Hà Giang: Buổi nói chuyện của TT Thích Chân Quang tại nhà Văn Hóa Tỉnh

alt
 
Nhận lời mời của Hội Phật tử Việt Tân (thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang), TT Thích Chân Quang – BRVT có buổi nói chuyện tại Hội trường Nhà Văn Hóa tỉnh vào ngày 10/07/2010 với chủ đề THẾ KỶ CỦA TÂM LINH.

 

Được biết, tỉnh Hà Giang với vị trí địa lý đặc biệt quan trọng về cả hai mặt tâm linh và chính trị, là nơi địa đầu Tổ quốc có biên giới giáp Trung Quốc. Toàn tỉnh Hà Giang chỉ có một vài ngôi chùa, rất vắng Chư Tăng nên Phật giáo Hà Giang chưa thành lập được Ban Trị Sự. Phật tử quanh vùng quy tụ từng nhóm, tự nương nhau tu tập và làm từ thiện có tên gọi chung là Hội Phật Tử - gắn thêm tên vùng. Vừa qua (2010) tại thị xã Hà Giang, Nhà nước đã chấp nhận Hội Phật tử -  Việt Tân - trên tinh thần tu tập theo đúng Chánh pháp và pháp luật của Nhà nước. Hội này do cô Phùng Thị Khánh làm Hội trưởng.

Sáng ngày 10/07/2010, mặc dù trời mưa khá to nhưng đông đảo Phật tử từ các nơi như Hội Phật tử Tân Quang, Việt Lâm, Việt Quang, Tuyên Quang, Hà Nội và Phật tử tại địa phương hân hoan đến tham dự buổi nói chuyện của TT Thích Chân Quang tại Hội trường Nhà Văn Hóa tỉnh. Ngoài ra còn có sự hiện diện của ông Ấu Xuân Hon – Phó CT MTTQ tỉnh, ông Trần Quân – Ban Tôn Giáo, Sở Nội Vụ, nhạc sĩ Thanh Phúc (tác giả bài hát HÀ GIANG MẾN YÊU).

Mở đầu chương trình là vài tiết mục văn nghệ do các ca sĩ Hà Nội biểu diễn để chào đón TT Thích Chân Quang và tất cả Phật tử có mặt trong Hội trường.

Đúng 9 giờ, sau khi đại diện Ban Tổ Chức tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự và cung thỉnh Thượng tọa Giảng sư ban bố cho hàng Phật tử những dòng Pháp nhũ mà lâu nay họ luôn khao khát, mong chờ. Buổi nói chuyện của TT Thích Chân Quang đã gây ấn tượng và tạo nên một sinh khí mới đối với Phật giáo Hà Giang, bà con rất vui mừng và nói với nhau rằng “Họ rất hạnh phúc được diện kiến một vị Thầy mà họ đã được nghe rất nhiều bài thuyết Pháp dưới dạng đĩa CD, VCD hoặc MP3. Còn một câu nói thật đáng để suy ngẫm, họ nói: nơi này đang “Đói sư”, vì vậy sự  hiện diện của TT Thích Chân Quang nơi địa đầu cực Bắc này, khiến cho họ vô cùng ấm áp và thỏa lòng mong ước.

Để không phụ tấm lòng ham tu của Phật tử Hà Giang, buổi nói chuyện của TT Thích Chân Quang với đề tài THẾ KỶ CỦA TÂM LINH đã gợi mở, định hướng cho Phật tử cái nhìn Chánh kiến về mục đích, quan điểm, đường lối, hệ thống giáo lý của đạo Phật. Qua đó khuyến tấn Phật tử nên nổ lực tu hành vì lợi ích của bản thân và cộng đồng xã hội.

Bằng những lập luận thật logic, có sự liên kết chặt chẽ các sự kiện lịch sử về đạo học cũng như xã hội học đã thuyết phục người nghe phải bắt tay vào việc làm thế nào để phát triển Phật giáo tại Hà Giang nói riêng và các vùng cao biên giới địa đầu Tổ quốc nói chung.

Thượng tọa nói: trong hệ thống đạo Phật, trong các tôn giáo, Đức Phật đã để lại cho ta một giá trị tâm linh thật cao cả, tuyệt vời mà chính nhà Bác học vĩ đại nhất trên thế giới Einstein cũng phải ca ngợi. Einstein cho rằng đạo Phật là một tôn giáo định hướng cho nhân loại về sau, dẫn đường cho khoa học, dẫn đường cho loài người về sau…”.

Thật vậy, ta may mắn đã có được tôn giáo đó mấy nghìn năm qua đồng hành với dân tôc. Cha ông ta, tổ tiên ta đã rất sáng suốt khi chọn đạo Phật là tôn giáo của dân tộc, đồng hành với dân tộc suốt mấy nghìn năm qua. Ngày hôm nay ta được thừa hưởng sự sáng suốt đó, phải nói rằng ta hết sức may mắn. Tuy nhiên sự may mắn đó tồn tại lâu hay mau là tùy thuộc vào chúng ta. Sau này con cháu ta còn hưởng sự may mắn đó hay không là do chúng ta bây giờ có chịu tu hành theo đạo Phật? Có chịu phát triển, mở rộng đạo Phật hay không?

Nổi suy tư của Thượng tọa là vùng Việt Bắc -  Tây Bắc, rừng núi mênh mông, có nhiều dân tộc anh em ở chung. Mỗi bộ tộc có một tính ngưỡng, đời sống tâm linh riêng. Trong khi đất nước ta thống nhất rồi, luật pháp cũng đã thống nhất và có một ngôn ngữ chung (tiếng Kinh) nhưng tâm linh thì chưa thống nhất, ta phải hiểu đây là một nổi lo…

Thượng tọa nhấn mạnh “TÂM LINH LÀ MẠCH SỐNG VÔ HÌNH NHƯNG RẤT QUAN TRỌNG, NÓ QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC”. Tỷ như hệ thống các dây thần kinh nằm trong xương sống, nó quyết định sự sống của ta mặc dù mắt ta không thấy. Nếu gảy hệ thống đường dẫn các dây thần kinh từ trên não lưu chuyển trong cái ống xương sống đó thì hoặc là ta tàn phế, hoặc là ta chết liền. Cũng vậy, tâm linh ta không thấy, nó sâu xa huyền dịệu chạy trong lòng mọi người mà nó quyết định vận mệnh, tạo nên sức sống của dân tộc.

Nhưng thống nhất tâm linh bằng cách nào để đời đời mãi mãi các dân tộc anh em ta trên đất nước này thật sự có chung cội nguồn tâm linh, một nơi để hướng về, một tình yêu thương đoàn kết thật sự chứ không để tâm linh của dân tộc bị xé lẽ, mạnh ai nấy đi theo quan điểm tâm linh của mình. Thậm chí có những tâm linh tà đạo chen chút vào làm manh múng cả nền tảng tâm linh của dân tộc lần nữa. Nếu ta không sử dụng nền tâm linh của Phật giáo, mà cha ông ta đã lựa chọn một cách khôn ngoan từ mấy nghìn năm trước, để thống nhất tâm linh của toàn dân tộc lại thì sợ là đất nước lại nguy cơ một lần nữa. Chúng ta phải thấy cái lo này để cùng với Nhà nước giữ gìn cái tâm linh của dân tộc mà đem đến sự vững bền đoàn kết cho dân tộc ta.

Trong nhiều yếu tố để đoàn kết, ta nhớ rằng có một yếu tố rất quan trọng đó là sự đoàn kết về tâm linh. Và để tạo nên một dân tộc hài hòa, yêu thương, đoàn kết, gắn bó nhau trên suốt dảy đất này thì ta cần một tâm linh thống nhất. Thượng tọa khuyến khích Phật tử và nhất là Nhà nước nên xây một ngôi chùa to, đúng tiêu chuẩn ngay trong thị xã Hà Giang để làm điểm tựa tâm linh cho Phật tử về chùa tu tập.

Ngoài ra, Việt Nam ta còn một nền tâm linh đặc biệt nữa đó là niềm tin về con rồng cháu tiên. Đây là nền tâm linh kỳ lạ mãi mãi chảy trong huyết quản của ta, rồi sau này tổ tiên ta đã quyết định chọn lựa thêm đạo Phật nữa để đồng hành cùng với dân tộc.

Một mạch sống tâm linh từ trong huyết quản ta là cha rồng mẹ tiên và cộng thêm một nền tâm linh là đạo lý phi thường của đạo Phật. Thế là Việt Nam ta có 1 đôi cánh. Một bên cánh là huyết quản cha rồng mẹ tiên; một bên cánh kia nữa là nguồn đạo lý cao siêu của đạo Phật.

Ta có cái tâm linh của dân tộc - có đôi cánh - đủ để bay lên vùng trời của thé giới, không thua kém bất cứ một dân tộc nào trên thế giới này nhưng tại sao ta chưa cất cánh?

-  Vì đôi cánh ta còn xếp lại!

Mà tại sao đôi cánh tâm linh đó còn xếp lại trong một thế kỷ đầy tâm linh này?

-  Đó là vì ta chưa mở cánh ra để bay!

Tại sao ta chưa mở cánh ra để bay?

Bởi vì:

1/ Cái dòng máu tâm linh của ta từ nguồn gốc rồng tiên ta chưa khai thác. Chính Nhà nước, Bộ Giáo Dục, ngành Văn hóa tư tưởng của ta chưa khai thác được chiều sâu của nguồn gốc con rồng cháu tiên, cho nên người dân không biết khai thác cái tâm linh này.

2/ Đạo Phật là mạch sống tâm linh cao siêu của dân tộc ta mà còn có thể dẫn đạo cả thế giới nữa, hiện nay ta vẫn chưa khai thác được, chưa phổ biến cùng khắp, vì vậy đôi cánh chim ta còn xếp lại. Ta chưa bay lên được bầu trời của thế giới.

Ngày nào đó cái đôi cánh tâm linh này được mở ra, ta sẽ thấy dân tộc Việt Nam ta vẻ vang trước thế giới như thế nào! Ngày nào mà các học sinh của ta đều biết nguồn gốc rồng tiên mình một cách kỷ lưỡng, kiên quyết, chính xác; ngày nào mà tất cả dân tộc của ta trên đất nước này đều thấm nhuần Phật pháp (từ biên giới, hải đảo, làng mạc đến thành thị đều thấm nhuần Phật pháp) thì ta biết rằng sức sống của dân tộc ta sẽ trổi dậy một cách mạnh mẽ phi thường, đưa dân tộc ta đến bầu trời văn minh mới mà có thể làm tiêu biểu, điển hình, gương mẫu cho cả hành tinh này. Ta phải có niềm tin là như vậy.

Và với nguồn tâm linh này thì trên đó ta xây dựng được cái lòng yêu nước, tự hào, bất khuất. Với cái nền tâm linh đó, ta có cuộc sống ta cân bằng với cái nền khoa học kỷ thuật đang phát triển hiện nay, ta xây dựng lại con người của ta hết sức đạo đức -  tinh tế - sâu sắc – có trí tuệ. Và chính bởi cái nền tâm linh này, nó là giềng mối để đoàn kết toàn dân ta lại với nhau. Đó là tương lai như vậy.

Chính nơi thế kỷ tâm linh này, dù cả thế giới vẫn phát triển tâm linh, mặc cho khoa học vẫn phát triển, Việt Nam ta có giềng mối tâm linh của riêng mình đó là cội nguồn con rồng cháu tiên mà sau này cả thế giới phải học lịch sử lập quốc của Việt Nam với cái nguồn gốc tâm linh kỳ lạ CON RỒNG CHÁU TIÊN THẬT SỰ.

Và cũng chính từ ánh sáng đạo Phật với bản sắc dân tộc Việt Nam ta sẽ xây dựng được một đất nước Việt Nam đoàn kết, yêu thương, hạnh phúc, văn minh, tiến bộ để có thể góp phần vào việc xây dựng cả thế giới này là một thế giới hòa bình, hạnh phúc.

Buổi nói chuyện kết thúc trong sự hoan hỷ, kính ngưỡng và mọi người tự biết mình phải làm gì để góp phần cùng với thế giới xây dựng một hành tinh ấm no, hạnh phúc.

Và ước muốn đó được thể hiện bằng việc làm đầu tiên là Phật tử Hà Giang xin được hướng dẫn phương pháp ngồi Thiền.

 

 

 

Dưới đây là một số hình ảnh về buổi nói chuyện của TT Thích Chân Quang tại Hà Giang:

 

 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 

 

TUỆ ĐĂNG
(hoalinhthoai.com)