?

Sắc nào là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp sắc kia. Ðây là sắc ngoại phần mạng quyền.

- Sắc ngoại phần phi mạng quyền ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi mạng quyền.

622 - Sắc nội phần phi thân biểu tri ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi thân biểu tri.

- Sắc ngoại phần thân biểu tri ấy là thế nào?

Sắc nào là sự lay động, sự cử động, cách cử động, sự biểu tri, cách biểu tri, trạng thái biểu tri của thân có tâm thiện hoặc tâm bất thiện hoặc tâm vô ký, hoặc bước tới, bước lui, ngó qua, ngó lại, co vào, duổi ra. Ðây là sắc ngoại phần thân biểu tri.

- Sắc ngoại phần phi thân biểu tri ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi thân biểu tri.

623 - Sắc nội phần phi khẩu biểu tri ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi khẩu biểu tri.

- Sắc ngoại phần khẩu biểu tri ấy là thế nào?

Sắc nào là lời nói, phát biểu, chuyện vãn, thuật sự, phát văn, hành vi phát âm, ngôn ngữ, phát ngôn của người có tâm thiện, hoặc tâm bất thiện, hoặc tâm vô ký. Ðây được gọi là ngôn ngữ, pháp là sự biểu tri, cách biểu tri, trạng thái biểu tri bằng ngôn ngữ ấy. Ðây là sắc ngoại phần khẩu biểu tri.

- Sắc ngoại phần phi khẩu biểu tri ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi khẩu biểu tri.

624 - Sắc nội phần phi hư không giới ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi hư không giới.

- Sắc ngoại phần hư không giới ấy là thế nào?

Sắc nào là khoảng trống, hiện tượng khoảng trống, rổng không, hiện tượng rổng không, kẻ hở, hiện tượng kẻ hở, không xúc chạm với bốn đại hiển. Ðây là sắc ngoại phần hư không giới.

- Sắc ngoại phần phi hư không giới ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi hư không giới.

625 - Sắc nội phần phi thủy giới ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi thủy giới.

- Sắc ngoại phần thủy giới ấy là thế nào?

Sắc nào là chất tươm ra, chất rỉ thấm, chất dính, chất dính nhắn, trạng thái quến tụ của sắc. Ðây là sắc ngoại phần thủy giới.

- Sắc ngoại phần phi thủy giới ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần thủy giới.

626 - Sắc nội phần phi sắc khinh ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi sắc khinh.

- Sắc ngoại phần sắc khinh ấy là thế nào?

Sắc nào là sự nhẹ nhàng của sắc, là sự biến chuyển nhẹ nhàng, không chạm chạp, không chần chừ. Ðây là sắc ngoại phần sắc khinh.

- Sắc ngoại phần phi sắc khinh ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi sắc khinh.

627 - Sắc nội phần phi sắc nhu ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi sắc nhu.

- Sắc ngoại phần sắc nhu ấy là thế nào?

Sắc nào là sự nhu nhuyển của sắc, là sự mềm mại, cách không thô cứng, cách không cương ngạnh. Ðây là sắc ngoại phần sắc nhu.

- Sắc ngoại phần phi sắc nhu ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi sắc nhu.

628 - Sắc nội phần phi sắc thích nghiệp ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi sắc thích nghiệp.

- Sắc ngoại phần sắc thích nghiệp ấy là thế nào?

Sắc nào là sự thích hợp với việc làm của sắc, cách thích hợp với việc làm, trạng thái thích hợp với việc làm của sắc.

- Sắc ngoại phần phi sắc thích nghiệp ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi sắc thích nghiệp.

629 - Sắc nội phần phi sắc tích tụ ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi sắc tích tụ.

- Sắc ngoại phần sắc tích tụ ấy là thế nào?

Sắc nào là sự tích tập các xứ, sắc ấy là tích tụ sắc. Ðây là sắc ngoại phần sắc tích tụ.

- Sắc ngoại phần phi sắc tích tụ ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi sắc tích tụ.

630 - Sắc nội phần phi sắc thừa kế ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi sắc thừa kế.

- Sắc ngoại phần sắc thừa kế ấy là thế nào?

 Sắc nào là tích tụ sắc, sắc ấy là thừa kế của sắc. Ðây là sắc ngoại phần sắc thừa kế.

 - Sắc ngoại phần phi sắc thừa kế ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi sắc thừa kế.

631 - Sắc nội phần phi sắc lão mại ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi sắc lão mại.

- Sắc ngoại phần sắc lão mại ấy là thế nào?

Sắc nào là sự cũ kỷ của sắc, sự già nua, răng long, tóc bạc, da nhăn, giảm thọ, chín muồi các căn. Ðây là sắc ngoại phần sắc lão mại.

- Sắc ngoại phần phi sắc lão mại ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi sắc lão mại.

632 - Sắc nội phần phi sắc vô thường ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi sắc vô thường.

- Sắc ngoại phần vô thường ấy là thế nào?

Sắc nào là sự hoại tận của sắc, biến hoại, sự tiêu hoại, sự phân tán, trạng thái không thường còn, sự biến mất. Ðây là sắc ngoại phần sắc vô thường.

- Sắc ngoại phần phi sắc vô thường ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi sắc vô thường.

633 - Sắc nội phần phi đoàn thực ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ. Ðây là sắc nội phần phi đoàn thực.

- Sắc ngoại phần đoàn thực ấy là thế nào?

Tức cơm, bánh ướt, bánh khô, cá, thịt, sữa tươi, sữa đông, bơ lỏng, bơ tươi, dâu, mật ong, nước mía; hoặc có sắc nào khác là thức răng nhai, đáng miệng nuốt, vật no bụng, đáng nuốt khỏi cổ của từng nhóm chúng sanh trong mỗi mỗi xứ, chúng sanh nuôi sống bằng bất cứ loại dưỡng tố nào. Ðây là sắc ngoại phần đoàn thực.

- Sắc ngoại phần phi đoàn thực ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... sắc vô thường. Ðây là sắc ngoại phần phi đoàn thực.

Như vậy là dứt phần yếu hiệp sắc theo ba loại.

(DỨT PHẦN XIỂN THUẬT TAM ÐỀ)

XIỂN MINH TỨ ÐỀ

634 - Sắc y sinh thành do thủ ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, hư không giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc y sinh thành do thủ.

- Sắc y sinh phi thành do thủ ấy là thế nào?

Tức thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, hư không giới, sắc tích tụ, sắc lão mại, đoàn thực. Ðây là sắc y sinh phi thành do thủ.

- Sắc phi y sinh thành do thủ ấy là thế nào?

Tức xúc xứ, thủy giới do nghiệp tạo tác. Ðây là sắc phi y sinh thành do thủ.

- Sắc phi y sinh phi thành do thủ ấy là thế nào?

Tức xúc xứ, thủy giới không do nghiệp tạo tác. Ðây là sắc phi y sinh phi thành do thủ.

635 - Sắc y sinh thành do thủ cảnh thủ ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, hư không giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc y sinh thành do thủ cảnh thủ.

- Sắc y sinh phi thành do thủ cảnh thủ ấy là thế nào?

 Tức thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, hư không giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc y sinh phi thành do thủ cảnh thủ.

- Sắc phi y sinh thành do thủ cảnh thủ ấy là thế nào?

Tức xúc xứ, thủy giới do nghiệp tạo tác. Ðây là sắc phi y sinh thành do thủ cảnh thủ.

- Sắc phi y sinh phi thành do thủ cảnh thủ ấy là thế nào?

Tức xúc xứ, thủy giới không do nghiệp tạo tác. Ðây là sắc phi y sinh phi thành do thủ cảnh thủ.

636 - Sắc y sinh hữu đối chiếu ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... vị xứ. Ðây là sắc y sinh hữu đối chiếu.

- Sắc y sinh vô đối chiếu ấy là thế nào?

Tức nữ quyền ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc y sinh vô đối chiếu.

- Sắc phi y sinh hữu đối chiếu ấy là thế nào?

Tức xúc xứ. Ðây là sắc phi y sinh hữu đối chiếu.

- Sắc phi y sinh vô đối chiếu ấy là thế nào?

Tức thủy giới. Ðây là sắc phi y sinh vô đối chiếu.

637 - Sắc y sinh thô ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... vị xứ. Ðây là sắc y sinh thô.

- Sắc y sinh tế ấy là thế nào?

Tức nữ quyền ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc y sinh tế.

- Sắc phi y sinh thô ấy là thế nào?

Tức xúc xứ. Ðây là sắc phi y sinh thô.

- Sắc phi y sinh thế ấy là thế nào?

Tức thủy giới. Ðây là sắc phi y sinh tế.

638 - Sắc y sinh viễn ấy là thế nào?

Tức nữ quyền ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc y sinh viễn.

- Sắc y sinh cận ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... vị xứ. Ðây là sắc y sinh cận.

- Sắc phi y sinh viễn ấy là thế nào?

Tức thủy giới. Ðây là sắc phi y sinh viễn.

- Sắc phi y sinh cận ấy là thế nào?

Tức xúc xứ. Ðây là sắc phi y sinh cận.

639 - Sắc thành do thủ hữu kiến ấy là thế nào?

Tức xúc xứ do nghiệp tạo tác. Ðây là sắc thành do thủ hữu kiến.

- Sắc thành do thủ vô kiến ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác, là khí xứ, vị xứ, hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc thành do thủ vô kiến.

- Sắc phi thành do thủ hữu kiến ấy là thế nào?

Tức sắc xứ không do nghiệp tạo tác. Ðây là sắc phi thành do thủ hữu kiến.

- Sắc phi thành do thủ vô kiến ấy là thế nào?

Tức thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác, là khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc phi thành do thủ vô kiến.

640 - Sắc thành do thủ hữu đối chiếu ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ. Ðây là sắc thành do thủ hữu đối chiếu.

- Sắc thành do thủ vô đối chiếu ấy là thế nào?

Tức nữ quyền, nam quyền, mạng quyền; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác, là hư không giới, thủy giới, sắc tích trữ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc thành do thủ vô đối chiếu.

- Sắc phi thành do thủ hữu đối chiếu ấy là thế nào?

Tức thinh xứ; hoặc là có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ. Ðây là sắc phi thành do thủ hữu đối chiếu.

- Sắc phi thành do thủ vô đối chiếu ấy là thế nào?

Tức thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác là hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc phi thành do thủ vô đối chiếu.

641 - Sắc thành do thủ đại hiển ấy là thế nào?

Tức xúc xứ, thủy giới do nghiệp tạo tác. Ðây là sắc thành do thủ đại hiển.

- Sắc thành do thủ phi đại hiển ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, hư không giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc thành do thủ phi đại hiển.

- Sắc phi thành do thủ đại hiển ấy là thế nào?

Tức xúc xứ, thủy giới không do nghiệp tạo tác. Ðây là sắc phi thành do thủ đại hiển.

- Sắc phi thành do thủ phi đại hiển ấy là thế nào?

Tức thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, hư không giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc phi thành do thủ phi đại hiển.

642 - Sắc thành do thủ thô ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ. Ðây là sắc thành do thủ thô.

- Sắc thành do thủ tế ấy là thế nào?

Tức nữ quyền, nam quyền, mạng quyền; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác, là hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc thành do thủ tế.

- Sắc phi thành do thủ thô ấy là thế nào?

Tức thinh xứ; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ. Ðây là sắc phi thành do thủ thô.

 - Sắc phi thành do thủ tế ấy là thế nào?

Tức thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc có sắc nào là hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc phi thành do thủ tế.

643 - Sắc thành do thủ viễn ấy là thế nào?

Tức nữ quyền, nam quyền, mạng quyền; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc thành do thủ viễn.

- Sắc thành do thủ cận ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ. Ðây là sắc thành do thủ cận.

- Sắc phi thành do thủ viễn ấy là thế nào?

Tức thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác, là hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc phi thành do thủ viễn.

- Sắc phi thành do thủ cận ấy là thế nào?

Tức thinh xứ; hoặc là có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ. Ðây là sắc phi thành do thủ cận.

644 - Sắc thành do thủ cảnh thủ hữu kiến ấy là thế nào?

Tức sắc xứ do nghiệp tạo tác. Ðây là sắc thành do thủ cảnh thủ hữu kiến.

- Sắc thành do thủ cảnh thủ vô kiến ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc thừa kế, sắc lão mại, đoàn thực. Ðây là sắc thành do thủ cảnh thủ vô kiến.

- Sắc phi thành do thủ cảnh thủ hữu kiến ấy là thế nào?

Tức sắc xứ không do nghiệp tạo tác. Ðây là sắc phi thành do thủ cảnh thủ hữu kiến.

- Sắc phi thành do thủ cảnh thủ vô kiến ấy là thế nào?

Tức thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc là có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác là khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc phi thành do thủ cảnh thủ vô kiến.

645 - Sắc thành do thủ cảnh thủ hữu đối chiếu ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ. Ðây là sắc thành do thủ cảnh thủ hữu đối chiếu.

- Sắc thành do thủ cảnh thủ vô đối chiếu ấy là thế nào?

Tức nữ quyền, nam quyền, mạng quyền; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc thành do thủ cảnh thủ vô đối chiếu.

- Sắc phi thành do thủ cảnh thủ hữu đối chiếu ấy là thế nào?

Tức thinh xứ; hoặc là có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ. Ðây là sắc phi thành do thủ cảnh thủ hữu đối chiếu.

- Sắc phi thành do thủ cảnh thủ vô đối chiếu ấy là thế nào?

Tức thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc là có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác, là hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc phi thành do thủ cảnh thủ vô đối chiếu.

646 - Sắc thành do thủ cảnh thủ đại hiển ấy là thế nào?

Tức sắc xứ, thủy giới do nghiệp tạo tác. Ðây là sắc thành do thủ cảnh thủ đại hiển.

 - Sắc thành do thủ cảnh thủ phi đại hiển ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là khí xứ, vị xứ, hư không giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc thành do thủ cảnh thủ phi đại hiển.

- Sắc phi thành do thủ cảnh thủ đại hiển ấy là thế nào?

Tức xúc xứ, thủy giới không do nghiệp tạo tác. Ðây là sắc phi thành do thủ cảnh thủ cảnh thủ đại hiển.

- Sắc phi thành do thủ cảnh thủ phi đại hiển ấy là thế nào?

Tức thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc là có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, hư không giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc phi thành do thủ cảnh thủ phi đại hiển.

647 - Sắc thành do thủ cảnh thủ thô ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ. Ðây là sắc thành do thủ cảnh thủ thô. - Sắc thành do thủ cảnh thủ tế ấy là thế nào?

Tức nữ quyền, nam quyền, mạng quyền; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác, là hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc thành do thủ cảnh thủ tế.

- Sắc phi thành do thủ cảnh thủ thô ấy là thế nào?

Tức thinh xứ; hoặc là có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ. Ðây là sắc phi thành do thủ cảnh thủ thô.

 - Sắc phi thành do thủ cảnh thủ tế ấy là thế nào?

Tức thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc là có sắc nào khác, là hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc phi thành do thủ cảnh thủ tế.

648 - Sắc thành do thủ viễn ấy là thế nào?

Tức nữ quyền, nam quyền, mạng quyền; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc thành do thủ cảnh thủ viễn.

- Sắc thành do thủ cảnh thủ cận ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... thân xứ; hoặc là có sắc nào khác do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ. Ðây là sắc thành do thủ cảnh thủ cận.

- Sắc phi thành do thủ cảnh thủ viễn ấy là thế nào?

Tức thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác, là hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc phi thành do thủ cảnh thủ viễn.

- Sắc phi thành do thủ cảnh thủ cận ấy là thế nào?

Tức thinh xứ; hoặc là có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác là sắc xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ. Ðây là sắc phi thành do thủ cảnh thủ cận.

649 - Sắc hữu đối chiếu quyền ấy là thế nào?

Tức nhãn quyền ... (trùng) ... thân quyền. Ðây là sắc hữu đối chiếu quyền.

- Sắc hữu đối chiếu phi quyền ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... xúc xứ. Ðây là sắc hữu đối chiếu phi quyền.

- Sắc vô đối chiếu quyền ấy là thế nào?

Tức nữ quyền, nam quyền, mạng quyền. Ðây là sắc vô đối chiếu quyền.

- Sắc vô đối chiếu phi quyền ấy là thế nào?

Tức thân biểu tri ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc vô đối chiếu phi quyền.

650 - Sắc hữu đối chiếu đại hiển ấy là thế nào?

Tức xúc xứ. Ðây là sắc hữu đối chiếu đại hiển.

- Sắc hữu đối chiếu phi đại hiển ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... vị xứ. Ðây là sắc hữu đối chiếu phi đại hiển.

- Sắc vô đối chiếu đại hiển ấy là thế nào?

Tức thủy giới. Ðây là sắc vô đối chiếu đại hiển.

- Sắc vô đối chiếu phi đại hiển ấy là thế nào?

Tức nữ quyền ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc vô đối chiếu phi đại hiển.

651 - Sắc quyền thô ấy là thế nào?

Tức nhãn quyền ... (trùng) ... thân quyền. Ðây là sắc quyền thô.

- Sắc quyền tế ấy là thế nào?

Tức nữ quyền, nam quyền, mạng quyền. Ðây là sắc quyền tế.

- Sắc phi quyền thô ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... xúc xứ. Ðây là sắc phi quyền thô.

- Sắc phi quyền tế ấy là thế nào?

Tức thân biểu tri ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi quyền viễn.

652 - Sắc quyền viễn ấy là thế nào?

Tức nữ quyền, nam quyền, mạng quyền. Ðây là sắc quyền viễn.

- Sắc quyền cận ấy là thế nào?

Tức nhãn quyền ... (trùng) ... thân quyền. Ðây là sắc quyền cận.

- Sắc phi quyền viễn ấy là thế nào?

Tức thân biểu tri ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi quyền viễn.

- Sắc phi quyền cận ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... sắc xứ. Ðây là sắc phi quyền cận.

653 - Sắc đại hiển thô ấy là thế nào?

Tức xúc xứ. Ðây là sắc đại hiển thô.

- Sắc đại hiển tế ấy là thế nào?

Tức thủy giới. Ðây là sắc đại hiển tế.

- Sắc phi đại hiển thô ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... sắc xứ. Ðây là sắc phi đại hiển thô.

- Sắc phi đại hiển tế ấy là thế nào?

Tức nữ quyền ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi đại hiển tế.

654 - Sắc đại hiển viễn ấy là thế nào?

Tức thủy giới. Ðây là sắc đại hiển viễn.

- Sắc đại hiển cận ấy là thế nào?

Tức xúc xứ. Ðây là sắc đại hiển cận.

- Sắc phi đại hiển viễn ấy là thế nào?

Tức nữ quyền ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi đại hiển viễn.

- Sắc phi đại hiển cận ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... vị xứ. Ðây là sắc phi đại hiển cận.

655 - Sắc bị thấy là sắc xứ, sắc bị nghe là thinh xứ, sắc bị cảm nhận là khí xứ, vị xứ, xúc xứ; tất cả sắc là sắc bị tâm biết.

Như vậy là dứt phần yếu hiệp sắc theo bốn loại.

(DỨT XIỂN MINH TỨ ÐỀ)

XIỂN MINH NGŨ ÐỀ

656 - Sắc địa giới ấy là thế nào?

Sắc nào là chất cứng sượng, thô rắn, trạng thái cứng sượng, tình trạng cứng sượng, thuộc nội phần hoặc ngoại phần bị thủ hay không bị thủ. Ðây là sắc địa giới.

- Sắc thủy giới ấy là thế nào?

Sắc nào là chất tươm ra, chất rỉ thấm, chất dính, chất dính khắn, trạng thái quến tụ của sắc thuộc nội phần, hoặc thuộc ngoại phần do thủ hay phi thành do thủ. Ðây là sắc thủy giới.

- Sắc hỏa giới ấy là thế nào?

Sắc nào là chất nóng, sự nóng, chất ấm, sự ấm, chất hâm hấp, sự hâm hấp, thuộc nội phần hoặc ngoại phần thành do thủ hay phi thành do thủ. Ðây là sắc hỏa giới.

- Sắc phong giới ấy là thế nào?

Sắc nào là chất thổi phồng, phảng phất, lay động của sắc, thuộc nội phần hay ngoại phần thành do thủ hay phi thành do thủ. Ðây là sắc phong giới.

- Sắc y sinh ấy là thế nào?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc y sinh.

Như vậy là dứt phần yếu hiệp sắc theo năm loại.

(DỨT XIỂN MINH NGŨ ÐỀ.)

XIỂN MINH LỤC ÐỀ

657 - Sắc xứ là sắc nhãn ứng tri (1), thinh xứ là sắc nhĩ ứng tri (2), khí xứ là sắc tỷ ứng tri (3) vị xứ là sắc thiệt ứng tri (4), xúc xứ là sắc thân ứng tri (5), tất cả sắc là sắc ý ứng tri (6).

Như vậy là dứt phần yếu hiệp sắc theo sáu loại.

(DỨT XIỂN MINH LỤC ÐỀ)

XIỂN MINH THẤT ÐỀ

658 - Sắc xứ là sắc nhãn ứng tri, thinh xứ là sắc nhĩ ứng tri, khí xứ là sắc tỷ ứng tri, vị xứ là sắc thiệt ứng tri, xúc xứ là sắc thân ứng tri, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ là sắc ý giới ứng tri (1), tất cả sắc là sắc ý thức giới ứng tri (2).

Như vậy là dứt phần yếu hiệp sắc theo bảy loại.

(DỨT XIỂN MINH THẤT ÐỀ)

XIỂN MINH BÁT ÐỀ

659 - Sắc xứ là sắc nhãn ứng tri, thinh xứ là sắc nhĩ ứng tri, khí xứ là sắc tỷ ứng tri, vị xứ là sắc thiệt ứng tri, lạc xúc (3) tức xúc vừa lòng là sắc thân ứng tri, khổ xúc (4) là xúc không vừa lòng là sắc thân ứng tri, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, là sắc ý giới, ứng tri, tất cả sắc là sắc ý thức giới ứng tri.

Như vậy là dứt phần yếu hiệp sắc theo tám loại.

(DỨT XIỂN MINH BÁT ÐỀ)

XIỂN MINH CỬU ÐỀ

660 - Sắc nhãn quyền ấy là thế nào?

Nhãn nào là tinh chất nương bốn đại hiển ... (trùng) ... đó là làng bỏ trống (5).

- Sắc nhĩ quyền ... (trùng) ...

- Sắc tỷ quyền ... (trùng) ...

- Sắc thiệt quyền ... (trùng) ...

- Sắc thân quyền ... (trùng) ...

- Sắc nữ quyền ... (trùng) ...

- Sắc nam quyền ... (trùng) ...

- Sắc mạng quyền ấy là thế nào?

Sắc nào là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp sắc kia. Ðây là sắc mạng quyền.

- Sắc phi quyền ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi quyền.

Như vậy là dứt phần yếu hiệp sắc theo chín loại.

(DỨT XIỂN MINH CỬU ÐỀ)

XIỂN MINH THẬP ÐỀ

661 - Sắc nhãn quyền ấy là thế nào?

Nhãn nào là tinh chất bổn đại hiển ... (trùng) ... đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc nhãn quyền.

- Sắc nhĩ quyền ... (trùng) ...

- Sắc tỷ quyền ... (trùng) ...

- Sắc thiệt quyền ... (trùng) ...

- Sắc thân quyền ... (trùng) ...

- Sắc nữ quyền ... (trùng) ...

- Sắc nam quyền ... (trùng) ...

- Sắc mạng quyền ấy là thế nào?

Sắc nào là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp sắc kia. Ðây là sắc mạng quyền.

- Sắc phi quyền hữu đối chiếu ấy là thế nào?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... xúc xứ. Ðây là sắc phi quyền hữu đối chiếu.

- Sắc phi quyền vô đối chiếu ấy là thế nào?

Tức thân biểu tri ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc phi quyền vô đối chiếu.

Như vậy là dứt phần sắc yếu hiệp theo mười loại.

(DỨT XIỂN MINH THẬP ÐỀ)

XIỂN MINH THẬP NHẤT ÐỀ

662 - Sắc nhãn xứ ấy là thế nào?

Nhãn nào là tinh chất bổn đại hiển ... (trùng) ... đó là làng bỏ trống. Ðây là sắc nhãn xứ.

- Sắc nhĩ xứ ... (trùng) ...

- Sắc tỷ xứ ... (trùng) ...

- Sắc thiệt xứ ... (trùng) ...

- Sắc thân xứ ... (trùng) ...

- Sắc sắc xứ ... (trùng) ...

- Sắc thinh xứ ... (trùng) ...

- Sắc khí xứ ... (trùng) ...

- Sắc vị xứ ... (trùng) ...

- Sắc xúc xứ ấy là thế nào?

Tức địa giới ... (trùng) ... đó là xúc giới. Ðây là sắc xúc giới.

- Sắc vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ ấy là thế nào?

Tức nữ quyền ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là sắc vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ.

Như vậy là dứt phần yếu hiệp sắc theo mười một loại.

(DỨT XIỂN MINH THẬP NHẤT ÐỀ)

(DỨT PHẦN CHIA SẮC)

(HẾT PHẦN BÁT THIÊN TỰ THỨ TÁM.)

CHÚ THÍCH:

(2) No - upādārūpa, sắc y phi sinh là sắc đại hiển (mahābhūta)

(3) Phoṭṭhabbāyatana, tức là địa giới (paṭhavīdhātu), hỏa giới (tejodhātu), phong giới (vāyodhātu).

(1) Āpodhātu.

(1) Upādinnarūpaṃ.

(2) Anupādinnarūpaṃ.

(3) Upādinnurūpa.

(4) Anu pādinnurūpa.

(5) Sanidassanarūpa.

(6) Anidassanarūpa.

(7) Sappaṭigharūpa.

(8) Appaṭigharūpa.

(9) Indriyarūpa.

(10) Na- indriyarūpa.

(1) Mahābhūtarūpa.

(2) Namahābhūtarūpa.

(3) Viññattirūpa.

(4) Naviññattirūpa.

(5) Cittasamuṭṭhānarūpa.

(6) Nacittasamuṭṭhānarūpa.

(7) Cittasahabhūrūpa.

(8) Nacittasahabhūrūpa.

(9) Citānuparivattirūpa.

(10) Nacittānuparivattirūpa.

(11) Ajjhattikarūpa.

(12) Bāhīrarūpa.

(1) Oḷārikarūpa.

(2) Sukhumarūpa.

(3) Dūrarūpa.

(4) Santikarūpa.

(5) Cakkusamphassavatthurūpa.

(6) Cakhusamphassavatthurūpa.

(7) Cakhusamphassajabedanāvatthurūpa.

(8) Cakkhuviññāṇavatthurūpa.

(9) Sotasamphassavatthurūpa.

(10) Kāyaphassavatthurūpa.

(11) Kāyaviññāṇavatthurūpa.

(12) Cakkhusamphassārammaṇarūpa.

(1) Cakkusamphassajavedanārammaṇarūpa.

(2) Cakkuviññānārammaṇarūpa.

(3) Sotasamphassārammaṇarūpa.

(4) kāyasamphassajavedanārammaṇarūpa.

(5) Kāyaviññāṇarammaṇarūpa.

(6) Cakkāyatanarūpa.

(7) Nacakkhāyatanarūpa.

(8) Sotāyatana ... ghānāyatana ... jivhāyatana ... kāyāyatana ... kāyāyatanarūpa.

(9) Nakāyāyatanarūpa.

(10) Rūpāyatanarūpa.

(11) Narūpāyatanarūpa.

(1) saddāyatana ... gandhayatana ... rasāyatana ... phoṭṭhbāyatanarūpa.

(2) Naphoṭṭhabbāyatanarūpa.

(3) Cakkhudhāturūpa.

(4) Nacakkhudhāturūpa.

(5) Sotadhātu ... ghānadhātu ... jivhādhātu ... kāyadhāturūpa.

(6) Nakāyadhāturūpa.

(7) Rūpadhāturūpa.

(8) Narūpadhāturūpa.

(9) Saddadhātu ... gandhādhātu ... rasadhātu ... phoṭṭhabbadhāturūpa.

(10) Cakkhundriyarūpa.

(11) Nacakkhundriyarūpa.

(12) Sotindriyarūpa.

(13) Ghānindriyarūpa.

(14) Jivhindriyarūpa.

(15) kāyindriyarūpa.

(1) Nakāyindriyarūpa.

(2) Itthindriyarūpa.

(3) Na- itthindriyarūpa.

(4) Purisindriyarūpa.

(5) Napurisindriyarūpa.

(6) Jīvitindriyarūpa.

(7) Najīvitindriyarūpa.

(8) Kāyaviññattirūpa.

(9) Nakāyaviññattirūpa.

(10) Vacīviññattirūpa.

(1) Ākāsadhāturūpa.

(2) Na- āpodhāturūpa.

(3) Āpodhāturūpa.

(4) Na- āpodhāturūpa.

(5) lahutārūpa.

(6) Nalahutārūpa.

(4) Mudutārupa.

(5) namudutārūpa.

(6) Kammaññatārūpa.

(7) Nakammaññatārūpa.

(8) Na- upacayarūpa.

(9) Santatirūpa.

(1) Nasantatirūpa.

(2) Jarātārūpa.

(3) Najaratārūpa.

(4) Aniccatārūpa.

(5) Na- aniccatārūpa.

(6) Kabalikkārāhararūpa.

(7) Nakabalinkārāhārarūpa.

(8) Ajjhattika- upādarūpa.

(9) Bāhira- upādarūpa. Bāhiram (ngoại phần) chỉ các sắc ngoài bộ hệ thống giác quan.

(1) Cakkhaviññeyyarūpa.

(2) Sotaviññeyyarūpa.

(3) Ghānaviññeyyarūpa.

(4) Jivhāviññeyyarūpa.

(5) Kāyaviññeyyarūpa.

(6) Nonoviññeyyarūpa.

(1) Manodhātuviññeyyarūpa.

(2) Manoviññāṅadhātuviññeyyarūpa.

(3) Sukhasamphassa.

(4) Dukkhasamphassa.

(5) Suññogāmopeso. Ở đây đối với con mắt, lỗ tai ... chỉ là cơ quan bắt cảnh, thuần chất, không phải linh hồn hay chúng sanh chi cả. Ðây là sắc nhãn quyền.

Bộ Pháp Tụ, D. Chương Toát Yếu

D. CHƯƠNG TOÁT YẾU (NIKKHEPAKAṆḌAṂ)

I. ÐỀ TAM (Tika)

663 - Thế nào là các pháp thiện? (1)

Ba căn thiện là vô tham, vô sân, vô si; tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với căn ấy; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp bất thiện? (2)

Ba căn bất thiện là tham, sân, si và phiền não đồng nương căn ấy; tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với căn ấy; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp bất thiện.

- Thế nào là các pháp vô ký? (3)

Quả của các pháp thiện và bất thiện thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế (4) tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn; những pháp nào là tố phi thiện phi bất thiện, phi quả của nghiệp cùng tất cả sắc và vô tri giới. Ðây là các pháp vô ký.

664 - Thế nào là các pháp tương ưng lạc thọ? (5)

Trong lãnh vực lạc thọ, pháp dục giới, sắc giới và siêu thế, ngoại trừ lạc thọ, tức tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với thọ. Ðây là các pháp tương ưng lạc thọ.

- Thế nào là các pháp tương ưng khổ thọ? (6)

Trong lãnh vực khổ thọ, pháp dục giới, ngoại trừ khổ thọ, tức tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với thọ ấy. Ðây là các pháp tương ưng khổ thọ.

- Thế nào là các pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ? (7)

Trong lãnh vực phi khổ phi lạc thọ pháp dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, ngoại trừ phi khổ phi lạc thọ, tức tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với thọ ấy. Ðây là các pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

665 - Thế nào là các pháp dị thục? (8)

Quả dị thục của các pháp thiện và bất thiện thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Ðây là các pháp dị thục.

- Thế nào là các pháp dị thục nhân? (1)

Những pháp thiện và bất thiện thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp dị thục nhân.

- Thế nào là các pháp phi dị thục phi dị thục nhân?

Những pháp mà thành tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi dị thục phi dị thục nhân.

666 - Thế nào là các pháp thành do thủ cảnh thủ? (2)

Những quả dị thục của các pháp thiện, bất thiện thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn và bất cứ sắc nào do nghiệp tạo tác. Ðây là các pháp thành do thủ cảnh thủ.

- Thế nào là các pháp phi thành do thủ mà cảnh thủ? (3)

Những pháp thiện, bất thiện thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, những pháp nào là tố phi thiện, phi bất thiện phi quả của nghiệp, bất cứ sắc nào không do nghiệp tạo tác. Ðây là các pháp phi thành do thủ mà cảnh thủ.

- Thế nào là các pháp phi thành do thủ và phi cảnh thủ? (4)

Các đạo siêu thế, quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp phi thành do thủ và phi cảnh thủ.

667 - Thế nào là các pháp phiền toái cảnh phiền não? (5)

Ba căn bất thiện là tham, sân, si và các phiền não đồng nương căn ấy; tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với căn ấy; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp phiền toái cảnh phiền não.

- Thế nào là các pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não? (6) Những pháp thiện, và vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, và vô sắc giới, tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây là các pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não.

- Thế nào là các pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não? (7) Các đạo siêu thế và quả của đạo cùng vô vi giới. Ðây là các pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não.

668 - Thế nào là các pháp hữu tầm hữu tứ? (8)

Trong lãnh vực hữu tầm hữu tứ pháp dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, ngoại trừ tầm tứ, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp hữu tầm hữu tứ.

- Thế nào là các pháp vô tầm hữu tứ? (1)

Trong lãnh vực vô tầm hữu tứ, sắc giới, và siêu thế, ngoại trừ tứ, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp vô tầm hữu tứ.

- Thế nào là các pháp vô tầm vô tứ? (2)

Trong lãnh vực vô tầm vô tứ pháp dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp vô tầm vô tứ.

669 - Thế nào là các pháp câu hành hỷ? (3)

Trong lãnh vực hỷ, các pháp dục giới, sắc giới, và siêu thế, ngoại trừ hỷ, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp câu hành hỷ.

- Thế nào là các pháp câu hành lạc? (4)

Trong lãnh vực lạc, pháp dục giới, sắc giới, và siêu thế, ngoại trừ lạc thọ, tức tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn, tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp câu hành lạc.

- Thế nào là các pháp câu hành xả? (5)

Trong lãnh vực xả, pháp dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, ngoại trừ xả thọ, tức tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn, tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp câu hành xả.

670 - Thế nào là các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ? (6)

Tức có ba triền là thân kiến, hoài nghi và giới cấm khinh thị.

671 - Ở đây thế nào là thân kiến? (7)

Trong đời này, hạng phàm phu vô văn không thấy các bậc Thánh, không thông hiểu pháp của bậc Thánh, không được huấn luyện trong pháp của bậc Thánh, không thấy các bậc chân nhân, không thông hiểu pháp bậc chân nhân, không được huấn luyện trong pháp bậc chân nhân, cho rằng sắc là của ta, hay ta có sắc, hay sắc trong ta, hoặc ta trong sắc; cho rằng thọ là của ta, hay ta có thọ, hay có thọ trong ta, hay có ta trong thọ; cho rằng tưởng là của ta, hay ta có tưởng, hay có tưởng trong ta, hay có ta trong tưởng, cho rằng các hành là của ta, hay ta có các hành, hay có các hành trong ta, hay có ta trong các hành; cho rằng thức là của ta, hay ta có thức, hay thức có trong ta, hay có ta trong thức, kiến nào là như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây gọi là thân kiến.

672 - Ở đây thế nào là hoài nghi? (1)

Ngờ vực hoài nghi Bậc Ðạo sư, ngờ vực hoài nghi Giáo pháp, ngờ vực hoài nghi Tăng chúng, ngờ vực hoài nghi điều học, ngờ vực hoài nghi quá khứ, ngờ vực hoài nghi vị lai, ngờ vực hoài nghi quá khứ vị lai, ngờ vực hoài nghi các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; bất cứ sự kiện nào như vậy là sự do dự, cách do dự, thái độ do dự, dị nghị, không xác định, lưỡng ước, phân vân, ngờ vực, không nhất quyết, vớ vẩn, lẩn quẩn, không quyết đoán, tình trạng lai động của tâm, rối ý. Ðây được gọi là hoài nghi.

673 - Ở đây thế nào là giới cấm khinh thị? (2)

Ðối với các Sa môn, Bà la môn ngoài Giáo Pháp này, cho rằng thanh tịnh nhờ hạnh giới, thanh tịnh nhờ hạnh tu, thanh tịnh nhờ hạnh giới cấm; tri kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên kiến khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây gọi là giới cấm khinh thị.

674 - Ba triền phược này và các phiền não đồng nương nó; tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với pháp ấy; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp do phiền não làm sở sanh. Ðây là các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ.

- Thế nào là các pháp đáng do tu kiến đoạn trừ? (3)

Tham, sân, si còn lại và các phiền não đồng nương nó; tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn đồng nương với căn ấy; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp do pháp ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp đáng do tu tiến đoạn trừ.

- Thế nào là các pháp không đáng do tri kiến không đáng do tu kiến đoạn trừ? (4)

Những pháp thiện và vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... tưởng uẩn, thức uẩn cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp không đáng do tri kiến không đáng do tu tiến đoạn trừ.

675 - Thế nào là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ? (5)

Tức ba triền là thân kiến, hoài nghi, giới cấm khinh thị.

- Ở đây thế nào là thân kiến?

 ... (trùng) ... Ðây được gọi là thân kiến.

- Ở đây thế nào là hoài nghi?

 ... (trùng) ... Ðây được gọi là hoài nghi.

- Ở đây thế nào là giới cấm khinh thị?

 ... (trùng) ... Ðây được gọi là giới cấm khinh thị.

Ba pháp triền này và các phiền não đồng nương nó, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với pháp ấy; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp do pháp ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ.

Ba triền là thân kiến, hoài nghi và giới cấm khinh thị. Ðây là các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ. Tham, sân, si đồng nương pháp ấy, đây là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ. Các phiền não đồng nương pháp ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với pháp ấy; thân nghiệp và ý nghiệp do pháp ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ.

- Thế nào là các pháp hữu nhân đáng do tu kiến đoạn trừ? (1)

Tham, sân, si còn lại. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ. Các phiền não đồng nương pháp ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với pháp ấy; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp do pháp ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ.

- Thế nào là các pháp phi hữu nhân đáng do tri kiến và tu tiến đoạn trừ? (2)

Ngoại trừ những pháp ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện và vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi hữu nhân đáng do tri kiến và tu tiến đoạn trừ.

676 - Thế nào là các pháp nhân đến tích tập? (3)

Những pháp thiện và bất thiện thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp nhân đến tích tập.

- Thế nào là các pháp nhân đến tịch diệt? (4)

Bốn đạo siêu thế. Ðây là các pháp nhân đưa đến tịch diệt.

- Thế nào là các pháp phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt?

Những quả dị thục của các pháp thiện, bất thiện thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn những pháp nào là tố phi thiện, phi bất thiện, phi quả của nghiệp, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt.

677 - Thế nào là các pháp hữu học? (5)

Bốn đạo siêu thế và ba quả Sa môn thấp. Ðây là các pháp hữu học.

- Thế nào là các pháp vô học? (6)

Quả A La Hán cao tột. Ðây là các pháp vô học.

- Thế nào là các pháp phi hữu học phi vô học? (7)

Ngoại trừ những pháp ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện và vô ký thuộc dục giới, sắc giới, và vô sắc giới, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi hữu học phi vô học.

678 - Thế nào là các pháp hy thiểu? (1)

Tất cả các pháp thiện, bất thiện và vô ký thuộc dục giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp hy thiểu.

- Thế nào là pháp đáo đại? (2)

Các pháp thiện và vô ký thuộc sắc giới, vô sắc giới; tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp đáo đại.

- Thế nào là các pháp vô lượng? (3)

Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp vô lượng.

679 - Thế nào là các pháp có cảnh hy thiểu? (4)

Các pháp nào là tâm và sở hữu tâm sanh khởi, biết các pháp hy thiểu. Ðây là các pháp có cảnh hy thiểu.

- Thế nào là các pháp có cảnh đáo đại? (5)

Các pháp nào là tâm và sở hữu tâm sanh khởi, biết đến các pháp đáo đại. Ðây là các pháp có cảnh đáo đại.

- Thế nào là các pháp có cảnh vô lượng? (6)

Các pháp nào là tâm và sở hữu tâm sanh khởi, biết đến các pháp vô lượng. Ðây là các pháp có cảnh vô lượng.

680 - Thế nào là các pháp ty hạ? (7)

Ba căn bất thiện là tham, sân, si các phiền não đồng nương căn ấy; tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với pháp ấy; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp do pháp ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp ty hạ.

- Thế nào là các pháp trung bình?(8)

Các pháp thiện và vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, và vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp trung bình.

- Thế nào là các pháp tinh lương? (9)

Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp tinh lương.

681 - Thế nào là các pháp cố định phần tà? (10)

Năm nghiệp vô gián và tà kiến nào nhất định. Ðây là các pháp cố định phần tà.

- Thế nào là các pháp cố định phần chánh? (11)

Bốn đạo siêu thế. Ðây là các pháp cố định phần chánh.

- Thế nào là các pháp phi cố định? (1)

Ngoại trừ những pháp ấy, còn lại các pháp thiện, bất thiện và vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, và siêu thế tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi cố định.

682 - Thế nào là các pháp có đạo là cảnh? (2)

Những pháp nào là tâm và sở hữu tâm, biết đến Thánh đạo. Ðây là các pháp có đạo là cảnh.

- Thế nào là các pháp có đạo là nhân? (3)

Ngoại trừ các chi đạo của bậc có Thánh đạo, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp có đạo là nhân. Chánh kiến của bậc có thánh đạo vừa là đạo vừa là nhân, ngoại trừ chánh kiến, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp có đạo là nhân.

Vô tham, vô sân của bậc có Thánh đạo, đây là những pháp là nhân của đạo, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp có đạo là nhân.

- Thế nào là các pháp có đạo là trưởng? (4)

Các pháp nào là tâm và sở hữu tâm sanh khởi, tạo Thánh đạo làm trưởng. Ðây là các pháp có đạo là trưởng.

683 - Thế nào là các pháp sanh tồn? (5)

Những pháp nào đã sanh ra, đã sanh thành, đã sanh trưởng, đã xuất sanh, đã sanh khởi, đã hiện khởi, đã hiện sanh, đã tương sanh, đã trỗi dậy, đã ứng khởi, đã sanh, yếu hiệp theo khía cạnh sanh tồn, tức sắc, thọ tưởng, hành, thức. Ðây là các pháp sanh tồn.

- Thế nào là các pháp vị sanh tồn? (6)

Những pháp nào chưa sanh ra, chưa sanh thành, chưa sanh trưởng, chưa xuất sanh, chưa sanh khởi, chưa hiện khởi, chưa hiện sanh, chưa tương sanh, chưa trỗi dậy, chưa ứng khởi, chưa sanh, yếu hiệp theo khía cạnh vị sanh tồn, tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ðây là các pháp vị sanh tồn.

- Thế nào là các pháp chuẩn sanh? (7)

Các quả dị thục dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, của pháp thiện, bất thiện mà quả chưa chín muồi, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn và bất cứ sắc nào của nghiệp tạo tác sẽ sanh ra. Ðây là các pháp chuẩn sanh.

- Thế nào là các pháp quá khứ? (8)

Những qua nào đã qua rồi, đã diệt mất, đã lìa xa, đã biến chuyển, đã dập tắt, đã biến diệt, đã sanh rồi mất, đã qua, yếu hiệp theo khía cạnh quá khứ, tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ðây là các pháp quá khứ.

- Thế nào là các pháp vị lai? (1)

Những pháp nào chưa sanh ra, chưa sanh thành, chưa sanh trưởng, chưa xuất sanh, chưa sanh khởi, chưa hiện khởi, chưa sanh tồn, chưa tương sanh, chưa trỗi dậy, chưa ứng khởi, chưa sanh, yếu hiệp theo khía cạnh vị lai, tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ðây là các pháp vị lai.

- Thế nào là các pháp hiện tại? (2)

Những pháp nào mà đang sanh ra, đang sanh thành, đang xuất sanh, đang khởi sanh, đang hiện khởi, đang hiện sanh, tương sanh, đang trỗi dậy, ứng khởi, đang có yếu hiệp theo khía cạnh hiện tại, tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ðây là các pháp hiện tại.

685 - Thế nào là các pháp có cảnh quá khứ? (3)

Những pháp tâm và sở hữu tâm sanh khởi, biết đến các pháp quá khứ. Ðây là những pháp có cảnh quá khứ.

- Thế nào là các pháp có cảnh vị lai? (4)

Những pháp tâm và sở hữu tâm sanh khởi, biết đến các pháp vị lai. Ðây là có pháp có cảnh vị lai.

- Thế nào là các pháp có cảnh hiện tại? (5)

Những pháp nào tâm và sở hữu tâm sanh khởi, biết đến các pháp hiện tại. Ðây là các pháp có cảnh hiện tại.

686 - Thế nào là các pháp nội phần? (6)

Những pháp nào là pháp thành do thủ thuộc bên trong, thuộc phần riêng, thuộc của riêng, thuộc về cá nhân, của mỗi mỗi chúng sanh, tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ðây là các pháp nội phần.

- Thế nào là các pháp ngoại phần? (7)

Những pháp nào là pháp thành do thủ thuộc bên ngoài, thuộc phần riêng, thuộc của riêng, thuộc về cá nhân, của các chúng sanh khác, các người khác, tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ðây là các pháp ngoại phần.

- Thế nào là các pháp nội ngoại phần? (8)

Tức gồm cả hai phần ấy. Ðây là các pháp nội ngoại phần.

687 - Thế nào là các pháp có cảnh nội phần? (9)

Những pháp nào là tâm, sở hữu tâm sanh khởi, biết đến các pháp nội phần. Ðây là các pháp có cảnh nội phần.

- Thế nào là các pháp có cảnh ngoại phần? (1)

Những pháp nào là tâm, sở hữu tâm sanh khởi, biết đến các pháp ngoại phần. Ðây là các pháp có cảnh ngoại phần.

- Thế nào là các pháp có cảnh nội ngoại phần? (2)

Những pháp nào là tâm, sở hữu tâm sanh khởi, biết đến các pháp nội ngoại phần. Ðây là các pháp có cảnh nội ngoại phần.

688 - Thế nào là các pháp hữu kiến hữu đối chiếu? (3)

Tức sắc xứ. Ðây là các pháp hữu kiến hữu đối chiếu.

- Thế nào là các pháp vô kiến hữu đối chiếu? (4)

Tức nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, thinh xứ, vị xứ và xúc xứ. Ðây là các pháp vô kiến hữu đối chiếu.

- Thế nào là các pháp vô kiến vô đối chiếu? (5)

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, cùng bất cứ sắc nào vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ và vô vi giới. Ðây là các pháp vô kiến vô đối chiếu.

(DỨT ÐỀ TAM.)

ÐỀ NHỊ (DUKA)

PHẦN TỤ NHÂN (Hetugocchaka).

689 - Thế nào là các pháp nhân? (6)

Tức ba nhân thiện, ba nhân bất thiện, ba nhân vô ký, chín nhân dục giới, sáu nhân sắc giới, sáu nhân vô sắc giới, sáu nhân siêu thế.

690 - Ở đây thế nào là ba nhân thiện? (7)

Vô tham, vô sân, vô si.

- Ở đây thế nào là vô tham?

Pháp nào là sự không tham muốn, không tham đắm, trạng thái không nhiễm đắm, không tham luyến, không quyến luyến, trạng thái không quyến luyến, sự không tham ác, vô tham là căn thiện. Ðây được gọi là vô tham.

- Ở đây thế nào là vô sân?

Pháp nào là sự không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận, sự hài hòa, cách hài hòa, thái độ hái hòa, sự thân mật, cách thân mật, thái độ thân mật, tìm lợi ích, xót thương, không sân ác, không sân độc vô sân là căn thiện. Ðây được gọi là vô sân.

- Ở đây thế nào là vô si?

Trí hiểu sự khổ, trí hiểu tập khởi của khổ, trí hiểu sự diệt khổ, trí hiểu pháp hành đưa đến sự diệt khổ, trí hiểu quá khứ, trí hiểu vị lai, trí hiểu quá khứ vị lai, trí hiểu các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; pháp nào như vậy là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp (1), tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây được gọi là vô si. Và đây là ba nhân thiện.

691 - Ở đây thế nào là ba nhân bất thiện? (2)

Tham, sân, si.

- Ở đây thế nào là tham?

Pháp nào là sự tham luyến, tham đắm, vương vấn, thỏa thích, vui thích, hoan hỷ, tham muốn, say mê, quyến luyến, ràng buộc, trói buộc, dính líu, nhiễm đắm, khát vọng, ảo vọng, sản sanh, xuất sanh, ái diệt (3), ái võng (4), ái hà (5), khát ái, ái thằng (6), ái tỏa lan (7), trữ tình, tình bạn, nguyện cầu, dẫn sanh hữu, ái sâm lâm (8), ái mật lâm (9), ái thân, tình thương, lưu luyến, kết buộc, ước muốn, sự mong mỏi, muốn sắc, muốn thinh, muốn hương, muốn vị, muốn xúc, muốn lợi lộc, muốn tài sản, muốn con cái, muốn sống, mộng ước, mơ mộng, tham cầu, thái độ tham muốn, sự tham muốn, mê mẫn, mong điều tốt, luyến phi pháp, tham bồng bột, tham vọng, ước vọng, hoài vọng, hoan lạc, vọng cầu, ái dục, ái hữu, ái phi hữu, ái sắc, ái phi sắc, ái đoạn diệt, sắc ái, thinh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái, bộc lưu, kiết phược, kết, thủ, chướng ngại, cái, mái che, ngục tù, tùy phiền não, tùy miên, xâm nhập, ái thừng (10), vật dục, cội khổ, nhân khổ, nguồn khổ, bẫy ma (11), lưỡi câu ma (12), ma cảnh (13), ái như sông (14), ái như lưới (15), ái như xích (16), ái như biển, tham ác, tham là căn bất thiện. Ðây được gọi là tham.

- Ở đây thế nào là sân?

Sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đã làm bất lợi cho ta",

Sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đang làm bất lợi cho ta",

Sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó sẽ làm bất lợi cho ta",

Sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đã làm bất lợi đến người thân, người thương của ta" ... (trùng) ... nó đang làm bất lợi ... (trùng) ... "nó sẽ làm bất lợi đến người thân, người thương của ta", sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đã làm lợi cho kẻ thù, kẻ nghịch của ta" ... (trùng) ... nó đang làm lợi ... (trùng) ... "nó sẽ làm lợi cho kẻ thù, kẻ nghịch của ta", "hoặc là sanh hiềm khích trong sự vô lý", pháp nào như vậy là sự hiềm khích của tâm, thái độ phẫn nộ, phản kháng, chống đối, giận dữ, hờn giận, tức giận, nóng nảy, ám hại, quyết ám hại, sự sân độc của tâm, sự ám hại của tâm, sự hiềm hận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự hãm hại, cách hãm hại, thái độ hãm hại, sự sân độc, cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, phản đối, hung dữ, lỗ mãng, sự bất bình của tâm. Ðây được gọi là sân.

- Ở đây thế nào là si?

Sự không hiểu trong khổ, không hiểu tập khởi của khổ, không hiểu diệt khổ, không hiểu pháp hành đưa đến diệt khổ, không hiểu quá khứ, không hiểu vị lai, không hiểu quá khứ vị lai, không hiểu các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; pháp nào như vậy là sự không biết, không thấy, không lãnh hội, không liễu ngộ, không thực chứng, không thông suốt, không nhiếp thu, không thấm nhuần, không xét đoán, không phản kháng, không phản tỉnh, thiếu trí, khờ khạo, không tỉnh giác, si, si mê, si ám, vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh tùy miên, vô minh xâm nhập, vô minh then chốt, si là căn bất thiện. Ðây được gọi là si. Và đây là ba căn bất thiện.

692 - Ở đây thế nào là ba nhân vô ký? (1)

Vô tham, vô sân, vô si từ nơi quả dị thục của pháp thiện, hay trong các pháp vô ký tố. Ở đây là ba nhân vô ký.

693 - Ở đây thế nào là chín nhân dục giới? (2)

Ba nhân thiện, ba nhân vô ký, ba nhân bất thiện. Ðây là chín nhân dục giới.

- Ở đây thế nào là sáu nhân sắc giới? (3)

Ba nhân thiện, ba nhân vô ký. Ðây là sáu nhân vô sắc giới.

- Ở đây thế nào là sáu nhân vô sắc giới? (4)

Ba nhân thiện, ba nhân vô ký. Ðây là sáu nhân vô sắc giới.

694 - Ở đây thế nào là sáu nhân siêu thế? (5)

Ba nhân thiện, ba nhân vô ký. Ðây là sáu nhân siêu thế.

- Ở đây thế nào là ba nhân thiện?

Vô tham, vô sân, vô si.

- Ở đây thế nào là vô tham?

Pháp nào là sự không tham muốn, không tham đắm, trạng thái không nhiễm đắm, không tham luyến. Không quyến luyến, trạng thái không quyến luyến, sự không tham ác, vô tham là căn thiện. Ðây được gọi là vô tham.

- Ở đây thế nào là vô sân?

Pháp nào là không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận ... (trùng) ... không sân ác, không sân độc; vô sân là căn thiện. Ðây được gọi là vô sân.

- Ở đây thế nào là vô si?

Trí hiểu sự khổ, trí hiểu tập khởi của khổ, trí hiểu diệt khổ, trí hiểu pháp hành đưa đến diệt khổ, trí hiểu quá khứ, trí hiểu vị lai, trí hiểu quá khứ vị lai, trí hiểu các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; pháp nào như vậy là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây được gọi là vô si. Và đây là ba nhân thiện.

- Ở đây thế nào là ba nhân vô ký?

Vô tham, vô sân, vô si từ nơi quả dị thục của các pháp thiện. Ðây là ba nhân vô ký. Ðây là sáu nhân siêu thế. Và đây là các pháp nhân.

695 - Thế nào là các pháp phi nhân? (1)

Ngoại trừ những pháp ấy, còn lại các pháp thiện, bất thiện, vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi nhân.

696 - Thế nào là các pháp hữu nhân? (2)

Những pháp nào có nhân như những pháp ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp hữu nhân.

- Thế nào là các pháp vô nhân? (3)

Những pháp nào không có nhân như những pháp ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp vô nhân.

697 - Thế nào là các pháp tương ưng nhân? (4)

Những pháp nào tương ưng với những pháp ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng nhân.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng nhân? (5)

Những pháp nào không tương ưng với những pháp ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng nhân.

698 - Thế nào là các pháp nhân và hữu nhân? (1)

Tham với si là nhân và hữu nhân, si với tham là nhân và hữu nhân; sân với si là nhân với hữu nhân, si với sân là nhân và hữu nhân; vô tham, vô sân, vô si chúng là nhân và hữu nhân lẫn nhau. Ðây là các pháp nhân và hữu nhân.

- Thế nào là các pháp hữu nhân mà phi nhân? (2)

Những pháp nào có nhân với những pháp ấy, ngoại trừ những pháp ấy tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là những pháp hữu nhân mà phi nhân.

699 - Thế nào là các pháp nhân và tương ưng nhân? (3)

Tham với si là nhân và tương ưng nhân, si với tham là nhân và tương ưng nhân; sân với si là nhân và tương ưng nhân, si với sân là nhân và tương ưng nhân; vô tham, vô sân, vô si chúng là những nhân và tương ưng nhân lẫn nhau. Ðây là các pháp nhân và tương ưng nhân.

- Thế nào là các pháp tương ưng nhân mà phi nhân? (4)

Những pháp nào tương ưng với các pháp nhân ấy, ngoại trừ các pháp ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng nhân mà phi nhân.

700 - Thế nào là các pháp phi nhân mà hữu nhân? (5)

Những pháp nào không thành nhân mà có nhân như các pháp ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp phi nhân và hữu nhân.

- Thế nào là các pháp phi nhân và vô nhân? (6)

Những pháp nào không thành nhân, cũng chẳng có nhân như các pháp ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi nhân mà vô nhân.

(DỨT PHẦN TỤ NHÂN.)

NHỊ ÐỀ TIỀU ÐỈNH (Culantaraduka)

701 - Thế nào là các pháp hữu duyên? (1)

Ngũ uẩn tức, sắc uẩn, tưởng uẩn, thọ uẩn, hành uẩn, và thức uẩn. Ðây là các pháp hữu duyên.

- Thế nào là các pháp vô duyên? (2)

Tức vô vi giới. Ðây là các pháp vô duyên.

702 - Thế nào là các pháp hữu vi? (3)

Những pháp nào là hữu duyên, chính là pháp ấy là hữu vi.

- Thế nào là các pháp vô vi? (4)

Pháp nào là vô duyên chính pháp ấy là vô vi.

703 - Thế nào là các pháp hữu kiến?

Tức sắc xứ. Ðây là các pháp hữu kiến.

- Thế nào là các pháp vô kiến?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... xúc xứ ... (trùng) ... thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc nào vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ và vô vi giới. Ðây là các pháp vô kiến.

704 - Thế nào là các pháp hữu đối chiếu?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... xúc xứ. Ðây là các pháp hữu đối chiếu.

- Thế nào là các pháp vô đối chiếu?

Tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng bất cứ sắc nào vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ và vô vi giới. Ðây là các pháp vô đối chiếu.

705 - Thế nào là các pháp sắc? (5)

Bốn đại hiển và sắc nương bốn đại hiển. Ðây là các pháp sắc.

- Thế nào là các pháp phi sắc? (6)

Tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn và vô vi giới. Ðây là các pháp phi sắc.

706 - Thế nào là các pháp hiệp thế? (7)

Các pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp hiệp thế.

- Thế nào là các pháp siêu thế? (8)

Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp siêu thế.

707 - Thế nào là các pháp có phần đáng bị biết và không đáng bị biết? (9)

Những pháp nào đáng mắt biết, thì những pháp ấy không đáng tai biết, hoặc là những pháp nào đáng tai biết thì những pháp ấy không đáng mắt biết; những pháp nào đáng mắt biết thì những pháp ấy không đáng mũi biết, hoặc là những pháp nào đáng mũi biết thì những pháp ấy không đáng mắt biết; những pháp nào đáng mắt biết thì những pháp ấy không đáng lưỡi biết, hoặc là những pháp nào đáng lưỡi biết thì những pháp ấy không đáng mắt biết; những pháp nào đáng mắt biết thì những pháp ấy không đáng thân biết, hoặc là những pháp nào đáng thân biết thì những pháp ấy không đáng mắt biết.

Những pháp nào đáng tai biết thì những pháp ấy không đáng mũi biết, hoặc là những pháp nào đáng mũi biết thì những pháp ấy không đáng tai biết; những pháp nào đáng tai biết thì những pháp ấy không đáng lưỡi biết, hoặc là những pháp nào đáng lưỡi biết thì những pháp ấy không đáng tai biết; những pháp nào đáng tai biết thì những pháp ấy không đáng thân biết, hoặc là những pháp nào đáng thân biết thì những pháp ấy không đáng tai biết; những pháp nào đáng tai biết thì những pháp ấy không đáng mắt biết, hoặc là những pháp nào đáng mắt biết thì những pháp ấy không đáng tai biết.

Những pháp nào đáng mũi biết thì những pháp ấy không đáng lưỡi biết, hoặc là những pháp nào đáng lưỡi biết thì những pháp ấy không đáng mũi biết; những pháp nào đáng mũi biết thì những pháp ấy không đáng thân biết, hoặc là những pháp nào đáng thân biết thì những pháp ấy không đáng mũi biết; những pháp nào đáng mũi biết thì những pháp ấy không đáng mắt biết, hoặc là những pháp nào đáng mắt biết thì những pháp ấy không đáng mũi biết; những pháp nào đáng mũi biết thì những pháp ấy không đáng tai biết, hoặc là những pháp nào đáng tai biết thì những pháp ấy không đáng mũi biết.

Những pháp nào đáng lưỡi biết thì những pháp ấy không đáng thân biết, hoặc là những pháp nào đáng thân biết thì những pháp ấy không đáng lưỡi biết; những pháp nào đáng lưỡi biết thì những pháp ấy không đáng mắt biết, hoặc là những pháp nào đáng mắt biết thì những pháp ấy không đáng lưỡi biết; những pháp nào đáng lưỡi biết thì những pháp ấy không đáng tai biết, hoặc là những pháp nào đáng tai biết thì những pháp ấy không đáng lưỡi biết; những pháp nào đáng lưỡi biết thì những pháp ấy không đáng mũi biết, hoặc là những pháp nào đáng mũi biết thì những pháp ấy không đáng lưỡi biết.

Những pháp nào đáng thân biết, thì những pháp ấy không đáng mắt biết, hoặc là những pháp nào đáng mắt biết thì những pháp ấy không đáng thân biết; những pháp nào đáng thân biết thì những pháp ấy không đáng tai biết, hoặc là những pháp nào đáng tai biết thì những pháp ấy không đáng thân biết; những pháp nào đáng thân biết thì những pháp ấy không đáng mũi biết, hoặc là những pháp nào đáng mũi biết thì những pháp ấy không đáng thân biết; những pháp nào đáng thân biết thì những pháp ấy không đáng lưỡi, hoặc là những pháp nào đáng lưỡi biết thì những pháp ấy không đáng thân biết.

Ðây là những pháp có phần đáng bị biết và không đáng bị biết.

(DỨT NHỊ ÐỀ TIỂU ÐỈNH.)

PHẦN TỤ LẬU (āsavaggocchaka)

708 - Thế nào là các pháp lậu? (10)

Bốn lậu là: dục lậu, hữu lậu, kiến lậu, và vô minh lậu.

709 - Ở đây thế nào là dục lậu?

Pháp nào đối với các dục là sự mong muốn dục, tham luyến dục, vui thích dục, ái nhiễm dục, luyến thương dục, nôn nóng dục, hôn mê dục, quyến luyến dục. Ðây được gọi là dục lậu.

710 - Ở đây thế nào là hữu lậu?

Pháp nào đối với các hữu là sự mong muốn hữu, tham luyến hữu, vui thích hữu, ái nhiễm hữu, luyến thương hữu, nôn nóng hữu, hôn mê hữu, quyến luyến hữu. Ở đây được gọi là hữu lậu.

711 - Ở đây thế nào là kiến lậu?

Cho rằng đời là thường còn, hay cho rằng đời không thường còn, hay cho rằng đời là cùng tột, hay cho rằng đời không cùng tột, hay cho rằng mạng sống là ấy thân thể cũng là ấy, hay cho rằng mạng sống là khác thân thể là khác, hay cho rằng Như Lai còn sau khi chết, hay cho rằng như Lai không còn sau khi chết, hay cho rằng Như lai còn và không còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai không còn cũng không không còn sau khi chết; kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước cố chấp, thiên chấp khinh thị, sái đường tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ nghịch chấp. Ðây được gọi là kiến lậu. Tất cả tà kiến đều là kiến lậu.

712 - Ở đây thế nào là vô minh lậu?

Sự không hiểu trong khổ, sự không hiểu tập khởi của khổ, không hiểu sự diệt khổ, không hiểu pháp hành đưa đến sự diệt khổ, không hiểu quá khứ, không hiểu vị lai, không hiểu quá khứ vị lai, không hiểu các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; pháp nào như vậy là sự không biết, không thấy không lãnh hội, không liễu ngộ, không thực chứng, không thông suốt, không nhiếp thu, không thấm nhuần, không xét đoán, không phản kháng, không phản tỉnh, thiếu trí, khờ khạo, không tĩnh giác, si, si mê, si ám, vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh tùy miên, vô minh xâm nhập, vô minh then chốt, si là căn bất thiện. Ðây được gọi là vô minh lậu.

Và đây là các pháp lậu.

713 - Thế nào là các pháp phi lậu? (11)

Ngoại trừ những pháp lậu ấy, còn lại các pháp thiện, bất thiện, vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi lậu.

714 - Thế nào là các pháp có cảnh lậu? (12)

Những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp có cảnh lậu.

- Thế nào là các pháp phi cảnh lậu? (13)

Các đạo siêu thế và các quả của đạo cùng vô vi giới. Ðây là các pháp phi cảnh lậu.

715 - Thế nào là các pháp tương ưng lậu? (14)

Những pháp nào tương ưng các pháp (lậu) ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng lậu.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng lậu những pháp nào không tương ưng với các pháp lậu ấy tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây gọi là các pháp bất tương ưng lậu.

716 - Thế nào là các pháp lậu và cảnh lậu? (15)

Chính những pháp lậu ấy là lậu và cảnh lậu.

- Thế nào là các pháp cảnh lậu mà phi lậu? (16)

Những pháp nào thành cảnh lậu của những pháp (lậu) ấy, ngoại trừ các pháp (lậu) ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới và vô sắc giới, tức sắc uẩn ...(trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh lậu mà phi lậu.

717 - Thế nào là các pháp lậu và tương ưng lậu? (17)

Dục lậu với vô minh lậu và lậu và tương ưng lậu, vô minh lậu với dục lậu và lậu và tương ưng lậu; hữu lậu với vô minh lậu là lậu và tương ưng lậu, vô minh lậu với hữu lậu là lậu và tương ưng lậu; kiến lậu với vô minh lậu là lậu và tương ưng lậu, vô minh lậu với kiến lậu là lậu và tương ưng lậu. Ðây là các pháp lậu và tương ưng lậu.

- Thế nào là các pháp tương ưng lậu mà phi lậu? (18)

Những pháp nào tương ưng với các pháp (lậu) ấy, ngoại trừ các pháp (lậu) ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng lậu mà phi lậu.

718 - Thế nào là các pháp bất tương ưng lậu và cảnh lậu? (19)

Những pháp nào không tương ưng với các pháp (lậu) ấy, là những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn ...(trùng) ...ṭhức uẩn. Ðây là các pháp bất tương ưng lậu và cảnh lậu.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng lậu mà phi cảnh lậu? (20)

Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng lậu và phi cảnh lậu.

(DỨT PHẦN TỤ LẬU)

PHẦN TỤ TRIỀN (Saññojanagocchaca)

719 - Thế nào là các pháp triền? (21)

Tức mười triền là: ái dục triền, phẫn nộ triền, mạn triền, kiến triền, hoài nghi triền, giới cấm khinh thị triền, ái hữu triền, tật đố triền, lận triền, vô minh triền.

720 - Ở đây thế nào là ái dục triền?

Pháp nào đối với các dục là sự mong muốn dục, tham luyến dục, vui thích dục, ái nhiễm dục, luyến thương dục, nôn nóng dục, hôn mê dục, quyến luyến dục. Ðây được gọi là ái dục triền.

721 - Ở đây thế nào là phẫn nộ triền?

Sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đã làm bất lợi cho ta" Sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đang làm bất lợi cho ta" Sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó sẽ làm bất lợi cho ta" Sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đã làm bất lợi đến người thân, người thương của ta ... (trùng) ... "nó đang làm bất lợi ... (trùng) ... "nó sẽ làm bất lợi đến người thương, người thân của ta", sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đã làm bất lợi cho kẻ thù, kẻ nghịch của ta" ... (trùng) ... "nó đang làm lợi ... (trùng) ... nó sẽ làm lợi cho kẻ thù kẻ nghịch của ta", hoặc là sanh hiềm khích trong sự vô lý; pháp nào như vậy là sự hiềm khích của tâm, thái độ phẫn nộ, phản kháng, chống đối, giận dữ, hờn giận, tức giận, nóng nảy, ám hại, quyết ám hại, sự sân độc của tâm, sự ám hại của tâm, sự hiềm hận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự hãm hại, cách hãm hại, thái độ hãm hại, sự sân độc, cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, phản đối, hung dữ, lỗ mãng, sự bất bình của tâm. Ðây được gọi là phẫn nộ triền.

722 - Ở đây thế nào mạn triền?

Kiêu hãnh rằng: "ta hơn", kiêu hãnh rằng: "ta bằng", kiêu hãnh rằng: "ta thua" sự nào như vậy là cách so đo, thái độ so đo, tính cách so đo, tính cách so đo, kiêu căng, kiêu hãnh, cống cao, tự cao, kỳ vọng của tâm. Ðây được gọi là mạn triền.

723 - Ở đây thế nào là kiến triền?

Cho rằng đời là thường còn, hay cho rằng đời không thường còn, hay cho rằng đời cùng tột, hay cho rằng đời không cùng tột, hay cho rằng mạng sống là ấy thân thể cũng là ấy, hay cho rằng mạng sống là khác thân thể là khác, hay cho rằng Như Lai còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai không còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai còn và không còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai không còn cũng không không còn sau khi chết; kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây được gọi là kiến triền. Tất cả tà kiến, trừ ra giới cấm khinh thị triền, đều là kiến triền.

724 - Ở đây thế nào là hoài nghi triền?

Ngờ vực hoài nghi Bậc Ðạo Sư, ngờ vực hoài nghi Giáo Pháp, ngờ vực hoài nghi Tăng chúng, ngờ vực hoài nghi điều học, ngờ vực hoài nghi quá khứ, ngờ vực hoài nghi vị lai, ngờ vực hoài nghi quá khứ vị lai, ngờ vực hoài nghi các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; bất cứ sự kiện nào như vậy là sự do dự, cách do dự, thái độ do dự, dị nghị, không xác định, lưỡng ước, phân vân, ngờ vực, không nhất quyết, vớ vẩn, lẫn quẩn, không quyết đoán, tình trạng lay động của tâm, rối ý. Ðây được gọi là hoài nghi triền.

725 - Ở đây thế nào là giới cấm khinh thị triền?

Ðối với các Sa môn, Bà la môn ngoài Giáo Pháp này, cho rằng thanh tịnh nhờ hạnh giới, thanh tịnh nhờ hạnh tu, thanh tịnh nhờ hạnh giới cấm; tri kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên kiến, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây được gọi là giới cấm khinh thị triền.

726 - Ở đây thế nào là ái hữu triền?

Pháp nào là đối với các hữu, là sự mong muốn hữu, tham luyến hữu, vui thích hữu, ái nhiễm hữu, luyến thương hữu, nôn nóng hữu, hôn mê hữu, quyến luyến hữu. Ðây được gọi là ái hữu triền.

727 - Ở đây thế nào là tật triền?

Pháp nào là sự ganh tỵ, cách ganh tỵ, thái độ ganh tỵ, ganh ghét, cách ganh ghét, thái độ ganh ghét đối với lợi lộc, cung kính, tôn trọng, tôn vinh, đảnh lễ, cúng dường cho người khác. Ðây được gọi là tật triền.

728 - Ở đây thế nào là lận triền?

Năm điều lận là: bỏn xẻn chỗ ở, bỏn xẻn gia tộc, bỏn xẻn lợi lộc, bỏn xẻn danh thơm, bỏn xẻn pháp, điều nào như vậy là sự bỏn xẻn, cách bỏn xẻn, thái độ bỏn xẻn, sự bón rít, sự keo kiệt, sự hà tiện, sự không tế độ của tâm. Ðây được gọi là lận triền.

729 - Ở đây thế nào là vô minh triền?

Sự không hiểu trong khổ, không hiểu tập khởi của khổ, không hiểu sự diệt khổ, không hiểu pháp hành đưa đến diệt khổ, không hiểu quá khứ, không hiểu vị lai, không hiểu quá khứ vị lai, không hiểu các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; pháp nào là như vậy, là sự không biết, không thấy, không lãnh hội, không liễu ngộ, không thực chứng, không thông suốt, không nhiếp thu, không thấm nhuần, không xét đoán, không phản kháng, không phản tỉnh, thiếu trí, khờ khạo, không tỉnh giác, si, si mê, si ám, vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh tùy miên, vô minh xâm nhập, vô minh then chốt, si là căn bất thiện. Ðây được gọi là vô minh triền. Ðây là các pháp triền.

730 - Thế nào là các pháp phi triền? (22)

Ngoại trừ các pháp (triền) ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi triền.

731 - Thế nào là các pháp cảnh triền? (23)

Các pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh triền.

- Thế nào là các pháp phi cảnh triền? (24).

Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp phi cảnh triền.

- Thế nào là các pháp tương ưng triền? (25)

Những pháp nào tương ưng với các pháp (triền) ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng triền.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng triền? (26)

Những pháp nào không tương ưng với các pháp (triền) ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng triền.

733 - Thế nào là các pháp triền và cảnh triền? (27)

Chính những pháp triền ấy là pháp triền và cảnh triền.

- Thế nào là các pháp cảnh triền mà phi triền? (28).

Những pháp nào thành cảnh triền do các pháp ấy, ngoại trừ các pháp (triền) ấy, còn lại những pháp, bất thiện, thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh triền mà phi triền.

734 - Thế nào là các pháp triền và tương ưng triền? (29).

Ái dục triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền, vô minh triền với ái dục triền là triền và tương ưng triền; phẫn nộ triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền, vô minh triền với phẫn nộ triền là triền và tương ưng triền; mạn triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền vô minh triền với mạn triền là triền và tương ưng triền; kiến triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền, vô minh triền với kiến triền là triền và tương ưng triền; hoài nghi triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền, vô minh triền với hoài nghi triền là triền và tương ưng triền; giới cấm khinh thị triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền, vô minh triền với giới cấm khinh thị triền là triền và tương ưng triền; ái hữu triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền, vô minh triền với ái hữu triền là triền và tương ưng triền; tật triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền; vô minh triền với tật triền là triền và tương ưng triền; lận triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền; vô minh triền với lận triền là triền và tương ưng triền. Ðây là các pháp triền và tương ưng triền.

- Thế nào là các pháp tương ưng triền mà phi triền? (30)

Những pháp nào tương ưng với các pháp (triền ) ấy, ngoại trừ các pháp (triền) ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng triền mà phi triền.

735 - Thế nào là các pháp bất tương ưng triền mà cảnh phi triền? (31)

Những pháp nào, không tương ưng với các pháp (triền) ấy, là những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp bất tương ưng triền mà cảnh triền.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng triền và phi cảnh triền? (32)

Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng triền và phi cảnh triền.

(DỨT PHẦN TỤ TRIỀN)

PHẦN TỤ PHƯỢC (Ganthagocchaka)

736 - Thế nào là các pháp phược? (33)

Tức bốn phược là tham ác thân phược, sân độc thân phược, giới cấm khinh thị thân phược, thử thực chấp trước thân phược.

737 - Ở đây thế nào là tham ác thân phược? (34)

Pháp là sự tham luyến, tham đắm, vương vấn, thỏa thích, vui thích, hoan hỷ, ham muốn, say mê, quyến luyến, ràng buộc, trói buộc, dính líu, nhiễm đắm, khác vọng, ảo vọng, sản sanh, xuất sanh, ái diệt, ái võng, ái hà, khát ái, ái thằng, ái tỏa lan, trữ tình, tình bạn, nguyện cầu, dẫn sanh hữu, ái sâm lâm, ái mật lâm, ái thân, tình thương lưu luyến, kết buộc, ước muốn, sự mong mỏi, muốn sắc, muốn thinh, muốn hương, muốn vị, muốn xúc, muốn lợi lộc, muốn tài sản, muốn con cái, muốn sống mộng ước, mơ mộng, tham cầu, sự mộng ước, cách mộng ước, thái độ mộng ước, tham muốn, thái độ tham muốn, sự tham muốn, mê mẫn, mong điều tốt, luyến phi pháp, tham bồng bột, tham vọng, ước vọng, hoài vọng, hoan lạc, vọng cầu ái dục, ái hữu, ái phi hữu, ái sắc, ái phi sắc, ái đoạn diệt, sắc ái, thinh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái, bộc kết, phược thủ, chướng ngại, cái mái che, ngục tù, tùy phiền não, tùy miên, xâm nhập, ái thừng, vật dục, cội khổ, nhân khổ, nguồn khổ, bẫy ma, lưỡi câu ma, ma cảnh, ái như sông, ái như lưới, ái như xích, ái như biển, tham ác, tham là căn bất thiện. Ðây được gọi là tham ác thân phược.

738 - Ở đây thế nào là sân độc thân phược? (35)

Sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đã làm bất lợi cho ta" Sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đang làm bất lợi cho ta" Sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó sẽ làm bất lợi cho ta" Sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đã làm bất lợi đến người thân, người thương của ta ... (trùng) ... "nó đang làm bất lợi ... (trùng) ... "nó sẽ làm bất lợi đến người thân, người thương của ta", sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đã làm lợi cho kẻ thù, kẻ nghịch của ta" ... (trùng) ... "nó đang làm lợi ... (trùng) ... nó sẽ làm lợi cho kẻ thù, kẻ nghịch của ta", hoặc là sanh hiềm khích trong sự vô lý; pháp nào là như vậy là sự hiềm khích của tâm, thái độ phẫn nộ, phản kháng, chống đối, giận dữ, hờn giận, tức giận, nóng nảy, ám hại, quyết ám hại, sự sân độc của tâm, sự ám hại của tâm, sự hiềm hận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự hãm hại, cách hãm hại, thái độ hãm hại, sự sân độc, cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, phản đối, hung dữ, lỗ mãng, sự bất bình của tâm. Ðây được gọi là sân độc thân phược.

739 - Ở đây thế nào là giới cấm khinh thị thân phược? (36)

Ðối với các Sa môn, Bà la môn ngoài Giáo Pháp này, cho rằng thanh tịnh nhờ hạnh giới, thanh tịnh nhờ hạnh tu, thanh tịnh nhờ hạnh giới cấm; kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây gọi là giới cấm khinh thị thân phược.

740 - Ở đây thế nào là thủ thực chấp thân phược? (37)

Cho rằng: "đời là thường còn, điều này là thực còn, còn điều khác là vọng", hay cho rằng: "đời là không thường còn, điều này là thực còn, điều khác là vọng" hay cho rằng: "đời là cùng tột, điều này là thực còn, điều khác là vọng", hay cho rằng: "đời là không cùng tột, điều này là thực còn, điều khác là vọng", hay cho rằng: "sanh mạng và thân thể cùng tột là một, điều này là thực còn, điều khác là vọng", hay cho rằng: "sanh mạng và thân thể là khác, điều này là thực còn, điều khác là vọng", hay cho rằng: "Như Lai còn sau khi chết, điều này là thực còn, điều khác là vọng", hay cho rằng: "Như Lai không còn sau khi chết, điều này là thực còn, điều khác là vọng", hay cho rằng: "Như Lai còn và không còn sau khi chết, điều này là thực còn, điều khác là vọng", hay cho rằng: "Như Lai không và không không còn sau khi chết, điều này là thực còn, điều khác là vọng", kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây gọi là thử thực chấp thân phược; ngoại trừ giới cấm khinh thị thân phược, tất cả tà kiến đều là thử thực chấp thân phược. Ðây là các pháp phược.

741 - Thế nào là các pháp phi phược? (38)

Ngoại trừ những pháp (phược) ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện, vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi phược.

742 - Thế nào là các pháp cảnh phược? (39)

Những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh phược.

- Thế nào là các pháp phi cảnh phược? (40)

Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp phi cảnh phược.

743 - Thế nào là các pháp tương ưng phược? (41)

Những pháp nào tương ưng với các pháp (phược) ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng phược.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng phược? (42)

Những pháp nào không tương ưng với những pháp ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng phược.

744 - Thế nào là các pháp phược và cảnh phược? (43)

Chính những pháp phược ấy là phược và cảnh phược.

- Thế nào là các pháp cảnh phược mà phi phược? (44)

Những pháp nào cảnh phược do các pháp (phược) ấy, ngoại trừ các pháp (phược) ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, và vô sắc giới, tức là sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh phược mà phi phược.

745 - Thế nào là các pháp phược và tương ưng phược? (45)

Giới cấm khinh thị thân phược với tham ác thân phược là phược và tương ưng phược, tham ác thân phược với giới cấm thân phược là phược và tương ưng phược; thử thực chấp thân phược với tham ác thân phược là phược và tương ưng phược, tham ác thân phược với thử thực chấp thân phược là phược và tương ưng phược. Ðây là các pháp phược và tương ưng phược.

- Thế nào là các pháp tương ưng phược mà phi phược? (46)

Những pháp nào tương ưng với những pháp (phược) ấy, ngoại trừ những pháp (phược) ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng phược mà phi phược.

746 - Thế nào là các pháp bất tương ưng phược mà cảnh phược (47)

Những pháp nào không tương ưng với các pháp (phược) ấy, là các pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp bất tương ưng phược mà cảnh phưộc.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng phược mà phi cảnh phược? (48)

Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng phược và phi cảnh phược.

(DỨT PHẦN TỤ PHƯỢC)

PHẦN TỤ BỘC VÀ TỤ PHỐI (Oghagocchaca - Yogagocchaca)

747 - Thế nào là các pháp bộc? (49) ...(trùng) ...

- Thế nào là các pháp phối? (50) ...(trùng) ...

(DỨT PHẦN TỤ BỘC và PHẦN TỤ PHỐI)

PHẦN TỤ CÁI (Nīvaraagocchaka)

748 - Thế nào là các pháp cái? (51)

Tức sáu cái: dục dục cái, sân độc cái, hôn thụy cái, trạo hối cái, hoài nghi cái, vô minh cái.

749 - Ở đây thế nào là dục dục cái? (52)

Pháp nào đối với các dục là sự mong muốn dục, tham luyến dục, vui thích dục ái nhiễm dục, luyến thương dục, nôn nóng dục, hôn mê dục, quyến luyến dục. Ðây được gọi là dục dục cái.

750 - Ở đây thế nào được gọi là sân độc cái? (53)

Sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đã làm bất lợi đến ta", sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đang làm bất lợi đến ta", sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó sẽ làm bất lợi đến ta", sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đã làm bất lợi đến người thân, người thương của ta" ... (trùng) ... nó đang làm bất lợi ... (trùng) ... "nó sẽ làm bất lợi dến người thân, người thương của ta", sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đang làm bất lợi cho kẻ thù, kẻ nghịch của ta" ... (trùng) ... nó đang làm lợi ... (trùng) ... nó sẽ làm lợi cho kẻ thù, kẻ nghịch của ta", hoặc là sanh hiềm khích trong sự kiện vô lý, pháp nào như vậy là sự hiềm khích của tâm, thái độ phẫn nộ, phản kháng, chống đối, giận dữ, giận hờn, tức giận, nóng nảy, ám hại, quyết ám hại, sự sân độc của tâm, sự ám hại của tâm, sự hiềm hận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự hãm hại, cách hãm hại, thái độ hãm hại, sự sân độc, cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, sự phản đối, hung dữ, lỗ mãng sự bát bình của tâm. Ðây được gọi là sân độc cái.

751 - Ở đây thế nào là hôn thụy cái? (54)

Có hôn trầm, có thụy miên.

- Ở đây thế nào là hôn trầm? (55)

Pháp nào là sự không bén nhạy của tâm, không thích nghi, sự chần chờ, đình trệ, lười biếng, cách lười biếng, dã dượi, cách dã dượi, thái độ dã dượi của tâm. Ðây được gọi là hôn trầm.

- Ở đây thế nào là thụy miên? (56)

Pháp nào là sự không bén nhạy của thân, không thích nghi sự che lấp, đậy khuất, bít ngăn bên trong, hôn mê, bần thần, thiu thỉu, buồn ngủ. Ðược gọi là thụy miên.

Như vậy, đây là hôn trầm và đây là thụy miên. Ðây được gọi là hôn thụy cái.

752 - Ở đây thế nào là trạo hối cái? (57)

Có trạo cử, có hối hận.

- Ở đây thế nào là trạo cử? (58)

Pháp nào là sự tán loạn của tâm, sự không vắng lặng sự phóng dật của tâm, sự hỗn loạn của tâm. Ðây được gọi là trạo cử.

- Ở đây thế nào là hối hận? (59)

Việc không đáng nghĩ là đáng, việc đáng nghĩ là không đáng; việc không tội nghĩ là tội, việc tội nghĩ là không tội; sự nào như vậy là sự hối hận, cách hối hận, thái độ hối hận, sự ăn năn của tâm. Ðây được gọi là hối hận.

Như vậy, đây là sự trạo cử và đây là hối hận. Ðây được gọi là trạo hối cái.

753 - Ở đây thế nào là hoài nghi cái? (60)

Ngờ vực hoài nghi Bậc Ðạo Sư, ngờ vực hoài nghi Giáo Pháp, ngờ vực hoài nghi tăng chúng, ngờ vực hoài nghi quá khứ, ngờ vực hoài nghi vị lai, ngờ vực hoài nghi các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; bất cứ sự kiện nào như vậy, là sự do dự, cách do dự, thái độ do dự, dị nghị, không xác định, lưỡng ước, phân vân, ngờ vực, không nhất quyết, vớ vẩn, lẩn quẩn, không quyết đoán, tình trạng lay đông của tâm, rối ý. Ðây được gọi là hoài nghi cái.

754 - Ở đây thế nào là vô minh cái? (61)

Sự không hiểu trong khổ, không hiểu tập khởi của khổ, sự không hiểu diệt khổ, không hiểu pháp hành đưa đến diệt khổ, không hiểu quá khứ không hiểu vị lai, không hiểu quá khứ vị lai, không hiểu các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; pháp nào như vậy là sự không biết, không thấy, không lãnh hội, không liễu ngộ, không thực chứng, không thông suốt, không nhiếp thu, không thấm nhuần, không xét đoán, không phản kháng, không phản tỉnh, thiểu trí, khờ khạo, không tỉnh giác, si, si mê, si ám, vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh tùy miên, vô minh xâm nhập, vô minh then chốt, si, là căn bất thiện. Ðây được gọi là vô minh cái.

Ðây là các pháp cái.

755 - Thế nào là các pháp phi cái? (62)

Ngoại trừ những pháp (cái) ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện, vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi cái.

756 - Thế nào là các pháp cảnh cái? (63)

Những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh cái.

- Thế nào là các pháp phi cảnh cái? (64)

 Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp phi cảnh cái.

757 - Thế nào là các pháp tương ưng cái? (65)

Thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng cái.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng cái? (66)

Những pháp nào không tương ưng với pháp (cái) ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng cái.

758 - Thế nào là các pháp cái và cảnh cái? (67)

Chính những pháp cái ấy là cái và cảnh cái.

- Thế nào là các pháp cảnh cái mà phi cái? (68)

Những pháp nào cảnh cái do những pháp (cái) ấy, ngoại trừ các pháp (cái) ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh cái mà phi cái.

759 - Thế nào là các pháp cái và tương ưng cái? (69)

Dục dục cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái, vô minh cái với dục dục cái là cái và tương ưng cái; sân độc cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái, vô minh cái với sân độc cái là cái và tương ưng cái; hôn thụy cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái, vô minh cái với hôn thụy cái là cái và tương ưng cái; trạo cử cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái, vô minh cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái; hối hận cái với vô minh cái là cái và tương cái, vô minh cái với hối hận cái là cái và tương ưng cái; hoài nghi cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái, vô minh cái với hoài nghi cái là cái và tương ưng cái; dục dục cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái; trạo cử cái với dục dục cái là cái và tương ưng cái; sân độc cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái; hôn thụy với trạo cử cái là cái và tương ưng cái, trạo cử cái với hôn thụy cái là cái và tương ưng cái; hối hận cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái, trạo cử cái với hối hận cái là cái và tương ưng cái; hoài nghi cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái; vô minh cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái, trạo cử cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái. Ðây là các pháp cái và tương ưng cái.

- Thế nào là các pháp tương ưng cái mà phi cái? (70)

Những pháp nào tương ưng với các pháp (cái) ấy, ngoại trừ các pháp (cái) ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp cái tương ưng cái mà phi cái.

760 - Thế nào là các pháp bất tương ưng cái mà cảnh cái? (71)

Những pháp nào không tương ưng với các pháp (cái) ấy, những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp bất tương ưng cái mà cảnh cái.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng cái mà phi cảnh cái? (72)

Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng cái mà phi cái.

(DỨT PHẦN TỤ CÁI)

PHẦN TỤ KHINH THỊ (Parāmāsagocchaka)

761 - Thế nào là các pháp khinh thị? (73)

Tức kiến khinh thị.

- Ở đây thế nào là kiến khinh thị? (74)

Cho rằng: đời là thường còn, hay cho rằng đời không thường còn, hay cho rằng đời cùng tột, hay cho rằng đời không cùng tột, hay cho rằng mạng sống là ấy, thân thể là ấy, hay cho rằng mạng sống là khác thân thể là khác, hay cho rằng Như Lai còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai không còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai còn và không còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai không còn cũng không không còn sau khi chết, kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây gọi là kiến khinh thị, tất cả tà kiến đều là kiến khinh thị.

Ðây là các pháp khinh thị.

- Thế nào là các pháp phi khinh thị? (75)

Ngoại trừ những pháp (khinh thị) ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện, vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi khinh thị.

762 - Thế nào là các pháp cảnh khinh thị? (76)

Những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh khinh thị.

- Thế nào là các pháp phi cảnh khinh thị? (77)

Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp phi cảnh khinh thị.

763 - Thế nào là các pháp tương ưng khinh thị? (78)

Những pháp nào tương ưng với các pháp (khinh thị) ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng khinh thị.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng khinh thị? (79)

Những pháp nào không tương ưng với các pháp (khinh thị) ấy, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả các sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng khinh thị.

764 - Thế nào là các pháp khinh thị và cảnh khinh thị? (80)

Chính pháp khinh thị ấy là khinh thị và cảnh khinh thị.

- Thế nào là các pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị? (81)

Những pháp cảnh khinh thị do các pháp (khinh thị) ấy, ngoại trừ các pháp (khinh thị) ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới và vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị.

765 - Thế nào là các pháp bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị? (82)

Những pháp nào không tương ưng với các pháp (khinh thị) ấy, là những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng khinh thị và phi cảnh khinh thị? (83)

Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng khinh thị và phi cảnh khinh thị.

(DỨT PHẦN TỤ KHINH THỊ)

NHỊ ÐỀ ÐẠI ÐỈNH (Mahantaraduka)

766 - Thế nào là các pháp hữu cảnh? (84)

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp hữu cảnh.

- Thế nào là các pháp vô cảnh? (85)

Tức tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp vô cảnh.

767 - Thế nào là các pháp tâm? (86)

Tức nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý giới, ý thức giới. Ðây là các pháp tâm.

- Thế nào là các pháp phi tâm? (87)

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi tâm.

768 - Thế nào là các pháp sở hữu tâm? (88)

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp sở hữu tâm.

- Thế nào là các pháp phi sở hữu tâm? (89)

Tức tâm cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi sở hữu tâm.

769 - Thế nào là các pháp tương ưng tâm? (90)

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp tương ưng tâm.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng tâm? (91)

Tức tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng tâm. Tâm không nên nói là tương ưng tâm hay bất tương ưng tâm.

770 - Thế nào là các pháp hòa với tâm? (92)

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp hòa với tâm.

- Thế nào là các pháp phi hòa với tâm? (93)

Tức tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi hòa với tâm. Tâm không nên nói là hòa với tâm, hay phi hòa với tâm.

771 - Thế nào là các pháp có tâm sở sanh? (94)

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri, khẩu biểu tri, hoặc có sắc nào khác do tâm sanh, do tâm làm nhân, do tâm làm sở sanh, tức sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là các pháp có tâm sở sanh.

- Thế nào là các pháp phi tâm sở sanh? (95)

Tức tâm, cùng sắc còn lại và vô vi giới. Ðây là các pháp phi tâm sở sanh.

772 - Thế nào là các pháp đồng hiện hữu với tâm? (96)

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri, khẩu biểu tri. Ðây là các pháp đồng hiện hữu với tâm.

- Thế nào là các pháp phi đồng hiện hữu với tâm? (97)

Tức tâm, cùng sắc còn lại và vô vi giới. Ðây là các pháp phi đồng hiện hữu với tâm.

773 - Thế nào là các pháp tùy chuyển với tâm? (98)

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri, khẩu biểu tri. Ðây là các pháp tùy chuyển với tâm.

- Thế nào là các pháp phi tùy chuyển với tâm? (99)

Tức tâm, cùng sắc còn lại và vô vi giới. Ðây là các pháp phi tùy chuyển với tâm.

774 - Thế nào là các pháp hòa sở sanh với tâm? (100)

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp hòa sở sanh với tâm.

- Thế nào là các pháp phi hòa sở sanh với tâm? (101)

Tức tâm cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi hòa sở sanh với tâm.

775 - Thế nào là các pháp hòa sở sanh y đồng hiện hữu với tâm? (102)

- Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp hòa sở sanh y đồng hiện hữu với tâm.

- Thế nào là các pháp phi hòa sở sanh y đồng hiện hữu với tâm? (103)

Tức tâm cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi hòa sở sanh y đồng hiện hữu với tâm.

776 - Thế nào là các pháp hòa sở sanh y tùy chuyển với tâm? (104)

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp sở sanh y tùy chuyển với tâm.

- Thế nào là các pháp phi hòa sở sanh y tùy chuyển với tâm? (105)

Tức tâm cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi hòa sở sanh y tùy chuyển với tâm.

777 - Thế nào là các pháp nội phần? (106)

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... ý xứ. Ðây là các pháp nội phần.

- Thế nào là các pháp ngoại phần? (107)

Tức sắc xứ ... (trùng) ... pháp xứ. Ðây là các pháp ngoại phần.

778 - Thế nào là các pháp y sinh? (108)

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là các pháp y sinh.

- Thế nào là các pháp phi y sinh? (109)

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, bốn đại hiển và vô vi giới. Ðây là các pháp phi y sinh.

779 - Thế nào là các pháp thành do thủ? (110)

Những quả dị thục của các pháp thiện, bất thiện, thành cảnh lậu, thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, và bất cứ sắc nào do nghiệp tạo tác. Ðây là các pháp thành do thủ.

- Thế nào là các pháp phi thành do thủ? (111)

Những pháp thiện, bất thiện thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn; những pháp nào là tố phi thiện, phi bất thiện, phi quả của nghiệp cùng bất cứ sắc nào không do nghiệp tạo tác, các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp phi thành do thủ.

(DỨT PHẦN NHỊ ÐỀ ÐẠI ÐỈNH)

CHÚ THÍCH:

(1) Kusalā dhammā.

(2) Akusalā dhammā.

(3) Abyākatādhammā.

(4) Apariyāpanna, phi hệ thuộc, bất liên quan, không liên hệ hiệp thế. Ở đây đồng nghĩa pháp siêu thế (lokuttara).

(5) Sukhāya vedanāya sampayuttā dhammā.

(6) Dukkhāya vedanā sampayuttā dhammā.

(6) Adukkhamasukhāya vedanayā sampayuttā dhammā.

(7) Vipākā dhammā.

(1) Vipākadhammadhammā.

(2) Upādinnupāniyā dhammā.

(3) Anupādinnupādāniyā dhammā.

(4) Anupādinnānupādāniyā dhammā.

(5) Saṅkiliṭṭhasaṅkilesikā dhammā.

(6) Asaṅkiliṭṭhasaṅkilesikā dhammā.

(7) Asaṅkiliṭṭhasaṅkilesikā dhammā.

(8) Savitakkasavicārā dhammā.

(1) Avitakkavicāramattā dhammā.

(2) Avitakkavicārā dhammā.

(3) Pītisahagatā dhammā.

(4) Sukhasahagatā dhammā.

(5) Upekkhāsahagatā dhammā.

(6) Dassanena pahātabbā dhammā. Tri kiến (dassana), ở đây chỉ chi bậc sơ đạo.

(7) Sakkāyadiṭṭhi.

(1) Vicikicchā.

(2) Sīlabataparāmā.

(3) Bhāvanāya pahātabbā dhammā. Tu tiến (bhāvanā), ở đây chỉ cho ba đạo cao là nhị đạo, tam đạo và tứ đạo.

(4) Nevadassanevanabhāvanāya pahātabbā dhammā.

(5) Dassanena pahātabbahetukā dhammā.

(1) Bhāvanāya pahātabbahetukā dhammā.

(2) Nevadassanevanabhāvanāya pahātabbāhetukā dhammā.

(3) Ācayagāminodhammā. Ācaya (tích tập) chỉ cho pháp luân hồi.

(4) Apacayagāmino dhammā. Apacay (tịch diệt), chỉ cho Niết bàn.

(5) Sekhā dhammā.

(6) Asekkhā dhammā.

(7) Nevasekkhā nāsekkhā dhammā.

(1) Parittā dhammā.

(2) Mahaggatā dhammā.

(3) Appamanā dhammā.

(4) Parittārammanā dhammā.

(5) Mahaggatārammaṇā dhammā.

(6) Appamāṇārammaṇā dhammā.

(7) Hīnā dhammā.

(8) Majjhimā dhammā.

(9) Paṇītā dhammā.

(10) Micchattaniyatā dhammā.

(11) Sammattaniyatā dhammā.

(1) Aniyatā dhammā.

(2) Maggārammaṇā dhammā. Ðạo ở đây chỉ Ðạo Ðế.

(3) Maggahetukā dhammā. Nhân là nhân tương ưng (hetusampayutta).

(4) Maggādhipatino dhammā. Trưởng là pháp dục, cần, tâm, thẩm.

(5) Uppannā dhammā.

(6) Anuppannā dhammā.

(7) Uppādino dhammā.

(8) Atītā dhammā.

(1) Anāgatā dhammā.

(2) Paccuppannā dhammā.

(3) Atītārammaṇa dhammā.

(4) Anāgatārammaṇā dhammā.

(5) Paccuppannārammaṇā dhammā.

(6) Ajjhattā dhammā.

(7) Bahiddhā dhammā.

(8) Ajjhattabahiddhā dhammā.

(9) Ajjhattārammaṇā dhammā.

(1) Bahiddhārammaṇā dhammā.

(2) Ajjhattabahiddhārammaṇā dhammā.

(3) Sanidassanasappaṭighā dhammā.

(4) Anidassanasappaṭighā dhammā.

(5) Anidassanappaṭighā dhammā.

(6) Hetū dhammā.

(7) Kusalahetu.

(1) Dhammavicaya.

(2) Akusalahetū

(3) Sibbinī.

(4) Jālinī

(5) Saritā.

(6) Suttaṃ.

(7) Visatā.

(8) Vanatho.

(9) Santhavo.

(10) Latā.

(11) Mārapāso.

(12) Mārabalisaṃ.

(13) Māravisayo.

(14) Tanhānadī.

(15) Tanhājālam.

(16) Tanhāguddalam.

(1) Abyākatāhetu.

(2) Kāmāvacarahetu.

(3) Rūpāvacarahetu.

(4) Arūpāvacarahetu.

(5) Apariyāpannahetu.

(1) Nahetūdhammā.

(2) Sahetukādhammmā.

(3) Ahetukādhammā.

(4) Hetusampayuttādhammā.

(5) Hetuvippayuttādhammā.

(1) Hetūcevasahetukāca.

(2) Sahetukācevanacahetū.

(3) Hetūcevahetusampayuttāca.

(4) Hetusampayuttācevanacahutū.

(5) Nahetūsahetukā.

(6) Nahetū ahetukā.

(1) Sappaccayā.

(2) Appaccayā.

(3) Saṅkhatā.

(4) Asaṅkhatā.

(5) Rūpino.

(6) Arūpino.

(7) Lokiyā.

(8) Lokuttarā.

(9) Kenaciviññeyyā kenacinaviññeyyā.

(10) Āsava.

(11) No- āsavā dhammā

(12) Anāsavā dhammā. Tức là pháp không bị lậu biết được.

(13) Asavasampayuttā dhammā

(14) Āsavavippayuttā dhammā

(15) Āsavā ceva sāsavā ca dhammā

(16) Sāsavā ceva no ca āsadhammā

(17) Āsavā ceva āsavasampayuttā ca dhammā

(18) Āsavasampayuttā cevano ca āsavā dhammā

(19) Āsavavippayuttā sāsavā dhammā

(20) Āsavavippayuttā anāsavā dhammā

(21) Saññojana (Saṃ +√yuj)

(22) Sosaññojanādhammā.

(23) Saññojaniyā dhammā.

(24) Asaññojaniyā dhammā.

(25) Saññojanasampayutta.

(26) Saññojanvippayutta.

(27) Saññojanā ceva saññojaniyāca.

(28) Saññojanā ceva no ca saññojanā.

(29) Saññojanā ceva saññojanasampayuttā ca.

(30) Saññojanasampayuttā cevanoca saññojanā.

(31) Saññojanavippayuttā saññojaniyā.

(32) Saññojanavippayuttā asaññojaniyā.

(33) Santha (√ganth).

(34) Abhijjhākāyagantha.

(35) Byāpādakāyagantha.

(36) Sīlabataparāmāsakāyagantha.

(37) Idaṃsaccābhinivesakāyagantha.

(38) Nogantha.

(39) Ganthaniya.

(40) Aganthaniya.

(41) Ganthasampayutta.

(42) Ganthavippayutta.

(43) Ganthācevaganthaniyāca.

(44) Ganthaniyacevanocaganthā.

(45) Ganthācevaganthasampayuttāca.

(46) Ganthasampayuttācevanocaganthā.

(47) Ganthasavippayuttā ganthaniyā

(48) Ganthavippayuttā agānthaniyā

(49) Ogha. Pháp bộc trùng điều pháp và chi pháp với pháp lậu.

(50) Yoga. Pháp bộc trùng điều pháp và chi pháp với pháp lậu.

(51) Nīvaraṇā

(52) Kāmachandanīvaraṇa

(53) Byāpādanīvaraṇa

(54) Thīnamiddhanīvaraṇa

(55) Thīna

(56) Middha

(57) Uddhaccakukkuccanīvaraṇa

(58) Uddhacca

(59) Kukkucca

(60) Vicikicchānīvaraṇa

(61) Avijjānīvaraṇa

(62) Nonīvaraṇa

(63) Nīvaraṇiya

(64) Anīvaraṇiya

(65) Nīvaraṇasampayutta

(66) Nīvaraṇvippayutta

(67) Nīvaraṇā ceva nīvaraṇiyā ca

(68) Nīvaraṇā ceva nīvaraṇasampayuttā

(69) Nīvaraṇā ceva nīvaraṇasampayuttā.

(70) Nīvaraṇasampayuttā ceva no ca nīvaraṇā

(71) Nīvaraṇavippayuttā ṇīvaraṇiyā.

(72) Nīvaraṇavippayuttā aṇīvaraṇiyā.

(73) Parāmāsa

(74) Diṭṭhiparāmāsa

(75) No parāmāsa

(76) Parāmaṭṭha

(77) Aparāmaṭṭha

(78) Parāmāsasampayutta

(79) Pārāmāsavippayutta

(80) Parāmāsā ceva parāmaṭṭhā ca.

(81) Parāmaṭṭhā ceva no ca parāmāsā.

(82) Parāmāsavippayuttā parāmaṭṭhā.

(83) Parāmāsavippayuttā parāmaṭṭhā.

(84) Parāmāsavippayuttā aparāmaṭṭhā.

(85) Sārammaṇā.

(86) Anārammaṇā.

(87) Cittā.

(88) Nocittā.

(89) Cetasikā.

(90) Acetasikā.

(91) Cittasampayuttā.

(92) Cittavippayuttā.

(93) Cittasaṃsaṭṭthā.

(94) Cittavisaṃsaṭṭhā.

(95) Cittasamuṭṭhānā.

(96) No cittasamuṭṭhānā.

(97) Cittasahabhuno.

(98) Nocittasahabhuno.

(99) Cittānuparivattino.

(100) Nocittānuparivattino.

(101) Cittasaṃsaṭṭhamuṭṭhānā.

(102) Nocittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānā.

(103) Cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānasahabhuno.

(104) Nocittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānasahabhuno.

(105) Cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānānuparivattino.

(106) Nocittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānānuparivattino.

(107) Ajjhattikā.

(108) Bāhirā.

(109) Upādā.

(110) No- upādā.

(111) Upādinnā.

PHẦN TỤ THỦ (Upākānagocchaka)

780 - Thế nào là các pháp thủ? (1)

Bốn thủ là: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã chấp thủ.

781 - Ở đây Thế nào là dục thủ? (2)

Pháp nào đối với các pháp dục là sự mong muốn dục, tham luyến dục, vui thích dục, ái nhiễm dục, luyến thương dục, nôn nóng dục, hôn mê dục, quyến luyến dục. Ðây được gọi là dục thủ.

782 - Ở đây thế nào là kiến thủ? (3)

Cho là không có sự bố thí, không có sự cúng dường, không có tế lễ, không có quả dị thục của các nghiệp tốt xấu, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có loài hữu tình hóa sanh. Trong đời này không có các vị Sa môn, Bà la môn chánh hướng, chánh hạnh là những vị đã tự mình với thắng trí chứng đạt, rồi tuyên bố đời này và đời sau. Kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây được gọi là kiến thủ, ngoại trừ giới cấm thủ và ngã chấp thủ, tất cả tà kiến đều là kiến thủ.

783 - Ở đây thế nào là giới cấm thủ? (4)

Ðối với các Sa môn, Bà la môn ngoài Giáo Pháp này, cho rằng thanh tịnh nhờ hạnh giới, thanh tịnh nhờ hạnh tu, thanh tịnh nhờ hạnh giới cấm; tri kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây được gọi là giới cấm thủ.

784 - Ở đây thế nào là ngã chấp thủ? (5)

Trong đời này, hạng phàm phu vô văn không thấy các bậc thánh, không thông hiểu pháp của các bậc thánh, không được huấn luyện trong pháp của bậc thánh, không thấy các bậc chân nhân, không thông hiểu pháp của bậc chân nhân, không được huấn luyện trong pháp của bậc chân nhân, cho rằng sắc của ta, hay ta có sắc, hay sắc trong ta, hay ta trong sắc; cho rằng thọ là của ta, hay ta có thọ, hay có thọ trong ta, hay có ta trong thọ; cho rằng tưởng là của ta, hay ta có tưởng, hay có tưởng trong ta, hay có ta trong tưởng, cho rằng các hành là của ta, hay ta có các hành, hay có các hành trong ta, hay ta có trong các hành; cho rằng thức là của ta, hay ta có thức, hay có thức trong ta, hay có ta trong thức; kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây được gọi là ngã chấp thủ.

Ðây là các pháp thủ.

785 - Thế nào là các pháp phi thủ? (6)

Ngoại trừ những pháp (thủ) ấy, còn lại các pháp thiện, bất thiện, vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi thủ.

786 - Thế nào là các pháp cảnh thủ? (7)

Những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh thủ.

- Thế nào là các pháp phi cảnh thủ? (8)

Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp phi cảnh thủ.

787 - Thế nào là các pháp tương ưng thủ? (9)

Những pháp nào tương ưng với các pháp (thủ) ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng thủ.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng thủ? (10)

Những pháp nào không tương ưng với các pháp (thủ) ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng thủ.

788 - Thế nào là các pháp thủ và cảnh thủ? (11)

Chính những pháp thủ ấy là thủ và cảnh thủ.

- Thế nào là các pháp cảnh thủ mà phi thủ? (12)

Những pháp nào thành cảnh thủ do các pháp ấy, ngoại trừ các pháp ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức là sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh thủ mà phi thủ.

789 - Thế nào là các pháp thủ và tương ưng thủ? (13)

Kiến thủ với dục thủ là thủ và tương ưng thủ, dục thủ với kiến thủ là thủ và tương ưng thủ; giới cấm thủ với dục thủ là thủ và tương ưng thủ, dục thủ với giới cấm thủ là thủ và tương ưng thủ; ngã chấp thủ với dục thủ là thủ và tương ưng thủ, dục thủ với ngã chấp thủ là thủ và tương ưng thủ.

- Thế nào là các pháp tương ưng thủ mà phi thủ? (14)

Những pháp nào tương ưng với các pháp (thủ) ấy, ngoại trừ các pháp (thủ) ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng thủ mà phi thủ.

790 - Thế nào là các pháp bất tương ưng thủ mà cảnh thủ? (15)

Những pháp nào tương ưng với các pháp (thủ) ấy, là những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp bất tương ưng thủ mà cảnh thủ.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng thủ và phi cảnh thủ?16 Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng thủ và phi cảnh thủ.

(DỨT PHẦN TỤ THỦ)

PHẦN TỤ PHIỀN NÃO (Kilesagocchaka)

791 - Thế nào là các pháp phiền não? (17)

Mười điều phiền não là tham, sân, si, mạn, kiến, hoài nghi, hôn trầm, trạo cử, vô tàm, vô úy.

792 - Ở đây thế nào là tham?

Pháp là sự tham luyến, tham đắm, vương vấn, thỏa thích, vui thích, hoan hỷ, ham muốn, say mê, quyến luyến, ràng buộc, trói buộc, dính líu, nhiễm đắm, khác vọng, ảo vọng, sản sanh, xuất sanh, ái diệt, ái võng, ái hà, khát ái, ái thằng, ái tỏa lan, trữ tình, tình bạn, nguyện cầu, dẫn sanh hữu, ái sâm lâm, ái mật lâm, ái thân, tình thương lưu luyến, kết buộc, ước muốn, sự mong mỏi, muốn sắc, muốn thinh, muốn hương, muốn vị, muốn xúc, muốn lợi lộc, muốn tài sản, muốn con cái, muốn sống mộng ước, mơ mộng, tham cầu, sự mong ước, cách mộng ước, thái độ mộng ước, tham muốn, thái độ tham muốn, sự tham muốn, mê man, mong điều tốt, luyến phi pháp, tham bồng bột, tham vọng, ước vọng, hoài vọng, hoan lạc, vọng cầu, ái dục, ái hữu, ái phi hữu, ái sắc, ái phi sắc, ái đoạn diệt, sắc ái, thinh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái, bộc, lưu, kết, phược, thủ, chướng ngại, cái, mái che, ngục tù, tùy phiền não, tùy miên, xâm nhập, ái thừng, vật dục, cội khổ, nhân khổ, nguồn khổ, bẫy ma, lưỡi câu ma, ma cảnh, ái như sông, ái như lưới, ái như xích, ái như biển, tham ác; tham là căn bất thiện. Ðây được gọi là tham.

793 - Ở đây thế nào là sân?

Sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đã làm bất lợi cho ta", sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đang làm bất lợi cho ta", sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó sẽ làm bất lợi cho ta", sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đã làm bất lợi đến người thân, người thương của ta" ... (trùng) ... nó đang làm bất lợi ...(trùng) ... "nó sẽ làm bất lợi dến người thân, người thương của ta", sanh hiềm khích nghĩ rằng: "nó đã làm lợi cho kẻ thù, kẻ nghịch của ta" ... (trùng) ... nó đang làm lợi ...(trùng) ... "nó sẽ làm lợi cho kẻ thù, kẻ nghịch của ta", hoặc là sanh hiềm khích trong sự vô lý; pháp nào như vậy là sự hiềm khích của tâm, thái độ phẫn nộ, phản kháng, chống đối, giận dữ, giận hờn, tức giận, nóng nảy, ám hại, quyết ám hại, sự sân độc của tâm, sự ám hại của tâm, sự hiềm hận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự hãm hại, cách hãm hại, thái độ hãm hại, sự sân độc, cách sân độc thái độ sân độc, sự đối lập, sự phản đối, hung dữ, lỗ mãng sự bất bình của tâm. Ðây được gọi là sân.

794 - Ở đây thế nào là si?

Sự không hiểu trong khổ, không hiểu tập khởi khổ, không hiểu diệt khổ, không hiểu pháp hạnh đưa đến diệt khổ, không hiểu quá khứ không hiểu vị lai, không hiểu quá khứ vị lai, không hiểu các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; pháp nào như vậy là sự không biết, không thấy, không lãnh hội, không liễu ngộ, không thực chứng, không thông suốt, không nhiếp thu, không thấm nhuần, không xét đoán, không phản tỉnh, không phản kháng, thiểu trí, khờ khạo, không tỉnh giác, si, si mê, si ám, vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh tùy miên, vô minh xâm nhập, vô minh then chốt, si, là căn bất thiện. Ðây được gọi là si.

795 - Ở đây thế nào là mạn? (18)

Kiêu hãnh rằng: "ta hơn", kiêu hãnh rằng: "ta bằng", kiêu hãnh rằng: "ta thua", sự nào như vậy là cách so đo, thái độ so đo, tính cách so đo, kiêu căng, kiêu hãnh, cống cao, tự cao, kỳ vọng của tâm. Ðây được gọi là mạn.

796 - Ở đây thế nào là kiến?

Cho rằng đời là thường còn, hay cho rằng đời không thường còn, hay cho rằng đời cùng tột, hay cho rằng đời không cùng tột, hay cho rằng mạng sống là ấy thân thể là ấy, hay cho rằng mạng sống là khác thân thể cũng là khác, hay cho rằng Như Lai còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai không còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai còn và không còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai không còn hay không không còn sau khi chết, kiến nào như vậy là kiến chấp, thiên kiến, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây được gọi là kiến. Tất cả tà kiến đều là kiến (phiền não).

797 - Ở đây thế nào là hoài nghi?

Ngờ vực hoài nghi Bậc Ðạo Sư, Ngờ vực hoài nghi Giáo Pháp, Ngờ vực hoài nghi Tăng Chúng, Ngờ vực hoài nghi điều học, Ngờ vực hoài nghi quá khứ, Ngờ vực hoài nghi vị lai, Ngờ vực hoài nghi quá khứ vị lai, hoài nghi các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; bất cứ sự kiện nào như vậy là sự do dự, cách do dự, thái độ do dự, dị nghị, không xác định, lưỡng ước, phân vân, ngờ vực, không nhất định, vớ vẩn, lẩn quẩn, không quyết đoán, tình trạng lai động của tâm, rối ý. Ðây được gọi là hoài nghi.

798 - Ở đây thế nào là hôn trầm?

Pháp nào là sự không bén nhạy của tâm, không thích nghi, sự chần chờ, trầm lắng, lười biếng, cách lười biếng, thái độ lười biếng, dã dượi, cách dã dượi, thái độ dã dượi của tâm. Ðây được gọi là hôn trầm.

799 - Ở đây thế nào là trạo cử?

Pháp náo là sự tán loạn của tâm, sự không vắng lặng, sự phóng dật của tâm, sự hỗn loạn của tâm. Ðây được gọi là trạo cử.

800 - Ở đây thế nào là vô tàm?

Sự mà không hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, không hổ thẹn với việc phạm các ác bất thiện pháp. Ðây được gọi là vô tàm.

801 - Ở đây thế nào là vô úy?

Sự mà không sợ hãi với điều đáng sợ hãi, không sợ hãi với việc phàm các ác bất thiện pháp. Ðây được gọi là vô úy. Ðây là các pháp phiền não.

802 - Thế nào là các pháp phi phiền não? (19)

Ngoại trừ các pháp (phiền não) ấy, còn lại các pháp thiện, bất thiện, vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp phi phiền não.

803 - Thế nào là các pháp cảnh phiền não? (20)

Những pháp thiện, bất thiện và vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh phiền não.

- Thế nào là các pháp phi cảnh phiền não? (21)

Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp phi cảnh phiền não.

804 - Thế nào là các pháp phiền toái? (22)

Ba căn bất thiện là tham, sân, si và các phiền não đồng nương căn ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với căn ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp phiền toái.

- Thế nào là các pháp phi phiền toái? (23)

Những pháp thiện và vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi phiền toái.

805 - Thế nào là các pháp tương ưng phiền não? (24)

Những pháp nào tương ưng với các pháp (phiền não) ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng phiền não.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng phiền não? (25)

Những pháp nào không tương ưng với các (phiền não) ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng phiền não.

806 - Thế nào là các pháp phiền não và cảnh phiền não? (26)

Chính các phiền não ấy là phiền não và cảnh phiền não.

- Thế nào là các pháp cảnh phiền não mà phi phiền não? (27)

Những pháp nào thành cảnh phiền não do các pháp (phiền não) ấy, ngoại trừ các pháp (phiền não) ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh phiền não mà phi phiền não.

807 - Thế nào là các pháp phiền não và phiền toái? (28)

Chính các pháp phiền não ấy là phiền não và phiền toái.

Thế nào là các pháp phiền toái mà phi phiền não? (29)

Những pháp nào phiền toái do các pháp (phiền não) ấy, ngoại trừ các phiền não ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp phiền toái mà phi phiền não.

808 - Thế nào là các pháp phiền não và tương ưng phiền não? (30)

Tham với si là phiền não và tương ưng phiền não, si với tham là phiền não và tương ưng phiền não; sân với si là phiền não và tương ưng phiền não và tương ưng phiền não, si với sân là phiền não và tương ưng phiền não; mạn với si là phiền não và tương ưng phiền não, si với mạn là phiền não và tương ưng phiền não; kiến với si là phiền não và tương ưng phiền não, si với kiến là phiền não và tương ưng phiền não; hoài nghi với si là phiền não và tương ưng phiền não, si với hoài nghi là phiền não và tương ưng phiền não; hôn trầm với si là phiền não và tương ưng phiền não, si với hôn trầm là phiền não và tương ưng phiền não; trạo cử với si là phiền não và tương ưng phiền não, si với trạo cử là phiền não và tương ưng phiền não; vô tàm với si là phiền não và tương ưng phiền não; si với vô tàm là phiền não và tương ưng phiền não; vô úy với si là phiền não và tương ưng phiền não, si với vô úy là phiền não và tương ưng phiền não; tham với trạo cử là phiền não và tương ưng phiền não, trạo cử với tham là phiền não và tương ưng phiền não; sân với trạo cử là phiền não và tương ưng phiền não, trạo cử với sân là phiền não và tương ưng phiền não; si với trạo cử là phiền não và tương ưng phiền não, trạo cử với si là phiền não và tương ưng phiền não; mạn với trạo cử là phiền não và tương ưng phiền não, trạo cử với mạn là phiền não và tương ưng phiền não; kiến với trạo cử là phiền não và tương ưng phiền não, trạo cử với kiến là phiền não và tương ưng phiền não; hoài nghi với trạo cử là phiền não và tương ưng phiền não, trạo cử với hoài nghi là phiền não và tương ưng phiền não; hôn trầm với trạo cử là phiền não và tương ưng phiền não, trạo cử với hôn trầm là phiền não và tương ưng phiền não; vô tàm với trạo cử là phiền não và tương ưng phiền não, trạo cử với vô tàm là phiền não và tương ưng phiền não; vô úy với trạo cử là phiền não và tương ưng phiền não, trạo cử với vô úy là phiền não và tương ưng phiền não; tham với vô tàm là phiền não và tương ưng phiền não, vô tàm với tham là phiền não và tương ưng phiền não; sân với vô tàm là phiền não và tương ưng phiền não, vô tàm với sân là phiền não và tương ưng phiền não; si với vô tàm là phiền não và tương ưng phiền não, vô tàm với si là phiền não và tương ưng phiền não; mạn với vô tàm là phiền não và tương ưng phiền não, vô tàm với mạn là phiền não và tương ưng phiền não; kiến với vô tàm là phiền não và tương ưng phiền não, vô tàm với kiến là phiền não và tương ưng phiền não; hoài nghi với vô tàm là phiền não và tương ưng phiền não, vô tàm với hoài nghi là phiền não và tương ưng phiền não; hôn trầm với vô tàm là phiền não và tương ưng phiền não, vô tàm với hôn trầm là phiền não và tương ưng phiền não; trạo cử với vô tàm là phiền não và tương ưng phiền não, vô tàm với trạo cử là phiền não và tương ưng phiền não; vô úy với vô tàm là phiền não và tương ưng phiền não, vô tàm với vô úy là phiền não và tương ưng phiền não; tham với vô úy là phiền não và tương ưng phiền não, vô úy với tham là phiền não và tương ưng phiền não; sân với vô úy là phiền não và tương ưng phiền não, vô úy với sân là phiền não và tương ưng phiền não; si với vô úy là phiền não và tương ưng phiền não, vô úy với si là phiền não và tương ưng phiền não; mạn với vô úy là phiền não và tương ưng phiền não, vô úy với mạn là phiền não và tương ưng phiền não; kiến với vô úy là phiền não và tương ưng phiền não, vô úy với kiến là phiền não và tương ưng phiền não; hoài nghi với vô úy là phiền não và tương ưng phiền não, vô úy với hoài nghi là phiền não và tương ưng phiền não; hôn trầm với vô úy là phiền não và tương ưng phiền não, vô úy với hôn trầm là phiền não và tương ưng phiền não; trạo cử với vô úy là phiền não và tương ưng phiền não, vô úy với trạo cử là phiền não và tương ưng phiền não; vô tàm với vô úy là phiền não và tương ưng phiền não, vô úy với vô tàm là phiền não và tương ưng phiền não. Ðây là các pháp phiền não và tương ưng phiền não.

- Thế nào là các pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não? (31)

Những pháp nào tương ưng với các (phiền não) ấy, ngoại trừ các (phiền não) ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não.

809 - Thế nào là các pháp bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não? (32)

Những pháp nào không tương ưng với các pháp (phiền não) ấy, là những pháp thiện và vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới và vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp bất tương ưng phiền não và cảnh phiền não.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng phiền não mà phi cảnh phiền não? (33)

Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng phiền não mà phi cảnh phiền não.

(DỨT PHẦN TỤ PHIỀN NÃO.)

NHỊ ÐỀ YÊU BỐI (PIṬṬHIDUKA)

810 - Thế nào là các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ? (34)

Tức ba triền là: thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ.

811 - Ở đây thế nào là thân kiến?

Trong đời này, hạng phàm phu vô văn, không thấy các bậc Thánh, không hiểu pháp bậc Thánh, không được huấn luyện trong pháp bậc Thánh, không thấy các bậc chân nhân, không hiểu pháp bậc chân nhân, không huấn luyện pháp bậc chân nhân, cho rằng sắc là của ta, hay ta có sắc, hay sắc trong ta, hay ta trong sắc; cho rằng thọ ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... hành ... (trùng) ... cho rằng thức là của ta, hay ta có thức, hay thức có trong ta, hay có ta trong thức; kiến như vậy là thiên kiến ... (trùng) ... nghịch chấp. Ðây được gọi là thân kiến.

812 - Ở đây thế nào là hoài nghi?

Ngờ vực hoài nghi Bậc Ðạo Sư ... (trùng) ... tình trạng lay động của tâm, rối ý. Ðây được gọi là hoài nghi.

813 - Ở đây thế nào là giới cấm khinh thị?

Ðối với các Sa môn, Bà la môn ngoài Giáo Pháp này, cho rằng thanh tịnh nhờ hạnh giới, thanh tịnh nhờ hạnh tu, thanh tịnh nhờ hạnh giới cấm; kiến nào như vậy là thiên kiến ... (trùng) ... nghịch chấp. Ðây được gọi là giới cấm khinh thị.

814 - Ba triền này, các phiền não đồng nương nó, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với triền ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp do pháp ấy là sở sanh. Ðây là các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ.

- Thế nào là các pháp không đáng do tri kiến đoạn trừ? (35)

Ngoại trừ các pháp triền ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện và vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp không đáng do tri kiến đoạn trừ.

815 - Thế nào là các pháp đáng do tu kiến đoạn trừ? (36)

Tham, sân, si còn lại, các phiền não đồng nương nó, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với pháp ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp do pháp ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp đáng do tu tiến đoạn trừ.

- Thế nào là các pháp không đáng do tu tiến đoạn trừ? (37)

Ngoại trừ các pháp triền ấy, còn lại những pháp bất thiện, thiện, vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp không đáng do tu kiến đoạn trừ.

816 - Thế nào là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ? (38)

Tức ba triền là thân kiến, hoài nghi, giới cấm khinh thị.

817 - Ở đây thế nào là thân kiến?

Trong đời này, hạng phàm phu vô văn, không thấy các bậc Thánh, không hiểu pháp bậc Thánh, không được huấn luyện pháp bậc Thánh, không thấy các bậc chân nhân, không hiểu pháp bậc chân nhân, không được huấn luyện pháp bậc chân nhân, cho rằng sắc là của ta, hay ta có sắc, hay sắc trong ta, hay ta trong sắc; cho rằng thọ ... (trùng) ... tưởng ... (trùng) ... hành ... (trùng) ... cho rằng thức là của ta, hay ta có thức, hay có thức trong ta, hay có ta trong thức; kiến như vậy là thiên kiến ... (trùng) ... nghịch chấp. Ðây được gọi là thân kiến.

818 - Ở đây thế nào là hoài nghi?

Ngờ vực hoài nghi Bậc Ðạo Sư ... (trùng) ... tình trạng lay động của tâm, rối ý. Ðây được gọi là hoài nghi.

819 - Ở đây thế nào là giới cấm khinh thị?

Ðối với các Sa môn, Bà la môn ngoài Giáo Pháp này, cho rằng thanh tịnh nhờ hạnh giới, thanh tịnh nhờ hạnh tu, thanh tịnh nhờ hạnh giới cấm; kiến nào như vậy là thiên kiến ... (trùng) ... nghịch chấp. Ðây được gọi là giới cấm khinh thị.

820 - Ba pháp triền này và các phiền não đồng nương nó, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với pháp ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp do pháp ấy là sở sanh. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ.

Ba triền là thân kiến, hoài nghi, giới cấm khinh thị. Ðây là các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ. Tham, sân, si đồng nương với pháp ấy, đây là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ.

Các phiền não đồng nương với pháp ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng pháp ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp do pháp ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ.

- Thế nào là các pháp hữu nhân không đáng do tri kiến đoạn trừ? (39)

Ngoại trừ các pháp ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện, vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp hữu nhân không đáng do tri kiến đoạn trừ.

821 - Thế nào là các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ? (40)

Tham, sân, si còn lại. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ.

Các phiền não đồng nương pháp ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng pháp ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp do pháp ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ.

- Thế nào là các pháp hữu nhân không đáng do tu tiến đoạn trừ? (41)

Ngoại trừ các pháp ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện và vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp hữu nhân không đáng do tu tiến đoạn trừ.

822 - Thế nào là các pháp hữu tầm? (42)

Trong lãnh vực hữu tầm, pháp dục giới, sắc giới và siêu thế, ngoại trừ tâm, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với tâm ấy. Ðây là các pháp hữu tầm.

- Thế nào là các pháp vô tầm? (43)

Trong lãnh vực vô tầm, pháp dục giới, sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp vô tầm.

823 - Thế nào là các pháp hữu tứ? (44)

Trong lãnh vực hữu tứ, pháp dục giới, sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp hữu tứ.

- Thế nào là các pháp vô tứ? (45)

Trong lãnh vực vô tứ, pháp dục giới, sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp vô tứ.

824 - Thế nào là các pháp hữu hỷ? (46)

Trong lãnh vực hữu hỷ, pháp dục giới, sắc giới và siêu thế, ngoại trừ hỷ tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với hỷ ấy. Ðây là các pháp hữu hỷ.

- Thế nào là các pháp vô hỷ? (47)

Trong lãnh vực vô hỷ, pháp dục giới, sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, hỷ cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp vô hỷ.

825 - Thế nào là các pháp câu hành hỷ? (48)

Trong lãnh vực hỷ, pháp dục giới, sắc giới và siêu thế ngoại trừ hỷ, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với hỷ ấy. Ðây là các pháp câu hành hỷ.

- Thế nào là các pháp phi câu hành hỷ? (49)

 Trong lãnh vực không có hỷ, pháp dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, hỷ cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi câu hành hỷ.

826 - Thế nào là các pháp câu hành lạc? (50)

Trong lãnh vực lạc, pháp dục giới, sắc và siêu thế, ngoại trừ lạc thọ, tức tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp câu hành lạc.

- Thế nào là các pháp phi câu hành lạc? (51)

Trong lãnh vực không có lạc, pháp dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ...(trùng) ... thức uẩn, lạc cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi câu hành lạc.

827 - Thế nào là các pháp câu hành xả? (52)

Trong lãnh vực xả, pháp dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, ngoại trừ xả thọ, tức tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn tương ưng với xả thọ ấy. Ðây là các pháp câu hành xả.

- Thế nào là các pháp phi câu hành xả? (53)

Trong lãnh vực không có xa thọ, pháp dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ...(trùng) ... thức uẩn, xả thọ cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi câu hành xả.

828 - Thế nào là các pháp dục giới? (54)

Uẩn, xứ, giới nào như sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà luân chuyển trong cõi này, liên quan cõi này, ở khoảng đó, tức là: phía dưới lấy tận đến địa ngục A Tỳ (55), phía trên lấy cùng tột cõi trời Tha Hóa Tự Tại (56). Ðây là các pháp dục giới.

- Thế nào là các pháp phi dục giới? (57)

Tức sắc giới, vô sắc giới và siêu thế 58. Ðây là các pháp phi dục giới.

829 - Thế nào là các pháp sắc giới? (59)

Các pháp tâm và sở hữu tâm của bậc chứng và trú hay bậc hiện tại lạc trú mà luân chuyển trong cõi này, liên quan cõi này, ở khoảng đó, tức là: phía dưới lấy tận đến cõi Phạm Thiên (60), phía trên lấy tận cùng tột cõi trời Sắc Cứu Cánh (61). Ðây là các Pháp Sắc giới.

- Thế nào là các pháp phi sắc giới? (62)

Tức dục giới, vô sắc giới và siêu thế. Ðây là các pháp vô sắc giới.

830 - Thế nào là các pháp vô sắc giới? (63)

Các pháp tâm và sở hữu tâm của bậc chứng và trú hay bậc hiện tại lạc trú mà luân chuyển trong cõi này, liên quan cõi này, ở khoảng đó, tức là: phía dưới tận cùng cõi không vô biên xứ (64), phía trên lấy cùng tột cõi phi tưởng phi phi tưởng xứ (65). Ðây là các pháp vô sắc giới.

- Thế nào là các pháp phi vô sắc giới? (66)

Tức dục giới, sắc giới và siêu thế. Ðây là các pháp phi vô sắc giới

831 - Thế nào là các pháp hệ thuộc? (67)

Các pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn ... (trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp hệ thuộc.

- Thế nào là các pháp phi hệ thuộc? (68)

Tức đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp phi hệ thuộc.

832 - Thế nào là các pháp dẫn xuất? (69)

Tức bốn đạo siêu thế. Ðây là các pháp dẫn xuất.

- Thế nào là các pháp phi dẫn xuất? (70)

Ngoại trừ những pháp dẫn xuất ấy, còn lại các pháp thiện, bất thiện, vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi dẫn xuất.

833 - Thế nào là các pháp cố định? (71)

Tức năm nghiệp vô gián, tà kiến nào cố định và bốn đạo siêu thế. Ðây là các pháp cố định.

- Thế nào là các pháp phi cố định? (72)

Ngoại trừ các pháp cố định ấy, còn lại các pháp thiện, bất thiện và vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi cố định.

834 - Thế nào là các pháp hữu thượng? (73)

Các pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, tức sắc uẩn ...(trùng) ... thức uẩn. Ðây là các pháp hữu thượng.

- Thế nào là các pháp vô thượng? (74)

Tức đạo siêu thế, quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp vô thượng.

835 - Thế nào là các pháp hữu tranh? (75)

Tức ba căn bất thiện là tham, sân, si, các phiền não đồng nương căn ấy, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với căn ấy; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp do căn ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp hữu tranh.

- Thế nào là các pháp vô tranh? (76)

Tức các pháp thiện, vô ký thuộc dục giới, sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn ... (trùng) ... thức uẩn tương ưng với căn ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp do căn ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp vô tranh.

(DỨT PHẦN NHỊ ÐỀ YÊU BỐI)

NHỊ ÐỀ KINH (SUTTANTIKADUKA)

836 - Thế nào là các pháp phần minh? (77)

Tức là các pháp tương ưng với minh. Ðây là các pháp phần minh.

- Thế nào là các pháp phần vô minh? (78)

Tức các pháp tương ưng với vô minh. Ðây là các pháp phần vô minh.

837 - Thế nào là các pháp dụ như điển chớp? (79)

Tức trí tuệ tột cùng trong A La Hán Ðạo. Ðây là các pháp dụ như sấm sét.

838 - Thế nào là các pháp ngu nhân? (80)

Tức vô tàm, vô úy. Ðây là các pháp ngu nhân. Tất cả pháp bất thiện đều là pháp ngu nhân.

- Thế nào là các pháp hiền trí? (81)

Tức tàm và úy. Ðây là các pháp hiền trí. Tất cả pháp thiện đều là pháp hiền trí.

839 - Thế nào là các pháp hắc? (82)

Tức vô tàm và vô úy. Ðây là các pháp hắc. Tất cả pháp bất thiện đều là pháp hắc.

- Thế nào là các pháp bạch? (83)

Tàm và úy. Ðây là các pháp bạch. Tất cả thiện đều là các pháp bạch.

840 - Thế nào là các pháp viêm? (84)

Tức thân ác hạnh, khẩu ác hạnh. Ðây là các pháp viêm. Tất cả pháp bất thiện đều là pháp viêm.

- Thế nào là các pháp phi viêm? (85)

Tức thân thiện hạnh, khẩu thiện hạnh, ý thiện hạnh. Ðây là pháp phi viêm. Tất cả pháp thiện đều là các pháp phi viêm.

841 - Thế nào là các pháp định danh? (86)

Pháp là sự ước định, sự chỉ định, sự chế định, sự chỉ danh, tên gọi, sự nêu tên, ngôn ngữ, tự vựng, sự gọi tên của mỗi mỗi pháp ấy. Ðây là các pháp định danh. Tất cả pháp đều là cách thức định danh. (87)

842 - Thế nào là các pháp ngôn ngữ? (88)

Pháp là sự định ước, sự chỉ định, sự chế định, sự chỉ danh, tên gọi, sự đặt tên, sự nêu tên, ngôn ngữ, tự vựng, sự gọi tên của mỗi mỗi pháp ấy. Ðây là các pháp ngôn ngữ (89).

843 - Thế nào là các pháp chế định? (90)

Pháp là sự định ước, sự chỉ định, sự chế định, sự chỉ danh, tên gọi, sự đặt tên, sự nêu tên, ngôn ngữ, tự vựng, sự gọi tên của mỗi mỗi pháp ấy. Ðây là các pháp chế định.

Tất cả pháp đều là cách thức chế định (91)

844 - Ở đây thế nào là danh? (92)

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn và vô vi giới. Ðây được gọi là danh.

- Ở đây thế nào là sắc? (93)

Tức bốn đại hiển và nương bốn sắc đại hiển. Ðây được gọi là sắc.

845 - Ở đây thế nào là vô minh? (94)

Pháp là sự không biết, sự không thấy ... (trùng) ... vô minh then chốt, si là căn bất thiện. Ðây được gọi là vô minh.

- Ở đây thế nào là hữu ái? (95)

Pháp nào đối với các hữu là sự mong muốn hữu ... (trùng) ... quyến luyến hữu. Ðây được là hữu ái.

846 - Ở đây thế nào là hữu kiến? (96)

Sự cho rằng: "sẽ có tự ngã và thế gian", kiến nào như vậy là thiên kiến ... (trùng) ... nghịch chấp. Ðây được gọi là hữu kiến.

- Ở đây thế nào là phi hữu kiến? (97)

Sự cho rằng: "sẽ có tự ngã và thế gian", kiến nào như vậy là thiên kiến ... (trùng) ... nghịch chấp. Ðây được gọi là phi hữu kiến.

847 - Ở đây thế nào là thường kiến? (98)

Sự cho rằng: "tự ngã và thế gian là thường còn", kiến nào như vậy là thiên kiến ... (trùng) ... nghịch chấp. Ðây được gọi là thường kiến.

- Ở đây thế nào là đoạn kiến? (99)

Sự cho rằng: "tự ngã và thế gian sẽ tiêu mất", kiến nào như vậy là thiên kiến ... (trùng) ... nghịch chấp. Ðây được gọi là đoạn kiến.

848 - Ở đây thế nào là hữu biên kiến? (100)

Sự cho rằng: "tự ngã và thế gian có sự cùng tột", kiến nào như vậy là thiên kiến ... (trùng) ... nghịch chấp. Ðây được gọi là hữu biên kiến.

- Ở đây thế nào là vô biên kiến? (101)

Sự cho rằng: "tự ngã và thế gian không có sự cùng tột", kiến nào như vậy là thiên kiến ... (trùng) ... nghịch chấp. Ðây được gọi là vô biên kiến.

849 - Ở đây thế nào là hữu tiền kiến? (102)

Kiến nào phát sanh bắt lấy quá khứ là thiên kiến ... (trùng) ... Ðây được gọi là hữu tiền kiến.

- Ở đây thế nào là hữu hậu kiến? (103)

Kiến nào phát sanh, bắt lấy vị lai là thiên kiến ... (trùng) ... nghịch chấp. Ðây được gọi là hữu hậu kiến.

850 - Ở đây thế nào là vô tàm? (104)

Sự mà không hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, không hổ thẹn với việc phạm các ác bất thiện. Ðây được gọi là vô tàm.

- Ở đây thế nào là vô úy? (105)

Sự mà không sợ hãi điều đáng sợ hãi, không sợ hãi với việc phạm các ác bất thiện pháp. Ðây được gọi là vô úy.

851 - Ở đây thế nào là tàm? (106)

Sự hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với việc phạm các ác bất thiện pháp. Ðây được gọi là tàm.

- Ở đây thế nào là úy? (107)

Sự sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm các ác bất thiện pháp. Ðây được gọi là úy.

852 - Ở đây thế nào là sự khó dạy? (108)

Khi được nhắc nhở đúng pháp mà có sự khó nói, sự khó bảo, thái độ khó dạy, lập trường chống đối, sự thích đối lập, sự không lưu ý đến, sự không quan tâm đến, sự không tôn trọng, sự không vâng thuận. Ðây được gọi là sự khó dạy.

- Ở đây thế nào là có bạn ác? (109)

Những người nào không có đức tin, ác giới, thiểu văn, bỏn xẻn, ác tuệ; pháp là sự giao du với những người ấy, đồng cư, sự kết giao, cộng sự, cộng tác, sùng mộ, tôn sùng, xu hướng theo người ấy. Ðây được gọi là có bạn ác.

853 - Ở đây thế nào là sự dễ dạy? (110)

Khi được nhắc nhở đúng pháp mà có sự dễ nói, sự dễ bảo, thái độ dễ dạy, lập trường không chống đối, sự không thích đối lập, sự lưu ý đến, sự quan tâm đến, có sự tôn trọng, có sự không vâng thuận. Ðây được gọi là sự dễ dạy.

- Ở đây thế nào là có bạn lành? (111)

Những người nào không có đức tin, có giới hạn, đa văn, có xả thí có trí tuệ; pháp là sự giao du những người ấy, đồng cư, sự kết giao, cộng sự, cộng tác, sùng mộ, tôn sùng, xu hướng theo người ấy. Ðây được gọi là có bạn lành.

854 - Ở đây thế nào là thiện xảo về tội? (112)

Tức vi phạm về năm nhóm tội, như phạm bảy nhóm tội; pháp là trí hiểu, rành mạch về tội của nhóm tội ấy, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây được gọi là thiện xảo về tội.

- Ở đây thế nào thiện xảo về xuất tội? (113)

Pháp trí hiểu, rành mạch xuất khỏi các tội ấy, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây được gọi là thiện xảo về xuất tội.

855 - Ở đây thế nào là thiện xảo về nhập định? (114)

Có hữu tâm hữu tứ định, có vô tâm hữu tứ định, có vô tâm vô tứ định; pháp là trí hiểu, rành mạch nhập định của các định ấy, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây được gọi là thiện xảo về nhập định.

- Ở đây thế nào là thiện xảo về xuất định? (115)

Pháp trí hiểu, rành mạch xuất khỏi các định ấy, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây được gọi là thiện xảo về xuất định.

856 - Ở đây thế nào là thiện xảo về giới? (116)

Tức mười tám giới: nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, khí giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, thân thức giới, xúc giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới; pháp là trí hiểu, rành mạch giới của các giới ấy, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây được gọi thiện xảo về giới.

- Ở đây thế nào là thiện về tác ý? (117)

Pháp là trí hiểu, rành mạch về tác ý của các giới ấy, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây được gọi là thiện xảo về tác ý.

857 - Ở đây thế nào là thiện xảo về xứ? (118)

Tức mười hai xứ là: nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ, pháp xứ; pháp là trí hiểu, rành mạch về xứ của các xứ ấy, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây được gọi là thiện xảo về xứ.

- Ở đây thế nào là thiện xảo về y tương sinh? (119)

Tức vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu xứ, sáu xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não phát sanh, như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn ấy; pháp là trí hiểu rành mạch y tương sinh, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây được gọi là thiện xảo về y tương sinh.

858 - Ở đây thế nào là thiện xảo về vị trí? (120)

Những pháp nào làm nhân làm duyên cho những pháp chi phát sanh, thì pháp ấy là vị trí; pháp là sự hiểu rành mạch trong vị trí ấy, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây được gọi là thiện xảo về vị trí.

- Ở đây thế nào là thiện xảo về phi vị trí? (121)

Những pháp nào không làm nhân, không làm duyên cho những pháp chi phát sanh, thì những pháp ấy không là vị trí; pháp là trí hiểu rành mạch trong phi vị trí, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây được gọi là thiện xảo về phi vị trí.

859 - Ở đây thế nào là chánh trực? (122)

Pháp là sự ngay thẳng, sự không cong vòng, sự không cong quẹo, sự không quỷ quyệt. Ðây được gọi là chính thực.

- Ở đây thế nào là nhu thuận? (123)

Pháp là sự nhu nhuyễn, sự mềm mại, trạng thái không thô cứng, sự không cứng rắn, sự không thô thiển, thái độ khiêm nhường. Ðây được gọi là nhu thuận.

860 - Ở đây thế nào là nhẫn nại? (124)

Pháp là sự chịu đựng, thái độ nhịn nhục, sự nhận chịu, sự không hung dữ, sự không thô lỗ, tâm hoan hỷ. Ðây được gọi là nhẫn nại.

- Ở đây thế nào là nghiêm tịnh? (125)

Pháp là sự không vi phạm thuộc về thân, sự không vi phạm thuộc về khẩu, sự không vi phạm thuộc về thân khẩu. Ðây được gọi là nghiêm tịnh. Tất cả giới thu thúc đều là nghiêm tịnh.

861 - Ở đây thế nào là cam ngôn? (126)

Lời nói nào là lời nói gai góc, gút mắc, châm chích người khác, gay gắt người khác, quanh hiềm hận, dẫn đến sự không yên tâm, từ bỏ lời nói như thế; lời nói nào là không lỗi lầm, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, lịch sự, vừa lòng nhiều người, hài lòng nhiều người, lời nói như thế, tức lời nói tế nhị, lời nói thân mật, lời nói không thô bạo trong tư cách nói ấy. Ðây được gọi là cam ngôn.

- Ở đây thế nào là sự tiếp đãi? (127)

Có hai sự tiếp đãi, là sự tiếp đãi vật chất và sự tiếp đãi pháp. Ở đây có một số người tiếp đãi là tiếp đãi bằng vật chất, hoặc tiếp đãi bằng pháp. Ðây được gọi là tiếp đãi.

862 - Ở đây thế nào là không phòng hộ môn quyền? (128)

Ở đây một số người, khi thấy sắc với mắt nắm giữ tướng chung, tướng riêng bởi nguyên nhân sống không thu thúc nhãn quyền, tham ưu, các ác bất thiện pháp tàn hại theo vị ấy, vì không hành thu thúc quyền này, không phòng hộ nhãn quyền; khi nghe tiếng với tai ... (trùng) ... khi ngửi khí với mũi ... (trùng) ... Khi nếm vị với lưỡi ... (trùng) ... khi chạm xúc với thân ... (trùng) ... khi biết pháp với ý, nắm giữ tướng chung, tướng riêng bởi nguyên nhân sống không thu thúc ý quyền, tham ưu, các ác bất thiện pháp tàn hại theo vị ấy vì không hành thu thúc quyền này, không phòng hộ ý quyền, không thành tựu phòng hộ trong ý quyền; sự không phòng hộ nào với sáu quyền này, sự không bảo hộ, sự không hộ trì, sự không thu thúc. Ðây được gọi là không phòng hộ môn quyền.

- Ở đây thế nào là không tiết độ vật thực? (129)

Ở đây, một số người không quán tưởng chân chánh, thọ dụng vật thực để chơi giỡn, để đam mê, để trang điểm, để trang sức; pháp là sự không tri túc, sự không tiết độ, sự không quán tưởng trong vật thực ấy. Ðây được gọi là không tiết độ trong vật thực.

863 - Ở đây thế nào là phòng hộ môn quyền? (130)

Ở đây một số người khi thấy sắc với mắt, không nắm giữ tướng chung, tướng riêng. Bởi nguyên nhân sống không thu thúc nhãn quyền, tham ưu, các ác bất thiện pháp tàn hại theo vị ấy, vì hành thu thúc quyền này, phòng hộ nhãn quyền, thành tựu thu thúc quyền; khi nghe tiếng với tai ... (trùng) ... khi ngửi khí với mũi ... (trùng) ... Khi nếm vị với lưỡi ... (trùng) ... khi chạm xúc với thân ... (trùng) ... khi biết pháp với ý, không nắm giữ tướng chung, tướng riêng bởi nguyên nhân sống không thu thúc ý quyền, tham ưu, các ác bất thiện pháp tàn hại theo vị ấy vì hành thu thúc quyền này, phòng hộ ý quyền, thành tựu thu thúc trong ý quyền; pháp là sự phòng hộ, sự bảo hộ, sự hộ trì, sự thu thúc với sáu quyền này. Ðây được gọi là phòng hộ môn quyền.

- Ở đây thế nào là tiết độ vật thực? (131)

Ở đây, một số người quán tưởng chân chánh, thọ dụng vật thực không phải để chơi giỡn, không phải để đam mê, không phải để trang điểm, không phải để trang sức, chỉ để có thân này được duy trì, để nuôi dưỡng, ngăn ngừa sự tổn thương, để ủng hộ phạm hạnh theo phương pháp này, diệt trừ cảm thọ cũ và không cho cảm thọ mới phát sanh, sự vô tội và lạc trú sẽ có cho ta do nương sự kiện này; pháp là sự tri túc, tiết độ, quán tưởng trong vật thực ấy. Ðây được gọi là tiết độ trong vật thực.

864 - Ở đây thế nào là thất niệm? (132)

Pháp là sự không nhớ, không tùy niệm, không tưởng niệm, sự không nhớ, trạng thái không ký ức, cách không ghi nhận, sự lơ đểnh, sự lãng quên. Ðây được gọi là thất niệm.

- Ở đây thế nào là không tỉnh giác? (133)

Pháp là sự không biết, không thấy ... (trùng) ... vô minh then chốt, si là căn bất thiện. Ðây được gọi là không tỉnh giác.

865 - Ở đây thế nào là niệm? (134)

Pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, sự nhớ, trạng thái, ký ức, cách ghi nhận, sự không lơ đểnh, sự không quên, niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây được gọi là niệm.

- Ở đây thế nào là tỉnh giác? (135)

Pháp là trí hiểu, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây được gọi là tỉnh giác.

866 - Ở đây thế nào là giác sát lực? (136)

Pháp là trí hiểu, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây được gọi là sát lực.

- Ở đây thế nào là tu tiến lực? (137)

Pháp là sự thực hành, sự tu tiến, sự làm cho sung mãn đối với các thiện pháp. Ðây gọi là tu tiến lực. Thật giác chi đều là tu tiến lực.

867 - Ở đây thế nào là chỉ tịnh? (138)

Ðối với tâm có pháp là sự duy trì ... (trùng) ... chánh định. Ðây được gọi là chỉ tịnh.

- Ở đây thế nào là quán minh? (139)

Pháp là trí hiểu, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây được gọi là quán minh.

868 - Ở đây thế nào là chỉ tịnh ấn chứng? (140)

Ðối với tâm có pháp là sự duy trì ... (trùng) ... chánh định. Ðây được gọi là chỉ tịnh ấn chứng.

- Ở đây thế nào là chiếu cố ấn chứng? (141)

Pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng ... (trùng) ... chánh tinh tấn. Ðây được gọi là chiếu cố ấn chứng.

869 - Ở đây thế nào là chiếu cố? (142)

Pháp thuộc về tâm, có sự cố gắng ... (trùng) ... chánh tinh tấn. Ðây được gọi là chiếu cố.

- Ở đây thế nào là bất phóng dật? (143)

Ðối với tâm có pháp là sự duy trì ... (trùng) ... chánh định. Ðây được gọi là bất phóng dật.

870 - Ở đây thế nào là giới lụy? (144)

Pháp là sự vi phạm thuộc về thân, sự vi phạm thuộc về khẩu, sự vi phạm thuộc về thân khẩu. Ðây được gọi là giới lụy. Tất cả ác đều là giới lụy.

- Ở đây thế nào là kiến lụy? (145)

Cho là: "không có sự bố thí, không có sự cúng dường, không có sự tế lễ, không có quả dị thục của các nghiệp tốt xấu, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loài hữu tình hóa sanh, trong đời không có các vị Sa môn, Bà la môn chánh hướng, chánh hạnh là những vị đã tự mình với thắng trí chứng đạt rồi tuyên bố đời này và đời sau, kiến nào như vậy là thiên kiến ... (trùng) ... nghịch chấp. Ðây được gọi là kiến lụy. Tất cả tà kiến đều là kiến lụy.

871 - Ở đây thế nào là giới mãn túc? (146)

Sự không vi phạm thuộc về thân, sự không vi phạm thuộc về khẩu, sự không vi phạm thuộc về thân khẩu. Ðây được gọi là giới mãn túc.

- Ở đây thế nào là kiến mãn túc? (147)

Cho là: "có sự bố thí, có sự cúng dường, có tế lễ, có quả dị thục của các nghiệp tốt xấu, có đời này, có đời sau, có cha, có mẹ, có các loài hữu tình hóa sanh, trong đời có các vị Sa môn, Bà la môn tự mình với thắng trí chứng đạt, rồi tuyên bố đời này và đời sau", pháp là trí hiểu như vậy, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây được gọi là kiến mãn túc. Tất cả chánh kiến đều là kiến mãn túc.

872 - Ở đây thế nào là giới tịnh? (148)

Sự không vi phạm thuộc về thân, sự không vi phạm thuộc về khẩu, sự không vi phạm thuộc về thân khẩu. Ðây được gọi là giới tịnh. Tất cả giới thu thúc đều là giới tịnh.

- Ở đây thế nào là kiến tịnh? (149)

Trí nghiệp tạo, thuận thứ trí, trí hiệp với đạo, trí hiệp với quả.

873 - Lời nói: "lại nữa, có bậc kiến tịnh", tức pháp là trí hiểu, hiểu rõ ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Lời nói: "đối với bậc kiến tịnh như thế có sự tinh cần", tức pháp thuộc về tâm, có sự cố gắng ... (trùng) ... chánh tinh tấn.

874 - Lời nói: "người bị động", (150) tức sợ hãi sanh, sự hãi già, sợ hãi bệnh, sợ hãi chết.

- Lời nói: "sự kiện đáng bị động" (151), tức sanh, già, bệnh, chết.

- Lời nói: "đối với người bị động có sự khéo tinh cần", ở đây vị Tỳ kheo đối với các ác bất thiện pháp, chưa sanh, khởi lên ước muốn không cho phát sanh, tinh cần, khởi sự tinh cần, quyết tâm, trì chí; đối với các ác bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ước muốn đoạn trừ, tinh cần, khởi sự tinh cần, quyết tâm, trì chí; đối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ước muốn cho phát sanh, tinh cần, khởi sự tinh cần, quyết tâm, trì chí; đối với các thiện pháp đã phát sanh, khởi lên ước muốn duy trì, không cho giảm thiểu, trội hơn, tăng thịnh, tiến triển đầy đủ, tinh cần, khởi sự tinh cần, quyết tâm, trì chí.

875 - Lời nói: "thái độ không tri túc thiện pháp", tức là ước muốn nhiều hơn, không biết đủ, tu tiến các thiện pháp.

- Lời nói: "thái độ không thối thất tinh cần", tức pháp và hành vi thận trọng, hành động liên tục, sự không đình chỉ, tư cách không biếng trễ, thái độ không bỏ qua nguyện vọng, thái độ không bỏ rơi phận sự, sự thực hành, sự tu tiến, sự làm cho sung mãn, để phát triển các thiện pháp.

876 - Lời nói: "minh", (tức tam minh là Túc mạng trí minh, Hữu tình sanh tử trí minh, Lậu tận trí minh).

- Lời nói: "giải thoát", có hai giải thoát là tâm giải thoát và Niết bàn.

877 - Lời nói: "trí đoạn tận" (152) là trí hiệp với đạo.

- Lời nói: "trí vô sanh" (153) là trí hiệp với quả.

(DỨT NHỊ ÐỀ KINH)

(DỨT CHƯƠNG TOÁT YẾU)

CHÚ THÍCH

1 Anupādinnā.

2 Upādānā.

3 Kāmupādānaṃ.

4 Diṭṭhūpādānaṃ.

5 Sīlabbatupādānaṃ.

6 Attavādupādānaṃ.

7 No- upādānā.

8 Upādāniyā.

9 Anupādāniyā.

10 Upādānasampayuttā.

11 Upādānavippayuttā.

12 Upādānacevaupādāniyāca.

13 Upādāniyācevanocaupādānā.

14 Upādānācevaupādānasampayuttāca.

15 Upādānasampayuttācevanocaupādānā.

16 Upādānavippayuttāupādāniyā.

17 Upādānavippayuttā anupādāniyā.

18 Māna (√man) ngã mạn, kiêu mạn, ỷ mình.

19 No kilesā.

20 Sanki.

21 Asaṅkilesikā.

22 Sankiliṭṭhā.

23 Asaṅkiliṭṭhā.

24 Kilesasampayuttā.

25 Kilesavippayuttā.

26 Kilesā ceva sankilesikāca.

27 Sankilesikā ceva nocakilesā.

28 Kilesā ceva saṅkiṭṭhā ca.

29 Sankiliṭṭhā ceva nocakilesā.

30 Kilesā ceva kilesasampayuttā ca.

31 Kilesasampayuttā ceva no ca kilesā.

32 Kilesavippayuttā saṅkilesikā.

33 Kilesavippayuttā asaṅkilesikā.

34 Dassanena pahātabbā dhammā.

35 Na dassanena pahātabbā.

36 Bhāvanāya pahātabbā.

37 Na bhāva nāya pahātabbā.

38 Dassanena pahātabbahetukā.

39 Na dassanena pahātabbahetukā.

40 Shāvanāva pahātabbahetukā.

41 Na bhāvanāya pahātabbahetukā

42 Savitakkā

43 Avitakkā

44 Savicārā

45 Avicārā

46 Sappītikā

47 Appītikā

48 Pītisahagatā

49 Na pītisahagatā

50 Sukhasahagatā

51 Nasukhāsahagatā

52 Upekhāsahagatā

53 Na- upekkhāsahagatā

54 Kāmāvacarā

55 Avīciniraya

56 Paranimmitavasavattī. Một cõi chư Thiên cao nhất trong 11 cõi Dục giới

57 Nakāmāvacarā

58 Apariyāpanna

59 Rūpavacarā

60 Brahmaloka, tức là cõi Brahmakājikadeva, một cõi Phạm Thiên thấp cũa tầng Sơ Thiền

61 Akaniṭṭhadeva. Là một trong năm cõi Tịnh Cư Suddhāvāsa, thuộc Tứ thiền Sắc giới

62 Narūpavacana

63 Arūpāvacara

64 Ākāsānañcāyatanupagadeva

65 Nevasaññānāsaññāyatanupagadeva

66 Na- ārūpāvacarā

67 Pariyāpannā, tức là các pháp liênquan trong đời

68 Apariyāpannā, tức là pháp không liên quan trong đời

69 Niyyānikātức là các pháp dẫn đến Niết bàn

70 Aniyyānikā là các pháp không dẫn đến Niết bàn

71 Niyatā là pháp nhất định cho quả

72 Aniyatā là pháp không nhất định cho quả

73 Sa- uttarā

74 Anuttarā

75 Saraṇā

76 Araṇā

77 Vijjabhāgino

78 Avijjābhāgino

79 Vijjūpamā

80 Bālā

81 Paṇṇditā

82 Kaṇhā

83 Sukkā

84 Tapaniyā.

85 Atapaniyā.

86 Adhivacanā.

87 Adhivacanapathā.

88 Nirutti.

89 Niruttipathā.

90 Paññatti.

91 Paññattipathā.

92 Nāmaṃ.

93 Rūpaṃ.

94 Avijjā.

95 Bhavataṇhā.

96 Bhavadiṭṭhi.

97 Vibhavadiṭṭhi.

98 Sassatadiṭṭhi.

99 Ucchedadiṭṭhi.

100 Antavādiṭṭhi.

101 Anantavādiṭṭhi.

102 Pubbantānudiṭṭhi.

103 Aparatādiṭṭhi.

104 Ahirikaṃ.

105 Anottappaṃ.

106 Hirī.

107 Ottappaṃ

108 Dovacassatā.

109 Pāpamitatā.

110 Sovacassatā.

111 Kalyānamittatā.

112 Āpattikusalatā.

113 Āpattivuṭṭhānakusalatā.

114 Samāpattikusalatā.

115 Samāpattivuṭṭhānakusalatā.

116 Dhātukusalatā.

117 Manasikārakusalatā.

118 Āyatanakusalatā.

119 Paṭiccasamuppādakusalatā.

120 Ṭhānakusalatā.

121 Aṭṭhānakusalatā.

122 Ājjavo.

123 Maddavo.

124 Khanti.

125 Soraccaṃ.

126 Sākhalyaṃ.

127 Paṭisanthāro.

128 Indriya aguttadvāratā.

129 Bhojane amattañ tā.

130 Indriyesu guttadvāratā.

131 Bhoiane mattaññutā

132 Muṭṭhasaccaṃ

133 Asampajaññaṃ

134 Sati

135 Sampajaññaṃ

136 Patisaṅkhānabalaṃ

137 Bhāvanābalaṃ

138 Samatho

139 Vipassanā

140 Samathanimittaṃ

141 Paggāhanimittaṃ

142 Paggāho

143 Avikkhepo

144 Sīlavipatti

145 Diṭṭhivipatti

146 Sīlasampadā

147 Diṭṭhisampadā.

148 Saṃvego.

149 Saṃvejaniyaṃṭhānaṃ.

150 Saṃvego.

151 Saṃvejaniyaṃṭhānaṃ.

152 Khayeñāṇaṃ.

153 Anuppādeñāṇaṃ.

Bộ Pháp Tụ, E. Chương Trích Yếu

E. CHƯƠNG TRÍCH YẾU (ATTHUDDHARAKANDAW)

TAM ÐỀ (TIKA)

878 - Thế nào là các pháp thiện?

Tức thiện trong bốn lãnh vực. Ðây là các pháp thiện.

- Thế nào là các pháp bất thiện?

Tức mười hai tâm bất thiện khởi sanh. Ðây là các pháp bất thiện.

- Thế nào là các pháp vô ký?

Tức dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp vô ký.

879 - Thế nào là các pháp tương ưng lạc thọ?

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành hỷ, bốn tâm bất thiện, năm tâm dị thục và tố của thiện dục giới, ba hoặc bốn bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, ba hoặc bốn bậc thiền siêu thế thiện, dị thục, ngoại trừ lạc thọ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp tương ưng lạc thọ.

- Thế nào là các pháp tương ưng khổ thọ?

Tức hai tâm khởi sanh câu thành ưu, thân thức câu hành khổ, ngoại trừ khổ thọ phát sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp tương ưng khổ thọ.

- Thế nào là các pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ?

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành xả, sáu tâm bất thiện, mười tâm dị thục quả thiện dục giới, sáu tâm dị thục quả bất thiện, sáu tâm tố, tứ thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, bốn tâm thiện dị thục và tố thuộc vô sắc, tứ thiền siêu thế thiện và dị thục, ngoại trừ phi khổ phi lạc thọ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Ba thọ, sắc và Niết bàn, các pháp này không nên nói là tương ưng lạc thọ, hoặc tương ưng khổ thọ, hoặc tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

880 - Thế nào là các pháp dị thục?

Tức dị thục trong bốn lãnh vực. Ðây là các pháp dị thục.

- Thế nào là các pháp dị thục nhân?

Tức thiện trong bốn lãnh vực và bất thiện. Ðây là các pháp dị thục nhân.

- Thế nào là các pháp dị thục phi dị thục nhân?

Tức vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi dị thục phi dị thục nhân.

881 - Thế nào là các pháp thành do thủ cảnh thủ?

Tức dị thục trong ba lãnh vực, và bất cứ sắc nào do nghiệp tạo tác. Ðây là các pháp thành do thủ cảnh thủ.

- Thế nào là các pháp phi thành do thủ cảnh thủ?

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, vô ký tố trong ba lãnh vực, và bất cứ sắc nào không do nghiệp tạo tác. Ðây là các pháp phi thành do thủ cảnh thủ.

- Thế nào là các pháp phi thành do thủ và phi cảnh thủ?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp phi thành do thủ và phi cảnh thủ.

882 - Thế nào là các pháp phiền toái cảnh phiền não?

Tức mười hai tâm bất thiện khởi sanh. Ðây là các pháp phiền toái cảnh phiền não.

- Thế nào là các pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não?

Tức thiện trong ba lãnh vực: dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não.

- Thế nào là các pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn Sa môn quả và Niết bàn. Ðây là các pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não.

883 - Thế nào là các pháp hữu tầm hữu tứ?

Tức thiện dục giới, bất thiện, mười một tâm khởi sanh dị thục quả thiện dục giới, hai tâm dị thục quả bất thiện, mười một tâm tố, sơ thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, sơ thiền siêu thế thiện và dị thục, ngoại trừ tầm tứ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp hữu tầm hữu tứ.

- Thế nào là các pháp vô tầm vô tứ?

Nhị thiền sắc giới tính theo năm bậc thiền, dị thục và tố, nhị thiền siêu thế tính theo năm bậc thiền, dị thục, ngoại trừ tứ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp vô tầm vô tứ.

- Thế nào là các pháp vô tầm vô tứ?

Tức ngũ song thức, ba bậc từ tam thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, bốn tâm thiện, dị thục và tố thuộc vô sắc giới, ba bậc từ tam thiền siêu thế thiện và dị thục, từ khởi sanh trong nhị thiền tính theo năm bậc, sắc pháp và Niết bàn. Ðây là các pháp vô tầm vố tứ.

Tứ câu hành với tâm không nên nói là hữu tầm hữu tứ, vô tầm hữu tứ, vô tầm vô tứ.

884 - Thế nào là các pháp câu hành hỷ?

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành hỷ, bốn tâm bất thiện, năm tâm dị thục quả dục giới, năm tâm tố, hai hoặc ba bậc thiền siêu thế thiện, và dị thục, ngoại trừ hỷ, khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp câu hành hỷ.

- Thế nào là các pháp câu hành lạc?

Tức bốn tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành hỷ, bốn tâm bất thiện, sáu tâm dị thục quả thiện dục giới, năm tâm tố, ba bậc hoặc bốn bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, ba bậc hoặc bốn bậc thiền siêu thế thiện, và dị thục, ngoại trừ lạc thọ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp câu hành lạc.

- Thế nào là các pháp câu hành xả?

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành xả, sáu tâm bất thiện, mười tâm dị thục quả thiện dục giới, sáu tâm dị thục quả bất thiện, sáu tâm tố, tứ thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, bốn tâm thiện, dị thục và tố thuộc vô sắc giới, tứ thiền siêu thế thiện và dị thục, ngoại trừ xả thọ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp câu hành xả.

Hỷ không câu hành với hỷ, câu hành với lạc, không câu hành với xả; lạc không câu hành với lạc, câu hành với hỷ, không câu hành với xả; không nên nói là câu hành với hỷ.

Hai tâm khởi sanh câu hành ưu, thân thức câu hành khổ, pháp nào là xả thọ, sắc và Niết bàn, các pháp này không nên nói là câu hành hỷ, câu hành lạc, câu hành xả.

885 - Thế nào là các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ?

Tức bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi. Ðây là các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ.

- Thế nào là các pháp đáng do tu tiến đoạn trừ?

Tức tâm khởi sanh câu hành trạo cử. Ðây là các pháp đáng do tu tiến đoạn trừ.

Bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, các pháp này có đáng do tri kiến đoạn trừ, có đáng do tu tiến đoạn trừ.

- Thế nào là các pháp không đáng do tri kiến không đáng do tu tiến đoạn trừ?

Tức thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp không đáng do tri kiến không đáng do tu tiến đoạn trừ.

886 - Thế nào là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ?

Tức bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, ngoại trừ si khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ.

- Thế nào là các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ?

Tức tâm khởi sanh câu hành trạo cử, ngoại trừ si khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ.

Bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, các pháp này có hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ, có hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ.

- Thế nào là các pháp hữu nhân không đáng do tri kiến không đáng do tu tiến đoạn trừ?

Tức si câu hành hoài nghi, si câu hành trạo cử, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp hữu nhân không đáng do tri kiến đoạn trừ không đáng do tu tiến đoạn trừ.

887 - Thế nào là các pháp nhân đến tích tập?

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện. Ðây là các pháp nhân đến tích tập.

- Thế nào là các pháp nhân đến tịch diệt?

Tức bốn đạo siêu thế. Ðây là các pháp nhân đến tịch diệt.

- Thế nào là các pháp phi nhân đến tích tập và phi nhân đến tịch diệt?

Tức dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt.

888 - Thế nào là các pháp hữu học?

Tức bốn đạo siêu thế và ba quả Sa môn thấp. Ðây là các pháp hữu học.

- Thế nào là các pháp vô học?

Tức quả A La Hán cao tột. Ðây là các pháp vô học.

- Thế nào là các pháp phi hữu học phi vô học?

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi hữu học phi vô học.

889 - Thế nào là các pháp hy thiểu?

Tức thiện dục giới, bất thiện, tất cả dị thục dục giới, vô ký tố dục giới và tất cả sắc. Ðây là các pháp hy thiểu.

- Thế nào là các pháp đáo đại?

Tức thiện, vô ký sắc giới, vô sắc giới. Ðây là các pháp đáo đại.

- Thế nào là các pháp vô lượng?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp vô lượng.

890 - Thế nào là các pháp có cảnh hy thiểu?

Tức tất cả tâm dị thục dục giới, tố ý giới, tố vô nhân, ý thức giới câu hành hỷ. Ðây là các pháp có cảnh hy thiểu.

- Thế nào là các pháp có cảnh đáo đại?

Tức thức vô biên xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðây là các pháp có cảnh đáo đại.

- Thế nào là các pháp có cảnh vô lượng?

Tức bốn đạo siêu thế và bốn Sa môn quả. Ðây là các pháp có cảnh vô lượng.

Bốn tâm thiện dục giới khởi sanh bất tương ứng trí, bốn tâm tố khởi sanh bất tương ứng trí, tất cả bất thiện, các pháp này có cảnh hy thiểu, có cảnh đáo đại không có cảnh vô lượng; không nên nói là có cảnh hy thiểu, có cảnh đáo đại.

Bốn tâm thiện dục giới khởi sanh tương ưng, bốn tâm tố khởi sanh tương ưng trí, tứ thiền sắc giới thiện và tố, tố vô nhân, ý thức giới câu hành xả, các pháp này có cảnh hy thiểu, có cảnh đáo đại, có cảnh vô lượng.

Ba hoặc bốn bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, dị thục quả tứ thiền không vô biên xứ, vô sở hữu xứ, các pháp này không nên nói có cảnh hy thiểu, có cảnh đáo đại, có cảnh vô lượng. Sắc và Niết bàn bất tri cảnh.

891 - Thế nào là các pháp ty hạ?

Tức mười hai tâm bất thiện khởi sanh. Ðây là các pháp ty hạ.

- Thế nào là các pháp trung bình?

Tức thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả các sắc. Ðây là các pháp trung bình.

- Thế nào là các pháp tinh lương?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp tinh lương.

892 - Thế nào là các pháp cố định phần tà?

Bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, các pháp này có cố định phần tà, có phi cố định.

- Thế nào là các pháp cố định phần chánh?

Tức bốn đạo siêu thế. Ðây là các pháp cố định phần chánh.

- Thế nào là các pháp phi cố định?

Tức bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi cố định.

893 - Thế nào là các pháp có đạo là cảnh?

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh tương ưng trí, bốn tâm tố khởi sanh tương ưng trí, các pháp này có đạo là cảnh, không có đạo là nhân, không có đạo là trưởng. Bốn thánh đạo không có đạo là cảnh, có đạo là nhân, có đạo là trưởng, không nên nói có đạo là trưởng. Tứ thiền sắc giới thiện và tố, tố vô nhân, ý thức giới câu hành xả, các pháp này có đạo là cảnh, có đạo là trưởng, không có đạo là nhân, không nên nói có đạo là cảnh.

Bốn tâm thiện khởi sanh bất tương ưng trí, tất cả bất thiện, tất cả dị thục dục giới, sáu tâm tố khởi sanh, ba hoặc bốn bậc thiền sắc giới, dị thục và tố, tâm dị thục tứ thiền, bốn tâm thiện, dị thục và tố thuộc vô sắc giới và bốn Sa môn quả. Các pháp này không nên nói là có đạo là cảnh, có đạo là nhân, có đạo là trưởng. Sắc và Niết bàn là bất tri cảnh.

894 - Thế nào là các pháp sinh tồn?

Tức dị thục trong bốn lãnh vực và bất cứ sắc nào do nghiệp tạo tác. Các pháp này có sanh tồn có chuẩn sanh, không nên nói là vị sanh tồn.

Thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, vô ký tố trong ba lãnh vực và bất cứ sắc nào không do nghiệp tạo tác. Các pháp này có sanh tồn, có vị sanh tồn, không nên nói là chuẩn sanh.

Niết bàn không nên nói là sanh tồn, vị sanh tồn, chuẩn sanh.

895 - Ngoại trừ Niết bàn, tất cả pháp có quá khứ, có vị lai, có hiện tại. Niết bàn không nên nói là quá khứ, hiện tại, vị lai.

896 - Thế nào là các pháp có cảnh quá khứ?

Tức thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ. Ðây là các pháp có cảnh quá khứ. Các pháp có cảnh vị lai không có chắc chắn.

- Thế nào là các pháp có cảnh hiện tại?

Tức ngũ song thức và ba ý giới. Ðây là các pháp có cảnh hiện tại.

Mười tâm dị thục quả thiện dục giới sanh khởi, ý thức giới dị thục quả bất thiện câu hành xả, tố vô nhân, ý thức giới câu hành hỷ, các pháp này có cảnh quá khứ, có cảnh vị lai, có cảnh hiện tại.

Thiện dục giới, bất thiện, chín tâm tố khởi sanh, tứ thiền sắc giới thiện và tố, các pháp này có cảnh quá khứ, có cảnh vị lai, có cảnh hiện tại, không nên nói là có cảnh quá khứ, có cảnh vị lai, có cảnh hiện tại.

Ba hoặc bốn bậc thiền sắc giới thiện, dị thục, tố, dị thục tứ thiền, không vô biên xứ, vô sở hữu xứ, bốn đạo siêu thế và bốn quả Sa môn, các pháp này không nên nói là có cảnh quá khứ, có cảnh vị lai, có cảnh hiện tại. Sắc và Niết bàn là bất tri cảnh.

897 - Ngoại trừ sắc không liên hệ quyền và Niết bàn, tất cả pháp có nội phần, có ngoại phần, có nội ngoại phần.

Sắc không liên hệ quyền và Niết bàn là ngoại phần.

898 - Thế nào là các pháp có cảnh nội phần?

Tức thức vô biên xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðây là các pháp có cảnh nội phần.

- Thế nào là các pháp có cảnh ngoại phần?

Tức ba hoặc bốn bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, dị thục quả tứ thiền, không vô biên xứ, bốn đạo siêu thế và bốn quả Sa môn. Ðây là các pháp có cảnh ngoại phần.

Ngoại trừ sắc, tất cả pháp thiện, bất thiện, vô ký dục giới, tứ thiền sắc giới thiện và tố, các pháp này có cảnh nội phần, có cảnh ngoại phần, có cảnh nội ngoại phần.

Tâm vô sở hữu xứ không nên nói là có cảnh nội phần, có cảnh ngoại phần, có cảnh nội ngoại phần. Sắc và Niết bàn là bất tri cảnh.

899 - Thế nào là các pháp hữu kiến hữu đối chiếu?

Tức sắc xứ. Ðây là các pháp hữu kiến hữu đối chiếu.

- Thế nào là các pháp vô kiến vô đối chiếu?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... xúc xứ. Ðây là các pháp vô kiến hữu đối chiếu.

- Thế nào là các pháp vô kiến vô đối chiếu?

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, bất cứ sắc nào vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ và Niết bàn. Ðây là các pháp vô kiến vô đối chiếu.

(DỨT TAM ÐỀ.)

NHỊ ÐỀ (DUKA)

PHẦN TỤ NHÂN (HETUGOCCHAKA).

900 - Thế nào là các pháp nhân?

Tức ba nhân thiện, ba nhân bất thiện, ba nhân vô ký, vô tham nhân thiện, vô sân nhân thiện phát sanh trong thiện bốn lãnh vực, vô si nhân thiện phát sanh trong bốn lãnh vực ngoại trừ bốn tâm thiện dục giới khởi sanh bất tương ưng trí, tham phát sanh trong tám tâm khởi sanh câu hành tham, sân phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu, si phát sanh trong tất cả bất thiện; vô tham nhân dị thục, vô sân nhân dị thục phát sanh trong bốn lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân dị thục dục giới, vô si nhân dị thục phát sanh trong bốn lãnh vực dị thục ngoại trừ những tâm khởi sanh bất tương ưng trí; vô tham nhân của tố, vô sân nhân của tố phát sanh trong ba lãnh vực tố, ngoại trừ những tâm khởi sanh tố dục giới vô nhân, vô si nhân của tố phát sanh trong ba lãnh vực, ngoại trừ những tâm khởi sanh tố dục giới vô nhân, ngoại trừ bốn tâm tố dục giới bất tương ưng trí. Ðây là các pháp nhân.

- Thế nào là các pháp phi nhân?

Ngoại trừ các nhân, còn lại thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi nhân.

901 - Thế nào là các pháp hữu nhân?

Ngoại trừ si câu hành hoài nghi, câu hành trạo cử, còn lại bất thiện, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân dị thục dục giới; vô ký tố trong ba lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân tố dục giới. Ðây là các pháp hữu nhân.

- Thế nào là các pháp vô nhân?

Tức si câu hành hoài nghi, si câu hành trạo cử, ngũ song thức, ba ý giới, năm ý thức giới vô nhân, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp vô nhân.

902 - Thế nào là các pháp tương ưng nhân?

Ngoại trừ si câu hành hoài nghi, câu hành trạo cử, còn lại bất thiện, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân dị thục dục giới, vô ký tố trong ba lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân tố dục giới. Ðây là các pháp tương ưng nhân.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng nhân?

Tức si câu hành hoài nghi, si câu hành trạo cử, ngũ song thức, ba ý giới, năm ý thức giới vô nhân, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng nhân.

903 - Thế nào là các pháp nhân và hữu nhân?

Hai nhân hoặc ba nhân phát sanh cùng một lúc trong bất luận tâm nào. Ðây là các pháp nhân và hữu nhân.

- Thế nào là các pháp hữu nhân mà phi nhân?

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân dị thục dục giới, vô ký tố trong ba lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân tố dục giới, ngoại trừ pháp nhân khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp hữu nhân mà phi nhân.

Các pháp vô nhân không nên nói là nhân và hữu nhân, hữu nhân mà phi nhân.

904 - Thế nào là các pháp nhân và tương ưng nhân?

Hai nhân hoặc ba nhân phát sanh cùng một lúc trong bất luận tâm nào. Ðây là các pháp nhân và tương ưng nhân.

- Thế nào là các pháp tương ưng nhân mà phi nhân?

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân dị thục dục giới, vô ký tố trong ba lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân tố dục giới, ngoại trừ các nhân khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp tương ưng nhân mà phi nhân.

Các pháp bất tương ưng nhân không nên nói là nhân và tương ưng nhân, tương ưng nhân mà phi nhân.

905 - Thế nào là các pháp phi nhân mà hữu nhân?

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân dị thục dục giới, vô ký tố trong ba lãnh vực ngoại trừ những tâm vô nhân tố dục giới, ngoại trừ các nhân khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp phi nhân mà hữu nhân.

- Thế nào là các pháp phi nhân và vô nhân?

Tức ngũ song thức, ba ý giới, năm ý thức giới vô nhân, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi nhân và vô nhân.

Các pháp nhân không nên nói là phi nhân mà hữu nhân, phi nhân và vô nhân.

(DỨT PHẦN TỤ NHÂN.)

PHẦN NHỊ ÐỀ TIỂU ÐỈNH (CŪLANTARADUKA).

906 - Thế nào là các pháp hữu duyên?

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp hữu duyên.

- Thế nào là các pháp vô duyên?

Tức Niết bàn. Ðây là các pháp vô duyên.

907 - Thế nào là các pháp hữu vi?

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp hữu vi.

- Thế nào là các pháp vô vi?

Tức Niết bàn. Ðây là các pháp vô vi.

908 - Thế nào là các pháp hữu kiến?

Tức sắc xứ. Ðây là các pháp hữu kiến.

- Thế nào là các pháp vô kiến?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... xúc xứ, thiện trong bốn lãnh vực bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, cùng tất cả sắc nào vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ và Niết bàn. Ðây là các pháp vô kiến.

909 - Thế nào là các pháp hữu đối chiếu?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... sắc xứ. Ðây là các pháp hữu đối chiếu.

- Thế nào là các pháp vô đối chiếu?

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực cùng tất cả sắc nào vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ và Niết bàn. Ðây là các pháp vô đối chiếu.

910 - Thế nào là các pháp sắc?

Tức bốn đại hiển và sắc nương bốn đại hiển. Ðây là các pháp sắc.

- Thế nào là các pháp phi sắc?

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và Niết bàn. Ðây là các pháp phi sắc.

911 - Thế nào là các pháp hiệp thế?

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp hiệp thế.

- Thế nào là các pháp siêu thế?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp siêu thế.

912 - Tất cả pháp có phần đáng bị biết, có phần không đáng bị biết.

(DỨT NHỊ ÐỀ TIỂU ÐỈNH.)

PHẦN TỤ LẬU (ASAVAGOCCHAKA).

913 - Thế nào là các pháp lậu?

Tức bốn lậu là: dục lậu, hữu lậu, kiến lậu và vô minh lậu; dục lậu phát sanh tám tâm khởi sanh câu hành tham, hữu lậu phát sanh trong bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, kiến lậu phát sanh trong bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến. Vô minh lậu phát sanh trong tất cả bất thiện. Ðây là các pháp lậu.

- Thế nào là các pháp phi lậu?

Ngoại trừ các lậu, còn lại bất thiện, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi lậu.

914 - Thế nào là các pháp có cảnh lậu?

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp có cảnh lậu.

915 - Thế nào là các pháp tương ưng lậu?

Tức hai tâm khởi sanh câu hành ưu ngoại trừ si sanh khởi trong những tâm này, ngoại trừ si câu hành hoài nghi, si câu hành trạo cử, còn lại bất thiện. Ðây là các pháp tương ưng lậu.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng lậu?

Tức si phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu, si câu hành hoài nghi, si câu hành trạo cử, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong bốn lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng lậu.

916 - Thế nào là các pháp lậu và cảnh lậu?

Chính các lậu ấy là lậu và cảnh lậu.

- Thế nào là các pháp cảnh lậu mà phi cảnh lậu?

Ngoại trừ các lậu, còn lại bất thiện, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh lậu mà phi lậu.

Các pháp phi cảnh lậu không nên nói là lậu và cảnh lậu, cảnh lậu mà phi lậu.

917 - Thế nào là các pháp lậu và tương ưng lậu?

Tức hai lậu hoặc ba lậu phát sanh cùng một lúc trong bất luận tâm nào. Ðây là các pháp lậu mà tương ưng lậu.

- Thế nào là các pháp tương ưng lậu mà phi lậu?

Ngoại trừ các lậu, còn lại bất thiện. Ðây là các pháp tương ưng lậu mà phi lậu.

918 - Thế nào là các pháp bất tương ưng lậu mà cảnh lậu?

Tức si phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu, si câu hành hoài nghi, si câu hành trạo cử, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp bất tương ưng lậu mà cảnh lậu.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng lậu mà phi cảnh lậu?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng lậu và phi cảnh lậu.

Các pháp tương ưng lậu không nên nói là bất tương ưng lậu mà cảnh lậu, bất tương ưng lậu và phi cảnh lậu.

(DỨT PHẦN TỤ LẬU.)

PHẦN TỤ TRIỀN (SAÑÑOJANAGOCCHAKA)

919 - Thế nào là các pháp triền?

Tức mười triền là: ái dục triền, phẫn nộ triền, mạn triền, kiến triền, hoài nghi triền, giới cấm khinh thị triền, ái hữu triền, tật triền, lận triền, vô minh triền; ái dục triền phát sanh trong tám tâm khởi sanh câu hành tham; phẫn nộ triền phát sanh trong hai tâm khởi hành câu hành ưu; mạn triền phát sanh trong bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến; kiến triền phát sanh trong bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến; hoài nghi triền phát sanh trong tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, giới cấm khinh thị triền phát sanh trong bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, ái hữu triền phát sanh trong bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, tật triền, lận triền phát sanh trong những câu hành ưu và vô minh triền phát sanh trong tất cả bất thiện. Ðây là các pháp triền.

- Thế nào là các pháp phi triền?

Ngoại trừ các triền, còn lại bất thiện, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi triền.

920 - Thế nào là các pháp cảnh triền?

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh triền.

- Thế nào là các pháp phi cảnh triền?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp phi cảnh triền.

921 - Thế nào là các pháp tương ưng triền?

Ngoại trừ si câu hành trạo cử, còn lại bất thiện. Ðây là các pháp tương ưng triền.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng triền?

Tức si câu hành trạo cử, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng triền.

922 - Thế nào là các pháp triền và cảnh triền?

Chính các triền ấy là triền và cảnh triền.

- Thế nào là các pháp cảnh triền mà phi triền?

Ngoại trừ các triền, còn lại bất thiện, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh triền mà phi triền.

Các pháp phi cảnh triền không nên nói là triền và cảnh triền, cảnh mà phi triền.

923 - Thế nào là các pháp triền và tương ưng triền?

Hai hoặc ba triền cùng phát sanh trong một lúc trong bất luận tâm nào. Ðây là các pháp triền và tương ưng triền.

- Thế nào là các pháp tương ưng triền mà phi triền.

Ngoại trừ các triền, còn lại bất thiện. Ðây là các pháp tương ưng triền mà phi triền.

Các pháp bất tương ưng triền không nên nói là triền và tương ưng triền, tương ưng triền mà phi triền.

924 - Thế nào là các pháp bất tương ưng triền mà cảnh triền?

Tức si câu hành trạo cử, thiện trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp bất tương ưng triền mà cảnh triền.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng triền và phi cảnh triền?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng triền mà phi cảnh triền.

Các pháp tương ưng triền không nên nói là bất tương ưng triền mà cảnh triền, bất tương ưng triền và phi cảnh triền.

(DỨT PHẦN TỤ TRIỀN.)

PHẦN TỤ PHƯỢC (GANTHAGOCCHAKA)

925 - Thế nào là các pháp phược?

Tức bốn phược là: tham ác thân phược, sân độc thân phược, giới cấm khinh thị thân phược, thử thực chấp thân phược; tham ác thân phược phát sanh trong tám tâm khởi sanh câu hành tham; sân độc thân phược phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu; giới cấm khinh thị thân phược khởi sanh và thử thực chấp thân phược phát sanh trong bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến. Ðây là các pháp phược.

- Thế nào là các pháp phi phược?

Ngoại trừ các phược, còn lại bất thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi phược.

926 - Thế nào là các pháp cảnh phược?

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh phược.

- Thế nào là các pháp phi cảnh phược?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp phi cảnh phược.

927 - Thế nào là các pháp tương ưng phược?

Tức bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, ngoại trừ tham khởi sanh trong những tâm này, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, ngoại trừ phẫn nộ khởi sanh trong hai tâm này. Ðây là các pháp tương ưng phược.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng phược?

Tức tham phát sanh trong bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến; phẫn nộ phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng phược.

928 - Thế nào là các pháp phược và cảnh phược?

Chính các pháp phược ấy là phược và cảnh phược.

- Thế nào là các pháp cảnh phược mà phi phược?

Ngoại trừ các phược, còn lại bất thiện, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh phược mà phi phược.

Các pháp phi cảnh phược không nên nói là phược và cảnh phược, cảnh phược mà phi phược.

929 - Thế nào là các pháp phược và tương ưng phược?

Tức kiến và tham phát sanh cùng một lúc trong bất luận tâm nào. Ðây là các pháp phược và tương ưng phược.

- Thế nào là các pháp tương ưng phược mà phi phược?

Tức tám tâm khởi sanh câu hành tham, hai tâm khởi sanh câu hành ưu ngoại trừ các phược khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp tương ưng phược mà phi phược.

Các pháp bất tương ưng phược không nên nói là phược và tương ưng phược, tương ưng phược mà phi phược.

930 - Thế nào là các pháp bất tương ưng phược mà cảnh phược?

Tức tham phát sanh trong bốn tâm câu hành tham bất tương ưng kiến; phẫn nộ phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp bất tương ưng phược mà cảnh phược.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng phược và phi cảnh phược?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng phược và phi cảnh phược.

Các pháp tương ưng phược không nên nói là bất tương ưng phược mà cảnh phược, đây là bất tương ưng phược và phi cảnh phược.

(DỨT PHẦN TỤ PHƯỢC.)

PHẦN TỤ BỘC VÀ TỤ PHỐI (OGHAGOCCHAKA - YOGAGOCCHAKA)

931 - Thế nào là các pháp bộc? ... (trùng) ...

- Thế nào là các pháp phối? ... (trùng) ...

(DỨT PHẦN TỤ BỘC VÀ TỤ PHỐI.)

PHẦN TỤ CÁI (NĪVARANAGOCCHAKA).

- Thế nào là các pháp cái?

Tức sáu cái là: dục dục cái, sân độc cái, hôn thụy cái, trạo hối cái, hoài nghi cái, vô minh cái; dục dục cái phát sanh trong tám tâm khởi sanh câu hành tham; sân độc cái phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu; hôn thụy cái phát sanh trong những tâm bất thiện hữu dẫn; trạo cử cái phát sanh trong những tâm khởi sanh câu hành trạo cử; hối hận cái phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu; hoài nghi cái phát sanh trong tâm khởi sanh câu hành hoài nghi; vô minh cái phát sanh trong tất cả bất thiện. Ðây là các pháp cái.

- Thế nào là các pháp phi cái?

Ngoại trừ các cái, còn lại bất thiện, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi cái.

932 - Thế nào là các pháp cảnh cái?

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh cái.

- Thế nào là các pháp phi cảnh cái?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp phi cảnh cái.

933 - Thế nào là các pháp tương ưng cái?

Tức mười hai tâm bất thiện khởi sanh. Ðây là các pháp tương ưng cái.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng cái?

Tức thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng cái.

934 - Thế nào là các pháp cái và cảnh cái?

Chính các cái ấy là cái và cảnh cái.

- Thế nào là các pháp cảnh cái mà phi cái?

Ngoại trừ các cái, còn lại bất thiện, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh cái mà phi cái.

Các pháp phi cảnh cái không nên nói cái và cảnh cái, cảnh cái mà phi cái.

935 - Thế nào là các pháp cái và tương ưng cái?

Tức hai hoặc ba cái phát sanh cùng một lúc trong bất luận tâm nào. Ðây là các pháp cái và tương ưng cái.

- Thế nào là các pháp tương ưng cái mà phi cái?

Ngoại trừ các cái, còn lại bất thiện. Ðây là các pháp tương ưng cái mà phi cái.

Các pháp bất tương ưng cái không nên nói là cái và tương ưng cái, tương ưng cái mà phi cái.

936 - Thế nào là các pháp bất tương ưng cái mà cảnh cái?

Tức thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp bất tương ưng cái mà phi cảnh cái.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng cái và phi cảnh cái?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng cái và phi cảnh cái.

Các pháp tương ưng cái không nên nói là bất tương ưng cái mà cảnh cái, bất tương ưng cái và phi cảnh cái.

(DỨT PHẦN TỤ CÁI.)

PHẦN TỤ KHINH THỊ (PARĀMĀSAGOCCHAKA).

937 - Thế nào là các pháp khinh thị?

Tức kiến khinh thị phát sanh trong bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến. Ðây là các pháp khinh thị.

- Thế nào là các pháp phi khinh thị?

Ngoại trừ khinh thị, còn lại bất thiện, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi khinh thị.

938 - Thế nào là các pháp cảnh khinh thị?

Tức thiện trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh khinh thị.

- Thế nào là các pháp phi cảnh khinh thị?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp phi cảnh khinh thị.

939 - Thế nào là các pháp tương ưng khinh thị?

Tức bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến ngoại trừ khinh thị khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp tương ưng khinh thị.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng khinh thị?

Tức bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, hai tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và Niết bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng khinh thị.

Khinh thị không nên nói là tương ưng khinh thị, bất tương ưng khinh thị.

940 - Thế nào là các pháp khinh thị và cảnh khinh thị?

Chính khinh thị ấy là khinh thị và cảnh khinh thị.

- Thế nào là các pháp cảnh khinh thị mà phi cảnh khinh thị?

Ngoại trừ khinh thị, còn lại bất thiện, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị.

Các pháp phi cảnh khinh thị không nên nói là khinh thị và cảnh khinh thị, cảnh khinh thị mà phi khinh thị.

941 - Thế nào là các pháp bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị?

Tức bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc.

Ðây là các pháp bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng khinh thị và phi khinh thị?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng khinh thị và phi cảnh khinh thị.

Các pháp khinh thị và tương ưng khinh thị không nên nói là bất tương ưng khinh thị và cảnh khinh thị, bất tương ưng khinh thị và phi cảnh khinh thị.

(DỨT PHẦN TỤ KHINH THỊ.)

PHẦN NHỊ ÐỀ ÐẠI ÐỈNH (MAHANTARADUKA).

942 - Thế nào là các pháp hữu cảnh?

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực. Ðây là các pháp hữu cảnh.

- Thế nào là các pháp vô cảnh?

Tức sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp vô cảnh.

943 - Thế nào là các pháp tâm?

Tức nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý giới, ý thức giới. Ðây là các pháp tâm.

- Thế nào là các pháp phi tâm?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi tâm.

944 - Thế nào là các pháp sở hữu tâm?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp sở hữu tâm.

- Thế nào là các pháp phi sở hữu tâm?

Tức tâm, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi sở hữu tâm.

945 - Thế nào là các pháp tương ưng tâm?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp tương ưng tâm.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng tâm?

Tức sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng tâm.

Tâm không nên nói là tương ưng tâm, bất tương ưng tâm.

946 - Thế nào là các pháp hòa với tâm?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp hòa với tâm.

- Thế nào là các pháp phi hòa với tâm?

Tức sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi hòa với tâm.

947 - Thế nào là các pháp có tâm sở sanh?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri, khẩu biểu tri; hoặc có sắc nào khác sanh do tâm, do tâm làm nhân, do tâm làm sở sanh, là sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là các pháp có tâm làm sở sanh.

- Thế nào là các pháp phi tâm sở sanh?

Tức tâm, sắc còn lại và Niết bàn. Ðây là các pháp phi tâm sở sanh.

948 - Thế nào là các pháp đồng hiện hữu với tâm?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri, khẩu biểu tri. Ðây là các pháp đồng hiện hữu với tâm.

- Thế nào là các pháp phi đồng hiện hữu với tâm?

Tức tâm, sắc còn lại và Niết bàn. Ðây là các pháp phi đồng hiện hữu với tâm.

949 - Thế nào là các pháp tùy chuyển với tâm?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri, khẩu biểu tri. Ðây là các pháp tùy chuyển với tâm.

- Thế nào là các pháp phi tùy chuyển với tâm?

Tức tâm, sắc còn lại và Niết bàn. Ðây là các pháp phi tùy chuyển với tâm.

950 - Thế nào là các pháp hòa sở sanh với tâm?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp hòa sở sanh với tâm.

- Thế nào là các pháp phi hòa sở sanh với tâm?

Tức tâm, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi hòa sở sanh với tâm.

951 - Thế nào là các pháp hòa sở sanh đồng hiện hữu với tâm?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp hòa sở sanh đồng hiện hữu với tâm.

- Thế nào là các pháp phi hòa sở sanh đồng hiện hữu với tâm?

Tức tâm, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi hòa sở sanh đồng hiện hữu với tâm.

952 - Thế nào là các pháp hòa sở sanh tùy chuyên với tâm?

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp hòa sở sanh tùy chuyển với tâm.

- Thế nào là các pháp phi hòa sở sanh tùy chuyển với tâm?

Tức tâm, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi hòa sở sanh tùy chuyển với tâm.

953 - Thế nào là các pháp nội phần?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... ý xứ. Ðây là các pháp nội phần.

- Thế nào là các pháp ngoại phần?

Tức sắc xứ ... (trùng) ... pháp xứ. Ðây là các pháp ngoại phần.

954 - Thế nào là các pháp y sinh?

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là các pháp y sinh.

- Thế nào là các pháp phi y sinh?

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, bốn sắc đại hiển và Niết bàn. Ðây là các sắc phi y sinh.

955 - Thế nào là các pháp thành do thủ?

Tức dị thục trong ba lãnh vực và bất cứ sắc nào do nghiệp tạo tác. Ðây là các pháp thành do thủ.

- Thế nào là các pháp phi thành do thủ?

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, vô ký tố trong ba lãnh vực, bất cứ sắc nào không do nghiệp tạo tác, bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp phi thành do thủ.

(DỨT PHẦN NHỊ ÐỀ ÐẠI ÐỈNH)

PHẦN TỤ THỦ (Upādānagocchaka)

956 - Thế nào là các pháp thủ?

Tức bốn thủ: dục dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã chấp thủ; dục thủ phát sanh trong tám tâm khởi sanh câu hành tham, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã chấp thủ phát sanh trong bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến. Ðây là các pháp thủ.

- Thế nào là các pháp phi thủ?

Ngoại trừ các thủ, còn lại là bất thiện, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi thủ.

957 - Thế nào là các pháp cảnh thủ?

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh thủ.

- Thế nào là các pháp phi cảnh thủ?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp phi cảnh thủ.

958 - Thế nào là các pháp tương ưng thủ?

Tức bốn tâm khởi sanh câu hành tham tương ưng kiến, bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, ngoại trừ tham khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp tương thủ.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng thủ?

Tức tham phát sanh trong bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, hai tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng thủ.

959 - Thế nào là các pháp thủ và cảnh thủ?

Chính các thủ ấy là thủ và cảnh thủ.

- Thế nào là các pháp cảnh thủ mà phi thủ?

Ngoài trừ các thủ, còn lại bất thiện, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh thủ mà phi thủ.

960 - Thế nào là các pháp thủ và tương ưng thủ?

Tức kiến và tham phát sinh cùng một lúc trong bất luận tâm nào. Ðây là các pháp thủ và tương ưng thủ.

- Thế nào là các pháp tương ưng thủ mà phi thủ?

Tức tám tâm khởi sanh câu hành tham ngoại trừ các thủ khởi sanh trong các tâm này. Ðây là các pháp tương ưng thủ mà phi thủ.

Các pháp bất tương ưng thủ không nên nói là thủ và tương ưng thủ, tương ưng thủ mà phi thủ.

961 - Thế nào là các pháp bất tương thủ mà cảnh thủ?

Tức tham phát sanh trong bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp bất tương ưng thủ mà cảnh thủ.

- Thế nào là các pháp bất tương thủ và phi cảnh thủ?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng thủ và phi cảnh thủ.

Các pháp tương ưng thủ không nên nói là bất tương ưng thủ mà cảnh thủ, bất tương ưng và phi cảnh thủ.

(DỨT PHẦN TỤ THỤ)

PHẦN TỤ PHIỀN NÃO (Kilesagocchaka)

962 - Thế nào là các pháp phiền não?

Tức mười điều phiền não là: tham, sân, si, mạn, kiến, hoài nghi, hôn trầm, trạo cử, vô tàm, vô úy; tham phát sanh trong tám tâm khởi sanh câu hành tham, sân phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu, si phát sanh trong tất cả bất thiện; mạn phát sanh trong bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, kiến phát sanh trong bốn tâm khởi sanh câu hành tham tương ưng kiến; hoài nghi phát sanh trong những tâm câu hành hoài nghi, hôn trầm phát sanh trong những tâm hữu dẫn bất thiện; trạo cử, vô tàm, vô úy phát sanh trong tất cả bất thiện. Ðây là các pháp phiền não.

- Thế nào là các pháp phi phiền não?

Ngoại trừ các phiền não, còn lại bất thiện, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, Sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi phiền não.

963 - Thế nào là các pháp cảnh phiền não?

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp phiền não.

- Thế nào là các pháp phi cảnh phiền não?

Tức bốn đạo Siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp phi cảnh phiền não.

964 - Thế nào là các pháp phiền toái?

Tức mười hai tâm bất thiện khởi sanh. Ðây là các pháp phiền toái.

- Thế nào là các pháp phi phiền toái?

Tức thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi phiền toái.

965 - Thế nào là các pháp tương ưng phiền não?

Tức mười hai tâm bất thiện khởi sanh. Ðây là các pháp tương ưng phiền não.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng phiền não?

Tức thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng phiền não.

966 - Thế nào là các pháp phiền não và cảnh phiền não?

Tức các phiền não ấy là phiền não và cảnh phiền não.

- Thế nào là các pháp cảnh phiền não mà phi phiền não?

Ngoại trừ các phiền não, còn lại bất thiện, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh phiền não mà phi phiền não.

Các pháp phi cảnh phiền não không nên nói phiền não và cảnh phiền não, cảnh phiền não mà phi phiền não.

967 - Thế nào là các pháp phiền não và phiền toái?

Chính các phiền não ấy là phiền não và phiền toái.

- Thế nào là các phiền toái mà phi phiền não?

Ngoại trừ các phiền não, còn lại bất thiện. Ðây là các pháp phiền toái mà phi phiền não.

Các pháp phi phiền toái không nên nói là phiền não và phiền toái, phiền toái mà phi phiền não.

968 - Thế nào là các pháp phiền não và tương ưng phiền não?

Hai hoặc ba phiền não phát sanh cùng một lúc trong bất luận tâm nào. Ðây là các pháp phiền não và tương ưng phiền não.

- Thế nào là các pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não?

Ngoại trừ các phiền não, còn lại bất thiện. Ðây là các pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não.

Các pháp bất tương ưng phiền não không nên nói là phiền não và tương ưng phiền não, tương ưng phiền não mà phi phiền não.

969 - Thế nào là các pháp bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não?

Tức thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não.

- Thế nào là các pháp bất tương ưng phiền não và phi cảnh phiền não.

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng phiền não và phi cảnh phiền não.

Các pháp bất tương ưng phiền não không nên nói là bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não, bất tương ưng phiền não và phi cảnh phiền não.

(DỨT PHẦN TỤ PHIỀN NÃO)

PHẦN NHỊ ÐỀ YÊU BỐI (Pitthiduka)

970 - Thế nào là các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ?

Tức bốn tâm khởi sanh tương ứng kiến, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi. Ðây là các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ.

Bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, các pháp này có đáng do tri kiến đoạn trừ, có không đáng do tri kiến đoạn trừ.

- Thế nào là các pháp không đáng do tri kiến đoạn trừ?

Tức tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp không đáng do tri kiến đoạn trừ.

971 - Thế nào là các pháp đáng do tu tiến đoạn trừ?

Tức tâm khởi sanh câu hành trạo cử. Ðây là các pháp đáng do tu tiến đoạn trừ.

Bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, các pháp này có đáng do tu tiến đoạn trừ, có không đáng do tu tiến đoạn trừ.

- Thế nào là các pháp không đáng do tu tiến đoạn trừ đoạn trừ?

Tức bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp không đáng do tu tiến đoạn trừ.

972 - Thế nào là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ?

Tức bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, ngoại trừ si khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ.

Bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, các pháp hữu nhân này có đáng do tri kiến đoạn trừ, có hữu nhân không đáng do tri kiến đoạn trừ.

- Thế nào là các pháp hữu nhân không đáng do tri kiến đoạn trừ?

Tức si câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp hữu nhân không đáng do tri kiến đoạn trừ.

973 - Thế nào là các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ?

Tức tâm khởi sanh câu hành trạo cử, ngoại trừ si khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ.

Bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, các pháp hữu nhân này có đáng do tu tiến đoạn trừ, có hữu nhân không đáng do tu tiến đoạn trừ.

- Thế nào là các pháp hữu nhân không đáng do tu tiến đoạn trừ?

Tức bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, si câu hành trạo cử, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp hữu nhân không đáng do tu tiến đoạn trừ.

974 - Thế nào là các pháp hữu tầm?

Tức thiện dục giới, bất thiện, mười một tâm khởi sanh dị thục quả thiện dục giới, hai tâm dị thục quả bất thiện, mười một tâm tố dục giới, sơ thiền sắc giới thiện, dị thục, vô ký tố, sơ thiền siêu thế thiện, dị thục, ngoại trừ tâm khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp hữu tầm.

- Thế nào là các pháp vô tầm?

Tức ngũ song thức, hai hoặc ba bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, tâm thiện, dị thục và tố thuộc vô sắc giới, hai hoặc ba bậc thiền siêu thế thiện và dị thục, tầm, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp vô tầm.

975 - Thế nào là các pháp hữu tứ?

Tức thiện dục giới, bất thiện, mười một tâm khởi sanh dị thục quả thiện dục giới, hai tâm dị thục quả bất thiện, mười một tâm tố, một hoặc hai bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, một hoặc hai bậc thiền siêu thế thiện và dị thục, ngoại trừ tứ trong những tâm này. Ðây là các pháp hữu tứ.

- Thế nào là các pháp vô tứ?

Tức ngũ song thức, ba bậc từ tam thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, thuộc vô sắc giới, ba bậc từ tam thiền siêu thế thiện, dị thục, tứ, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp vô tứ.

976 - Thế nào là các pháp hữu hỷ?

Tức bốn tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành hỷ, bốn tâm bất thiện, năm tâm dị thục quả thiện dục giới, năm tâm tố, hai hoặc ba bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, hai hoặc ba bậc thiền siêu thế thiện và dị thục, ngoại trừ hỷ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp hữu hỷ.

- Thế nào là các pháp vô hỷ?

Tức bốn tâm thiện khởi sanh câu hành xả, tám tâm bất thiện, mười một tâm dị thục quả thiện dục giới, bảy tâm dị thục quả bất thiện, dị thục và tố thuộc sắc giới, hai hoặc ba bậc siêu thế thiện mười một tâm dị thục quả thiện dục giới, bảy tâm dị thục quả bất thiện, sáu tâm tố ba hoặc bốn bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, bốn tâm thiện, dị thục và tố thuộc vô sắc giới, hai hoặc ba bậc thiền siêu thế thiện, dị thục, hỷ, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp vô hỷ.

977 - Thế nào là các pháp câu hành hỷ?

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành hỷ, bốn tâm bất thiện, năm tâm dị thục quả thiện dục giới, năm tâm tố, hai hoặc ba bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, hai hoặc ba bậc thiền siêu thế thiện và dị thục, ngoại trừ hỷ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp câu hành hỷ.

- Thế nào là các pháp phi câu hành hỷ?

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành xả, tám tâm bất thiện, mười một tâm dị thục quả thiện dục giới, bảy tâm dị thục quả bất thiện, sáu tâm tố, ba hoặc bốn bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, tâm thiện, dị thục và tố thuộc vô sắc giới, ba hoặc bốn bậc thiền siêu thế thiện, dị thục, hỷ, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp câu hành hỷ.

978 - Thế nào là các pháp câu hành lạc?

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành hỷ, tức bốn tâm bất thiện, sáu tâm dị thục quả thiện dục giới, năm tâm tố, ba hoặc bốn bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, ba hoặc bốn bậc thiền siêu thế thiện và dị thục, ngoại trừ lạc thọ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp câu hành lạc.

Tức bốn tâm thiện khởi sanh câu hành xả tám tấm bất thiện mười tâm dị thục quả thiện dục giới, bảy tâm dị thục quả bất thiện, sáu tâm tố, tứ thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, bốn tâm thiện, dị thục và tố thuộc sắc giới, tứ thiền siêu thế thiện, dị thục, lạc thọ, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi câu hành lạc.

979 - Thế nào là các pháp câu hành xả?

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành xả, sáu tâm bất thiện, mười tâm dị thục quả thiện dục giới, sáu tâm dị thục quả bất thiện, sáu tâm tố, tứ thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, bốn tâm thiện, dị thục và tố thuộc vô sắc giới, tứ thiền siêu thế thiện và dị thục, ngoại trừ xả thọ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp câu hành xả.

- Thế nào là các pháp phi câu hành xả?

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành hỷ, sáu tâm bất thiện, sáu tâm dị thục quả thiện dục giới, một tâm dị thục quả bất thiện, năm tâm tố, ba hoặc bốn bậc thiền siêu thế thiện, dị thục, xả thọ, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi câu hành xả.

980 - Thế nào là các pháp dục giới?

Tức thiện dục giới, bất thiện, tất cả dị thục dục giới, vô ký tố dục giới, và tất cả sắc. Ðây là các pháp dục giới.

- Thế nào là các pháp phi dục giới?

Tức sắc giới, vô sắc giới và siêu thế. Ðây là các pháp phi dục giới.

981 - Thế nào là các pháp sắc giới?

Tức bốn hoặc năm bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố. Ðây là các pháp sắc giới.

- Thế nào là các pháp phi sắc giới?

Tức dục giới, vô sắc giới và siêu thế. Ðây là các pháp phi sắc giới.

982 - Thế nào là các pháp vô sắc giới?

Tức bốn tâm thiện, dị thục và tố thuộc vô sắc giới. Ðây là các pháp vô sắc giới.

- Thế nào là các pháp phi vô sắc giới?

Tức dục giới, sắc giới và siêu thế. Ðây là các pháp phi vô sắc giới.

983 - Thế nào là các pháp hệ thuộc?

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, và tất cả sắc. Ðây là các pháp hệ thuộc.

- Thế nào là các pháp phi hệ thuộc?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp phi hệ thuộc.

984 - Thế nào là các pháp dẫn xuất?

Tức bốn đạo siêu thế. Ðây là các pháp dẫn xuất.

- Thế nào là các pháp phi dẫn xuất?

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi dẫn xuất.

985 - Thế nào là các pháp cố định?

Tức bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, các pháp này có cố định, có phi cố định. Bốn đạo siêu thế. Ðây là các pháp cố định.

- Thế nào là các pháp phi cố định?

Bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong ba lãnh vực, sắc và Niết bàn. Ðây là các pháp phi cố định.

986 - Thế nào là các pháp hữu thượng?

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, và tất cả sắc. Ðây là các pháp hữu thượng.

- Thế nào là các pháp vô thượng?

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Niết bàn. Ðây là các pháp vô thượng.

987 - Thế nào là các pháp hữu tranh?

Tức mười hai tâm bất thiện khởi sanh. Ðây là các pháp hữu tranh.

- Thế nào là các pháp vô tranh?

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc pháp và Niết bàn. Ðây là các pháp vô tranh.

(DỨT PHẦN NHỊ ÐỀ YÊU BỐI.)

BỘ LUẬN PHÁP TỤ CHẤM DỨT

DHAMMASAṄGAṆĪPAKARAṆAṂ NIṬṬHITAṂ

TRÍCH CÚ TỪ ÐIỂN

PADABHĀJANĪYĀNUKKAMO.

Akakkhaḷatā 59. 60. 243. 532. 581. 672. 859. Sự không cứng rắn, trạng thái không thô cứng.

Akathinatā 59. 60. 243. 532. 581. 672. 859. Sự không thô thiển, trạng thái không cương ngạnh.

Akaniṭṭhadeva 829. Sắc cứu cánh thiên, cõi Phạm thiên sắc cứu cánh cao tột sắc giới.

Akappiya 752. Sự không thích thích đáng, không đáng, không thích hợp, không hợp.

Akammaññattā 751. 798. Sự không thích hợp việc làm, không thích sự, không thích nghiệp.

Akaraṇa 218. Sự không hợp tác, không hành động.

Akalyatā 751. 798. Sự không khéo léo, không bén nhạy ...

Akakiriyā 218. Sự không làm, không hành vi.

Akutilatā 66. 859. không quỷ quyệt, không quanh co.

Akusala 1. 45. 82. 1. 39. 275. 482. 663. Bất thiện, không lành, chẳng lành.

Akovida 671. Không thông suốt, không hiểu rành.

Aganthaniya 6742. 928. Không đáng bị phược biết, phi cảnh phược.

Agāravatā 852. Sự không tôn trọng, không cung kính, thái độ không tôn trọng, không cung kính.

Aguttadvāratā 15. 862. Sự không phòng hộ căn môn, sự mà căn môn không

phòng hộ.

Agutti 826. Sự không phòng hộ, không giữ.

Agopanā 862. Sự không bảo hộ, không gìn giữ, không trông coi.

Aggahitatta 728. Thái độ không chiếu cố, không nhiếp, không tế độ.

Agga 530. 578. Trống không, trống rỗng.

Aghagata 530. 578. Hiện tượng trống không, trống rỗng.

Acaṇḍikka 860. Sự không hung tợn, không dữ dằn.

Acetasika 11. 503. 768. 944. Phi sở hữu tâm, phi tâm sở.

Ajāta 683. Chưa sanh, chưa được sanh ra.

Ajimhatā 63. 66. 859. Sự không cong vạy, sự không cong queo.

Ajjhatta 1. 140. 178. 686. Nội phần, phần bên trong.

Ajjhattabahiddhārammaṇa 1. 687. Có cảnh nội ngoại phần.

Ajjhattārammaṇa 1. 687. Có cảnh nội phần.

Ajjhattika 11. 552. 561. 933. Thuộc về bên trong, thuộc nội phần.

Ajjhosāna 691. 737. Sự mê đắm, sự quyến luyến.

Aññātāvindriya 470. 274. Tri cụ tri quyền.

Aññātāvī 471. Người thấu rõ, thấu triệt, tri cụ.

Aññāṇa 300. 691. Sự không hiểu, sự không biết, bất tri, vô cụ.

Aññindriya 271. 422. Tri dĩ tri quyền.

Aṭṭhaṃsa 521. Bát giác, tám góc.

Atthavidha 659. 691. Không phải cho, trái ý, sự nghịch lòng.

Aṭṭhānakusalatā 15. 858. Sự rành pháp phi lý, khéo hiểu pháp phi vị trí, rành phi vị trí.

Aṭṭhikasaññāsahagata 191. Câu hành hài cốt tưởng, liên hệ tưởng, hài cốt.

Aṭṭhitakiriyatā 875. Sự hành vi không đứng lại, không đình chỉ, không cố trụ.

Aṭṭhindriyā 74. 141. Bát Quyền, tám (danh) quyền.

Anu 521. tế, vi tế, nhỏ.

Andakā 861. Cục, hòn, lời nói gai góc.

Atapaniya 15. 840. Phi viêm, pháp không đốt nóng.

Atīta 1. 654. 895. Quá khứ, cái đã qua rồi.

Atītārammaṇa 1. 685. 896. Có cảnh quá khứ.

Attabhāvapariyāpanna 516. Liên hệ tự thế, liên hệ thân.

Attamanatā 24. 80. 204. 283. 860. Sự hoan hỷ, thái độ hoan hỷ.

Attavādupādāna 784. 956. Ngã chấp thủ.

Atthaṅgata 684. Biết mất, đã biến đổi, đã dập tắt.

Atthaṅgama 146. 192. 418. 496. Sự dập tắt, sự biến mất.

Adandhanatā 57. 241. 531. 580. Sự không chậm chạp.

Adassana 300. 691. Không thấy, vô kiến, bất kiến.

Adassāvī 671. 784. Người không thấy, không gặp.

Adukkhamasukha 1. 131. 146. 664. Phi khổ phi lạc.

Adūsanā 48. 232. Không sân, không hờn giận.

Adūsitatta 48. 232. Thái độ không hờn giận, không tức tối.

Adosa 48. 232. 493. Vô sân, không sân hận.

Adhammarāga 691. 737. 792. Tham phi pháp.

Adhāraṇatā 864. Sự không nắm giữ, không ghi nhận.

Adhivacana 15. 841. Ðịnh danh, pháp chỉ tên, đặt tên, kêu tên.

Adhivacanapatha 15. 841. Phương pháp, định danh, cách thức định danh.

Adhivāsanatā 860Ṣự nhận chịu, sự chịu đựng.

Anajjhāpatti 281. Không phạm đến, không vi phạm.

Anaññatanassāmītindriyo 215. Tri vị tri quyền (hiểu cái chưa từng hiểu).

Anattamanatā 326. 691. Sự không hoan hỷ, sự bất bình.

Anattha 691. 793. Bất lợi vô ích.

Ananubodha 300. 691. 754. Sự không hiểu ngộ, sự không giác ngộ.

Ananussati 864. Không tùy niệm.

Anantavā 711. 723. Vô biên, không có cùng tột, không giới hạn.

Anantavādiṭṭhi 15. Vô biên kiến, nhận thấy không có sự cùng tận.

Anabhijjhā 47. 50. 196. Vô tham ác.

Anabhinibbatta 683. Chưa sanh khởi, chưa sanh thành.

Anabhisamaya 300. 691. 754. Không chứng đắc, không đạt đến, không suốt thông.

Anavajjatā 863. Sự vô tội, sự không lỗi lầm.

Anavasesappahāna 272. 470. Ðoạn trừ không dư sót, trừ tuyệt.

Anasuropa 860. Không thô lỗ, không, không lỗ mãn.

Anāgatā 1. 684. 895. Chưa đến, vị lai.

Anāgatārammaṇa 1. 896. Có cảnh vị lai, biết cảnh vị lai.

Anādaratā 852. Thái độ không quan tâm, thái độ không lãnh hội, thái độ bất cần.

Anādariya 852. Sự không quan tâm, sự không tiếp nhận, sự bất cần.

Anārakkha 862. Không hộ trì, không bảo vệ, không bảo hộ.

Anārammaṇa 11. 503. 766. 942. Vô cảnh, bất tri cảnh.

Anāsava 4. 714. 914. Phi cảnh lậu, không thành cảnh lậu.

Anikkhittacchandatā 28. 37. 208. 486. Thái độ không bỏ qua nguyện vọng, thái độ không bỏ rơi ước vọng.

Anikkhittadhuratā 28. 37. 208. 486. Thái độ không bỏ qua phận sự, thái độ không bỏ qua nhiệm vụ, thái độ không bỏ rơi việc làm.

Aniccatā 515. 537. 586. 632. Trạng thái vô thường, không thường còn.

Anidassana 1. 3. 513. 516. 540. 703. Bất kiến, vô kiến.

Anindriyabaddharūpa 897. Sắc không liên hệ quyền.

Anibbattā 683. Không sanh ra, chưa sanh ra.

Animitta 423. 452. Vô tướng, vô chứng.

Aniyata 14. 503. 892. 985. Bất định, pháp không nhất định.

Aniyyānika 14. 503. 984. Phi dẫn xuất.

Anīvaraṇiya 9. 756. 932. Phi cảnh cái, không đáng bị pháp cái biết.

Anukampā 690. Sự trắc ẩn, sự thương xót.

Anuttara 14. 834. Vô thượng.

Anuddā 690. Cách thân mật, cách tử tế, cách ân cần.

Anuddāyanā 690. Sự thân mật, sự tử tế, sự ân cần.

Anuddāyitatta 690. Thái độ thân mật, thái độ tử tế, thái độ ân cần.

Anunaya 691. 737. Sự xu hướng, sự hướng theo.

Anupādāniyo 1. 12. 786. 957. Phi cảnh thủ, không đáng bị thủ biết.

Anupādinna 1. 11. 504. 666. 779. 955. Phi thành do thủ, không bị thủ, không do thủ tạo.

Anupekkhanatā 23. 80. 203. 282. Thái độ quan tâm, thái độ theo dõi.

Anuppanna 1. 683. Chưa sanh, vị sanh tồn.

Anuppāda 15. 877. Vô sanh trí.

Anurodha 691. 737. Sự vui thích.

Anuvicāra 23. 80. Sự bám sát.

Anusandhanatā 23. 80. 203. 282. Tình trạng khắng khít.

Anussati 29. 38. 865. Tùy niệm, phụ niệm.

Anekaṃsagāha 331. 672. 724. 797. Không quyết một, không giữ lấy một chiều.

Amoghaniya 7. Phi cảnh bộc, không đáng cho bộc biết.

Anottappa 15. 838. 839. 850. 29. Vô quý, không ghê sợ (tội).

Anottappabala 275. Vô quý lực.

Anolīnavuttitā 875. Tư cách không biếng trễ.

Antaradhāna 537. 586. 632. Sự biến mất.

Antavā 711. 723. 761. Hữu biên, có sự cùng tận.

Antavādiṭṭhi 15. Hữu biên kiến, nhận thấy có sự cùng tận.

Antosamorodha 751. Bít ngăn bên trong.

Andhakāra 521. Sự tối, tối tăm.

Apacayagāmi 1. 196. 260. 422. 503. 276. Nhân đến tịch diệt, nhân đến Niết bàn.

Aparantānudiṭṭhi 15. 849. Hữu hậu kiến, nhận thấy đời sau có chỗ cùng tận.

Aparāmaṭṭha 10. 762. 938. Phi cảnh khinh thị, phi cảnh thủ trước.

Apariyāpanna 14. 664. 676. 983. Phi hệ thuộc, bất liên quan.

Apariyogāhanā 300. 672. 724. 754. 797. Không thắm nhuần, không thể

nhập.

Apātubhūta 683. Không hiện rõ, chưa hiển lộ,

Apīlāpanatā 29. 38. 209. 865. Không lơ đãng.

Apekkhā 691. 737. Sự lưu luyến, sự khao khát.

Apaccakkhakamma 300. 691. 754. Sự không phản tỉnh, sự không soi sáng.

Appaccaya 3. 701. 906. Vô duyên.

Appaccavekkhaṇā 300. 691. 754. Sự không phản kháng, sự không xét lại.

Appatikūlagāhitā 853. Lập trường không chống đối.

Appatigha1. 3. 545. 704. 909. Vô đối xúc, vô đối chiếu.

Appativāṇitā 15. 875. Không thối thất, không lui sụt.

Appaṭivedha 300. 691. 854. Sự không thông suốt, không thấu đáo.

Appatisaṅkhā 862. Không quán tưởng.

Appatissati 864. Không nhớ lại.

Appatissavatā 852. Không vang thuận.

Appaṇihita 264. 425. 469. Vô nguyện, phi nội.

Appanā 22. 36. 217. Sự an chỉ, sự chăm chú, chuyên chú vào.

Appamāṇa 1. 169. 678. 889. Vô lượng, không đo lường được.

Appamāṇārammaṇa 1. 168. 679. Có cảnh vô lượng, pháp biết cảnh vô lượng.

Appassuta 852. Thiểu học, thiểu văn.

Appītika 14. 824. Pháp vô hỷ.

(Appītika) Apharusavācatā 861. Thái độ lời nói không thô bạo.

Abbhā 521. Mây.

Abbhatthaṅgata 684. Biến diệt.

Abyākata Vô ký.

Abyākatamūla 439. Căn vô ký.

Abyāpajja 48. 51. 232. 690. Vô sân độc.

Abyāpāda 48. 51. 196. 232. 690. Vô sân độc, vô sân ác.

Abhijappā 691. 737. Sự tham cầu.

Abhijjhā kāyagantha 737. Tham ác thân phược.

Abhinibbatta 683. Ðã sanh khởi.

Abhiniropanā 22. 36. 217. Sự khắng khít cảnh.

Abhinivesa 291. 671. 711. Khuynh hướng, sự thiên chấp.

Abhippasāda 27. 40. 82. 207. Tịnh tín.

Abhibhāyatana 188. Thắng xứ.

Abhilāpa 841. Sự nói, gọi tên.

Amattaññutā 15. 862. Tư cách không tiết độ trong vật thực.

Amanasikāra 192. 418. 496. Không tác ý.

Amanāpiya 559. Không đáng ưa.

Amanussasadda 522. Tiếng phi nhân, tiếng của loài không phải người.

Amoha 31. 49. 233. 471. 493. Vô si, không mê muội.

Ambaṅkuravaṇṇa 521. Màu xoài song.

Ambila 524. Vị chua, chất chua.

Ayoganiya 8. phi cảnh phối.

Araṇa 14. 835. 987. Vô chiến, không nhiễu loại, không quấy nhiễu.

Arahattaphala 677. 888. Quả A La Hán.

Ariya 143. 785. Thánh, bậc Thánh nhân, bậc cao quí.

Ariyadhamma 671. Pháp của bậc Thánh.

Ariyamaggasamaṅgī 682. Bậc thành tựu Thánh Ðạo.

Arūpasaññī 178. Bậc không tưởng sắc.

Arūpāvacara 14. 418. 982. Vô sắc giới.

Arūpajjhāna 192. Thiện vô sắc.

Arūpī 3. 14. 126. 128. 705. 910. Phi sắc, chẳng phải sắc.

Arūpūpapatti 418. Ðạt đến vô sắc.

Alubbhanā 47. 231. Không nhiễm đắm.

Alubbhitatta 47. 231. Không tham đắm.

Alobha 47. 231. 493. Không tham muốn, vô tham.

Avaṅkatā 65. 66. Thái độ không vặn vẹo.

Avajja 752. Không lội lầm, vô tội.

Avajjasaññitā 752. Thái độ tưởng không có tội.

Avaṭṭhitā 486. Sự vững vàng.

Avikkhepa 15. 26. 30. 486. Không lao chao, bất phóng dật.

Avicāra 14. 140. 823. Vô tứ.

Avijjā 15. 300. 691. 712. 754. Vô minh.

Anvijjānīvaraṇa 754. 931. Vô minh cái.

Avijjānusaya 300. 691. 712. 754. Vô minh tùy miên.

Avijjāpariyuṭṭhāna 300. 691. 712. 754. Vô minh án ngữ.

Avijjāyoga 300. 691. 712. 754. Vô minh phối.

Avijjāsaññojana 714. 919. Vô minh triền.

Avijjāsava 712. 717. Vô minh lậu.

Avijjogha 300. 691. 712. 754. Vô minh bộc.

Avitakka 1. 14. 140. 417. Vô tâm. Không có tầm.

Avitthanatā 57. 58. 241. 531. 580. Không chần chờ, không chậm chạp.

Avinīta 671. 784. Không rèn luyện.

Avisāhatamānasatā 26. 30. 39. 206. 486. Tính cách tâm không xao xuyến.

Avisāhāra 26. 30. 39. 206. 486. Không tán loạn.

Avīciniraya 828. A Tỳ địa ngục.

Avūpasama 335. 752. Không vắng lặng.

Avūpasama 13. 964. Phi phiền toái.

Asaṅkiliṭṭhasankilesika 1. 503. 667. Phi phiền toái cảnh phiền não.

Asaṅkilesika 13. 803. 963. Phi cảnh phiền não.

Asaṅkhata 3. 666. 702. 844. 907. Vô vi.

Asaṅgāhanā 300. 691. 754. Không nhiếp thu, không thu nhận.

Asaññojanīya 5. 731. 920. Phi cảnh triền.

Asantuṭṭhitā 15. 862. Thái độ không tri túc.

Asamakkhanā 300. 691. 754. Không xét đoán.

Asamādhisamvattanika 861. Dẫn đến sự không yên tâm.

Asamuppanna 683. Chưa tương sanh.

Asampajañña 15. 300. 691. 754. 864. Không tỉnh giác.

Asamphuṭṭha 530. 578. Không chạm được, không xúc chạm nhau.

Asambodha 300. 691. 754. Không thực chứng.

Asammosa 874. Không giảm thiểu.

Asaṃvara 862. Không thu thúc.

Asaṃvuta 862. Sự không thúc liêm.

Asaraṇatā 864. Trạng thái không nhớ được.

Asassata 711. 7243. Không trường tồn.

Asāta 131. Sự không vui, sự bất an.

Asādu 524. Vị dở, vị không ngon.

Asārajjanā 47. 231. 234. Sự không quyến luyến.

Asārajjitatta 47. 231. 243. Thái độ không quyến luyến.

Asārāga 47. 231. 243. Sự không tham luyến

Asithilaparakkamatā 28. 37. 208. 486. Không nhụt chí, không nhủn chí.

Asuropa 326. 691. B4. 3D. 721. Lỗ mảng, không lịch sự.

Asekkha 1. 503. 677. 888. Vô bọc.

Asaddha 852. Không có đức tin.

Assutavā 671. 784. Vô văn, không nghe.

Ahirika 15. 838. 839. 850. Vô tàm.

Ahirikabala 275. Vô tàm lực.

Ahetuka 2. 503. 900. Vô nhân.

Ākāsadhātu 530. Hư không giới.

192. 418. 496. 896. Không vô biên xứ.

Ākāsānancāyatana 192. 418. 496. 896. Không vô biên xứ.

Ākincannāyatana 192. 420. 498. Vô sở hữu xứ.

Āghāta 691. 793. Sự hiềm khích.

Ācaya 534. 583. 629. Sự tích trữ.

Ācayagāmi 1. 503. 676. 887. Nhân đến tích tập, nhân đến luân hồi.

Ājjava 15. Chánh trực.

Ājjavatā 859. Sự chánh trực, cách ngay thẳng.

Ātapa 521. Nắng.

Ādāsamaṇḍala 521. Mặt kính, mặt gương.

Ānantarika 681. 833. Vô gián.

Āpattikusalatā 15. 854. Cách thiện xảo về tội.

Āpattikhandha 854. Nhóm tội.

Āpattivuṭṭhānakusalatā 15. 854. Cách thiện xảo về sự xuất tội.

Āpo 541. 579. Nước.

Āpokasiṇa 177. Ðề mục nước.

Āpodhātu 504. Thủy giới, nguyên chất nước.

Āmagandha 523. Mùi tanh.

Āmisapatisanthāra 861. Sự tiếp đãi vật chất.

Āmodanā 80. 204. Sự hân hoan.

Āyatanakusalata 15. 857. Cách thiện xảo về xứ.

Āyu 34. 79. 214. 290. 348. 536. 575. 585. Thọ mạng, tuổi thọ.

Āyūhanī 69. 737. 792. Trữ tình.

Ārati 218. Sự chừa bỏ.

Ārammaṇa 171. 504. Cảnh.

Āruppa 883. 893. 975. Thuộc vô sắc.

Āloka 521. Ánh sáng.

Āvaraṇa 691. 737. Chướng ngại.

Āvāsamacchariya 728. Bỏn xẻn chỗ ở.

Āsappanā 627. 724. 797. Tính vớ vẩn.

Āsava 4. 913. Lậu hoặc.

Āsavavippayutta 4. 715. 915. Bất tương ưng lậu.

Āsavasampayutta 4. 715. 915. Tương ưng lậu.

Āsā 691. 737. Sự mong mỏi.

Āsevanā 875. Sự thực hành.

Āharā 74. 99. 445. 469. Vật thực.

Icchā 691. 737. Ham muốn.

Itthākappa 525. 573. 619. Thái độ nữ.

Itthitta 525. 573. 619. Tánh hạnh nữ.

Itthindriya 505. 525. 542. 573. 619. 660. Nữ quyền.

Itthīkutta 525. 573. 619. Nết na nữ.

Itthīnimitta 525. 573. 619. Tướng nữ, tượng nữ.

Itthībhāva 525. 573. 619. Trạng thái nữ.

Itthīlinga 525. 573. 619. Nữ căn.

Idappaccayatāpaticcasamuppanna 672. 619. Duyên tánh y tương sinh.

Iddhipāda 269. 445. 469. Như ý túc.

Indriya 15. 74. 99. 269. 445. 469. 536. 585. Quyền.

Iriyanā 34. 79. 214. 290. 348. 575. Sự tiếp diễn.

Issā 727. Tật, ganh tỵ.

Issāyitatta 727. Thái độ ganh tỵ.

Issāsaññojanā 727. 734. 919. Tật do triền.

Ucchedadiṭṭhi 15. 847. Ðoạn kiến.

Ujukatā 65. 66. Cách ngay thẳng.

Uṭṭhita 683. Khởi dậy.

Unnati 722. 795. Kiêu căng.

Unnāma 722. 795. Kiêu căng.

Udakasadda 522. Tiếng nước chảy.

Udīrana 529. 577. Thuật sự.

Uddhacca 334. 335. 752. 791. Lao chao, tán loạn, trạo cử.

Uddhaccakukuccanīvaraṇa 931. Trạo hối cái.

Uddhaccasahagata 901. 930. Câu sanh phóng dật.

Uddhumātakasaññāsahagata 191. Câu hành tưởng tử thi sình.

Upakkilesa 691. 737. Tùy phiền não.

Upacaya 504. 534. 629. Thừa kế.

Upacitatta 338. Sự được tích trữ.

Upaparikkhā 31. 33. 211. 471. Nghiên cứu.

Uparitthima 677. 837. Cao tột.

Uparima 888. Cao tột.

Upalakkhaṇā 31. 35. 211. 471. Phán định.

Upavicāra 28. 80. 203. Chăm nom, chăm sóc.

Upādā 11. 504. 634. 778. 954. Y sinh.

Upādāna 12. 691. 737. 780. 956. Thủ.

Upādānavippayutta 12. 958. Bất tương ưng thủ.

Upādānasampayutta 12. 958. tương ưng thủ.

Upādāniya 1. 12. 503. 783. 957. Cảnh thủ.

Upādinna1. 11. 504. 779. Bị thủ, thành do thủ.

Upekkhā 130. 146. 669. Xả.

Upekkhāsatiparisuddhi 146. Xả niệm thanh tịnh.

Upekkhāsahagatā1. 14. 134. 190. 472. 669. 979. Câu hành xả.

Uppanna 1. 683. 894. Ðã sanh, vi đáo.

Uppannaṃsa 683. Thành phần đã sanh khởi.

Uppādī 1. 683. 894. Chuẩn sanh.

Uyyāma 27. 37. 208. 486. Sự cố gắng.

Usuma 656. Cách nực.

Usūya 727. Ganh ghét.

Usūyanā 727. Sự ganh ghét.

Usūyitatta 727. Thái độ ganh ghét.

Usmā 656. Sự ấm áp.

Usmagatā 656. Làm cho ấm.

Ussāha 28. 37. 208. 486. Sự siêng năng.

Ussoḷhī 28. 37. 208. 486. sự nỗ lực.

Ekattha 663. Ðồng nương, đồng trứ.

Ekodibhāva 140. Nhất điểm.

Ejā 691. 737. 792. Khát vọng.

Okappanā 27. 40. 82. 207. Tín nhiệm.

Ogha 7. 691. 747. 931. Bộc lưu.

Oghaniya 7. 503. Cảnh bộc lưu.

Oghavippayutta 7. Bất tương ưng bộc.

Oghasampayutta 7. tương ưng bộc.

Ojā 538. 587. 633. Dưỡng tố.

Ottappa 15. 126. 128. 196. Quý.

Ottappabala 46. 82. Quý lực.

Odagya 538. 587. 633. Cơm.

Odāta 521. Màu trắng.

Odātakasiṇa 177. Ðề mục trắng.

Odātanidassana 188. Trắng trong suốt.

Odātanibhāsa 188. Trắng lấp lánh.

Orima 516. Bên này.

Olīyanā 751. 798. Sự chần chờ.

Oḷārika 504. 553. 599. 637. Thô thiển.

Kakkasa 861. Gút mắc.

Kakkhaḷa 540. 656. Cứng sượng, cứng.

Kaṅkhā 331. 672. 724. Cách lừng chừng.

Khankhāyitatta 331. 672. 724. Thái độ lừng chừng.

Kaṭuka 524. Vị cay.

Katukancukatā 728. Hà tiện.

Kaṇṇasukha 861. Êm tai.

Kaṇha 15. 839. Pháp hắc.

Katattā 338. 542. Ðược tạo.

Kadariya 728. Keo kiết.

Kappiya 752. Sự thích hợp, sự đúng.

Kabaliṅ- kāra āhāra 504. 583. 612. Thức ăn, đoàn thực.

Kammaññatā 61. 255. 504. 533. 582. Thích nghiệp, thích sự, sự thích hợp, việc làm thích nghi.

Kammaññatta 61. 245. 533. 582. Cách thích hợp với việc làm, cách thích sự, cách thích nghi.

Kammaññabhāva 61. 245. 533. 582. Trạng thái thích sự, trạng thái thích hợp việc làm, tình trạng thích nghi.

Karuṇāsahagata 190. Câu sanh bi.

Kalyaṇamittatā 15. 853. Có bạn lành.

Kasāva 524. Vị chát.

Kāma 139Ḍục.

Kāmacchanda 720. 749. Dục dục.

Kāmacchandanīvaraṇa 748. 759. 931. Dục dục cái.

Kāmajjhosāna 709. 720. 749. Tham luyến dục, dục luyến.

Kāmataṇhā 709. 691. 720. 737. Dục ái.

Kāmanadī 709. 720. 749. Dục hỷ.

Kāmapariḷāha 709. 720. 749. Dục nhiệt não.

Kāmamucchā 709. 720. 749. Say mê dục lạc.

Kāmarāgabyāpāda 271. Dục tham và sân độc.

Kāmarāgasaññojana 720. 734. 919. Ái dục triền.

Kāmasincha 709. 720. 749. Dục tình.

Kāmavacara 14. 338. 503. Dục giới.

Kāmāsava 709. 913. Dục lậu.

Kāyakamma 663. 674. Thân nghiệp.

Kāyakammaññatā 61. 196. 245. Thích thân vừa việc làm của thân danh.

Kāyagantha 736. Thân phược.

Kāyaduccarita 291. 840. Thân ác hạnh.

Kāyadhātu 520. Thân giới.

Kāyapāguññatā 63. 196. 247. Thuần thân, sự thuần thục của thân danh.

Kāyapassaddhi 55. 196. 239. Tịnh thân.

Kāyamudutā 59. 196. 243. Nhu thân.

Kāyalahutā 57. 196. 241. Khinh thân.

Kāyaviññatti 504. 528. 542. 622. Thân biểu tri.

Kāyaviññāṇa 472. 540. 558. 604. Thân thức.

Kāyaviññāṇadhātu 354. Thân thức giới.

Kāyaviññeyya 508. 657. 707. Thân ứng tri.

Kāyasamphassa 504. 520. 540. 557. Thân xúc.

Kāyasamphassaja 354. 473. Thân xúc sở sanh, sanh từ thân xúc.

Kāyasucarita 841. Thân thiện hạnh.

Kāyāyatana 504. 520. 542. 601. Thân xứ.

Kāyindriya 504. 520. 660. Thân quyền.

Kāyujukatā 65. 196. 249. Chánh thân.

Kāḷaka 521. Màu đen.

Kiriyahetu 900. Nhân duy tác.

Kiriyā 482. 665. Tố, duy tác, hạnh.

Kilesa 13. 663. 674. 926. Phiền não.

Kilesavatthu 791. 926. Ðiều phiền não, chuyện phiền não.

Kilesavippayutta 13. 965. Bất tương ưng phiền não.

Kilesasampayutta 13. 965. Tương ưng phiền não.

Kukkucca 752. Hối, hối hận.

Kukkuccāyanā 752. Sự hối hận.

Kukkuccāyitatta 752. 50. Thái độ hối hận.

Kucchivitthambhana 538. 587. 633. Vật no bụng.

Kujjhaṇā 691. Cách hiềm hận.

Kujjhitatta 691. Thái độ hiềm hận.

Kummagga 291. 671. Sái đường, lạc đường.

Kummāsa 538. 587. 633. Bánh ướt, bánh tươi.

Kulamacchariya 728. Bỏn xẻn gia đình.

Kusala. Thiện, lành.

Kusalamūla 47. 232. 633. Thiện căn.

Kusalavipāka 365. Quả thiện.

Ketukamyatā 722. 759. Kỳ vọng.

Kodha 691. Hiềm hận.

Kopa 691. Sự giận.

Kosalla 31. 35. 211. 471. Khéo léo, rành mạch.

Khaṇḍicca 536. 585. 631. Trạng thái lung lay, răng long.

Khanti 15. 860. Nhẫn nại.

Khandha 76. 99. 269. 445. 469. Uẩn, phần, nhóm.

Khandharasa 524. Vị thân cây.

Khamanatā 860. Thái độ nhẫn nại.

Khaya 15. 537. 586. 632. 877. Ðoạn trừ.

Kharagata 656. Thô cứng, rắn.

Khārika 524. Vị bùi.

Khippābhiñña 163. Ðắc, chứng đạt nhanh chóng, đắc cấp.

Khīra 538. 587. 633. Sửa.

Khetta 516. Ruộng.

Gantha 6. 691. 737. 952. Phược, trói.

Ganthaniya 6. 503. 742. 928. Cảnh phược.

Ganthavippayutta 6. 743. 930. Bất tương ưng phược.

Ganthasampayutta 6. 742. 929. tương ưng phược.

Gandha 518. Hương, khí, mùi.

Gandhadhātu 504. 523. 570. Khí giới.

Gandhāyatana 504. 523. 543. Khí xứ.

Gandhārammaṇa 125. 135. 275. 321. 472. 581. Cảnh khí.

Gandhāsā 691. Sự ước muốn hưởng.

Garuka 540. nặng nề.

Garukāra 727. Sự tôn trọng.

Galajjhoharanīya 538. 587. 633. Vật đáng nuốt khỏi cổ.

Gāma 516. 564. Làng, làng mạc.

Gāha 291. 671. Chấp trước.

Girā 529. 577. Phát biểu.

Gītasadda 522. Tiếng hát.

Guttadvāratā 15. 863. Có căn môn được phòng hộ.

Gutti 863. Phòng hộ.

Gedha 691. 737. Ràng buộc.

Gopanā 863. Bảo hộ, gìn giữ.

Ghānadhātu 504. 518. Tỷ giới.

Ghānaviññāṇa 352. 518. 523. Tỷ thức.

Ghānavinneya 508. 657. 707. Tỷ ứng tri, đáng bị mủi biết.

Ghānasamphassa 504. 518. Tỷ xúc.

Ghānāyatana 504. 518. Tỷ xứ.

Ghānindriya 504. 518. 660. Tỷ quyền.

Ghosa 529. 577. Phát âm.

Ghosakamma 529. 577. Hành động phát âm.

Cakkhāyatana 504. 542. Nhãn xứ.

Cakkhudhātu 516. 567. 613. Nhãn giới.

Cakkhundriya 504. 593. 546. 671. 660. Nhãn quyền.

Cakkhuviññāṇa 472. 504. 516. 521. Nhãn thức.

Cakkhuviññāṇadhātu 340. Nhãn thức giới.

Cakkhuviññeyya 508. 657. 707. Nhãn ứng tri, đáng cho nhãn biết.

Caṇḍika 326. 691. 721. 793. Hung dữ.

Caturaṃsa 521. Tứ giác, bốn góc.

Caturaṅgika 127. 136. 309. Bổn phận.

Candamaṇḍala 521. Mặt trăng.

Cāra 23. 80. 203. Gìn giữ.

Citta 11. 21. 23. 32. 74. 88. Tâm.

Cittakammaññatā 196. 246. Thích tâm, sự thích nghiệp của tâm.

Cittacetasika 679. 829. Tâm và sở hữu tâm.

Cittaja 549. Do tâm sanh, sanh lên bởi tâm.

Cittapāguññatā 196. 248. Thuần tâm.

Cittappassaddhi 86. 196. 240. Tịnh tâm.

Cittamudutā 60. 193. 244. Nhu tâm.

Cittalahutā 58. 196. 242. Khinh tâm.

Cittavippayutta 11. 503. 769. 945. Bất tương ưng tâm.

Cittavisaṃsattha 11. 770. 946. Bất hòa với tâm.

Cittasamuṭṭhāna 11. 504. 549. 771. 947. Có tâm sở sanh, có tâm làm nhân sanh.

Cittasaṃsaṭṭha 11. 770. Hòa với tâm.

Cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhāna 11. 950. Hòa sở sanh y với tâm.

Cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānasahabhū 11. 951. Ðồng hiện hữu sở sanh y hòa với tâm, hòa sở sanh y đồng hiện hữu với tâm.

Cittaketuka 549. 596. Có nhân là tâm, có tâm là nhân.

Cittādhipateyya 193. 270. Tâm trưởng.

Cittānuparivatti 11. 504. 551. 508. 949. Tùy chuyển với tâm.

Cittujukatā 66. 196. 250. Chánh tâm.

Cittuppāda 896. Sự khởi tâm.

Cintā 31. 35. 211. 471. Sự suy xét.

Ceta 22. Tâm.

Cetanā 20. 74. 78. 87. Tính toán tư.

Cetasika 11. 18. 33. 130. 768. 944. Sở hữu tâm, thuộc về tâm.

Cetosamphassaja 18. 25. 33. sanh từ tâm xúc.

Chandādhipateyya 193. 270. 446. Dục trưởng.

Chādana 619. 737. Mái che.

Chāyā 521. Bóng.

Janapada 538. Xứ sở.

Jappā 691. Mộng ước.

Jaratā 504. 536. 585. 631. Lão.

Jarā 536. 585. 631. Sự cũ kỹ.

Jātarūparajata 521. Vàng và bạc.

Jālinī 619. 737. Ái võng.

Jivhādhātu 504. 519. Thiệt giới.

Jivhāyatana 504. 519. 542. Thiệt xứ.

Jivhāviññāṇa 472. 519. 524. Thiệt thức.

Jivhāviññeyya 502. 657. 707. Thiệt ứng tri, đáng bị lưỡi biết.

Jivhāsamphassa 504. 519. 524. 603. Thiệt xúc.

Jivhindriya 504. 519. 660. Thiệt quyền.

Jīraṇatā 536. 585. 631. Sự già, sự già nua.

Jīva 711. Sanh mạng.

Jīvita 34. 214. Sự sống còn.

Jīvitindriya 34. 79. 214. 275. 472. 542. 575. Mạng quyền.

Jhāna 181. 106. 136. Thiền.

Jhānavippayutta 126. 135. 193. 492. Bất tương ưng thiền.

Jhānasampayutta. Tương ưng thiền.

Ṭhānakusalatā 15. 858. Thiện xảo về vị trí.

Ṭhiti 26. 34. 78. 214. 486. 575. Sự duy trì.

Takka 22. 36. 217. Sự tìm cảnh.

Tacagandha 523. Mùi vỏ cây.

Tacarasa 524. Vị vỏ cây.

Tajja 18. 21. Sanh từ đó.

Taṇhāgaddula 691. 737. Ái như dây xích.

Taṇhājāla 691. 737. Ái như lưới.

Taṇhājāla 691. 737. Ái như sống.

Taṇhāsamudda 691. 737. Ái như biển.

Tatiya 134. Thứ ba.

Tathāgata 711. 723. 796. Ðức Như Lai - "Bậc đến như vậy - " chúng sanh.

Tanudhāva 271. 470. Giảm nhẹ.

Tapaniya 15. 840. Pháp viêm.

Tārakarūpa 512. Tinh tú.

Tittaka 524. Vị đắng.

Titthāyatana 291. 671. 711. Căn nguyên tà giáo.

Tivaṅgika 141. Ba chi.

Tīra 514. Bờ, mé sông.

Tejokasiṇa 177. Ðề mục lửa.

Tejodhātu 507. 540. 656. Hỏa giới.

Tela 538. 587. Sự lay động.

Thambhitatta 656. 724. Tình trạng lay động.

Thala 521. Lồi, gò.

Thāmo 28. 37. Dốc lòng.

Thīra 751. 791. Hôn trầm, cách dã dượi.

Thīnamidhanīvarana 751. 931. Hôn thụy cái.

Thīyanā 751. 798. Thái độ dã dượi.

Thūla 521. Mập.

Diṭṭhāsava 711. 913. Kiến lậu.

Diṭṭhi 302. 671. Kiến thức.

Diṭṭhikantāra 291. 671. 711. Kiến trù lâm.

Diṭṭhigata 196. 260. 291. 302. 422. Thiên kiến.

Diṭṭhigahana 291. 671. 711. Kiến chấp.

Diṭṭhiparāmara 937. Kiến khinh thị.

Diṭṭhiviphandita 291. 671. 711. Kiến tranh chấp.

Diṭṭhivisuddhi 15. 872. 873. Kiến tịnh.

Diṭṭhivisūkāyika 291. 671. 711. Kiến hý luận.

Diṭṭhisannejana 291. 723. 734. 919. Kiến triền.

Diṭṭhisampadā 15. 871. Kiến mãn túc.

Diṭṭhupādāna 782. 956. Kiến thủ.

Dīgha 521. Dài.

Dukkhanidāna 591. 737. Nhân khổ.

Dukkhanirodha 690. Khổ diệt.

Dukkhappabhāva 691. Nguồn khổ.

Dukkhabhūmi 664. Phạm vi khổ.

Dukkhamūla 691. 737. Cội khổ.

Dukkhasamudaya 690. Khổ tập.

Dukkhasamphassa 540. Khổ xúc.

Dukkhāpatipadā 162. Hành nan, thực hành khó.

Dukkhindriya 472. 473. Khổ quyền.

Duggandha 523. Mùi hôi.

Duppanna 852. Người ác tuệ.

Dummejjha 300. 691. 712. 754. Thiểu trí.

Duvangika 144. Hai chi phần.

Dussīla 852. Ác giới.

Dūsanā 326. 691. Hãm hại.

Dūsitatta 326. 691. Thái độ hãm hại.

Domanassasahagata 325. 329. 884. Câu hành ưu.

Dovacassata 15. 852. Thái độ khó dạy.

Dosa 326. 663. 691. Sân.

Dvāra 517. Môn, cửa.

Dvedhāpatha 672. 724. Phân vân.

Dveḷhaka 672. 724. Lưỡng lự.

Dhaja 722. 795. Công cao, kiêu kỳ.

Dhanāsā 691. Ước muốn tài sản.

Dhammadhātu 74. 77. 127. 309. 474. Pháp giới.

Dhammapaṭisanthāra 861. Tiếp đãi bằng pháp.

Dhammamacchariya 728. Bỏn xẻn pháp.

Dhammavicaya 31, 34. 81. 211. 274. 471. Trạch pháp.

Dhammavicayasambojjhaṅga 228. 252. 274. 471. Trạch pháp giác chi.

Dhammāyatana 74. 76. 127. 309. 457. 513. Pháp xứ.

Dhammārammaṇa 129. 135. 275. Cảnh pháp.

Dhātu 74. 77. 99. 856. Giới.

Dhātukusalatā 13. 856. Thiện xảo về giới.

Dhātuviññeyya 509. Giới ưng tri.

Dhāraṇatā 29. 38. 209. Cách nghi nhận.

Dhiti 28. 37. 208. 486. nghị lực.

Dhurasampaggāha 28. 37. 208. 486. Sự hộ trì phận sự.

Dhūma 521. Khói.

Nandī 691. Hí hởn.

Nandīrāga 691. 737. Hỷ tham.

Nayana 516. Con mắt.

Navanīta 538. 587. 633. Bơ tươi.

Nāma 15. 841. 844. Danh, tên.

Nāmakamma 842. Sự đặt tên.

Nāmadheyya 842. Sự nêu tên.

Nikanti 691. 737. Tham vọng.

Nikāmanā 691. 737. Ước vọng.

Nikkama 28. 37. 208. 486. Cố gắng.

Nigghosasadda 522. Tiếng kêu la.

Ninna 521. Lõm, trũng.

Nibbatta 683. Ðã sanh ra.

Nibbāna 883. Niết bàn.

Nimittaggāhī 862. Chấp tướng.

Niyata 14. 681. 985. Cố định.

Niyoga 896. Không định chắc.

Niyyānika 14. 196. 260. 422. 984. Dẫn xuất.

Nirutti 15. 842. Ngôn ngữ.

Niruttipatha 15. 842. Ðường lối ngôn ngữ, Cách thức ngôn ngữ.

Nīcacittatā 859. Thái độ khiêm nhường.

Nīla 521. Màu xanh dương.

Nīlakasiṇa 177. D62 mục xanh.

Nīlanidassana 188. Xanh trong.

Nīlanibhāsa 188. xanh lấp lánh.

Nīlavaṇṇa 188. Sắc xanh.

Nīvaraṇa 9. 691. 737. 748. 931. Cái, ngăn che.

Nīvaraṇavippayutta 9. 993. Bất tương ưng cái.

Nīvaraṇasampayutta 9. 933. Tương ưng cái.

Nīvaraṇiya 9. 503. 756. 932. Cảnh cái.

Netta 516. con người.

Nepuñña 31. 35. 211. 475. Khôn ngoan.

Nevavipākanavipākadhammadhamma 1. 880. Pháp phi dị thục phi dị thục nhân.

Nevasaññānāsaññāyatana 192. 499. 896. Phi tưởng phi phi tưởng.

Nala 861. Không lỗi lầm.

Pakopa 691. Sự giận hờn.

Paguṇatā 63. 64. Sự thuần thục.

Pagunatta 63. 64. Cách thuần thục.

Pagunabhāva 63. 64. Trạng thái thuần thục.

Paggāha 15. 196. 255. Chiếu cố.

Paggāhanimitta 15. 868. Chiếu cố ấm chứng.

Paṅka 691. 737. Bùn lầy, nhiễm đắm.

Paccatta 686. Tự mình, thuộc phần ta.

Paccupalakkhaṇā 31. 35. 211. 471. Khảo sát.

Paccuppanna 1. 684. Hiện tại.

Paccuppannārammaṇa 1. 685. Có cảnh hiện tại.

Pajappā 691. 737. Mơ mộng.

Pajānanā 31. 35. 271. Sự hiểu rõ.

Pañcakanaya 883. Năm bạc.

Pañcaṅgika 74. 80. 127. 309. Năm chi phần.

Paññattipatha 15. 843. Cách thức chế định.

Paññā āloka 31. 35. 471. Tuệ như ánh sáng.

Paññā ābhāsa 31. 35. 211. 471Ṭuệ như đèn.

Paññapāsāda 31. 35. 471. Tuệ như lâu đài.

Paññābala 31. 35. 471. Tuệ như bảo vật.

Paññāsattha 31. 35. 471. Tuệ như vũ khí.

Paññindriya 31. 35. 471. Tuệ quyền.

Paṭiggāha 291. 671. 711. Cố chấp.

Paṭigha 691. 930. Phẫn nộ.

Paṭighasaññā 192. 415. 496. Ðối ngại tưởng.

Paṭighasannojana 721. 734. 919. Phẫn nộ triền.

Paṭighasampayutta 325. 329. Tương ưng phẫn nộ.

Paṭighāta 691. Thái độ phẫn nộ.

Paṭiccasamuppādakusalatā 15. 857. Thiện xảo y tương sinh.

Paṭipadā 690. Ðạo lộ, tiến trình, hành trình.

Patippassaddhi 55. 56. 239. Tỉnh lặng.

Patippassambhāna 55. 56. 239. Sự an tịnh.

Patippassambhitatta 55. 56. 239Ṭrạng thái an tỉnh.

Patibandhu 691. 737. 792. Kết buộc.

Paṭivirati 219. Ngăn trừ.

Pativirodha 326. 691. Chống đối.

Patisankhā 863. Sự quán tưởng.

Patisaṅkhanabala 15. 866. Giác sát lực, sức mạnh quán tưởng.

Patisanthāra 15. 861. Sự tiếp đãi.

Patisaṃvedeti 143. Cảm giác.

Patissati 38. Tưởng niệm.

Paṭhamamaggavipāka 496. Quả sơ đạo.

Paṭhavīkasina 139. 143. 194. 417. Ðề mục đất.

Paṭhavīdhātu 507. 540. 656. Ðịa giới.

Panavasadda 522. Tiếng trống.

Paṇidhi 691. 737. Nguyện cầu.

Paṇīta 1. 193. 680. 891. Tinh lương.

Paṇḍara 21. 32. 212. 516. Bạch tịnh.

Paṇḍicca 31. 35. 211. 471. Thông thái.

Paṇḍita 15. 838. Hiền trí.

Patoda 31. 35. 21. Sắc sảo.

Pattagandha 523. Mùi lá cây.

Patti 196. 260. Sự chứng đạt.

Patthanā 691. Hoài vọng.

Padosa 691. Ám hại.

Padhāna15. 873. 874. Tinh cần.

Pamodana 24. 80. 204. Hỷ duyệt.

Pamoha 300. 691. Si mê.

Parakaṭuka 861. Châm chích kẻ khác.

Parinimmitavasavattī deva 822. Chư Thiên cõi Tha hóa tự tại, Tha hóa tự tại thiên.

Parābhisajjanī 861. Gay gắt người khác.

Parāmaṭṭha 10. 503. 762. 938. Cảnh khinh thị.

Parāmāsa 10. 291. 671. 711. Sự khinh thị.

Pārāmāsavippayutta 10. 939. Tương ưng khinh thị.

Parittārammaṇa 1. 167. 679. 890. Có cảnh hy thiểu.

Parināyika 31. 35. 211. 471. Hồi quang.

Paripāka 536. 585. 631. Chín mùi.

Paribheda 586. 632. Tròn.

Pariyāpanna 14. 503. 983. Liên hệ, liên quan, hệ thuộc.

Pariyuṭṭhāna 591. 737. Xâm nhập.

Pariyonāha 51. Sự đậy khuất.

Parisappanā 672. 724. Sự lẩn quẩn.

Paligedha 691. 737. Trói buộc.

Pavicaya 31. 211. Cân nhắc.

Pasāde 518. 564. Thanh triệt, thần kinh.

Passaddhi 55. 56. 239. Tịnh.

Passambhanā 55. 56. 239. Lắng dịu.

Pahātabba 1. 14. 503. 972. Cần phải đoạn trừ, ưng trừ.

Pahātabbahetuka 1. 14. 503. 972. Hữu nhân ưng trừ.

Pahāna 146. 159. 260. Ðoạn trừ.

Pahāsa 24. 79. 204. 283. Hài lòng.

Paṭipuggalika 686. Thuộc cá nhân.

Pāṇisadda 522. Tiếng vỗ tay.

Pātubhūta 683. Hiện khởi.

Pāpaka 45. 82. Ác, điều ác.

Pāpamittatā 15. 852. Sự có bạn ác.

Pāmojja 24. 79. Sự no vui.

Pāripūri 874. Sự đầy đủ.

Pālanā 34. 78. 214. Sự gìn giữ.

Pālicca 536. 585. 631. Sự tóc bạc.

Pīta 188. Màu vàng.

Pītakasiṇa 177. Ðề mục vàng.

Pītanidassana 188. Vàng trong.

Pītanibhāsa 188. Vàng lấp lánh.

Pītavaṇṇa Ṣắc vàng.

Pīti 24. 75. 80. 503. 669. Hỷ, sự mừng vui.

Pītisahagata 1. 14. 977. Câu hành hỷ.

Pītisukha 139. Hỷ và lạc.

Puncikatā 691. 737. 792. Mê mẫn.

Puttāsā 691. Ước muốn con cái.

Puthujjana 671. Kẻ phàm phu.

Pupphagandha 523. Mùi hoa, hương hoa.

Puppharasa 524. Vị của hoa.

Pubantānudiṭṭhi 15. 849. Hữu tiên kiến.

Pubbantaparanta 672. Quá khứ và vị lai đời trước và đời sau.

Pubbenivāsānussatiñāṇa 4576. Túc mạng trí.

Purisakutta 562. 574. 620. Nết na nam.

Purisatta 562. 574. 620. Cách của nam.

Purisanimitta 562. 574. 620. Nam căn.

Purisabhāva 562. 574. 620. Trạng thái nam.

Purisākappa 562. 574. 620. Thái độ nam.

Purisindriya 562. 574. 620. 660. Nam quyền.

Puḷuvakasaññāsahagata 191. Câu hành tưởng tử thi dòi tửa.

Pūjanā 727. Sự cúng dường.

Porī 861. Lịch sự.

Pharusa 540. Thô lỗ.

Phalagandha 523. Mùi trái cây.

Phalarasa 524. Vị trái cây.

Phalasamaṅgī 887. Hội đủ với quả.

Phassa 14. 74. 54. Ðụng chạm.

Phānita 538. 633. Ðường mía.

Phusanā 17. 78. 197. Va chạm.

Phoṭṭhabba 540. Xúc.

Phoṭṭhabbadhātu 504. 566. 570. Xúc giới.

Phoṭṭhabbāyatana 504. 540. 542. xúc xứ.

Phoṭṭhabbārammaṇa 125. 135. 275. 472. Cảnh xúc.

Phoṭṭhabbāsā 691. 737. Sự mong mỏi xúc.

Bandhana 691. 737. Ngục tù.

Bandhanatta 541. 579. 656. Trạng thái kết tụ.

Bala 74. 99. 269. Lực, sức mạnh.

Bahiddhā 1. 178. 686. Ngoại phần.

Bahiddhārammaṇa 1. 687. Có cảnh ngoại phần.

Bahulīkamma 866. 875. Làm cho sung mãn.

Bahussuta 853. Ða văn.

Bāla 15. 838. Ngu nhân.

Bālya 300. 691. 712. 754. Khờ khạo.

Bāhira 11. 552. 953. Bên ngoài.

Bojjhaṅga 269. 445. 866. Giác chi.

Byañjana 842. Tự vựng.

Byappatha 529. 577. Lối nói.

Byappatha 529. 577. Sự hướng tâm.

Byādhi 874. Bệnh tật.

Byāpajjanā 326. Sự sân hận.

Byāpatti 326Ṣân độc.

Byāpādanīvaraṇa 750. 931. Sân độc cái.

Brahmavihārajjhāna 190. Thiền phạm trú.

Bhatti 853. Sùng mộ.

Bhantattā 335. 752. Tình trạng hỗn loạn.

Bhava 726. Hữu.

Bhavacchanda 726. Dục hữu.

Bhavajjhosāna 726. Mê luyến cõi hữu.

Bhavataṇhā 15. 726. 845. Hữu ái.

Bhavadiṭṭhi 15. 846. Hữu kiến.

Bhavanadī 726. Hữu hỷ.

Bhavanetti 691. 737. 792. Dẫn sanh hữu.

Bhavapariḷāha 726. Hữu nhiệt não.

Bhavamucchā 726. Say mê hữu.

Bhavarāga 726. Hữu thám.

Bhavarāsaññojano 726. 734. 919. Hữu tham triền.

Bhāvanā 1. 14. 503. 674. 815. 971. Tu tiến, tiến triển.

Bhāvanābala 15. 866. Tu tiến lực, sức mạnh của tu tiến.

Bhiyyokamyatā 875. Muốn hơn, muốn nhiều hơn.

Bhiyyobhāva 874. Tăng thịnh (tình trạng trội hơn).

Bhūmi 176. 260. Cõi, lãnh vực, vực, địa hạt, phạm vi.

Bhūta 683. Sanh thành.

Bhūrī 31. 35. 211. 471. Minh mẫn.

Bheda 537. 586. 632. Tiêu tán.

Bherisadda 522. Tiếng trống chầu.

Maṃsa 538. 587. 633. Thịt.

Magga 99. 107. 127. 666. 714. Ðạo.

Maggaṅga 202. 471. Chỉ đạo.

Maggarariyāpanna 202. 471. Liên quan đạo.

Maggaphala 666. 714. Ðạo quả.

Maggasamaṅgī 877. Hiệp với đạo.

Maggahetuka 1. 682. 893. Có đạo thành nhân.

Maggādhipati 1. 682. 893. Có đạo thành trưởng.

Maggārammaṇa 1. 682. 893. Có đạo thành cảnh.

Maccha 538. 587. 633. Cá.

Maccharāyanā 728. Sự bỏn xẻn.

Maccharāyittatta 728. Thái độ bỏn xẻn.

Macchariyasannojana 728. 734. 491. Lận triền.

Maccherī 852. Lận

Macchera 728. Cách bỏn xẻn.

Majjhima 1. 193. 891. Trung bình.

Mañjetthaka 521ṃàu đỏ sậm.

Maññanā 722. 759. Cách so đo.

Maññitatta 722. 795. Thái độ so đo.

Maṇisaṅkhamuttaveḷuriya 521. Ngọc ước, ngọc xà cừ, ngọc trai, ngọc bích.

Maṇḍana 863. Sự trang điểm.

Mattaññutā 15. 863. Tiết độ.

Mada 863. Sự đam mê.

Maddava 15. Nhu thuận.

Maddavadā 59. 243. 532. 859. Sự mềm mỏng.

Madhu 538. 587. 633. mật.

Madhura 523. ngọt.

Mamasikārakusalatā 15. 856. Thiện xảo về tác ý.

Manāpiya 659. Ðáng vừa lòng.

Manāyatana 21. 32. 74. 76. 93. Ýxứ.

Manindriya 21. 32. 135. 472. 485. ý quyền.

Manussasadda 522. Tiếng nhân loại.

Mano 21. 32. Ý.

Manokamma 663. 674. ý nghiệp.

Manodhātu 366. 896. ý giới.

Manovilekha 672. 724. 797. Rối ý.

Manoviññāṇadhātu 18. 32. 76. 479. 480. 638. Ý thức giới.

Manoviññeyya 508. 657. Ý, ứng tri, đáng bị ý biết.

Manosañcetanāhāra 78. 103. Tư ý thực.

Manosucarita 840. ý thiện hạnh.

Maraṇa 711. 723. Sự chết.

Mahaggata 1. 678. 889. Ðáo đại.

Mahaggatārammaṇa 1. 679. Có cảnh đáo đại.

Mahābhūta 502. 564. 878. 650. Ðại hiển.

Mahikā 522. Sương.

Māna 722. 791. Mạn.

Mānana 727. Tôn vinh.

Mānasa 21. 32. Tâm địa.

Mānasaññojana 722. 734. mạn triền.

Māyā 691. 737. 792. Ảo vọng.

Mārapāsa 691. 737 ...Bẩy ma.

Mārabalisa 691. 737 ...Lưỡi câu ma.

Māravisaya 69. 737. Ma cảnh.

Micchatta. 291. 737. 671. 711. 196. Tà tánh.

Micchattaniyata 1. 681. 892. Pháp cố định phần tà.

Micchā- ajīva 220. Tà mạng.

Micchādiṭṭhi 275. 291. 681. 782. Tà kiến.

Micchāpatha 291. 671. 711. 790. Tà đạo.

Micchāvāyāma 275. 293. Tà cần.

Micchāsaṅkappa 275. 292. 321. Tà tư duy.

Micchāsamādhi 275. 294. 325. Tà định.

Middha. Cách dã dượi.

Mukhāsiya 538. 587. 633. Vật đáng miệng ăn.

Mucchā 691. 737. Say mê.

Muṭṭasacca 15. 864. Thất niệm.

Muta 655. Cảm nhận (của tỷ, thiệt, thân)

Mudiṅgasadda 522. Tiếng trống con.

Muditāsahagata 190. Câu hành hỷ tâm.

Muduka 540. Mềm.

Mūlagandha 523. Mùi rễ cây.

Mūlagandha 523. Vị rễ cây.

Mettāsahagata 190. Câu hành từ tâm.

Medha 31. 35. 211. 471. Mẫn tiệp.

Mogha 740. Rỗng không.

Moha 663. 691. Si.

Yatvādhikaraṇa 826. Bởi nguyên nhân.

Yapanā 34. 79. 214. 290. 248. 575. Sự nuôi dưỡng.

Yātra 863. Nhờ sự kiện này.

Yāpanā 34. 79. 214. 290. 348. 575. Sự nuôi sống.

Yittha 782. 890. 871. Lễ hy sinh.

Yoga 8. 691. 747. 931. Phối.

Yoganiya 8. 503. Cảnh phối.

Raja 521. Bụi.

Rasa 519. Vị.

Rasadhātu 504. Vị giới.

Rasāyatana 524. 542. Vị xứ.

Rasārammaṇa 124. 125. 130. 472. Cảnh vị.

Rasāsā 691. 737. Ước muốn vị.

Rassa 521. Ngắn.

Rùpa 15. 503. Sắc.

Rūpadhātu 504. 565. 569. Sắc giới.

Rūparāga- arūparāgamāna- Uddhacca- avijjā 273. 470. Sắc ái, vô sắc ái, mạn, phóng dật và vô minh.

Rūpavā 671. Có sắc.

Rūpasaṅgaha 503. Yếu hiệp sắc.

Rūpasaññā 521. 542. 634. Sắc xứ.

Rūparammaṇa 125. 126. 275. 472. Cảnh sắc.

Rūpāyatana 521. 542. 634. Sắc xứ.

Rūpārammaṇa 125. 126. 275. 472. Cảnh sắc.

Rūpāvacara 14. 417. 494. Sắc giới.

Rūpāsā 691. 737. Ước muốn sắc.

Rūpī 3. 527. 750. 910. Pháp sắc.

Rūpūpapatti 139. 143. Ðạt đến sắc giới.

Rūpāsā 691. 737. Dây leo, ái thằng.

Lambila 524. Vị nhẫn.

Lahuka 540. Nhẹ.

Lahutā 57. 241. 504. 542. Trạng thái nhẹ nhàng.

Lahupari- ṇāmatā 57. 241. 531. 580. Cách nhanh nhẹn.

Lābhamacchariya 728. Bỏn xẻn, lợi lộc.

Lābhāsā 691. Ước muốn lợi lộc.

Līna 751. 798. Sự lười.

Līyanā 751. 798. Cách lườm.

Līyitatta 751. 798. Trạng thái lườm.

Loka 516. 723. Thế gian, đời.

Lokiya 3. 503. 506. 911. Hiệp thế.

Lokuttara 3. 422. 706. 911. Siêu thế.

Loniya 524. Vị mặn.

Lobha 663. Tham.

Loluppa 663. 737. Tham muốn.

Loluppāyanā 691. 737. Sự tham muốn.

Loluppapāyitatta 691. 737. Thái độ tham muốn.

Lohitaka 188. 521. Màu đỏ tươi.

Lohitakanidassana 188. Màu đỏ trong.

Lohitakanibhāsa 188 đỏ lấp lánh.

Lohitakavaṇṇa 188. Sắc đỏ.

Lohitakasaññāsahagata 191. Câu hành tưởng tử thi máu đọng.

Lohitakasiṇa 177. Ðề mục màu đỏ.

Vacīkamma 667. 674. Khẩu nghiệp.

Vacīduccarita 218. 840. Khẩu ác hành.

Vācībheda 529. 577. Phát ngôn.

Vacīviññatti 504. 529. 542. 577. 635. Khẩu biểu tri.

Vacīsucarita 840. Khẩu thiện hành.

Vajirūpama 15. 837. Dụ như sấm sét.

Vajja 752. Lỗi lầm.

Vajjasaññitā 752. Thái độ cho là lỗi lầm.

Vatta 521. Méo.

Vaṇṇanibhā 521. 565. 611. Ánh sắc (của vật).

Vaṇṇamacchariya 728. Bỏn xẻn danh thơm, "bỏn xẻn sắc tốt"

Vata 673. 725. Sự tu hành.

Vattanaø 34. 79. 214. 290. 348. 575. Sự tồn tại.

Vattabba 894. Nên nói, đáng được nói.

Vatthu 504. 516. Vật, (sắc) hữu vật.

Vana 691. 737. Ái sâm lâm.

Vanattha 691. 737. Ái mật lâm.

Vandana 727. Sự đảnh lễ.

Vayo 537. 586. 632. Sự biến hoại.

Valittacatā 536. 585. 631. Da nhăn.

Vācā 529. 577. Lời nói.

Vātasadda 522. Tiếng gió.

Vāditasadda 522. Tiếng nhạc.

Vāyāma 28. 37. 486. Tinh tấn.

Vāyo 656. Gió, sự thổi phồng.

Vāyokasiṇa 177. Ðề mục gió.

Vāyogata 656. Thổi phát, phảng phất.

Vāyodhātu 507. 540. 656. Phong giới.

Vikkhāyitakasaññāsahagata 191. Câu hành tưởng tử thi bị thú ăn.

Vikkhittakasaññāsahagata 191. Câu hành tưởng tử thi rã rời.

Vikkhepa 335. 752. Sự lao chao.

Vigata 684. Ðã lìa mất, xa.

Vicaya 31. 211. sự lựa chọn.

Vicāra 23. 80. 975. Tứ, sự giám sát.

Vicikicchā 330. 670. 675. Hoài nghi.

Vicikicchānīvaraṇa 753. 931. Hoài nghi cái.

Vicikicchāsaññojana 724. 919. Hoài nghi triền.

Vicikicchāsahagata 901. Câu hành hoài nghi.

Vicchiddakasaññāsahagata 191. Câu hành tưởng tử thi cắt đoạn.

Vijjā 15. 875. Minh.

Vijjābhāgī 15. 837. Dụ như điên chớp.

Viññatti 504. 528. 576. 595. Sự biểu tri.

Viññāṇa 21. 32. 212. Thức.

Viññāṇakkhandha 21. 32. 56. 74. 91. Thức uẩn.

Viññāṇancāyatana 192. 419. 419. 896. Thức vô biên xứ.

Viññāṇavā 671. Có thức.

Viññāṇāhāra 78. 104. Thức thực.

Viññāpanaø 528. 576. Cách biểu tri.

Viññāpitatta 528. 576. Trạng thái biểu tri.

Vitakka 22. 36. 80. 217. Nghĩ ngợi.

Vitakkavicāra 140. 153. 425. Tâm tứ.

Vitti 24. 80. 204. Phấn khởi.

Vinīlakasaññāsahagata 191. Câu hành tưởng tử thi sìng tái sinh.

Vipaccanīkasātatā 852. Tánh thích đối lập.

Vipariṇatā 684. Biến chuyển.

Vipariyesaggāha 291. 671. 711. Nghịch chấp.

Vipassanā 15. 31. 196. 211. 254. 471. Minh, minh kiến, chiếu kiến.

Vipāka 1. 338. 366. 663. Dị thục quả.

Vipākadhammadhamma 1. 503. 665. Pháp dị thục nhân.

Vipākahetu 900. Nhân tâm quả.

Vipubbakasaññāsanāsahagata 191. Câu hành tưởng tử thi nước vàng.

Vippaṭikūlagāhitā 852. Lập trường chống đối.

Vippatisāra 752. Sự bứt rứt.

Vibhavadiṭṭhi 15. 846. Phi hữu kiến.

Vibhūsana 863. Trang sức.

Vimati 331. 672. Dị nghị.

Vimutti 15. 876. Giải thoát.

Vimokkha 189. Sự giải thoát.

Virati 218. Sự kiên tránh.

Virāga 143. 156. 190. Ly tham.

Viriya 25. 37. Tinh cần.

Viriya bala 28. 37. 41. 225. 275. Cần lực.

Viriyasambojjhaṅga 208. 221. 255. Cần giác chi.

Viriyādhipateyya 193. 270. Cần trưởng.

Viriyārambha 28. 37. 41. 208. 486. Cần cố.

Viriyindriya 28. 37. 75. 485. Cần quyền.

Virodha 326. Ðối lập.

Vivara 530. 578. Hiện tượng kẻ hở.

Vivicca 139. 149. Ly khai.

Visagandha 523. Hơi độc.

Visatā 691. 737. 792. Ái tỏa lan.

Vissatikā 691. 737. 792. Khác ái.

Visamalobha 691. 737. Tham bồng bột.

Vihimsuparati 863. Ngăn ngừa sự tổn thương.

Vīmamsādhipateyya 193. 270. 469. 682. Thẩm trưởng.

Vuṭṭhānakusalatā 855. Thiện xảo xuất khởi thiện.

Saññāvā 671. Có tưởng.

Saññojanā 5. 670. 675. 719. 919. Triền.

Saññojanavippayutta 5. 732. 921. Bất tương ưng triền.

Saññojanasampayutta 5. 732. 921. Tương ưng triền.

Saññojaniya 5. 503. 731. 920. Cảnh triền.

Saṇṭhiti 26. 39. 486. Sự vững trú.

Saṇha 540. Sự nhuyễn.

Saṇhavācatā 861. Lời nói tế nhị.

Sata 143. Niệm.

Sati 15. 29. 38. 251. Niệm, sự nhớ.

Satindriya 29. 38. 75. Niệm quyền.

Satipaṭṭhāna 269. 445. 469. Niệm xứ.

Satibala 29. 38. 75. Niệm lực.

Satimā 143. Có niệm.

Satisambojjhaṅga niệm giác chi.

Satta 522. 633. Chúnh sanh.

Sattu 538. 587. 633. Bánh khô.

Satthā 672. Bậc đạo sư.

Sadisa 722. Ngang bằng.

Saddadhātu 504. 570. Thinh giới.

Saddahanā 27. 40. 82. Sự tin cậy.

Saddāyatana 504. 522. 606. Thinh xứ.

Saddārammaṇa 125. 135. 472. 517. Cảnh thinh.

Saddāsā 27. 82. 853. Ước muốn tiếng tốt.

Saddhā 27. 82. 853. Sự tin tưởng.

Saddhābala 27. 40. 82. 224. Tín lực.

Saddhindriya 27. 79. 82. Tín quyền.

Sanidassana 3. 504. 703. Hữu kiến, thấy được.

Sanidassanasappatigha 1. 688. 899. Hữu kiến, hữu đối chiếu.

Santati 504. 535. 584. 630. Thừa kế.

Sanitike 504. 554. 600. gân, cận, với nơi.

Santhambhanā 528. 576. Cách cử động.

Anthambhitatta 528. 576. Tình trạng cử động.

Santhava 691. 737. Aùi thân.

Sannighātasadda 522. Tiếng va chạm.

Sappaccaya 3. 503. Hữu duyên.

Sappatigha 3. 504. 516. 540. 704. 709. Hữu đối chiếu.

Sappī 538. 587. 633. Bơ lỏng.

Vūpasama 140. 153. Sự vắng lặng.

Vedanā 15. 25. 33. 85. Sự cảm thọ.

Vedanākkhandha 55. 74. 89. 663. Thọ uẩn.

Vedanāvā 671. Có thọ.

Vedayita 18. 25. 33. Ðã cảm thọ.

Vepulla 874. Tăng thịnh.

Vebhabyā 31. 35. 211. 471. Sáng suốt.

Veramaṇī 218. Sự chừa cải.

Velā- anatikkama 218. Vượt quá giới hạn.

Vevicchā 671. 728. 737. Sự mong mõi vật chất.

Sa- uttara 14. 834. Hữu thượng.

Sakkaccakirayatā 875. Hành vi thận trọng.

Sakkāyadiṭṭhi 670. 675. 811. Thân kiến.

Sakkāra 727. Cung kỉnh.

Sakhilavācatā 861. Lời nói thân mật.

Saṅkappa 22. 36. Tư duy.

Saṅkilittha 13. 667. 804. 882. 964. Phiền toái.

Saṅkilesika 13. 503. 667. 803. 963. Cảnh phiền não.

Saṅkhatā 3. 503. 702. 907. Hữu vi.

Saṅkhasadda 522. Tiếng tù và.

Saṅkhā 842. Sự ước định.

Saṅkhāra 857. Hành.

Saṅkhārakkhandha 55. 75. 91. 259. Hành uẩn.

Saṅkhāravā 671. Có hành.

Saṅga 691. 737. Dính líu.

Saṅgha 691. 672. 724. Tăng chúng.

Sacca 269. 445. 469. Ðể, sự thật.

Saccābhinivesa 736. 740. Thử thực chấp.

Saccānulomikañāṇa 872. Ðể thuận thứ trí.

Sacchikiriyā 215. 274. Tác chứng.

Sañcetanā 20. 78. Cố quyết.

Sañcetayitatta 20. 78. Thái độ cố quyết.

Sañjananī 691. 737. 792. Xuất sanh.

Sañjatā 683. Sanh trưởng.

Sañjānanā 19. Sự nhận biết.

Sañjānitatta 19. Thái độ nhận biết.

Saññā 19. 74. 86. Tưởng, nhận ra.

Saññakkhandha 55. 74. 75. 90. Tưởng uẩn.

Sappītikā 14. 824. hữu hỷ, có hỷ.

Sappurisa 671. Chân nhân.

Sasamaññāma 842. Sự chỉ định.

Samatha 15. 26. 30. 196. 445. Chỉ tịnh.

Samathanimitta 15. 868. Chỉ tịnh, ấn chứng.

Samādhija 140. 150. Sanh từ định.

Samādhindriya 26. 30. 275. 486. Ðịnh quyền.

Samāpattikusalatā 15. 855. thiện xảo nhập định.

Samāpattivutthānakusalatā 855. Thiện xảo xuất định.

Samutthāna 663. Sở sanh, sanh từ nơi.

Samutthita 83. Ứng khởi.

Samudda 516. Biển, biển cả.

Samuppanna 683. Tương sinh.

Sampasapakopa 691. Tức giận.

Sampaggāha 722. 795. Tự cao.

Sampajaññā 15. 31. 35. 211. Thái độ tỉnh giác, tỉnh giác.

Sampajāna 143. Sự tỉnh giác.

Sapatthānā 691. 737. Vọng cầu.

Sapadosa 691. Quyết ám hại.

Sampavaṅkatā 853. Xu hướng theo.

Sampasādana 140. (Nội) tỉnh.

Samphassaja 18. 130. Sanh từ xúc.

Saphussanā 78. Tư cách đối xúc.

Samphusitatta 78. Tình trạng đối xúc.

Sabhajanā 53. Cộng tác.

Sabhatti 833. Tôn sùng.

Sammattaniyata 1. 681. Cố định phân chánh.

Sammappadhāna 369. 445. 469. Chánh tinh cần.

Samasadda 522. Tiếng chiêng.

Sammākammantā 219. Chánh nghiệp.

Sammādiṭṭhi 31. 35. 81. 236. 274. 471. Chánh kiến.

Samuṭṭhāna 663. Sở sanh, sanh từ nơi.

Sammāvācā 218. Chánh ngữ.

Sammāvāyāmo 28. 37. 75. 81. 221. Chánh tinh tấn.

Sammāsaṅkappa 22. 75. 81. 217. Chánh tư duy.

Sammāsati 29. 35. 81. 222. Chánh niệm.

Sammāsamādhi 26 30. 39. 74. 81. 223. Chánh định.

Samoha 300. 691. Si ám.

Sarana 14. 835. 987. Hữu chiến, hữu tranh.

Saranatā 29. 38. Tình trạng ký ức.

Sarīta 711. 723. 761. 796. Thân thế.

Sallakkhaṇā 211. 471. Tham khảo.

Sallīyanā 751. 798. Sự trầm lặng.

Savicāra 1. 14. 139. 503. 668. 823. 855. 974. Hữu tâm.

Savega 15. 874. Bị động.

Sasaṅkhāra 125. 135. 138. 193. Hữu dẫn.

Saṃsaya 331. 672. 724. 797. Sự ngờ vực.

Sasesanā 853. Kết giao.

Sassata 711. 723. 761. Thường còn, trường tồn.

Sassatadiṭṭhi 15847. Thường kiến.

Sahadhammika 852. Bạn đồng đạo.

Saṃhāni 5. 6. 585. 631. Rút ngắn.

Sahetuka 2. 696. 901. Hữu nhân.

Saḷāyatana 15. 861. Lục xứ, sáu xứ.

Sāta 18. 25. 33. Sảng khóai.

Sātaccakiriyatā 874. Hành động liên tục.

Sādu 524. Vị ngon.

Sādukamyatā 691. 737. Muốn điều tốt.

Sāmaññaphala 677. 889. 891. 893. Quả báo Sa môn.

Sārammaṇa 11. 766. 942. Có cảnh, năng tri cảnh.

Sārāga 691. 792. Tham đắm.

Sāsava 4. 504. 666. 714. 914. hữu lậu, cảnh lậu.

Sikkhā 672. 724. 797. Học pháp.

Sineha 541. 597. Sự dính, 691. Tình thương.

Sinehagata 541. 579. Sự dính khắn.

Sibbinī 691. 737. 792. Ái diệt.

Sīla 673. 725. Giới.

Sīlabbata 673. 725. Giới cấm.

Sīlabbataparāmāsa 670. 675. 725. 734. 919. Giới cấm khinh thị.

Sīlabbatupādāna 783. 956. Giới cấm thủ.

Sīlavā 853. Có giới hạnh.

Sīlavipatti 15. 870. Giới lụy.

Sīlavisuddhi 15. 872. Giới tịnh.

Sīlasaṃvara. Giới thu thúc.

Sīlasampadā 15. 871. Giới mãn túc.

Sukka 15. 839. Trắng, (pháp) bạch.

Sukha 1. 18. 25. 33. 140. Lạc, dễ chịu.

Sukhabhūmi 664. Lãnh vực lạc.

Sukhavihārī 143. Lạc trú.

Sukhasamphassa 540, lạc xúc.

Sukhasahagata 1. 14. 978. Câu hành lạc.

Sukhāpatipadā 164. Thực hành khó, hành nan.

Sukhindriya 361. Lạc quyền.

Sukhuma 504. 553. 599. 637Ṭê.

Sugandha 523. Mùi thơm.

Suñña 516. 564. Trong không.

Suññatā 422. 451. Không tánh.

Sutta 691. 725. Ái thằng.

Suddhi 673. 725. Thanh tịnh.

Subha 189. Tốt.

Suriyamaṇḍala 521. Mặt trời.

Suvaṇṇadubbaṇṇa 182. Tốt hoặc xấu.

Sekkhā 1. 503. 677. 888. Hữu học.

Setughāta 218. Trừ khử, (hạ cây cầu).

Seyya 722. Hơn.

Sevanā 853. Giao du.

Sokaparidevadukkhadomanassupāyāsa 857. Sầu, bi, khô, ưu, não.

Sota 517. Lỗ tai.

Sotadhātu 504. 517. Nhĩ giới.

Sotaviññāṇa 352. 472. 517. 522. Nhĩ thức.

Sotaviññeyya 508. 657. 707. Nhĩ ứng tri, đáng bị tai.

Sotāyatana 504. 517. Nhĩ xứ.

Sotindriya 517. 660. Nhĩ quyền.

Soppa 751. Sự buồn ngủ.

Somanassadomanassa 146. Hỷ hà ưu.

Somanassasahagata 125. 485. 885. Câu hành hỷ.

Somanassindriya 33. 275. 485. Hỷ quyền.

Soracca 15. 860. Nghiêm tịnh.

Sovacassatā 15. 853. Dễ bảo.

Hatavikkhittakasaññāsahagata 191. Câu hành tưởng tử thi bâm nát.

Hadaya 21. 32. tim, ý vật, tâm thất.

Hadayaṅgama 861. Thông cảm đến tâm.

Harivaṇṇa 521. Màu xanh mạ.

Hāsa 24. 80. 204. 283. Hài lòng.

Hitesitā 690. Tìm cầu lợi ích.

Hirī 15. 125. 196. Tàm, hổ thẹn.

Hirībala 45. 82. Tàm lực.

Hiriyitabba 45. 82. Ðiều đáng hỗ thẹn.

Hīna 1. 193. 680. 722. 795. 891. Ty hạ, thấp kém.

Huta 782. 870. 871. Lễ cúng tế.

Heṭṭhato 828. 829. Phía dưới, từ dưới.

Heṭṭhima 888. Thấp dưới.

Hetu 2. 74. 83. 99. 503. 689. 695. 900. Nhân.

Hetuvippayatta 2. 503. 69. 902. Bất tương ưng nhân.

Hetusampayutta 2. 503. 697. 902. Tương ưng nhân.

EVAṂ NIṬṬHITAṂ.