Lễ Vu Lan: Chữ hiếu chung, phong tục khác

Nét chung nhất của "hành động" tốt trong ngày Lễ Vu Lan là báo hiếu. Nhưng không khí và phong tục của mỗi địa phương lại khác nhau. 

Hà Nội: "Ăn Rằm tháng 7 như ăn Tết Nguyên đán

Tại Hà Nội, không khí ngày rằm tháng 7, lễ Vu Lan có phần nào giống như ngày Tết Nguyên đán.  Đường phố có phần vắng vẻ, nhiều cửa hàng, công ty đóng cửa. Người Hà Nội ngày Rằm tháng 7 thường tổ chức những bữa cơm tại gia đình, nhiều người cố thu xếp công việc để về quê... ăn Rằm.
Con phố Phạm Ngọc Thạch chỉ dài hơn 1km, nhưng có tới 16 cửa hàng “tạm” đóng cửa nghỉ Rằm. Tại nhiều con phố khác như: Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Thái Hà, Láng, Nguyễn Huy Tưởng… không ít hàng quán cửa đóng then cài. Bên cạnh đó, những cửa hàng còn mở cửa khách cũng rất vắng vẻ.
“Hôm nay anh chị chủ cửa hàng về quê cúng Rằm cùng gia đình, nên mấy nhân viên chúng tôi được cho nghỉ. Hơn nữa, có bán hàng những ngày như thế này cũng chẳng có khách nào mua.” - chị Hoàng Thị Thu, trọ tại ngõ 144 Quan Nhân chia sẻ (hiện chị là nhân viên một cửa hàng nội thất trên đường Láng).
Đoạn vỉa hè đầu đường Láng (phía bờ sông Tô Lịch), ngày thường có gần chục người bán hàng rong chuyên ngồi, với đủ các thứ hàng như kính, dán xe máy điện thoại, mũ bảo hiểm… nhưng hôm nay trở nên vắng lạ thường.
“Ngày thường ở đây có khoảng chục người bán hàng, mỗi người tự nhận một khoảng vỉa hè để ngồi. Nhưng hôm nay là Rằm, họ ở Thường Tín, Quốc Oai, Đan Phượng… nên về quê, mình ở xa quá nên không về được”, chị Nguyễn Thị Hoài, quê Nam Định, ngồi bán kính ở vỉa hè đường Láng cho biết.
Các cụ lên chùa, Cửa hàng đóng cửa. Ảnh: Hữu Việt
Các cụ lên chùa, cửa hàng đóng cửa. Ảnh: Hữu Việt
Đường phố ngày Vu lan vắng như tết Nguyên Đán
Đường phố ngày Vu Lan vắng như Tết Nguyên đán.
Đường phố, vỉa hè thông thoáng vì vắng...hàng rong
Đường phố, vỉa hè thông thoáng vì vắng... hàng rong.

TP. HCM:  Thắp hương ở chùa cầu cho người đã khuất, mua vé số cầu may cho người sống
Từ 7h sáng, tại các chùa lớn và nổi tiếng tại TP. HCM như chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi, chùa Giác Lâm…, rất nhiều Phật tử đã đến hành lễ, thắp hương. Phóng sinh chim, đốt vàng mã cho người thân đã khuất, cầu siêu cho những cô hồn… đã trở thành thói quen của nhiều Phật tử vào chùa.
Từ sáng sớm, hai anh em Trung Tín, Minh Tân (quận Gò Vấp) đã đến chùa Vĩnh Nghiêm để hóa vàng mã cho bà ngoại mất năm 1996. Theo anh Minh Tân, thói quen này đã được gia đình anh duy trì hơn 10 năm nay.
Tận dụng dịp này, hàng loạt các dịch vụ mua bán cũng trở nên “sôi nổi” hơn ngay trong khuôn viên nhà chùa như bán vé số, móc chìa khóa, tranh tượng, chụp ảnh…Trong đó, vé số đặc biệt rất hút khách. Cô Hoa (khu Bàu Cát, quận Tân Bình) hôm nay mua tận 5 vé số. Cô thật thà: “Vừa cúng bái xong, biết đâu ông bà tổ tiên phù hộ cho mình”.
Từ sáng sớm ngày rằm, các chùa lớn ở TP HCM đã chật đông phật tử. Ảnh Phan Tú
Từ sáng sớm ngày Rằm, các chùa lớn ở TP. HCM đã chật đông phật tử. Ảnh Phan Tú
Chuẩn bị cẩn thận từng món đồ mã để hóa cho người thân. Ảnh Phan Tú
Chuẩn bị cẩn thận từng món đồ mã để hóa cho người thân. Ảnh Phan Tú
v
Tại chùa Vĩnh Nghiêm, đường Nam Kì Khởi Nghĩa, từng đoàn xe nối đuôi nhau đã gây ra tình trạng ùn tắc kéo dài từ 8h sáng đến 11h trưa. Ảnh Phan Tú

Huế:  Quần tụ tại chùa

Huế được xem là một trong những tỉnh thành có số gia đình phật tử tương đối lớn so với cả nước. Một mùa Vu Lan nữa lại về, hàng vạn người dân Huế tập trung về các ngôi chùa để đốt nén hương báo hiếu cho cha mẹ.

Bắt nguồn từ truyền thống, hàng năm cứ vào rằm tháng 7 âm lịch người dân Huế lên chùa mong được xá tội vong nhân, báo ân với các bậc sinh thành với những nguyện ước, những lời cầu an từ sâu thẳm trái tim.
Lễ Vu Lan bây giờ không còn là ngày dành riêng cho Phật tử, đây là dịp để mọi người nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Ở Huế lễ Vu Lan - báo hiếu được cử hành từ 11/7 âm lịch đến ngày rằm tháng 7.
Bà Nguyễn Thị Lan cho biết: “Cứ đến rằm tháng 7, tôi cùng gia đình lại lên chùa dự lễ Vu Lan cầu chúc cho cha mẹ được bình an khỏe mạnh. Ngoài ra, giáo dục con cái có hiếu với cha mẹ, gắng học hành chăm chỉ... đừng làm buồn lòng cha mẹ mình”.
Rằm tháng 7, lễ Vu Lan, hàng vạn người dân Huế lên chùa cầu an báo hiếu đẫng sinh thành
Rằm tháng 7, lễ Vu Lan, hàng vạn người dân Huế lên chùa cầu an báo hiếu đấng sinh thành. Ảnh Đắc Thành
Không chỉ phật tử, lễ Vu Lan đã trở thành ngày lễ chung của mọi người dân Huế
Không chỉ phật tử, lễ Vu Lan đã trở thành ngày lễ chung của mọi người dân Huế. Ảnh Đắc Thành
Hoa hồng trắng trên ngực, mẹ đã không còn.
Hoa hồng trắng trên ngực, mẹ đã không còn.
Bữa cơm chay trong ngay lễ Vu lan tại các ngôi chùa
Bữa cơm chay trong ngay lễ Vu Lan tại các ngôi chùa. Ảnh Đắc Thành

Lạng Sơn ăn Rằm tháng 7 rất to, cứ vào dịp này là các nhà lại chuẩn bị làm bánh để cúng Rằm, ăn Rằm to như ăn Tết âm lịch vậy. Nhà chị Thủy cũng thế, gần ngày Rằm là mẹ chị Thuỷ lại đi chợ mua đồ về để làm bánh. Những món bánh lá vừa là quà gửi cho người thân, vừa là đồ cúng chúng sinh trong dịp này.
Gắn hoa hồng đỏ cho khách nước ngoài, Anh ấy đang còn mẹ. Ảnh Đắc Thành
Gắn hoa hồng đỏ cho khách nước ngoài, anh ấy đang còn mẹ. Ảnh Đắc Thành
Những chiếc bánh sau khi được luộc chín, chị Thuỷ lại lấy phần để gửi về Hà Nội cho mẹ chồng. Một hộp bánh gồm bánh gai, bánh mật, bánh nếp được xếp ngay ngắn và gửi theo xe ôtô khách về Hà Nội đê làm quà.
Về đến Hà Nội, bánh vẫn chưa kịp nguội, tỏa mùi thơm phức,  ấm nồng tình nghĩa...

Lễ Vu Lan là một nét đẹp văn hóa, đạo đức trong đời sống cộng đồng. Ngày lễ Vu Lan mỗi năm tổ chức một lần vào rằm tháng 7. Trong chữ Hán có nghĩa là Vu Lan bồn, hiểu theo cách khác đây được xem là ngày xá tội vong nhân. Những người đến cửa chùa để tỏ lòng thành với người đã sinh thành ra mình, dù ai còn mẹ hay mất mẹ cũng làm mẹ được vui….

Vu Lan theo thuyết nhà Phật là “giải thoát đảo huyền”, tức giải cứu những linh hồn thoát vòng trầm luân. Ở một cách nhìn khác, Vu lan thực chất là sự kết hợp của từ bi với trí tuệ, tu và học.


Đắc Thành - Hữu Việt - Phan Tú - Hoàng Yến (Thực hiện) Theo Bee